Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước ngoặt đó đã dẫn đến một loạt cải cách trong nền kinh tế. Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế. Như vậy, bên cạnh số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các công ty doanh nghiệp tư nhân cũng ngày một gia tăng. Vấn đề đặt ra là phải cải tạo được một môi trường dân chủ và công bằng cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Điều đó không chỉ có nghĩa là cần phải có một cơ chế pháp lý thích hợp để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, với chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nước phương tây cũng làm đa dạng hoá các mối quan hệ thương mại.
40 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3236 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặc điểm và vai trò như vậy của mình, biện pháp trọng tài đã đáp ứng được yêu cầu đề ra đối với việc giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ pháp luật dân sự theo nghĩa rộng có yếu tố nước ngoài nói chung và trong quan hệ quốc tế nói riêng. Có thể nói, trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp mang tính khả thi nhất và là phương thức phổ biến nhất để giải quyết các tranh chấp thương mại nhằm ổn định và thúc đẩy sản xuất kinh doanh.
3.2. Nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài.
Quy tắc tố tụng là khung pháp lý mà Hội đồng trọng tài xét xử vụ kiện và các bên đương sự phải tuân theo. Làm trái các quy tắc tố tụng sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý vô cùng nghiêm trọng. Chẳng hạn như nếu Hội đồng trọng tài vi phạm quy tắc tố tụng trong quá trình xét xử thì các bên đương sự có quyền không công nhận và không thi hành phán quyết trọng tài. Do đó, việc xây dựng quy tắc tố tụng trọng tài là rất cần thiết và nội dung của nó phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
3.2.1. Nguyên tắc tự nguyện
Đây là nguyên tắc cốt lõi trong vấn đề trọng tài vì sự hình thành của trọng tài thực chất là do ý chí tự nguyện của các bên đương sự. Trong quá trình giải quyết tranh chấp. Trọng tài cũng nhân danh ý chí tối cao của các bên. Các bên đương sự hoàn toàn có thể chọn các hình thức trọng tài mà họ cho là phù hợp: trọng tài thường trực hay trọng tài ad - hoc.
Ngoài ra, trong quá trình tham gia giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, các bên vẫn có thể tự thương lượng để đạt đến thoả thuận nhằm thu xếp những bất đồng đã xảy ra.Trong trường hợp này, trọng tài phải tôn trọng sự thoả thuận của các bên, đồng thời chấm dứt việc giải quyết.
3.2.2. Nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tranh chấp.
Các bên tranh chấp bình đẳng với nhau trong việc bãi miện hoặc lựa chọn trọng tài viên, trong việc lựa chọn địa điểm tiến hành tố tụng, trong việc đưa đơn yêu cầu về đơn biện minh đối với yêu cầu của phía bên kia, cũng như mọi chứng cứ tài liệu khác mà các bên cho là cần thiết để chứng minh yêu cầu hay bác đơn yêu cầu của bên kia, trong việc nhận thông tin từ trọng tài và phía bên kia. Tất cả thông tin tài liệu do một bên cung cấp cho trọng tài đều phải thông báo cho phía bên kia. Mọi biện pháp, quyết định của trọng tài tiến hành trong quá trình giải quyết tranh chấp đều phải đảm bảo sự bình đẳng giữa các bên tranh chấp.
3.2.3. Nguyên tắc độc lập của các trọng tài viên trong quá trình giải quyết tranh chấp.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp, không ai có quyền can thiệp vào hoạt động của trọng tài viên. Một vụ tranh chấp gồm 3 trọng tài viên tiến hành xét xử thì các trọng tài viên hoàn toàn bình đẳng với nhau, xét xử độc lập căn cứ vào các điều khoản của hợp đồng và pháp luật hiện hành. Phán quyết của trọng tài được thông qua theo nguyên tắc đa số. Trong trường hợp một trọng tài viên không đồng ý với nội dung phán quyết - một phần hay toàn bộ thì trọng tài viên này được quyền bảo lưu ý kiến của mình trong biên bản.
3.2.4. Nguyên tắc giữ bí mật trong giải quyết tranh chấp.
Trong giải quyết tranh chấp kinh tế bằng trọng tài thương mại, việc tiến hành công khai hoặc bí mật đều do các bên lựa chọn. Các buổi họp xét xử của trọng tài cơ sở thoả thuận của các bên có thể tiến hành trong phòng mà ở đó ngoài trọng tài viên và các đương sự thì những người không có trách nhiệm hoặc liên quan không có mặt. Trọng tài viên có trách nhiệm phải đảm bảo bí mật mọi vấn đề liên quan. Quyết định của trọng tài chỉ được công bố công khai nếu các bên đồng ý?
3.2.5. Quyết định của trọng tài có giá trị bắt buộc với các bên và không thể bị kháng cáo.
Nguyên tắc này bắt nguồn từ bản chất của tố tụng trọng tài là nhân danh ý chí tối cao và quyền tự định đoạt của các bên đương sự. Các bên đương sự đã tự do lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải phục tùng quyết định của người đó. Hơn nữa, bản thân tố tụng trọng tài là tố tụng một cấp và quyết định trọng tài khi ban hành có gía trị chung thẩm.
CHƯƠNG II
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG
TRỌNG TÀI Ở VIỆT NAM
1. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ CHẾ ĐỊNH TRỌNG TÀI.
1.1. Trọng tài kinh tế nhà nước
1.1.1. Giai đoạn từ 1960 đến 1994.
Cơ quan trọng tài đầu tiên ở Việt Nam là hệ thống trọng tài nhà nước được thành lập theo nghị định số 04/TTg ngày 1/4/1960 của Thủ tướng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Một nghị định khác ban hành ngày 14/1/1960 quy định về nguyên tắc hoạt động của trọng tài nhà nước là thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp kinh tế vừa thực hiện công tác quản lý nhà nước đối với công tác hợp đồng kinh tế. Từ hai chức năng đó ta có thể thấy, trọng tài kinh tế nhà nước vừa là cơ quan xét xử, vừa là cơ quan quản lý nhà nước. Là cơ quan quản lý nhà nước đương nhiên trọng tài kinh tế nhà nước phải thi hành mệnh lệnh của nhà nước và bản thân trọng tài kinh tế nhà nước cũng có quyền ra mệnh lệnh hành chính đối với các đối tượng có liên quan nằm trong phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Chính xuất phát từ địa vị pháp lý đặc biệt như vậy mà trong thủ tục xét xử tranh chấp hợp đồng kinh tế và thủ tục xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế của trọng tài kinh tế là sự đan xen giữa tố tụng tư pháp với thủ tục hành chính.
Trọng tài kinh tế nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc phân cấp quản lý hành chính: ở mỗi cấp quản lý hành chính đều thành lập cơ quan trọng tài kinh tế. Hệ thống tổ chức gồm trọng tài kinh tế nhà nước, trọng tài kinh tế tỉnh, thành phố; trọng tài kinh tế huyện, quận và cấp tương đương. Trọng tài kinh tế nhà nước chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội đồng bộ trưởng, trọng tài kinh tế các cấp chịu sự lãnh đạo của ủy ban nhân dân cùng cấp đồng thời chịu sự chỉ đạo giám sát của trọng tài kinh tế cấp trên. Trọng tài kinh tế nhà nước ở cấp trung ương gồm có chủ tịch, một hoặc hai phó chủ tịch và các trọng tài viên. Chủ tịch trọng tài kinh tế nhà nước do chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng chính phủ) bổ nhiệm và miễn nhiệm. Các phó chủ tịch và các trọng tài viên cũng do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng bổ nhiệm trên cơ sở được Chủ tịch trọng tài kinh tế Nhà nước giới thiệu. Các cơ quan trọng tài kinh tế cấp dưới cũng có cơ cấu tương tự như vậy. Trọng tài viên có nhiệm vụ giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế, xử lý vi phạm pháp luật hợp đồng kinh tế. Các bên tranh chấp hoàn toàn không có vai trò gì trong việc chỉ định trọng tài viên để xét xử vụ việc bởi vì việc đó thuộc quyền hạn của Chủ tịch trọng tài kinh tế có liên quan. Đây là điểm khác biệt rất cơ bản của trọng tài nhà nước so với trọng tài phi chính phủ (các bên tranh chấp có quyền tự do hoàn toàn định đoạt các vấn đề trọng tài trong đó có quyền chỉ định trọng tài viên). Trọng tài nhà nước là các viên chức nhà nước và họ hưởng lương của nhà nước. Còn đối với trọng tài phi chính phủ thì các bên tranh chấp có nghĩa vụ phải trả thù lao cho hoạt động của các trọng tài viên. Khi xét xử, các trọng tài viên của cơ quan trọng nhà nước hoạt động thay mặt nhà nước chứ không phải chỉ với tư cách là người phân giải độc lập và chỉ tuân theo pháp luật và yêu cầu của các bên. Chính vì vậy mà theo điều 10 của pháp lệnh trọng tài kinh tế, tiêu chuẩn mà trọng tài viên cần có trước tiên là "phẩm chất chính trị, liêm khiết công minh", rồi sau đó mới là "có kiến thức pháp lý và quản lý kinh tế cần thiết". Với quy định như vậy, việc giải quyết tranh chấp khó có thể công bằng và có hiệu quả.
Điều 2 pháp lệnh trọng tài kinh tế 10/1/1990 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của trọng tài kinh tế nhà nước như sau:
a.Giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế
b. Kiểm tra, kết luận và xử lý các hợp đồng kinh tế trái pháp luật.
c. Tuyên truyền, hướng dẫn thực hiện pháp luật hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.
d. Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác hợp đồng kinh tế và trọng tài kinh tế.
Cùng một lúc, trọng tài kinh tế nhà nước vừa thực hiện chức năng quản lý các doanh nghiệp nhà nước, vừa giải quyết tranh chấp phát sinh giữa họ với nhau. Do đó, dù với tư cách là một tổ chức trọng tài hay với tư cách là một cơ quan hành chính. Trọng tài kinh tế nhà nước khó có thể hoạt động hiệu quả vì nó phải đảm đương cùng một lúc hai trách nhiệm.
Nói tóm lại, trọng tài kinh tế nhà nước là một hình thức pha trộn của trọng tài vì nó không hẳn là trọng tài như ở các nước và cũng không hẳn là toà án. Một tổ chức trọng tài như vậy chỉ có thể phù hợp với nền kinh tế tập trung mệnh lệnh.
1.1.2. Từ năm 1994 đến nay.
Từ năm 1986 nhà nước Việt Nam chủ trương chuyển nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang một nền kinh tế nhiều thành phần vận thành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Bước ngoặt đó đã dẫn đến một loạt cải cách trong nền kinh tế. Trong đó đáng chú ý là chủ trương bình đẳng giữa các thành phần trong nền kinh tế, khuyến khích và phát triển kinh tế tư nhân; phát triển đầu tư trong nước và khuyến khích đầu tư nước ngoài, phát triển đa dạng hoá các quan hệ kinh tế quốc tế... Như vậy, bên cạnh số lượng lớn các doanh nghiệp nhà nước, số lượng các công ty doanh nghiệp tư nhân cũng ngày một gia tăng. Vấn đề đặt ra là phải cải tạo được một môi trường dân chủ và công bằng cho tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Điều đó không chỉ có nghĩa là cần phải có một cơ chế pháp lý thích hợp để bảo vệ quyền và nghĩa vụ của các doanh nghiệp tư nhân cũng như các doanh nghiệp nhà nước. Ngoài ra, với chính sách mở cửa khuyến khích đầu tư nước ngoài, thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt là các nước phương tây cũng làm đa dạng hoá các mối quan hệ thương mại.
Do những bất cập trong cơ chế của mình, cùng với những thay đổi của đời sống kinh tế xã hội, hiện nay trọng tài kinh tế nhà nước không còn tồn tại nữa. Sau khi trọng tài kinh tế nhà nước bị giải thể năm 1994, theo nghị định 116 - CP của chính phủ, các trung tâm trọng tài kinh tế đã và sẽ được thành lập. Tổ chức và hoạt động của trọng tài kinh tế do Điều lệ quyết định. Mặc dù mang tính chất là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các trung tâm trọng tài kinh tế vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của nhà nước về vấn đề xét đơn xin thành lập trung tâm, chỉ định Hội đồng tuyển chọn trọng tài viên, cấp và thu hồi thẻ trọng tài viên... Hiện nay Việt Nam có một số trung tâm trọng tài kinh tế hoạt động, tiêu biểu như: Trung tâm trọng tài kinh tế Bắc Giang (tỉnh Bắc Giang), Trung tâm trọng tài kinh tế Hà Nội (Thành phố Hà Nội), trung tâm trọng tài kinh tế Thăng Long (thành phố Hà Nội), Trung tâm trọng tài kinh tế Sài Gòn (thành phố Hồ Chí Minh)...
1.2. Trọng tài thương mại quốc tế.
1.2.1. Giai đoạn từ 1960 đến 1993.
Trong thời kỳ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, để có thể giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế, bên cạnh mô hình tổ chức trọng tài kinh tế nhà nước còn có các tổ chức trọng tài giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế.
Vào đầu năm 1960, thực tiễn khách quan đòi hỏi Việt Nam phải thành lập các tổ chức trọng tài để giải quyết tranh chấp phát sinh trong quan hệ kinh tế quốc tế, đặc biệt là trong quan hệ kinh tế quốc tế giữa Việt Nam với Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy rằng tỷ trọng buôn bán với nước ngoài của Việt Nam không lớn nhưng việc thành lập một tổ chức trọng tài mang tính chất xã hội nghề nghiệp để giúp các doanh nghiệp trong và ngoài nước giải quyết tranh chấp kinh tế là cần thiết. Do đó hai hội đồng trọng tài là hội đồng trọng tài ngoại thương đã được thành lập ngày 30/4/1963 và Hội đồng trọng tài hàng hải thành lập ngày 5/10/1964 bên cạnh phòng thương mại Việt Nam.
Chức năng của Hội đồng trọng tài ngoại thương chỉ hạn chế trong việc giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa các doanh nghiệp Việt Nam và các doanh nghiệp nước ngoài đối với các giao dịch thương mại trong phạm vi các hiệp định đã ký kết (điều 2 quy tắc tố tụng của Hội đồng trọng tài ngoại thương năm 1963). So với Hội đồng trọng tài ngoại thương, Hội đồng trọng tài hàng hải có thẩm quyền rộng hơn vì thẩm quyền đó không chỉ xuất phát từ các hiệp định mà Việt Nam ký kết mà còn từ thoả thuận của các bên đưa tranh chấp của họ ra giải quyết tại Hội đồng trọng tài hàng hải và chấp thuận quy tắc trọng tài của Hội đồng trọng tài hàng hải.
Trên thực tế, cho đến năm 1986, số lượng tranh chấp phát sinh trong quan hệ giữa Việt Nam và các nước ngoài Hội đồng tương trợ kinh tế là rất ít. Nguyên nhân là do trong thời kỳ chiến tranh, nền kinh tế Việt Nam yếu kém và chủ yếu phụ thuộc vào sự viện trợ của các nước xã hội chủ nghĩa.Trong bối cảnh đó, tranh chấp thường xảy ra rất ít, nếu có thì các bên liên quan thường giải quyết bất đồng thông qua bồi thường tự nguyện hơn là bằng trọng tài thương mại mang tính tố tụng.
1.2.2. Giai đoạn từ 1993 đến nay
Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch sang một nền kinh tế thị trường, các quan hệ thương mại quốc tế ngày một đa dạng.Việc khuyến khích đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã dẫn đến sự gia tăng các mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và các nước trên thế giới.Thêm vào đó, kể từ khi nhà nước thừa nhận và khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân, các doanh nghiệp tư nhân hình thành và phát triển nhanh chóng. Trước tình hình đó, việc duy trì song song hai tổ chức Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải có những điểm chưa hợp lý và không đáp ứng được tình hình giải quyết tranh chấp thương mại trong hoạt động kinh tế đối ngoại. Trong hầu hết các tranh chấp, đa số bao gồm luôn cả hai yếu tố ngoại thương và hàng hải. Ngoại thương quốc tế đa phần gắn với hàng hải quốc tế. Hai tổ chức này ở Việt Nam, xét về mặt tính chất đều là những tổ chức xã hội - nghề nghiệp có trình tự tố tụng được quy định giống nhau (chỉ khác nhau về đối tượng tranh chấp). Các quy tắc của cả hai Hội đồng trọng tài này nhìn chung mới dừng lại ở tính nguyên tắc, chưa đầy đủ, thiếu chi tiết.
Trước những đòi hỏi của tình hình mới, ngày 28/4/1993, Thủ tướng chính phủ ra quyết định số 204/TTg cho phép thành lập Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) bên cạnh phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam trên cơ sở hợp nhất hai Hội đồng trọng tài ngoại thương và Hội đồng trọng tài hàng hải. Hoạt động của trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam được quy định trong văn bản đi kèm theo quyết định 204/TTg.
Trong tài phi chính phủ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của nước ta do đó đặt ra nhu cầu thiết yếu xây dựng quy chế pháp lý cho hoạt động của tổ chức này. Trước tình hình đó, Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã thông qua pháp lệnh số 08 năm 2003 về trọng tài thương mại Việt Nam. Đây là văn bản pháp luật cao nhất về vấn đề này từ trước tới nay, tạo cơ sở thuận lợi cho việc phát triển cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam.
2. NHỮNG NÉT MỚI CỦA PHÁP LỆNH TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI 2003 SO VỚI NGHỊ ĐỊNH 116/CP VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRỌNG TÀI
Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 (sau đây gọi là pháp lệnh 2003) đề cập tới những vấn đề và quy định mà Luật tố tụng dân sự của Việt Nam chưa đề cập tới. Sự bổ sung này khiến cho chế định trọng tài của Việt Nam trở nên khá phù hợp với các quy định của quốc tế. Do đó pháp lệnh 2003 đóng một phần rất quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động thương mại của Việt Nam. Việc áp dụng pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 khá độc lập so với luật tố tụng dân sự Việt Nam.
2.1. Những điểm tiến bộ mới pháp lệnh 2003 so với nghị định 116/CP.
2.1.1. Vấn đề phạm vi điều chỉnh.
Điều 1 nghị định 116/CP quy định: "Trọng tài kinh tế là tổ chức xã hội - nghề nghiệp có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về hợp đồng kinh tế; các tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau, liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu".
Trong khi đó, điều 1 pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 quy định phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh này là giải quyết các vụ tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại theo sự thoả thuận của các bên. Pháp lệnh cũng nêu ra định nghĩa cụ thể về hoạt động thương mại: là việc thực hiện một hay nhiều hành vi thương mại cá nhân, tổ chức kinh doanh bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ; phân phối; đại diện; đại lý thương mại; ký gửi; thuê, cho thuê; thuê mua; xây dựng; tư vấn; kỹ thuật; li - xăng; đầu tư; tài chính; ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác; vận chuyển hàng hoá, hành khách bằng đường hàng không, đường biển, đường sắt, đường bộ và các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp lụât.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng đối tượng của giải quyết tranh chấp bằng trọng tài trong nghị định 116/CP hẹp hơn so với pháp lệnh trọng tài thương mại 2003. Nghị định chỉ nêu đối tượng tranh chấp là giữa các công ty với thành viên của công ty, giữa các thành viên của công ty với nhau. Trong khi đó, pháp lệnh 2003 lại quy định đối tượng rộng hơn nhiều, đó là cá nhân và tổ chức kinh doanh, có nghĩa là giữa các cá nhân với nhau, giữa các tổ chức kinh doanh với nhau và giữa tổ chức kinh doanh và cá nhân.
Hơn nữa, pháp lệnh 2003 cũng quy định một cách rõ ràng với những lĩnh vực tranh chấp, pháp lệnh cũng để ngỏ "các hành vi thương mại khác theo quy định của pháp luật" để tiện cho việc sửa đổi, bổ sung phù hợp với những hoàn cảnh mới sau này.
2.1.2. Vấn đề thoả thuận trọng tài
Trước đây, pháp luật Việt Nam quy định về thoả thuận trọng tài khá là gò bó, không được thoáng và không tương đồng với các thông lệ quốc tế. Chẳng hạn như vấn đề hình thức của văn bản thoả thuận. Theo như điều 1 pháp lệnh hợp đồng kinh tế thì hợp đồng kinh tế phải được ký kết dưới hình thức văn bản. Như vậy, nếu như điều khoản này bị vi phạm thì hợp đồng kinh tế sẽ vô hiệu. Nghị định 116/CP cũng quy định thoả thuận trọng tài phải được đưa ra hình thức văn bản (khoản 2 điều 3). Trong khi đó, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật hiện đại, thương mại quốc tế cũng đã có những bước phát triển về hình thức giao dịch để có thể tiết kiệm được thời gian. Vấn đề ký kết hợp đồng qua mạng Internet, qua máy fax... không còn là vấn đề mới mẻ và cũng khá phổ biến ở Việt Nam. Chính vì vậy mà cần phải có sự thay đổi để phù hợp với hoàn cảnh mới. Điều 9 khoản 1 pháp lệnh 2003 nêu: "Thoả thuận trọng tài phải được lập bằng văn bản. Thoả thuận trọng tài thông qua thư, điện báo, telex, thư điện tử hoặc hình thức văn bản khác thể hiện rõ ý chí của các bên giải quyết vụ tranh chấp trọng tài được là thoả thuận trọng tài bằng văn bản". Như vậy hình thức thoả thuận trọng tài khá là đa dạng.
Một trong những nét tiến bộ hơn hẳn của pháp lệnh 2003 so với nghị định 116/CP đó là vấn đề tính độc lập của thoả thuận trọng tài với hợp đồng. Nhiều ý kiến cho rằng thoả thuận trọng tài là một phần của hợp đồng. Do đó, khi hợp đồng vô hiệu hoàn toàn thì thoả thuận trọng tài cũng sẽ vô hiệu. Như vậy nếu như có một bên cố tình làm vô hiệu hoàn toàn hợp đồng thì một cách hợp pháp họ có thể tránh được việc giải quyết tranh chấp bằng trọng tài. Điều này làm giảm vai trò của trọng tài trọng thực tiễn giải quyết những tranh chấp giữa các bên. Tuy nhiên, đến pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 thì quan điểm đã được bày tỏ rõ ràng: "Thoả thuận trọng tài có thể là điều khoản trọng tài trong hợp đồng hoặc là một thoả thuận riêng" (điều 9 khoản 2).Điều đó có nghĩa là điều khoản trọng tài có thể được hiểu là "một hợp đồng trong một hợp đồng".
2.1.3. Vấn đề trọng tài viên.
Một trong những điểm mới và được cọi là tiến bộ của pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 là quy chế trọng tài viên. Lần đầu tiên trong hệ thống pháp luật Việt Nam công nhận trọng tài viên không nhất phải là người được đào tạo về khoa học pháp lý.Trọng tài viên chỉ cần là người có hiểu biết sâu rộng, có kinh nghiệm về vấn đề tranh chấp. Trọng tài viên chỉ cần là người có uy tín và được các bên tin tưởng yêu cầu làm trọng tài viên trong khi chuyên ngành mà ông ta được đào tạo có thể là Quản trị kinh doanh chứ không phải luật kinh tế. Thậm chí trọng tài viên theo quy định của pháp luật cũng không cần phải là người chuyên làm trọng tài. Có thể ông ta chưa bao giờ làm trọng tài nhưng vẫn được mời làm trọng tài viên, lần giải quyết tranh chấp đó là lần duy nhất trong đời ông ta làm trọng tài nhưng ông ta vẫn được công nhận là trọng tài tức là những quyết định của ông ta đưa ra có giá trị trung thẩm nếu như ông ta đáp ứng đủ những yêu cầu sau của pháp lệnh (điều 12):
- Công dân Việt Nam, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có thẩm chất đạo đức tốt, trung thực, vô tư, khách quan; có bằng đại học và đã qua thực tế công tác theo ngành đã học từ năm năm trở lên.
- Ngoài ra người đang bị quản chế hành chính, đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xoá án tích thì không được làm trọng tài viên.
- Thẩm phán, kiểm sát viên, điều tra viên, chấp hành viên, công chức đang công tác tại toà án nhân dân, Viên kiểm sát nhân dân, cơ quan điều tra, cơ quan thi hành án không được làm trọng tài viên.
Quy chế trọng tài viên của pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 có quy định cụ thể một trong những tiêu chí để trở thành trọng tài viên là phải tốt nghiệp đại học và có 5 năm kinh nghiệm trong ngành mà mình được đào tạo. Quy định này hoàn toàn mới so với nghị định 116/CP về trọng tài kinh tế. Đến pháp lệnh này, những tiêu chuẩn của trọng tài viên đã được nâng cao hơn. Việc quy định như vậy càng đảm bảo tính đúng đắn của quyết định trọng tài. Vì trọng tài càng là người có kiến thức tốt, có nhiều kinh nghiệm thì sẽ càng có lợi cho việc giải quyết các vụ tranh chấp giữa các bên.
2.1.4. Vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong quá trình tố tụng trọng tài.
Theo quy định tại khoản 1 điều 24 của nghị định 116/CP thì: Tiếng nói, chữ viết dùng trong quá trình giải quyết tranh chấp là tiếng Việt. Như vậy, ngôn ngữ sử dụng trong quá trình giải quyết tranh chấp được pháp luật ấn định và các bên không có quyền thoả thuận. Nếu trong vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài mà các bên đương sự chọn giải quyết bằng trọng tài Việt Nam thì vẫn phải sử dụng tiếng Việt và thuê phiên dịch tiếng nước ngoài. Điều này gây rất nhiều cản trở cho việc giải quyết các tranh chấp. Bởi vì trong thời đại ngày nay, hoạt động thương mại không chỉ thu hẹp trong nội bộ quốc gia mà các doanh nghiệp nước ngoài cũng thường xuyên tìm đến Việt Nam, các doanh nghiệp Việt Nam cũng muốn mở rộng hoạt động của mình ra nước ngoài. Tuy nhiên, pháp lệnh 2003 đã có những phát triển phù hợp với hoàn cảnh mới bằng việc quy định cho phép sử dụng tiếng nước ngoài trong quá trình giải quyết tranh chấp thương mại trọng tài (điều 49). Điều này làm tăng tính hấp dẫn của cơ chế giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam. Nhưng nó cũng đặt ra một thách thức đối với các trung tâm trọng tài Việt Nam về việc phải đổi mới và bổ sung hơn nữa về mặt sử dụng ngôn ngữ, chủ yếu là các ngôn ngữ thông dụng.
2.1.5. Nguyên tắc áp dụng luật để giải quyết vụ tranh chấp.
Đối với vụ tranh chấp giữa các bên Việt Nam, Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật của Việt nam để giải quyết tranh chấp. Đối với vụ tranh chấp có yếu tố nước ngoài Hội đồng trọng tài áp dụng pháp luật do các bên lựa chọn. Việc lựa chọn pháp luật nước ngoài và việc áp dụng pháp luật nước ngoài không được trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam trong trường hợp các bên không lựa chọn được pháp luật để giải quyết vụ tranh chấp thì Hội đồng trọng tài quyết định. (điều 7 pháp lệnh 2003).
2.1.6. Tính cưỡng chế của quyết định trọng tài.
Quyết định trọng tài được đưa ra theo nguyên tắc đa số trừ trường hợp vụ tranh chấp do một trọng tài viên giải quyết. ý kiến thiểu số được ghi vào biên bản phiên họp (điều 42 pháp lệnh 2003). Quyết định trọng tài phải có đầy đủ chữ ký của các trọng tài viên. Trường hợp có trọng tài viên không ký vào quyết định trọng tài thì Chủ tịch Hội đồng trọng tài phải ký thay và ghi rõ lý do (điều 44 pháp lệnh 2003).Trong quyết định trọng tài có thể không nêu ra các vấn đề tranh chấp, cơ sở của các quyết định về vụ tranh chấp nếu như các bên có yêu cầu. Quyết định trọng tài là quyết định mang tính trung thẩm. Trong nghị quyết 116/CP thì tính trung thẩm của quyết định trọng tài chỉ kéo dài đến khi có một bên yêu cầu. Toà án nhân dân có thẩm quyền xét xử theo thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế (điều 31).
3. MỐI QUAN HỆ GIỮA CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THƯƠNG MẠI BẰNG TRỌNG TÀI VÀ TOÀ ÁN.
Thẩm quyền hoạt động của trọng tài dựa trên sự lựa chọn tự nguyện của các bên thể hiện bằng một điều khoản trọng tài hay thoả thuận trọng tài. Các bên tự nguyên đưa tranh chấp ra giải quyết bằng một uỷ ban trọng tài, tự thoả thuận về phạm vi tranh chấp mà uỷ ban trọng tài được quyền giải quyết... Như vậy, quyền lực trọng tài bắt nguồn từ "quyền lực theo hợp đồng" hay "quyền lực đại diện" do các bên tranh chấp, giao phó, uỷ nhiệm. Trong khi đó, toà án là đại diện của quyền lực nhà nước, xét xử các tranh chấp mà pháp luật cho phép.
Trong khi giải quyết một vụ tranh chấp nào đó, trọng tài chỉ có thể hoạt động trong phạm vi giới hạn, tức là chỉ được giải quyết một số vụ tranh chấp nhất định và theo cách thức nhất định do các bên lựa chọn và thoả thuận trong điều khoản trọng tài. Nếu như ủy ban trọng tài vượt quá thẩm quyền của mình, không thực hiện đúng đắn, đầy đủ, vô tư c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài ở Việt Nam.doc