Đề tài Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl)

Cán bộ KTNNTX đã kiểm tra và giám sát thực hiện dư án có hiệu quả linh động giải quyết mọi vấn đề thiếu vốn vay được quay vòng 1 cách tối đa và hiệu quả

* Một số hiệu quả và nguyên nhân

Dự án được độc lập tâu tóm rất nhiều hộ sử dụng vốn quya vòng với mục đích khác nhau. Điều này tạo ra bất cập cho kb trong quá trình phân loại dự án. Khi có thể đưa ra bất kỳ 1 tiêu thức chung nào cho dự án.

Về nội dung và hình thức dự án: Xây dựng rất phức tạp và không sát thực tế với điều kiện kiến thức tập quán của người dân dẫn đến việc các hộ không tự lập được 1 dự án cho mình.

Các định mức ghi trong dự án chưa thật hợp lý nhất là việc tính lãi quá khả quan. Chưa tính đến các rủi ro có thể xảy ra và các giải pháp khắc phụ nên khi gặp khó khăn, chủ hộ thường lúng túng. Tuy vậy nhờ có sự kiểm trâ giúp đỡ kịp thời của cán bộ kb nên vốn vay được sử dụng 1 cách có hiêụ quả

- Các chủ hộ có nhận thức đúng đắn về mục tiêu và ýn nghĩa của chương trình cho vay nên hỗ trợ GQVL do trình độ của họ có hạn và do chương trình chưa được phổ biến rộng rãi. Vì vậy xảy ra trường hợp xin vay vốn 5.000.000 đồng để chăn nuôi lợn tại địa bàn quận huyện khác.

 

doc55 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
o mẫu 10/CT120 kèm theo luận văn này. Vốn thu hồi được dùng để cho vay quay vòng các dự án khác do địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúng quản lý. UBND tỉnh, cơ quan TW, tổ chức đoàn thể, hội quần chúng phải có kế hoạch sử dụng vốn và duyệt các dự án phù hợp với số vốn thu hồi hàng tháng, quí, không để tồn đọng ở kho bạc. Trường hợp cần thiết phải điều chỉnh nguồn vốn cho vay giữa các địa phương, các tổ chức đoàn thể, hội quần chúngh oặc thu về kho bạc Nhà nước TW, liên Bộ sẽ có văn bản. - Chi trả thù lao uỷ thác cho vay: Các dự án cho nhiều hộ vay, nếu chủ dự án có đủ điều kiện và được kho bạc Nhà nước uỷ thác cho vay; ngay sau khi chủ dự án hoàn trả đầy đủ tiền gốc và lãi được kho bạc Nhà nước cho hỗ trợ một khoản phí thù lao, mức chi bằng 10% (mười phần trăm) tính trên tổng số lãi thu được từ dự án uỷ thác. Nguồn kinh phí này được lấy từ số lãi để lại cho kho bạc Nhà nước theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Các ấn chỉ về thủ tục cho vay, thế chấp, cầm cố tài sản, hoặc bảo lãnh vay vốn do kho bạc Nhà nước ấn hành được cung cấp đầy đủ và kịp thời cho các đối tượng vay vốn, nhưng không được thu tiền của bên vay. 1.3.2.2. Về thấp chấp, cầm cố tài sản - Tài sản thế chấp, cầm cố: + Nhà ở, công trình xây dựng gắn liền với đất, kể cả tài sản gắn liền với nhà ở, công trình xây dựng. + Các cơ sở sản xuất kinh doanh như: nhà xưởng, nhà kho, cửa hàng, khách sạn,... và các máy móc, thiết bị gắn liền với nhà xưởng. + Quyền sử dụng đất theo quy định hiện hành của pháp luật: Hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn. Tài sản gắn liền trên đất như nhà ở, vườn cây, công trình xây dựng,... thuộc tài sản thế chấp hay không là do hai bên thoả thuận ghi trong hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản. Tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất để vay vốn. Tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước cho thuê đất, đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm hoặc cả thời gian thuê (nếu thời hạn thuê đất đã được trả tiền còn lại ít nhất là 5 năm), có quyền thế chấp giá trị quyền sử dụng đất và tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với đất thuê trong thời hạn thuê để vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm. + Các giấy tờ có giá như: công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,... do Chính phủ, Ngân hàng hoặc doanh nghiệp phát hành. - Điều kiện tài sản thế chấp, cầm cố: + Phải là các tài sản được phép giao dịch, chuyển nhượng hoặc mua bán và không bị ràng buộc bởi các khoản vay nợ, thế chấp, cầm cố khác. + Phải có đầy đủ giấy tờ hợp pháp, hợp lệ (bản gốc). Riêng nhà ở được xây dựng trên đất ở thuộc khu dân cư nông thôn, nếu chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì phải có giấy xác nhận quyền sử dụng đất của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền tại địa phương. + Tài sản dùng để thế chấp, cầm cố phải nằm trên cùng địa danh hành chính tỉnh, thành phố với kho bạc Nhà nước trực tiếp cho vay. + Riêng tài sản cầm cố là các giấy tờ có giá như: công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,... do Chính phủ, Ngân hàng hoặc doanh nghiệp phát hành phải đang còn thời hạn hiệu lực thanh toán và phù hợp với htời hạn vay vốn, không phân biệt địa bàn phát hành các chứng chỉ đó. - Định giá tài sản thế chấp, cầm cố: + Tuỳ theo tính chất và đặc điểm của từng loại tài sản thế chấp, cầm cố, kho bạc Nhà nước phải tổ chức đánh giá, kiểm định về số lượng, chất lượng và giá trị tài sản. Giá trị tài sản thế chấp, cầm cố được định giá phải phù hợp với giá trị còn lại của tài sản và giá cả thị trường tại địa phương ở thời điểm thế chấp, cầm cố. + Khi định giá tài sản thế chấp, cầm cố phải có đại diện cơ quan tài chính - vật giá đồng cấp; trường hợp cần thiết có thể thuê cơ quan chuyên ngành am hiểm về tính năng và tác dụng của tài sản để định giá, tuỳ theo tính chất và đặc điểm của từng loại tài sản. + Căn cứ để định giá tài sản thế chấp, cầm cố: Đối với nhà ở, công trình xây dựng, căn cứ theo đơn giá xây dựng cơ bản của Nhà nước quy định cụ thể cho từng loại nhà ở, công trình xây dựng trừ giá trị khấu hao trong thời gian sử dụng; hoặc biên bản đánh giá lại của Hội đồng định giá tài sản Nhà nước. Đối với đất ở, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp để trồng rừng, nuôi trồng thuỷ, hải sản, làm muối,... thì căn cứ theo giá của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ ban hành. Đối với các tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất thì căn cứ theo giá giao đất của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố quy định trên cơ sở khung giá đất do Chính phủ ban hành. Đối với các tổ chức kinh tế, cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước cho thuê đất đã trả trước tiền thuê đất cho nhiều năm hoặc cả thời gian thuê, thì căn cứ vào tiền thuê đất đã trả trước trong thời hạn còn lại ít nhất là 05 năm cộng với giá trị tài sản gắn liền với đất thuê. Đối với các máy móc, thiết bị, dây truyền sản xuất,... gắn liền với đất đai, nhà xưởng, căn cứ để định giá là giá trị thường theo thoả thuận của hai bên, nhưng không được cao hơn giá trị còn lại ghi trên sổ sách kế toán theo chế độ kế toán do Bộ Tài chính ban hành. Đối với các giấy tờ có giá như: công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,... do Chính phủ, Ngân hàng hoặc doanh nghiệp phát hành,... được căn cứ theo mệnh giá ghi trên giấy tờ và giá cả của giấy tờ đó trên thị trường để định giá. + Kết quả định giá tài sản thế chấp, cầm cố phải được lập thành biên bản để làm cơ sở cho việc ký kết văn bản thế chấp, cầm cố tài sản. - Mức vốn cho vay trên giá trị tài sản thế chấp, cầm cố: Khi xác định mức cho vay cụ thể đối với từng đối tượng, kho bạc Nhà nước phải căn cứ vào giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đã được định giá; số tiền cho vay tối đa bằng 70% giá trị tài sản thế chấp, cầm cố đã được xác định. Riêng tài sản cầm cố là các giấy tờ có giá như: công trái, trái phiếu, kỳ phiếu, sổ tiết kiệm, chứng chỉ tiền gửi,... thì số tiền cho vay tối đa bằng 80% giá trị tài sản. - Thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản: + Trước khi làm thủ tục thế chấp, cầm cố tài sản, bên có tài sản thế chấp, cầm cố phải gửi đến kho bạc Nhà nước nơi cho vay danh mục các tài sản dùng để thế chấp, cầm cố, kèm theo các giấy tờ có liên quan về tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu chung, phải có thêm thủ tục sau: Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu của nhiều người (từ 2 người trở lên), khi đem thế chấp, cầm cố phải có ý kiến chấp thuận của những người đồng sở hữu trên danh mục tài sản đồng ý giao cho người đại diện ký văn bản thế chấp, cầm cố. Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu tập thể, công ty liên doanh, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn,... khi đem thế chấp, cầm cố phải có nghị quyết bằng văn bản của Đại hội đại biểu các thành viên, hoặc ý kiến chấp thuận của các thành viên trong Hội đồng quản trị theo quy định của điều lệ trên danh mục tài sản thế chấp, cầm cố đồng ý giao cho người đại diện ký văn bản thế chấp, cầm cố. Tài sản thế chấp, cầm cố thuộc sở hữu Nhà nước phải có ý kiến chấp thuận của cơ quan quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp trên danh mục tài sản thế chấp, cầm cố. Đối với các tài sản khác như dây truyền sản xuất đồng bộ, cơ sở hạ tầng quan trọng,... phải có thêm văn bản của cơ quan quản lý có thẩm quyền cho phép dùng để thế chấp, cầm cố. + Việc thế chấp, cầm cố tài sản phải được lập thành văn bản theo hình thức hợp đồng, ghi rõ số lượng, chất lượng, giá trị tài sản, thời hạn thế chấp, cầm cố, phương thức xử lý tài sản thế chấp, cầm cố và những cam kết khác được các bên thoả thuận. Đồng thời, phải có chứng nhận của cơ quan công chức Nhà nước hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân tại địa phương. + Các dự án đến hạn trả nợ được cấp có thẩm quyền duyệt cho vay lại, kho bạc Nhà nước cùng với bên có tài sản thế chấp, cầm cố phải tiến hành định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố, sau đó hai bên ký hợp đồng bổ sung thế chấp, cầm cố tài sản. - Quyền hạn và nghĩa vụ của bên thế chấp, cầm cố tài sản: + Quyền hạn của bên thế chấp, cầm cố tài sản: Được giữ lại tài sản thế chấp, cầm cố để khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, trừ tài sản là các giấy tờ có giá theo đúng quy định. Được nhận lại các giấy tờ có liên quan về tài sản thế chấp, cầm cố và các tài sản giao cho kho bạc Nhà nước quản lý (nếu có) khi đã thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ cả tiền gốc và lãi. + Nghĩa vụ của bên thế chấp, cầm cố tài sản: Giao bản gốc giấy tờ về tài sản thế chấp, cầm cố và các giấy tờ liên quan khác cho kho bạc Nhà nước; Lấy chứng nhận của cơ quan công chứng Nhà nước, hoặc chứng thực của Uỷ ban nhân dân tại địa phương đối với hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản; Chịu mọi chi phí phát sinh về kiểm định, định giá, công chứng hoặc chứng thực hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản và các chi phí về xử lý tài sản thế chấp, cầm cố; Bảo quản, duy trì nguyên hình dạng; không được bán, tặng, trao đổi, cho thuê, cho mượn tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu do việc sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố có nguy cơ bị mất giá trị, hoặc giảm sút giá trị thì phải bồi thường hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương ứng. Tạo thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp, cầm cố của cán bộ kho bạc Nhà nước kể từ khi nhận tiền vay cho đến khi hoàn trả hết nợ. - Quyền hạn và nghĩa vụ của kho bạc Nhà nước: + Quyền hạn của kho bạc Nhà nước: Được quyền kiểm tra, giám sát tài sản thế chấp, cầm cố kể từ khi cho vay cho đến khi thu hồi đầy đủ nợ vay; Được quyền đề nghị cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi nợ khi bên vay vi phạm các quy định về vay vốn quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm; Được quyền chuyển hồ sơ thế chấp, cầm cố tài sản sang cơ quan pháp luật để xử lý theo luật định, nếu bên có tài sản thế chấp, cầm cố vi phạm các cam kết về thế chấp, cầm cố tài sản. + Nghĩa vụ của kho bạc Nhà nước: Giữ gìn, bảo quản các giấy tờ có liên quan về tài sản thế chấp, cầm cố và các tài sản nhận cầm cố (nếu có) theo chế độ bảo quản chứng từ có giá; nếu làm hư hỏng, mất mát thì phải bồi thường; Không được sử dụng, khai thác công dụng của tài sản nhận cầm cố (nếu có) trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng thế chấp, cầm cố tài sản; Hoàn trả đầy đủ các giấy tờ có liên quan về tài sản thế chấp, cầm cố và các tài sản nhận cầm cố (nếu có) cho bên thế chấp, cầm cố khi đã thu hồi đầy đủ nợ vay. 1.3.2.3. Về bảo lãnh vay vốn - Bảo lãnh bằng tài sản: + Việc bảo lãnh bằng tài sản được áp dụng đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, khi vay vốn không có hoặc không có đủ tài sản thế chấp, cầm cố cho khoản vốn vay. Đến hạn, nếu bên vay không trả nợ thì bên bảo lãnh phải trả thay như trách nhiệm của bên vay đối với kho bạc Nhà nước. + Bên bảo lãnh có thể là cá nhân hoặc pháp nhân, khi đứng ra bảo lãnh phải dùng tài sản thuộc sở hữu hợp pháp của mình để thế chấp, cầm cố thay cho bên vay vốn. Tài sản dùng để thế chấp, cầm cố và thủ tục thế chấp, cầm cố đối với bên bảo lãnh thực hiện theo các quy định ở phần II, mục B thể lệ này. - Bảo lãnh bằng tín chấp: + Các đối tượng vay vốn là hộ gia đình, thành viên của tổ chức công đoàn thể, hội quần chúng khi vay vốn không phải thế chấp, cầm cố tài sản, nhưng phải được người thứ ba đứng ra bảo lãnh bắng tín chấp. + Người có thẩm quyền ký bảo lãnh bằng tín chấp phải là Thủ trưởng cơ quan tổ chức đoàn thể, hội quần chúng cấp quận, huyện trở lên; hoặc Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp phường, xã trở lên. + Bên bảo lãnh có trách nhiệm đôn đốc bên vay hoàn trả đầy đủ nợ vay (cả tiền gốc và lãi) đúng hạn cho kho bạc Nhà nước. Đến hạn, nếu bên vay không trả được nợ thì bên bảo lãnh có trách nhiệm cùng bên vay tìm nguồn để trả nợ cho kho bạc Nhà nước. 1.3.2.4. Về kiểm tra và xử lý - Kiểm tra: + Các đối tượng vay vốn từ quỹ quốc gia hỗ trợ việc làm phải chịu sự kiểm tra, giám sát của kho bạc Nhà nước về mục đích, hiệu quả sử dụng vốn vay, bảo quản và sử dụng tài sản thế chấp, cầm cố và tình hình tạo việc làm cho người lao động, kể từ khi nhận tiền vay cho đến khi hoàn trả hết nợ. + Kho bạc Nhà nước khi kiểm tra nếu phát hiện bên vay vi phạm nguyên tắc về vay vốn, được quyền đình chỉ việc cho vay, thu hồi nợ trước hạn, chuyển nợ quá hạn, hoặc đề nghị phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu nợ, trường hợp nghiêm trọng đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự. - Chuyển nợ quá hạn: + Đến hạn nhưng bên vay chưa hoàn trả hết nợ (kể cả dự án hết hạn khoanh nợ) nếu không được giải quyết cho gia hạn nợ hoặc cho vay lại, thì kho bạc Nhà nước chủ động chuyển số nợ gốc còn thiếu sang tài khoản nợ quá hạn và bên vay phải chịu lãi suất phạt quá hạn. + Trường hợp chưa đến hạn trả, nhưng bên vay do vi phạm nguyên tắc sử dụng vốn vay bị xử lý thu hồi nợ trước hạn; sau 30 ngày kể từ ngày xử lý thu nợ trước hạn, nếu bên vay chưa trả được nợ thì kho bạc Nhà nước chủ động chuyển số nợ gốc đó sang tài khoản nợ quá hạn và bên vay phải chịu lãi suất phạt quá hạn. - Xử lý tài sản thế chấp, cầm cố: + Sau 03 tháng kể từ ngày chuyển sang nợ quá hạn, nếu bên vay không trả được nợ, kho bạc Nhà nước có quyền chuyển sồ sơ cho vay đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đề nghị phát mại tài sản thế chấp, cầm cố để thu hồi vốn, kho bạc Nhà nước không tự tổ chức phát mại tài sản thế chấp, cầm cố. + Số tiền thu được từ phát mại tài sản thế chấp, cầm cố sau khi thanh toán các chi phí về phát mại tài sản theo quy định của pháp luật, được ưu tiên thanh toán cho khoản nợ vay (tiền gốc và lãi); số còn lại trả cho bên có tài sản thế chấp, cầm cố; nếu không đủ thanh toán cho khoản nợ vay, thì yêu cầu bên vay tìm nguồn khác để trả số nợ còn thiếu trong một thời gian nhất định. + Đối với tài sản thế chấp, cầm cố đã được bảo hiểm, nếu tài sản bị rủi ro bất khả kháng thì khoản tiền bồi thường của cơ quan bảo hiểm sẽ được dùng trả nợ cho kho bạc Nhà nước. Chương II Thực trạng công tác cho vay hỗ trợ giải quyết việc làm ở kho bạc nhà nước thanh xuân 2.1. Khái quát đặc điểm kinh tế, xã hội của quận Thanh Xuân 2.1.1. Đặc điểm địa lý: Quận Thanh Xuân được hình thành từ tháng 01 năm 1997 theo Nghị định 74 của Chính phủ Quận nằm ở ven đô thuộc phía Tây Nam thành phố Hà Nội: Phía Bắc giáp quận Đống Đa và Cầu Giấy. Phía Đông giáp quận Hai Bà Trưng. Phía Nam giáp huyện Thanh Trì. Phía Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông (Hà Tây). Diện tích tự nhiên của quận Thanh Xuân là 913,2 ha. Quận có 11 đơn vị hành chính cấp phường: Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân nam, Nhân Chính, Thượng Đình, Hạ Đình, Kim Giang, Khương Trung, Khương Mai, Phương Liệt, Khương Đình. Quận Thanh Xuân được thành lập trên cơ sở tách 5 phường từ quận Đống Đa và 2 xã thuộc huyện Thanh Trì và Từ Liêm. Do đặc điểm địa lý trên nên cơ cấu kinh tế của quận rất phức tạp: tồn tại cả công nghiệp và nông nghiệp. Quận có 2 khu công nghiệp lớn là Thượng Đình và Giáp Bát nhưng tại 3 phường: Nhân Chính - Khương Đình - Hạ Đình vẫn sản xuất nông nghiệp với tổng số xã viên Hợp tác xã là 1.000 người. Do đó vấn đề thu hẹp đất canh tác và chuyển đổi môi trường công việc của bộ phận dân cư làm nông nghiệp rất phức tạp và gặp nhiều khó khăn. Quận Thanh Xuân được hình thành trong quá trình đô thị hoá và phát triển của thành phố Hà Nội do đó dân cư của quận chủ yếu sống trong các khu tập thể cao tầng, làng xã và các phố mới thành lập; lối sống xen kẽ thành thị với phong tục tập quán văn hoá làng xã rất phức tạp, do quá trình đô thị hoá mà diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp. Thêm vào đó do ảnh hưởng lối sống thành thị, các làng nghề truyền thống trước đây của quận đang dần bị mai một. Đây là những khó khăn về vấn đề giải quyết việc làm rất bức xúc của quận Thanh Xuân. 2.1.2. Tình hình kinh tế Sau 4 năm hoạt động, cơ cấu kinh tế của quận tiếp tục được chuyển dịch theo Nghị quyết Đại hội Đảng Bộ quận lần thứ nhất là: Công nghiệp - Thương mại - Dịch vụ - Nông nghiệp. Quan hệ sản xuất XHCN được tăng cường. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các thành phần kinh tế phát triển cả về số lượng và qui mô. Tình hình sản xuất công nghiệp năm 2000 trên địa bàn quận được duy trì ổn định và có bước tăng trưởng, đặc biệt sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đã có bước tăng trưởng cao. Bên cạnh những doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả ổn định, có 1 số doanh nghiệp tổ chức lại sản xuất, đổi mới phương thức sản xuất kinh doanh và nhiều doanh nghiệp mới thành lập đã hoạt động có hiệu quả. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn năm 2000 đạt 2330 tỷ bằng 110,9% tăng 10,9% so với năm 1999. Trong đó giá trị sản xuất công nghiệp ngoài quốc doanh đạt 60,943 tỷ đồng, tăng 49,2% so với năm 1999 vượt chỉ tiêu đặt ra 29,2% (kế hoạch 20%). Có 13 ngành có nhịp độ tăng so với năm trước. Ví dụ: sản xuất thực phẩm đồ uống tăng 4,9%; sản xuất máy thiết bị điện tăng 174%. Thực hiện Nghị định 02/2000/NĐ-CP của Chính phủ, UBND quận đã cấp, đổi và gia hạn giấy phép kinh doanh cho 1486 hộ sản xuất kinh doanh, tổng số hộ sản xuất kinh doanh trên địa bàn là 3732 hộ. Gồm: 1902 hộ kinh doanh thương mại = 50,09% 375 hộ sản xuất = 10,05% 1455 hộ kinh doanh dịch vụ = 38,99%. Đến nay địa bàn quận có 206 doanh nghiệp ngoài quốc doanh đăng ký hoạt động với số vốn đăng ký là 154,83 tỷ đồng: gồm: Công ty TNHH: 166; Doanh nghiệp tư nhân: 28; Công ty cổ phần 12. Về nông nghiệp: UBND quận chỉ đạo các HTX nông nghiệp triển khai các hoạt động sản xuất nông nghiệp theo hướng dẫn của Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn. Có chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp và thực hiện chuyển đổi giống cây trồng vật nuôi có giá trị cao. Năm 2000 giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2,83 tỷ đồng bằng 102% kế hoạch năm, vượt 2% so với kế hoạch đề ra. Quận tiếp tục đẩy mạnh quản lý thị trường; hướng dẫn các cơ sở, tư nhân chấp hành qui định của pháp luật trong sản xuất kinh doanh và tăng cường đấu tranh chống buôn lậu, làm hàng giả, trốn thuế. Thực hiện chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tại các chợ. Kết quả là đã phát hiện 114 vụ vi phạm xử lý thu nợ ngân sách 562.493.420đ. Tuy vậy, tình hình kinh tế ở quận cũng còn một số mặt hạn chế sau: kinh tế trên địa bàn tuy có phát triển nhưng chưa ổn định và vững chắc nhiều doanh nghiệp Nhà nước ... về vốn đầu tư, đổi mới công nghệ, tiếp cận thị trường, ổn định việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao động, thực hiện chủ trương cổ phần hoá. Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước, kinh doanh cá thể đa số sản xuất kinh doanh qui mô nhỏ, trang bị kỹ thuật lạc hậu, trình độ công nghệ thấp. Các HTX nông nghiệp còn lúng túng trong việc phát triển sản xuất kinh doanh sau khi chuyển đổi. 2.1.3. Tình hình dân số - lao động quận Thanh Xuân Quận Thanh Xuân là 1 quận ven nội nên dân cư rất đông đúc trên 3 vạn nhân khẩu. Theo kết quả điều tra lao động việc làm tại thời điểm 31/1/1999, tổng số người trong độ tuổi lao động là 92.353 người trên 137.559 nhân khẩu, trong đó có 85.939 người có khả năng lao động; Tỷ lệ tăng nguồn lao động hàng năm của quận vào khoảng từ 2500 đến 3000 người. Tính đến năm 2000 số người trong độ tuổi lao động của quận khoảng 95.400 người = 68%/tổng số dân. Tuy dân cư ở quận Thanh Xuân đông đúc nhưng theo kết quả điều tra dân số quận Thanh Xuân ngày 1/4/1997 cho thấy số lao động chưa qua đào tạo của quận chiếm tỷ lệ cao. Cụ thể: + Số lao động chưa qua đào tạo: 54.263 người (59,2%) + Số lao động đã qua đào tạo: 37.457 người (40,8%) Trong đó: - Công nhân kỹ thuật: 7.682 người (8,4%) - Trung học chuyên nghiệp: 10.866 người (11,8%) - Đại học, cao đẳng: 18.831 người (20,5%) - Trên đại học: 78 người (0,1%) Số liệu trên cho thấy chất lượng lao động thấp ở quận Thanh Xuân đã ảnh hưởng đến vấn đề cung cầu lao động trên thị trường; không đáp ứng về kỹ thuật đòi hỏi ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng lao động không có việc làm và thiếu việc làm ngày càng có xu hướng gia tăng. Tình hình này cũng là do công tác dạy nghề ở quận nói riêng và thành phố nói chung còn gặp nhiều khó khăn như: không có cơ sở dạy nghề, hoặc có song do cơ sở vật chất nghèo nàn, qui trình đào tạo chưa phù hợp,... Tình trạng số lượng và chất lượng lao động ở quận Thanh Xuân đã ảnh hưởng mạnh đến tỷ lệ thất nghiệp của quận. Theo điều tra dân số quận Thanh Xuân ngày 1/4/1997, tỷ lệ thất nghiệp năm 1997 là 4,12% = 3.776 người/91.720 người trong độ tuổi lao động. Còn theo kết quả điều tra thống kê lao động việc làm tại thời điểm 31/12/1999 thì tỉ lệ thất nghiệp tại quận Thanh Xuân là 6,5% = 6.031 người. Như vậy, hàng năm tỷ lệ thất nghiệp có hướng gia tăng, trung bình mỗi năm từ 1% đến 1,2%. Nhìn chung so với tỉ lệ thất nghiệp của TP. Hà Nội (năm 1999 là 10,31% và năm 2000 là 7,95%) thì tỷ lệ thất nghiệp của quận Thanh Xuân chưa phải là cao. Tuy vậy nó ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình kinh tế xã hội của quận, nhất là trong điều kiện quận mới thành lập bước đầu còn nhiều khó khă, thiếu thốn. Vì vậy quận Thanh Xuân để đặt vấn đề tạo việc làm cho lao động hiện nay là vấn đề bức xúc hàng đầu cần giải quyết. Quận cũng đã có 1 số giải pháp trực tiếp thiết thực như: + Giảm số lượng dân số bằng cách thực hiện 03 chương trình dân số; kiện toàn cán bộ dân số cấp phường và đẩy mạnh thực hiện xã hội hoá công tác dân số - kế hoạch hoá gia đình. Tăng cường công tác truyền thông vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, chú trọng công tác truyền thông trực tiếp. Quận cũng đã huy động được các nguồn lực tập trung cho các chương trình dân số hoạt động có hiệu quả. Kết quả năm 200: Số sinh là 2249/2249 bằng 100% kế hoạch năm; tỷ suất sinh giảm 0,03% so với năm 1999; sinh con thứ 3 là 45. + Tăng chất lượng lao động bằng cách đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo: quận đã tiếp tục đầu tư xây dựng mới và nâng cấp cải tạo cơ sở vật chất trường hợp, đầu tư trang thiết bị dạy và học cho ngành giáo dục và đào tạo. Năm 2000 quận đã xây dựng mới đưa vào sử dụng 2 trường học và trung tâm giáo dục thường xuyên, cải tạo nâng cấp 4 trường và mua sắm các trang thiết bị phục vụ việc dạy và học. Tuy vậy, những giải pháp trên đây chỉ phát huy tác dụng GQVL trong một thời gian rất lâu nữa. Mà vấn đề thất nghiệp đang gây 1 sức ép cấp bách đối với tình hình kinh tế xã hội của quận nói riêng và trên toàn đất nước nói chung. Vì vậy, ngay từ khi thành lập quận Thanh Xuân đã thực hiện công tác cho vay giải quyết việc làm theo quĩ quốc gia hỗ trợ việc làm. 2.2. Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân với nhiệm vụ cho vay hỗ trợ GQVL 2.2.1. Khái quát về Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân: Ngày 24 tháng 12 năm 1996 Bộ trưởng Bộ Tài chính ra quyết định thành lập Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân trực thuộc kho bạc Nhà nước Hà Nội để thực hiện nhiệm vụ của kho bạc Nhà nước trên địa bàn quận Thanh Xuân - thành phố Hà Nội kể từ ngày 01/01/1997. Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được thành lập do yêu cầu thiết yếu nảy sinh khi quận Thanh Xuân được thành lập. Kho bạc Thanh Xuân là đơn vị nằm trong hệ thống kho bạc Nhà nước có chức năng quản lý quỹ ngân sách trên địa bàn quận Thanh Xuân. * Công tác tổ chức cán bộ: Khi thành lập, số lượng cán bộ của quận Thanh Xuân là 14 đồng chí. Từ đó đến nay, khối lượng nghiệp vụ ngày càng tăng đòi hỏi số lượng cán bộ tăng dần, tính đến nay biên chế là 27 cán bộ. Các tổ công tác kế toán; kho quĩ; kế hoạch; bảo vệ được thành lập ngay từ đầu nên việc bố trí phân công nhiệm vụ cho cán bộ tại các tổ đều hợp lý, phù hợp với năng lực chuyên môn, trình độ của cán bộ, đảm bảo hiệu quả, đáp ứng được công tác. Trong Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân, công tác đào tạo, chỉ đạo, điều hành được thực hiện sát sao, tổ chức triển khai nhanh và có hiệu quả. Chính việc áp dụng các chính sách mới và tập trung giải quyết dứt điểm các tồn tại yếu kém đã không ngừng nâng cao chất lượng công tác chuyên môn, tác phong giao dịch và phục vụ khách hàng, dần đưa các mặt hoạt động đi vào nề nếp ổn định. Cán bộ trong Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được bố trí như sau: - Giám đốc: 1 cán bộ - Phó giám đốc: 1 cán bộ - Tổ kế hoạch tổng hợp: 6 cán bộ - Tổ kế toán: 7 cán bộ - Tổ kho quĩ: 8 cán bộ - Tổ hành chính sự nghiệp: 9 cán bộ. Trong đó: - Trình độ đại học: 11 cán bộ - Trình độ trung cấp: 13 cán bộ - Trình độ sơ cấp: 3 cán bộ. Hiện nay, công tác CVGQVL của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân được giao riêng cho 1 cán bộ quản lý. Số lượng cán bộ bố trí như vậy là hơi ít nhưng do Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân mới thành lập nên yêu cầu công việc đòi hỏi chưa quá cáo và cũng do kho bạc mới chưa có cơ sở ổn định khang trang để ổn định công việc. Tuy vậy, cán bộ phụ trách công tác CVGQVL tại Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân đã nỗ lực phấn đấu, khắc phục khó khăn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nhìn chung, tập thể cán bộ Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân có tinh thần đoàn kết nội bộ, ý thức tổ chức kỹ luật, thường xuyên có ý thức rèn luyện phấn đấu tu dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức, tác phong nhằm nâng cao hiệu quả công tác, xây dựng tác phong làm việc văn minh lịch sự tại công sở. * Tổ chức bộ máy của Kho bạc Nhà nước Thanh Xuân: - Ban Giám đốc gồm: Giám đốc; Phó Giám đốc - Các bộ phận nghiệp vụ được tổ chức theo sơ đồ sau: Sơ đồ các bộ phận nghiệp vụ Kế hoạch Cấp phát ... vốn đầu tư

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docL0028.doc
Tài liệu liên quan