Đề tài Giải pháp về xây dựng và thiết kế một số mẫu quảng cáo trên báo của báo Tiền Phong

MỤC LỤC

 

LỜI MỞ ĐẦU 1

PHẦN A:LÝ LUẬN CHUNG 2

I. Tổng quan về quảng cáo 2

1. Quảng cáo là gì? 2

2. Vai trò, chức năng của quảng cáo : 3

3. Quảng cáo thông qua báo chí 4

3.1 Quảng cáo qua báo chí trên thế giới 4

3.2. Quảng cáo qua báo ở Việt Nam 5

II.Nguyên tắc chung xây dựng thiết kế 8

1. Hoạt động truyền thông 8

2. Xây dựng chương trình quảng cáo 9

2.1 Xây dựng các mục tiêu quảng cáo 9

2.2. Xây dựng các kế hoạch quảng cáo 10

2.3Xây dựng chiến lược quảng cáo 11

2.4 Tổ chức một chiến dịch quảng cáo 12

3. Nguyên tắc chung thiết kế mẫu quảng cáo trên ấn phẩm 13

3.1 Các yếu tố của công việc thiết kế trên báo: 14

3.2. Market quảng cáo trên báo 15

3.3. Quy trình thiết kế 17

PHẦN B:THỰC TRẠNG 22

I. Lịch sử ra đời và phát triển của báo Tiền Phong 22

II. Cơ cấu cơ quan chủ quản và phòng quảng cáo 23

1. Cơ cấu cơ quan chủ quản 23

2. Cơ cấu phòng quảng cáo 23

III. Hoạt động quảng cáo qua báo Tiền Phong 25

1. Khách hàng chủ yếu: 25

2.Thực trạng xây dựng kế mẫu quảng cáo trên báo Tiền Phong 25

2.1 Mục tiêu quảng cáo trên báo Tiền Phong: 25

2.2 Lập kế hoạch quảng cáo trên báo Tiền Phong 26

3.Thực trạng mẫu thiết kế 28

3.1 Quảng cáo trên trang màu- Sản phẩm ĐTDĐ: 28

PHẦN C: GIẢI PHÁP 32

I. Giải pháp về nghiên cứu xác định mục tiêu quảng cáo 32

II. Giải pháp việc thực hiện các nguyên tắc cũng như quy trình thiết kế 32

1. Giải pháp về lựa chọn hình thức trình bày 32

1.1. Hình thức đơn nét: 32

1.2. Hình thức kể chuyện: 32

1.3 Hình thức xoắn ốc 32

2. Giải pháp về quy trình dàn trang 33

III. Giải pháp về các yếu tố minh hoạ: 33

IV. Các giải pháp khác 34

1. Giải pháp khuyến mãi 34

2. Sử dụng phương tiện truyền thông bổ trợ 35

3. Sử dụng các hoạt động quan hệ công chúng 36

LỜI KẾT 37

TÀI LIỆU SỬ DỤNG 38

 

doc40 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải pháp về xây dựng và thiết kế một số mẫu quảng cáo trên báo của báo Tiền Phong, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2.3.4 Thông điệp quảng cáo Cái mà công ty dự định nói trong các quảng cáo của mình va các dự định để nói điều đó (có lời hoặc không lời) làm nên thông điệp của một quảng cáo . Sự kết hợp của các yếu tố hình ảnh, lời nói, nghệ thuật và sản phẩm sẽ hình thành nên thông điệp quảng cáo và có vô vàn cách để kết hợp các yếu tố này. 2.4 Tổ chức một chiến dịch quảng cáo Thông thường việc tổ chức một chiến dịch quảng cáo phụ thuộc vào nhiều yếu tố: ngân sách hạn định, điều kiện kỹ thuật trong việc sử dụng các phương tiện quảng cáo. Một chiến dịch quảng cáo bao gồm 7 giai đoạn 2.4.1 Chỉ định mục tiêu thương mại Mục tiêu thương mại ở đây bao gồm:một sự dự tính, một tỷ lệ và một thời hạn. -Một sự dự tính: là việc phải xác định rõ mục tiêu tức là thành phần dân chúng mà mình muốn nhắm vào, và những mục tiêu thương mại đặc biệt -Một tỷ lệ: đó là con số lý tưởng cần phải đạt được liên quan đến sự gia tăng của công việc bán hàng nhờ vào việc chinh phục những mục tiêu chỉ định thông qua quảng cáo. -Thời hạn:là thời gian tối đa thực hiện sự dự tính. Tuy nhiên cần lưu ý là khong bao giờ được phép nói thẳng mục tiêu thương mại trong các thông điệp quảng cáo nếu nhận thấy không có lợi. 2.4.2 Hiểu biết mục tiêu, sản phẩm và thị trường Nhà quảng cáo phải có một sự nghiên cứu về thị trường để biết đâu là những dữ kiện khách quan có liên quan đến những khách hàng tương lai. Từ đó có thể lựa chon phương tiện quảng cáo phù hợp với sản phẩm mà mình muốn tung ra thị trường và với giới khách hàng mà mình muốn nhắm vào. 2.4.3.Lựa chọn yếu tố chủ động hay mấu chốt của chiến dịch quảng cáo Các yếu tố chủ động là yếu tố đánh vào tâm lý của khách hàng(như nhu cầu, thèm muốn, định kiến, thói quen...), được nhà quảng cáo sử dụng nhằm thuyết phục họ đi đến quyết định mua hàng Có 4 tiêu chuẩn để tìm ra những yếu tố chủ động -Tính cách phổ quát: Đó là những yếu tố phổ biến nhất trong mục tiêu,nghĩa là yếu tố đánh vào tâm lý đa số khách hàng mục tiêu của chúng ta. - Gia tăng sự thoả mãn hay gia tăng sức mạnh của nhu cầu, những yếu tố chủ động được lựa chọn phải thoả mãn tối đa khách hàng. -Tránh gây nên một phản ứng tự vệ nơi khách hàng ,một sự lo lắng trên phương diện cá nhân cũng như trên phương diện nghề nghiệp xã hội. - Đa dạng:các yếu tố chủ động cần phải đa dang để kích động tối đa khách hàng để tạo nên đọng cơ thúc đẩy họ đi đến quyết định mua. 2.4.4.lựa chọn yếu tố gợi sự nhớ lại Đó có thể là một biểu tượng ,một hình ảnh thực tế hay một lời thuyết phục sắc bén để khiến cho khách hàng nhớ về sản phẩm. 2.4.5. Viết một thông điệp quảng cáo Một thông điệp quảng cáo phải làm sao có đủ sức tạo nên một sự tiếp nhận ở khách hàng khi chúng ta tiếp cận họ.Nó không những phải làm nổi bật sản phẩm mà còn phải phù hợp với những biệt chất tâm lý cùng với những nhu cầu đặc biệt của khách hàng. 1.4.6 Mở chiến dịch quảng cáo Cần phải lựa chọn phương tiện quảng cáo thích nghi với món hàng và giới khách hàng. Tuỳ thuộc vào ngân sách và thời gian làm chiến dịch quảng cáo ,mà nhà quảng cáo có thể chỉ sử dụng một hay phối hợp nhiều phương tiện quảng cáo để mở chiến dịch. 2.4.7.Kiểm soát hoạt động quảng cáo Để có thể kiểm soát được hiệu năng của một chiến dịch quảng cáo ta có thể so sánh sự bán hàng trước và sau chiến dịch quảng cáo .Nhờ đó ta có thể thống kê được một cách tương đối có bao nhiêu người biết đến món hàng và đi đến quyết định mua món hàng nhờ quảng cáo 3. Nguyên tắc chung thiết kế mẫu quảng cáo trên ấn phẩm Thuật ngữ “thiết kế” đề cập tới người giám đốc quảng cáo và người thiết kế đồ họa làm thế nào để lựa chọn ý tưởng và kết hợp các yếu tố nghệ thuật làm cho chúng hoà hợp trong một thể thống nhất tạo ra sự xuất hiện của quảng cáo. Số đông người làm nghệ thuật,làm việc dưới sự chỉ đạo của giám đốc quảng cáo, tạo ra các cách bố trí ban đầu của ý tưởng quảng cáo. Trong sự cộng tác với người thiết kế viết mẫu quảng cáo, người làm nghệ thuật thực nghiệm của họ bằng thiết kế đồ hoạ, bao gồm: nhiếp ảnh, cách trình bày bản in,và minh hoạ để tạo cho quảng cáo đạt được hiệu quả nhất. 3.1 Các yếu tố của công việc thiết kế trên báo: 3.1.1 Đường nét: Là cách thể hiện tư tưởng, cách hướng dẫn đôi mắt của người xem, phân chia các đoạn văn viết trong mẫu quảng cáo . Đường nét thể hiện phong cách thông qua hình ảnh. Một đường răng cưa thể hiện phong cách khác với một đường cong. Về quan điểm nghệ thuật, đường thẳng đứng thể hiện giá trị của ý tưởng, đường nằm ngang thể hiện tính trầm lặng, đường xiên thể hiện tính sống động và đường cong thể hiện tính duyên dáng. 3.2.2 Màu sắc: Là một trong các công cụ mạnh thể hiện đặc tính của hình ảnh. Màu sắc có thể thể hiện tư tưởng, nhấn mạnh những điểm quan trọng trong nội dung từ ngữ, minh hoạ sắc nét sản phẩm. Ngoài ra màu sắc còn có thể góp phần gây chú ý ,làm cho người đọc dễ nhớ và nhớ lâu hơn. Các thống kê thử nghiệm hiệu quả của mẫu quảng cáo trên báo cho thấy cùng một nội dung quảng cáo nhưng được phát hành bằng màu sắc thì hiệu quả gấp 15 lần in trắng đen. Ngoài ra thì màu sắc còn có tính truyền đạt các ý nghĩa biểu tượng, vì thế nó có thể trở nên rất phức tạp trong hoạt động quảng cáo đa văn hoá và quảng cáo quốc tế. 3.2.3 Hình dáng Được hình thành bởi các đường nét, sắc thái và màu sắc. Hình dáng có thể mang tính hiện thực, mang tính trừu tượng(những đường nét vẽ tự do không thể hiện một vật thể nào cụ thể), mang tính biểu tượng (logo, cờ quốc gia).Hình dáng giữ yếu tố quan trọng trong việc gây chú ý cho người xem, nhất là khi hình dáng được thiết kế khác thường. Việc kết hợp các màu sắc thông thường với những hình dáng khác thường tạo hiệu quả về hình ảnh rất ấn tượng. Đường nét và hình dáng có thể gợi lên sự chuyển động, ngay cả trong mẫu quảng cáo trên báo. Nếu được sắp xếp khéo léo, sự chuyển động có thể mang lại tính sống động trong mẫu quảng cáo , có tác dụng làm cho độc giả chú ý đến các chi tiết về hình ảnh hơn. 3.2.4 Kích cỡ hay diện tích Kích cỡ của mẫu quảng cáo và kích cỡ của từng chi tiết trong mẫu cũng ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của mẫu qc. Dòng tiêu đề nếu in cỡ to có thể được hiểu như đang la to, ngược lại nếu in nhỏ có thể hiểu ngầm là đang nói nhỏ nhẹ với độc giả. Nói chung kích cỡ ám chỉ đến mức độ quan trọng của vấn đề mà doanh nghiệp muốn thể hiện cho độc giả. Nếu người sáng tạo muốn người xem chú ý đến một chi tiết cụ thể nào đó thì chi tiết này phải in to hơn các chi tiết khác. Tuy nhiên đây không phải là quy luật cố định , vì đôi lúc một số nhà thiết kế thu hút sự chú ý của người xem bằng cách định cỡ chữ nhỏ hơn bình thường. 3.2.5 Chọn lựa và sử dụng mặt chữ Tổng hợp từ ngữ trong một bài báo quảng cáo đòi hỏi một số công đoạn mang tính nghệ thuật. Các bước này bao gồm chọn kiểu chữ, xếp đặt các kiểu chữ này vào chỗ nào trên trang quảng cáo và làm sao để sắp xếp các từ ngữ vào các khoảng không gian còn trống. Có một số kiểu chữ phổ biến trong quảng cáo như sau: *Mặt chữ Roman: sử dụng đường nét dày và mỏng kết hợp với các đường chéo ở phần cuối các nét chéo chính. *Mặt chữ Sans serif (mặt chữ Gothic): đơn giản rõ ràng hơn mặt chữ Roman, các đường nét có bề rộng bằng nhau và không có chân. *Mặt chữ Square serif: Là mặt chữ trung gian giữa chữ Serif và Sans serif, chỉ khác ở chỗ đường chéo có cùng bề rộng với các đường nét chính * Script: Mặt chữ này trông giống như chữ viết tay, in theo lối chữ thảo hay chữ đẹp. *Mặt chữ trang trí: Tất cả các mặt chữ còn lại thuộc về mặt chữ trang trí, mặt chữ này có thể có bóng hay ba chiều. Bản thân mặt chữ cũng có tiếng nói riêng của nó. Vì thế việc lựa chọn mặt chữ phải phù hợp với nội dung của thông điệp để tạo nên một tiếng nói chung cho quảng cáo . 3.2. Market quảng cáo trên báo 3.2.1 Nguyên tắc về nghệ thuật -Cân đối theo hình thức: sự đối xứng hoàn hảo là chìa khoá của cân đối theo hình thức.Trong đó, các chi tiết hình ảnh ở phần nàyở phần này trong mẫu quảng cáo haif hoà về mặt hình ảnh so với các chi tiết ở phần khác trong mẫu quảng cáo và thống nhất với nhau từ trên xuống dưới . Kỹ thuật này gây ấn tượng về một hình ảnh nể trọng, ổn định và ôn hoà. -Cân đối không hình thức: là mẫu quảng cáo có những yếu tố khác biệt về kích cỡ, hình thù, cường độ, màu sắc, sáng tối ở những điểm khác biệt từ điểm nhìn trung tâm. Một mục tiêu của ảnh hưởng nhìn lớn hơn gần với trung tâm có thể được cân đối bởi một mục tiêu ảnh hưởng kém xa trung tâm. Nhiều quảng cáo sử dụng cân bằng không theo hình thức để làm cho quảng cáo thú vị , hình ảnh và sôi động hơn. 3.2.2 Kỹ thuật tạo sự chuyển động Chuyển động là nguyên tắc thiết kế nhằm dẫn dắt ánh mắt người đọc theo một chuỗi có chủ ý. Nó có thể đạt được qua một số kỹ thuật sau: -Người và động vật có thể được đặt vào vị trí mà mắt của chúng nhìn thẳng tới các yếu tố quan trọng tiếp theo, hướng con mắt người đọc nhìn theo. -Các bộ phận chuyên biệt như những ngón tay đang chỉ hoặc mũi tên hoặc sự chuyển động của diễn viên hoặc để máy ảnh hay màn hình thay đổi sự chú ý trực tiếp từ yếu tố này đến yếu tố khác. -Sự thiết kế có thể lợi dụng khuynh hướng tự nhiên của người đọc để bắt đầu từ góc trái trên của trang và tiếp tục di động tới bên phải, thấp hơn. -Có thể thiết kế một chuỗi hình ảnh hài hước với lời chú giải buộc người đọc ngay từ điểm khởi đầu và theo chuỗi thứ tự để hiểu thấu được thông điệp. -Sử dụng khoảng trống tối và màu sắc nhấn mạnh bộ phận hoặc toàn bộ minh hoạ của sản phẩm, mắt xuất phát từ chỗ tối sang chỗ sáng, hoặc từ chỗ có màu sắc tới chỗ không có màu sắc. -Bản thân kích cỡ cũng hấp dẫn sự chú ý bởi vì người đọc bị ảnh hưởng bởi yếu tố lớn nhất và có ưu thế nhất trên trang, sau đó mới tới các yếu tố nhỏ hơn. 3.3.3 Tỷ lệ về sự hoà hợp Mối quan hệ giữa kích cỡ của các bộ phận trong một vật thể gọi là tính tỷ lệ, chẳng hạn kích cỡ của đầu và tay chân tỷ lệ với kích cỡ của thân thể con người. Một mẫu quảng cáo phải làm sao cho độc giả cảm thấy nó có tỷ lệ hợp lý đồng thời tránh sao cho các chi tiết còn lại trong bản thiết kế không bị tẻ nhạt vì có cùng kích cỡ như nhau. Hầu hết các bản thiết kế đều có tỷ lệ dành ra từ 2/3 đến 3/4 ở phần phía trên cùng của trang giấy cho hình ảnh và các hoạ tiết khác. Điều đó không chỉ tạo ra một sự sống động hơn là một trang giấy chữ mà còn thu hút người xem hơn vì tỷ lệ hình nhiều hơn chữ. Điều này minh hoạ tốt hơn cho rất nhiều sản phẩm quảng cáo trên ấn phẩm . Tuy nhiên không có nghĩa là các tỷ lệ khác không có hiệu quả , các sản phẩm mang tính kỹ thuật cần dành nhều không gian cho từ ngữ hơn hình ảnh. Các yếu tố trên được làm cho hoà hợp về khoảng trống dựa trên mức độ quan trọng của chúng đối với toàn quảng cáo . Những yếu tố gây được sự chú ý thường có thêm nhiều khoảng trống xung quanh. Tránh sự đơn điệu khi giữ cho các khoảng trống không đổi giữa các yếu tố. 3.2.4. Sử dụng khoảng trống trắng(sự tách ra) Khoảng trống trắng là một phần của quảng cáo , ở đó không có sự xuất hiện của các yếu tố khác. Chú ý rằng, khoảng trống trắng có thể có màu sắc. Khoảng trống trắng giúp tạo được sự chú ý trọng điểm vào yếu tố đứng độc lập. Nó làm cho bức ảnh xuất hiện một cách nổi bật. Khoảng trống trắng là một đóng góp quan trọng trong toàn bộ hình ảnh của quảng cáo . 3.2.5. Tính nhấn mạnh Sự nhấn mạnh một chi tiết nào đó trong mẫu quảng cáo là yếu tố mang tính chiến lược trong công việc chỉ đạo nghệ thuật. Chọn lựa chi tiết nào để nhấn mạnh còn phụ thuộc vào nội dung của thông điệp mà doanh nghiệp muốn người đọc chú ý đặc biệt. Chẳng hạn như trong thiết kế mẫu quảng cáo cho xe hơi, có thể cân nhắc vào việc nhấn mạnh đến hoặc dòng tiêu đề hoặc dòng đề cập đến ngày khuyến mãi hoặc là hình ảnh của chiếc xe. Nếu chọn hình ảnh của xe thì có thể lựa chọn nhấn mạnh hoặc phần nội thất hoặc phần phần máy móc hay toàn bộ hình dáng cua chiếc xe. Người chỉ đạo nghệ thuật sử dụng các chi tiết và nguyên tắc thiết kế để nhấn mạnh một phần nào đó quan trọng trong mẫu quảng cáo làm cho chi tiết này nổi bật hơn phần còn lại. 3.2.6. Kỹ thuật thống nhất các yếu tố trong thiết kế Thống nhất có nghĩa là trong một quảng cáo các yếu tố phải liên quan đến nhau theo một cách nào đó sao cho gây được ấn tượng đặc biệt, hài hoà. Có nhiều loại kỹ thuật có thể được sử dụng -Các kiểu loại cùng gia đình -Các khung bao quanh quảng cáo để chứa các yếu tố cùng với nhau -ảnh hoặc các yếu tố gối lên nhau -Sử dụng không gian khoảng trống vắng -Các công cụ đồ hoạ như khung, mũi tên, hoặc đường gạch bóng 3.3. Quy trình thiết kế Quy trình thiết kế quảng cáo phục vụ cho cả mục đích sáng tạo lẫn quy trình phê chuẩn. Mỗi giai đoạn trong quy trình thiết kế lại phục vụ cho một mục đích riêng. 3.3.1 Quy trình chuyển từ các ý tưởng sang ấn phẩm quảng cáo Quá trình sản xuất các ấn phẩm quảng cáo bắt đầu từ các ý tưởng sáng tạo do người viết lời quảng cáo và người chỉ đạo nghệ thuật khởi tạo cho đến khi mẫu quảng cáo bước sang giai đoạn in ấn. Có năm bước trong quá trình thiết kế. - Nhập liệu Dữ liệu nhập vào bao gồm phần copy do người viết lời quảng cáo viết ra,hình ảnh và các ý tưởng thiết kế của người chỉ đạo nghệ thuật. Vai trò của người viết lời quảng cáo coi như đã kết thúc, nhưng công việc của người chỉ đạo nghệ thuật vẫn còn tiếp tục. Người chỉ đạo nghệ thuật phải điều phối nhân viên bộ phận sản xuất và các dịch vụ bên ngoài hoàn thành ấn phẩm quảng cáo như thiết kế đã định. - Xếp chữ và tạo hình Bước này có sự tham gia của ngưới sắp chữ, thợ chụp ảnh và các nhân viên sáng tạo khác. Trong các ấn phẩm quảng cáo đơn giản, nhiều từ, người sắp chữ làm hầu hết các công việc trong bước này, ngược lại trong các ấn phẩm quảng cáo nhiều hình hoặc sử dụng đồ hoạ vi tính, người chỉ đạo nghệ thuật cần có sự trợ giúp của các chuyên gia từ dịch vụ bên ngoài. - Dàn trang Dàn trang là bước sắp xếp phần copy và hình ảnh thành phẩm lên trang giấy. Trước đây dàn trang là quá trình thủ công nhưng ngày nay với sự trợ giúp của máy vi tính, công đoạn này đã được điện tử hoá. Quá trình dàn trang bao gô - In thử In thử là bước thú vị và đòi hỏi chính xác trong quá trình in ấn.Trong bước này các chuyên gia sử dụng các công cụ kỹ thuật để đưa các chi tiết thành phẩm lên trang giấy. Đây là công việc đòi hỏi kỹ năng của người thợ cơ khí cũng như các chuyên viên vi tính lành nghề vì họ phải thực hiện ấn phẩm quảng cáo giống như thiết kế của người chỉ đạo nghệ thuật. - Xuất liệu Xuất liệu trong hoạt động in ấn được chia làm hai phần, nếu ấn phẩm được phát hành trên các phương tiện truyền thông, giai đoạn này sẽ kết thúc khi giao ấn phẩm cho toà soạn . Tuy nhiên khi ấn phẩm là brochure, phong bì chào hàng hoặc các ấn phẩm phi truyền thông khác thì nhân viên sản xuất vẫn tiếp tục tham gia vào quá trình này. Quy trình sản xuất một ấn phẩm Người viết lời quảng cáo cung cấp copy hoàn chỉnh bản in thử sau khi đã được khách hàng phê duyệt Nội dung copy hình ảnh dùng làm thời điểm khởi đầu cho quy trình in ấn Từ các ý tưởng hình ảnh và theo sự hướng dẫn người chỉ đạo nghệ thuật việc sản xuất bắt đầu bằng các chi tiết hình ảnh Công việc này do thợ sắp chữ hoặc chuyên viên sử dụng máy móc thiết bị chuyên dùng cho ngành in. Kỹ thuật áp dụng trong bước này tuỳ theo yêu cầu của người chỉ đạo nghệ thuật yêu cầu. Máy vi tính đóng vai trò quan trọng trong công đoạn này. Mục đích của giai đoạn này là phối hợp phần copy và hình ảnh lại với nhau theo thiết kế trên trang giấy. Các chuyên viên áp dụng nhiều kỹ thuật khác nhau tại công đoạn này từ việc gián hình thủ công đến các kỹ thuật hoàn toàn trên sử dụng vi tính để dàn trang. Phần mềm máy vi tính không chỉ cho phép việc phối hợp từ với hình mà còn thực hiện trên các kỹ xảo đặc biệt như ghép các hình ảnh lại với nhau. Công việc này tuỳ thuộc vào hình thức in ấn sử dụng (có thể in trắng đen hay in màu), tờ báo nào án phẩm quảng cáo sẽ xuất hiện trên đó và ấn phẩm quảng cáo sẽ chuyển giao cho toà soạn hay tự công ty quảng cáo sẽ lo lấy quy trình in ấn Nếu ấn phẩm quảng cáo sẽ xuất hiện trên phương tiện truyền thông bạn phải cung cấp cho toà soạn tát cả cá vật liệu mà họ yêu cầu, thông thường là các âm bản và dương bản phim sau đó toà soạn sẽ lo việc in ấn Nếu ấn phẩm quảng cáo không xuất hiện trên phương tiện truyền thông bạn phiải tự lo khâu in ấn và phân phối bao gồm in ấn, bế, đóng sách và nhiều bước khác. Máy in Phương tiện truyền thông Xuất liệu In thử Dàn trang Sắp chữ và tạo hình Sắp chữ Tạo hình Hình ảnh Nhập liệu Copy 3.3.2 Các công đoạn kỹ thuật thiết kế -Tạo chữ Tạo chữ là sự kết hợp giữa nghệ thuật và khoa học trong việc chọn lựa và sắp xếp các ký tự lại với nhau.Nhờ sử dụng máy vi tính các công ty quảng cáo có thể tự do chọn lựa nhiều mặt chữ trước khi đi đến quyết định chọn lựa kiểu chữ cuối cùng và hình thức dàn trang phù hợp nhất đồng thời tiết kiệm được cả chi phí và thời gian. Với máy vi tính và phần mềm tạo chữ cho phép thiết kế mẫu chữ phù hợp với từng ấn phẩm quảng cáo mang những nét đặc trưng riêng. -Tạo hình Hầu hết các ấn phẩm quảng cáo đều có copy liên kết với một hoặc vài hình ảnh để truyền đạt thông điệp quảng cáo. Bất kỳ một ấn phẩm quảng cáo nào có hình ảnh in ấn với chất lượng cao cũng đều gây sự chú ý cho người xem, dù hình ảnh chỉ đơn giản là một logo của công ty hay kỹ xảo đặc biệt do máy tính thực hiện.Sau đây là một vài loại hình ảnh dùng trong ấn phẩm quảng cáo : +ảnh gốc: Gồm các bản vẽ bằng viết và mực, tranh sơn dầu và màu nước và các hình thức nghẹ thuật khác sản xuất riêng cho ấn phẩm quảng cáo hay được chỉnh sửa từ một tác phẩm nghệ thuật có sẵn. Các bức ảnh này có thể được sử dụng dưới hình thức nguyên thuỷ hay chỉnh sửa từ phần mềm máy tính. +ảnh tư liệu: ảnh tư liệu là các ảnh không có bản quyền và có thể sao chụp tự do. Loại ảnh này có thể được sử dụng vào ấn phẩm quảng cáo hoặc cho các đề tài khác.Nguồn ảnh tư liệu có thể thu thập từ sách báo hoặc từ các ấn phẩm khác. Hiện nay ảnh tư liệu còn được cung cấp qua đĩa mềm. +Hình chụp: Hình chụp được sử dung rộng rãi tronng các ấn phẩm quảng cáo vì nó thể hiện tính trung thực và độ tin cậy.Tuy nhiên, những hình ảnh mà ta thường chụp bằng máy tự động trong những dịp nghỉ mát không thể sử dụng trong quảng cáo được. Hình chụp dùng trong quảng cáo thường chỉ sử dụng dịch vụ cung cấp ảnh tư liệu hoặc thuê các thợ chụp ảnh chuyên nghiệp thực hiện. Vì chất lượng hình có khuynh hướng giảm trong quá trình xử lý ảnh nên cần lưu ý là hình ảnh chụp phải có chất lượng thật cao ngay từ đầu. -Chế bản: Sau khi đã tạo copy và hình ảnh thành phẩm xong, bước tiếp theo là phối hợp copy và hình ảnh để đưa lên bản in. Quá trình chế bản thường bắt đầu từ các chi tiết đồ hoạ chính. Các chi tiết này Có thể là một bức hình chụp, một bản vẽ phác thảo, một bức tranh hay bất kỳ một một bức hình nào khác. Sau khi hình ảnh xuất hiện trên màn hình, có thể sử dụng các thao tác đơn giản như cắt bớt một phần hình để phù hợp với kích cỡ của trang giấy hoặc các thao tác phức tạp hơn như đổi màu một vật thể trên bức hình hoặc làm xoá đi một nhược điểm trên mặt diễn viên.Những thao tác phức tạp nhất hiện nay đều được thực hiẹn trên máy vi tính. Phần b:thực trạng I. Lịch sử ra đời và phát triển của báo Tiền Phong Xuất phát từ những yêu cầu của Cách mạng Việt Nam, được sự quan tâm của Đảng và Bác Hồ, thế hệ trẻ của Việt Nam cần có một diễn đàn, một tiếng nói, Đoàn thanh niên cứu quốc(nay là đoàn TNCS Hồ Chí Minh) đã quyết định thành lập một tờ báo – cơ quan ngôn luận của mình. Tiền thân của báo Tiền Phong là các tờ Hồn Nước(1954-1946). Tờ Hồn Nước ra đời một thời gian ngắn thì đình bản. Tháng 6/1947 cơ quan TW đoàn rời lên Bắc Cạn, tờ báo Xung Phong ra đời do đồng chí Nguyễn Hữu Dũng làm thư ký toà soạn. Được một thời gian, tờ Xung Phong tạm ngừng xuất bản. Mãi đến năm 1949 tờ báo mới của đoàn ra đời mang tên Sức Trẻ do nhạc sĩ Từ Phát làm thư ký toà soạn. Báo Sức Trẻ ra được 15 số thì dừng vì xưởng in bị cháy. Năm 1952 ra đời tạp chí Thanh Niên. Ngày 16/11/1953 tại bản Dõn, xã Minh Thanh( Tuyên Quang) chính thức ra đời báo Tiền Phong do đồng chí Nguyễn Lam là bí thư TW đoàn, làm chủ nhiệm(sau này đồng chí Nguyễn Lam là bí thư TW Đảng, phó thủ tướng chính phủ). Lúc ra đời có các đồng chí Nguyễn Thanh Dương thư ký toà soạn, Lê Quân, Văn Quý, Tôn Đức Lượng (hoạ sĩ)và hai thanh niên trẻ là Tôn Sơn(Mai Nam) và Hậu. Năm 1956 , báo tiền phong ra 2 kì một tuần, đến năm 1959 tăng 3 kì một tuần .Đến năm 1980 báo Tiền Phong ra mỗi tuần một kì. Đến năm 1986-1987, bắt nhập vào công cuộc đổi mới của đất nước, với tinh thần tự lực tự cường, theo tinh thần “ tự cứu” như lời đồng chí tổng bí thư Nguyễn Văn Linh lúc đó, anh chị em cán bộ, phóng viên báo đã tìm mọi cách thoát ra khỏi khó khăn, tự tìm mọi nguồn lực ( kể cả việc hợp tác với nhà máy giấy Tân Mai để có giấy in). Tờ báo bắt đầu đổi mới thông tin, đổi mới măng séc, đổi mới cách trình bày, tổ chức làm phụ san, phụ bản...Cuối năm 1988 báo Tiền Phong ra số Tiền Phong chủ nhật. Ngày 7/11/1992 báo ra chuyên san Người Đẹp Việt Nam. Ngày 25/5/1995 ra thêm 2 chuyên san là Tiền Phong cuối tháng và Tri Thức Trẻ. Từ tháng 7/2001 báo Tiền Phong ra hàng ngày trong tuần với số lượng gần 100.000 bản/kì. II. Cơ cấu cơ quan chủ quản và phòng quảng cáo 1. Cơ cấu cơ quan chủ quản Chủ tịch HĐQT Giám đốc điều hành Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng quảng cáo Phòng marketing sản phẩm báo chí Phòng hành chính-kế toán Trưởng phòng phụ trách quảng cáo phía Nam Trưởng phòng phụ trách trung tâm xúc tiến việc làm và tư vấn Trưởng phòng phụ trách trung tâm VDC Thưởng phòng phụ trách nhà sách Tiền Phong 175 Nguyễn Thái Học Trưởng phòng phụ trách nhà sách Phương Nam 2. Cơ cấu phòng quảng cáo *Nhiệm vụ và chức năng của trưởng phòng quảng cáo : - Quản lý chung về hoạt động của phòng quảng cáo - Phối hợp, sắp xếp chương trình của các hãng(đại lý) quảng cáo - Ước định giá quảng cáo - Phát triển các phương pháp quảng cáo mới. - Đóng góp ý kiến cho các lãnh đạo quản lý cấp trên về lĩnh vực nhiệm vụ của mình. * Nhiệm vụ và chức năng của nhân viên nghiên cứu: - Nghiên cứu cơ bản về nhu cầu và quan niệm về giá trị của thị trường mục tiêu đối với sản phẩm của khách hàng. - Sử dụng các dữ liệu thứ cấp và sơ cấp để tiến hành phân tích,tổng kết các thông tin thu được. - Thẩm định hiệu quả của nhiều quan điểm quảng cáo khác nhau để tìm ra cách tiếp cận thị trường mục tiêu tốt nhất. * Nhiệm vụ, chức năng của nhân viên thiết kế: Thực hiện các công việc liên quan đến hoạt động thiết kế như - Viết lời quảng cáo: chịu trách nhiệm viết tiêu đề và nội dung cho mẫu quảng cáo . - Chịu trách nhiệm về các chi tiết, hình ảnh trong một mẫu quảng cáo như dàn trang,minh hoạ,viết kịch bản... - Hỗ trợ, giúp đỡ nhân viên sản xuất trong quá trình sản xuất từ mẫu thiết kế. * Nhiệm vụ, chức năng của nhân viên giao dịch khách hàng: - Xây dựng và duy trì mối quan hệ tốt đẹp của báo với các doanh nghiệp thuê quảng cáo * Nhiệm vụ và chức năng của nhân viên sản xuất: - Phối hợp các hoạt động sắp chữ, tạo mẫu tách màu và in dể tạo ra một mẫu quảng cáo hoàn chỉnh Trưởng phòng quảng cáo Nhân viên nghiên cứu Nhân viên thiết kế Nhân viên giao dịch khách hàng Nhân viên sản xuất III. Hoạt động quảng cáo qua báo Tiền Phong 1. Khách hàng chủ yếu: *SamSung: -Công ty điện tử SamSung ViNa: với các mặt hàng điện tử đa dạng như: +TV: TV thường, TV màn hình phẳng. +Máy giặt: Máy giặt hai hộc, máy giặt cửa trước, máy giặt mini. +Đầu DVD +Tủ lạnh +Máy lạnh -SamSung Mobile Plaza- Trung tâm kinh doanh sửa chữa và bảo hành ĐTDĐ SamSung FPT Mobile –Nhà phân phối chính thức ĐTDĐ SamSung tại Việt Nam với các sản phẩm ĐTDĐ như: SGH-E100 / SGH-X430 / SGH-X600 / SGH-P400 / SGH-S500 / SGH-C100 / SGH-X100 / SGH-X400 / SGH-E700 *Nokia -Trung tâm dịch vụ chuyên nghiệp Nokia Các mặt hàng ĐTDĐ như: Nokia 6600 / Nokia 6220 / Nokia 3660 / Nokia 1100 / Nokia 3200 Bảng doanh thu quảng cáo trên báo Đơn vị:VNĐ STT Khách hàng 2001 2002 1 Samsung 2.948.000.000 3.104.000.000 2 Nokia 2.250.000.000 2.698.000.000 3 Bệnh viện đa khoa Hồng Ngọc 31.000.000 31.000.000 2.Thực trạng xây dựng kế mẫu quảng cáo trên báo Tiền Phong 2.1 Mục tiêu quảng cáo trên báo Tiền Phong: Nếu xét theo địa lý thì thị trường chủ yếu của báo Tiền Phong là miền Bắc, đặc biệt là ở Thủ đô Hà Nội. Mặt khác nếu xét theo lứa tuổi thì mục tiêu của báo chủ yếu là nhắm vào tầng lớp thanh niên đã đi làm (từ 20-40 tuổi). Do vậy cơ cấu sản phẩm quảng cáo trên báo cũng chịu ảnh hưởng của mục tiêu này. Ví dụ không bao giờ thấy trên báo có quảng cáo các sản phẩm ô tô cũng như các sản phẩm sách vở đồ chơi trẻ em. Lý do thị trường mục tiêu của những sản phẩm này (bao gồm những ông chủ rất thành đạt và lứa tuổi trẻ em) không trùng với thị trường mục tiêu của báo. Ngược lại ta thấy một số sản phẩm quảng cáo rất mạnh như ĐTDĐ(SamSung,Nokia, VinaPhone), xe máy(Yamaha) hay các mặt hàng đồ điện tử tiện lợi dùng trong gia đình như tủ lạnh, máy giặt, điều hoà, nồi cơm điện... Các mặt hàng này đặc biệt khá quen thuộc và phổ biến trong các gia đình trẻ năng động hiện nay. Ngoài ra do đặc thù biểu cảm của thể loại báo nói chung, nên trong lĩnh vực sản phẩm là đồ ăn, đồ uống báo không có lợi thế bằng truyền hình.Lý do là vì truyền hình có thể sử dụng âm thanh và sự chuyển động

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc65159.DOC
Tài liệu liên quan