Đề tài Giải pháp và một số kiến nghị phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam

Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu là những người Việt Nam có nhu cầu đi công tác, du lịch và học tập tại nước ngoài. Một phần khách hàng sử dụng thẻ là người nước ngoài đang công tác và làm việc tại Việt Nam, chiếm khoảng 10% tổng số. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng do các ngân hàng phát hành cũng có nhiều chuyển biến tích cực chủ yếu do nhu cầu thị trường, việc các ngân hàng đã khắc phục từng bước hiện trạng khó sử dụng thẻ tại các ATM và POS ở nước ngoài và đặc biệt là các thay đổi trong chính sách cấp phát tín dụng của các ngân hàng .

Nếu trước năm 2000, tổng doanh số sử dụng thẻ chỉ đạt dưới 200 tỷ VNĐ thì từ năm 2000 doanh số đã tăng trưởng lớn (xem biểu đồ). Chỉ trong vòng 5 năm, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đã tăng gấp hơn 5 lần

 

docx88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp và một số kiến nghị phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
u kết quả quan trọng. Tỷ lệ lạm phát đã có thời điểm lên tới 700% vào những năm 1980, nay đã được kiềm chế ở mức 6% vào năm 2000. Tăng trưởng kinh tế đạt trung bình gần 9% trong 3 năm 1995, 1996, 1997. Năm 1998 và 1999 do bị ảnh hưởng nghiêm trọng từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tề ở khu vực và tình hình thiên tai trong nước nên mức độ tăng trưởng GDP chỉ đạt trên dưới 5%. Tuy nhiên, hoạt động kinh tế có chiều hướng tốt đẹp trở lại vào năm 2000 với mức tăng GDP đạt 6,7%. Nhìn chung, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đã tăng 2 lần so với thập niên trước. Biểu đồ 2.1 MỨC TĂNG TRƯỞNG GDP QUA CÁC THỜI KỲ (Nguồn: Báo cáo thường niên Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 1995-2003) Thứ ba, thẻ ngân hàng xuất hiện trong điều kiện hệ thống ngân hàng Việt Nam được đổi mới cơ bản, cả về cơ cấu và phương thức hoạt động. Trước năm 1988, hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam được thực hiện do chỉ đạo chung của ngân hàng Nhà nước. Tuy nhiên, với thành quả của quá trình “đổi mới” nhằm thúc đẩy đầu tư trong nước và nước ngoài, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã dần phát triển đi đôi với việc hình thành các quy định khung về tài chính ngân hàng. Theo Quyết định số 53/HDBT ngày 26/3/1988, hệ thống ngân hàng một cấp đã được thay thế bằng hệ thống ngân hàng hai cấp bao gồm 4 ngân hàng thương mại quốc doanh (cấp 1) và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (cấp 2) với vai trò là ngân hàng trung ương. Năm 1990, Chính phủ đã tiến hành nhiều chính sách cải cách ngân hàng Việt Nam. Các bộ phận khác của hệ thống ngân hàng- các ngân hàng cổ phần, ngân hàng liên doanh, văn phòng đại diện và chi nhánh ngân hàng nước ngoài - lần lượt được thành lập sau năm 1990, khi mà các điều luật cho phép hoạt động được thông qua. Cho tới nay, đã có 4 ngân hàng thương mại quốc doanh, 43 ngân hàng thương mại cổ phần, 4 ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, 53 văn phòng đại diện các ngân hàng nước ngoài và 153 quỹ tín dụng nhân dân đang hoạt động. Về hoạt động trong những năm 1990, nhìn chung mức độ phát triển của hệ thống tài chính của Việt Nam tương đối thấp so với các nước trong khu vực. Tỷ lệ tiền gửi / GDP của Trung Quốc, Indonexia và Philippine tương ứng là 60%, 50% và 43%. Trong khi tỷ lệ tín dụng /GDP của họ tương ứng là 106%, 58% và 85%. Tín dụng ngân hàng so với GDP tăng từ 13% lên 25% và tiền gửi GDP tăng từ 10% lên 20%. Đồng thời có một sự giảm sút đáng kể về tỷ trọng tín dụng của khu vực doanh nghiệp nhà nước từ 90% xuống 48%. Do các thành phần khác được tham gia vào hệ thống ngân hàng giảm xuống còn 80%. Có 4 nhiệm vụ cần hoàn thành của chính sách đổi mới ngân hàng là: tiến hành việc hội nhập nhanh chóng vào cơ chế thị trường nhằm xác định và ra quyết định cuối cùng về hệ thống cũng như chính sách liên quan; đưa ra kế hoạch huy động và sử dụng vốn trên thị trường vốn; hiện đại hóa công nghệ ngân hàng là bước đầu tiến đến việc quốc tế hóa hoạt động ngân hàng và đặc biệt là nâng cao khả năng quản lý của các tổ chức tài chính. Trong 4 nhiệm vụ trên thì hiện đại hóa hệ thống ngân hàng Việt Nam đang là một vấn đề hết sức bức thiết. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đang đòi hỏi một sự hỗ trợ tạo ra một lực mới nhằm đáp ứng những thách thức mới trong quá trình tự do hóa thương mại. Nhìn chung, do đòi hỏi của nền kinh tế và yêu cầu hội nhập quốc tế, đời sống kinh tế xã hội cũng như hoạt động của hệ thống ngân hàngViệt Nam ngày càng hoàn thiện và đó là cơ sở vững chắc cho việc xuật hiện tất yếu của thẻ ngân hàng tại Việt Nam. 2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN THẺ TẠI VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.2.1. Sự ra đời và phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam Hoạt động thanh toán thẻ xuất hiện tại Việt Nam từ những năm 90, khi khách du lịch đến Việt Nam và mang theo thẻ tín dụng quốc tế: Visa, Mastercard, Amex, JCB, Diners Club….Các ngân hàng cung cấp dịch vụ rút tiền bằng thẻ tín dụng đầu tiên là Vietcombank mở đầu cho ngành kinh doanh thẻ tại Việt Nam. Có thể chia hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam làm 2 giai đoạn: 2..2.1.1. Giai đoạn 1990-1996: Phát triển hoạt động chấp nhận thẻ Hoạt động thanh toán thẻ tại Việt Nam thời kỳ này chủ yếu là chấp nhận thẻ với vai trò gần như chủ đạo của VCB. Năm 1990, với vai trò trở thành ngân hàng đầu tiên duy nhất chấp nhận thanh toán thẻ tín dụng quốc tế Visa tại Việt Nam thông qua hợp đồng đại lý với ngân hàng BFCE Singapore, VCB đã là ngân hàng tiên phong mở đường cho sự phát triển của một phương thức thanh toán hiện đại nhất tại Việt Nam lúc bấy giờ. Tiếp nối thành công với thẻ Visa, VCB liên tiếp ký hợp đồng làm đại lý thanh toán các loại thẻ tín dụng phổ biến khác với các đối tác nước ngoài, như thẻ MasterCard với công ty tài chính MBF, Malaysia ( năm 1991), thẻ JCB với công ty thẻ JCB của Nhật Bản ( năm 1993), thẻ Amex với công ty thẻ American Express, Hồng Kông ( năm 1994) và đồng thời phát hành thẻ thanh toán Vietcombank (SmartCard) với công nghệ “chip” vào năm 1993. Tuy nhiên thẻ Smart Card không gặp được sự hưởng ứng của công chúng vì khi đó điều kiện kinh tế của Việt Nam còn chưa phát triển, tài khoản tiền gửi cá nhân chưa nhiều,chỉ tập trung vào một số đối tượng có thu nhập cao, mặt khác các cơ sở chấp nhận thẻ chưa phổ biến nên thẻ thông minh không được sử dụng rộng rãi để thanh toán hàng hóa, dich vụ mà chủ yếu là để rút tiền mặt. Kết quả là, thẻ thanh toán này chỉ được chấp nhận trong phạm vi hạn chế tại các máy giao dịch tự động của VCB, mà hệ thống này sau khi triển khai tỏ ra hoạt động kém hiệu quả, gặp nhiều hỏng hóc và chỉ được hoạt động trở lại vào năm 1999 khi thị trường thẻ Việt Nam đã bước sang một giai đoạn khác. Nhìn chung thời kỳ này là giai đoạn VCB chiếm ưu thế tuyệt đối trong kinh doanh thẻ với thị phần chiếm giữ 100% và mức tăng trưởng doanh số đạt mức trên 200% từ năm 1991 tới 1994. Tuy nhiên, sau đấy thị phần của VCB đã bị giảm sút khi có sự tham gia của một vài ngân hàng nước ngoài có điều kiện đầu tư máy giao dịch tự động như ANZ, HSBC. Vào năm 1995 thị phần thanh toán thẻ của VCB giảm xuống còn 80% đối với thẻ Visa, 75% đối với thẻ MasterCard khi có thêm ACB tham gia vào thị trường. Năm 1996 với việc xuất hiện thêm 3 NH nữa, thị phần của VCB chỉ còn 69% và 60% cho các loại thẻ tương ứng kể trên. 2.2.1.2. Giai đoạn 1996 - đến nay: Hoạt động phát hành và chấp nhận thẻ Năm 1993, VCB đã ứng dụng công nghệ thẻ “thông minh” phát hành thẻ ngân hàng “Smart Card” đầu tiên tại Việt Nam. Mặc dù loại thẻ này không phát huy được hiệu quả kinh tế và buộc phải ngừng phát hành vào năm 1999, sự ra đời của thẻ thông minh là bước thử nghiệm vô cùng quan trọng cho việc chính thức phát hành thẻ tín dụng quốc tế Visa và Mastercard ở giai đoạn sau đó. Tháng 4 năm 1996, 4 ngân hàng là Vietcombank, Á Châu, Eximbank và FirstVina Bank (nay là Chohung Vina Bank) trở thành những thành viên chính thức đầu tiên của Mastercard tại Việt Nam. Đây là điểm mốc đánh dấu bước tiến triển đầu tiên của thị trường thẻ Việt Nam và cũng là điểm mốc chấm dứt tư cách ngân hàng đại lý thanh toán thẻ Mastercard của các ngân hàng Việt Nam cho bên nước ngoài thứ ba. Chiếc thẻ tín dụng quốc tế đầu tiên do ngân hàng Việt Nam phát hành là thẻ Vietcombank Master Card ( tháng 4 năm 1996) và sau đó là thẻ ACB – Mastercard xuất hiện vào quý 3 năm 1996. Sau khi VCB và ACB được Visa International kết nạp là thành viên chính thức trên hai phương diện phát hành và thanh toán thẻ năm 1996, thì cũng là lúc VCB chính thức phát hành thẻ Vietcombank Visa, và ngày 15/10/1997, ACB cũng cho ra đời ACB- VISA. Do nhận thức được thị trường thẻ của Việt Nam còn đang trong thời kỳ khai phá đầu tiên, một số ngân hàng là thành viên đi tiên phong trên thị trường đã tìm cách hợp tác tương trợ lẫn nhau để cùng tồn tại, tích lũy kinh nghiệm, học hỏi và phát triển. Chính vì vậy ngày 16/8/1996, Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam (VBCA) đã chính thức ra đời với tôn chỉ hợp tác cùng có lợi để phát triển thị trường thẻ tại Việt Nam. Hội đã đặt những nền móng cơ bản đầu tiên cho việc VCB ban hành quy chế chính thức về phát hành, sử dụng thanh toán thẻ ngân hàng sau này. Các ngân hàng thành viên Hội cũng đã thông qua việc tránh cạnh tranh không lành mạnh bằng cách hạ phí thanh toán đối với các cơ sở chấp nhận thẻ mà cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ và hệ thống công nghệ. Mức phí thanh toán tối thiểu được thống nhất áp dụng chung cho các cơ sở chấp nhận thẻ là 2.5%. Năm 1998, thương hiệu thẻ Diners Club được ngân hàng liên doanh Indovina đưa vào thanh toán tại thị trường Việt Nam. Như vậy, tất cả các thương hiệu thẻ quốc tế thông dụng nhất: Visa, Mastercard, JCB, Amex và Diners Club đều được chấp nhận tại Việt Nam. Vào cuối năm 1999 trở lại đây, thị trường thẻ thanh toán Việt Nam bắt đầu có dấu hiệu phát triển sôi động với ngày càng nhiều các ngân hàng tham gia vào lĩnh vực dịch vụ này. Bên cạnh thẻ tín dụng quốc tế, thị trường thẻ thanh toán của Việt Nam còn cho ra đời hàng loạt các sản phẩm mới khác như: thẻ ghi nợ quốc tế, thẻ tín dụng nội địa, thẻ ghi nợ nội địa. Ngày 19/10/1999, văn bản chính thức đầu tiên ban hành các quy định cho lĩnh vực này đã ra đời, đó là Quyết định 371/1999/QĐ- NHNN1 quy định việc phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng.Có thể nói thị trường thẻ của Việt Nam đã được hình thành và hoạt động đầy đủ. 2.2.2. Thực trạng hoạt động phát hành thẻ tại các Ngân hàng thương mại Việt Nam 2.2.2.1.Thực trạng phát hành thẻ tín dụng Theo phân tích trên đây , các ngân hàng Việt Nam có thể phát hành cả thẻ tín dụng nội địa và thẻ tín dụng quốc tế .Việc phát hành thẻ tín dụng quốc tế đánh dấu bước thay đổi căn bản của thị trường thẻ Việt Nam . Tuy nhiên, hiện nay chỉ có ba ngân hàng chính thức được phép hành thẻ tín dụng quốc tế là VCB, Á Châu và Eximbank. Eximbank chỉ mới phát hành thẻ MasterCard từ năm 2000. NH Á Châu và VCB phát hành hai loại thẻ hàng đầu thế giới : Visa và MasterCard. Riêng VCB độc quyền phát hành cả thẻ Amex. Sau đây là tình hình phát hành thẻ tín dụng quốc tế tại thị trường Việt Nam theo con số của Hội ngân hàng thanh toán thẻ VN tháng 11/2004. ( Nguồn: Báo cáo tổng kết Hội các ngân hàng thanh toán thẻ VN tháng 11.2004) Nhìn vào biểu đồ ta thấy, mặc dù tốc độ tăng trưởng số lượng thẻ tín dụng quốc tế là tương đối lớn (đặc biệt là thẻ Visa vì khách hàng không phải chuyển đổi ngoại tệ khi tiêu dùng ở nước ngoài) nhưng con số 76.000 thẻ tín dụng quốc tế ở một thị trường 80 triệu dân vẫn là một con số quá khiêm tốn . Theo con số thống kê của Vụ chính sách tiền tệ ngân hàng Nhà nước Việt Nam thì thẻ tín dụng quốc tế chiếm khoảng 37% tổng số thẻ do các ngân hàng trong nước phát hành . Đứng về thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế mà nói thì ACB tỏ ra chiếm vị thế hơn cả trên thị trường và chiếm thị phần khá lớn vượt lên VCB,mặc dù VCB có lợi thế rất lớn về quy mô và ưu thế . Ta có thể nhìn vào biểu đồ thị phần phát hành thẻ tín dụng quốc tế sau đây để minh hoạ . Biểu đồ 2.3 THỊ PHẦN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ DO NHTM VIỆT NAM PHÁT HÀNH NĂM 2004 (Nguồn: Báo cáo tổng kết Hội các ngân hàng thanh toán thẻ VN tháng 11.2004) Xét về mặt nội dung, ta có thể trình bày một số đặc điểm chính của thẻ tín dụng ACB và VCB qua bảng sau: Bảng 2.1 SO SÁNH MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA THẺ TÍN DỤNG ACB VÀ VCB Đặc điểm thẻ Thẻ VCB Thẻ ACB Loại thẻ Thẻ thường/ Thẻ vàng Thẻ thường /Thẻ vàng Hạn mức tín dụng Thẻ thường: 10-50 triệu đồng Thẻ vàng: 50-90 triệu đồng Thẻ thường: 10-40 triệu đồng Thẻ vàng: 40- 50 triệu đồng Thời gian ân hạn Từ 16 đến 45 ngày Từ 16 đến 45 ngày Số tiền ký quỹ 125 - 200% hạn mức tín dụng 125% chỉ áp dụng cho người cư trú tại Hà Nội và TP HCM. 110% hạn mức tín dụng Lãi suất tín dụng 0,73% một tháng 150% của 0,85% một tháng Phí rút quá giới hạn 8-15% hàng năm tùy thuộc vào thời gian kể từ khi rút thấu chi 27,35% hàng năm tối thiểu là 20.000 đồng Phí rút tiền 4% tối thiểu 50.000đồng 4% tối thiểu 60.000đồng Phí thanh toán chậm 3% tối thiểu 50.000đồng 2.95% tối thiểu 50.000đồng Phí thường niên Loại thường: 100.000 đồng Loại vàng: 200.000 đồng Loại thường: 200.000đồng Loại vàng: 300.000đồng ( Nguồn: Tổng hợp báo cáo kinh doanh ngân hàng ACB& VCB) Qua bản phân tích trên ta thấy, để phát hành một thẻ tín dụng quốc tế , chủ thẻ luôn phải đảm bảo một khoản ký quỹ trên 100% hạn mức tín dụng . Hiện nay việc sử dụng tài khoản cá nhân chưa phát triển cho nên muốn phát hành thẻ, phần lớn khách hàng phải đảm bảo bằng ký quỹ hoặc cầm cố chứng từ có giá. Ở một thị trường mà hoạt động cho vay tiêu dùng của các tổ chức tín dụng còn sơ khai, dịch vụ tài chính cá nhân hầu như chỉ có tiết kiệm và bảo hiểm, các tổ chức tín dụng chưa xây dựng được một bộ tiêu chuẩn về đánh giá khách hàng cá nhân, thông tin về thu nhập cá nhân cũng không chính xác … thì việc phát hành thẻ có đảm bảo là điều khó tránh khỏi . Tuy vậy, chính điều này đã hạn chế sự phát triển của thị trường thẻ, gây ảnh hưởng tâm lý cho chủ thẻ và đặc biệt là chưa đảm bảo được tính chất cấp tín dụng của thẻ. Bên cạnh đó, ngoài phí thường niên ra thì các loại phí hoạt động như phí rút tiền mặt, phí thanh toán chậm … với mức tối thiểu là 50.000 là con số cao đối với thu nhập của đại bộ phận dân cư. Điều đó hạn chế việc chủ thẻ thực hiện các giao dịch qua thẻ ngân hàng của mình và ảnh hưởng đến doanh số sử dụng thẻ trên thị trường. Đối tượng khách hàng sử dụng thẻ chủ yếu là những người Việt Nam có nhu cầu đi công tác, du lịch và học tập tại nước ngoài. Một phần khách hàng sử dụng thẻ là người nước ngoài đang công tác và làm việc tại Việt Nam, chiếm khoảng 10% tổng số. Doanh số sử dụng thẻ tín dụng do các ngân hàng phát hành cũng có nhiều chuyển biến tích cực chủ yếu do nhu cầu thị trường, việc các ngân hàng đã khắc phục từng bước hiện trạng khó sử dụng thẻ tại các ATM và POS ở nước ngoài và đặc biệt là các thay đổi trong chính sách cấp phát tín dụng của các ngân hàng . Nếu trước năm 2000, tổng doanh số sử dụng thẻ chỉ đạt dưới 200 tỷ VNĐ thì từ năm 2000 doanh số đã tăng trưởng lớn (xem biểu đồ). Chỉ trong vòng 5 năm, doanh số sử dụng thẻ tín dụng quốc tế đã tăng gấp hơn 5 lần (Nguồn: Báo cáo tổng kết hội nghị các NH thanh toán thẻ VN tháng 11-2004) Nhìn chung, mặc dù có thay đổi theo từng năm nhưng doanh số chỉ tiêu thẻ tại thị trường nội địa vẫn còn chiếm tỷ lệ quá bé so với doanh số chi tiêu thẻ tín dụng tại thị trường ngoài nước. Nếu vào những năm 90 tỷ lệ này là khoảng 10% thì từ năm 2000 trở lại đây, tỷ lệ chi tiêu trong nước đã tăng lên khoảng 20 đến 25%. Tình trạng này chưa được cải thiện là bởi mạng lưới thanh toán thẻ còn quá nhỏ, đơn điệu về loại hình và không đáp ứng nhu cầu chi tiêu nội địa của chủ thẻ. Thẻ tín dụng nội địa tỏ ra là một khu vực hoạt động khá hiệu quả của ngân hàng ACB với 4 lại thẻ tín dụng liên kết rất hữu ích, đó là: thẻ trợ giúp y tế toàn cầu AXA (phát hành tháng 4/2000); thẻ tín dụng nội địa ACB- Sai gon Tourist và ACB- Saigon Co- op (phát hành tháng 12/2000); thẻ tín dụng nội địa ACB - Phước Lộc Thọ và ACB Mai Linh( phát hành tháng 9 năm 2001). Sử dụng các loại thẻ này, khách hàng có thể thanh toán trước và trả tiền sau mà không bị tính lãi trong vòng 16- 45 ngày, được chấp nhận thanh toán tại hơn 4000 đại lý nhận thanh toán thẻ và rút tiền thuộc ACB trên toàn quốc và hưởng ưu đãi từ các đơn vị bán hàng hóa dịch vụ chấp nhận thanh toán. Ví dụ, với thẻ ACB- Mai Linh, khách hàng sẽ được giảm 8-10% giá tùy theo mức độ sử dụng dịch vụ của công ty hoạt động trong lĩnh vực hành khách công cộng. Mai Linh gồm dịch vụ taxi, dịch vụ cho thuê, giảm giá vé máy bay quốc nội, vé máy bay quốc tế. Với thẻ ACB - Phước Lộc Thọ, khách hàng được giảm giá 5% trên tổng giá trị thanh toán và được hưởng ưu đãi tại ba hệ thống siêu thị lớn là Maximart, Citimart và Miền Đông tại TP HCM. 2.2.2.2. Thực trạng phát hành thẻ ghi nợ Hiện nay tại Việt Nam đã có một số ngân hàng phát hành thẻ ghi nợ quốc tế: ngân hàng ANZ phát hành thẻ ghi nợ quốc tế với tên gọi ANZ Access Card, ngân hàng ACB với hai loại thẻ: ACB-Visa Electron và ACB-MasterCard Electronic hay thẻ ghi nợ quốc tế Visa Plus của ngân hàng nước ngoài HSBC. Thẻ ANZ Access Card thực chất đây là thẻ ghi nợ thuộc hệ thống thẻ ghi nợ Maestro của MasterCard. Thẻ này cho phép rút tiền mặt và thanh toán tiền hàng hóa tại 810.000 máy ATM và 5,4 triệu cửa hàng trên thế giới có biểu tượng Maestro hoặc Cirrus. Cho tới ngày 31.12.2004 ngân hàng ANZ đã phát hành được khoảng 24.000 thẻ ghi nợ quốc tế trong đó chỉ có 21% thẻ phục vụ cho đối tượng khách hàng là người nước ngoài. So với 2 loại thẻ tín dụng của VCB và ACB kể trên thì thẻ ghi nợ ANZ ít được sử dụng hơn do đặc điểm khách hàng không được cấp tín dụng. Tại thị trường nước ngoài từ năm 2000 trở lại đây, thẻ ghi nợ này được sử dụng phổ biến hơn do khách hàng phần đông là đối tượng sinh viên, học sinh du học tự túc, dùng để nhận trợ giúp tài chính từ người nhà tại Việt Nam. Tuy nhiên tại thị trường trong nước, việc sử dụng thẻ lại phát triển hơn do sự thuận tiện khi thanh toán tại nhiều cơ sở chấp nhận thẻ, dễ dàng rút tiền tại máy ATM và phí so với thẻ tín dụng lại rẻ. Thẻ ghi nợ nội địa thời kỳ này tỏ ra phát triển rất mạnh với sự tham gia của 15 ngân hàng phát hành, với tốc độ phát triển 3 con số hàng năm (trung bình trên 200%/năm) và đạt 760.000 thẻ (gấp 7 lần số thẻ quốc tế) chỉ sau 3 năm phát hành. Tiêu biểu như sản phẩm Connect 24 của VCB, E- Card của ACB, thẻ F@stAccess của Techcombank hay chùm sản phẩm ATM G-Card và ATM C-Card của ngân hàng Công thương. (Nguồn: Báo cáo tổng kết hội nghị các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam tháng 11 năm 2004) Các loại thẻ này chủ yếu là thẻ tiền lương của các công ty, với tiện ích dành cho người sử dụng chủ yếu là rút tiền mặt tại các máy ATM của chính ngân hàng đó hoặc tại các đại lý chấp nhận thẻ lưu động. Bên cạnh đó một số ngân hàng thương mại cổ phần cũng tham gia phát hành thẻ ghi nợ, thẻ này lại gần giống “sổ tiết kiệm”, ví dụ như NH Đông Á với “Thẻ tiết kiệm thịnh vượng” hay Techcombank với F@stSaving. Mục đích phát hành thẻ là để huy động tiền gửi có kỳ hạn từ nguồn vốn nhàn rỗi trong dân và có thể được sử dụng như vật thế chấp cho các khoản vay ngân hàng. Đồng thời giúp chủ thẻ không cần mất nhiều thời gian có thể vừa quản lý tài chính và đồng thời cũng là công cụ tiết kiệm hiệu quả. Với “thẻ tiết kiệm thịnh vượng” thì số dư tối thiểu bắt buộc đối với 1 thẻ là 10 triệu đồng vỡi lãi suất (lãi suất đóng cửa) hàng tháng rất hấp dẫn là 0,72 , 0,75 và 0,78% cho kỳ hạn 13, 24 và 36 tháng. Việc chấp nhận thẻ chỉ hạn chế tại hệ thống chấp nhận thẻ của Ngân hàng Đông Á, tức là tại các chi nhánh ngân hàng và một số siêu thị trên toàn quốc. Đặc biệt gần đây, ngân hàng Techcombank đã giới thiệu ra thị trường chùm sản phẩm thẻ 3 trong 1 là thẻ F@stAccess. Sản phẩm này được so sánh như một chiếc ví đa năng, an toàn, tiện lợi và thông minh. Với chiếc thẻ nhỏ gọn, bạn có thể kết nối trực tiếp mọi lúc mọi nơi với tài khoản của mình mở tại Techcombank để thực hiện mọi chi tiêu cần thiết. Tính năng đặc biệt 3 trong 1 của thẻ là cùng với chức năng thanh toán truyền thống, F@stAccess còn giúp chủ thẻ gửi tiết kiệm cùng sản phẩm hỗ trợ F@stSaving (cho phép chủ thẻ đầu tư các khoản tiền nhàn rỗi sang tài khoản tiết kiệm với lãi suất hấp dẫn) và vay tiền ngân hàng qua F@stAdvance (chủ thẻ có thể sử dụng vượt số tiền có trong tài khoản của mình trong hạn mức ngân hàng cho phép). Ngoài ra, đặc tính bảo mật riêng biệt về mã số cá nhân (PIN) sẽ giúp chủ thẻ là người sở hữu duy nhất chìa khoá để mở chiếc khoá điện tử F@stAccess của mình. 2.2.3. Thực trạng hoạt động chấp nhận thẻ Thị trường kinh doanh thẻ của Việt Nam được chia làm 2 mảng: phát hành và chấp nhận thẻ do ngân hàng khác phát hành. Trên thực tế, mảng thị trường thứ nhất không phải là lĩnh vực mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng mà chủ yếu do mảng thứ hai đem lại. 2.2.3.1 Hoạt động chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế Trước năm 1996, hoạt động chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế gần như là một lĩnh vực độc quyền của VCB, chứng kiến doanh số cao nhất của VCB đạt tới 126 triệu USD vào năm 1996. Đến năm 1996, các ngân hàng khác bắt đầu tham gia thị trường: ACB, Eximbank, ChohungVinaBank. Đến nay, thị trường đã bị chia sẻ dần với sự tham gia của 10 ngân hàng là thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế cộng với một số ngân hàng đại lý tham gia thanh toán thẻ bao gồm: VCB, IncomBank, Agribank, BIDV, ACB, ChohungVinabank, Eximbank, Sacombank, Techcombank… và các ngân hàng nước ngoài ANZ, UOB, HSBC. Bảng 2.2 SỐ LƯỢNG NGÂN HÀNG THANH TOÁN THẺ QUA CÁC NĂM Năm 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 NH 1 5 7 8 9 9 9 10 11 15 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hội nghị các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam tháng 11-2004) Mặc dù có nhiều ngân hàng tham gia vào lĩnh vực thanh toán thẻ, vai trò chủ đạo vẫn thuộc về một số ngân hàng có trang bị tốt thiết bị đọc thẻ như VCB, ACB, ANZ, UOB. Hiện nay chỉ có VCB là ngân hàng duy nhất thực hiện thanh toán cả năm loại thẻ tín dụng quốc tế thông dụng trên thế giới là Visa, MasterCard, JCB, Amex và Diners Club. Ngân hàng UOB và ANZ thanh toán 4 loại thẻ trừ Amex. Các ngân hàng còn lại chỉ thanh toán 2 hoặc 3 loại Visa, MasterCard, JCB. Riêng Indovina thanh toán cả Diners Club. Với việc nhiều ngân hàng cùng tham gia vào thị trường chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế, tuy mới bắt đầu được hơn 10 năm nhưng tốc độ phát triển của doanh số chấp nhận thẻ là tương đối cao. Vào những năm 1990-1994 là thời kỳ độc quyền của VCB với mức doanh số thường xuyên tăng 200%. Năm 1994-1996, với sự tham gia của một số ngân hàng khác, và cùng với sự phát triển kinh tế, gia tăng đầu tư, du lịch, thị trường tuy có bị chia sẻ nhưng vẫn phát triển mạnh và đạt đỉnh điểm và năm 1997. Doanh số có chững lại vào các năm 1996 do ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính trong khu vực và sụt giảm đầu tư. Tuy nhiên, doanh số chấp nhận các loại thẻ tín dụng quốc tế có chiều hướng tăng lên từ năm 2000 đến nay do việc đầu tư của các ngân hàng vào hệ thống máy giao dịch tự động, hệ thống cơ sở chấp nhận thẻ và việc nhiều ngân hàng tham gia vào thị trường này. Điều đó được thể hiện qua biểu đồ sau: Biểu đồ 2.6 DOANH SỐ CHẤP NHẬN THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM Năm (Nguồn: Báo cáo tổng kết Hội các ngân hàng thanh toán thẻ Việt Nam tháng 11-2004) Trong những năm qua, doanh số thanh toán thẻ vẫn tập trung chủ yếu ở địa bàn Hà Nội, TP HCM và các thành phố du lịch như Quảng Ninh, Huế, Đà Nẵng, Vùng Tàu. Chỉ riêng tại địa bàn Hà Nội và TP HCM doanh số thanh toán thẻ chiếm gần 90% tổng doanh số thanh toán thẻ. Xét về chủng loại thẻ được chấp nhận tại Việt Nam ta thấy Visa và MasterCard vẫn là những thương hiệu hàng đầu do lợi thế được chấp nhận rộng rãi tại các máy giao dịch tự động và lợi thế về sự phổ biến khắp toàn cầu. Các thương hiệu nhỏ hơn như Amex, JCB, Diners Club chỉ hạn chế tại một số điểm chấp nhận thẻ nên doanh số cũng tương đối khiêm tốn. Ta có thể tham khảo doanh số thanh toán thẻ của VCB qua các năm để thấy rõ tốc độ tăng trưởng của các loại thẻ khác nhau được chấp nhận trên thị trường Việt Nam. Bảng 2.3 DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ CỦA VCB QUA CÁC NĂM Đơn vị: triệu USD Loại thẻ 2002 2003 2004 Tăng trưởng(%) Visa 61,8 75,1 120,5 60 MasterCard 24,2 31,7 56,9 80 American Express 19,7 33,6 42,4 26,1 JCB 2,8 2,9 2,9 0 Diners Club 0,2 0,8 3,2 300 Tổng 108,7 144,1 225,9 56,8 (Nguồn: Báo cáo tổng kết dịch vụ thẻ của NHNTVN năm 2004) Năm 2004, doanh số thanh toán thẻ quốc tế của VCB ước đạt mức 225,9 triệu USD (tương đương 3263 tỷ VNĐ), cao gấp đối so với năm 2002 và tăng 56,8% so với 2003. Về tương quan giữa các loại thẻ, thẻ Visa vẫn có tỷ lệ doanh số cao nhất, chiếm 54%, Mastercard 25%, Amex 19%. Nhưng xét về mức tăng trưởng, thị phần Mastercard tăng 3% so với năm 2003 trong khi thị phần Visa tăng 1%. Thanh toán thẻ Diners Club đã vượt doanh số JCB. Việc doanh số thẻ JCB bị ảnh hưởng là do ACB, ANZ, UOB cũng đã ký hợp đồng thanh toán thẻ tại Việt Nam với JCB. Biều đồ 2.7 TỶ LỆ DOANH SỐ THANH TOÁN THẺ NĂM 2004 NHNT (Nguồn : Báo cáo hoạt động thẻ ngân hàng ngoại thương Việt Nam năm 2004) Về thị phần, VCB vẫn là ngân hàng dẫn đầu trong tổng doanh số chấp nhận thẻ tín dụng quốc tế tiếp đến là ACB, ANZ và UOB. Sự tham gia góp mặt của các ngân hàng khác vào thị trường này vẫn còn quá mờ nhạt. 2.2.3.2 Hoạt động của mạng lưới ATM và thanh toán thẻ ghi nợ Từ năm 2000 trở về trước trên thị trường Việt Nam chỉ có hai chi nhánh ngân hàng nước ngoài có triển khai ATM là ANZ (3 máy) và HSBC (3 máy). Đến năm 2001, mạng lưới ATM tại Việt Nam cũng có bước phát triển mạnh, đặc biệt với sự tích cực tham gia của một số ngân hàng TMQD như VCB và Ngân hàng nông nghiệp đã dần phá vỡ thế độc quyền của các ngân hàng nước ngoài. Đầu tháng 5/2000 VCB đồng loạt đưa vào sử dụng 30 máy giao dịch tự động đánh dấu một thời kỳ phát triển mới, chuyên nghiệp hơn của hoạt động thanh toán thẻ. Tính đến thời điểm năm 2004, tổng số máy ATM tại Việt Nam là 773 máy, đủ nhiều để được coi là một hệ thống ATM. Hiện nay đã có 14 ngân hàng triển khai hệ thống ATM: VCB, Agribank, Incombank, BIDV, Eximbank, Sacombank, EAB, Techcombank, ChohungVinabank, MB, ANZ, UOB, HSBC, Ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxMột số giải pháp nhằm phát triển hoạt động thanh toán thẻ tại các ngân hàng thương mại Việt Nam.docx
Tài liệu liên quan