MỤC LỤC
Trang
Mở đầu 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẠNH TRANH LÃI SUẤT HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 3
1.1. Lý luận chung về cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. 3
1.2. Lý luận chung về lãi suất trong hoạt động ngân hàng 4
1.3. Sự cần thiết khách quan của cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay vốn trên thị trường ngân hàng 7
cho vay vốn của các NHTM. 8
1.4. Nội dung của cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các NHTM 8
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRONG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 12
2.1. Chính sách lãi suất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 12
2.2. Ưu thế cạnh tranh của mỗi loại hình ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 14
2.3. Cạnh tranh thông qua lãi suất huy động của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 15
2.4. Cạnh tranh thông qua lãi suất cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 18
2.5. Ảnh hưởng của cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 20
CHƯƠNG 3- GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM ĐẢMBẢO VIỆC CẠNH TRANH LÃI SUẤT HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY VỐN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM HIỆN NAY ĐƯỢC LÀNH MẠNH, AN TOÀN 24
3.1. Các giải pháp nhằm khắc phục những tồn tại và hạn chế trong cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay vôns của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay 24
3.2. Một số kiến nghị nhằm đảm bảo việc cạnh tranh nói chung và cạnh tranh lãi suất nói riêng giữa các ngân hàng thương mại ở Việt Nam hiện nay được lành mạnh an toàn 26
3.3. Một số yếu tố giúp cạnh tranh thành công trong kinh doanh ngân hàng thế kỷ 21
Kết luận 31
Tài liệu tham khảo
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1652 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp và kiến nghị nhằm đảm bảo cạnh tranh lãi suất lành mạnh trong hoạt động huy dộng vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại ở Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
các ngân hàng thương mại.
Nguồn vốn cũng là sản phẩm “ đầu ra”, là hoạt động thường xuyên liên tục của hệ thống ngân hàng thương mại. Các ngân hàng chỉ có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng , nâng cao hiệu quả hoạt đông kinh doanh của mình một khi thực hiện tốt chức năng này, nhiệm vụ cho vay vốn của mình.ở đây ngân hàng hàng thương mại cũng phải là người “chiến thắng” trong cạnh tranh cho vay vốn nói chung và thông qua lãi suất nói riêng. Sau đây là một số biện pháp giúp ngân hàng thành công trong hoạt động cho vay vốn.
Thứ nhất là: Để hạ thấp lãi cho vay, một trong những biện pháp thông thường là chuyển hoá nguồn ngoại tệ (lãi suất thấp) thành đồng Việt Nam để cho vay, như vậy cơ cấu lãi suất đầu vào sẽ giảm trong khi lãi suất đầu ra cao hơn, ngân hàng có thể tiết giảm một phần lãi suất cho vay mà không ảnh hưởng nhiều đến doanh lợi.
Thứ nhì là: Cho vay bằng ngoại tệ thực chất là hình thức hạ thấp lãi suất cho vay (giảm chi phí của khách hàng). Tuy nhiên đã xảy ra tình trạng một số ngân hàng lạm dụng hình thức này để lôi kéo khách hàng. Bằng cách cho các doanh nghiệp này vay vốn bằng ngoại tệ không đúng với quy định của nhà nước để mời chào khách hàng. Biện pháp này đã được sử dụng ở nhiều ngân hàng có nguồn ngoại tệ dồi dào, nhất là khi mở rộng mạng lưới.
Thứ ba là: Huy động nguồn vốn tài trợ, uỷ thác, vay vốn từ các tổ chức tài chính, tín dụng nước ngoài để giảm lãi suất đầu vào cũng là một biện pháp cạnh tranh tốt, tuy nhiên ưu thế này thuộc về một số ngân hàng hàng có quan hệ quốc tế rộng rãi như ngân hàng ngoại thương, Bkimbank,... và không phải ngân hàng nào cũng nhận được nguồn vốn này.
Ngoài ra, các ngân hàng thương mại có thể cạnh tranh với nhau bằng cách trức tiếp hạ lãi suất cho vay vốn đối với nguồn vốn được huy động trong dân cư, của các doanh nghiệp, tổ chức xã hội đảm bảo tuân thủ chính sách lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra, điều hành cũng như đảm bảo lợi nhuận cho hoạt động của ngân hàng mình.
Như vậy, trên đây là toàn bộ cơ sở lý luận cho việc cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại. Từ đó chúng ta vận dụng vào nghiên cứu vấn đề này trong thực tế hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam như thế nào? Chúng ta sẽ cùng chuyển sang chương tiếp theo.
Chương 2
Thực trạng cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Sau hơn 10 năm đổi mới, hoạt động ngân hàng ở nước ta đã có bước chuyển biến sâu sắc toàn diện. Hệ thống các ngân hàng thương mại gồm đủ thành phần kinh tế đã được hình thành và đi vào hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng theo cơ chế thị trường. Hiện nay, trên thị trường tiền tệ hoạt động của các ngân hàng thương mại thể hiện sự cạnh tranh ngày càng trở nên ác liệt trên mọi bình diện. Sự cạnh tranh này được diễn ra trên hai phương diện chủ yếu là cạnh tranh lãi suất và cạnh tranh về trình độ dịch vụ.
Cạnh tranh về lãi suất thể hiện là các ngân hàng thương mại thu hút khách hàng thông qua chính sách lãi suất huy động vốn và cho vay vốn hấp dẫn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ, đảm bảo trong khuôn khổ điều hành của chính sách lãi suất do ngân hàng trung ương đặt ra, nhằm đem lại lợi nhuận cao nhất.
Vậy cạnh tranh lãi suất huy động vốn và cho vay hiện nay như thế nào? ưu thế cạnh tranh của từng loại hình ngân hàng ra sao? ảnh hưởng tích cực của nó thế nào? bên cạnh những tồn tại và hạn chế? Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ở dưới đây.
2.1. Chính sách lãi suất của Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam
Quá trình đổi mới cả tổ chức và cơ chế chính sách hoạt động ngân hàng sang cơ chế thị trường cũng là quá trình đổi mới việc điều hành chính sách lãi suất. Chính sách lãi suất của Nhà nước ta trong những năm qua đã đổi mới rất mạnh mẽ nhưng cũng rất thận trọng, đi dần từng bước phù hợp với từng giai đoạn trên con đường tiến đến một chính sách lãi suất thị trường theo hướng tự do hoá lãi suất. Diễn biến cơ bản của chính sách lãi suất trong thời gian qua có thể chia thành các giai đoạn như sau:
2.1.1. Giai đoạn trước 1992. (chính sách lãi suất âm được duy trì)
Chính sách lãi suất âm được duy trì trong suốt thời kỳ bao cấp và trong điều kiện mức lạm phát cao; mức lãi suất cho vay nhỏ hơn lãi suất tiền gửi, lãi suất danh nghĩa nhỏ hơn tỷ lệ lạm phát. Tình trạng này làm cho lãi suất không thể thực hiện được những chức năng vốn có của nó, lãi suất không còn là đòn bẩy kích thích nhu cầu tiền gửi của công chúng, phát huy tính hiệu quả trong quá trình sử dụng vốn và đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng.
2.1.2. Giai đoạn từ cuối 1992 đến 1995 (lãi suất thực dương bắt đầu duy trì).
Lãi suất dương bắt đầu duy trì từ cuối 1992 và biến động phù hợp với tỷ lệ lạm phát . Bắt đầu từ 10/1996 lãi suất được khống chế bởi các mức lãi suất cho vay cao nhất (1,8%/tháng đối với doanh nghiệp nhà nước và 2,1%/tháng cho kinh tế ngoài quốc doanh) và lãi suất thoả thuận (áp dụng trong trường hợp huy động vốn bằng phát hành kỳ phiếu - lãi suất huy động có thể cao hơn lãi suất tiết kiệm cùng kỳ hạn 0,2%/tháng và cho vay cao hơn mức trần 2,1%/tháng).
Thời kỳ này, lãi suất đã bắt đầu được sử dụng như một công cụ của chính sách tiền tệ, cùng với lãi suất tái cấp được hình thành vào đầu năm 1991 khi hai pháp lệnh ngân hàng có hiệu lực. Tuy nhiên hiệu quả của công cụ này còn nhiều hạn chế.
2.1.3. Giai đoạn từ 1/1/1996 đến 1/8/2000 (Cơ chế điều hành theo trần lãi suất được duy trì ).
Ngân hàng Nhà nước tiếp tục ấn định mức lãi suất tái cấp vốn, khống chế trần lãi suất cho vay cao nhất và bắt đầu áp dụng chênh lệch lãi suất tiền gửi - tiền vay 0,35% (cho đến 21/1/1998). Trần lãi suất thay đổi liên tục theo hướng giảm cơ cấu trần và mức khống chế đặc biệt trong năm 1998, 1999. Mức lãi suất tái cấp vốn cũng được điều chỉnh giảm xuống trong thời gian này (từ 1,1%/tháng năm 1997 xuống 0,7%/tháng từ 1/9/99). Việc điều chỉnh chính sách lãi suất như trên nhằm tiến tới việc duy trì một trần lãi suất cho vay, tạo điều kiện để áp dụng mức lãi suất cơ bản và từng bước tự do hoá lãi suất, mặt khác nhằm mục đích kích cầu thúc đẩy đầu tư và tiêu dùng. Tuy nhiên ảnh hưởng của lãi suất đối với tổng cầu của nền kinh tế Việt Nam rất hạn chế. Có hai lý do: trước hết, việc giảm phát trong thời gian từ 1996 đến nay xuất phát từ sự suy giảm các yếu tố sản xuất liên quan đến tổng cung nhiều hơn tổng cầu, vì thế các chính sách vĩ mô tác động vào tổng cầu sẽ chỉ đem lại hiệu quả hạn chế; thứ hai, sự điều chỉnh lãi suất thường là chậm so với thị trường, nếu mất đi lợi thế bất ngờ của sự thay đổi lãi suất.
Từ đầu năm đến cuối năm 7/2000, Ngân hàng Nhà nước vẫn tiếp tục điều hành lãi suất thông qua cơ chế trần lãi suất cho vay, với trần lãi suất cho vay ở khu vực thành thị là 0,85%/tháng, ở khu vực nông thôn là 1%/tháng, trần lãi suất của NHTM CP nông thôn là 1,15%, quỹ tín dụng nhân dân cơ sở cho vay: thành viên là 1,35%/tháng.
2.1.4. Giai đoạn từ 2/8/2000 đến nay(cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản bắt đầu được thực hiện).
Đến ngày 2/8/2000, Ngân hàng Nhà nước đã quyết định thay đổi cơ chế điều hành lãi suất: chuyển từ cơ chế điều hành trần lãi suất cơ chế điều hành theo lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ cho phù hợp với quy định của luật Ngân hàng Nhà nước (Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 2/8/200).
Đối với cho vay VND, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất cơ bản và biên độ do thống đốc NHNN quy định. Mức lãi suất cơ bản được công bố hàng tháng. Hiện nay, lãi suất cơ bản là 0,75%/tháng, biên độ cho vay ngắn hạn là 0,3%/tháng, biên độ cho vay trung dài hạn là 0,5%/tháng.
Đối với lãi suất cho vay USD, lãi suất cho vay không vượt quá lãi suất USD trên thị trường liên ngân hàng Singapore (SIBOR). Kỳ hạn 3 tháng đối với cho vay ngắn hạn, kỳ hạn 6 tháng đối với cho vay trung dài hạn tại thời điểm cho vay cộng với biên độ do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định (hiện nay biên độ cho vay ngắn hạn là 1%/năm, biên độ cho vay trung và dài hạn là 2,5%/năm).
Đối với ngoại tệ khác do chiếm tỷ trọng nhỏ trong hoạt động tiền gửi và tín dụng nên cho phép các Tổ chức Tín dụng tự xem xét quyết định lãi suất cho vay của các loại ngoại tệ này trên cơ sở lãi suất thị trường quốc tế và cung cầu vốn tín dụng của từng loại ngoại tệ ở Việt Nam.
Với nội dung điều hành lãi suất cơ bản như trên cho thấy lãi suất cơ bản được xác định trên cơ sở lãi suất thị trường với mức độ rủi ro thấp, đảm bảo sự kiểm soát lãi suất của Ngân hàng Nhà nước, phù hợp với luật pháp và thực tiễn Việt Nam. Đây là một bước tiến mới, bước đi tiếp theo trong tiến trình tự do hoá lãi suất.
Diễn biến lãi suất của ngân hàng đối với nền kinh tế minh hoạ ở bảng phụ lục (phía cuối).
2.2. Ưu thế cạnh tranh của mỗi loại hình Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.
ở Việt Nam, hiện nay có các loại hình Ngân hàng Thương mại sau: Ngân hàng thương mại quốc doanh, Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các Ngân hàng thương mại cổ phần chúng cùng tồn tại trong một môi trường cạnh tranh chung. Với đặc thù riêng của mỗi loại hình cho nên đã tạo nên lợi thế cạnh tranh đặc trưng.
2.2.1. Ngân hàng thương mại quốc doanh: Nguồn tiền gửi thanh toán lớn và ổn định từ các tổng công ty 90, 91 và các doanh nghiệp Nhà nước; có mạng lưới chi nhánh dày và rộng để thu hút các nguồn tiền gửi dân cư. Chấp nhận hạ lãi suất cho vay để giữ các khách hàng truyền thống và thu hút thanh toán hàng xuất khẩu qua ngân hàng.
2.2.2. Ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài: Có sự hỗ trợ mạnh mẽ của các ngân hàng mẹ ở chính quốc, có các thế mạnh về dịch vụ ngân hàng quốc tế, về thanh toán quốc tế. Tranh thủ được nguồn vốn vay ngắn hạn với chi phí thấp trên thị trường liên ngân hàng để cho vay. Hạ lãi suất mạnh, có thể phân lợi nhuận rất thấp hoặc bằng không nhằm xâm nhập các doanh nghiệp lớn trong nước và có thêm nguồn ngoại tệ khi cho vay phục vụ xuất khẩu.
2.2.3. Các Ngân hàng Thương Mại cổ phần: buộc phải tham gia hạ lãi suất để giữ khách hàng.
Nguồn vốn huy động không cao và phải đưa ra lãi suất huy động khá cao. Do đó tích cực tìm thêm các đầu ra tín dụng như: mở trung tâm địa ốc, cho vay phục vụ mua bán xây dựng nhà cho vay trả góp phục vụ tiêu dùng...v.v.
2.3. Cạnh tranh thông qua lãi suất huy động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay. (NHNN điều hành theo lãi suất cơ bản từ 2/8/2000 ).
Thị trường tiền tệ trên địa bàn cả nước sôi động hẳn lên trong mấy tháng gần đây, đặc biệt là từ đầu tháng 10/2000 đến nay. Điều này thấy rõ nhất qua các kênh chu chuyển vốn của hệ thống ngân hàng: thị trường tiền gửi, thị trường tín dụng, thị trường mở, thị trường đấu thầu tín phiếu kho bạc, thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tỷ giá và lãi suất. Đó là kết quả của cuộc chạy đua cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế trong điều kiện Ngân hàng Nhà nước đã chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản và sử dụng một số công cụ điều hành gián tiếp chính sách tiền tệ.
2.3.1. Lãi suất huy động vốn tăng qua cạnh tranh giữa các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Sự sôi động đầu tiên phải kể đến đó là các ngân hàng thương mại (NHTM) cổ phần (CP) ở cả Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đồng loạt và liên tục tăng lãi suất tiền gửi kể cả nội tệ đồng Việt Nam, và ngoại tệ - Dollar Mỹ (USD), nhưng mức tăng của nội tệ cao hơn. Tiếp đến là các NHTM quốc doanh, vốn được coi là có thế mạnh về huy động vì có tín nhiệm bởi là ngân hàng của Nhà nước, có mạng lưới rộng, cũng đủ phải tăng lãi suất huy động vốn. Tính bình quân , ở hầu hết các kỳ hạn gửi tiền của các NHTM đều tăng từ 0,027% - 0,1%/tháng so với trước đây. Hiện nay lãi suất tiền gửi kỳ hạn 12 tháng của các NHTMCP phổ biến là 0,65% - 0,72%/tháng, cao nhất là NHTMCP quốc tế là 0,72%/tháng; của các NHTMQD phổ biến là 0,5% đến 0,6%/tháng. Còn lãi suất tiền gửi Dollar Mỹ kỳ hạn 12 tháng của các NHTMCP phổ biến là 5,7% đến 6%/năm; của các NHTMQD là 5,3 đến 5,5%/năm.
Mức tăng lãi suất nhìn bề ngoài có vẻ là nhỏ, nhưng thực ra là lớn. Bởi vì trong những tháng qua kể từ đầu tháng 8/2000, khi NHNN bắt đầu chuyển sang cơ chế điều hành lãi suất cơ bản, thì các mức lãi suất do NHNN công bố hàng tháng vẫn giữ nguyên, đó là lãi suất cơ bản: 0,75%/tháng. Các ngân hàng thương mại tăng cường huy động vốn chủ yếu là để đáp ứng nhu cầu tín dụng tăng lên, trong khi việc huy động vốn nội tệ gặp nhiều khó khăn, còn tiền gửi ngoại tệ USD thì tăng khá.
2.3.2. Nguyên nhân gây tăng lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Lãi suất huy động vốn của các ngân hàng thương mại hiện nay tăng lên là do cạnh tranh thông qua lãi suất huy động vốn trở nên gay gắt . Những lí giải cho sự gay gắt đó lại chính là nhằm tăng vốn để đáp ứng cho nhu cầu tín dụng hiện nay. Điều đó được thể hiện qua các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
Một là: Thực hiện chủ trương kích cầu, trong 2 tháng 8 và 9/2000, Ngân hàng Nhà nước tập trung tháo gỡ một loạt vướng mắc về cơ chế, chính sách ban hành các quy định mới về: thể lệ tín dụng, bảo đảm tiền vay thế chấp, bảo lãnh ngoại hối, tạo điều kiện cho các NHTM đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn hợp lý của các thành phần kinh tế.
Hai là: Vùng đồng bằng sông Cửu long vốn là thị trường tín dụng lớn của cả nước. Nay lũ lụt đã rút yêu cầu giống, vốn, phân bón...v.v. cho sản xuất và tới gia tăng. Ước tính riêng nhu cầu vốn của vùng này sẽ tăng lên thêm 4000-5000 tỷ đồng.
Ba là: Tính quy luật hàng năm, nhu cầu vốn tín dụng của nền kinh tế trong các tháng cuối năm 2000 tăng lên, bởi yêu cầu của sản xuất kinh doanh, của nhập khẩu của dự trữ hàng hoá cho tiêu thụ trong dịp tế dươnglịch và tết âm lịch. Đặc biệt là thị trường các mặt hàng vật liệu xây dựng tăng lên rất lớn. Thị trường bất động sản ở khu vực Hà Nội cũng nóng dần lên. Hàng loạt dự án, công trình đầu tư phải gấp rút hoàn thành vào cuối năm, thu hút một lượng vốn vay khá lớn.
Bốn là: Chính phủ quyết định cho tạm trữ 60.000 tấn cà phê nhân, ngân sách cấp bù phần lãi suất vay ngân hàng, tương ứng với nó là 600 tỷ đồng vốn vay của các ngân hàng phải dành cho nhu cầu này, đồng thời lại phải cho vay tiếp cho yêu cầu thu mua, chế biến và chăm sóc cà phê, nhu cầu vốn cho cà phê tăng lên. Các mặt hàng khác như: cao su, hạt điều, chè, thuỷ hải sản cũng tiêu thụ khá, thu hút một lượng vốn tín dụng rất lớn.
Năm là: Một loạt mặt hàng quan trọng khác như: mía đường, xi măng lò đứng, gạch ốp lát, sứ vệ sinh, lâu nay bị tồn đọng, khó tiêu thụ, thì nay đã bán chạy hơn, được giá, nhu cầu tăng lên. Làm giải toả số vốn nợ đọng của các ngân hàng và gia tăng nhu cầu vay mới cho sản xuất kinh doanh.
Sáu là: Hàng loạt khoản vay nợ nước ngoài, mở L/C và các khoản bảo lãnh của các NHTM cho các doanh nghiệp đến hạn phải thanh toán cho phía nước ngoài; đòi hỏi một số lượng vốn ngoại tệ không nhỏ cho yêu cầu thanh toán. Nhu cầu vốn ngoại tệ cho nhập khẩu xăng dầu tăng gấp 2 lần năm 1999, nhu cầu ngoại tệ phát sinh cho yêu cầu nhập bổ sung 172.000 tấn clinker...v.v.
Bảy là: Một nguyên nhân quan trọng khác phải kể đến đó là, từ ngày 7-7-2000. Bảo hiểm tiền gửi chính thức khai trương hoạt động. Tính đến nay có trên 1000 tổ chức tín dụng, đã đăng kí tham gia , nộp phí bảo hiểm, tổng số phí này trong một năm cũng sẽ lên tới vài trăm tỷ đồng. Bên cạnh đó, gần 10.000 tỷ đồng vốn đang bị nằm đọng trong hàng đống tài sản thế chấp, số giải toả được chịu đáng kể. Số vốn phải khoanh nợ, giảm nợ cho người vay ở các vùng bị thiên tai và Doanh nghiệp Nhà nước gặp khó khăn về kinh doanh cũng lên tới gần 1000 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTM ở mức cao phải trích lập quỹ phòng ngừa rủi ro. Tổng số tiền trích lập quỹ này ở các NHTM cũng lên tới vài nghìn tỷ đồng.
2.3.3. Đánh giá chung hoạt động cạnh tranh thông qua lãi suất huy động vốn của các Ngân hàng Thương mại hiện nay.( NHNN điều hành theo lãi suất cơ bản)
Cuộc cạnh tranh này làm cho khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào của các ngân hàng thương mại thấp hơn trước, thu nhập giảm đi. Nhưng có bị thua lỗ hay không thì còn tuỳ thuộc vào nghệ thuật quản trị, điều hành kinh doanh, năng lực cạnh tranh của mỗi NHTM. Nhìn vào chênh lệch giữa mức lãi suất tiền gửi cao nhất của kỳ hạn 12 tháng là 0,55% đến 0,62%/tháng so với mức lãi suất cơ bản là 0,75%/tháng và lãi suất cho vay của các NHTM phổ biến từ 0,65% đến 1,0%/tháng thì có thể là thấp. Song các NHTM còn phải cân đối và hoà chung với nguồn vốn của các loại kỳ hạn tiền gửi khác nhau, như: Không kỳ hạn , kỳ hạn, 1 tháng, 2 tháng. Với lãi suất từ 0,15 đến 0,42%/tháng thì bình quân lãi suất đầu vào sẽ thấp đi.
Đồng thời còn thúc ép các NHTM, tiết kiệm hơn nữa các chi phí hoạt động tinh giảm số lượng cán bộ và nhân viên, mở rộng dịch vụ ngân hàng để thu phí, linh hoạt sử dụng có hiệu quả nguồn vốn khả dụng, nâng cao trình độ công nghệ. Do đó nếu NHTM nào yếu kém, không vươn lên được, bị thua lỗ kéo dài sẽ bị đào thải là tất yếu. Cuộc cạnh tranh có lợi cho người gửi tiền, có lợi cho cả người vay vốn, tác động mạnh mẽ tới việc củng cố và sắp xếp lại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Nhìn chung tình hình nói trên chỉ làm tăng tốc độ chu chuyển vốn trong nền kinh tế, thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh trong xã hội.
2.4. Cạnh tranh thông qua lãi suất cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.( NHNN điều hành theo lãi suất cơ bản từ 2/8/2000 ).
Mặc dù nhu cầu vốn khẩn trương, sức ép tăng lãi suất rất lớn, nhưng dự đoán Ngân hàng Nhà nước sẽ không tăng mức lãi suất cơ bản, không tăng lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu; Do đó lãi suất cho vay của các NHTM trong các tháng cuối năm sẽ không tăng lên, tất nhiên là có điều chỉnh chút ít, nhưng chỉ xoay quanh mức lãi suất cơ bản.
2.4.1. Chiến thuật cạnh tranh khá linh hoạt trong hoạt động cho vay vốn của các Ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, ở khu vực thành thị, các ngân hàng, thường chào lãi suất cho vay ở mức 0,7%/tháng. Nhưng với các khách hàng có số lượng vay lớn thì được hưởng 0,6%/tháng. Cuộc cạnh tranh lãi suất chỉ diễn ra mạnh ở những thị trường có độ nhạy cảm lãi suất cao, mật độ các doanh nghiệp hoạt động lớn. Riêng các ngân hàng nước ngoài có chiến thuật cạnh tranh độc đáo hơn. Do bị giới hạn ở trạng thái VND và khả năng huy động vốn bằng VND từ khu vực dân cư của các ngân hàng này gặp khó khăn nên họ thường cho vay “chớp nhoáng” trên thị trường liên ngân hàng. Chiến lược này nhằm xâm nhập vào thị trường các doanh nghiệp trong nước mà trước đây họ chỉ tập trung vào các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Hiện tại, các ngân hàng nước ngoài vay hoặc nhận tiền gửi có kỳ hạn của các ngân hàng khác trên thị trường liên ngân hàng có kỳ hạn ngắn với lãi suất khoảng 4,8% - 5,5%/năm hoặc cao hơn một chút hoặc tương đương với 0,39% - 0,45%/tháng. Như vậy các ngân hàng này sẽ chào khách hàng với lãi suất 5,5% - 6%/năm hoặc tương đương 0,45% - 0,6%/tháng, trong thời hạn ngang bằng với thời hạn mà họ nhận được tiền gửi có kỳ hạn hoặc vay từ các ngân hàng khác. Đặc biệt đối với các doanh nghiệp xuất khẩu, họ chào lãi suất thấp tương đương với đi vay. Song phải kèm theo điều kiện ràng buộc chặt chẽ. Bộ chứng từ của giá từ lô hàng xuất khẩu phải thanh toán qua họ. Làm như vậy , các ngân hàng này vừa tạo thêm được khách hàng vừa có nguồn ngoại tệ mua được.
Cạnh tranh lãi suất cho vay, bằng ngoại tệ cũng diễn ra không kém phần gay gắt. Hiện nay, lãi suất phổ biến ở mức 6,5%/năm. Tuy nhiên các ngân hàng có giá vốn thấp sẽ hạ lãi suất xuống tới mức 6%/năm thậm chí còn thấp hơn. Nếu so sánh với lãi suất gửi trên thị trường tiền tệ quốc tế thì lãi suất qua đêm của đồng USD đến nay là 6%/năm, 3 tháng là 6,22%/năm, thì cho vay chỉ ở mức tương đương. Song các ngân hàng vẫn lựa chọn cho vay mặc dù có mức độ rủi ro cao hơn nhiều.
2.4.2. Hiện tượng “gậy ông đập lưng ông” trong cạnh tranh thông qua lãi suất cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt nam hiện nay.
Giảm mạnh lãi suất cho vay lại ảnh hưởng lớn đến hoạt động ngân hàng. Chỉ có các ngân hàng có lợi thế cạnh tranh cao (giá vốn đầu vào thấp), sẽ chịu ít thiệt hại so với các ngân hàng thương mại có giá vốn đầu vào tương đối cao hơn. Như vậy, chính các ngân hàng cho vay trên thị trường liên ngân hàng vớilãi suất thấp là “gậy ông đập lưng ông”, bị các ngân hàng nước ngoài cạnh tranh trở lại. Tình hình này nếu kéo dài sẽ làm yếu hệ thống ngân hàng.
Lãi suất quá thấp còn dẫn đến quyết định đầu tư của các chủ đầu tư nóng vội, tràn lan và ngân hàng cũng muốn tăng khả năng giải ngân vốn, nguy cơ nợ quá hạn có thể đe doạ. Các ngân hàng cạnh tranh với lãi suất thấp khiến cho một số doanh nghiệp thực hiện hành vi đảo nợ, đặc biệt khách hàng làm ăn kém hiệu quả sẽ che đậy nguy cơ thua lỗ của mình. Thị trường tín dụng có thể bị lũng loạn, mối quan hệ giữa ngân hàng với khách hàng bị phá vỡ. Có thể nói đây là chiến lược phá giá của các ngân hàng nước ngoài nhằm mục đích xâm nhập vào thị phần các doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân mà trước đây họ đã bỏ ngỏ.
2.4.3. Đánh giá chung về cạnh tranh thông qua lãi suất cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.
Như chúng ta đã biết, từ ngày 5 tháng 8/2000. Ngân hàng Nhà nước chuyển sang điều hành theo lãi suất cơ bản, với mức quy định là 0,75% đối với nội tệ, và các NHTM được phép cho vay với biên độ dao động từ 0,3% - 0,5%/tháng xoay quanh mức lãi suất cơ bản đó. Trong những tháng qua, tuỳ theo đối tượng khách hàng, kỳ hạn vay mà các NHTM cho vay với lãi suất cụ thể khác nhau. Đối với Doanh nghiệp Nhà nước và khách hàng có uy tín, lãi suất cho vay chỉ là 0,75%/tháng và thấp hơn, các đối tượng khách hàng khác lãi suất cho vay cũng chỉ xoay quanh mức 0,75-1,0% /tháng.
Việc tăng lãi suất huy động không gây nên sức ép làm tăng lãi suất cho vay bởi vì tuy nó có làm thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất đầu vào làm cho thu nhập thấp hơn, nhưng trong thời buổi cạnh tranh hiện nay, giữa đông đảo các NHTM, kể cả ngân hàng nước ngoài, thì các NHTM đành phải chấp nhận sự thu hẹp đó. Bên cạnh đó, chỉ số giá cả tiêu dùng trên thị trường xã hội trong cả nước vẫn ở mức thấp. Do đó không có cơ sở để tăng lãi suất cơ bản, tăng lãi suất cho vay trong thời gian tới. Những diễn biến về lãi suất và tiền tệ nói trên cũng cho thấy nền kinh tế nước ta đang có những xu hướng chuyển động tích cực.
2.5. ảnh hưởng của cạnh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.
Trong điều kiện thị trường tiền tệ còn đơn sơ, ở nước ta rõ ràng là không thể tránh khỏi cạnh tranh về lãi suất. Các NHTM cạnh tranh với nhau thông qua lãi suất huy động vốn và cho vay vốn. Hoạt động này bên cạnh những mặt tích cực cũng còn có những mặt tồn tại và hạn chế. Vậy nội dung cụ thể của nó là:
2.5.1. Mặt tích cực (ảnh hưởng tích cực).
Một là: Do các NHTM cạnh tranh về lãi suất, nên lãi suất cho vay giảm thấp, chi phí của các dự án sản xuất kinh doanh vì thế sẽ thấp đi, hiệu quả sẽ tăng lên. Điều đó sẽ kích thích các doanh nghiệp và cá nhân tích cực triển khai nhiều dự án sản xuất kinh doanh hơn. Và như vậy, sẽ tăng cầu về tín dụng, là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Hai là: Các NHTM cạnh tranh về lãi suất cho vay nhưng cũng đồng thời phải cạnh tranh về lãi suất huy động vốn để giữ vững, tăng trưởng nguồn vốn nhằm đáp ứng nhu cầu tín dụng. Song, mục tiêu cuối cùng của các NHTM là lợi nhuận và việc cạnh tranh cũng nhằm tăng thêm hoặc ổn định thu nhập của ngân hàng. Vấn đề này buộc các NHTM phải chú ý nghiên cứu, thực hiện những biện pháp để tiết kiệm các chi phí, nâng cao năng suất và hiệu quả lao động, mở rộng và phát triển các dịch vụ ..v.v.Điều đó sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các doanh nghiệp, dân chúng và xã hội đồng thời tăng thêm sức mạnh cho các NHTM.
Ba là: Trong môi trường cạnh tranh để tồn tại và phát triển, các ngân hàng thương mại hoạt động không thể không tham gia và không nỗ lực phấn đấu ganh đua với các đối thủ của mình làm nâng cao sức cạnh tranh của NHTM. Điều này không chỉ có ý nghĩa đối với từng ngân hàng, mà còn là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả và an toàn hệ thống, là sự chuẩn bị cho quá trình hội nhập và cạnh tranh quốc tế ở khu vực và trên thế giới.
2.5.2. Những tồn tại và hạn chế của cạnh tranh lãi suất trong hoạt động huy động vốn và cho vay vốn của các Ngân hàng Thương mại Việt Nam hiện nay.
a) Những mặt còn tồn tại:
Thứ nhất là: Cạnh tranh lãi suất sẽ đưa đến tình trạng “Cá lớn nuốt cá bé” hoặc đưa các NHTM nhỏ, yếu đến tình trạng khó khăn, thua lỗ, phá sản, tạo ra các yếu tố làm cho thị trường tiền tệ dễ bị biến động.
Thứ nhì là: Cạnh tranh lãi suất dẫn đến nguy cơ làm giảm tiềm lực và sức mạnh của toàn bộ hệ thống ngân hàng. Hiện nay với tình trạng nợ quá hạn đang ở mức cao, lợi nhuận thấp, các NHTM chạy theo cạnh tranh về lãi suất sẽ làm cho nhiều ngân hàng lâm vào tình trạng thua lỗ kéo dài.
Thứ ba là: Mặt khác cạnh tranh lãi suất không những tạo ra sự thiếu bình đẳng trong hoạt động giữa các ngân hàng mà còn tạo ra nhiều kẽ hở cho các biểu hiện tiêu cực về kinh tế. Một số doanh nghiệp sẵn sàng chi các khoản phí ngoại giao để vay được vốn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35054.doc