I.Mở đầu
II.Nội dung
Chương1: Nhưng vấn đề chung về gian lận thương mai
1.Khái quát về gian lận thương mai và các tác hại của nó trong nền kinh tế thị trường
1.1Khái niệm về gian lận thương mai
1.2Tác hại của gian lận thương mại trong nền kinh tế quốc dân
2.Những hành vi gian lận thương mai chủ yếu
3.Những yếu tố tác động tới gian lận thương mại
Chương 2: Thực trạng gian lận thương mại ở nước ta hiện nay
1.Đặc điểm kinh tế xã hội nước ta hiên nay và mối quan hệ của nó với gian lận thương mại
1.1Đặc điểm kinh tế xã hội nước ta hiện nay
1.2Mối quan hệ giữa kinh tế nuớc ta hiên nay với gian lận thương mại
2.Thực trang gian lận thương mại nước ta hiện nay
2.1 Thực trang gian lận thương mại nước ta hiện nay
2.2Những mặt chưa làm đựoc
3.Nhưỡng kết luận rút ra qua việc nghiên cứu gian lận thương mai
Chương3:Biện pháp phòng chống gian lận thương mại
1.Phướng hướng phát triển ngành thương mại và sự cần thiết phải chống gian lận thương mại
1.1Phướng hướng phát triển ngành thương mại
1.2Sự cần thiết phải chống gian lận thương mại
2.Phướng hương và biện pháp phòng chống gian lân thương mại
2.1Biện pháp dưới góc độ nhà nước
2.2Biện pháp dưới góc độ doanh nghiệp
2.3Biện pháp dưới góc độ doanh nghiệp
3.Điều kiện thực hiện
III.Kết luận
28 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1804 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gian lận thương mại, biện pháp phòng chống gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hải quan, biên phòng đến các ngành tư pháp. Gian lận thương mại đã trở nên tinh vi hơn ,và ngày càng nắm thủ đoạn hơn
Hậu qugian lận thương mại đối với nền kinh tế và đối với nền văn hoá xã hội, đã làm ảnh hưởng đến uy tín của Đảng, vai trò quản lý của Nhà nước.
Một hậu quả khác cũng không kém phần nhức nhối hiện nay do gian lận thương mại gây ra đó là làm cho các cơ quan quản lý Nhà nước không kiểm soát được tình hình hoạt động xuất nhập khẩu và liên doanh đầu tư với nước ngoài, công tác điều hành của các cơ quan chức năng gặp nhiều khó khăn và hoạt động kém hiệu quả.
2.Những hành vi gian lận thương mại chủ yếu
2.1Khai sai tên hàng ,số lượng,chủng loại
2.2 Ap sai mã số để hưởng thuế suất thấp
2.3Kê khai giá tính thuế nhập khẩu thấp hơn mức giá tối thiểu đối hàng nhập khẩu
2.4Kê khai không trung thực giá thực tế mua bán
2.5Kê khai sai tên gọi các loại hình thanh toán dẫn tới số thuếkhai báo thấp hơn số thuế phải nộp
2.6Gian lận trong khấu trừ, hoàn thuế giá trị gia tăng
3.Nhưng nhân tố tác đến gian lận thương mại
3.1Chính sách mở cửa của chính phủ
Gian lận thương mại luôn là mối quan tâm của nhà nước,hành vi gian lận thương mại thường diễn ra trên tất cả các lĩnh vực có định chế quản lí còn sơ khai,chưa chặt chẽ.
Chính sách mở cửa hiện nay của chính phủ đã và đang được không ít doanh nghiể trong và ngoài nước hưởng ứng tích cực,xem đó như là sự khai thông ,một cơ hội để tiếp thu công nghệ mới mới,mở rộng hoạt động kinh doanh nước ngoài(đói với doanh nghiệp trong nuớc) và thâm nhập thị trường để có hướng đầu tư lâu dài(đối với doanh nghiệp nước ngoài).Tuy nhiên hiên nay không ít doanh nghiệp, những người kinh doanh theo kiểu chớp thời cơ, lợi dụng sở của công tác quản lí và tình trạng chưa hội nhập hoàn toàn của nước ta vơi các nước về pháp lí,tập quán kinh doanh mà xúc tiến những hành vi gian lận gây xáo trộn kinh tế đất nước.
3.2 Yếu tố kinh tế thị trường
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, thương mại phát triển có những mặt tích cực nhưng bên cạnh nó có những mặt tiêu cực. Trong kinh tế thị trường, đồng tiền trở thành phương tiện có giá trị, làm phát sinh tư tưởng sùng bái đồng tiền, chạy theo cuộc sống giàu có không bằng khả năng của mình, không tôn trọng pháp luật, làm giàu bất chính đó chính là gian lận thương mại. Lợi dụng cơ chế tự do buôn bán lưu thông hàng hoá một số người đã kinh doanh trái pháp luật, gian lận để kiếm lời. Gian lận thương mại là một nhược điểm rất lớn trong nền kinh tế thị trường. Nó bóp méo vai trò của thương mại đi ngượi lại với bản chất của thương mại. Vai trò của thương mại tác động tích cực đối với nền kinh tế quốc dân, ngược lại gian lận thương mại lại tác động tiêu cực đến nền kinh tế quốc dân.
3.3Chính sách pháp luật
Đây là vấn đề hết sức quan trọng.Hiện nay chính sách pháp luật của ta chưa rõ ràng,chưa nghiêm và thiếu tính đồng bộ chính điều này đã làm các doanh nghiệp, các cá nhân lợi dụng để tiến hành hành vi gian lận thương mại
Bên cạnh đó việc áp dụng và thực thi chính sách còn thiếu đồng bộ ,chưa ngiêm làm cho kẻ gian lợi dung.các qui định về khiếu kiện lại rất phức tạp ,lòng vòng.
Trong khi hiện tượng vi phạm tràn lan đòi hỏi sự ra tay của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cũng giống nhiều lĩnh vực khác :các cơ quan chức năng có nhiệm vụ liên quan tới chống gian lận thương mại khá nhiều ,tổ chức ở nhiiêù cấp song lại dược tổ chức không chặt chẽ.nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ quan này không rõ ràng,vừa chông chéo lại vừa phụ thuộc.Vì thế hiệu của các cơ quan nay là rất thấp.
Chương 2:Thực trang gian lận thương mại nước ta hiện nay
1.Đặc điểm kinh tế xã hội nước ta hiện nay và mối quan hệ với vấn đề gian lận thượng mại
1.1 Đặc điểm kinh tế xã hội nước ta hiện nay
Nền kinh tế nước ta tăng trưởng khá,GNP đạt khoảng 9% năm.Nông ,lâm ,ngư nghiệp phát triển ổn định và tương đói toàn diện.Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng(đien,dầu khí ,than ,vật liệu xây dựng..)tăng nhiều so với trước.Nhập siêu giảm.Giá cả ổn định.Giải quyết việc làm và xáo đói giảm nghèo có nhiều tiến bộ.Sự nghiệp giaó dục và ytế và thực hiện các chính sách xã hội có nhiều tiến bộ.Đời sống của phần lớn nhân dân có nhiều tiến bộ.
Tuy vậy do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan,sự phát triển của nền kinh tế còn chưa vững chắc,hiệu quả và sức cạnh tranh thấp, còn nhiều yếu tố chưa bảo đảm tăng trưởng cao và bền vững,trong sản xuất,xây dựng và tiêu dùng còn nhiều lãng phi. Tỷ lệ tích luỹ từ nội bộ thấp,tốc độ thu hút đầu tư nước ngoài thấp. Phương hướng và cơ cấu đầu tư chưa hợp lý: đầu tư dàn trải, thất thoát lớn; Công nghiệp, nhất là công nghiệp chế biến chưa phát triển. Năng suất lao động thấp, giá thành cao, công nghệ lạc hậu. Cơ cấu kinh tế chậm thay đổi. Nhập siêu và bội chi ngân sách lớn, nợ nước ngoài cao, dự trữ quốc gia mỏng. Điều hành nền kinh tế còn lúng túng. Trình độ quản lý thấp. phân phối xã hội còn nhiều bất hợp lý, chưa ngăn chặn được thủ đoạn làm giàu bất chính, tệ quan liêu, tham nhũng, sử dụng lãng phí nhan sách và tài sản công phổ biến và nghiêm trọng. Chênh lệch về trình độ phát triển giữa các vùng và thu nhập giữa các tầng lớp dân cư có chiều hướng ngày càng mở rộng; việc làm và nhiều vấn đề xã hội đặt ra gay gắt; Những vấn đề đó ảnh hưởng xấu tới môi trường kinh tế, làm giảm nhịp độ tăng trưởng, đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ làm mất ổn định kinh tế xã hội.
1.2Mối quan hệ giữa kinh tế nứơc ta hiện với giạn lận thương mại
Qua hơn 15 năm đổi mới kinh tế nước ta đã có sự phát triển đáng kể,đời sống nhân dân được nâng cao,tăng trưởng kinh tế đạt mức khá.Tuy nhiên nước ta vẫn còn là nước nông nghiệp lạc hậu,vẫn là một trong mười nước nghèo nhất thế giới.Hê thống pháp luật,quản lí còn nhiều yếu kém và thiếu sót,các doanh nghiệp phần lớn là vừa và nhỏ chiếm tới 80% tổng số doanh nghiệp,làm ăn theo kiểu “trộp giật”,hàng hoá cạnh tranh kém,trình độ dân trí còn thấp kém.
Khi chuyển sang kinh tế thị trường thì không thể tránh khỏi gian lận thương mại,thêm vào đó là đặc điểm tình hình kinh tế nước ta hiện nay đã làm cho tệ nạn gian lận thương mại ngày càng gia tăng,các doanh nghiệp lợi dụng sự yếu kém trong quản lí, sự thiếu sót trong pháp luật để thực hiện hành vi gian lận thương mại để thu lợi bất chính.Kiểu làm ăn theo kiểu “trộp giật “ cũng là nguyên nhân dẫn đến gian lận thương mại.Gian lận thương mại không những ảnh hưởng tới sự phát triển kinh tế của đất nước,không khuyến khích thu hút đầu tư mà còn làm cho kinh tế mất ổn định,ảnh hưởng tới chính tri ,văn hoá xã hội nước ta
2. Thực trạng gian lận thương mại ở nước ta hiện nay
2.1. Thực trạng gian lận thương mại ở nước ta hiện nay.
Hiện nay hoạt động gian lận thương mại diễn ra ngày càng tinh vi, số vụ gian lận thương mại diễn ra ngày càng tăng, đặc biệt là trong khấu trừ và hoàn thuế GTGT. Các đối tượng thường lợi dụng danh nghĩa, tư cách pháp nhân của các doanh nghiệp Nhà nước hoạc công ty trách nhiệm hữu hạn để làn thủ tục nhập khẩu, xuất khẩu, xuất khẩu khống, khai báo sai tên hàng, số lượng chủng loại, xuất xứ của hàng hoá để hưởng thuế suất thấp hoặc thuế suất bằng 0 để trốn thuế nhập khẩu, lợi dụng thuế GTGT để chiếm đoạt thuế, hoặc cất giấu những hàng nhập lậu, hàng cấm nhập trong lô hàng được nhập khẩu, giấu hàng có giá trị, thuế suất cao trong lô hàng cồng kềnh.
Đặc biệt hiện nay là hành vi gian lận trong luật hoàn thuế GTGT. Sau gần 4 năm thực hiên luật thuế GTGT, tình hình vi phạm trong lĩnh vực hoàn thuế liên tục xảy ra với chiều hướng ngày càng gia tăng và đến mức báo động. Lợi dụng sự thông thoáng của luật doanh nghiệp hàng loạt các công ty “ma” đã ra đời chủ yếu để mua bán hoá đơn tài chính rồi đem bán lại, tiếp gửi chu những đối tượng hoạt động kinh doanh chốn thuế hoặc lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT rút tiền Nhà nước với trị giá hàng trăm tỷ đồng. Năm 1999, ngành thuế kiểm tra 451 đơn vị được hoàn thuế thu về 679 triệu đồng tiền hoàn thuế không đúng, chiếm 0,038% tổng số thuế hoàn. Năm 2000, kiểm tra 902 đơn vị thu hồi 8,532 tỷ đồng, chiếm 0,2% tổng số tiền hoàn trong năm. Năm 2002, ngành thuế kiểm tra 32,1% số đơn vị được hoàn thuế, phát hiện số thuế hoàn không đúng là 39,908 tỷ đồng, chiếm 0,87% tổng số thuế hoàn trong năm. Kết quả kiểm tra hoàn thuế ở 1302 doanh nghiệp trong năm 2001 của ngành thuế cho thấy cứ hoàn 14 tỷ đồng thuế GTGT Nhà nước bị doanh nghiệp “ăn khống” 400 triệu đồng . Trong 3 năm từ 1999-2001, số doanh nghiệp sai phạm trong hoàn thuế GTGT chiếm 38% tổng số doanh nghiệp được kiểm tra hoàn thuế. Theo thống kê chưa đầy đủ, đến hết tháng 4/2002, lực lượng cảnh sát kinh tế đã phát hiện 203 vụ vi phạm hoàn thuế GTGT với tổng số tiền chiếm đoạt trên 300 tỷ đồng.
Trong 8 tháng đầu năm 2002, các cơ quan chống buôn lậu, gian lận thương mại chỉ trên địa bàn tỉnh An Giang đã phát hiện 3683 vụ vi phạm với tổng trị giá hàng hoá hơn 14 tỷ đồng, thu về cho ngân sách Nhà nước trên 8 tỷ đồngTheo thống kê của ngành thuế, tính đến nay trong cả nước có 1354 cơ sở kinh doanh (gồm 179 doanh nghiệp Nhà nước, 758 công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, 417 hộ kinh doanh) đã bỏ trốn, mang theo 89478 số háo đơn GTGT, 13710 số háo đơn hàng bán và 2708 số hoá đơn theo mẫu đã hết giá trị sử dụng.
Điều này chứng tỏ tình trạng gian lận thương mại nhất là trong hoàn thuế GTGT đã đến mức báo động. Do đó cần phải có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
2.2 Những mặt chưa làm được
Bên cạnh những thành tựu trong công tác chống gian lận thương mại thì vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế đó là:
- Luật pháp của nước ta còn nhiêu kẽ hở điều này đã được chứng minh qua việc ngày càng có nhiều những vụ gian lận thương mại. Chính sách pháp luật còn nhiều sơ hở, không chặt chẽ kỷ cương Pháp luật trong quản lý Nhà nước còn bị buông lỏng, việc thể chế hoá đường lối chính sách chậm chạp, Pháp luật chưa thực sự tuân theo và chấp hành nghiêm chỉnh thậm chí còn có lúc mâu thuẫn nhau nên còn để gian thương lợi dụng xử lý các hành vi gian lận thương mại có trường hợp còn tuỳ tiện, chủ quan do chưa có những điều luật chặt chẽ nên còn bỏ sót nhiều vụ gian lận thương mại. Đơn cử như trường hợp các văn bản pháp quy chưa có văn bản nào quy định rõ ràng đầy đủ loại hành vi gian lận thương mại mà chủ yếu mới đề cập chung chung trong tội danh buôn lậu như tại điều 97 Bộ luật hình sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Hoặc cho gian lận thương mại là một loại hành vi vi phạm hành chính nên việc bắt giữ và xử lý các hành vi gian lận thương mại còn phụ thuộc vào sự vận dụng điều 97 Bộ luật hình sự và các quy định về việc xử phạt hành chính.
- Lực lượng chống gian lận thương mại chưa đủ mạnh. Trên tất của các tuyến, các cửa khẩu: biên giới đất liền, trên biển, sân bay lực lượng chống còn rất hạn chế, trang thiết bị phục vụ cho công tác này còn rất ít và lạc hậu. Hoạt động của các trạm kiểm soat chưa hiệu quả.Công tác phối hợp của các cơ quan chức năng chưa tốt,chưa toạ đươc sự thống nhất rong điều hành một cách quyết liệt.
-Công tác phổ biến ,hướng dẫn và tuêyn tuyền pháp luật phục vụ việc phòng ngừa và đấu tranh chống gian lận thương mại còn nhiều han chế.
-Trách nhiệm trong tổ chức,chỉ đạo chống gian lận thương mại ở một vài địa phương và bộ nghành chưa kiên quyết, còn về quyền lợi cục bộ,vì tăng nguồn thu cho ngân sách cho địa phương .Chưa thực hiên chủ ,biện pháp chống gian lận thương mại do chính phủ đề ra
-Nạn tham nhũng là một trong những nguyên nhân quan trọng nuôi dưỡng nạn gian lận thương mại.Công tác chống tiêu cực trong các nghành chưa kiên quyết,lạn sống chung với tieu cực đã có từ lâu nhưng chưa được ngăn chặn kịp thơì
Trong công tác chống gian lận thương mại còn tồn tại nhiều tiêu cực như:
+ Việc xử lý các hành vi gian lận thương mại, chưa nghiêm, chưa đủ tác dụng răn đe, có trường hợp còn được bỏ qua.
+ Việc dán tem các mặt hàng nhập khẩu có hiệu quả tích cực nhưng chưa thật triệt để, thiếu liên tục, mang tính chất phong trào lúc nhát nên sau khi đợt đầu ào đi thì đâu lại vào đấy. Trong khi đó, người tiêu dùng không có ý thức về việc sử dụng những hàng buộc phải có tem, trái lại sẵn sàng mua hàng không dán tem miễn là giá rẻ hơn chút ít. Bên cạnh đó việc quản lý tem của cơ quan chức năng chưa chặt chẽ hiện tượng quay vòng tem, làm tem giả khá phổ biến làm giảm ý nghĩa của việc dán tem.
+Hạn chế nữa là công tác chống gian lận thương mại nhiều khi còn chưa được quan tâm đúng mức, chưa thấy hết hiệu quả nghiêm trọng của nó nên trong các hoạt động chống gian lận thương mại về quan điểm giữa các cấp, các ngành và Nhà nước cũng chưa thực sự thống nhất. Chất lượng hàng nội còn hạn chế khó cạnh tranh với hàng ngoại. Đồng thời chất lượng hàng nội không được kiểm tra thấu đáo, còn để lọt lưới ra thị trường nhiều loại hàng hoá chất lượng kém, thậm chí hàng giả trong nội địa sản xuất cũng không ít, do đó càng làm cho công tác chống gian lận thương mại gặp nhiều khó khăn.
3. Những kết luận rút ra qua việc nghiên cứu gian lận thương mại
3.1 Những nguyên nhân xuất hiện gian lận thương mại.
Thứ nhất, sự yếu kém về kỹ thuật sản xuất. Do kỹ thuật sản xuất của ta còn thấp, chúng ta chưa đủ trình độ sản xuất sản phẩm với chất lượng ngang bằng khu vực và thế giới nên có khoảng cách khá xa về hàng ngoại và hàng nội, giữa hàng của một số doanh nghiệp có công nghệ hiện đại với hàng của phổ biến các cơ sở sản xuất còn lại trong nền kinh tế quốc dân. Đây chính là mầm mống để gây ra nạn gian lận thương mại.
Thứ hai, nhận thức và ý thức của con người đối với việc thực hiên pháp luật còn ở trình độ thấp. Vì mới từ bỏ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, quan liêu, bao cấp chưa lâu nên nhận thức và ý thức chấp hành theo chỉ đạo của cấp trên như nếp cũ vẫn còn in đậm khá sâu trong mỗi người. Trong khi đó việc xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta còn đang ở giai đoạn đầu tiên trong điều kiện trình độ dân trí còn thấp nên nhận thức của mỗi người dân về pháp luật và thực hiên pháp luật còn rất hạn chế.
Thứ ba, có dấu hiệu về sự băng hoại về đạo đức xã hội. Các tiêu chuẩn điều chỉnh hành vi của con người được xã hội thừa nhận và duy trì trước đây bị coi nhẹ dần do chúng ta có nhận thức rất mơ hồ về cơ chế kinh tế thị trường ngay từ khi chuyể sang xây dựng cơ chế kinh tế này. Ngay từ đầu, nhiều người đã hiếu một cách đơn thuần và sai lầm rằng kinh doanh trong kinh tế thị trường tất phải kèm theo hành vi gian lận. Rất đáng tiếc là kiểu nhận thức này đã tự phát triển trong xã hội như một vấn đề không tránh khoỉ trong nhận thức và hành vi xã hội.
Thứ tư, sự chi phối của quy luật lợi ích. Cùng như mọi nhu cầu khác, nhu cầu về lợi ích của con người như là một phạm trù không có giới hạn. Lợi ích biểu hiện của người tiêu dùng là mua được hàng với giá rẻ nhất và lợi ích của người kinh doanh biểu hiện ở thu được lãi nhiều nhất. Trong khi mong muốn ở lợi ích cao thì đời sống kinh tế của đa số người lao động còn ở mức rất thấp kém, đặc biệt là ở vùng xa, vùng sâu; lực lượng lao động ít hoặc không có việc làm còn khá đông. Nhu cầu có lợi ích cao trong điều kiện nhận thức không chính xác về cơ cấu kinh tế thị trường, ý thức chấp hành pháp luật thấp kém, sự băng hoại về đạo đức xã hội càng làm tăng thêm động cơ và hành động gian lận thương mại.
Thứ năm, sự yếu kém trong lĩnh vực pháp luật. Mặc dù đã có nhiều cố gắng song cho đến nay việc ban hành và thực hiên pháp luật ở nước ta vẫn là lĩnh vực còn nhiều biểu hiện yếu kém. Việc ban hành các văn bản pháp luật vừa chậm vừa thiếu đồng bộ lại vừa chồng chéo: các quy pháp ở các văn bản khác nhau quy định khônng giống nhau làm cho người chân chính khó thực hiện, kẻ gian dễ lợi dụngCác quy định về khiếu kiện lại rất phức tạp, lòng vòng.
Trong khi hiện tượng vi phạm là tràn lan đòi hỏi sự ra tay của các cơ quan bảo vệ pháp luật thì cũng giống như nhiều lĩnh vực khác: các cơ quan chức năng có nhiệm vụ liên quan đến chống gian lận thương mại: tổ chức ở nhiều cấp song lại được tổ chức không chặt chẽ. Nhiệm vụ, quye4èn hạn của các cơ quan nào không rõ ràng; vừa chồng chéo nhau; lại vừa ràng buộc, hạn chế quyền lực trong việc xử lý các hành vi vi phạm. Vì thế, hiệu lực của chống gian lận thương mại của các cơ quan này là rất hạn chế.
Thứ sáu, là sự yếu kém trong quản lý ở cấp độ vĩ mô. Sự yếu kém trong quản lý cĩ mô ở lĩnh vực này thể hiện trics hết ở lĩnh vực bảo hộ bản quyền và sở hữu công nghiệp. Việc cấp giấy chứng nhận sở hữu công nghiệp, vừa cấp “nhầm” nhiều giấy chứng nhận quyền sở hữu cho các sản phẩm giống nhau hoặc rất gần giống nhau. Sự yếu kém trong quản lý vĩ mô còn thể hiện ở việc đăng ký và quản lý các đơn vị đăng ký kinh doanh đã đơực cấp giấy phép đăng ký kinh doanh vừa lộn xộn vừa lỏng lẻo. Sự rườm rà về thủ tục trong lĩnh vực này gây khó khăn cho các đơn vị đăng ký hoặc chuyển đăng ký kinh doanh dẫn đến sự tồn tại trên thực tế cả đơn vị kinh doanh chân chính và không chân chính không có giấy phép kinh doanh, tạo ra tình trạng “thật giả, lẫn lộn”. Gian lận thương mại đễ bề luồn lách.
Chương 3:Biện pháp phòng chống gian lận thương mại
1.Phướng hướng phát triển nghành thương mại và sự cần thiết phải phòng chống gian lận thương maị
1.1Phương hướng phát triển nghành thương mại
Trong hơn 10 năm tới(2001-2010)phưong hướng và những mục tiêu phát triển nghành thương mại nước ta là”nỗ lực gia tăng tốc đọ lưu chuyển hàng hoá và hoạt động thương mại,dịch vụ trong nước. Cũng như thương mại quốc tế bảo đảm nhu cầu sản xuất và tiêu dùng trong nước với mức độ phát triển ngày càng cao: chuyển dịch cơ cấu hàng hoá lưu thông nội địa và xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng hàng hoá chế biến, hàng hoá có hàm lượng công nghệ và chất xám cao: đa dạng hoá, da phương hoá trong hoạt động thương mại. Đổi mới phương thức kinh doanh theo hướng văn minh hiện đại: hoàn thiện cơ chế quản lý thương mại phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN; góp phần đắc lực vào sự nghiệp CNH_HĐH đất nước và thúc đẩy nhanh quá trình hội nhập khu vực và quốc tế.
Từ mục tiêu trên, phương hướng và một số nội dung cụ thể của chiến lược thương mại nước ta giai đoạn 2001-2010 như sau:
Đối với thương mại nội địa: phát triển mạnh mẽ thương mại nội địa bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt. Chú trọng công tác tiếp thị và mở rộng thị trường nông thôn, thị trường miền núi; tạo liên kết chặt chẽ giữa các vùng trong nước. Củng cố thương mại Nhà nước, tăng cường vai trò điều tiết của Nhà nước. Tổng lưu chuyển hàng hoá bán lẻ trên thị trường tăng khoảng 11-14%/năm.
Đối với xuất khẩu, tăng nhanh kim nghạch xuất khẩu: bảo đảm nhập khẩu những vật tư, thiết bị chủ yếu có tác động tích cực tới sản xuất kinh doanh. Tạo thị trường ổn định cho một số mặt hàng nông sản, thực phẩm và hàng công nghiệp có khả năng cạnh tranh; tìm kiếm các thị trường cho mặt hàng xuất khẩu mới. Xuất khẩu hàng hoá tăng trưởng bình quân 15%/năm.
Trong thời kỳ 2001-2005 xuất khẩu tăng 16%/năm.
Thời kỳ 2006-2010 xuất khẩu tăng bình quân 14%/năm
Về giá trị xuất khẩu tăng khoảng 15,5 tỷ USD năm 2000 lên 62,7 tỷ USD năm 2010, tức là gấp 4 lần.
Nhập khẩu hàng hoá tăng trưỏng bình quân 14%/năm, trong đó tăng 15% trong thời kỳ 2001-2005 và tăng khoảng 13%/năm thời kỳ 2006-2010. Giảm dần nhập siêu.
Đối với thương mại dịch vụ: Đa dạng hoá các ngành dịch vụ, mở rộng thị trường tiêu dùng của các sản phẩm dịch vụ, đáp ứng tốt nhu cầu phát triển kinh tế và đời sống xã hội. Xuất khẩu dịch vụ tăng trưởng bình quân 15%/năm và giá trị đạt khoảng 8,1USD năm 2010. Để đạt được phương hướng chiến lược nêu trên đòi hỏi phải có sự thống nhất giải pháp đồng bộ và có sự cố gắng của toàn ngành
1.2 Sự cần thiết phải chống gian lận thương mại
Qua hơn 15 năm đổi mới thực hiện nền kinh tế thị trường, ngành Thương mại đã đạt được những thành tựu rất đáng kể. Hoạt động thương mại đã góp phần bảo đảm các nhu cầu về vật tư hàng hoá cho nền kinh tế quốc dân, quốc phòng và đời sống nhân dân. Hàng hoá trong nước phong phú, giá cả tương đối ổn định, lạm phát được kiềm chế, ngày cnàg thêm nhiều loại hàng hoá Việt Nam có mặt trên thị trường thế giới. Thương mại đã góp phần tích cực vào việc phát triển sản xuất, phân công lao động xã hội, thúc đẩy các ngành đổi mới công nghệ, cải tiến cơ cấu sản xuất , nâng cao chất lượng sản phẩm, làm cho sản xuất từng bước gắn với nhu cầu thị trường, bước đầu đã phát huy được lợi thế so sành giữa các vùng, các miền, giữa thị trường nước ta với thị trường thế giới, tạo ra giá trị gia tăng cho nền kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân.
Bên cạnh những thành tựu và kết quả trên thì trong hoạt động Thương mại cũng xuất hiện nhiều tiêu cực ảnh hưởng tới sự phát triển của ngành Thương mại. Đó chính là nạn gian lận thương mại, hiện nay tệ nạn này có xu hướng ngày càng gia tăng với những hình thức và thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tuy mức độ chưa phải là rất lớn nhung nếu không có biện pháp phòng chống kịp thời thì nó ảnh hưởmg rất xấu tới sự phát triển kinh tế nước ta.
2.Phương hướng và biện pháp phòng chống gian lận thương mại
2.1Biện pháp dưới góc độ nhà nước
Cần đưa vấn đề chống gian lận thương mại thành công tác trọng tâm thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, cơ quan quản lý Nhà nước. Để có kết quả tốt Nhà nước cần có giải pháp phù hợp.
2.1.1Nhà nước cần phải hoàn chỉnh hơn nữa hệ thống luật pháp.
Để chống gian lận thương mại cần phải có những điều luật cụ thể chính sách nghiêm minh cho từng hành vi gian lận, bịt kín các kẽ hở của cơ chế chính sách, thu hẹp môi trường, tước bỏ các điều kiện mà gian lận có thể khai thác lợi dụng để làm ăn bất chính. Hệ thống pháp luật của nước ta hiện nay còn thiếu và không đầy đủ rõ rang nên trong thực hiện thiếu cơ sở pháp lý dễ dàng dẫn đến tuỳ tiện không thống nhất. Nhiều chế định, quy định được ban hành đã lâu nay không còn phù hợp, vẫn chưa sửa đổi, bổ sung kịp thời các văn bản pháp luật liên quan đến công tác chống gian lận thương mại do các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành cũng chưa cụ thể hoá được những quy định của luật một cách thống nhất. Nên trong các văn bản còn mâu thuẫn, gây khó khăn cho hững người thừa hành. Luật pháp không đồng bộ hoàn chỉnh sẽ dẫn đến tình trạng tuỳ tiện, chủ quan trong kiểm tra, giám sát và xử lý. Vì vậy Nhà nước cần phải nghiên cứu xây dựng ban hành pháp luật mới và cả điều chỉnh sửa đổi bổ sung những văn bản pháp luật cũ không phù hợp. Hoàn thiện chính sách vĩ mô như chính sách thuế, quản lý xuất nhập khẩu, chính sách hải quan, nhanh chóng ban hành luật Hải Quan. Nên tập trung nghiên cứu, xây dựng một chính sách thuế hợp lí, dễ hiểu, không quá cao, khuyến khích được nhà sản xuất kinh doanh tự giác nộp thuế cho Nhà nước.
2.1.2 Gắn việc chống gian lận thương mại với công cuộc cải cách hành chính.
Đây là một yêu cầu đặt ra cho các cơ quan quản lý Nhà nước, chống gian lận thương mại phải gắn với việc thực hiện Nghị quyết 38/CP của Chính phủ về cải cách nền hành chính Nhà nước. Đối với Hải Quan cần nghiên cứu để xây dựng các giải pháp tối ưu nhằm mục tiêu bảo đảm sự quản lý của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu được chặt chẽ, gian lận thương mại có hiệu quả, thu đúng, thu đủ thuế xuất nhập khẩu đảm bảo nguồn thu ngân sách Nhà nước, nhưng vẫn tạo được thuận lợi cho thương mại chân chính hoạt động phát triển, khuyến khích được xuất nhập khẩu, bảo hộ được sản xuất trong nước, bảo vệ lợi ích chính đáng của người sản xuất và tiêu dùng, hội nhập với thương mại khu vực thế giới. Trên cơ sở cải cách hành chính sâu rộng, giảm các thủ tục rườm rà, gây phiền hà ách tắc cho hoạt động xuất nhập cảnh. Tiếp tục đổi mớ các quy trình nghiệp vụ, rà soát các văn bản, các quy định và hệ thống lại theo hướng đơn giản, hài hoà và thống nhất dễ hiểu, dễ thực hiện. Kiên quyết loại bỏ các quy định không rõ ràng không có tính khả thi, gây ách tắc, phiền hà, tiêu cực, để gian lận thương mại và các phần tử tiêu cực, cơ hội có thể luồn lách lợi dụng.
2.1.3 Tăng cường lực lượng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật cho các lực lượng phòng chống gian lận thương mại. Để đối phó với lực lượng gian lận thương mại cần phải có lực lượng lớn mạnh chống lại. Xây dựng lực lượng chống gian lận thương mại trong sạch vững mạnh cả về số lượng lẫn chất lượng. Gian lận thương mại ngày càng tinh vi phức tạp, đòi hỏi cán bộ ngành chức năng phải có sự hiểu biết toàn diện và tổ chức lực lượng tại các địa bàn, các bộ phận nghiệp vụ phải thật hợp lý, khoa học, hiệu quả. Qua công tác kiểm tra, kiểm soát và thu thuế Hải quan, hoạt động Hải Quan phải đảm bảo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, ngăn chặn có hiệu quả các hành vi gian lận thương mại, đồng thời vừa phải góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội, từng bước hoà nhập với kinh tế khu vực và thế giới. Nâng cao trình độ văn hoá chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ Hải Quan, Biên phòng, Cảnh sát kinh tế ... Từng bước tiêu chuẩn hoá các chức danh nghề nghiệp, nghiệp vụ. Số công chức chưa được đào tao hoặc đã được đào tạo nhưng trái ngành phải được đào tạo hoặc đào tạo lại theo yêu cầu của công tác cụ thể.
2.1.4. Nhà nước cần tuyên truyền giáo dục, nâng cao giác ngộ cán bộ vànhân dân về việc chống gian lận thương mại.
Nhà nước cần phải tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân thấy được tác hại to lớn của gian lận thương mại đối với kinh tế -xã hội. Tuyên truyền giáo dụ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- M0739.doc