Hội nhập nền kinh tế khu vực và thế giới.Thực tế sẽ mở racho chúng ta rất
nhiều cơ hội như đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế,tăng thu hút vốn đầu tư
và chuyển giao kỹ thuật, công nghệ củanước ngoài song cũng đặt ra cho
chúng ta phải đương đầu vớinhiều thách thức đó là Nâng cao năng lực cạnh
tranh trên cả 3 phương diện,năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp,năng lực
cạnh tranh của quốc gia, năng lực cạnh tranh của sản phẩm .
Trên gốc độ vĩ mô, để kết hợp cả ba phương diện trên đả đếnlúc Nhà Nước cần
phải định hướng và hổtrợ cho doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh cái mà thị
trường Việt Nam cần, thị trường nước ngoài cần và cả thị trường Thế giới cần để
thay thế cho cách sản xuất theo thói quen và lợi thế sẳn có như thời gian vừa
qua. Thông qua đó xây dựng cho cả Quốc Giamột chiến lược dài hạn để nâng
cao khả năng cạnh tranh của Quốc Gia .
69 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2946 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vốn huy động qua phát hành trái phiếu, vay của các tổ
chức tín dụng, tài chính và các nguồn huy động khác; các nguồn vốn nhận ủy
thác đầu tư của các tổ chức cá nhân trong và ngòai nước. Tổng công ty là đơn vị
hạch tóan kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, thực hiện chế độ hạch tóan kế
toán tập trung. Chế độ kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo
thống kê theo quy chế tài chính của tổng công ty do bộ tài chính ban hành. Cơ
cấu tổ chức, bộ máy quản lý và điều hành của tổng công ty gồm Hội đồng quản
trị, Ban kiểm soát, Tổng giám đốc, các phó tổng giám đốc, kế toán trưởng và
các bộ phận chức năng.
Tổng công ty có chức năng, nhiệm vụ chủ yếu là tiếp nhận và thực hiện quyền
đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước đầu tư tại các công ty TNHH Nhà Nước một
thành viên, Công ty TNHH có hai thành viên trở lên, công ty cổ phần được
chuyển đổi từ các công ty Nhà Nước độc lập hoặc mới thành lập. Đầu tư và kinh
doanh vốn vào các ngành, lĩnh vực kinh tế trong nước và nước ngoài để đạt
được các mục tiêu : Bảo toàn và phát triển vốn nhà nước, sử dụng hiệu quả các
nguồn vốn; tạo động lực để phát triển, nâng cao năng lực họat động, khả năng
cạng tranh của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước. Thực hiện việc đều tư
và quản lý vốn đầu tư của Tổng công ty vào các lĩnh vực, ngành nghề quốc dân
theo nhiệm vụ Nhà Nước giao. Tổng công ty thực hiện việc đầu tư và kinh doanh
vốn theo nguyên tắc : tập trung đầu tư vào những ngành, lĩnh vực then chốt mang
tính chiến lược có vai trò động lực thúc đẩy phát triển kinh tế. Chú trọng đầu tư
vào những ngành, lĩnh vực có hiệu quả, có khả năng sinh lợi cao; giảm bớt đầu
tư vốn với những ngành, lĩnh vực Nhà Nước không cần chi phối, những ngành,
lĩnh vực có khả năng thu hút nguồn lực từ các thành phần kinh tế khác.
Về hình thức : đầu tư vào các dự án thành lập doanh nghiệp mới, góp vốn liên
doanh, liên góp vốn cổ phần ( kể cả tổng công ty Nhà Nước ), đầu tư mua một
phần tài sản hoặc toàn bộ DN khác, đầu tư trên thị trường chứng khoán, liên kết
hoặc ủy thác cho các tổ chức tài chính và ủy đầu tư. Ngoài ra tổng công ty còn
có chức năng, nhiệm vụ tổ chức huy động các nguồn vốn trong và ngoài nước
theo quy định của pháp luật đối với công ty Nhà Nước ; cung cấp dịch vụ tài
chính, tư vấn cổ phần hóa, tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp, nhận ủy thác
các nguồn đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước; thực hiện nhiệm
vụ hợp tác quốc tế trong long vực đầu tư kinh doanh vốn, cung cấp các dịnh vụ
hổ trợ doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trang 32
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
Về quyền và nghĩa vụ :
Tổng công ty đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp có vốn
đầu tư của tổng công ty; chiếm hữu, sử dụng vốn và tài sản của tổng công ty để
đầu tư thực hiện các lợi ích hợp pháp của tổng công ty ; định đoạt đối với vốn và
tài sản của tổng công ty. Quản lý và sử dụng các tài sản được Nhà Nước giao,
cho thuê theo quy định; lựa chọn và quyết định lĩnh vực đầu tư kinh doanh vốn
theo nguyên tắc thị trường, bảo đảm hiệu quả và khả năng sinh lời trong tương
lai. Trường hợp thực hiện các nhiệm vụ do Thủ tướng Chính Phủ giao, nếu
không có hiệu quả thì được thực hiện các chính sách ưu đãi thích hợp và Nhà
Nước hổ trợ về tài chính. Được góp vốn, tài sản với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước để liên doanh, liên kết bằng các hình thức mua một phần hoặc toàn
bộ công ty khác, đầu tư thành lập doanh nghiệp mới, ký hợp đồng hợp tác kinh
doanh và các hình thức khác theo quy định của pháp luật. Điều chỉnh tăng, giảm
vốn mà tổng công ty đã đầu tư tại các DN, lịnh vực theo quy định của pháp luật,
điều lệ của các DN. Huy động vốn để kinh doanh dưới hình thức phát hành trái
phiếu, kỳ phiếu, vay vốn của các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính khác
theo quy định của pháp luật và tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn
huy động. Nhận ủy thác các nguồn vốn đầu tư từ các tổ chức và cá nhân trong
nước, chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng các nguồn vốn này. Bảo toàn
và phát triển vốn Nhà Nước giao, chịu trách nhiệm về thất thoát vốn Nhà Nước
theo quy định của pháp luật. Thực hiện báo cáo công khai, minh bạch về hoạt
động kinh doanh và tài chính của tổng công ty với các cấp có thẩm quyền.
Về phần vốn Tổng công ty đầu tư tại các doanh nghiệp. Tổng công ty có quyền
và nghĩa vụ như sau : Đối với công ty TNHH một thành viên, Tổng công ty thực
hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà Nước và chịu trách nhiệm về các
khoản nợ và nghĩa vụ tài chính khác của công ty trong phạm vi số vốn Tổng
công ty đã đầu tư tại công ty. Được quyết định nội dung, sửa đổi điều lệ công ty;
cơ cấu tổ chức quản lý, bãi miễn nhiệm các chức danh; điều chỉnh vốn điều lệ,
giám sát theo dõi, đánh giá các hoạt động kinh doanh; quyết định các dự án đầu
tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi
trong sổ sách kế toán của công ty; sử dụng lợi nhuận sau thuế. Đối với công ty
Liên Doanh và Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên phải chịu trách nhiệm và
các khoản nợ và các nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi số vốn
góp. Được chia lợi nhuận sau thuế tương ứng, cử người tham dự hội đồng thành
viên, tham gia thảo luận, kiến nghị, có số phiếu biểu quyết trong tương ứng số
vốn góp; được xem sổ đăng ký thành viên, sổ kế toán …; được chia giá trị tài sản
Trang 33
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
còn lại của công ty tương ứng với số vốn góp khi công ty giải thế; được ưu tiên
góp vốn khi công ty tăng vốn điều lệ. Được chuyển nhượng một phần hoặc toàn
bộ vốn góp. Đối với công ty cổ phần. Tổng công ty thực hiện các quyền và nghĩa
vụ của cổ đông tướng ứng với số vốn góp, ngoài ra còn được tham dự và biểu
quyết tất cả các vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông; chịu trách nhiệm
về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi vốn góp;
được chuyển nhượng cổ phần, nhận cổ tức, ưu tiên mua cổ phần mới chào bán,
cử người vào hội đồng quản trị và ban kiểm soát công ty theo quy định.
Xét về chiến lược thì đây là giải pháp tối ưu. Nếu chỉ nhận định riêng về mãng
tài chính, quản lý vốn thì đây là cơ sở để Nhà Nước tăng cường khả năng kiểm
soát và quản lý vốn của mình hoạt động hiệu quả. Tiến sĩ Trần Tiến Cường,
Trưởng ban doanh nghiệp của viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương có ý
kiến “ Tôi rất lo ngại về khả năng họach định chiến lược, điều chỉnh họat động
đầu tư kinh doanh trong một loạt các doanh nghiệp cổ phần hóa và năng lực vận
hành bộ máy” bởi vì theo kinh nghiệm của các nước đi trước như Singapore, loại
doanh nghiệp đặc biệt này phải được vận hành bởi những người có đầu óc kinh
doanh tốt, được đào tạo có bài bản và nhìn thấy được cơ hội đầu tư trong và
ngoài nước .
1.4 Đưa các công ty cổ phần lên sàn
Phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vừa ký phê duyệt các danh sách các công ty cổ
phần hoá, thực hiện bán đấu giá cổ phần, niêm yết, đăng ký giao dịch tại các
trung tâm giao dịch chứng khoán Việt Nam.
Điểm nổi bậc trong các quyết định này là nhiều doanh nghiệp lớn, đang khinh
doanh hiệu quả trong các lĩnh vực dầu khí, bưu chính viễn thông, điện lực cũng
thuộc diện bán đầu giá trên thị trường chứng khoán.
Quyết định cũng đưa ra danh sách 165 công ty cổ phần mà Nhà Nước nắm giữ cổ
phần chi phối buộc phải niêm yết trên thị trường chứng khoán để tăng cường thu
hút vốn. Tổng vốn điều lệ của các công ty trên gần 4.828 tỷ đồng, trong đó vốn
Nhà Nước gần 3.672 tỷ đồng .
Chính phủ yêu cầu bộ tài chính phối hợp với các bộ, UBND các tỉnh, Thành phố
trực thuộc trung ương, các tổng công ty Nhà Nước tổ chức thực hiện tốt việc bán
bớt cổ phần của Nhà Nước tại doanh nghiệp. Bán cổ phần lần đầu sau khi cổ
phần hoá, và quyết định việc niên yết, đăng ký giao dịch tại các trung tâm giao
Trang 34
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
dịch chứng khoán đối với các công ty cổ phần mà Nhà Nước nắm giữ trên 50%
vốn điều lệ .
Cũng theo quyết định này có 75 công ty Nhà Nước sẽ phải bán chứng khoán qua
trung tâm giao dịch chứng khoán. Trong đó có 9 doanh nghiệp độc lập thuộc các
bộ, nghành. 44 doanh nghiệp thuộc các tổng công ty Nhà Nước ; 22 doanh
nghiệp do các địa phương quản lý. Trong số này có nhiều doanh nghiệp đang
kinh doanh có lãi và thậm chí là những đơn vị đầu ngành như công ty thông tin di
động ( mobifone), Công ty dịch vụ kỹ thuật dầu khí, Công ty giấy Bãi Bằng .
1.5 Nghiên cứu mô hình “ Công ty trong công ty”
Mô hình “ công ty trong công ty”. Đây là một mô hình đã được triển khai và trở
thành xu hướng nổi bật ở các nước trên thế giới, ngòai mô hình “ công ty trong
công ty” đang phổ biến ở các nước đang phát triển thì các mô hình khác phổ
biến như liên doanh, hợp đồng hợp tác kinh doanh rất phát triển ở các nước tiên
tiến .
Tuy có một vài điểm giống nhau nhưng đây không phải là một mô hình tập đoàn
kinh tế thông thường hay tổng công ty của Việt Nam. Thực tế các công ty của
mô hình này là những doanh nghiệp hòan tòan độc lập và họat động trên những
lĩnh vực khác biệt.
Ý tưởng chủ đạo của mô hình này là hai hay nhiều doanh nghiệp độc lập nhưng
thường xuyên có các giao dịch kinh tế với nhau có thể đặt một chi nhánh của
mình ngay trong công ty đối tác. Chẳng hạn ở Montreal, Canada, Công ty UPS (
chuyên về dịch vụ phát chuyển nhanh) có một chi nhánh đặt trong công ty CAE (
chuyên sản xuất các thiết bị huấn luyện dùng trong hàng không ). Bảy nhân viên
UPS được đưa sang đều làm việc trong phòng phụ trách vận tải của CAE. Bởi
hàng ngày, CAE có rất nhiều hàng hóa, tài liệu xuất và nhập khẩu qua UPS. Do
vậy sự có mặt tại chổ của UPS đã tiết kiệm được rất nhiều chi phí hạn chế tối đa
những trục trạc phát sinh và chi phí thông tin liên lạc. Trên thực tế chỉ riêng
trong phòng vận tải của CAE có có thêm ít nhất hai công ty nữa đặt chi nhánh ở
đó .
Tại Việt Nam, mô hình “ công ty trong công ty” tuy chưa phổ biến song ở Việt
Nam cũng đã có khá nhiều các doanh nghiệp hợp tác theo hình thức này. Chẳng
hạn công ty VCD, FPT cung cấp các giải pháp về công nghệ thông tin, cho thuê
máy chủ và cử người đến làm việc thường trực tại các ông ty khác. Hoặc một số
Trang 35
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
hãng hàng không và công ty du lịch đã mở chi nhánh trong các công ty lớn có
đông nhân viên để có thể tiếp thị và thu hút khách hàng tại chổ.
Hiện nay mô hình “ công ty trong công ty” có thể được áp dụng rất linh họat
theo kiểu: Một công ty họat động trong một công ty khác, họ có thể có văn
phòng và bảng hiệu riêng, hoặc cũng có thể họat động gắn liền với công ty đối
tác và gần như không có sự phân biệt giữa nhân viên hai bên. Đôi khi các doanh
nghiệp không thiết phải cử nhiều người đến làm việc thường trực ở công ty đối
tác mà ban đầu có thể chỉ một hai nhân viên, làm việc một vài ngày hay vài
buổi trong tuần.
Tuy nhiên theo các chuyên gia để thực hiện thành công mô hình “ công ty trong
công ty” bản thân các bên phải có sự nhất trí về các điều lệ hợp tác và sự tin
tưởng lẫn nhau. Riêng đối với doanh nghiệp Việt Nam, cần thêm một điều kiện
nữa là sự chuẩn hóa trong quy trình làm việc, bởi nếu không có sự chuyên môn
hóa trong công việc thì khi có thêm một đơn vị khác họat động của mình sẽ
khiến cho các công việc càng thêm rắc rối.
Theo các chuyên gia, nếu biết cách sử dụng Mô hình : “Công ty trong công Ty”
đem lại ba thuận lợi chính. Đó là làm tăng sự linh họat và khả năng đáp ứng của
doanh nghiệp. Bên cạnh đó sự liên kết cũng giúp làm tăng khả năng giải quyết
các vấn đề phát sinh và qua đó giúp giảm thiểu nhiều chi phí. Bởi chính sự hợp
tác của một công ty có thể sử dụng các nguồn thông tin, nguồn nhân lực và vật
lực của nhau. Đặt biệt trong bối cảnh hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam nếu
muốn cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, sự liên kết ngày càng trở nên
cấp bách hơn. Bởi chính sự bền vững trong các quan hệ sẽ làm tăng sự ổn định
trong các doanh nghiệp và trước những biến động trong môi trường kinh doanh
để vượt qua được những cơn sóng lớn .
1.6 Hình thành công ty định mức tín nhiệm :
Công ty định mức tín nhiệm là một định chế tài chính cao cấp nhất của thị trường
tài chính, hoạt động của công ty định mức tín nhiệm đòi hỏi tính độc lập, tính tin
cậy và chuyên nghiệp để hướng dẫn đầu tư, hoạt động của công ty định mức tín
nhiệm đòi hỏi phải tạo sự tin tưởng cho các nhà đầu tư thì công ty định mức tín
nhiệm mới tồn tại và phát triển. Chính vì những đặc tính này mà việc ra đời và
hoạt động của công ty định mức tín nhiệm là một việc rất khó khăn trong điều
kiện thị trường Việt Nam. Thị trường vốn và thị trường trái phiếu của Việt Nam
Trang 36
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
còn nhỏ bé, nhân sự đòi hỏi công nghệ cao mà kiến thức về công ty định mức tín
nhiệm còn quá xa lạ đối với Việt Nam.
Nhu cầu làm sau đánh giá được năng lực tài chính của doanh nghiệp khi họ
cùng hợp tác làm ăn. Đây chính là vấn đề khó thực hiện trong bối cảnh nền kinh
tế nước ta mới phát triển, chưa có đầy đủ các công cụ pháp lý để kiểm soát sức
khỏe tài chính của doanh nghiệp và các hoạt động liên quan đến họat động tài
chính. Tuy nhiên, để lành mạnh hóa các hoạt động kinh tế, không thể không
triển khai các giải pháp đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp.
Một cuộc hội thảo mới tổ chức tại Hà Nội với chủ đề “Xây dựng các giải pháp
thành lập CRA ( công ty định mức tín nhiệm) tại Việt Nam vừa được Hiệp Hội
Các Nhà Đầu Tư Tài Chính tại Việt Nam và Công Ty Tài Chính Quốc Tế ( IFC)
tổ chức đã đề xuất một giải pháp minh bạch hóa tài chính doanh nghiệp được sự
ủng hộ của các cơ quan quản lý tài chính Việt Nam. Đó là việc triển khai các
dịch vụ đánh giá tín nhiệm và thành lập các công ty định mức tín nhiệm cung
cấp những thông tin tin cậy về tài chính của từng doanh nghiệp để khi các nhà
đầu tư hay các doanh nghiệp hợp tác có thể tham khảo, so sánh, đối chiếu trước
khi đưa ra quyết định.
Nghị quyết 01/2005 của Chính Phủ có giao cho Bộ Kế Hoạch và đầu tư tham
mưu để chính phủ ban hành văn bản quy định về các điều kiện kinh doanh cho
công ty định mức tín nhiệm có vốn đầu tư nước ngoài.
Công ty định mức tín nhiệm ra đời, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp, tăng cường nhận thức về ý nghĩa và sự cần thiết của định mức tín
nhiệm đối với doanh nghiệp và các nhà đầu tư. Kêu gọi các doanh nghiệp đại
chúng, kinh doanh hiệu quả tiến hành thực hiện các dịch vụ của công ty định
mức tín nhiệm như đánh giá xếp hạng doanh nghiệp, tư vấn hoặc đánh giá quản
trị doanh nghiệp.
Kết quả của định mức tín nhiệm những doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả sẽ
được quảng bá sâu rộng trên các phương tiện thông tin đại chúng .
Nghiên cứu mô hình công ty định mức tín nhiệm, có đề nghị bắt buộc đối với các
doanh nghiệp Nhà Nước bởi những lý do sau
• Quản lý vốn Nhà Nước tại các doanh nghiệp Nhà Nước mang nặng cơ chế
quản lý hành chính vì đơn vị chủ quản đều là các Bộ, Ngành, UBND tỉnh,
việc đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh
nghiệp là không được chuyên nghiệp, không chính xác.
Trang 37
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
• Các đơn vị chủ quản đều tiến hành phân loại đánh giá, xếp hạng doanh
nghiệp theo quy định hiện hành nhưng cách thức tiến hành và đánh giá
quá đơn giản sơ sài.
• Đánh giá xếp hạng doanh nghiệp theo phương pháp và được thực hiện
bởi công ty định mức tín nhiệm sẽ manh tính độc lập, chuyên nghiệp- Là
cách tham mưu tốt nhất cho các cơ quan Nhà Nước đanh quản lý doanh
nghiệp.
• Với tư cách là chủ sở hữu doanh nghiệp, Nhà Nước hoàn toàn có quyền
yêu cầu các DNNN thực hiện vệc xếp hạng doanh nghiệp bởi định chế tài
chính trung gian, độc lập và chuyên nghiệp .
• Việc đánh giá xếp hạng các doanh nghiệp này có thể theo chu kỳ 3 năm 1
lần. Trên thực tế công ty định mức tín nhiệm có uy tín đánh giá doanh
nghiệp sẽ mang lại những thông tin phân tích chất lượng cho nhà đầu tư.
Đánh giá được chính xác và đầy đủ những rủi ro trong các hoạt động của
doanh nghiệp.
• Việc đánh giá các công ty này sẽ giúp cho các doanh nghiệp được cổ
phần hoá được tư vấn kiến thức về quản trị tài chính, quản trị rủi ro, hiểu
được đầy đủ cách thức xây dựng kiến thức về quản trị doanh nghiệp làm
cơ sở để xây dựng cấu trúc tài chính lành mạnh sau cổ phần hoá .
• Việc đánh giá định mức tín nhiệm sẽ làm cho doanh nghiệp gặp thuận lợi
vì không thể loại bỏ những chi phí của công ty cổ phần, mọi chi phí về
định mức tín nhiệm do Nhà Nước chi trả và được tính vào chi phí cổ phần
hoá .
2. Chính Phủ và bảy thách thức còn phải giải quyết
Điểm xuyến toàn bộ tình hình, chúng ta có thể đưa ra các 7 thách thức như sau :
Thứ nhất, chuyển đổi phải thành lập cơ quan quản lý tài sản trước áp lực tinh
giảm bộ máy biên chế trong hòan cảnh đội ngũ cán bộ Nhà Nước vừa quá thừa
lại vừa quá thiếu ( thiếu đội ngũ cán bộ có chất lượng ).
Thứ hai, chuyển đổi phải đòi hỏi đổi mới tư duy và quan niệm về quyền sở hữu
Nhà Nước trong công ty, tức Nhà Nước sở hữu cổ phần, sở hữu phần góp vốn là
người đầu tư chứ không phải Nhà Nước sở hữu công ty. Công ty chỉ là công cụ
đề Nhà Nước thực hiện đầu tư nhắm tạo lợi nhuận .
Thứ ba, đòi hỏi phải thay đổi cơ bản quan niệm trong ý thức hệ truyền thống về
vai trò của doanh nghiệp nhà nước, về thói quen truyền thống tư duy kiểu thành
phần kinh tế .
Trang 38
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
Thứ tư, chuyển đổi có thể gặp sự phản đối, phê phán rất lớn bao gồm các động
cơ tích cực và không tích cực đưới nhiều hình thức khác nhau của những ngưới
bị tác động ( mất quyền và mất lợi ), ở nhiều cơ quan, cấp bậc, chức vụ khác
nhau.
Thứ năm, Thách thức từ khía cạnh văn hóa với lối làm việc theo chế độ tập thể,
thiếu niềm tin từ cá nhân, không dám trao hết quyền cho một người hay một cơ
quan, chia quyền cho nhiều người nhưng không ai giải quyết được, nhiều người
có quyền nhưng không có người chịu trách nhiệm .
Thứ sáu, còn thiếu đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh phù hợp, thiếu hụt lại
càng thêm thiếu trong cơ chế huy họach cán bộ nên nguy cơ trao quyền cho
người không đủ năng lực là rất lớn. Đó cũng là cái lý phản đối của cải cách
phương thức và cơ chế thực hiện quyền sỡ hữu Nhà Nước .
Cuối cùng là thách thức về thị trường còn kém phát triển, kém cạnh tranh, giám
sát và áp lực của thị trường yếu, hệ thống tư pháp chưa phát triển và giữ được
vai trò cần thiết.
Trên đây toàn bộ là những vấn đề về động thái của chính phủ, bảy thách thức
đặt ra mang tầm vĩ mô. Nhưng khi nói một cách chi tiết và cụ thể liên quan đến
nội dung của luận văn này, thiết nghĩ đã đến lúc chúng ta phải xem lại vấn đề
kế toán tài chính tại các DNNN một cách cẩn trọng và chi tiết để từ đó xây dựng
một mô hình giám đốc tài chính với đầy đủ những chi tiết về quyền hạn và trách
nhiệm, được luật hoá một cách cụ thể, rõ ràng. Đây chính là nền tảng là cơ sở
cho những bước tiến vững chắc của doanh nghiệp trong giai đoạn cạnh tranh
khốc liệt như hiện nay.
Trang 39
Đề tài: Giám đốc Tài chính và việc Hoạch định chiến lược tài chính trong Doanh nghiệp
Chương 3 :
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CHO DNNN SAU
CỔ PHẦN HOÁ TRƯỚC THỀM WTO, GIẢI PHÁP
VỀ NHÂN LỰC & CHIẾN LƯỢC
I. WTO – cơ hội và thách thức trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Gia nhập WTO, nhiều cơ hội và thách thức đặt ra cho các DN Việt Nam . Hiện
tại các Công ty cổ phần với tiền thân là DNNN thực sự vẫn chịu sự chi phối của
Nhà Nước với 51% cổ phần tham gia . Do vậy, để có cơ sở vững chắc cho việc
xây dựng giải pháp về nhân lực và chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả hoạt
động cho loại hình doanh nghiệp này, chúng ta cần đánh giá một cách thực tế
khách quan những vấn đề căn bản liên quan đến khả năng cạnh tranh của
DNNN khi gia nhập WTO cũng như những cơ hội và thách thức mà các doanh
nghiệp sẽ phải đón nhận .
1. Khả năng cạnh tranh yếu kém của các DNNN Việt Nam sau cổ phần hoá
Sự phát triển và lớn mạnh của các doanh nghiệp mà đặc biệt là các DNNN góp
phần rất quan trọng trong sự phát triển và lớn mạnh của Quốc Gia . Thế nhưng
cho đến thời khắc này, những tháng cuối năm 2005 thông qua các buổi toạ đàm
thảo luận, các phương tiện truyền thông đại chúng hằng ngày chúng ta vẫn nghe
và thấy những yếu kém về khả năng cạnh tranh của các DNNN trong giai đoạn
hội nhập . Những yếu kém này có xuất phát điểm từ cả hai phía: Nhà Nước và
chính bản thanh doanh nghiệp. Do vậy, để nhìn nhận một cách đầy đủ nhất
chúng ta hãy đi vào những vấn đề cơ bản nhất để giải quyết bàn toán khó này .
1.1 Rào cản từ phía Nhà Nước
Chưa thoát khỏi cơ chế xin - cho
Chưa tách bạch quyền quản lý và quyền sở hữu nảy sinh tình trạng “xin cho”
trong việc cấp và sử dụng vốn. Chậm trể, tốn thời gian xem xét “ tờ trình” và
phúc đáp của Ông Nhà Nước đã làm hạn chế năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, nó như một hàng rào cản lối làm giảm đi những nhiệt quyết, tính tự chủ
và sáng tạo, sự mạo hiểm của những nhà lãnh đạo tài tình và điều này tất nhiên
sẽ gây ra những hạn chế nêu trên .
Trang 40
Đề tài: Giám đốc Tài ch
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giám Đốc Tài chính và việc hoạch định chiến lược tài chính trong doanh nghiệp.pdf