Đề tài Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam

MỤC LỤC

 

Trang

PHẦN I- MỞ ĐẦU 1

PHẦN II- NỘI DUNG 2

 CHƯƠNG I- CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 2

 I Khái niệm cơ bản 2

1. Khái niệm về nguồn nhân lực 2

2. Khái niệm đào tạo nguồn nhân lực 3

3. Vai trò nguồn nhân lực trong sự phát triển kinh tế xã hội 4

4. Sự cần thiết đào tạo nguồn nhân lực 5

II- Nội dung đào tạo nguồn nhân lực 6

1. Đào tạo kiến thức phổ thông 6

2. Đào tạo kiến thức chuyên nghiệp 6

III - Phương pháp đào tạo 6

1. Đào tạo trong công việc 6

2. Đào tạo ngoài công việc 7

IV- Các nhân tố tác động tới quá trình đào tạo nguồn nhân lực 7

1. Chính sách của Nhà nước 7

2. Số học sinh tốt nghiệp PTTH, PTCS hàng năm 7

3. Vốn đầu tư cho đào tạo 8

4. Cơ sở vật chất kỹ thuật 8

5. Đội ngũ cán bộ giảng dạy 8

 

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC HIỆN NAY 9

I Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay 9

II Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực hiện nay 15

1. Giáo dục trung học chuyên nghiệp 15

2. Đào tạo đại học,cao đẳng và sau đại học 16

3. Đào tạo nghề 17

 

CHƯƠNG III GIẢI PHÁP VỀ ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC 20

I Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 20

1. Quan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực 20

2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hiện nay 21

II Một số giải pháp phát triển giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học 22

1. Đổi mới tổ chức quản lý giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học 22

2. Về mạng lưới cơ sở giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp23

3. Nâng cao chất lượng cán bộ giảng dạy 23

4. Tiếp tục đổi mới quy trình, nội dung phương pháp đào tạo đại học và giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp 24

5. Đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư cho giáo dục kỹ thuật nghề nghiệp và giáo dục đại học 24

6. Liên kết chặt chẽ giữa đào tạo nghiên cứu khoa học và sản xuất 24

7. Tăng cường hợp tác quốc tế 24

 

Phần III- Kết luận 25

 

 

 

 

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1589 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ười hướng dẫn có thể là người công nhân lành nghề, chuyên viên có nhiều kinh nghiệp… Luân phiên thay đổi công việc để người học viên có thể nắm vững các kỹ năng và thực hiện những công việc có thể hoàn toàn khác nhau. Hình thức đào tạo trong công việc có nhiều ưu điểm như: + Tiết kiệm chi phí đào tạo do không đòi hỏi về cơ sở trường hợp, giáo viên chuyên trách + Có thể đào tạo nhiều công nhân một lúc, thời gian ngắn + Học viên có thể trực tiếp tham gia lao động góp phhần hoàn thành kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Tuy nhiên vẫn còn hạn chế như: + Học viên nắm kiến thức lý luận không theo trình tự logic + Người học viên bị ảnh hưởng rất nhiều vào người thầy Đào tạo ngoài công việc Là tiến hành đào tạo không phải tại nơi làm việc mà được tiến hành dưới các hình thức sau : Đào tạo ở các trường chính quy dài hạn và tại chức dài hạn Đào tạo từ xa là sự trợ giúp của các phương tiện nghe nhìn và máy vi tính. Đào tạo thông qua các khoá học ngắn hạn Tổ chức các buổi giảng bài và hội thảo. IV Các nhân tố tác động tới quá trình đào tạo nguồn nhân lực Chính sách của nhà nước Nhà nước có chính sách định hướng, kế hoạch đào tạo chính sách đảm bảo sự phân công hợp lý, đảm bảo tính hệ thống giữa các cấp bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân. Từ nhu cầu về cán bộ chuyên môn của từng ngành nghề từ đó có chính sách đào tạo hợp lý, cơ cấu đào tạo phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của đất nước tránh tình trạng đào tạo mất cân đối giữa các ngành nghề và khu vực tạo dư thữa lãng phí. Số học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học, phỏ thông cơ sở hàng năm có tác động lớn tới cơ cấu đào tạo nghề, đào tạo đại học cao đẳng. Số lượng học sinh này có thể phân theo 2 luồng sau : Số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở sẽ được phân luồng vào đào tạo chương trình chuyên ban với số lượng ở các ban là bao nhiêu cho phù hợp với mấy năm sau khi số này tốt nghiệp. Hoặc số lượng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở có thể hướng vào đào tạo nghề, học ở những trường trung học chuyên nghiệp. Số học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông sẽ được phân bổ vào các trường cao đẳng, đại học hoặc trường đào tạo nghề với cơ cấu như thế nào thì hợp lý. Vốn đầu tư cho đào tạo Hiện nay vốn đầu tư rất đa dạng , có thể từ nhiều nguồn: Vốn từ Nhà nước cấp kinh phí cho các trường đại học cao đẳng, trường đào tạo nghề chính quy… Vốn đầu tư của các tỉnh thành phố tại cơ sở trường đào tạo. Vốn đầu tư của doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức có nhu cầu về nhân lực của các trường hay cơ sở đào tạo. Vốn đầu tư từ các tổ chức nước ngoài Vốn đầu tư có vai trò quan trọng trong công tác đào tạo, nó góp phần mở rộng quy mô đào tạo và nâng cao chất lượngđào tạo do được trang bị các thiết bị mà học sinh có thể tiến hành vận dụng các kiến thức lý thuyết đã học nhằm nắm vững ngành nghề. Cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo Một cơ sở đào tạo nếu được trang bị đầy đủ các điều kiện vật chất cho giảng dạy và học góp phần không nhỏ cho cho công tác đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Đội ngũ cán bộ giảng dạy Quy hoạc và phát triển đội ngũ cán bộ giảng dạy trên cơ sở các chuẩn mực đã được xác định nhằm tạo ra đội ngũ cán bộ giảng dạy đủ mạnhcho sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước. Vì đội ngũ này đã tạo cho người học viên năng lực nghiên cứu khoa học và các kiến thức kỹ năng về nghề nghiệp, chuyên môn cho quá trình công tác sau này. Chương II Thực trạng đào tạo nguồn nhân lực hiện nay I Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực nước ta hiện nay Hiện trạng nguồn nhân lực Quy mô lực lượng nguồn nhân lực Ta có thể thấy được lực lượng lao động của nước ta trong những năm vừa qua trong bảng sau: Bảng 1 : Lực lượng lao động Chỉ tiêu 1996 1997 1998 Dân số Tổng số lao động Số lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị 35,87 35,57 5,76 (%) 76 36,29 36,99 5,82 (%) 74,45 37,41 38,75 6,68 (%) Đơn vị: Triệu người (Nguồn thực trạng lao động và việc làm ở Việt Nam, Nxb TK –HN) Qua số liệu trên ta thấy nguồn lao động mỗi năm tăng lên khoảng một triệu người và tỷ lệ thất nghiệp có xu hướng ngày càng tăng. Tốc độ tăng nguồn nhân lực Hàng năm có khoảng một triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động. Ngoài ra còn kể đến số người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm việc cũng tăng lên như năm 1997 số người ngoài độ tuổi vẫn tham gia làm việc ở các ngành kinh tế là 700000 người nhưng đến năm 1998 số người này là 1340000 người. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực Tình trạng sức khoẻ nguồn nhân lực Do chưa có một cuộc điều tra nào nghiên cứu mang tính chất toàn diện về thể lực và sự biến đổi tình trạng sức khoẻ của dân số nước ta nên chúng ta đánh giá trên một số mặt sau. Đánh giá về dinh dưỡng ở 6 vùng sinh thái ( 1987-1990) của viện dưỡng bộ y tế của những người từ 16 tuổi trở lên : + Số người gầy chiếm 48,7% và tăng theo lứa tuổi. + Trọng lượng và chiều cao của các lứa tuổi thấp . Năm 1993 có chiều cao là 1,47m và cân nặng 34,4kg. Năm 1997 đối với trẻ em dưới 5 tuổi ở vùng Băc Trung Bộ thì tỷ lệ suy dinh dưỡng là 52,7% còn các thành phố lớn là 26,3%. Như vậy tình trạng sức khoẻ của nước ta ở mức trung bình và kém. - Thực trạng về trình độ văn hoá Bảng 2 : Trình độ văn hoá của lực lượng lao động Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Số người % Số người % Số người % 1.Tổng số lao động 2. Chưa biết chữ 3. Chưa TN cấp I 4.TN cấp I 5.TN cấp II 6. TN cấp III 36296.9 1850.8 7352.7 10212.1 11479.2 5132.1 100 5.1 20.26 28.14 32.37 14.13 37407.2 1435.8 6929.3 10988.7 12069.9 5983.5 100 3.84 18.52 29.38 32.27 15.99 37783.83 1555.3 6789.7 10914.3 12066.9 6457.6 100 4.12 17.97 28.89 31.93 17.09 Lao động ở đây là những người từ 15 tuổi trở nên hoạt động kinh tế thường xuyên trong 12 tháng. ( Nguồn: Thực trạng lao động việc làm ở VN 1999, Nxb TK-HN 2000) Qua bảng số liệu cho ta thấy xu hướng chung của số lao động có trình độ văn hoá cấp II , cấp III tăng dần, còn số lao động chưa biết chữ, chưa tốt nghiệp cấp I giảm dần. Số người tốt nghiệp cấp III liên tục tăng trong 3 năm từ 5132100 chiếm 14.13% vào năm 1997 đã lên là 5983500 người chiếm 15.99% vào năm 1998 và năm 1999có 6457600 người chiếm 17.09% . Còn số người chưa tốt nghiệp cấp I liên tục giảm khoảng gần 1% mỗi năm. Tuy nhiên đi vào phân tích cơ cấu tỷ lệ lao động có trình độ văn hoá cấp II, cấp III của nước ta vào năm 1999 vẫn chỉ có 49% so với tổng số lao động, con số này vẫn còn thấp so với các nước trong khu vực, nhất là Đông á khi họ bước vào công nghiệp hoá đã phổ cập ít nhất là trình độ văn hoá cấp II. Chất lượng nguồn nhân lực không chỉ thể hiện ở trình độ văn hoá mà nó được biểu hiện qua trình độ chuyên môn kỹ thuật bao gồm cả số lượng và chất lượng của lao động đã qua đào tạo. - Hiện trạng trình độ chuyên môn kỹ thuật của nguồn nhân lực Bảng 3: Trình độ chuyên môn kỹ thuật của lực lượng lao động thường xuyên Chỉ tiêu 1997 1998 1999 Số người % Số người % Số người % 1.Tổng số lao động 2.Không có CMKT 3. Có CMKT : Công nhân Sơ cấp Trung cấp CĐ- ĐH và trên ĐH 36296.9 31837.3 4459.6 1590.2 546.4 1380.1 942.9 100 87.71 12.29 4.38 1.5 3.8 2.6 37407.2 32431.1 4976.1 1775.9 544.6 1516.4 1139.2 100 86.69 13.31 4.75 1.45 4.01 3.1 37783.8 32542.1 5241.7 1769.2 572.9 1593.6 1306.1 100 86.13 13.87 5.44 1.76 4.9 3.5 Đơn vị : Nghìn người ( Nguồn : Thực trạng lao động và việc làm ở VN 1999 , Nxb TK-HN 2000) Năm 1999 cả nước có 5,24 triệu người thuộc lực lượng lao động thường xuyên có trình độ chuyên môn kỹ thuật, trong đó : Trình độ sơ cấp là 272900 người chiếm 1.76% Trình độ trung cấp có 1593600 người chiếm 4.9% Cao đẳng, đại học và trên đại học có 1306100 người chiếm 3.5% Như vậy, qua số liệu cho thấy xu hướng tăng lên hàng năm của lao động có chuyên môn kỹ thuật từ năm 1997 đến năm 1999 tăng từ 4459600 người lên 5241700, bình quân hàng năm tăng trên 8% . Số tăng thêm chủ yếu là lao động có trình độ cao đẳng, đại học tăng từ 942900 người năm 1997 lên 1306100 người năm 1999. Còn số sơ cấp tăng rất chậm, năm 1997 có 546400 người chiếm 1.5% thì năm 1999 có 572900 người chiếm 1.76%. Như vậy lao động chuyên môn kỹ thuật không nhiều và mất cân đối trong bậc đào tạo. Năm 1999 lực lương lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật mới có 5 triệu người chiếm 13.87% so với lực lượng lao động cả nước. Chúng ta có thể thấy được sự bất hợp lý về trình độ đào tạo qua bảng sau: Bảng 4: Trình độ chuyên môn kỹ thuật lực lượng lao động thường xuyên chia theo khu vực Chỉ tiêu Năm 1997 Năm 1998 Cả nước T.Thị N.Thôn Cả nước T.Thị N.Thôn Tổng số Không có CMKT Có CMKT - CNKT có bằng - CNKT không bằng - CĐ, ĐH và trên ĐH - THCN - Sơ cấp - Khác 36296.9 31837.3 1590.2 742.5 847.8 987.7 1380.1 546.4 15.2 7333.1 4986.5 890.6 434.7 456 712.8 611.8 183.2 8.3 18963.8 26850.8 699.6 307.8 391.8 274.9 768.3 363.2 6.9 37407.3 32431.1 1775.9 807.5 968.4 1139.2 1516.4 544.7 7649.6 5071.2 997 484.4 512.6 749.2 651.1 181.0 29757.7 27359.9 778.9 323.1 455.8 390 865.3 363.7 Đơn vị : Nghìn người ( Nguồn số liệu: Thực trạng lao động việc làm ở VN 1999, Nxb TK-HN 2000) Qua số liệu ta thấy chung cho toàn quốc năm 1997 số người thuộc lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật chiếm 87,71% có chuyên môn kỹ thuật chiếm 12,29%. Trong đó công nhân có bằng và không có bằng và sơ cấp chiếm 5,9%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,85%, cao đẳng đại học và trên đại học 2,55%. ở khu vực thành thị tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo chiếm 32% lớn hơn 2,6 lần so với tỷ lệ chung cả nước. Trong đó lực lượng công nhân kỹ thuật và sơ cấp chiếm 14,65%, trung học chuyên nghiệp chiếm 8,43%, cao đẳng đại học và trên đại học chiếm 8,89% ở khu vực nông thôn tỷ lệ lực lượng lao động đã qua đào tạo chỉ chiếm 7,29% thấp hơn so so với tỷ lệ chung cả nước 5%. Trong đó số có trình độ công nhân kỹ thuật và sơ cấp chiếm 3,66%, trung học chuyên nghiệp chiếm 3,65%, cao đẳng đại học và trên đại học 1,007% . Như vậy mức chenh lệch giữa thành thị và nông thôn về trình độ chuyên môn kỹ thuật còn quá xa mà tỷ lệ lực lượng lao động không có chuyên môn kỹ thuật còn rất cao. Cơ cấu giữa các loại lao động có chuyên môn kỹ thuật biến động theo hướng ngày càng bất hợp lý. Bảng 5: Cơ cấu lực lượng lao động Chỉ tiêu 1989 1997 1999 - Cao đẳng, đại học - Trung học chuyên nghiệp - Công nhân kỹ thuật 1 1,77 2,26 1 1,27 1,71 1 1,27 1,37 Đơn vị : Lần Qua số liệu bảng ta thấy lực lượng lao động đào tạo trình độ đại học, cao đẳng ngày càng tăng trong khi lực lượng lao động công nhân có xu hướng giảm mạnh. Cho nên cơ cấu này càng bất hợp lý vì theo kinh nghiệm của các nước thì cứ một đại học cần bốn kỹ thuật viên và mười công nhân kỹ thuật. Qua nghiên cứu thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực ta có thể có những nhận xét sau: Một là, Nguồn nhân lực Việt Nam trước yêu cầu của công nghiệp hoá hiện đại hoá còn tỏ ra nhiều bất cập. Từ nền kinh tế nông nghiệp phong cách tư duy con người Việt Nam còn mang nặng tính sản xuất thủ công, lạc hậu.Sản xuất và quản lý bằng kinh nghiệm theo kiểu trực giác, lấy thâm niên công tác thể hiện nghề nghiệp và lòng trung thành để đánh giá kết quả lao động và phân chia thu nhập. Lao động chưa được đào tạo và rèn luyện trong môi trường sản xuất công nghiệp nên hiệu suất lao động chưa được đề cao và đánh giá đúng mực. Khi tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại thâm nhập và chuyển giao vào Việt Nam thì mâu thuẫn giữa trình độ lạc hậu của người sử dụng xuất hiện . Hai là, Sự lạc hậu non yếu về trình độ của nguồn nhân lực Việt Nam so với khu vực. Cơ cấu lao động đào tạo của ta thể hiện qua tỷ lệ giữa cán bộ cao đẳng, đại học – trung học – công nhân kỹ thuật là 1-1,27- 1,37 trong khi ở các nước phát triển tỷ lệ này là 1- 4 –10. Điều đó chứng tỏ đội ngũ công nhân kỹ thuật của ta thiếu nghiêm trọng. Trình độ non kém lạc hậu về khoa học công nghệ,tác phong lao động, kỷ luật, sự hiểu biết về kinh tế thị trường, tính tự chịu trách nhiệm cá nhân thấp ảnh hưởng đến sức cạnh tranh của nguồn nhân lực Việt Nam khi hoà nhập vào thị trường nhân lực của thế giới. Hiện nay nguồn lực dồi dào, giá nhân công rẻ về lâu dài không thể là lợi thế phát triển của việt nam vì lợi thế nhân công rẻ trên thế giới đang dần mất đi và thay thế vào đó là trình độ trí tuệ đồng đều của nhân công và nguồn nhân lực dồi dào trước mắt còn gây sức ép về việc làm, đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng di cư, gây nhiều xáo trộn về xã hội, môi trường tác động đến cơ cấu vùng. Ba là: Nguồn nhân lực việt nam hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự mất cân đối trong việc phân bổ các nghành, các thành phần kinh tế và khu vực. Cơ chế thị trường nó chịu sự vận động của các qui luật giá trị, qui luật cung cầu, qui luật cạnh tranh. Nguồn nhân lực không nằm ngoài sự vận động này nên động lực lợi ích được coi trọng. Nhân lực được phân bố trong các nghành, các vùng, các thành phần không đồng đều. Nơi có thu nhập cao, ổn định, điều kiện lao động thuận lợi thì trình độ nhân lực sẽ được phát triển. Ưu thế này đang thuộc về các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, nghành độc quyền và lĩnh vực có quan hệ kinh tế nước ngoài …lợi thế trong việc thu hút lao động có trình độ cũng là môi trường nảy sinh các quan hệ lao động bất bình đẳng, cho nên cần phải phát huy vai trò điều tiết của nhà nước để điều chỉnh và có định hướng trong việc phát triển nguồn nhân lực. Thực trạng trong việc phân bổ, sử dụng nguồn nhân lực bất cập, thiếu đồng bộ làm tăng thêm mâu thuẫn về cung và cầu nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đặc biệt là ở nông thôn và các vùng miền núi, vùng sâu vùng xa thừa lao động giản đơn, thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ, càng gây khó khăn cho việc phát triển ở các vùng này. Trong khi nông thôn, vùng sâu vùng xa rất cần nhiều giáo viên cán bộ y tế, bác sỹ những người có trình độ học vấn thì lực lượngnày lại tập trung ở các thành phố lớn, không chịu hoặc khó huy động rời khỏi thành phố đi phục vụ các vùng khác gây ra một sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Bốn là: Sự mất cân đối về số lượng và chất lượng, cơ cấu nguồn lực phục vụ cơ khí hoá nông nghiệp nước ta. Nước ta với nền sản xuất nông nghiệp là chính nên việc cơ khí hoá nông nghiệp là con đường tất yếu của công nghiệp hoá nông nghiệp. Vì cơ khí hoá nông nghiệp là quá trình chuyển từ sản xuất thủ công sang sản xuất cơ khí đòi hỏi không chỉ thay thế công cụ sản xuất thô sơ dung sức người sức súc vật bằng máy móc hiện đại, dùng năng lượng, động cơ điện mà điều quan trọng là phải chuẩn bị một nguồn nhân lực có đủ trình độ khoa học kỹ thuật, làm chủ được thiết bị hiện đại và phương thức sản xuất mới cơ khí hoá nông nghiệp. II. Thực trạng về đào tạo nguồn nhân lực hiện nay: Giáo dục trung học chuyên nghiệp : Trong suốt quá trình phát triển giáo dục trung học chuyên nghiệp đã đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển nguồn nhân lực. Đặc biệt là trong thời gian chiến tranh giáo dục chuyên nghiệp là nguồn cung cấp chính cán bộ chuyên môn cho đất nước. Sau đại hội Đảng VI Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường, hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp chưa kịp thích ứng với cơ chế mới nên đã gặp phải sự khủng hoảng trầm trọng, quy mô bị thu hẹp, ngành học bị giảm xuống, một số trường bị sát nhập hoặc giải thể, có trường chuyển sang đào tạo công nhân là chủ yếu, chi tiêu đào tạo trung học chuyên nghiệp ít. Quy mô trung học chuyên nghiệp liên tục giảm xuống trong suốt từ giai đoạn 1986 đến nay. Chỉ tiêu 1986-1987 1991-1992 1995-1996 Học sinh 137618 122106 109816 Đơn vị: Người Như vậy, trong suốt 10 năm quy mô giáo dục trung học chuyên nghiệp giảm tới 27800 học sinh. Cùng với sự giảm sút về học sinh thì số trường trung học chuyên nghiệp giảm đi nhanh chóng từ 187 trường năm 1986-1987 xuống còn 253 trường năm 1995-1996 . Hiện tượng này xảy ra do một số nguyên nhân sau: Chất lượng đào tạo chưa phù hợp với thị trường lao động Năng lực đào tạo của hệ thống giáo dục trung học chuyên nghiệp còn hạn chế về đội ngũ giáo viên giảng dạy trình độ chưa cao, phương pháp giảng dạy yếu kém lạc hậu, các cơ sở vật chất kỹ thuật trang bị còn thiếu kém … Cơ cấu ngành đào tạo chưa phù hợp dẫn đến hiện tượng có ngành thiếu cán bộ, có ngành thừa cán bộ. Nhà nước chưa có sự quan tâm thích đáng đến giáo dục trung học chuyên nghiệp như đầu tư cấp vốn, áp dụng các phương pháp dạy mới. Đào tạo đại học, cao đẳng và sau đại học Mặc dù có sự biến động kinh tế xã hội, hệ thống đào tạo đại học, cao đẳng và sau đại học luôn được sự quan tâm của Nhà nước nên đã có sự phát triển liên tục cả về quy mô và chất lượng. Số lượng học sinh tăng rất nhanh, đặc biệt là trong những năm gần đây. Bảng 6: Quy mô đào tạo đại học, cao đẳng Năm học Số lượng ( Người ) Tốc độ tăng quy mô (%) 1994-1995 1995-1996 1996-1997 1997-1998 1998-1999 260000 414183 521752 568321 837960 5,69 59,30 25,97 8,97 47,44 ( Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạo ) Chất lượng học sinh tốt nghiệp đại học, cao đẳng dần dần được nâng lên, học sinh sau khi ra trường đã đáp ứng được yêu cầu của công việc. Tuy nhiên do cơ cấu đào tạo theo ngành còn hạn chế nên đã dẫn đến tình trạng nhiều học sinh hoặc các ngành luật, kinh tế và các ngành khoa học xã hội khác không có việc làm trong khi đó lại thiếu ngành kỹ thuật. Đối với đào tạo sau đại học Nhà nước cũng có sự đầu tư, quan tâm thích đáng. Bắt đầu năm 1976 Chính phủ đã có quyết định cho đào tạo sau đại học trong nước. Từ đó đến nay Nhà nước đã thực hiện hàng loạt các chính sách nhằm thúc đẩy hệ thống đào tạo sau đại học: Thực hiện hai cấp đào tạo sau đại học : Thạc sỹ và Tiến sỹ Tiêu chuẩn hoá các ngạch công chức giáo dục đào tạo với công tác bồi dưỡng sau đại học. Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng sau đại học. Hệ thống giáo dục đào tạo đại học cao đẳng và sau đại học đã có sự phát triển khá mạnh mẽ. Tuy nhiên quá trình đào tạo vẫn còn nhiều hạn chế như nội dung đào tạo chưa gắn sát với thực tế, mất cân đối về ngành nghề đào tạo, chương trình giảng dạy chưa đáp ứng được yêu cầu công việc … Vì vậy những hạn chế này không khắc phục kịp thời sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực. 3. Đào tạo nghề Để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước thì đòi hỏi phát triển nguồn nhân lực ở trình độ cao. Do vậy vấn đề đào tạo nghề đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng như giáo dục trung học chuyên nghiệp, quy mô đào tạo liên tục bị giảm sút cả về số lượng học sinh và số trường dạy nghề. Bảng 7: Quy mô đào tạo nghề Chỉ tiêu Đơn vị tính 1986-1987 1991-1992 1995-1996 Số trường nghề Số học sinh Số giáo viên Trường Người Người 296 119783 7143 230 77395 6072 174 79488 5562 ( Nguồn: Bộ GD-ĐT, Tổng kết và đánh giá 10 năm đổi mới giáo dục và đào tạo, Hà Nội 1997, tr 154) Số liệu bảng cho ta thấy số học sinh giảm mạnh từ 119783 người năm 1986-1987 xuống còn 77395 năm 1991-1992. Số giáo viên giảm gần một nghìn qua mỗi năm. Số trường học giảm gần một nửa qua 10 năm .Bên cạnh sự giảm sút về quy mô đào tạo thì chất lượng đào tạo chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Có sự suy giảm số trường dạy nghề chính quy dài hạn dẫn đến mất cân đối đào tạo nghề ngắn hạn. Thực tế đào tạo nghề suy giảm do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do sự thích ứng chậm của hệ thống đào tạo nghề đối với nền kinh tế nhiều thành phần cả về chất lượng đào tạo với cơ cấu đào tạo, sự nghèo nàn của đội ngũ giáo viên và trang thiết bị cũng làm suy kém đáng kể năng lực của các trường nghề. Phần lớn cá trường nghề hiện nay chỉ đáp ứng được dưới 50% nhu cầu hạ tầng, trang thiết bị, phòng thí nghiệm, sách giáo khoa, xưởng thực hành…Thêm vào đó sự phân bố các trung tâm hay trường đào tạo chủ yếu tập trung ở các thành thị trong khi lại rất vắng bóng ở các vùng nông nghiệp, nông thôn nơi đang rất cần có những người nông dân được đào tạo bài bản để tăng năng suất cao trong sản xuất nông nghiệp. Công tác dạy nghề hiện nay đang gặp những thách thức đáng lưu ý: Đào tạo nghề chưa gắn sát với thị trường lao động Đào tạo với sản xuất chưa có sự kết hợp chặt chẽ Các điều kiện đảm bảo về vật chất kỹ thuật cho đào tạo còn thiếu và không đảm bảo chất lượng . Tổ chức quản lý hệ thống đào tạo nghề còn nhiều bất cập . Qua thực trạng đào tạo nguồn nhân lực trong việc đào tạo trung học chuyên nghiệp, đào tạo đại học, cao đẳng và trên đại học đào tạo nghề rút ra một số kết luận sau: Thứ nhất, nội dung đào tạo chưa gắn sát với thực tế. Nội dung đào tạo trong nhà trường hiện nay còn mang nặng tính kinh viện, lý thuyết chưa theo kịp sự phát triển của cuộc sống, xa rời thực tiễn, nội dung kiến thức một số môn học đã lạc hậu chưa được bổ sung kiến thứcvà kỹ năng mới, những thành tựu khoa học kỹ thuật. Thời gian dành cho thực hành xâm nhập thực tế còn ít. Do trình độ hiểu biết thực tế của họ rất thấp, khi ra trường bỡ ngỡ trước thực tế, cơ sở vật chất kỹ thuật của các cơ sở đào tạo còn quá nghèo nàn, không đủ thiết bị giảng dạy. Thứ hai, phương pháp đào tạo còn nhiều bất cập. Phương pháp đào tạo hiện nay còn chậm được cải tiến, nặng về nhồi nhét kiến thức, thiếu thiết bị cần thiết để thực hiện, nguyên lý giáo dục học đi đôi với hành, thiếu sách tham khảo, thiếu điều kiện cho người học nâng cao khả năng tự học. Về kiểm tra đánh giá kết quả học tập chưa khách quan và công bằng. Thứ ba, mất cân đối về ngành nghề đào tạo. Sự phân bố lực lượng lao động trẻ có trình độ đại học không đồng đều đã tạo ra hiện tượng thiếu thừa giả tạo cán bộ khoa học công nghệ giữa các vùng khác nhau trong cả nước gây ra sự lãng phí rất lớn cho xã hội. Thứ tư, mất cân đối giữa các hệ cấp đào tạo. Một vấn đề quan trọng là công tác hướng nghiệp còn nhiều hạn chế, những suy nghĩ chệch hướng từ sinh viên học sinh đến các bậc phụ huynh đều có quan điểm “ trọng thầy hơn thợ “ nên chỉ nhằm vào mục tiêu duy nhất là vào đại học chứ không thích học nghề. Thậm trí cả những nhà quản lý giáo dục cũng có cách nhìn sai về việc đào tạo nghề nên trong một thời gian dài bỏ lửng công tác giáo dục chuyên nghiệp và dạy nghề dẫn đến cơ cấu đào tạo giữa các cấp bậc bị mất cân đối nghiêm trọng. Thứ năm, việc đào tạo nghề còn mang tính tự phát, cơ sở đào tạo phân bố không đều. Phần lớn kế hoạch của các trường chỉ thoả mãn nhu cầu trước mắt của người học, thiếu quy hoạch đồng bộ với nhu cầu của nền kinh tế. Sự phân bố các cơ sở đào tạo không đồng đều theo địa lý cũng như nhu cầu sử dụng. Phần lớn cơ sở đào tạo tập trung ở thành phố lớn trong khi ở các vùng nông nghiệp, nông thôn đang rất cần người có trình độ. Chương III Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực I. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực Do nhận định được vai trò của nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thì phát triển nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế xã hội 1. Một số quan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực 1.1. Chất lượng nguồn nhân lực giữ vai trò quyết định sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta. Kinh tế nước ta có khả năng cạnh tranh hay không có thu hút được đầu tư nước ngoài hay không phụ thuộc vào chất lượng nguồn nhân lực cho nên nó quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới toàn diện kinh tế xã hội ở nước ta do Đảng khởi xướng. 1.2.Giáo dục giữ vị trí quyết định phát triển nguồn nhân lực Quan điểm giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu được khẳng định từ nhận thức sâu sắc vai trò cuả giáo dục trong qua trình phát triển của đất nước. Giáo dục đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển kinh tế xã hội. 1.3.Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục và tạo điềukiện phát triển tài năng. Quan điểm này thể hiện chủ yếu trong hai mặt: Thứ nhất: Giáo dục có mục tiêu đào tạo những con người có lý tưởng độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Thứ hai: Giáo dục phải tạo sự bình đẳng về cơ hội học tập đại học cho mọi người, chống khuynh hướng thương mại hoá trong giáo dục, rút ngắn sự cách biệt về cơ hội tiếp cận với giáo dục giữa các vùng thành thị, nông thôn,vùng sâu, vùng xa. 1.4. Phát triển nguồn nhân lực gắn với nhu cầu phát triể kinh té xã hội tiến bộ khoa học kỹ thuật và sự nghiệp củng cố an ninh quốc phòng. 1.5. Phát triển nguồn nhân lực phải tính đến sự hội nhập quốc tế và khu vực trên cơ sở kế thừa và giữ vững tinh hoa văn hoá dân tộc. Muốn phát triển giáo dục phải học tập kinh nghiệm thế giới và tăng cường giao lưu quốc tế. Vì quốc tế hoá, hộinhập,là xu thế của thời đại. Cần đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp đào tạo theo hướng của các nước tiến tăng cường khả năng lao động của nhan lực nước ta. Hoà nhập nhưng không hoà tan, chắt lọc những tinh hoa văn hoá nhân loại và giữ vững bản sắc dân tộc trong phát triển giáo dục. Trên cơ sở các quan điểm chỉ đạo phát triển nguồn nhân lực ta có một số giả pháp sau: 2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực hiện nay. 2.1. Phải nhận thức s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35031.doc
Tài liệu liên quan