Đề tài Giải pháp về hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI HÀNG HÓA TRONG CƠ CHẾ THỊ TRƯỜNG 3

1.1. Dịch vụ hải quan, dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa và mối quan hệ trong quá trình phát triển hoạt động thương mại 3

1.1.1. Dịch vụ hải quan 3

1.1.2. Dịch vụ giao nhận vận tải 6

1.1.3. Mối quan hệ giữa dịch vụ hải quan và dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa 10

1.2. Dịch vụ hải quan và những tác động của nó đến những dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa 13

1.2.1. Pháp luật, cơ chế chính sách hiện hành 13

1.2.2. Thủ tục hải quan 16

1.2.3. Năng lực và đạo đức cán bộ, nhân viên hải quan 22

1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ hải quan và dịch vụ giao nhận vận tải trong thương mại quốc tế ở Việt Nam 24

1.3.1. Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng 24

1.3.2. Cơ chế, chính sách thương mại 25

1.3.3. Nguồn nhân lực 28

CHƯƠNG 2:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN VỚI DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 30

2.1. Giới thiệu về Viện Nghiên cứu thương mại 30

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Viện Nghiên cứu thương mại 30

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và nhiệm vụ của các bộ phận trực thuộc Viện Nghiên cứu thương mại 32

2.2. Quá trình phát triển hoạt động hải quan và các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam qua các thời kì 40

2.2.1. Quá trình phát triển hoạt động hải quan qua từng giai đoạn 40

2.2.2. Dịch vụ giao nhận vận tải qua các thời kì 48

2.3. Thực trạng dịch vụ hải quan và dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay 51

2.3.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây 51

2.3.2. Các hoạt động hải quan chính được thực hiện ở Việt Nam 54

2.3.3. Tình hình tác động của hoạt động hải quan đến dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa 62

2.4. Đánh giá chung về tác động của hoạt động hải quan đến sự phát triển của dịch vụ giao nhận vận tải hàng hóa 64

2.4.1. Những tác động tích cực 64

2.4.2. Những tác động tiêu cực 66

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG HẢI QUAN NHẰM TẠO THUẬN LỢI TRONG VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC DỊCH VỤ GIAO NHẬN VẬN TẢI Ở VIỆT NAM 68

3.1. Định hướng hoạt động hải quan trong những năm tới 68

3.1.1. Tình hình kinh tế thế giới và Việt Nam 68

3.1.2. Yêu cầu và nhiệm vụ hải quan Việt Nam trong tình hình mới 70

3.2.Phương hướng phát triển thương mại quốc tế và các dịch vụ vận tải của Việt Nam giai đoạn từ nay cho đến năm 2020 72

3.2.1. Những điều kiện thuận lợi 72

3.2.2. Một số khó khăn và thách thức 74

3.2.3. Triển vọng phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam 77

3.3. Giải pháp hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải 79

3.3.1. Nhóm giải pháp về chính sách và thủ tục hải quan 79

3.3.2. Nhóm giải pháp về nhân lực và cơ sở vật chất kĩ thuật 81

3.3.3. Nhóm giải pháp về hợp tác 85

3.4. Kiến nghị 86

TÀI LIỆU THAM KHẢO 92

 

 

doc92 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1986 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về hoàn thiện hoạt động hải quan nhằm tạo thuận lợi trong việc phát triển các dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BNT- QĐ đổi tên Sở Hải quan Trung ương thành Cục Hải quan Trung ương thuộc Bộ Ngoại thương. Các phân sở, chi sở được đổi thành phân cục, chi cục Hải quan. Ngành tập trung làm thủ tục và phát hiện sai sót đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, thu thuế hàng hóa xuất nhập khẩu phi mậu dịch, tăng cường kiểm soát việc vận chuyển và tiêu thụ thuốc phiện ở các tỉnh biên giới. Sau ngày Hiệp định Pari được kí kết ngày 27/01/1973, ngành hải quan có thêm nhiệm vụ mới là vừa củng cố các cơ sở hiện có, vừa gấp rút chuẩn bị thành lập các đơn vị mới phục vụ cho công tác đối ngoại của Đảng và lựa chọn nhân sự cho chiến trường miền Nam để triển khai nhiệm vụ trong vùng giải phóng khi có điều kiện. Ngày 30/04/1975, đất nước hoàn toàn giải phóng, hệ thống hải quan của Chính phủ Cách mạng lâm thời cộng hòa Miền Nam Việt Nam được nhanh chóng thiết lập để góp phần ổn định tình hình vùng mới giải phóng và đảm bảo các hoạt động xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh bình thường. * Giai đoạn 1975-1986: Sau khi hai miền Nam Bắc được thống nhất về mặt Nhà nước, ngày 12/08/1976, Hội nghị Hải quan toàn quốc lần thứ nhất được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh nhằm thống nhất tổ chức ngành Hải quan trên phạm vi cả nước và đề ra những nguyên tắc cơ bản cho hoạt động của ngành. Ngày 13/01/1977, Phân cục Hải quan thành phố Hồ Chí Minh được thành lập. Tiếp đó, ngày 14/02/1977, các Chi cục Hải quan Sông Bé, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang được thành lập. Tuy nhiên , do tình hình biên giới phía Tây Nam vào thời điểm này không ổn định nên các Chi cục Hải quan sông Bé, Long An và Đồng Tháp chưa triển khai hoạt động. Ngoài ra, đã thành lập Trạm Hải quan Lao Bảo, chuyển trạm Hải quan sân bay Gia Lâm về Nội Bài và nâng lên thành Chi cục, đồng thời chấn chỉnh lại tổ chức một số phòng, trạm, đội thuộc Cục. Vào đầu những năm 80, một số chủ trương mới về khuyến khích xuất khẩu, mở rộng quyền cho địa phương kinh doanh xuất nhập khẩu, cơ cấu nhập khẩu đã được ban hành. Do vậy, các phương tiện vận tải xuất nhập cảnh ngày càng tăng, mạng lưới bưu điện ngoại dịch được mở rộng. Trong bối cảnh như vậy, ngành hải quan đã tiến hành cải tiến lề lối làm việc, kết hợp chặt chẽ giữa tổ chức Đảng, chính quyền và các đoàn thể, phát huy tinh thần làm chủ tập thể của cán bộ nhân viên, đồng thời thường xuyên coi trọng công tác kiểm tra thanh tra. Thời kì này, Cục Hải quan Trung ương đã khảo sát và đề xuất với Bộ Ngoại thương về một số chính sách, chế độ tiêu chuẩn gửi, nhận hàng quà biếu đối với các đối tượng có người thân ở nước ngoài, tiêu chuẩn hành lí của lái xe, lái tàu quá cảnh, thủy thủ tàu viễn dương, nhân viên hàng không, chế độ quản lí ngoại hối…, và các văn bản quy định về thủ tục có liên quan. Ngày 20/10/1984,Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 139/HĐBT quy định nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan. Lúc này, hoạt động của hải quan được quy định bao gồm: - Kiểm tra và quản lí hàng hóa, hành lý, ngoại hối và các loại công cụ vận tải xuất nhập qua biên giới nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Thi hành chính sách thuế xuất, nhập khẩu. - Ngăn ngừa và chống các vi phạm luật lệ hải quan và các luật lệ khác liên quan đến việc xuất nhập khẩu. - Chống các hoạt động buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. *Giai đoạn 1986 cho đến nay: Thời kì này, ngành hải quan tập trung tạo cơ sở cho quá trình đổi mới toàn diện để phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu ngày càng một mở rộng. Pháp lệnh Hải quan được Hội đồng Nhà nước thông qua ngày 20/02/1990 và có hiệu lực từ ngày 01/05/1990. Nội dung cơ bản của Pháp lệnh thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng và sự kế thừa kinh nghiệm hoạt động, xây dựng Hải quan Việt Nam trong các thời kì trước, quy định chế độ quản lí Nhà nước về hải quan nhằm “đảm bảo thực hiện chính sách của Nhà nước về phát triển quan hệ kinh tế, văn hóa với nước ngoài, góp phần tăng cường sự giao lưu và hợp tác quốc tế, bảo vệ lợi ích, chủ quyền và an ninh quốc gia”. Chức năng của hải quan được xác định là: “quản lí Nhà nước về hải quan đối với hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, mượn đường Việt Nam. Đấu tranh chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hóa, ngoại hối, tiền Việt Nam qua biên giới.” Ngành đã từng bước cải tiến các quy trình nghiệp vụ, trang bị máy kiểm tra hiện đại thay thế kiểm tra thủ công. Từ năm 1987,các trạm hải quan bưu điện ngoại dịch Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh và sau đó ở các cửa khẩu sân bay quốc tế Nội Bài, Tân Sơn Nhất đã được lắp đặt máy kiểm tra bưu phẩm, bưu kiện và hành lý của khách xuất nhập cảnh. Công tác kiểm soát kết hợp với các biện pháp quản lí công khai đã giúp hải quan phát hiện nhiều tài liệu phản động, ấn phẩm đồi trụy, vũ khí, chất nổ .v.v… thẩm lậu vào nước ta, ngăn chặn nhiều vụ xuất lậu đồ cổ. Bắt đầu từ năm 1994, Hải quan Việt Nam chính thức bắt tay vào công cuộc đổi mới. Ngày 07/03/1994, Chính phủ ban hành Nghị định 16/CP quy định chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của Tổng cục Hải quan thay thế cho Nghị định 139/HĐBT ngày 20/10/1984. Cuối năm 1995, Tổng cục Hải quan đã chỉ đạo thí điểm mở địa điểm thông quan nội địa (ICD) tại Phước Long, Thủ Đức thuộc Cục Hải quan TP.HCM; và tháng 05/1996 thành lập Hải quan ICD Gia Thụy thuộc Cục hải quan thành phố Hà Nội để đáp ứng yêu cầu tiếp nhận và giải phóng nhanh hàng hóa xuất nhập khẩu thông qua cảng Sài Gòn, Hải Phòng. Thực hiện chủ trương cải cách hành chính và giảm bớt đầu mối các cơ quan thuộc Chính phủ, ngày 04/09/2002, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 113/2002/QĐ-TTg chuyển Tổng cục Hải quan vào Bộ Tài chính. Cũng trong thời gian này, một số thay đổi về chức năng, nhiệm vụ cũng như cơ cấu của Tổng cục Hải quan đã được thực hiện. Bên cạnh đó, Tổng cục hải quan đã từng bước tiến hành hiện đại hóa hải quan để phù hợp với tình hình mới như áp dụng phương pháp quản lí rủi ro trong quá trình thu thuế và kiểm tra sau thông quan, ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thành lập trung tâm dữ liệu và mạng LAN của ngành, từng bước xây dựng hệ thống hải quan điện tử hoàn thiện và hiệu quả. Toàn ngành trang bị 158 máy chủ với khoảng 3.000 máy tính cá nhân hoạt động trên hai hệ thống mạng là hệ thống mạng máy tính cục bộ LAN và hệ thống mạng diện rộng ngành hải quan WAN. Đã triển khai được 10 hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin vào các khâu nghiệp vụ, phục vụ công tác quản lí và điều hành của ngành, đặc biệt đã tạo ra một cơ sở dữ liệu quốc gia về hàng hóa xuất nhập khẩu, giúp cơ quan hải quan lập các báo cáo thống kê hàng hóa xuất nhập khẩu định kì, đầy đủ và chính xác. Đặc biệt, ngày 26/03/2004, Bộ trưởng Bộ Tài chính ký Quyết định số 810/QĐ-BTC ban hành “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành hải quan giai đoạn 2004-2006”. Kế hoạch gồm 5 chương trình: cải cách thể chế; hiện đại hóa công nghệ thông tin và trang thiết bị phương tiện nghiệp vụ ngành hải quan; cải cách tổ chức bộ máy; chuẩn hóa cán bộ và đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ hải quan; và đầu tư xây dựng cơ bản. Nhờ những cải cách này mà hoạt động hải quan giai đoạn 1986 cho đến nay đã thu được nhiều kết quả khả quan và tạo tiền đề cho việc mở rộng hoạt động cho những giai đoạn tiếp theo. c,Đại lí hải quan ở Việt Nam: Đại lí hải quan là loại pháp nhân xuất hiện cùng với doanh nghiệp xuất nhập khẩu ở các nước và tạo nên một xu hướng mà giá trị của nó mang lại cho hoạt động ngoại thương là không thể phủ nhận được. Tổ chức Thương mại thế giới WTO thừa nhận đại lí hải quan như một thực thể trong lĩnh vực thương mại. Đại lí hải quan được phép thay mặt cho các doanh nghiệp thực hiện các công việc như kê khai hải quan, kê khai thuế, cung cấp chứng từ … và chịu trách nhiệm về mặt pháp lí đối với những nội dung kê khai của doanh nghiệp mà đại lí hải quan nhận làm dịch vụ. Trước năm 2004, Bộ Tài chính cho phép dịch vụ khai thuê hải quan, mà theo đó, doanh nghiệp thực hiện dịch vụ này được phép làm hộ cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu các hoạt động thông quan. Tuy nhiên, khai thuê hải quan không ràng buộc trách nhiệm đối với doanh nghiệp làm dịch vụ, mà trách nhiệm thuộc về doanh nghiệp xuất hoặc nhập khẩu thuê dịch vụ. Xuất phát từ tình hình thực tế có nhiều bất cập trong quá trình thuê dịch vụ hải quan, ngày 16/6/2005, Chính phủ ban hành Nghị định 79/2005/NĐ-CP quy định điều kiện đăng ký và hoạt động của đại lí hải quan, tạo cơ sở pháp lí rõ ràng cho dịch vụ này phát triển một cách có hệ thống. Nghị định nêu rõ muốn thành lập đại lí hải quan thì phải đáp ứng được đầy đủ các điều kiện sau: - Đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật. - Có ngành nghề kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu hoặc dịch vụ khai thuê hải quan ghi trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. - Có ít nhất một (01) nhân viên đại lý hải quan. - Đáp ứng điều kiện nối mạng máy tính với cơ quan Hải quan để thực hiện thủ tục hải quan điện tử tại các Cục Hải quan tỉnh, thành phố (dưới đây gọi tắt là Cục Hải quan tỉnh) đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử. Ngoài ra, nhân viên đại lí hải quan cũng phải đáp ứng được các yêu cầu sau: - Là công dân Việt Nam. - Có bằng từ trung cấp trở lên thuộc các ngành kinh tế, luật. - Có chứng chỉ về nghiệp vụ khai hải quan. Hoạt động của đại lí hải quan được thể hiện rõ thông qua hợp đồng bằng văn bản với chủ hàng. Các công việc thuộc thủ tục hải quan mà chủ hàng có thể thuê đại lí hải quan bao gồm: khai và nộp tờ khai hải quan; nộp, xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan. Trong trường hợp thực hiện hải quan điện tử, người khai hải quan được khai và gửi hồ sơ hải quan qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của hải quan; đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm qui định cho việc kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải; nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo qui định của pháp luật. Theo nội dung của Nghị định, đại lí hải quan sẽ bảo lãnh cho từng lô hàng, từng doanh nghiệp thuê làm dịch vụ hải quan nếu như lô hàng đáp ứng được những yêu cầu cho quá trình xuất, nhập khẩu hàng hóa. Với sự bảo lãnh này, cơ quan hải quan đã giảm thiểu được thời gian tìm hiểu thông tin của từng lô hàng, giảm sai sót trong quá trình kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, hoạt động của đại lí hải quan trong thời gian này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức từ phía cơ quan hải quan nên hiệu quả hoạt động chưa cao. Ngày 05/09/2005, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 73/2005/TT-BTC nhằm hướng dẫn những điểm còn vướng mắc trong Nghị định 79/2005 do Chính phủ ban hành trước đó. Cụ thể như qui định về việc kết nối mạng máy tính của đại lý hải quan với cơ quan hải quan được hiểu là chỉ những nơi cơ quan hải quan đã thực hiện thủ tục hải quan điện tử hoặc thực hiện khai báo hải quan qua mạng và phải bảo đảm các chứng từ hải quan điện tử tuân thủ theo chuẩn dữ liệu hải quan và hệ thống phần cứng phù hợp;thực hiện được việc truyền dữ liệu đến cơ quan hải quan và nhận kết quả phản hồi từ cơ quan hải quan theo quy định của hệ thống thông tin hải quan. Kết quả đào tạo nhân viên hải quan chỉ được công nhận từ các cơ sở có đăng kí đào tạo với Tổng cục hải quan. Bên cạnh đó, trách nhiệm pháp lí của đại lí hải quan cũng được làm rõ khi làm chậm thủ tục, khai báo không chính xác… gây thiệt hại cho chủ hàng.Bản mẫu hợp đồng đại lí hải quan cũng như những hoạt động trong phạm vi của đại lí hải quan được chi tiết hóa và ban hành cùng với Thông tư này của Bộ Tài chính. Tính cho đến cuối tháng 10/2010,sau hơn 4 năm thực hiện, nước ta đã có 91 doanh nghiệp được công nhận là đại lí hải quan, hàng năm khai và làm các thủ tục liên quan cho hơn 70 nghìn tờ khai. Đây là một con số còn khiêm tốn so với trung bình 2,5 đến 3 triệu tờ khai xuất nhập khẩu mỗi năm,chứng tỏ hiệu quả của dịch vụ hải quan ở Việt Nam còn chưa cao. Đầu năm 2011, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 14/NĐ-CP qui định về điều kiện và hoạt động của đại lí hải quan vào ngày 16/02/2011 trên cơ sở nội dung của Nghị định 79 và Thông tư 73 kể trên, giữ nguyên các điều kiện về đăng kí làm đại lí và yêu cầu đối với nhân viên của đại lí nhưng có bổ sung thêm các điều khoản về trách nhiệm, khen thưởng và kỉ luật. Vì đây là văn bản mới ban hành nên hiệu quả mà nó mang lại đối với dịch vụ hải quan ở Việt Nam phải trải qua một thời gian mới có thể kiểm nghiệm được. Đại lí hải quan vẫn cần được sự quan tâm và định hướng đúng đắn để có thể phát triển và hỗ trợ tốt hơn cho cơ quan hải quan trong tình hình kinh tế hiện nay. 2.2.2. Dịch vụ giao nhận vận tải qua các thời kì Nghề giao nhận của Việt Nam đã hình thành từ lâu. Miền Nam Việt Nam trước ngày giải phóng đã có nhiều công ty giao nhận, phần lớn là làm công việc khai quan thuế vận tải đường bộ nhưng manh mún, một số là đại lí của các hãng giao nhận của nước ngoài. Ở miền Bắc, từ năm 1960 các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu tự đảm nhận việc tổ chức chuyên chở hàng hóa của mình, vì vậy các công ty xuất nhập khẩu đã thành lập riêng phòng kho vận, chi nhánh xuất nhập khẩu, trạm giao nhận ở các ga liên vận đường sắt. Ở thời kì này, hoạt động giao nhận không được chuyên sâu, công việc và thủ tục đơn giản chỉ là trong phạm vị của công ty, lĩnh vực, mặt hàng, loại hàng… Sau khi thống nhất đất nước, để tập trung đầu mối quản lí chuyên môn hóa khâu vận tải giao nhận, Bộ Ngoại thương (sau là Bộ Thương mại và hiện nay là Bộ Công thương) đã đưa tổ chức giao nhận vào một mối từ Bắc tới Nam là Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương (VIETRANS). Trong thời kì bao cấp, phạm vi dịch vụ giao nhận còn hạn chế, người giao nhận chủ yếu là do giao hàng xuất, nhập hàng nhập tại cảng nước mình và VIETRANS là cơ quan duy nhất được phép giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu trên cơ sở ủy thác của các đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu. Từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI năm 1986, đất nước ta chuyển dần sang nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, hoạt động thương mại được mở rộng, nghề giao nhận do đó mà phát triển khá nhanh, Tổng công ty Giao nhận Kho vận Ngoại thương cũng không còn giữ độc quyền nữa. Các hoạt động giao nhận được mở rộng, số lượng các công ty giao nhận tăng và trình độ nghề nghiệp được tăng lên nhanh chóng. Đã có nhiều công ty giao nhận của Việt Nam tham gia Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế - FIATA. Tính đến 31/1/1998 Việt Nam đã có 13 công ty giao nhận vận tải được công nhận là thành viên liên kết của FIATA. Đến tháng 7/2000 thì đã có thêm 30 công ty, nâng tổng số công ty giao nhận Việt Nam được công nhận là thành viên liên kết của FIATA lên con số 43 công ty. Có thể kể ra một số công ty có uy tín và kinh nghiệm trong nghề giao nhận hiện nay như : Mekong Cargo Freight Co.,Ltd; Saigon Ship Channdler Corp_Saigon;Shipchanco;VIETFRANCHT;VINAFCO… So với các nước trên thế giới, ngành giao nhận Việt Nam hiện nay là một ngành hoàn toàn non trẻ. Trên thực tế hiện nay ở nước ta chưa có một cơ quan quản lí thống nhất việc cấp giấy phép hành nghề, kiểm tra giám sát hoạt động với loại hình kinh doanh giao nhận hàng hóa dẫn đến có nhiều thành phần kinh tế cùng tham gia kinh doanh dịch vụ giao nhận hàng hóa và phát triển dịch vụ tràn lan trên thị trường. Tính đến năm 1997 cả nước có 189 doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực giao nhận vận tải, trong đó trên 90% các công ty giao nhận mới được thành lập từ năm 1994-1995 trở lại đây. Con số này trong thời gian qua đã không ngừng tăng lên. Đến cuối năm 2002 đã có khoảng 542 doanh nghiệp kinh doanh loại hình dịch vụ này. Trong đó: doanh nghiệp tư nhân chiếm 13,2%; doanh nghiệp Nhà nước chiếm 78,3% và doanh nghiệp liên doanh chiếm 8,5%. Hiệp hội giao nhận Việt Nam – VIFFAS, với tư cách là tổ chức đại diện quyền lợi cho cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam về lĩnh vực giao nhận kho vận thành lập năm 1994, được kết nạp là thành viên chính thức của FIATA (thay thế VIETRANS) tại đại hội thế giới FIATA tổ chức tháng 9/1994 tại Hamburg, CHLB Đức. Theo số liệu thống kê của văn phòng hiệp hội VIFFAS, từ khi đại hội thành lập năm 1994 tình đến tháng 3/1998, VIFFAS mới chỉ xét cấp giấy chứng nhận hội viên cho 27 doanh nghiệp Việt Nam đủ điều kiện tham gia Hiệp hội, trong đó có 18 hội viên chính thức và 9 hội viên liên kết đại diện cho các thành phần kinh tế khác nhau đóng vai trò chủ đạo trong lĩnh vực giao nhận kho vận. Tính đến đầu năm 2003, VIFFAS đã có 65 hội viên chính thức và 22 hội viên liên kết. So sánh số hội viên của Hiệp hội giao nhận với số doanh ngiệp tham gia dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam lúc bấy giờ quả là chiếm tỉ lệ còn thấp khoảng 14%. Nhưng những hội viên của Hiệp hội đã thực sự đóng vai trò chính trong các hoạt động giao nhận vận tải hiện nay của Việt Nam do có bề dày kinh nghiệm, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có cơ sở vật chất kĩ thuật và quan hệ chặt chẽ với mạng lưới đại lý nước ngoài bảo đảm cung cấp các dịch vụ chất lượng hiệu quả. Sau hơn 6 năm thành lập, tại đại hội toàn thể lần thứ 6 được tổ chức vào ngày 15 tháng 12 năm 2010 ở TP. Hồ Chí Minh, số hội viên của Hiệp hội đã nâng lên con số 130, cho thấy sự lớn mạnh của Hiệp hội. Tuy nhiên, tỉ lệ hội viên của Hiệp hội so với tổng số lượng doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận vận tải vẫn ở mức thấp (16,25%), chưa thấy được sự thay đổi rõ rệt so với năm 2003. Bên cạnh các hoạt động sôi động của các công ty giao nhận trong nước còn có hoạt động của các văn phòng đại điện của các hãng giao nhận vận tải nước ngoài được cấp giấy phép hoạt động tại Việt Nam. Con số này tăng nhanh trong các năm từ 1991 mới có 7 văn phòng đại diện được cấp giấy phép hoạt động đến cuối năm 1997 tại Việt Nam đã có 105 văn phòng đại diện của các hãng giao nhận vận tải nước ngoài được chính thức cấp giấy phép hoạt động tại các thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh. Đến cuối năm 2002, con số này đã lên tới hơn 200 văn phòng. Điều này chứng tỏ giao nhận hàng hóa ở Việt Nam đang phát triển mạnh và là một thị trường đầy tiềm năng. Sau khi Việt Nam gia nhập WTO, dịch vụ giao nhận vận tải biển hầu như được mở cửa hoàn toàn. Công ty vận tải biển nước ngoài được phép thành lập liên doanh với vốn góp không quá 51% ngay từ khi VN gia nhập WTO và được phép thành lập công ty 100% vốn nước ngoài sau 5 năm kể từ khi gia nhập để thực hiện các dịch vụ hỗ trợ cho hoạt động vận tải biển của chính công ty đó. Với cam kết này, các hãng tàu nước ngoài sẽ thành lập công ty liên doanh để được thực hiện các dịch vụ hỗ trợ vận tải cho chính hãng tàu đó tại Việt Nam, thay vì như trước đây, khi các hãng tàu nước ngoài vận chuyển hàng hoá đến cảng biển Việt Nam phải thông qua các đại lý tàu biển và đại lý vận tải để thực hiện các công việc của chủ tàu và cung cấp dịch vụ trọn gói cho khách hàng của mình. Ngay sau khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện các hoạt động sau: bán và tiếp thị dịch vụ vận tải biển qua giao dịch trực tiếp với khách hàng, từ niêm yết giá tới lập chứng từ; đại diện cho chủ hàng; cung cấp các thông tin kinh doanh theo yêu cầu; chuẩn bị tài liệu liên quan tới chứng từ vận tải bao gồm chứng từ hải quan hoặc các chứng từ khác liên quan đến xuất xứ và đặc tính của hàng vận chuyển; và cung cấp dịch vụ vận tải nội địa bằng tàu mang cờ Việt Nam trong trường hợp cung cấp dịch vụ vận tải tích hợp.Sau 5 năm kể từ khi gia nhập, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài mới được phép thực hiện thêm hai hoạt động: thay mặt công ty tổ chức cho tàu vào cảng hoặc tiếp nhận hàng khi có yêu cầu; đàm phán và ký kết hợp đồng vận tải đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa liên quan tới hàng hoá do công ty vận chuyển. Các ngành dịch vụ vận tải đường bộ, đường sắt, thủy nội địa, hàng không chỉ mở dần từng cánh với mức độ cam kết ít hơn. Đối với dịch vụ vận tải đường bộ, đa số nhà cung cấp dịch vụ trong nước là các doanh nghiệp nhỏ và hộ gia đình, vì vậy cam kết chỉ dừng ở mức độ cho phép liên doanh đến 49% vốn nước ngoài ngay khi gia nhập; sau 3 năm tuỳ theo nhu cầu thị trường có thể cho phép liên doanh đến 51% để vận tải hàng hóa và 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam. Như vậy, có thể thấy rằng, doanh nghiệp kinh doanh giao nhận vận tải trong nước đang phải đối mặt với sự cạnh tranh rất khốc liệt với các hãng giao nhận vận tải danh tiếng ở nước ngoài sau khi mở cửa thị trường này. Những vấn đề còn tồn tại trong nhiều năm qua của các doanh nghiệp trong nước chưa tháo gỡ được triệt để lại càng trở nên trầm trọng hơn trong bối cảnh kinh tế mới. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, ngành giao nhận hiện chỉ đáp ứng được 1/4 nhu cầu thị trường. Kinh doanh giao nhận giữa doanh nghiệp nước ngoài hoặc liên doanh và công ty nội địa, giữa khu vực phía Nam và các khu vực còn lại, cũng có nhiều chênh lệch. Giá cả dịch vụ hậu cần tại Việt Nam tương đối rẻ nhưng không chắc chắn. Các công ty giao nhận địa phương kém phát triển nên khó chiếm lĩnh thị trường nội địa. Các doanh nghiệp ngành hiện chưa liên kết với nhau trong kinh doanh, điều đặc biệt cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới. Hệ thống kho bãi nhỏ, quy mô rời rạc, chất lượng dưới trung bình và không phát huy đầy đủ chức năng. Việc xây dựng, quản lý và khai thác thiếu khoa học. Những phương tiện trang thiết bị như xe nâng hạ hàng hóa, dây chuyền, băng tải, phương tiện đóng gói mã hóa, hệ thống đường ống, an ninh an toàn, đèn chiếu sáng... đều còn hết sức thô sơ. Sự yếu kém đều diễn ra tương tự ở các cảng biển, sân bay, đường sắt, đường bộ. Nếu không có những thay đổi kiên quyết và kịp thời thì ngành kinh doanh giao nhận Việt Nam khó lòng có thể vươn ra được thị trường thế giới trong điều kiện như hiện nay. 2.3. Thực trạng dịch vụ hải quan và dịch vụ giao nhận vận tải ở Việt Nam hiện nay 2.3.1. Bối cảnh kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây Việt Nam đã tiến hành đổi mới được 25 năm và thu được nhiều thành tựu đáng tự hào, không những duy trì được tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình khá cao trong nhiều năm (mức 7%-8%) mà còn là một trong những quốc gia đi đầu trong xóa đói, giảm nghèo, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Đi đôi với những nỗ lực vượt bậc trong phát triển kinh tế, nước ta đã không ngừng quan tâm đổi mới và hoàn thiện hệ thống thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thu được nhiều kết quả đáng ghi nhận. Chế độ sở hữu được đổi mới cơ bản từ hình thức sở hữu toàn dân và tập thể là chủ yếu sang nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế đan xen hỗn hợp, trong đó kinh tế Nhà nước đóng vai trò chủ đạo; từng bước xóa bỏ phân biệt đối xử giữa các thành phần kinh tế, tạo động lực và điều kiện thuận lợi cho khai thác tiềm năng trong nước và ngoài nước vào phát triển kinh tế- xã hội. Quyền tự do, bình đẳng trong kinh doanh ngày càng được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ. Kinh tế tư nhân trong nước và kinh tế có đầu tư nước ngoài được thừa nhận và khuyến khích phát triển. Các đơn vị sự nghiệp bước đầu được đổi mới theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Các loại thị trường chức năng đã ra đời và từng bước phát triển theo hướng thông suốt và thống nhất trong cả nước, mở rộng dần ra khu vực và thế giới. Tăng trưởng kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội được quan tâm ngay trong từng bước phát triển, từng chính sách phát triển. Sự nghiệp giáo dục, đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giải quyết việc làm được quan tâm.Các chính sách xã hội, chính sách chăm sóc người có công, hỗ trợ các nhóm người yếu thế, trợ giúp đồng bào ở những vùng bị thiên tai được thực thi ngày càng có hiệu quả hơn. Tuy vẫn còn tồn tại một số hạn chế trong quá trình xây dựng thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta nhưng nó đã mở ra những cơ hội mới cho công cuộc đổi mới toàn diện và hội nhập quốc tế trong những năm vừa qua. Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế - chính trị khu vực và quốc tế. Chúng ta đã là thành viên của Ngân hàng thế giới (WB), quỹ Tiền tệ quốc tế(IMF), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu(ASEM)… nhưng sự kiện quan trọng nhất phải nói tới chính là gia nhập chính thức Tổ chức thương mại thế giới (WTO), đánh dấu một bước chuyển mình mạnh mẽ trong tiến trình mở cửa ra thế giới. Tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô, nâng cao vị thế của Việt Nam thông qua thu hút đầu tư nước ngoài và những tác động tích cực đối với thể chế kinh tế là những điểm sáng nổi bật sau gần 4 năm chúng ta tham gia tổ chức này. Nhìn vào con số tăng trưởng kinh tế cho thấy sự bứt phá ngoạn mục:năm 2007 tăng trưởng kinh tế đạt 8.5%;năm 2008 đạt 6.2%;năm 2009, mặc dù ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều nền kinh tế tăng trưởng âm- thì Việt Nam vẫn tăng trưởng dương, ở mức 5.3%. Cuối tháng 12/2010, nước ta ghi nhận sự phục hồi của nền kinh tế khi tăng trưởng GDP đạt 6.78% cao hơn mục tiêu đề ra là 6.5%.Thị trường xuất nhập khẩu cũng đạt được một số kết quả nhưng tốc độ tăng trưởng không thể hiện mức độ bứt phá so với các năm trước và như kì vọng. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân hàng năm trong hai năm 2007-2008 là 25.5% và trong ba năm 2007-2009 là 12.8%, trong khi tăng trưởng xuất khẩu bình quân hàng năm giai đoạn trước khi gia nhập WTO 2004-2006 cũng đã đạt 25.5%. Hạn chế này xuất phát từ nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan. Năng suất sản xuất có hạn,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112598.doc
Tài liệu liên quan