Lời mở đầu 1
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN GIỮA QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3
I. QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 3
1. Giáo dục đại học và quy mô giáo dục đại học . 3
1.1 Giáo dục đại học 3
1.2. Quy mô giáo dục đại học và các chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục đại học 4
1.2.1 Khái niệm về quy mô giáo dục đại học 4
1.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá quy mô giáo dục đại học. 4
2. Chất lượng giáo dục đại học và các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục đại học. 5
2.1 Khái niệm về chất lượng giáo dục đại học 5
2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng giáo dục đại học 5
II. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 6
1. Tốc độ phát triển kinh tế, khoa học - công nghệ và cơ cấu kinh tế của quốc gia 6
2. Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia 7
3. Cơ chế quản lý giáo dục đại học tác động đến quy mô và chất lượng giáo dục đại học 7
4. Các điều kiện sẵn có phục vụ cho giáo dục đại học 8
III. SỰ CẦN THIẾT PHẢI GIẢI QUYỀT BÀI TOÁN GIỮA QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 8
1. Xuất phát từ yêu cầu phát triển nguồn nhân lực trình độ cao, thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước 8
2. Xuất phát từ yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế 9
3. Do thực trạng còn nhiều bất cập của nền giáo dục nước ta 9
III. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ GIẢI QUYẾT BÀI TOÁN QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC 9
1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 9
1.1. Cải cách cơ chế quản lý giáo dục đại học 9
1.2 Cải cách thể chế xây dựng các trường, phát triển mạnh các trường ngoài công lập 10
1.3 Cải cách thể chế đầu tư, thực hiện việc xã hội hoá khâu sinh hoạt trong các trường đại học 11
1.4. Cải cách chế độ thi tuyển sinh vào đại học 11
2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc 11
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 13
I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM 13
II. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM HIỆN NAY 14
1. Số lượng sinh viên được đào tạo 14
2. Số lượng các trường đại học và cao đẳng 17
2. So sánh sự phát triển quy mô giáo dục đại học ở nước ta trong thời gian qua với yêu cầu đào tạo đại học trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế 17
3. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay 19
3.1 Chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo theo chương trình đào tạo 19
3.2 Chất lượng đào tạo theo giáo viên 20
3.3 Chất lượng đào tạo đánh giá theo sinh viên 20
4. Những giải pháp Việt Nam đã áp dụng để phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong thời gian qua 21
III. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUY MÔ VÀ CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 22
1. Những ưu điểm trong phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam 22
2. Những tồn tại trong phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại
44 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1452 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải quyết bài toán về quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
thức đào tạo văn bằng hai, đào tạo từ xaSự đa dạng của các phương thức đào tạo đã thu hút được số lượng lớn người lao động và thanh niên thuộc các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào hoạt động giáo dục đại học.
Bảng 2.2: Cơ cấu sinh viên thời kỳ 1990 – 2004
Năm học
Tổng số sinh viên (Người)
Trong đó
Dài hạn tập trung
Tại chức và các hệ khác
1990 – 1991
144 500
94 448
50 047
1999 – 2000
893 745
509 638
384 117
2000 – 2001
918 228
552 462
428 766
2001 – 2002
917 419
579 198
394 921
2002 – 2003
1 020 667
604 397
419 270
2003 – 2004
1 032 440
653 719
379 721
Nguồn: [7], [11, tr20], [15]
Dựa vào bảng số liệu trên ta có thể thấy rằng, sinh viên hệ tại chức và các hệ khác có xu hướng tăng nhanh hơn sinh viên dài hạn tập trung, điều đó cũng là phù hợp với chính sách đa dạng hoá giáo dục đại học của chúng ta. Tuy nhiên, hiện nay ở các trường đại học và cao đẳng số lượng sinh viên theo học hệ công lập còn cao hơn rất nhiều so với hệ ngoài công lập. Chúng ta có thể hình dung rõ nét hơn khi quan sát hình vẽ sau.
Hình 2.1: Quy mô sinh viên các năm học 2001 – 2004
Nguồn: [7], [11, tr21], [15]
Chúng ta khẳng định rằng, hiện đang tồn tại một hiện tượng thực tế quy mô giáo dục đại học ngày càng được mở rộng ở cả hai loại hình đào tạo trong khi các nguồn lực của Nhà nước vẫn chưa thể đáp ứng yêu cầu của việc mở rộng quy mô này. Chính vì vậy mà xã hội hóa giáo dục đại học được xem như một giải pháp chiến lược trong bài toán đầu tư, nhưng trên thực tế ngay cả người đi học cũng chưa thể có đủ bù đắp cho những chi phí của hoạt động đào tạo. Trong hoàn cảnh như thế, mỗi trường sẽ tìm lấy một con đường đi riêng, phù hợp với điều kiện của trường mình ở những khía cạnh khác nhau, ở những nội dung khác nhau. Trong đề tài này chỉ xin được nghiên cứu số lượng các trường và cơ cấu các trường đại học và cao đẳng đã và đang đáp ứng như thế nào nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao và nhu cầu học tập ngày càng tăng của các tầng lớp nhân dân.
Số lượng các trường đại học và cao đẳng
Tính đến tháng 5 năm 2005, cả nước có 236 trường đại học và cao đẳng. So với năm học 1998 – 1999, số lượng trường đại học và cao đẳng trong đã tăng lên 38,7% (năm học 1998 – 1999 có 170 trường).
Bảng 2.3: Số lượng các trường đại học và cao đẳng
Đơn vị tính: Trường
Năm học
Tổng số trường
Cao đẳng
Đại học
Số lượng
(Trường)
TĐPT
(%)
Số lượng
(Trường)
TĐPT
(%)
Số lượng
(Trường)
TĐPT
(%)
2000 - 2001
178
-
104
-
74
-
2001 - 2002
191
7,31
114
9,61
77
4,06
2002 - 2003
202
5,77
121
6,13
81
5,18
2003 - 2004
214
5,95
127
4,94
87
7,41
Nguồn:[11,tr22], [15]
Trong những năm qua, cùng với xu hướng chung của nền giáo dục nước nhà là tăng nhanh các cơ sở giáo dục, số lượng các trường đại học và cao đẳng cũng tăng lên nhanh chóng, đặc biệt là số lượng các trường cao đẳng. Số lượng các trường này tăng nhanh là do việc nâng cấp các trường trung học sư phạm ở các tỉnh thành các trường cao đẳng sư phạm để mỗi một tỉnh có một trường sư phạm bảo đảm nhu cầu giáo viên cho các địa phương. Ngoài ra, Nhà nước còn chủ trương thành lập các trường cao đẳng cộng đồng đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho địa phương và sử dụng ngân sách của địa phương.
2. So sánh sự phát triển quy mô giáo dục đại học ở nước ta trong thời gian qua với yêu cầu đào tạo đại học trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Để so sánh sự phát triển quy mô giáo dục đại học ở nước ta trong thời gian qua với yêu cầu đào tạo đại học trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế chúng ta sẽ căn cứ vào các chỉ tiêu tương đối phản ánh quy mô.
Các chiến lược gia về giáo dục trên thế giới thường dựa vào tỷ lệ sinh viên so với số thanh niên ở độ tuổi đại học của một nước (còn gọi là tỷ số độ tuổi) để xác định quy mô giáo dục của quốc gia đó. Nền giáo dục đại học được xem là dành cho số ít khi tỷ lệ này nhỏ hơn 15%, được xem là đại chúng hoá khi tỷ số đó đạt trong khoảng từ 15 đến 50% và nền giáo dục được gọi là phổ cập hoá khi tỷ lệ này đạt trên 50%[11,tr24]. Tỷ số độ tuổi của Canada và Mỹ là trên 80%; ở Hàn Quốc là 70%, ở khối các nước OECD là trên 50%. Hơn nữa theo quan niệm hiện nay, giáo dục đại học dành cho số ít chỉ thích hợp với nền kinh tế nông nghiệp, giáo dục đại chúng hoá hướng đến nền kinh tế công nghiệp. Tỷ số độ tuổi của Việt Nam đến năm 2004 là 8%, còn cách khá xa so với nền giáo dục đại chúng và chúng ta cũng đang hướng đến một nền kinh tế công nghiệp, sau đó là nền kinh tế tri thức nên không phải lo lắng về việc mở rộng quy mô sinh.
Trong những năm qua, có rất nhiều người cho rằng, chúng ta đã thừa lao động được đào tạo ở bậc đại học. Nhưng những số liệu dưới đây lại cho chúng ta một nhận định khác.
Hình 2.2: Tỷ lệ sinh viên trên tổng số lao động
Nguồn: [11,tr25], [15]
Nhìn vào hình vẽ trên chúng ta thấy rằng tỷ lệ sinh viên/tổng lao động xã hội của Việt Nam trong những năm qua còn rất thấp. Trong khi tốc độ phát triển kinh tế của đất nước ra đang tăng. Có nhiều ngành nghề mới được tạo ra và trong mỗi ngành nghề cũng đòi hỏi trình độ lao động ngày càng cao. Tỷ lệ sinh viên/tổng lao động xã hội quá thấp (0,025%) sẽ làm cho đội ngũ lao động trình độ cao khi tham gia vào các hoạt động kinh tế cũng thấp tương ứng như vậy. Điều này gây lên khó khăn không nhỏ cho Việt Nam trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
Giáo dục đại học không chỉ đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực của đất nước mà còn phải đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân. Mỗi mùa tuyển sinh, sức ép về chỉ tiêu lại đặt lên vai các trường cũng như các sinh viên. Nhu cầu học tập của nhân dân là rất lớn, nhưng trong điều kiện hiện tại, nguồn lực của chúng ta có hạn nên khả năng đáp ứng còn hạn chế và áp lực là điều không thể tránh khỏi. Mỗi năm Việt Nam đã tăng quy mô khoảng từ 5 đến 6% nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được nhu cầu học tập đó. Bằng chứng là chỉ có khoảng 20% trong số hàng triệu các thí sinh dự thi trúng tuyển và được theo học ở các trường mà mình đã lựa chọn, số còn lại có thể chấp nhận học nghề nhưng hiện nay cũng không ít gia đình cho con em của mình đi du học vì ở đó không cần phải thi cử quá khó khăn phức tạp, nhà trường sẵn sàng tiếp nhận sinh viên nếu như họ chứng minh được tài chính.
Bảng 2.4: Tỉ lệ sinh viên trên một vạn dân
Nước
Việt Nam
Trung Quốc
Hàn Quốc
Thái Lan
Malasia
Số sinh viên/ 1 vạn dân
123
(2003)
378
(1994)
4930
(1994)
2167
(1994)
885
(1993)
Nguồn: [2], [11,tr28]
So sánh với các nước và trong khu vực thấy rằng tỷ lệ sinh viên/ một vạn dân của Việt Nam còn thấp. Mà chỉ tiêu này phần nào phản ánh chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia, nó liên quan chặt chẽ tới tăng trưởng kinh tế nên việc tiếp tục phát triển quy mô các trường đại học vẫn rất cần thiết.
3. Thực trạng chất lượng giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay
Trên thực tế chúng ta đang đứng trước một mâu thuẫn: một mặt cần hội nhập với khu vực và trên thế giới, nghĩa là cần chất lượng ở mức độ cao, mặt khác khó có thể đưa ra một yêu cầu cao cho nền giáo dục Việt Nam trong bối cảnh kinh tế - xã hội như hiện nay. Cuối cùng cần phải nhìn nhận đúng thực chất của chất lượng giáo dục đại học để có biện pháp khắc phục những điều chưa tốt, phấn đấu tiến tới ngang bằng các nước tiên tiến nhưng không tách khỏi thực tế Việt Nam.
3.1 Chỉ số đánh giá chất lượng đào tạo theo chương trình đào tạo.
Có thể nói rằng chương trình đào tạo là một yếu tố quan trọng nhất quyết định chất lượng đào tạo. Tuy nhiên hiện nay chương trình đào tạo của Việt Nam cũng đang có nhiều bất cập và việc sửa đổi đã và đang được tiến hành nhưng chưa thực sự có hiệu quả. Chẳng hạn giảng dạy các môn khoa học xã hội trong các trường công nghệ. Việc giảng dạy các môn triết học, kinh tế chính trị v.vtrong các trường đại học công nghệ là cần thiết nhưng không thể với số lượng giờ quá nhiều trong tương quan với các môn khoa học tự nhiên và kỹ thuật vì mục tiêu chính của các trường này là dạy công nghiệ. Khi họp Hội đồng tư vấn về sửa đổi chương trình cho Bộ Giáo dục và Đào tạo, hầu hết các uỷ viên Hội đồng đều có ý kiến là giảm bớt số giờ các môn khoa học xã hội nhưng cuối cùng là kết quả không thay đổi. Tương tự như vậy đối với các môn khoa học cơ bản. ý kiến chung là cần tăng cường khoa học cơ bản nhưng cuối cùng lại giảm số giờ với lý do đơn giản nhưng không khoa học là tổng số giờ của hai năm học cơ sở là không đổi, việc tăng giờ của các môn khoa học xã hội phải dẫn đến việc giảm giờ của các môn khoa học cơ bản.
Trong những năm qua chúng ta đã có nhiều cải cách trong chương trình đào tạo cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, xét trên một khía cạnh nào đó thì chúng ta chưa có cái nhìn đúng mức đối với chương trình học, đó là một trong những nguyên nhân làm cho nhiều người đặt dấu hỏi về chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.
3.2 Chất lượng đào tạo theo giáo viên.
Cùng với chương trình học, vấn đề giáo viên là vấn đề hết sức quan trọng. Thầy giáo là người thực hiện chuyển tải nội dung chương trình học tới sinh viên. Tuy nhiên với quy mô như hiện nay, đội ngũ giáo viên của chúng ta còn thiếu về số lượng và chất lượng cũng còn nhiều vấn đề tranh luận. Đội ngũ các giảng viên có kinh nghiệm và phương pháp giảng dạy tốt thì không có thời gian cập nhật kiến thức. Quản lý công việc giảng dạy đối với giáo viên còn lỏng lẻo. ở đâu đó vẫn còn hiện tượng giáo viên bỏ giờ, bỏ lớp. Điều đó không thể không ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
3.3 Chất lượng đào tạo đánh giá theo sinh viên
Chưa có việc điều tra đầy đủ về sinh viên để có cơ sở đánh giá chất lượng đào tạo. Hiện nay chất lượng sinh viên chỉ được đánh giá thông qua nhận xét của các thầy cô giáo. Tuy các nhận xét định tính nhưng nó thể hiện những điều rất quan trọng về chất lượng sinh viên: trình độ đầu vào của một số trường còn thấp, lười học, quay cóp khi thi, kiểm tra; việc quy chế cho phép một sinh viên thi lại quá nhiều lần đối với một môn học v.v
Tuy chất lượng đào tạo đại học còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như: điều kiện học tập của sinh viên, tài liệu, các thiết bị thực hành, nơi thực tập phụ thuộc vào phương pháp giảng dạy của giáo viên và phương pháp học tập của sinh viên nhưng các yếu tố về chương trình đào tạo, về giáo viên và sinh viên vẫn là nhữn yếu tố quan trọng nhất và đây là những vấn đề cần được giải quyết trước.
4. Những giải pháp Việt Nam đã áp dụng để phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học trong thời gian qua.
Tại Hội nghị các trường đại học và cao đẳng tháng 8/1993, Bộ Giáo dục và Đào tạo có các chủ trương về mở rộng quy mô đào tạo: “Thực hiện đồng bộ các biện pháp để tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục đại học, đồng thời đảm bảo chất lượng đào tạo”. Để có thể thực hiện đồng bộ các biện pháp, Bộ đã thống nhất lại khái niệm: "Trong hệ thống đại học có hai loại hình cơ bản là loại hình tập trung (hệ chính quy dài hạn tập trung truyền thống) và loại hình không tập trung (gồm tại chức, đại học mở, từ xa, bán thời gian, tự học thi lấy chứng chỉ tích luỹ rồi lấy bằng...) và có hai trình độ chuẩn là đại học và cao đẳng.
Các biện pháp đồng bộ để phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo bao gồm các vấn đề sau [11,tr30]:
Mở rộng quy mô đào tạo đại học gắn liền với tăng số lượng các cơ sở đào tạo cao đẳng thực hành. Theo phân loại của UNESCO và Ngân hàng thế giới, các trường trung học chuyên nghiệp của Việt Nam tuyển học sinh tốt nghiệp phổ thông trung học vào học, về hình thức, chúng được xếp trong khu vực cao đẳng. Tuy nhiên, về mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo thì chúng còn ở dưới mức độ đó. Hiện nay ở nước ta rất thiếu các cơ sở đào tạo nhân lực có trình độ cao đẳng thực sự và điều này tạo ra mất cân đối nghiêm trọng giữa các thành phần cán bộ có trình độ sau trung học (cán bộ có trình độ đại học nhiều hơn cán bộ có trình độ cao đẳng, trong khi ở các nước, tỷ lệ này thường là 1/1). Nhằm khắc phục sự mất cân đối đó, cần xác định mục tiêu và nội dung, chương trình đào tạo kỹ thuật viên bậc cao và nhanh chóng chuyển những trường THCN mạnh lên bậc cao đẳng.
Các trường (bao gồm đại học cơ bản, đại học chuyên ngành, cao đẳng cơ bản, cao đẳng chuyên ngành và trung học chuyên nghiệp) liên kết với nhau thành từng cụm theo khu vực. Chỉ tiêu tuyển sinh tối đa vào mỗi trường đại học sẽ được xác định riêng rẽ cho từng giai đoạn. Vì công suất đào tạo ở mỗi trường không giống nhau ở hai giai đoạn, nên để đảm bảo không có tình trạng thải loại sinh viên một cách ồ ạt sau giai đoạn I. Chỉ tiêu tuyển sinh tối đa cần được xác lập theo khă năng đào tạo chung của từng cụm trường liên kết.
Chế độ học bổng, học phí cần được xây dựng lại để phù hợp với những quyết định mới của chính phủ về chủ trương mở rộng quy mô đào tạo đại học. Cùng với việc thực hiện chế độ học phí, học bổng mới, Bộ sẽ bàn với các ngành nghiên cứu thực hiện chế độ "Tín dụng trường học" giúp đỡ các sinh viên nghèo, các sinh viên gặp khó khăn có điều kiện học tập.
Bộ đã trình chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã cho phép thành lập đại học mở bán công thành phố Hồ Chí Minh trên cơ sở Viện đào tạo mở rộng II thành phố Hồ Chí Minh; Bộ đã trình Chính phủ và Thủ tướng cho phép thành lập Viện đại học Mở Hà Nội.
Phát triển hệ thống đại học dân lập, tư thục. Nghị quyết Trung ương 4 về giáo dục đã công nhận sự tồn tại của các loại trường đại học dân lập và tư thục, và quy chế về đại học tư thục đã được Nhà nước ban hành, với ý định hệ thống này sẽ bổ sung cho hệ thống đại học công lập nhằm thoả mãn yêu cầu quá lớn của nhân dân về chỗ học. Điều đang quan tâm là ở nhiều nước, chi phí đơn vị ở các trường đại học công lập thường bằng 30 đến 50% chi phí đơn vị ở các trường đại học không công lập. Bộ sẽ cho phép mở trường và không bóp nghẹt những sáng kiến riêng, mặt khác vẫn có thể kiểm soát chặt chẽ về mặt chất lượng đầu vào và hoạt động tài chính của những trường đó.
III. Đánh giá thực trạng quy mô và chất lượng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua
1. Những ưu điểm trong phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam.
Trong thời gian qua quy mô giáo dục đại học Việt Nam tăng lên nhanh chóng, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 15,58%. Số lượng sinh viên, số lượng các trường đại học và cao đẳng trong cả nước tăng nhanh kéo theo sự tăng lên về các chỉ tiêu tương đối như tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân, tỷ lệ sinh viên trên tổng số lao động xã hội, tỷ lệ sinh viên trên số dân trong độ tuổi. Những con ố này phần nào đã đáp ứng được yêu cầu phát triển quy mô giáo dục đại học trong thời gian qua.
Việc mở rộng quy mô giáo dục đại học trong mối quan hệ với đảm bảo chất lượng đào tạo trong những năm qua đã góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển nguồn nhân lực trình độ cao cho hầu hết các ngành, các lĩnh vực của cả nước, cung cấp nguồn nhân lực có kỹ năng, có trình độ và tạo được cơ hội học tập đại học cho đông đảo tầng lớp nhân dân.
Các chỉ số về chất lượng và số lượng giáo dục ngày càng tăng đã làm cho chỉ số giáo dục đại học tổng hợp của nước ta ngày càng xích lại gần hơn so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
2. Những tồn tại trong phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học Việt Nam trong thời gian qua.
Mặc dù, hàng năm quy mô đại học trong cả nước tăng khoảng5 đến 7% nhưng vẫn chưa thể đáp ứng được yêu cầu học tập của nhân dân. Hàng năm , còn có một số lượng lớn học sinh quyết định theo học đại học tại các trường đại học ở nước ngoài. Tất nhiên, có rất nhiều lý do để họ đưa ra quyết định của mình, nhưng xét trên tẫm vĩ mô, liệu có phải giáo dục đại học của chúng ta về quy mô cũng như chất lượng chưa đáp ứng được yêu cầu của xã hội.
Mục tiêu của giáo dục đại học là “đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” nhưng nhìn nhận một cách khách quan thì chúng ta chưa đạt được mục tiêu đó.
Để mở rộng quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học, Nhà nước đã tiến hành quy hoạch mạng lưới các trường đại học nhưng hiện tại vẫn còn đang có những bất cập trong việc phân loại trường và phân bố các trường trên các vùng lãnh thổ trong cả nước. Những vấn đề này cần phải được tiếp tục nghiên cứu để đưa ra phương án tối ưu nhất.
Nguyên nhân của những tồn tại
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những tồn tại của nền giáo dục đại học nước nhà, có những nguyên nhân chính và những nguyên nhân phụ, có những nguyên nhân từ phía Nhà nước, cũng có những nguyên nhân từ phía Nhà trường, thậm chí còn có các nguyên nhân từ phía học sinh. Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu cụ thể hơn từng nhóm nguyên nhân cơ bản.
3.1 Các nguyên nhân từ phía Nhà nước
3.1.1 Cơ chế quản lý giáo dục đại học chưa tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Cơ chế quản lý đại học trong những năm gần đây đã có nhiều thay đổi cho phù hợp với những yêu cầu mới. Hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã bắt đầu khởi động theo hướng tự chủ hơn, linh hoạt hơn để đón nhận những cơ hội cũng như những thách thức mới. Tuy nhiên, bên cạnh đó cơ chế quản lý giáo dục vẫn còn những vấn đề tồn tại như Nhà nước chưa thực sự trao quyền tự chủ cho các trường. Bộ Giáo dục và đào tạo còn can thiệp sâu vào các hoạt động tác nghiệp của Nhà trường như công tác tuyển sinh, chương trình đào tạo. Nhà nước cũng chưa đưa ra được mức thù lao thoả đáng cho cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên.
Nhà nước đã có các chính sách về đa dạng hoá giáo dục đại học nhưng chưa tạo ra được sự bình đẳng giữa các trường, đặc biệt là giữa các trường công lập và các trường ngoài công lập.
3.1.2 Công tác dự báo quy mô giáo dục đại học chưa tốt.
Phát triển quy mô đến mức độ nào thì hợp lý, vẫn đảm phát triển quy mô đến mức độ nào thì hợp lý, vẫn đảm bảo chất lượng đào tạo mà không lãng phí các nguồn lực. Để làm được điều đó cần phải dự báo được quy mô sinh viên trong một thời gian tương đối dài, từ đó tìm ra các mục tiêu và cách thức thực hiện có hiệu quả. Nhưng trong thời gian qua, việc dự báo quy mô giáo dục đại học trên quy mô cả nước chưa được thực hiện có chất tốt. Điều đó làm cho việc hoạch định chính sách của Nhà nước đôi chỗ còn lúng túng. Đây cùng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến giáo dục đại học Việt Nam.
3.1.3 Tỷ trọng chi Ngân sách Nhà nước chưa đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô và đảm bảo chất lượng giáo dục đại học.
Tỷ trọng chi Ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học trong những năm qua được thể hiện rõ nét thông qua hình sau: (đơn vị: tỷ đồng)
[
HinđhHìHIHiHình 2.3: Chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học
Nguồn: [15]
Qua hình vẽ trên ta thấy rằng chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục đại học ở Việt Nam trong thời gian qua đã tăng tương đối nhanh về cả số tuyệt đối và số tương đối. Nhà nước đã quan tâm đúng mức đến sự nghiệp phát triển giáo dục. Tuy nhiên nếu như so sánh với tốc độ tăng quy mô và các yêu cầu về đảm bảo chất lượng đào tạo thì ngân sách Nhà nước hàng năm mới chỉ đáp ứng được khoảng hơn 60% yêu cầu chi cần thiết.
Theo kết quả nghiên cứu phối hợp giữa Ngân hàng thế giới, Bộ kế hoạch đầu tư, Bộ tài chính, tổng cục thống kê, Bộ giáo dục và đào tạo, thực tế chi phí chó một sinh viên/ năm của năm học 2004 như sau:
Số tiền chi thực tế cho một sinh viên : 4 205 000đ
Ngân sách Nhà nước chi : 2 691 200đ chiếm 64%
Dân đóng góp : 1 513 000đ chiếm 36%
Qua những số liệu trên thấy rằng mặc dù ngân sách Nhà nước chi thực tế cho giáo dục đại học có tăng lên đáng kể nhưng số tiền chi thực tế cho một sinh viên ở Việt Nam hiện còn rất thấp. Nếu như đem so sánh với các nước khác thì con số này còn khiêm tốn hơn nữa. Điều đó một lần nữa khẳng định rằng, các nguồn lực của chúng ta còn hạn chế. Nhà nước chăm lo đến sự nghiệp giáo dục nhưng với điều kiện như hiện nay thì cần phải huy động các nguồn khác ngoài ngân sách Nhà nước, đặc biệt là các nguồn từ cộng đồng xã hội.
3.1.4 Hợp tác quốc tế chưa được mở rộng tương xứng với yêu cầu hội nhập giáo dục đại học
Việt Nam đã cho phép thành lập các trường đại học có vốn nước ngoài trên cơ sở chính sách xã hội hoá giáo dục đào tạo, đã thực hiện nhiều chương trình liên kết đào tạo với nhiều nước nhưng chúng ta chưa quảng bá được nền giáo dục đại học của nước ra trên thế giới.
Việc sử dụng các nguồn viện trợ thông qua các chương trình hợp tác song phương và đa phương, với các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi Chính phủ có lúc, có nơi còn sử dụng chưa đúng mục đích, gây lãng phí, làm giảm nguồn lực cho việc phát triển giáo dục đại học. Hơn nữa, hợp tác quốc tế không đồng đều giữa các bậc học và các vùng trong cả nước. Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ làm quan hệ quốc tế tuy đã được quan tâm nhưng còn vẫn còn nhiều bất cập trong vấn đề năng lực công tác.
3.2 Nguyên nhân từ phía Nhà trường
3.2.1 Cơ sở vật chất của nhiều trường đại học chưa đáp ứng được yêu cầu của quy mô và đảm bảo chất lượng đào tạo.
Hiện nay, ngay cả các trường được đánh giá là vào loại hiện đại nhất Việt Nam cũng chưa đáp ứng được yêu cầu của các nước trong khu vực và trên thế giới. ở hầu hết các trường đại học và cao đẳng trên cả nước, quy mô trung bình một lớp học khoảng từ 50 đến 55 sinh viên. ở đây gần như là không có các phòng học nhỏ (trừ một số trường đào tạo chuyên ngành ngoại ngữ và chuyên ngành nghệ thuật). Do vậy mà hệ thống các phòng học cũng được xây dựng theo quy mô trên. Đại đa số các trường chưa có hệ thống trang thiết bị học tập hiện đại như máy tính, đèn chiếu, màn ảnh cố địnhHệ thống tra cứu thông tin trên thư viện và trên Internet còn rất hạn chế. Chính vì vậy mà cũng khó có thể áp dụng phương pháp dạy mới, học mới trong các trường đại học.
Thêm vào đó các điều kiện vật chất đảm bảo sinh hoạt hàng ngày như nhà ăn, ký túc xá, các khu sinh hoạt tập thể còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu ngày càng tăng của sinh viên. Đây không phải là những nhân tố quyết định nhất nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo của mỗi sinh viên.
3.2.2 Đội ngũ giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu về quy mô và chất lượng giáo dục đại học
Trong những năm qua đội ngũ giáo viên các trường đại học và cao đẳng trong cả nước đã góp phần to lớn vào sự nghiệp “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”. Đặc biệt, đội ngũ giảng viên trẻ ngày càng trưởng thành về chuyên môn cũng bản lĩnh chính trị vững vàng, lối sống phù hợp.
Bảng 2.5: Số lượng giáo viên đại học giai đoạn 2000 - 2004
Đơn vị tính: Người
Năm
Tổng
Đại học
Cao đẳng
Công lập
Ngoài công lập
Công lập
Ngoài công lập
2000 - 2001
32 204
20 324
4 037
7364
479
2001 - 2002
35 938
21 617
3 928
9 802
591
2002 - 2003
38 609
22694
4 698
10 653
562
2003 - 2004
39 984
24 094
4 341
10 822
731
Nguồn: [11, tr35]
Theo tính toán, tốc độ tăng trung bình hàng năm số lượng giáo viên là 5,7% và một điều dễ dàng nhận thấy khi quan sát bảng số liệu trên là số lượng giáo viên làm việc trong các trường công lập nhiều hơn ở các trường ngoài công lập rất nhiều nhưng ở các trường ngoài công lập lại có xu hướng tăng nhanh hơn.
Hiện nay, số lượng giảng viên có trình độ chuyên môn cao (nhất là các cán bộ giảng dạy có trình độ thạc sỹ) và có học hàm ngày càng tăng nhanh, nhưng với một cơ cấu không đồng bộ giữa các trường đại học và cao đẳng. Nhận định này sẽ được thể hiện rõ hơn trong bảng số liệu dưới đây.
Bảng 2.6 : Bảng số lượng giảng viên phân theo trình độ chuyên môn và học hàm
Đơn vị tính: Người
ơ
Năm học
Đại học
Cao đẳng
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Giáo sư
Phó giáo sư
Tiến sĩ
Thạc sĩ
Giáo sư
Phó giáo sư
2001- 2002
4 813
7 584
303
1 160
158
1960
3
11
2002- 2003
5 287
8 327
1 310
319
190
2274
20
5
2003- 2004
5 180
9 211
1 384
298
183
2509
23
4
Nguồn: [15]
Tuy nhiên, hiện nay đội ngũ giáo viên vẫn còn thiếu hụt lớn về số lượng. Trung bình trên cả nước tỷ lệ giáo viên/sinh viên là 1/27, ở một số trường tỷ lệ này là 1/100. Đây là một điểm đáng lo ngại cho nền giáo dục đại học nước ta. Nhiều giảng viên, nhất là các giảng viên có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ cao, cần giảng dạy cho đối tượng sinh viên, cao học, nghiên cứu sinh, các lớp bồi dưỡng chuyên môn, các đối tượng ở các cơ sở giáo dục khác. Vì thế họ không có thời gian bồi dưỡng nâng cao trình cao và năng lực mọi mặt. Tri thức của giảng viên không được bổ sung, nâng cao, phát triển, đương nhiên sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giảng dạy và giáo dục của giảng viên cũng như chất lượng học tập các môn học của sinh viên.
3.2.3 Quy trình, nội dung phương pháp đào tạo đại học còn mang nặng nét truyền thống
Phần lớn các chương trình đào tạo ở các trường đại học và cao đẳng đều chậm được đổi mới. Trong khi thực tiễn cuộc sống thay đổi hàng ngày mà nhiều chương trình còn được giữ nguyên nội dung cách đây hàng 5, 10 năm. Chương trình đào tạo cho sinh viên còn nhiều lý thuyết, chưa đảm bảo nguyên tắc học đi đôi với hành. Sinh viên tốt nghiệp ra làm việc hầu như đều thiếu các kỹ năng làm việc độc lập, thiếu kinh nghiệm và thiếu kiến thức. Tuy vấn đề này phụ thuộc vào cả ý kiến chủ quan của cá nhân mỗi sinh viên nhưng chương trình đào tạo và phương pháp giảng dạy cũng ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng sinh viên khi ra trường.
3.2.4 Việc huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách Nhà nước của nhiều trường đại học và cao đẳng chưa thực sự có hiệu quả để mở rộng quy mô v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- N0203.doc