MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 3
PHẦN MỞ ĐẦU 4
1. Lý do chọn đề tài 4
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 5
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 5
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 5
3. Phạm vi nghiên cứu 6
4. Mẫu khảo sát 6
5. Vấn đề nghiên cứu. 6
6. Giả thuyết nghiên cứu. 6
7. Phương pháp nghiên cứu. 6
8. Kết cấu báo cáo thực tập tốt nghiệp. 6
PHẦN NỘI DUNG. 8
CHƯƠNG I. GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG 8
1.1. Khái niệm việc làm, giải quyết việc làm và các khái niệm có liên quan 8
1.1.1. Lao động 8
1.1.2. Việc làm và người có việc làm 8
1.1.3. Thất nghiệp và người thất nghiệp 10
1.1.4. Giải quyết việc làm 11
1.2. Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về giải quyết việc làm. 14
1.2.1. Cần nhận thức đúng đắn về việc làm và thất nghiệp 14
1.2.2. Giải quyết việc làm cho lao động phải hướng vào tiếp tục giải phóng triệt để tiềm năng lao động phù hợp với hệ thống cơ chế, chính sách pháp luật theo tinh thần đổi mới 15
1.2.3. Giải quyết việc làm nhằm hoàn thiện số lượng, chất lượng nguồn nhân lực 15
1.2.4. Phải gắn liền vấn đề lao động-việc làm với chiến lược phát triển kinh tế xã hội cũng như các chương trình quốc gia khác. (giải quyết việc làm phải gắn với các chương trình, các dự án có vốn đầu tư từ nhiều nguồn trong và ngoài nước). 15
1.2.5. Hình thành và phát triển thị trường lao động trong hệ thống thị trường xã hội thống nhất. 16
CHƯƠNG II. 18
CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG BỊ THU HỒI ĐẤT Ở HUYỆN THẠCH THẤT 18
2.1. Khái quát đặc điểm, tình hình hoạt động của phòng Nội vụ Lao động thương binh & xã hội huyện Thạch Thất. 18
2.1.1. Lịch sử phát triển. 18
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ Lao động thương binh & xã hôi huyện Thạch Thất 19
2.1.3. Những thuận lợi và khó khăn của phòng. 27
2.1.4. Những khuyến nghị 27
2.2. Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị -xã hội của huyện Thạch Thất. 28
2.2.1. Đặc điểm chung 28
2.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị - xã hội 28
2.2.3. Mặt hạn chế 32
2.3. Thực trạng giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất. 33
2.3.1 Tổ chức bộ máy phục vụ nhu cầu giải quyết việc làm 33
2.3.2. Thực trạng lao động, việc làm hiện nay. 34
2.3.3. Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất 36
2.3.4. Nguyên nhân đạt được 37
2.3.5. Một số hạn chế trong công tác giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất. 37
2.4. Thực trạng giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Thạch Thất 38
2.4.1. Tình hình thu hồi 38
2.4.2. Tình hình đời sống, việc làm của các hộ nông dân bị thu hồi đất 39
2.4.3. Những ảnh hưởng của việc thu hồi đất đến đời sống, việc làm của người lao động 41
2.4.4. Mục tiêu, phương hướng, biện pháp giải quyết việc làmcho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất 45
KẾT LUẬN 50
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 51
50 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3222 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải quyết việc làm cho lao động bị thu hồi đất Nông nghiệp ở huyện Thạch Thất, tỉnh Hà Tây, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n lý, sử dụng biên chế, quỹ tiền lương theo quy định của pháp luật.
* Công tác cán bộ.
- Trình UBND huyện, chủ tịch UBND huyện đề án tuyển dụng cán bộ, công chức, viên chức các cơ quan hành chính sự nghiệp, công chức xã, thị trấn thuộc thẩm quyền quyết định hoặc trách nhiệm trình của UBND huyện và tổ chức thực hiện sau khi đề án được phê duyệt.
- Trình UBND huyện, Chủ tịch UBND huyện phê duyệt quy hoạch cán bộ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức, viên chức, kế hoạch thanh tra công cụ thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
- Trình UBND huyện quyết định việc công nhận hết thời gian tập sự, thử việc, bổ nhiệm vào ngạch, chuyển xếp ngạch, nâng lương, chuyển xếp lương, chế độ hưu trí, thôi việc, khen thưởng, kỷ luật công chức, viên chức các đơn vị hành chính, sự nghiệp, công chức cấp xã trong huyện thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
- Trình chủ tịch UBND huyện quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, kéo dài thời gian bổ nhiêm giữ chức vụ, tiếp nhận, điều động, thuyên chuyển, miễn nhiệm, cách chức, cho từ chức đối với cán bộ công chức, viên chức giữ chức vụ từ thủ trưởng , phó thủ trưởng các phòng (và tương đương) , đơn vị sự nghiệp thuộc thẩm quyền của UBND huyện.
- Thực hiện thống kê tổng hợp và tham mưu để UBND huyện đánh giá nhận xét xếp loại cán bộ công chức, viên chức hàng năm; quản lý hồ sơ cán bộ công chức, viên chức theo quy định.
* Công tác xây dựng chính quyền.
- Giúp thường trực HĐND, UBND huyện hướng dẫn các ngành, các đơn vị, UBND xã, thị trấn thực hiện các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biều HĐND các cấp trên địa bàn huyện.
-Tham mưu trình chủ tịch UBND huyện phê chuẩn kết quả bầu cử các chức danh HĐND, UBND xã, thị trấn, tham mưu để chủ tịch HĐND, UBND huyện trình cấp có thẩm quyền phê chuẩn kết quả bầu cử các chức danh thường trực HĐND, UBND huyện.
- Phối kết hợp với các cơ quan hữu quan hướng dẫn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở và công tác cải cách hành chính trên điạ bàn huyện.
* Công tác quản lý địa giới hành chính.
- Giúp UBND huyện xây dựng đề án thành lập mới, điều chỉnh địa giới hành chính ở địa phương trình cấp có thẩm quyền quyết định.
- Hướng dẫn, kiểm tra quản lý hồ sơ, bản đồ mốc địa giới hành chính, phối hợp với các cơ quan đơn vị có liên quan, giải quyết các tranh chấp đương địa giới hành chính trên địa bàn huyện.
* Công tác lao động việc làm.
-Trình UBND huyện chương trình dài hạn, kế hoạch hàng năm về công tác lao động việc làm và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
-Hướng dẫn và chủ trì phối hợp với cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực hiện chính sách pháp luật, các chế độ lao động, công tác dạy nghề và giải quyết việc làm trên địa bàn huyện.
* Công tác chính sách người có công.
-Hướng dẫn, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các chính sách chế độ đối với thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng quân nhân phục viên, các nạn nhân chiến tranh…
-Phối hợp với cácngành đoàn thể chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc giúp đỡ các đối tượng thương bệnh binh, gia đình liệt sỹ, người có công với cách mạng, và các chương trình đền ơn đáp nghĩa.
* Công tác cứu trợ xã hội.
-Trình UBND huyện chương trình dài hạn, kế hoạch hàng năm về công tác xoá đói giảm nghèo và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt.
-Hướng dẫn tổ chức, kiểm tra các chế độ chính sách đối với các đối tượng xã hội, quản lý chỉ đạo các cơ sở, nhà bảo trợ đơn vị dạy nghề cho người tàn tật, trẻ mồ côi và các đối tượng xã hội khác.
- Ngoài ra còn một số công tác khác: Công tác phòng chống tệ nạn xã hội, phối hợp và tổ chức thực hiện các đơn thư khướu nại tố cáo về công tác Nội vụ LĐTB&XH, quản lý sử dụng các con dấu, biên chế, tài chính , tài sản được giao theo quy định của pháp luật.
* Biên chế:
- Biên chế của phòng hiện có: 11 cán bô gồm 8 nam, 3 nữ.
- Về trình độ chuyên môn:+ Đại học: 8 người
+ Cao đẳng : 1 người.
+ Trung cấp: 2 người.
- Trình độ chính trị. + Cao cấp: 2 người.
+ Trung cấp: 7 người.
+ Sơ cấp: 2 người.
Bảng trích ngang cán bộ-công chức phòng Nội vụ Lao động thương binh xã hội huyên Thạch Thất
STT
Họ và tên
Năm sinh
Chức vụ
Trình độ đào tạo
chuyên môn
Trình độ chính trị
Chức vụ Đảng
Nam
Nữ
1
Nguyễn Văn Khuynh
1948
Trưởng Phòng
ĐH Luật
Cao cấp
Bí thư chi bộ
2
Nguyễn Thị Lan
1958
P.Trưởng Phòng
ĐH Luật
Sơ cấp
Chi uỷ
3
Kiều Bá Thuyên
1962
P.Trưởng Phòng
ĐH Luật
Trung cấp
Đảng viên
4
Cấn Văn Hương
1971
P.Trưởng Phòng
ĐH Luật
Cao cấp
Đảng viên
5
Nguyễn Đức Ninh
1964
P.Trưởng Phòng
ĐH Luật
Trung cấp
Đảng viên
6
Nguyễn Quyết Thắng
1973
Chuyên Viên
ĐH Luật
Trung cấp
Đảng viên
7
Chu Hoà Phong
1974
Chuyên Viên
ĐH Luật
Trung cấp
Đảng viên
8
Hoàng Thị Vân
1967
Kế Toán
ĐH Tài chính kế toán
Trung cấp
Đảng viên
9
Cấn Đình Tiến
1978
Cán Sự
CĐ Lao động xã hội
Trung cấp
Đảng viên
10
Chu Thị Đỗi
1957
Cán Sự
Trung cấp
Trung cấp
Đảng viên
11
Khuất Văn Láng
1948
Cán Sự
Trung Cấp
Sơ cấp
Đảng viên
Nhận xét: Qua bảng trích ngang cán bộ phòng NV-LĐTB&XH cho thấy trình độ chuyên môn của cán bộ phòng NV-LĐTB&XH huyện Thạch Thất đã đáp ứng được tính cấp thiết của công việc vì đa số các cán bộ có trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên.
Đa số cán bộ biên chế trong phòng là cán bộ trẻ năng động. Mặt khác, cán bộ có thâm niên trong nghề cao nên đã tạo điều kiện để phòng hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Nhưng thực tế các cán bộ có thâm niên trong ngành thương binh tại phòng là thấp nhưng lại có thâm niên làm việc cao. Vì đa số các cán bộ làm việc trong phòng là do thuyên chuyển từ huyện uỷ, UBND sang để đảm nhận công việc. Vì vậy mà gặp không ít những khó khăn khi hoạt động.
* Cơ cấu tổ chức:
Hiện phòng có 11 người gồm 1 trưởng phòng, 4 phó phòng và 6 chuyên viên.
- Trưởng phòng: Chịu trách nhiệm trước UBND huyện, chủ tịch UBND huyện và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động công tác của phòng.
- Bốn phó phòng giúp trưởng phòng phụ trách một hoặc một số lĩnh vực công tác do trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng.
+ Một phó trưởng phòng phụ trách về tổ chức bộ máy, tổ chức cán bộ.
+Một phó trưởng phòng phụ trách lĩnh vực xây dựng chính quyền, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công tác bầu cử Quốc hội, HĐND các cấp, công tác địa giới hành chính.
+ Một phó trưởng phòng phụ trách công tác cứư trợ xã hội, Xoá đói giảm nghèo.
+ Một phó trưởng phòng phụ trách công việc giải quyết chế độ chính sách thương-bệnh binh, người có công.
- Các công chức còn lại phụ trách các công việc sau:
+ Công chức phụ trách chế độ ưu đãi đối với người bị nhiễm chất độc hoá học khi tham gia kháng chiến.
+ Công chức phụ trách công tác lao động việc làm và giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động.
+ Công chức phụ trách về công tác bảo trợ xã hội và Xoá đói giảm nghèo.
+Công chức phụ trách chính sách bảo hiểm với cán bộ công chức, viên chức thuộc các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, công chức cấp xã do huyện quản lý.
+ Công chức kế toán.
+ Công chức phụ trách chính sách thương-bệnh binh.
(Có sơ đồ Cơ cấu tổ chức kèm theo)
Sơ đồ: Cơ cấu tổ chức của phòng Nội vụ-Lao động thương&xã hội huyện Thạch Thất.
Trưởng phòng
Phụ trách chung
Phó trưởng phòng
Xoá đói giảm nghèo; Cứu trợ xã hội;
Chất độc hoá học
Phó trưởng phòng
Công tác quản lý cán bộ
Phó trưởng phòng Công tác Xây dựng chính quyền; Địa giới hành chính; Cải cách hành chính; Lao dộng- Việc làm
Phó trưởng phòng
Công tác Huân huy chương; Người có công; TNXH
Chuyên viên Tài chính, Tài vụ
Cán sự
Công tác Thương, bệnh binh
Chuyên viên Xoá đói giảm nghèo; Cứu trợ xã hội
Cán sự
Công tác Liệt sỹ, thân nhân liệt sỹ
Chuyên viên Xây dựng chính quyền; Dạy nghề Lao động- Việc làm
Chuyên viên Công tác quản lý cán bộ; BHXH; Lương
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn của phòng.
* Thuận lợi.
- Phòng luôn nhận được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của UBND huyện của các cấp uỷ đảng tạo điều kiện để phòng làm đúng chức năng và nhiệm vụ đươc giao.
- Các văn bản thông tư chỉ thị hướng dẫn của cấp trên đáp ứng đầy đủ yêu cầu và tính chất của công việc.
- Đội ngũ cán bộ của phòng có kiến thức chuyên môn vững vàng thường xuyên tham gia vào cáclớp tập huấn để nâng cao kiến thức năng lực lãnh đạo.
- Cơ sở vật chất kỹ thuật cơ bản đã đáp ứng đủ yêu cầu và tính chất của công việc.
* Khó khăn.
- Mặc dù cơ sở vật chất kỹ thuật về cơ bản đã được trang bị đủ song vẫn còn thiếu nhiều so với nhu cầu làm việc và tính cấp thiết của công việc chuyên môn.
- Trình độ nhận thức của người dân chưa cao làm ảnh hưởng đến công tác lãnh đạo của phòng đặc biệt trong vấn đề giải quyết chế độ và phân công bố trí nguồn lao động việc làm.
- Cán bộ cơ sở chưa đáp ứng được nhu cầu và những yêu cầu bức thiết của công việc gây khó khăn cho việc quản lý, giải quyết chế độ đối với các đối tượng.
2.1.4 Những khuyến nghị.
Huyện uỷ HĐND, UBND tỉnh, huyện cần có những biện pháp hỗ trợ về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng cho phòng để tạo điều kiện thuận lơi cho cán bộ phòng làm việc đạt hiệu quả cao.
Nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện đúng đủ các quy định của pháp luật bằng các biện pháp khác nhau: Như tuyên truyền, tư vấn cho người dân về pháp luật của Nhà nước nói chung và các quy định của pháp luật LĐTB&XH nói riêng.
Tăng cường kiểm tra giám sát và mở các lớp tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ cơ sở cấp xã, thị trấn.
2.2-Đặc điểm tình hình kinh tế, chính trị -xã hội của huyện Thạch Thất.
2.2.1 Đặc điểm chung.
Thạch Thất là huyện nằm ở phía Bắc của tỉnh Hà Tây cách thủ đô Hà Nội 30 km. Địa hình chủ yếu là đồi gò và bán sơn địa với 19 xã và 1 thị trấn. Tổng diện tích đất tự nhiên là 12.819,23 ha, dân số đông 158.656 người (năm 2007). Hệ thống giao thông thông suốt với các tuyến đường giao thông quan trọng chạy qua như đường cao tốc Láng Hòa Lạc, đường quốc lộ 21, quốc lộ 32, đường tỉnh lộ 80, 84 là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội trong huyện. Là vùng nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng ẩm với nền văn hoá lúa nước lâu đời của cư dân đồng bằng châu thổ Sông hồng đã tạo nên một nét văn hoá riêng có của con người nơi đây.
2.2.2. Tình hình kinh tế, chính trị-xã hội.
Dưới sự lãnh đạo của Huyện uỷ, giám sát của HĐND huyện, sự chỉ đạo điều hành của UBND huyện cùng sự cố gắng của các cấp, các ngành và nhân dân trong huyện, năm 2007 nền kinh tế - xã hôị của huyện tiếp tục được giữ vững và phát triển, đạt nhiều thành tựu.
* Về kinh tế:
Năm 2007 nền kinh tế của huyện vẫn giữ đựơc tốc độ tăng trưởng bình quân là 10%. Tổng giá trị sản xuất ước đạt 1.659.602 triệu đồng bằng 101,2% kế hoạch tăng 19,7% so với năm 2006. Cơ cấu kinh tế đang chuyển dịch mạnh theo hướng tăng tỷ trọng ngành Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp, Thương mại, du lịch và giảm tỷ trọng ngành Nông, lâm, ngư nghiệp. Ngành công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp chiếm 66,1%, nông lâm thủy sản chiếm 16,7%, thương mại dịch vụ, du lịch chiếm 17,2% cơ cấu ngành kinh tế của huyện.
- Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp.
Sản xuất công nghiệp-tiểu thủ công nghiệp tiếp tục phát triển. Năm 2007 giá trị sản xuất ước đạt 960.400 triệu đồng bằng 101% kế hoạch năm, tăng 28% so với năm 2006. Trong đó, giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 266 tỷ đồng bằng 104% kế hoạch, tăng 20,9% so với năm 2006
- Sản xuất Nông, lâm, thuỷ sản:Tổng giá trị sản xuất Nông, lâm, thuỷ sản năm 2007 ước đạt 277.615 triệu đồng, bằng 100% kế hoạch tăng 4,7% so với năm 2006.
+ Sản xuất nông nghiệp: Cơ cấu giá trị sản xuất ngành Nông nghiệp: Chăn nuôi chiếm 50,8%, trồng trọt chiếm 49,2%.
Trồng trọt: Tổng diện tích gieo trồng là 11.875 ha. Trong đó diện tích lúa 8.709 ha, năng suất lúa đạt 50,23 tạ/ha. Tổng sản lượng lương thực đạt 45.456 tấn, bằng 90% kế hoạch.
Chăn nuôi: Chăn nuôi tiếp tục ổn định và phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, vệ sinh thú y đã có nhiều chuyển biến tích cực.
+ Thuỷ sản: Quản lý tốt diện tích mặt nước hiện có và diện tích chuyển đổi lúa cá. Tổng diện tích nuôi cá là 400 ha. Tổng sản lượng cá năm 2007 đạt khoảng 550 tấn.
+ Lâm nghiệp: huyện có khoảng 642 ha rừng hiện còn và 170 ha chè hiện có, sản lượng chè tươi đạt khoảng 160 tấn.
- Thương mại, dịch vụ, du lịch.
Thương mại dịch vụ, du lịch tiếp tục phát triển đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trong huyện. Thị trường hàng hoá đa dạng, phong phú thuận tiện cho người tiêu dùng. Đã tổ chức thành công Hội chợ công nghiệp thương mại huyện Thạch Thất năm 2007. Thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, chống hàng giả chống gian lận thương mại, đảm bảo quyền lợi cho người sản xuất và người tiêu dùng. Các loại hình du lịch cảnh quan di tích, lịch sử, du lịch sinh thái tiếp tục phát triển. Tổng giá trị Thương mại, dịch vụ, du lịch năm 2007 đạt khoảng 285.211 triệu đồng đạt 101,8% kế hoạch, tăng 11,7% so với năm 2006.
* Cơ sở hạ tầng: Huyện đã và đang tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng vào các khu công nghiệp, hệ thống điện, đường, trường, trạm và các công trình văn hoá tiếp tục được nâng cấp, sửa chữa và xây mới góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế xã hội của huyện. Năm 2007 tổng số vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng khoảng 136.376 triệu đồng bằng 106,1% kế hoạch tăng 17,6% so với năm 2006.
* Chính trị: Công tác tổ chức bộ máy, xây dựng chính quyền, tuyên truyền phổ biến pháp luật, công tác thanh tra tiếp dân và giải quyết khướu nại tố cáo, quốc phòng an ninh tiếp tục được thực hiện và được triển khai trên các địa bàn cơ sở.
Huyện đã triển khai và tổ chức tốt công tác bầu cử đại biểu Quốc hội khoá XII đảm bảo đúng luật an toàn và tiết kiệm. Tiếp tục thựchiện cải cách hành chính, triển khai tốt cơ chế một cửa tại các UBND xã, thị trấn, nâng cao hiệu lực quản lý của bộ máy các cấp chính quyền. Nâng cao chất lượng hoạt động của các phòng ban và đội ngũ cán bộ công chức.
Công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật được thực hiện tốt góp phần nâng cao hiểu biết pháp luật cho cán bộ và nhân dân.
Công tác thanh tra, tiếp dân và giải quyết các khướu nại tố cáo đã được thực hiện tốt trên điạ bàn huyện.
Quốc phòng,an ninh: Thực hiện tốt công tác quân sự địa phương, tuyên truyền giáo dục ý thức quốc phòng cho nhân dân trong huyện. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội góp phần kìm hãm sự gia tăng của các loại hình tội phạm và tệ nạn xã hội, đảm bảo trật tự trị an trên địa bàn huyện giúp nhân dân yên tâm lao động sản xuất.
* Văn hoá-xã hội: Sự nghiệp văn hoá giáo dục, y tế, thể dục thể thao tiếp tục được giữ vững và phát triển:
- Dân số: Dân số đông và tăng nhanh đến năm 2007 là 158.656 người, số người trong độ tuổi lao động chiếm 55% dân số. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình, giáo dục và chăm sóc trẻ em tiếp tục được quan tâm chỉ đạo. Tỷ suất sinh thô 18,590/00 giảm 0,20/00, tỷ lệ người sinh con thứ ba là 16,54% giảm 1,03% so với năm 2006, tỷ lệ suy dinh dưỡng là 19% giảm 1,5% so với năm 2006, Tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn 10,02% giảm 3,05% so với cùng kỳ năm 2006.
- Giáo dục: Năm học 2006-2007 các cấp học, bậc học đều được quan tâm nâng cao chất lượng đào tạo, giữ vững chất lượng phổ cập tiểu học, trung học cơ sở, tỷ lệ học sinh tiểu học đạt 97,75%, trung học cơ sở đạt 98%, phổ thông trung học đạt 89,9%
- Y tế: Huyện đã tổ chức thực hiện tốt các chương trình y tế quốc gia, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh trên địa bàn huyện tiếp tục được duy trì, chất lượng hoạt động y tế cơ sở từng bước được nâng lên.
- Thể dục thể thao: Toàn huyện đã tổ chức được 20 giải thể thao cấp huyện thu hút 3.257 lượt vận động viên tham gia.
- Văn nghệ quần chúng: Phong trào văn hoá, văn nghệ được quan tâm và phát triển. Đã tổ chức được hơn 100 buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ nhân dân. Tổ chức thành công hội diễn nghệ thuật quần chúng năm 2007. Tóm lại: Năm 2007 tình hình kinh tế, chính trị-xã hội của huyện đã có những bước tăng trưởng khá. Tổng giá trị sản xuất tăng 19,7%, Giá trị sản xuất Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 26,6%, giá trị Thương mại, dịch vụ tăng 11,7%, giá trị Nông lâm thuỷ sản tăng 4,7% so với cùng kỳ năm 2006. Cơ cấu kinh tế đã có những bước chuyển dịch theo hướng tích cực. Thu ngân sách đạt khá. Sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế, thể dục thể thao tiếp tục được giữ vững và phát triển. An ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống vật chất tinh thần của nhân dân từng bước được nâng lên.
2.2.3 Mặt hạn chế.
Bên cạnh những kết quả đạt được thì tình hình kinh tế, xã hội vẫn còn một số mặt hạn chế cần khắc phục.
* Về kinh tế.
Tăng trưởng kinh tế chưa vững chắc và chưa tương xứng với tiềm năng của vùng, chưa phát huy hết thế mạnh để phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế.
Dự án các cụm, điểm công nghiệp triển khai chưa đồng bộ, sự chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền cơ sở ở một số nơi còn thiếu tập trung và lúng túng, việc xét duyệt các hộ để đưa vào các điểm công nghiệp còn chậm. Công tác giải phóng mặt bằng ở một số dự án còn chưa đáp ứng yêu cầu về tiến độ.
Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy đã được chú ý song còn nhiều bất cập nhất là tình trạng ô nhiễm môi trường ở các làng nghề và các cụm điểm công nghiệp.
* Về lĩnh vực văn hoá-xã hội.
Chất lượng giáo dục toàn diện nhưng chưa đồng đều ở các cấp học và các địa phương. Cơ sở vật chất trường lớp, trạm y tế tuy đã được đầu tư nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Cơ sở vật chất trang thiết bị y tế còn thiếu, chất lượng khám chữa bệnh chưa cao. Kết quả giảm sinh không đạt kế hoạch đề ra. Việc thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới tiệc tang, lễ hội có nơi chưa triệt để. Công tác phòng chống tệ nan tuy đã có cố gắng, song quản lý sau cai nghiện còn yếu, tỷ lệ tái nghiện cao. Hiệu quả công tác khuyến công, dạy nghề chưa cao.
* Về chính trị.
Tình hình tội phạm và tệ nạn xã hội vẫn diễn biến phức tạp, công tác cải cách hành chính ở một số cơ sở và một số phòng ban hiệu quả chưa cao, công tác phổ biến giáo dục pháp luật chưa thực sự sâu rộng, hiệu quả tuyên truyền chưa cao.
2.3 Thực trạng giải quyết việc làm ở huyện Thạch Thất.
2.3.1 Tổ chức bộ máy phục vụ nhu cầu giải quyết việc làm.
Để thực hiện tốt công tác giải quyết việc làm cần tổ chức bộ máy phục vụ nhu cầu giải quyết việc làm từ huyện đến cơ sở:
- Cấp uỷ - lãnh đạo.
- Uỷ ban nhân dân các cấp - Tổ chức thực hiện.
- Hội đồng nhân dân các cấp - Giám sát.
Ngoài ra còn thành lập các cơ quan có trách nhiệm giải quyết việc làm.
- Cơ quan chuyên môn phụ trách về việc làm và giải quyết việc làm: Phòng Nội vụ lao động thương binh&xã hội huyện.
- Ban chỉ đạo xoá đói giảm nghèo giải quyết việc làm.
- Trung tâm dạy nghề giải quyết việc làm.
- Phối hợp cùng các tổ chức thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm: Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các doanh nghiệp.
Nhờ sự phối kết hợp đồng bộ giữa các cơ quan mà công tác giải quyết việc làm đạt hiệu quả cao, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trong huyện. Tuy nhiên tại các doanh nghiệp vẫn chưa làm tốt công tác này. Hình thức ưu tiên tuyển lao động địa phương của doanh nghiệp chỉ là hình thức, nên sô lao động vào làm việc tại các doanh nghiệp không nhiều thậm chí chỉ làm một thời gian ngắn phải thôi việc do không đáp ứng đủ yêu cầu về trình độ. Đây thực chất là một lỗ hổng lớn mà các cơ quan, ban ngành cần can thiệp kịp thời tìm ra những biện pháp có tính khả thi để nhanh chóng giải quyết việc làm cho người lao động.
2.3.2 Thực trạng lao động, việc làm hiện nay.
Thạch thất là huyện có dân số đông và tăng nhanh. Dân số toàn huyện tính đến ngày 1/9/2007 là 158.656 người. Trong đó:
-Từ 0 đến 15 tuổi chiếm 28%.
-Từ 15 đến dưới 25 tuổi chiếm 14%.
-Từ 25 đến dưới 35 tuổi chiếm 13% .
-Từ 35 đến dưới 45 tuổi chiếm 12%.
-Từ 45 đến 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi đối với nam là 16%.
-Từ 55 tuổi đối với nữ, 60 tuổi với nam trở lên chiếm 17%.
Như vậy, dân số của huyện là dân số trẻ, số người chưa đến tuổi lao động cao (28%), đây là nguồn lao động dự trữ dồi dào, là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội của huyện nhưng cũng là một sức ép lớn trong công tác giải quyết việc làm cho số lao động mới này.
Hiện nay, số người trong độ tuổi lao động là 94.084 người, trong đó số người có khả năng lao động là 88.438 người chiếm 94% số người trong độ tuổi lao động. Số lao động có việc làm là 85.864 người, số lao động chưa có việc làm vẫn ở mức cao là 2.549 người chiếm 2.71%, Tỷ lệ lao động thất nghiệp đang có xu hướng giảm ( từ 3,1% năm 2005 xuống còn 2,71%). Mặc dù tỷ lệ thất nghiệpđã giảm 0,39% song vẫn còn ở mức cao. Số lao động bị thất nghiệp phần lớn là chưa có tay nghề hoặc trình độ thấp.
Chất lượng qua đào tạo cũng đang tăng đáng kể cùng với sự phát triển của nền kinh tế-xã hội. Năm 2005 có khoảng 19.340 lao động đã qua đào tạo chiếm 23,6% thì đến năm 2007 số lao động này đã tăng lên là 25.063 người chiếm 27,7% tổng số lao động của huyện.
Với tốc độ phát triển kinh tế-xã hội 10% một năm như hiện nay thì tỷ lệ lao động qua đào tạo vẫn còn ở mức thấp so với nhu cầu của nền kinh tế đặt ra, đặc biệt là lao động công nhân kỹ thuật - người trực tiếp sản xuất và tình trạng thừa thầy thiếu thợ vẫn đang diễn ra đòi hỏi cần phải có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với cơ cấu lao động, góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, giải quýêt việc làm và nâng cao đời sống cho người lao động.
Quá trình đô thị hoá nông thôn đã đẩy nhanh sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm cơ cấu lao động cũng từng bước thay đổi theo.
- Theo ngành:
+ Số người hoạt động trong ngành Nông lâm nghiệp chiếm 46,6%.
+ Số người hoạt động trong ngành Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng chiếm 36,5%
+ Số người hoạt động trong ngành Thương mại, dịch vụ, du lịch là 16,9%
- Theo vùng:
+ Vùng nông giang chiếm 46,9% dân số trong huyện.
+ Vùng bán sơn địa chiếm 53,1% dân số trong huyện.
Dân số trong huyện chủ yếu là lao động thuần nông do cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động còn lạc hậu chủ yếu là kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông sản hàng hoá còn thấp nên tình trạng thiếu việc làm vẫn còn chiếm tỷ lệ đáng kể, diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp lại để phục vụ cho các dự án công nghiệp của Trung ương, của tỉnh, huyện nên mỗi năm số lao động bị dư thừa nhiều, sức ép về việc làm rất lớn.
Những năm qua, Đảng uỷ, HĐND, UBND huyện cùng các ban ngành đoàn thể đã quan tâm và đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để giải quyết việc làm như: Khuyến khích các thành phần kinh tế sản xuất, tự tạo việclàm, tăng cường vốn đầu tư vào sản xuất, xây dựng các chương trình giải quyết việc làm trong đó có chương trình XĐGN, chương trình dạy nghề giải quyết việc làm nhưng mỗi năm cũng chỉ giải quyết việc làm với số lượng khiêm tốn, xấp xỉ số người bước vào tuổi lao động, còn số tồn đọng của các năm trước, số phát sinh còn khá lớn đang đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết xung quanh vấn đề giải quyết việc làm cho số lao động này.
2.3.3. Những kết quả đạt được trong công tác giải quyết việc làm ở huyện Thạch Th ất
Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn song Đảng uỷ, HĐND, UBND huyện đã đưa ra nhiều giải pháp bước đầu có hiệu quả từng bước tạo việc làm cho người lao động.
Trong 3 năm (2005-2007) đã giải quyết được 13.984 lao động. Trong đó: Vào làm việc tại các doanh nghiệp 2.788 lao động, xuất khẩu được 1.234 lao động, giải quyết việc làm tại các làng nghề, cơ sở sản xuất kinh doanh 7.794 lao động, cho vay vốn giải quyết việc làm 2.162 lao động.
Biểu tổng hợp kết quả giải quyết việc làm huyện Thach Thất (2005-2007)
Chỉ tiêu
Đơn vị
Tổng số
Chia ra các năm
2005
2006
2007
Giải quyết việc làm
Lao động
13.984
4.550
4.792
4.642
- Xuất khẩu lao động
Lao động
1.234
350
472
412
- Vay vốn
Lao động
2.162
1000
647
515
- Vào doanh nghiệp
Lao động
2.788
1050
989
749
- Tại chỗ
Lao động
7.794
2150
2.674
2966
Nguồn: Uỷ ban nhân huyện Thạch Thất.
Nhận xét: Qua biểu tổng hợp kết quả giải quyết việc làm của huyện giai đoạn 2005-2007 cho thấy.
Số lao động được giải quyết việc làm không tăng nhiều thậm chí đang chững lại, Việc giải quyết việc làm theo hình thức cho vay vốn, xuất khẩu lao động, đưa lao động vào doanh nghiệp làm việc đang có xu hướng giảm dần, nhưng số lao động làm việc tại chỗ thông qua các cơ sở sản xuất, các làng nghề lại đang tăng mạnh đây là dấu hiệu cho thấy kinh tế cá thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hộ gia đình đang được chú trọng phát triển, và là hình thức giải quyết việc làm chủ đạo có tính khả thi, góp phần tích cực vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động của huyện.
2.3.4. Nguyên nhân đạt được
Có sự lãnh đạo, sự chỉ đạo của Ban thường vụ Huyện uỷ, Thường trực HĐND, UBND huyện, sự chủ động của các cấp, các ngành trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giải quyết việc làm. Nhận thức về việc làm và các biện pháp về giải quyết việc làm của các cấp uỷ, chính quyền, đã điạ phương đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Các chương trình phát triển kinh tế-xã hội của huyện đã lồng ghép với các chương trình giải quyết việc làm khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển tạo điều kiện cho các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- XHH (22).doc