Dưới sức hút của cuộc sống đô thị, hàng năm Hà Nội phải tiếp nhận, hàng vạn lao động từ nông thôn và các tỉnh đổ về đây để tìm việc làm, khiến cho Hà Nội đất đã chật, người đã đông nay càng thêm chật chội. Hà Nội lại là nơi tập trung nhiều các trường đại học, cao đẳng, THCN nên lại thêm sức ép do tập trung đông học sinh, sinh viên. Dân số quá đông kéo theo tình trạng môi trường, nước thải sinh hoạt, khói công nghiệp, tiếng ồn, rác thải trở thành một vấn đề nan giải.
Hàng loạt vấn đề đè lên vai khiến người Hà Nội dễ rơi vào tình trạng ngột ngạt, mệt mỏi, strees.Đây chính là lý do khiến cho nhu cầu du lịch cuối tuần chở nên thiết yếu.
49 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2243 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp và kiến nghị phát triển du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rên tạp chí “tâm sinh lý học của con người” năm 1943 đã đưa ra mô hình khái quát các nhu cầu của con người xếp theo thứ bậc sau (theo mô hình 1.a).
- Nhu cầu sinh lý (Physiological needs) : Nhu cầu về thức ăn, nước uống, ngủ, nghỉ ngơi (food, Water, shelter, rest)
- Nhu cầu về an toàn, an ninh cho tính mạng (Safety, Security, Freedom from fear and anxiety).
- Nhu cầu về hoà nhập và tình yêu (Belonging and love affection, giving and receining love).
- Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trọng (Self - esteem and esteem from others).
- Nhu cầu tự hoàn thiện (Self - actualication - personal growth self - fulfillment)
Sau đó, do sự phát triển không ngừng của xã hội nhu cầu của con người ngày càng trở lên phong phú hơn, đa dạng hơn và thang cấp bậc nhu cầu nhu
cầu của con người cũng được bổ sung thêm 2 thang bậc cho phù hợp (theo mô hình 1.b)
Hai thang đó là:
- Nhu cầu về thẩm mỹ, cảm nhận cái đẹp (Aesthetics, appreciation of beauty).
- Nhu cầu hiểu biết (Knowled ge and understanding).
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu hiểu biết
Nhu cầu về thẩm mỹ cảm nhận cái đẹp
Nhu cầu tự hoàn thiện
Nhu cầu về hoà nhập và tình yêu
Nhu cầu về an toàn an ninh cho tính mạng
Nhu cầu tự tôn trọng và được tôn trọng
Nhu cầu sinh lý
Nhu cầu về sinh lý
Nhu cầu tôn trọng
Mô hình 1.a
Mô hình 1.b
Các bậc thang nhu cầu theo lý thuyết nhu cầu của con người của A.Maslow năm 1943 và có bổ sung sau này.
Con người ta luôn có xu hướng muốn thoả mãn những nhu cầu ở thứ bậc cao hơn thì đã thoả mãn được những nhu cầu ở những thứ bậc thấp hơn. Điều đó cũng có nghĩa là càng những nhu cầu ở thứ bậc cao hơn, ngày càng có tầm quan trọng hơn đối với đời sống của mỗi con người. Song điều đó không có nghĩa những nhu cầu bậc thấp không quan trọng.
2. Khái niệm về nhu cầu du lịch.
Theo tuyên bố của La Hay về du lịch thì : Du lịch là một loại hoạt động của con người và xã hội hiện đại. Bởi lẽ du lịch trở thành một hình thức quan trọng trong việc sử dụng thời gian rỗi của con người, đồng thời là phương tiện giao lưu trong mối quan hệ của con người với con người.
Nhu cầu nghỉ ngơi du lịch và sự thay đổi của nó theo thời gian, không gian trở thành một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới quá trình ra đời và phát triển du lịch. Vì vậy khi xem xét các vấn đề có liên quan đến du lịch thì yếu tố chúng ta phải quan tâm hàng đầu là nhu cầu du lịch.
Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt, tổng hợp của con người, nhu cầu này được hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định mình, nhận thức, giao tiếp). Nó được biểu hiện ở ý muốn tạm rời nơi ở thường xuyên để đến với thiên nhiên, giải phóng khỏi sự căng thẳng tiến ồn, sự ô nhiễm môi trường ngày càng tăng tại thành phố để nghỉ ngơi, giải trí, tăng cường hiểu biết và phục hồi sức khoẻ.
Nhu cầu du lịch được khởi dựng và chịu ảnh hưởng đặc biệt của nền văn hoá công nghiệp. Khi trình độ sản xuất nâng cao các mối quan hệ của xã hội ngày càng hoàn chỉnh thì nhu cầu du lịch của con người ngày càng trở lên cấp thiết.
Nhu cầu du lịch ngày càng tăng lên cùng với sự gia tăng phúc lợi vật chất và trình độ văn hoá của người dân, đồng thời có liên quan đến sự gia tăng thời gian nhàn rỗi, sự phát triển dân số và tập trung dân cư, sự phát triển giao thông và an toàn xã hội. Nói một cách khác đây chính là các điều kiện cụ thể làm phát sinh và phát triển nhu cầu du lịch.
3. Các yếu tố phát sinh nhu cầu du lịch.
- Thời gian nhàn rỗi gia tăng :
Những năm gần đây nền kinh tế không ngừng tăng lên, cùng với nó là sự phát triển của khoa học công nghệ và việc áp dụng tối đa những ứng dụng tối đa những ứng dụng khoa học kỹ thuật vào công - nông - thương nghiệp và dịch vụ đã giải phóng sức lao động của con người. Điều này làm thời gian nhàn rỗi của người lao động tăng lên. Đặc biệt nước ta có quyết định của thủ tướng chính phủ về thực hiện chế độ tuần làm việc 40h, tăng thời gian nghỉ cuối tuần lên 2 ngày thứ 7, chủ nhật, áp dụng tù 2/10/1999 cho cán bộ công chức và người lao động trong cơ quan đơn vị hành chính tổ chức chính trị - xã hội.
Khoa học kỹ thuật phát triển đồng thời với sự có mặt của nhiều máy móc hiện đại trong đời sống sinh hoạt của các gia đình: máy giặt, máy hút bụi, máy rửa chén đĩa... giải phóng và tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức con người; chính vì vậy người phụ nữ ngày nay cũng có nhiều thời gian và điều kiện đi du lịch.
Điều dễ nhận thấy là khi thời gian nhàn rỗi tăng lên thì nhân dân cũng sẽ dành thời gian đi du lịch nhiều hơn vào dịp: các dịp lễ, ngày nghỉ cuối tuần.
- Điều kiện kinh tế phát triển :
Nền kinh tế phát triển là tiền đề cho sự phát triển của ngành du lịch. Nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống nâng cao; khi những nhu cầu về ăn, mặc, ở... được thoả mãn người dân sẽ có những nhu cầu cao hơn: tìm hiểu, học hỏi, thẩm nhận cái đẹp... từ đó nảy sinh tự nhiên nhu cầu du lịch.
Thu nhập bình quân trên người tăng lên thì khả năng chi trả cho những nhu cầu cũng tăng, vì thế khả năng chi trả cho nhu cầu du lịch cũng liên tục tăng.
Bảng 1: Tổng sản phẩm trong nước chia theo ngành 1999 – 2002
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm
1999
2002
Nông - Lâm - xây dựng
10374
132193
Công nghiệp - xây dựng
100004
241933
Dịch vụ
156171
231460
Tổng số
266550
605586
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
Bảng 2: Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực nhà nước do địa phương quản lý theo giá thực tế phân theo địa phương.
Đơn vị tính: Nghìn tỷ đồng
Năm
1995
2000
2001
2002
Sơ bộ 2003
Thu nhập bình quân/ người
359.1
651.5
738.3
817.4
972.3
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
- Yếu tố ý thích, nguyện vọng đi du lịch của người dân:
Theo kết quả nghiên cứu hành vi của người tiêu dùng do các nhà nghiên cứu tâm lý du lịch thì: Người tiêu dùng khi có sãn các nguồn tài lực: tiền bạc, thời gian,... họ sẵn sàng tìm kiếm mua dùng những sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi.
Với người đi du lịch, du lịch chính là cơ hội để tìm kiếm những kinh nghiệm sống, là cơ hội thoả mãn một số nhu cầu về vật chất và tinh thần, du lịch chính là nhu cầu bậc cao khi các nhu cầu khác được đáp ứng.
Khi đã có sẵn những nguồn tài lực nói trên cộng thêm các tác nhân kích thích: thông tin quảng cáo, gia đình, bạn bè, tập thể nơi mà cá nhân làm việc, kiến thức và kinh nghiệm về sản phẩm của bản thân… sẽ hình thành ý thích, nguyện vọng, mong muốn được đi du lịch trong người dân. Du lịch sẽ trở thành nhu cầu thường xuyên, tất yếu.
- Yếu tố sức khoẻ :
Những năm gần đây, nền kinh tế nước ta phát triển, chất lượng cuộc sống trong nhân dân không ngừng nâng cao, vấn đề sức khoẻ dân số trở thành một trong những mối quan tâm hàng đầu của xã hội. Song song với vấn đề dinh dưỡng bữa ăn, vấn đề chăm sóc sức khoẻ nhân dân hết sức được chú trọng. Hệ thống các cơ sở y tế, bệnh viện, phòng khám không ngừng đặt ở những khu chung cư tập trung mà còn có mặt tại các điểm du lịch.
Khi con người có sức khoẻ họ mới mong muốn di du lịch để khám phá, tận hưởng và thoả mãn các nhu cầu. Và cũng chính hoạt động du lịch sẽ làm phục hồi sức khỏe, sức lao động cho người dân (du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh).
4. Các yếu tố tác động đến nhu cầu du lịch và du lịch cuối tuần.
- Do khả năng tài chính :
Để có thể đi du lịch cần có thời gian rỗi và ý chí (ý thích, nguyện vọng) nhưng để tiêu dùng du lịch cần phải có những phương tiện vật chất, khả năng tài chính đầy đủ. đó là điều kiện cần thiết để biến nhu cầu du lịch thành cầu du lịch, tức là nhu cầu có khả năng thanh toán chi trả (trong hoạt động du lịch tiền của khách du lịch là vấn đề số một). Các nhà nghiên cứu cho thấy: khi thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu du lịch tăng.
- Do ảnh hưởng từ bạn bè đồng nghiệp :
Ấn tượng về một tour du lịch, về sản phẩm và dịch vụ du lịch, về giá cả, về điểm du lịch... rất dễ trở thành kinh nghiệm được truyền đạt vời người tiêu dùng du lịch. Trong một tập thể, một nhóm bạn thân, cơ quan mà cá nhân làm việc chỉ cần một cá nhân truyền đạt lại những ấn tượng tốt về một tour hay một điểm du lịch nó sẽ nhanh chóng lan sang các thành viên khác, sẽ kích thích trí tò mò và mong muốn đi du lịch của cả tập thể. Mặt khác đi du lịch sẽ tạo điều kiện kết thân, củng cố tình bạn bè, tình đồng nghiệp trong một nhóm người, một cơ quan với nhau và tạo các mối quan hệ mới với các khách du lịch khác. Vì vậy yếu tố bạn bè có tác động khá lớn tới nhu cầu du lịch và du lịch cuối tuần.
- Do thị hiếu, do mốt :
Trong cùng một thời gian, một hoạt động một hiện tượng đi du lịch được nhiều người trong xã hội thực hiện đôi khi sẽ kích thích người này bắt trước người kia có những nhu cầu du lịch được nảy sinh do thị hiếu, do mốt.
- Do trình độ dân trí :
Trình độ văn hoá của cộng đồng được nâng cao thì nhu cầu đi du lịch của người dân ở đó tăng lên rõ rệt; dân cư ở đó sẽ hình thành ngày càng rõ thói quen di du lịch
Khi dân trí ở địa phương có điểm du lịch cao thì cách ứng xử, cách phục vụ du lịch sẽ lịch sự hơn, trọn vẹn hơn, làm hài lòng khách du lịch. Thái độ ứng xử của dân cư địa phương để lại trong khách là rất quan trọng, nó sẽ quyết định tới việc ra đi mãi mãi hay trở lại của khách du lịch.
Chương II
THỰC TRẠNG VỀ DU LỊCH CUỐI TUẦN Ở HÀ NỘI
I. Khái quát về Hà Nội.
Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, một vùng đồng bằng phù sa nổi tiếng trù phú. Vị trí của Hà Nội giới hạn trong khoảng từ 20053’ đến 21023’ vĩ độ bắc và 105044’ đến 106002’ kinh độ đông. Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh: Thái Nguyên ở phía Bắc; Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên ở phía Đông; Hà Tây ở phía Nam, và Vĩnh Phúc ở phía Tây. Diện tích của Hà Nội là 918,46 Km2, nơi kéo dài nhất từ Bắc xuống Nam thành phố kéo dài trên 50 Km, còn nơi rộng nhất từ tây sang đông là gần 30 Km. Về mặt hành chính, Hà Nội bao gồm 9 quận nội thành, chiếm diện tích 84,06 km2 (khoảng gần 92% diện tích toàn thành phố) và 5 huyện ngoại thành với diện tích khoảng 834,4 km2 (chiếm 90,8% diện tích toàn thành phố).
Hà Nội có vị trí địa lý - chính trị quan trọng, có ưu thế đặc biết so với các địa phương khác trong cả nước. “Hà Nội là trung tâm đầu não về chính trị, văn hoá, khoa học kỹ thuật, đồng thời là trung tâm lớn về kinh tế, một trung tâm giao dịch quốc tế của cả nước”.
Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta. Từ Thủ đô đi đến các thành phố, thị xã của vung Bắc Bộ cũng như của cả nước bằng đường bộ, đường sắt, đường hàng không và đường thuỷ đều rất dễ dàng và thuận tiện.
Đây chính là những yếu tố gắn bó chặt chẽ Thủ đô với các trung tâm khác trong cả nước và tạo điều kiện thuận lợi để Hà Nội tiếp nhận kịp thời các thông tin, thành tựu và khoa học - kỹ thuật cuả thế giới, tham gia quá trình phân công lao động quốc tế, khu vực hội nhập vào quá trình phát triển năng động của khu vực Đông Á - Thái Bình Dương.
Hà Nội giữ vai trò trung tâm lớn nhất Bắc Bộ, có sức hút khả năng lan toả rộng lớn, tác động trực tiếp tới quá trình phát triển của toàn vùng.
Ngày 17/7/1999, Hà Nội đã vinh dự là một trong 5 thành phố trên thế giới được UNESSCO - tổ chức giáo dục, khoa học và văn hoá của Liên Hợp Quốc trao tặng giải thưởng thành phố vì hoà bình. Đó cũng là niềm tự hào của người dân Hà Nội nó riêng và Việt Nam nói chung.
II. ĐIỀU KIỆN ĐỂ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN NHU CẦU DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA HÀ NỘI.
1. Sự tăng trưởng kinh tế của Hà Nội.
Thủ đô Hà Nội - trung tâm kinh tế văn hoá của Việt Nam đang từng bước phát triển cùng với sự đi lên của cả nước. Hà Nội đã và đang trở thành một trung tâm kinh tế với sự phát triển đa dạng cả công nghiệp xây dựng, thương mại, dịch vụ, nông nghiệp các ngành nghề truyền thống. Kinh tế Hà Nội đang mạnh đang vươn ra thị trường thế giới.
Về công nghiệp, Hà Nội là một trung tâm với trên 273 cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước trên địa bàn, trong đó có khoảng 169 cơ sở sản xuất công nghiệp trung ương và 106 cơ sở sản xuất công nghiệp nhà nước địa phương. Khoảng 14940 cơ sở sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước.
Một số ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm có tốc độ tăng trưởng rất nhanh như ngành sản xuất thực phẩm và đồ uống, sản xuất đồ da, giầy dép, may mặc, in...
Trong nông nghiệp, nhờ có định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp phát triển toàn diện đã cung cấp đầy đủ lương thực, thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã chế biến. điều này thực sự tạo điều kiện thuận lợi cho khách du lịch.
Bảng 3: Số doanh nghiệp tại thời điểm 31/12/2002 phân theo quy mô vốn và phân theo địa phương (khu vực Hà Nội)
Số vốn (tỷ đồng)
Số doanh nghiệp
Dưới 0,5
2278
Từ 0,5 đến dưới 1
1729
Từ 1đến dưới 5
3247
Từ 5 đến dưới 10
725
Từ 10 đến dưới 50
913
Từ 50 đến dưới 200
408
Từ 200 đến dưới 500
97
Từ 500 trở lên
63
Tổng số
9460
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
Với vị trí thủ đô, trong những năm qua Hà Nội không những là nơi thu hút được nhiều vốn đầu tư trong nước mà còn là trung tâm thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hà Nội đã thu hút hàng trăm dự án đầu tư nước ngoài với số vốn khoảng 2 tỷ USD từ đó thúc đẩy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Nội. 2.Thu nhập chất lượng cuộc sống người dân Hà Nội ngày càng tăng cao.
Nền kinh tế phát triển không ngừng đã đem lại hàng hoá đa dạng, phong phú, thuận lợi cho du lịch mà còn góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Khi thu nhập tăng thì khả năng chi trả cho những nhu cầu về du lịch của người dân cũng tăng. Chỉ có những người có khả năng chi trả mới làm tăng sức mua đối với một sản phẩm.
Bảng 4: Thu nhập bình quân hàng tháng của lao động khu vực nhà nước do địa phương quản lý theo giá thực tế phân theo địa phương.
Đơn vị: Nghìn đồng
Năm
Khu vực
1995
2000
2001
2002
Sơ bộ 2003
Cả nước
359,1
651,5
738,3
817,4
972,3
Hà Nội
373,9
610,5
721,3
832,8
919,7
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
Bảng 5: Thu nhập bình quân đầu người một tháng năm 2001 - 2002 theo giá trị thực tế phân theo 5 nhóm thu nhập và phân theo địa phương.
Đơn vị: Nghìn đồng.
Khu vực
Bình quân chung
Trong đó
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 3
Nhóm 4
Nhóm 5
Cả nước
356,1
107,7
178,3
251,0
370,5
872,9
Hà Nội
621,0
204,5
368,4
499,8
672,8
1360,5
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
Thu nhập bình quân trên người tăng, chất lượng cuộc sống sẽ tăng cao; người dân có khả năng chi trả cho những nhu cầu cao hơn trong cuộc sống; y tế, giáo dục, nghỉ ngơi, giải trí...
Đánh giá về chất lượng cuộc sống của nhân dân thì y tế và giáo dục là những nhân tố rất quan trọng.
Bảng 6: Trực thuộc sở y tế Hà Nội (31/12/2003)
Tổng số
Trong đó
Bệnh viện
Phòng khám
Bệnh viện điều dưỡng và phục hồi chức năng
Trạm y tế, xã, phường công an Hà Nội
4269
3390
35
704
(Nguồn: Niên giám thống kê 2003)
Hệ thống giáo dục của Hà Nội rất hoàn thiện so với cả nước.
Theo nguồn niên gián thống kê 2003, số trường phổ thông tại thời điểm 30/9/2003 ở Hà Nội là.
- Tổng số là 596 truờng.
- Tiểu học là 271 trường
- Trung học cơ sở là 225 trường
- Trung học phổ thông là 97 trường
- Phổ thông cơ sở là 39 trường
- Số sinh viên Đại học và Cao đẳng năm 2003 ở Hà Nội: 43995 người.
- Số học sinh trung học chuyên nghiệp năm 2003 ở Hà Nội: 41617 người.
3. Thời gian nhãn rỗi gia tăng
Chế độ làm việc 40h /tuần được thực hiện đã làm tăng thời gian nghỉ cuối tuần trong 2 ngày là thứ 7, chủ nhật cho người lao động. Như vậy ngày nay không chỉ đi du lịch vào các dịp nghỉ lễ, nghỉ phép trong năm mà họ sẽ có thời gian đi du lịch thường xuyên hơn vào những ngày cuối tuần. Thời gian nhàn rỗi là điều kiện số một quyết định đến hành động đi du lịch.
4. Phương tiện giao thông ngày càng phát triển.
Những năm gần đây cùng với sự hoàn thiện và hiện đai hoá các loại đường sá, trong nội thành và các vùng phụ cận (đường bộ, sắt, thuỷ, không) là sự phát triển chóng mặt của các phương tiện giao thông: của nhà nước thì là sự tăng tốc của những chuyến tàu, tăng về số lượng và chất lượng của dịch vụ xe buýt; song song là sự ra đời của các dòng xe ô tô, xe máy... của các công ty liên doanh. Sự phong phú về chủng loại và giá cả đã thoã mãn được nhu cầu phương tiện đi lại cho người dân, điều này đã đơn giản hoá và thuận tiện, cơ động hoá nhu cầu đi du lịch cuối tuần của người dân. Người Hà Nội giờ đây có thể sử dụng dịp nghỉ cuối tuần này đi nhiều nơi hơn, xa hơn để du lịch bằng nhiều phương tiện: tàu hoả, xe máy, ô tô, xe đạp...
5. Sức ép của quá trình phát triển đô thị.
Tốc độ đô thị hoá nhanh, công nghiệp phát triển mạnh đã thay đôi bộ mặt của Thủ đô, nhưng mặt khác nó cũng mang theo những hậu quả nặng nề về môi trường, về sức khoẻ, tinh thần cho người Hà Nội.
Hà Nội là thành phố có số dân đông thứ hai sau Thành Phố Hồ Chí Minh, nhưng mật độ dân cư / km2 thì lớn nhất của cả nước. Đặc biệt dân cư tập trung đông ở khu vực nội thành. VD các quận Đống Đa, Hoàn Kiếm, Ba Đình.
Bảng 7: Mật độ dân cư Hà Nội chia theo đơn vị hành chính
Diện tích
Dân số
Mật độ dân số
{ km }
{ nghìn người }
{ người/ km2 }
1. Nội thành
84,06
1446,4
17207
Ba Đình
9,3
202,7
21779
Tây Hồ
23,94
92,7
3874
Hoàn Kiếm
5,29
171,4
32339
Hai Bà Trưng
14,5
356,5
24589
Đống Đa
9,94
336,0
33804
Thanh Xuân
9,13
154,6
16934
Cầu Giấy
11,96
132,5
11075
2. Ngoại thành
834,4
1265,2
1516
Sóc Sơn
306,5
145,0
799
Đông Anh
182,0
260,1
1429
Gia Lâm
172,9
340,2
1968
Từ Liêm
75,1
193,2
2573
Thanh Trì
79,9
226,7
2837
Tổng số toàn thành
918,46
2711,6
2952
(Nguồn:Nên giám thống kê 2003)
Dưới sức hút của cuộc sống đô thị, hàng năm Hà Nội phải tiếp nhận, hàng vạn lao động từ nông thôn và các tỉnh đổ về đây để tìm việc làm, khiến cho Hà Nội đất đã chật, người đã đông nay càng thêm chật chội. Hà Nội lại là nơi tập trung nhiều các trường đại học, cao đẳng, THCN nên lại thêm sức ép do tập trung đông học sinh, sinh viên. Dân số quá đông kéo theo tình trạng môi trường, nước thải sinh hoạt, khói công nghiệp, tiếng ồn, rác thải… trở thành một vấn đề nan giải.
Hàng loạt vấn đề đè lên vai khiến người Hà Nội dễ rơi vào tình trạng ngột ngạt, mệt mỏi, strees...Đây chính là lý do khiến cho nhu cầu du lịch cuối tuần chở nên thiết yếu.
III. THỰC TRANG DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA HÀ NỘI
Những năm gần đây, người Hà Nội đã hình thành thói quen nghỉ cuối tuần tại các điểm du lịch vui chơi giải trí công cộng, các nhà hàng trong nội thành hay ngoại vi với khoảng cách vài chục km. Nhu cầu du lịch cuối tuần có thể tăng giảm theo thời vụ du lịch và chịu tác động của các điều kiện kinh tế xã hội; song nhu cầu ấy khá ổn định và đang có su hướng tăng lên
.(xem bảng 8)
Bảng 8: Kết quả điều tra xã hội học về du lịch cuối tuần của người Hà Nội dầu năm 2003
Đơn vị: (% )
Nhóm người
Nhu cầu
Cán bộ hành chính sự nghiệp
Công nhân lao động
Học sinh sinh viên
Du lịch cuối tuần trong khoảng cách xa nơi ở > 40km
62
51
70
Vui chơi giải trí mua sẵn tại chỗ
12
23
3
Nghỉ ngơi tại chỗ
16
11
19
Thăm người bạn bè
10
7
7
Không có ý kiến
8
1
(Theo báo du lịch Việt Nam số 712004, TS Đinh Trung Kiên)
Dù kết quả điều tra này phản ánh chưa đầy đủ nhu cầu thực tế trong những ngày nghỉ cuối tuần của nguời Hà Nội, song nó cũng cho thấy nhu cầu du lịch cuối tuần là rất lớn với tỷ lệ chung vượt quá 50% số người được hỏi.
Trên thực tế, khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là thời điểm người Hà Nội đi du lịch cuối tuần đông nhất. Đây cũng là dịp nghỉ hè của học sinh, sinh viên, nên thành phần này chiếm số lượng đông đảo nhất. Họ thường đi theo nhóm, lớp, hội... Nhóm gia đình, công chức có số lượng sau học sinh - sinh viên. Các số lượng khách khác ít hơn. Vào những khoảng thời gian khác, việc đi du lịch cuối tuần không đều và rất ít người vào những tháng mùa đông giá lạnh.
Người Hà Nội thường đi du lịch cuối tuần ở Ba Vì Sơn Tây (Hà Tây), rồi đến Đồ Sơn (Hải Phòng), Bãi Cháy (Quảng Ninh) ở các địa phương phụ cận như: Bắc Ninh, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương, Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hoà Bình, khách du lịch cuối tuần từ Hà Nội đến còn rất ít.
3. Đánh giá về sự phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội
Người Hà Nội với đa số là cán bộ công chức, học sinh - sinh viên nên nhu cầu du lịch cuối tuần trong hiện tại và tương lai là rất lớn.
Một số địa phương như Tam Đảo (Vĩnh Phúc), Ba Vì - Sơn Tây (Hà Tây) là điểm đến khá hấp dẫn và quen thuộc mà đông đảo người Hà Nội khi đi du lịch cuối tuần lựa chọn. ở đó, các dịch vụ du lịch được đầu tư, được tổ chức tốt hơn hẳn so với các địa phương khác.
Trong tương lai nếu hệ thống giao thông vận tải, cơ sở hạ tầng tại điểm, trang thiết bị, môi trường, nước... tại điểm du lịch mà được cải thiện thì số lượng khác du lịch cuối tuần Hà Nội sẽ tăng thêm đặc biệt là những điểm: Đải lải, Bãi Cháy, Đồ Sơn, Côn Sơn, Hồ Núi Cốc, Quất Lâm, Cúc Dương... và sẽ phát triển những điểm mới có khoảng cách xa hơn. Trong tương lai du lịch cuối tuần của người Hà Nội sẽ trở thành tiềm năng rất hấp dẫn.
Tuy tỷ lệ nghiên cứu được từ nhu cầu du lịch cuối tuần của người Hà Nội là cao so với cả nước, nhưng so với các nước trong khu vực và thế giới thì tỷ lệ đó còn thấp. Du lịch cuối tuần chưa thực sự được coi là bình thường và diễn ra thường xuyên. Vấn đề đặt ra là người Hà Nội thiếu nơi đến cho khách du lịch cuối tuần phù hợp với nhu cầu, sở thích, khả năng chi trả của họ. Các địa danh du lịch nêu trên đã khá quen thuộc, nhưng chưa đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của hoạt động du lịch cuối tuần.
Những hình thức vui chơi giải trí hoặc thiếu vắng hoặc kém hấp dẫn; dịch vụ chưa phong phú, đa dạng. Mặt khác điều kiện ăn ở cũng chưa phù hợp cho các đối tượng khách cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng như môi trường cảnh quan.
Du lịch cuối tuần vừa là nhu cầu của người Hà Nội nói chung, vừa là định hướng phát triển của những địa phương gần Hà Nội để phát huy lợi thế của mình. Chính vì vậy cần đầu tư, khuyến khích phát triển mạnh hơn hoạt động này.
IV . MỘT SỐ ĐIỂM, CỤM DI TÍCH ĐỂ XÂY DỰNG TOUR PHỤC VỤ NHU CẦU DU LỊCH CUỐI TUẦN CỦA NGƯỜI HÀ NỘI
1. Một số điểm, cụm di tích lịch sử văn hoá.
1.1. Khu vực nội thành
VĂN MIẾU - QUỐC TỬ GIÁM :
Văn Miếu - Quốc Tử Giám là di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu hàng đầu về văn hoá bác học, đồng thời cũng là di tích kiến trúc cung đình gần như duy nhất còn lại trong kho tàng di tích - lịch sử văn hoá Hà Nội. Văn Miếu được xem như là dấu tích của trung tâm văn hoá Nho học, dấu tích của trường Đại Học đầu tiên ở nước ta.
HỒ HOÀN KIẾM
Đẹp như một đoá hoa giữa lòng thành phố, Hồ Hoàn Kiếm được bao quanh bởi các phố Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Hàng Khay dài khoảng 1800m. Với những rặng liễu thướt tha tóc rủ, mái đền, chùa cổ kính. Hồ Hoàn Kiếm là nơi hội tụ những truyền thuyết văn hoá, lịch sử của dân tộc.
Trên Đảo Ngọc cuả Hồ Hoàn Kiếm có ngôi Đền Ngọc Sơn được xây dựng từ thế kỷ 19. Bên nối vào ngôi đền là Tháp bút, trên thân tháp có tạc ba chữ “Tả Thanh Thiên” nói lên ý chí của con người chân chính, cầu Thê Húc “cong cong như con tôm” là lối dẫn từ phố bà triệu vào đảo Ngọc. Từ hồ ta có thể dạo chơi thăm khu phố cổ, Nhà hát lớn, Viện bảo tàng lịch sử, Bảo tàng cách mạng...
LĂNG CHỦ TỊCH
Khu vực Lăng Hồ Chủ Tịch với Lăng, Nhà Sàn, Viện Bảo Tàng, Chùa một cột, Quảng Trường Ba Đình. Khu vực này là một quần thể các di tích lịch sử cách mạng đặc biệt quan trọng của Thủ Đô. Nơi đây luôn giữ một dáng vẻ trang nghiêm hoà quện vào màu xanh ngát của rừng cây, hoa trái.
HỒ TÂY
Hồ Tây là một hồ lớn nhất Thủ Đô về phía Bắc nội thành, có mặt nước rộng hơn 500 ha, chu vi 12 km. Đây là khu di tích thăm quan lý tưởng, bạn có thể đi du thuyền dạo quanh một vòng hồ hoặc đi một vòng hồ hoặc đi thuyền buồm, chèo thuyền.
Xung quanh hồ là một quần thể các chùa, đền như chùa Trấn Quốc, chùa Kim Liên, chùa Táo Sách, Đền Quán Thánh, Phủ Tây Hồ, Làng Nghi Tàm, Nhật Tân và nhiều câu lạc bộ khác.
CÔNG VIÊN BÁCH THẢO
Nằm ở sau phủ chủ tịch, rộng khoảng 20ha. Nét đẹp của Bách Thảo là rừng cây, môi trường sinh thái tự nhiên, yên tĩnh, nghe rõ tiếng chim gù trên cây. Tới nơi đây ta có cảm giác mới lánh xa cảnh ồn ào nhộn nhịp của phố phường.
VƯỜN THỦ LỆ
Nằm ở phía tây nam thành phố, cách trung tâm 4km. Đây là một vùng có những gò đất nhấp nhô và một dải hồ kéo dài rộng 6ha với 5 khu trưng bày và 40 điểm thả động vật thuộc 4 lớp bao gồm 92 loài 1600 cá thể.
1.2. Khu vực ngoại thành phụ cận :
CHÙA HƯƠNG
Hương Sơn là một quần thể di tích với hệ thống các đền, chùa, hang động. Và những thắng cảnh rất ngoạn mục, được bao phủ trong màu xanh ngút ngàn của cây rừng và dãy núi đá vôi trùng điệp. Hương Sơn xứng đáng là một đại kỳ quan của đất nước. Nằm cách Hà Nội khoảng 70km về phía Tây Nam, Chùa Hương trở thành một điểm du lịch hấp dẫn với người Hà Nội.
CHÙA THẦY
Chùa Thầy thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Hà Tây, cách Hà Nội chưa đầy 20hm theo đường Láng Hoà Lạc đây là nơi tu hành và cũng là nơi chút xác của thiền sư Từ Đạo Hạnh. Chùa nằm trên núi phật tích hay còn gọi là núi Thầy. Chùa Thầy trở thành điểm du lịch hấp dẫn với nhiều đố tượng đặc biệt là học sinh, sinh viên.
CÔN SƠN - KIẾT BẠC
Di tích này nằm ở huyện Chí Linh, Hải Dương. Ngay từ thời trần, côn sơn là một trong 3 trung tâm cuat Thiên Phái Trúc Lâm. Mảnh đất này gắn bó với tên tuổi, s
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân Hà Nội.doc