Lời nói đầu 1
Chương 1: 1
Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất 1
1.1. Tín dụng Ngân hàng và vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất 1
1.1.1. Tín dụng Ngân hàng 1
1.1.1.1. Khái niệm 1
1.1.1.2. Đặc trưng của tín dụng 2
1.1.1.3. Các phương thức cấp tín dụng chủ yếu của Ngân hàng 3
1.1.1.4. Các nguyên tắc và điều kiện đảm bảo của tín dụng Ngân hàng 8
1.2 Vai trò của hộ sản xuất đối với nền kinh tế đất nước trong giai đoạn CNH_HĐH đất nước 10
1.2.1. Khái niệm hộ sản xuất: 10
1.2.2. Đặc điểm kinh tế hộ sản xuất. 11
1.2.3. Vai trò của kinh tế hộ sản xuất đối với NKT trong giai đoạn CNH_HĐH đất nước 13
1.2.4. Định hướng phát triển của kinh tế hộ sản xuất 15
1.3. Vai trò của TDNH đối với phát triển kinh tế hộ sản xuất. 17
1.3.1. Vai trò của tín dụng ngân hàng trong việc phát triển nông nghiệp và nông thôn Việt Nam nói chung. 17
1.3.2. Vai trò của tín dụng Ngân hàng đối với sự phát triển kinh tế hộ gia đình. 18
1.4. Những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến mở rộng tín dụng đối với hộ sản xuất 25
1.4.1. Nhóm nhân tố từ môi trường kinh tế, pháp lý 25
1.4.2. Nhóm nhân tố từ NH 27
1.4.3. Nhóm nhân tố từ các hộ gia đình. 29
Chương 2 31
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNo&PTNT KIM ĐỘNG 31
2.1. Tổng quan về về NHNo&PTNT Kim Động 31
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của NHNo&PTNT Kim Động 31
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ,chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban 32
2.1.3. Những kết quả hoạt động kinh doanh chủ yếu của NHNo&PTNT Kim Động trong những gần đây 34
2.1.3.1. Công tác huy động vốn 34
2.1.3.2. Công tác tín dụng 35
2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng 39
2.1.3.4. Công tác tài chính – Kế toán và ngân quỹ. 41
2.2. Thực trạng kinh tế hộ sản xuất tại huyện Kim Động 44
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất ở Kim Động 45
2.3.1. Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất 46
2.3.2. Doanh số thu nợ. 47
2.3.3. Dư nợ cho vay. 48
3.3.4. Nợ quá hạn 49
3.3.5. Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại NHNo&PTNT Kim Động 51
2.4. Kết quả và tồn tại chủ yếu trong hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kim Động. 52
2.4.1. Kết quả đạt được 52
2.4.2. Một số tồn tại 54
2.4.3 Nguyên nhân vướng mắc 56
CHƯƠNG 3 60
GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ MỞ RỘNG TÍN DỤNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ HỘ SẢN XUẤT TẠI NHNO&PTNT KIM ĐỘNG 60
3.1. Định hướng phát triển kinh tế hộ ở Kim Động trong thời gian tới 60
3.2. Quan điểm và phương hướng mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT Kim Động. 61
3.3. Một số giải pháp nhằm mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT Kim Động 64
3.3.1. Giải pháp về quy trình nghiệp vụ. 64
3.3.1.1. Cải tiến thủ tục tín dụng 64
3.3.1.2. Xác định mức cho vay và thời hạn cho vay hợp lý. 65
3.3.1.3. Xác định mức lãi suât cho vay linh hoạt 67
3.3.1.4. Mở rộng cho vay theo hạn mức. 70
3.3.1.5. Mở rộng tín dụng gián tiếp 71
3.3.2 Giải pháp về tổ chức mạng lưới, xây dựng cơ sở hạ tầng 73
3.3.3. Giải pháp về nhân sự 74
3.3.4. Giải pháp về chỉ đạo điều hành. 77
3.4. Một số kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động cho vay 79
3.4.1. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. 79
3.4.2. Đối với uỷ ban nhân dân huyện Kim Động. 81
3.4.3. Đối với Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam. 81
Chính phủ đã ban hành văn bản về ưu đãi cho vay đối với mô hình kinh tế trang trại, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam nên sớm ban hành quy chế cho vay mô hình kinh tế này. 81
3.4.4 Đối với NHNo & PTNT Kim Động. 82
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 86
BẢNG KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT. 87
92 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp và kiến nghị mở rộng tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Kim Động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
độ tăng 23.4%, năm 2004 đạt 90080 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 13145 triệu đồng, tốc độ tăng 17%. Trong đó, huy động vốn bằng VND chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn, thường chiếm khoảng 79%-83% nguồn vốn huy động được. Nếu phân chia theo nguồn gốc thì tiền gửi dân cư chiếm tỉ lệ cao nhất thường chiếm tỷ lệ từ 77%-79%.
2.1.3.2. Công tác tín dụng
Trong những năm qua hoạt động đầu tư tín dụng của ngân hàng nông nghiệp huyện Kim Động đã có nhiều đổi mới. Bên cạnh việc thực hiện cơ chế cho vay mới của ngân hàng nhà nước theo quyết định 1627/NHNN. Chi nhánh đã hoàn chỉnh chương trình quản lý tín dụng trên máy vi tính. Với chính sách cởi mở về cơ chế cho vay của ngân hàng nông nghiệp Việt Nam chi nhánh đã chủ động bám sát các định hướng phát triển kinh tế xã hội của địa phương để quyết định đầu tư vốn . Nên công tác tín dụng đã tiếp cận và đầu tư có hiệu quả vào các dự án , các lĩnh vực, ngành nghề kinh tế địa phương như: Chương trình VAC, bò sữa ,Hiện nay ngân hàng chú trọng đầu tư cho vay tiêu dùng trong nhân dân,đặc biệt là cán bộ công nhân viên nhà nước trong địa phương.
Với phương châm “vui lòng khách đến ,vừa lòng khách đi” phong cách giao dịch của cán bộ ngân hàng nông nghiệp huyên Kim Động mỗi ngày một văn minh, lịch sự hơn nên đã thu hút khách hàng đến giao dịch tiền gửi, tiền vay ngày một nhiều. Kết quả là nguồn vốn huy động và dư nợ đều tăng trưởng qua các năm , thể hiện ở một số năm gần đây như sau.
Doanh số cho vay: Doanh số cho vay của chi nhánh tăng trưởng đều qua các năm. Năm 2002 đạt là 58276 triệu đồng so với năm 2001 tăng 10637 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,3%. Năm 2003 doanh số cho vay là 70557 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 12281 triệu đồng với tốc độ tăng là 21,1%. Năm 2004 đạt được là 90602 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 20045 triệu đồng với tốc độ tăng là 28,4%
- Doanh số thu nợ: Vì mục tiêu của công tác tín dụng là an toàn vốn và có lợi nhuận, cho vay phải đảm bảo thu được cả gốc và lãi, do vậy mà công tác thu nợ rất được quan tâm một cách đúng mức, doanh số thu nợ cũng tăng lên tương ứng với doanh số cho vay. Cụ thể: năm 2002 đạt 50623 triệu, tăng 8568 triệu với năm 2001, tốc độ tăng 19%. Năm 2003, doanh số thu nợ đạt 61752 triệu, tăng so với năm 2002 là 11129 triệu tốc độ tăng 22%. Năm 2004 doanh số thu nợ là 79877 triệu tăng so với năm 2003 là 18152 triệu tốc độ tăng 29,3%
- Dư nợ: Năm 2002 đạt 54703 triệu tăng so với năm 2001 là 10116 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,6%. Năm 2003 đạt được là 67444 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 12741 triệu đồng với tốc độ tăng là 23,3%. Năm 2004 đạt được là 85802 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 18358 triệu đồng với tốc độ tăng là 27,2%
- Nợ quá hạn:
Bảng 3 : Dư nợ quá hạn tại NHNo & PTNT Kim Động(2002-2004).
Đơn vị : Triệu đồng.
Dư nợ
Năm
Dư nợ QH
Tổng dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn(%)
2002
84
54703
0,15
2003
67
67444
0,09
2004
122
85802
0,14
Năm 2002 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,15% trên tổng dư nợ sang đến năm 2003 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,09% trên tổng dư nợ, năm 2004 tỷ lệ nợ quá hạn chiếm 0,14%. Sở dĩ nợ quá hạn thấp do các ngân hàng cơ sở thường xuyên tổ chức phân tích nợ quá hạn, hàng tháng đến từng khách hàng đưa ra các biện pháp tích cực để thu hồi nợ nên kết quả thu nợ đạt khá ngăn chặn được nợ quá hạn phát sinh.
* Dư nợ phân theo cơ cấu đầu tư
Bảng 4: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn cho vay
Đơn vị: Triệu Đồng
Chỉ Tiêu
2002
2003
2004
Stiền
+/-
%
Stiền
+/-
%
Stiền
+/-
%
N-hạn
31256
5598
20,9
38672
7416
23,7
47526
8854
22,8
T-dàI hạn
23447
4572
24,2
28772
5325
22,7
38276
9540
33
(Nguồn báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Kim Động từ năm 2002- 2004)
-Ngắn hạn:năm 2002 dư nợ ngắn hạn đạt được là 31256 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 5598 triệu đồng với tốc độ tăng là 20,9%.Năm 2003 đạt được 38672 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 7416 triệu đồng với tốc độ tăng là 23,7%. Năm 2004 đạt được 47526 tăng so với năm 2003 là 8854 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,8%
-Trung –dài hạn: Năm 2002 dư nợ trung –dài hạn là23447 triệu đồng tăng so với năm 2001 là 4572 triệu đồng với tốc độ tăng là 24,2%. Năm 2003 đạt được là 28772 triệu đồng tăng so với năm 2002 là 5325 triệu đồng với tốc độ tăng là 22,7%. Năm 2004 đạt được là 38276 triệu đồng tăng so với năm 2003 là 9504 triệu đồng với tốc độ tăng là 33%
* Dư nợ phân theo thành phần kinh tế
Bảng 5: Dư nợ theo thành phần kinh tế
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tỷ trọng năm 04(%)
DNNN
2166
3045
4289
4,9
DNNQD
3152
4091
5282
6,1
HTX
753
1087
1608
2,1
HSX
48632
59221
74632
86,9
(Nguồn: Báo cáo tín dụng của NHNo&PTNT Kim Động từ năm 2002-2004)
-DNNN:Dư nợ DNNN đạt 4298 triệu đồng trong năm 2004 tăng 1235 triệu đồng so với năm 2003 với tốc độ tăng là 41,1% và chiếm 4,9% tổng dư nợ
-DNNQD: Dư nợ DNNQD đạt 5282 triệu đồng trong năm 2004 tăng 1191 triệu đồng so với năm 2003 với tốc độ tăng là 29,1% và chiếm 6,1% trong tổng dư nợ
-HTX: Dư nợ của HTX đạt 1608 triệu đồng trong anưm 2004 tăng so với năm 2003 là 521 triệu đồng với tốc độ tăng là 47,9% và chiếm 2,1% trong tổng dư nợ
-Hộ SX: Dư nợ của hộ sản xuất là 74632 triệu đồng trong năm 2004 tăng 15411 triệu đồng so với năm 2003 với tốc độ tăng là 26% và chiếm 86,9% trong tổng dư nợ.
2.1.3.3. Các hoạt động dịch vụ khác của Ngân hàng
- Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ:
Năm 2002-2004, do tác động suy thoái của nền kinh tế thế giới lãi suất huy động liên tục giảm, từ mức lãi suất 5,5%/năm đến cuối năm chỉ còn 1,9%/năm. Mặt khác tỷ giá USD so với VND vẫn có xu hướng tăng dần, tỷ lệ ngoại hối bắt buộc giảm trong khi đó Ngân hàng Nhà nước tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc lên từ 12% đến 15% làm cho các ngân hàng thương mại tăng chi phí đầu vào. Do vậy hoạt động kinh doanh đối ngoại hết sức khó khăn trong việc cân đối kim ngạch tại chỗ cho doanh nghiệp kinh doanh hàng xuất nhập khẩu, lượng cung ngoại tệ luôn trong tình trạng thiếu do yêu cầu chuyển đổi nhận nợ từ ngoại tệ sang VND để tránh rủi ro tỷ giá.
Từ năm 2002 Ngân hàng Nông Nghiệp huyện Kim Động bắt đầu nhận tiền gửi bằng ngoại tệ, hoạt động kinh doanh ngoại tệ từ năm 2004. Bước đầu gặp không ít những khó khăn do ảnh hưởng của kinh tế thế giới và giá vàng liên tục đạt mức cao nhất từ truớc đến nay, đồng đô la mỹ bấp bênh. Song với sự cố gắng lớn của Ngân Hàng Nông Nghiêp Kim Động nên hoạt động kinh doanh ngoại tệ đã bước đầu đạt được kết quả ổn định và có mức tăng trưởng khiêm tốn song vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong kinh doanh của ngân hàng
Kết quả kinh doanh ngoại tệ năm 2004 như sau:
Doanh số mua vào năm 2004 đạt 582000 USD
Doanh số bán ra năm 2004 đạt 578000 USD
Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
Thực hiện quyết định số 44/QĐ-NHNN ngày 21 tháng 3 năm 2002 của Thống Đốc Ngân Hàng Nhà Nứơc cho phép các ngân hàng thương mại được phép sử dụng chứng từ điện tử làm chứng từ kế toán để hạch toán và thanh toán vốn do đó khối lượng thanh toán của ngân hàng nông nghiệp Kim Động đã gia tăng đáng kể. Doanh số thanh toán và chuyển tiền của các năm sau đều tăng nhiều lần so với năm trước. Năm 2004 doanh số thanh toán đạt được 285632 triệu đồng, tăng 65,2%(+7264 triệu đồng) so với năm 2003
Công tác thanh toán luôn đảm bảo chính xác và an toàn hạn chế đến mức tối đa tình trạng vốn ách tắc trong qua trình chu chuyển
Nhận xét
Toàn chi nhánh đã nắm bắt và chủ động triển khai có bài bản, kịp thời các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, cơ chế nghiệp vụ của ngành. Tăng cường chỉ đạo hoạt đông kinh doanh theo cơ chế thị trường, vận hành có hiệu quả 5 công cụ điều hành là: kế hoạch, lãi suất, tài chính, kiểm tra- kiểm soát và thi đua , thực hiện nghiêm cơ chế khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động. Từ đó tác động tích cực đến từng cấp Ngân hàng và đội ngũ cán bộ, thường xuyên chăm lo đến kết quả và chất lượng kinh doanh.
Trên cơ sở kế hoạch hoạt động kinh doanh cả năm đã được bảo vệ và giao từ đầu năm, hàng quý tổ chức đánh giá hoạt động kinh doanh, rút ra những mặt được, tồn tại và nguyên nhân để có biện pháp khắc phục, xác định rõ nhiệm vụ, mục tiêu và giải pháp kinh doanh tháng, quý tiếp theo, kịp thời tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, tạo thuận lợi cho Ngân hàng cơ sở thực hiện hoàn thành có chất lượng kinh doanh.
2.1.3.4. Công tác tài chính – Kế toán và ngân quỹ.
- Về công tác ngân quỹ:
Năm 2004 NHNo&PTNT Kim Động đã tăng cường chỉ đạo sát sao các cấp Ngân hàng thực hiện tốt công tác khoán tài chính đến đơn vị, nhóm và người lao động, có chính sách đơn giá tiền lương phù hợp, áp dụng cơ chế lãi xuất huy động vốn và cho vay uyển chuyển, kịp thời phù hợp với thực tế, nhằm tăng năng lực tài chính toàn tỉnh. Mặt khác đẩy mạnh thu lãi mặt bằng, lãi đọng, thu nợ , tăng thu dịch vụ cụ thể:
Bảng 6: Kết quả tài chính
Chỉ tiêu
2002
2003
2004
Tổng thu nhập
7014
8394
9779
Tổng chi phí
5374
6130
7676
Lợi nhuận
1640
2291
2130
(Nguồn:bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh 02-04)
Qua bảng ta thấy kết quả tài chính ngày càng khả quan với xu hướng tăng thu nhập , tăng chi phí , tăng lợi nhuận, đã góp phần nâng cao mức thu nhập , cải thiện đời sống cán bộ công nhân viên.
+Tổng thu nhập năm 2004 đạt 9779 triệu đồng tăng 1385 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,5% với năm 2003.
+Tổng chi phí năm 2004 đạt 7676 triệu đồng tăng 1573 triệu đồng với năm 2003 với tốc độ tăng là 16,5%
+Lợi nhuận năm 2004 đạt 2130 triệu đồng ,giảm 188 triệu đồng so với năm 2003 với tốc độ giảm là 8,2%
Lợi nhuận năm 2004 giảm là do Ngân hàng thực hiện phưong châm hiện đại hoá Ngân hàng , tăng cường mua sắm máy móc thiết bị, mua sắm công cụ lao động trang thiết bị các phòng ban vì thế đã làm tăng chi phí và làm giảm lợi nhuận trong năm xuống
Về công tác kế toán và ngân quỹ
- Về công tác thanh toán
Thực hiện hạch toán đẩy đủ chính xác các nghiệp vụ phát sinh, chấp hành tốt chế độ hạch toán kế toán, thu chi tài chính, quản lý tốt quĩ toàn chi trả đảm bảo khả năng thanh toán, thực hiện thanh toán chuyển tiền điện tử chính xác, an toàn, từ đó thu hút được nhiều doanh nghiệp và cá nhân mở tài khoản, tăng tiền gửi và tăng thu dịch vụ. Năm 2004 tại NHNo&PTNT Kim Động không xảy ra một vụ việc nhầm lẫn trong thanh toán đáng tiếc nào. Việc nhận, luân chuyển thanh toán được tổ chức thực hiện đúng quy trình khá nề nếp số liệu đảm bảo khá chính xác hạch toán kịp thời an toàn tài sản có được kết quả trên trước hết là sự nỗ lực cố gắng của đội ngũ cán bộ kế toán trong toàn tỉnh đã nêu cao tinh thần trách nhiệm , ngày đêm tận tuỵ với công việc, phục vụ chu đáo, đáp ứng tốt mọi yêu cầu thanh toán của khách hàng. Mặt khác ngân hàng cơ sở thường xuyên tổ chức học tập nâng cao trình độ nghiệp vụ, tuyên truyền công tác kế toán giúp cho khách hàng hiểu được các thể thức thanh toán, tạo sự gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng.
- Về công tác ngân quỹ:
Với khối lượng thu chi tiền mặt ngày càng tăng và hàng ngày phải vận chuyển khối lượng tiền mặt lớn, nhưng trong những năm qua công tác tiền tệ kho quĩ vẫn luôn đảm bảo an toàn tuyệt đối và giữ được chữ tín đối với khách hàng trong việc nộp và lĩnh tiền mặt.
Công tác thu chi tiền mặt tại Ngân hàng No&PTNT huyện Kim Động đã được thực hiện nghiêm túc , đúng quy trình nghiệp vụ, đảm bảo an toàn kho quỹ, quản lý tốt quy định về quản lý tiền mặt và các tài sản khác nhau của ngân hàng Nông Nghiệp Việt Nam quy định.
Năm 2004 , tổng thu tiền mặt đạt 439384 triệu đồng tăng 41,5%(tăng 125439)so với năm 2003 . Tổng chi tiền mặt 438827 triệu đồng , tăng 46,2%(+138571 triệu đồng) so với năm 2003.
2.2. Thực trạng kinh tế hộ sản xuất tại huyện Kim Động
-Lực lượng lao động của huyện Kim Động tương đối dồi dào, chủ yếu là lao động trẻ, vừa kế thừa truyền thống khéo tay, cần cù, vừa được đào tạo cơ bản, sẽ là nguồn tiềm năng to lớn để huyện Kim Động phát triển đi lên. Các tiềm năng và lợi thế trên đang thực sự là nền tảng kinh tế- xã hội Hưng yên phát triển nhanh cùng cả nước.
- Theo số liệu thống kê, trên địa bàn huyện Kim Động, có 28990 hộ trong đó có 20498 hộ sản xuất nông nghiệp . Hàng năm sản xuất có tích luỹ khá. Số hộ nghèo chiếm 10%. Toàn huyện có 100 hộ làm kinh tế trang trại, chủ yếu là mô hình vườn trại và trang trại gia đình, quy mô nhỏ, diện tích đất sử dụng bình quân 0,5 ha một trang trại. Đa số các trang trại này mới được xem xét quyền sử dụng đất do đó chưa có kế hoạch đầu tư lâu dài.
Kim Động là huyện luôn coi trọng phát triển nghề truyền thống. Với 90% số dân sống ở nông thôn, 80% lao động làm nông nghiệp, nhưng nơi có sự phát triển của công nghiệp thì ruộng ít người đông từ xưa đã duy trì phương thức sản xuất hai nghề đan xen: nông nghiệp và thủ công truyền thống. Bên cạnh nghề nông còn nhiều nghành nghề thủ công nghiệp tạo nên sự đa dạng về sản phẩm nhiều sản phẩm .
Nhìn chung, tiềm năng phát triển kinh tế của huyện tương đối lớn, nhu cầu vốn tín dụng cho sản xuất kinh doanh và dịch vụ còn nhiều. Tuy nhiên khả năng hấp thụ vốn còn hạn chế do quy mô sản xuất chưa phù hợp với năng lực quản lý. Do vậy để có thu nhập ổn định, có sức cạnh tranh trên thị trường đặc biệt khi nền kinh tế nước ta tham gia vào AFTA thì phương thức sản xuất kinh doanh cần phải được nâng cao theo đó nhu cầu vốn cũng tăng theo.
2.3 Thực trạng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất ở Kim Động
Trong những năm qua NHNo&PTNT Hưng Yên đã cho vay phát triển kinh tế hộ sản xuất hàng chục nghìn tỷ đồng và là Ngân hàng dẫn đầu trong việc cung cấp tín dụng cho các hộ sản xuất trên địa bàn Hưng Yên. Đây là dấu hiệu cho thấy sự phát triển kinh tế của Hưng Yên nói chung, của các hộ sản xuất trên địa bàn huyện Kim Động nói riêng. Với phương châm đi sâu, đi sát đến địa bàn, NHNo&PTNT Kim Động không ngừng mở rộng mạng lưới kinh doanh của mình đến từng cơ sở, địa bàn nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu của bà con nông dân.
Năm 2004 NHNo&PTNT Kim Động đã tiến hành cho vay và có quan hệ tín dụng với tổng số 8842 hộ (chưa kể 3456 hộ đã bàn giao cho NHCSXH) trên tổng số khoảng 28990 hộ trên địa bàn Kim Động.
Tuy nhiên trong hiện tại hoạt động tín dụng phát triển hộ sản xuất ở NHNo&PTNT Kim Động vẫn chủ yếu là hình thức cho vay từng lần. Các loại hình tín dụng khác như cho thuê tài chính, tín dụng theo hạn mức vẫn chưa được triển khai hoặc với quy mô rất hạn hẹp. Do đó, bằng việc xem xét thực trạng hoạt động cho vay theo đối tượng khách hàng là hộ sản xuất với các chỉ tiêu như dư nợ, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, nợ quá hạn chúng ta sẽ thấy được bức tranh toàn cảnh về thực trạng hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kim Động trong những năm gần đây.
2.3.1. Doanh số cho vay đối với hộ sản xuất
Trong mấy năm trở lại đây cơ cấu luôn thay đổi theo chiều hướng tích cực. Năm 2004 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng khá. Nhiều chính sách mới về phát triển nông nghiệp nông thôn của Đảng và Nhà nước đưa vào thực hiện, đã tạo cho hoạt động tín dụng hộ sản xuất có môi trường thông thoáng như mở rộng đầu tư kinh tế trang trại, cho hộ gia đình vay vốn đến 30 triệu không phải thế chấp tài sản... cho nên doanh số cho vay đã thực hiện năm 2004 cao hơn hẳn các năm trước
Bảng 7: Kết quả hoạt động cho vay đối với hộ sản xuất năm 2002 - 2004.
Đơn vị : Triệu đồng
CHỈ TIÊU
2002
2003
2004
DSCV
DSTN
Dư nợ
DSCV
DSTN
Dư nợ
DSCV
DSTN
Dư nợ
Tổng số
58276
50623
54703
70557
61752
67444
90602
79877
85802
Ngắn hạn
30138
27331
31256
37278
29876
38672
47301
39938
47526
Tỷ trọng (%)
51,8
54
57
52,8
49,3
47,4
53
48,8
55,4
T- Dài hạn
28138
23292
23477
33297
31876
28772
43301
40939
38276
Tỷ trọng (%)
48,2
46
43
47,2
51,7
42,6
47
51,2
44,6
Nguồn : Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm 2002,2003, 2004
Xét về kỳ hạn cho vay, xu hướng dễ nhận thấy là doanh số cho vay ngắn hạn tăng dần trong khi doanh số cho vay trung- dài hạn lại giảm dần. Doanh số cho vay ngắn hạn có xu hướng gia tăng liên tục cả về số tuyệt đối và tương đối, biểu hiện: Năm 2002 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 30138 triệu đồng chiếm 51,8% tổng DSCV của hộ sản xuất và số liệu này còn tăng hơn vào năm 2003 doanh số cho vay ngắn hạn đạt 37278triện đồng, chiếm 52,8% tổng DSCV. Đến năm 2004 doanh số cho vay ngắn hạn là 47301 triệu đồng chiếm 52,3% trong tổng doanh số cho vay trong năm.
Doanh số co vay trung –dài hạn có xu hương giảm dần trong năm như năm 2002 chiếm 48,2% trong tổng doanh số cho vay , đến năm 2003 chỉ chiếm 47,2% . Đến năm 2004 thì tỉ lệ nay chỉ còn là 47%
2.3.2. Doanh số thu nợ.
Doanh số thu nợ phản ánh số tiền cho vay đã đến hạn mà Ngân hàng đã rút từ lưu thông về. Khi xem xét doanh số thu nợ chúng ta phải gắn với doanh số cho vay và dư nợ thì mới có được cái nhìn đúng đắn về hoạt động tín dụng của Ngân hàng.
Năm 2003 NHNo&PTNT Kim Động thu nợ hộ sản xuất đạt 61752 triệu đồng, tăng 11129 triệu đồng, tỷ lệ tăng 21,9%. Năm 2004 doanh số thu nợ hộ sản xuất đạt 79877 triệu đồng, tăng 18125 triệu đồng, tỷ lệ tăng 29,3%.
Tổng doanh số thu nợ của NHNo&PTNT Kim Động năm 2004 đạt 89749 triệu đồng, trong khi đó doanh số thu nợ hộ sản xuất đạt 79877 triệu đồng, chiếm 86% tổng doanh số thu nợ. Con số này phản ánh đúng đắn tình hình thực tế của Ngân hàng khi mà dư nợ hộ sản xuất tại Ngân hàng chiếm tỷ trọng cao nhất.
Doanh số thu nợ hộ sản xuất tăng trong khi doanh số cho vay và dư nợ cũng tăng là dấu hiệu cho thấy Ngân hàng tăng cho vay và thu được nợ, điều này cho thấy sự phát triển an toàn của Ngân hàng khi quan hệ với đối tượng khách hàng là các hộ sản xuất.
2.3.3. Dư nợ cho vay.
Dư nợ cho vay là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất trong việc đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng của các NHTM. Nó được tính bằng số dư nợ kì trước cộng với doanh số cho vay trong kỳ trừ đi doanh số thu nợ trong kì và thường được tính cho thời điểm là cuối tháng, cuối quí hoặc cuối năm. Dư nợ cho vay khác với doanh số cho vay và doanh số thu nợ ở chỗ nó là một chỉ tiêu mang tính thời điểm, còn doanh số cho vay và doanh số thu nợ là chỉ tiêu mang tính thời kỳ. Dư nợ phản ánh số vốn mà Ngân hàng đã cho vay mà vẫn chưa thu được nợ. Dư nợ cũng dự báo một cách khá chính xác số tiền lãi mà Ngân hàng sẽ thu được trong tương lai, do vậy nó phản ánh khá chính xác hoạt động của Ngân hàng, cho thấy qui mô của Ngân hàng hiện đang nằm trong khách hàng.
Do xác định được rõ khách hàng chính là các hộ sản xuất, NHNo&PTNT Kim Động luôn phấn đấu tăng dư nợ cho hộ sản xuất. Trong 3 năm 2002-2004 dư nợ cho vay hộ sản xuất tăng đáng kể, đặc biệt năm 2004 dư nợ cho vay là85802 triệu đồng trong đó dư nợ cho vay hộ sản xuất là74623 triệu đồng chiếm 86,9% tổng dư nợ
Bảng 8: Dư nợ bình quân một hộ sản xuất.
Đơn vị:Triệu đồng.
Chỉ tiêu Chỉ tiêu
2002
2003
2004
1.Số hộ dư nợ ( hộ )
8842
7896
8291
2. Dư nợ của hộ ( Tỷ. đ )
48632
59221
74623
3. Mức vay của một món ( Tr.đ )
5,5
7,5
9
Nguồn : Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm 2002, 2003, 2004.
Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất đến năm 2002 mới đạt 5,5 triệu đồng. Dư nợ bình quân 1 hộ sản xuất trung bình trong 3 năm từ 2002-2004 mới đạt được khoảng hơn 7,3 triệu, tiền trung bình vay của hộ sản xuất còn thấp, điều đó chứng tỏ các hộ sản xuất còn nhỏ, kỹ thuật lạc hậu, song đánh giá cả một giai đoạn thì nó luôn có xu hướng tăng điều đó chứng tỏ quy mô sản xuất được cải thiện, đó là biểu hiện của việc sản xuất có hiệu quả. Có được các kết quả này là do chính sách tín dụng linh hoạt và sát thực tế. Ngân hàng đã sử dụng hiệu quả nhiều chính sách, chương trình mà ngành cũng như ngân hàng đặt ra, trong đó điển hình là chương trình: "xây dựng mô hình cho vay hộ sản xuất qua tổ nhóm tín chấp", "mô hình cho vay đời sống".
Dư nợ tăng nhanh cho thấy hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đang mở rộng và phát triển mạnh mẽ.
3.3.4. Nợ quá hạn
Trong những năm qua NHNo&PTNT Kim Động không ngừng tăng cường mở rộng hoạt động kinh doanh mà còn tích cực làm tốt công tác lựa chọn khách hàng, quản lý, giám sát nguồn vốn, nâng cao chất lượng tín dụng. Bên cạnh đó các cán bộ công nhân viên của Ngân hàng cũng liên tục được tập huấn nghiệp vụ nâng cao trình độ chuyên môn. Bằng việc thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả các việc trong năm 2004, nợ quá hạn hộ sản xuất chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (dưới 0.2%). Tính đến thời điểm 31/12/2004 nợ quá hạn hộ sản xuất tại Ngân hàng là 104 triệu đồng, tăng 51 triệu. Đây là kết quả khả thi ,nợ quá hạn chiếm rất nhỏ trong tổng dư nợ, đây cũng là thành tích của ngân hàng trong việc quản lý vốn vay của mình .Với hàng ngàn hộ vay vốn và hàng vạn lượt vay,nhưng với kinh nghiệm của các cán bộ tín dụng đó là luôn đi sâu ,đi sát thực tế với các hộ sản xuất, đặc biệt là ngân hàng thương xuyên liên doanh , liên kết với các tổ chức địâ phuơng như Hội phụ Nữ, Cựu Chiến Binh, các cán bộ xã địa phuơng mà mình cho vay và cùng các tổ chức đó quản lý món vay vì vậy việc thu hồi vốn của ngân hàng đạt gần như là 100% số vốn cho vay
Kết quả nổi bật của ngân hàng trong hoạt động cho vay hộ sản xuất những năm qua là tỷ lệ nợ quá hạn hàng năm rất thấp, nhỏ hơn rất nhiều mức trung bình của NHNo Việt Nam và nhỏ hơn mục tiêu phấn đấu của NHNoViệt Nam là tỷ lệ nợ quá hạn xuống còn 2% năm
Bảng 9: Dư nợ quá hạn hộ sản xuất Giai đoạn 2002-2004.
NĂM
Chỉ Tiêu
2002
2003
2004
Tổng dư nợ HSX
48623
59221
74623
Dư nợ quá hạn HSX
53
53
104
Tỷ lệ nợ quá hạn
0,11
0,09
0,14
Nguồn : Các báo cáo tổng kết công tác tín dụng và hoạt động kinh doanh các năm 2002,2003, 2004
Thành tựu đạt được trong hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất trong thời gian qua
Trong những năm qua hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất của NHNo&PTNT Kim Động thu được nhiều thành tựu đáng ghi nhận trên nhiều mặt khác nhau.
+ Qui mô tín dụng hộ sản xuất tăng trưởng khá cao cả về doanh số cho vay và dư nợ. Doanh số cho vay và dư nợ cho vay hộ sản xuất năm 2004 đạt mức cao nhất từ trước đến nay. Doanh số cho vay năm 2004 đạt mức 90602 triệu đồng, tăng 20045 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 28,4%. Dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày 31/12/2004 đạt 74623 triệu đồng, tăng 15402 triệu đồng, tốc độ tăng trưởng đạt 26,1%.
+ Chất lượng tín dụng được nâng lên rõ dệt, dư nợ thường xuyên trong năm phản ánh đúng tính chất nợ trong hạn (nợ tốt) và nợ quá hạn (nợ xấu) vì trong năm các Ngân hàng đều được cài đặt chương trình tự động quản lý nợ quá hạn và chuyển trạng thái nợ, mặt khác tập trung chỉ đạo thường xuyên kiểm tra, phân tích thực trạng dư nợ đến từng họ vay và kiên quyết chuyển nợ quá hạn 100% các món nợ xấu để có thể giải pháp thu hồi, cho vay lựa chòn khách hàng. Đến nay nợ quá hạn của các hộ sản xuất ở mức thấp chỉ chiếm 0,14% tổng dư nợ hộ sản xuất.
+ Tiếp tục thực hiện tốt Quyết định 67/TTg của Thủ tướng Chính phủ về đầu tư cho vay nông nghiệp nông thôn và nông dân, củng cố cho vay qua thông qua tổ nhóm, đến 31/12/2004 toàn huyện có 12 tổ nhóm với 24 thành viên, tổng dư nợ 85802 triệu đồng đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, chăn nuôi của các hộ. Đến nay nguồn vốn của NHNo&PTNT Kim Động đã đến được khoảng 8291 hộ chiếm khoảng 20% tổng số hộ trong toàn tỉnh.
3.3.5. Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại NHNo&PTNT Kim Động
Quy trình tín dụng áp dụng đối với hộ sản xuất khi vay vốn tại NHNo&PTNT Kim Động trải qua các bước cơ bản sau đây:
Bước 1: Khách hàng nộp hồ sơ vay xin vay vốn theo quy định của Ngân hàng (Đơn xin vay vốn, phương án sản xuất kinh doanh).
Bước 2: Cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định và tái thẩm định dự án sản xuất kinh doanh. Nếu dự án khả thi, tiếp xuống bước 3.
Bước 3: Giám đốc Ngân hàng, trưởng phòng tín dụng… tuỳ theo phân cấp phán quyết sẽ ra quyết định cho vay hoặc lập báo cáo trình lên cấp trên xem xét và ra quyết định cho vay.
Bước 4: Hoàn tất thủ tục hồ sơ, tiến hành kí hợp đồng tín dụng và chuyển hồ sơ tín dụng sang bộ phận kế toán và ngân quỹ.
Bước 5: Bộ phận kế toán và ngân quỹ kiểm tra lại các thông tin trong hợp đồng, thực hiện bút toán cần thiết, sau đó tiến hành giải ngân.
Bước 6: Giám sát khoản vay, tiến hành thu lãi, thu nợ gốc và thanh lý hợp đồng tín dụng.
2.4. Kết quả và tồn tại chủ yếu trong hoạt động tín dụng phát triển kinh tế hộ sản xuất tại NHNo&PTNT Kim Động.
2.4.1. Kết quả đạt được
Kết quả nổi bật là dư nợ cho vay hộ sản xuất ngày càng tăng và duy trì ở mức cao. Dư nợ hộ sản xuất hàng năm hơn 60825 triệu đồng, hàng trăm ngàn hộ có đủ vốn sản xuất kinh doanh, giải quyết việc làm góp phần thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, thực hiện chính sách “xoá đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới”.
Khối lượng vốn tín dụng khá lớn, thực hiện đầu tư có trọng điểm đã góp phần quan trọng vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế của tỉnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn. Doanh số cho vay hàng năm bình quân khoảng 73145 triệu đồng, trong đó chú trọng đầu tư tập trung vào các chương trình kinh tế, đặc biệt là ngành chăn nuôi dẫn đến nâng cao năng suất chất lượng sản phẩm hàng hoá.
Hoạt động trên địa bàn tập trung nhiều làng nghề, ngân hàng đã đầu tư thích đáng cho khu vực này, chủ yếu là cho vay để mở rộng sản xuất như máy móc thiết bị, nguyên liệu.
Phát
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- L0100.doc