- Có thể nói thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay thơ đường nói chung là một thể loại thơ thật khó, khắt khe về niêm luật, khó làm, khó diễn tả tình cảm, cảm xúc tự nhiên. Song thơ Đường lại để lại một thành tựu vô cùng rực rỡ ( chưa từng thấy so với một số lượng tác giả đông đảo ( Hơn 2.000 tác giả / ở Trung Quốc ) và với trên 40 nghìn tác giả có giá trị. Và ở Việt Nam ta thơ đường cũng được nhiều nhà thơ sáng tác hay và đạt tới trình độ điêu luyện nhơ : Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Tản Đà .
- Đường thi là một sản phẩm vô giá của Văn học nhân loại.
15 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5491 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giảng dạy thơ thất ngôn bát cú - Đường luật chữ Hán và thơ chữ Nôm trong chương trình thơ Ngữ văn 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tác giả: Hoàng Thọ Hữu
Nghề nghiệp : Dạy học
Trình độ chuyên môn: Cử nhân đại học Chuyên ngành Ngữ Văn
Nơi công tác: Trường THCS Thị trấn Xuân Trường
huyện Xuân Trường tỉnh Nam Định
Điện thoại 03503 886030
D Đ 0977 055 699
Giảng dạy
thơ “ Thất ngôn bát cú - đường luật chữ Hán và thơ chữ nôm.”
Trong chương trình thơ
Ngữ văn 7
A/ Phần mở đầu :
I- Lý do chọn đề tài :
Năm học 2007 - 2008 là năm học thứ năm áp dụng chương trình thay sách và là năm thứ tư thực hiện thay sách ở môn Ngữ văn lớp 7, là một giáo viên trực tiếp giảng dạy ở lớp 7 môn Ngữ văn tôi cũng hết sức bỡ ngỡ trước những thay đổi đầu tiên về chương trình cũng như phương pháp giảng dạy mới. song thiết nghĩ tôi cũng xin đưa ra một số vài suy nghĩ, những đề nghị của mình về một vấn đề trong chương trình Ngữ văn 7 để được góp ý kiến và được nghe những ý kiến từ các cấp chuyên môn có thẩm quyền.
Thể thơ “ Thất ngôn bát cú Đường luật “ với Đường thơ và thơ nôm lần đầu tiên được áp dụng vào giảng dạy ở chương trình Ngữ văn 7 và với đối tượng học sinh lớp 7 chúng ta sẽ giảng dạy như thế nào, áp dụng phương pháp như thế nào, nội dung tác phẩm truyền đạt ở mức độ nào ? đó là việc tôi nhận thấy cần phải bàn và tham khảo ý kiến của các nhà chuyên môn, những mong sẽ dần đi được đến một sự thống nhất tương đối cho việc giảng dạy thể loại thơ này .
II- Cơ sở khoa học của thất ngôn bát cú Đường luật và ( thơ Nôm ) đánh giá chung về giảng dạy thơ thất ngôn bát cú .
1- Cơ sở khoa học :
- Thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật là một thơ luật ( thể luật ) - được quy ước một cách rất nghiệm khắc nếu không nói là rất khắt khe . Thơ Luật là thơ có từ đời Đường năm 620 -905 cho nên gọi là Đường Luật . Mỗi bài thơ làm tám câu , năm vần và phải theo đúng niêm luật .
- Thơ Nôm viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật thực chất không có gì khác so với thơ Đường luật . Và chính ví những niêm luật khắt khe như thế nên việc giảng dạy thực sự là vấn đề khó. Khó ở chỗ giáo viên giúp cho học sinh nắm bắt, hiểu được thể thơ đã là việc quá khó chứ chưa dám nghĩ tới việc giúp học sinh phân tích giá trị của pháp thơ Đường luật.
2- Đánh giá chung về giảng dạy thơ thất ngôn bát cú đường luật :
- Trước đây thơ thất ngôn bát cú Đường luật được áp dụng giảng dạy ở lớp 8 và chủ yếu ở lớp 9 ( với bậc THCS ) được giảng dạy chủ yếu theo bố cục 4 phần của bài thơ và khai thác bổ ngang, ít chú trọng đến vần, luật và luật bằng trắc của thể thơ mà mới chỉ dừng lại ở việc khai thác đối ở 4 câu gữa bài ( 2 câu thực, 2 câu luận ). Tuy nhiên tôi nhận thấy dạy thơ Đường luật thất ngôn bát cú cũng là một vấn đề khó đối với giáo viên chúng tôi.
- Và với chương trình Ngữ văn 7 hiện nay, thơ thất ngôn bát cú Đường luật sẽ giảng dạy như thế nào về phương pháp về nội dung truyền đạt thi pháp Đường thơ . Phải chăng tôi thiết nghĩ việc còn những bỡ ngỡ trong phương pháp mới, đối tượng tiếp cận thể loại mới cũng là vấn đề bỡ ngỡ cho nhiều người, nhiều giáo viên đang giảng dạy môn Ngữ văn lớp 7.
B/ Phần nội dung :
I- Cơ sở niêm luật thơ Đường ( thể luật ) thất ngôn bát cú :
Như chúng ta đã biết, thơ luật là nối thơ có từ thời Đường năm 620 đến năm 905 cho nên thường gọi là thơ Đường luật. Mỗi bài làm 8 câu 5 vần và phải theo đúng niêm, đúng luật. Khi nào làm 4 vần, thì hai câu đầu phải đối nhau gọi là song phong.
Trong bài thơ luật câu thứ 3 và câu thứ 4
câu thứ 5 và câu thứ 6
Bao giờ cũng phải đối nhau ( Luật đối )
- Thơ luật chỉ dùng độc vận và chỉ dùng vần bằng chứ không dùng vần trắc. Những bài thơ người ta gọi lầm thơ thơ luật vần trắc là lối thơ cổ phong làm theo lối thơ luật đổi ra vần trắc, chứ trong Đường thơ không bao giờ có luật vần trắc.
- Luật có hai thứ : Một thứ luật bằng và một thứ luật trắc. Hễ chữ thứ hai câu thơ thứ nhất là tiếng bằng thì gọi là luật bằng, chữ thứ 2 là tiếng trắc thì gọi là luật trắc .Chẳng hạn : Với thể thất ngôn 8 câu ( bát cú )
Luật bằng : B B T T T B B
T T B B T T B
T T B B B T T Hai câu thực/ đối
B B T T B B T
B B T T B B T Hai câu luận / Đối
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
- Thất ngôn 8 câu ( bát cú ) luật trắc
T T B B T T B
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
T T B B B T T
B B T T T B B
B B T T B B T
T T B B T T B
1- Bất luận :
Nếu đúng luật như trên thì khó quá, cho nên người ta lập ra lệ bất luận. Bất luận nghĩa là không thể luật : Những chữ thứ nhất, thứ 3 và thứ 5 trong câu thơ có thể dùng tiếng bằng thay tiếng trắc hay là tiếng trắc thay tiếng bằng.
Thơ thất ngôn bát cú thì có : “ Nhất, tam, ngũ bất luận “
Ví dụ :
Luật Bất luận
B B T T T B B T B B T B T B
T T B B T T B B T T B B T B
T T B B B T T B T T B T T T
B B T T T B B T B B T B B B
2- Khổ độc :
Khổ độc có nghĩa là khó đọc, câu thơ đọc lên trúc trắc không được êm tai. Theo lệ bất luận, thì chữ thứ nhất, thứ 3 , thứ 5 không phải theo luật, song tiếng trắc đổi làm tiếng bằng thì bao giờ nghe cũng thuận tai, còn tiếng bằng đổi sang tiếng trắc thì có khi nghe chướng tai lắm.
Ví dụ :
T T B B T T B
( nếu chữ thứ 3 đổi làm tiếng trắc (T) thì khổ độc )
T T B B B T T
( Nếu chữ thứ 5 đổi làm tiếng trắc thì khổ độc )
Nói tóm lại. từ luật thơ đã định sẵn không kể, nếu theo lệ bất luận mà trong câu ngữ ngôn có 3 tiếng trắc, trong câu thất ngôn có 5 tiếng trắc thì phần nhiều là khổ độc, nhà làm thơ phải tự nhận thấy.
3- Niêm :
Niêm là phép định tiếng bằng niêm với tiếng bằng
Niêm là phép định tiếng trắc niêm với tiếng trắc
Ví dụ :
Nhất bát
Nhị tam
Tứ ngũ
Lục thất
Nghĩa là tiểng thứ 2 của câu thứ nhất niêm với tiếng thứ 2 của câu 8 và cứ thế ......
4- ý nghĩa thơ luật :
- Thơ luật lấy tình và cảnh làm tư liệu, lấy ý và từ làm sự vận dụng ; Tình nhiều, cảnh rõ, ý cao, từ đẹp là thơ hay.
Mỗi bài thơ thất ngôn bát cú chia lạm 2 giải
+ Giải trên 4 câu : Hai câu đầu là khởi ( đề ) = phá đề + thừa đề
Câu 3 và 4 là thừa ( thực ) tức là tình
+ Giải dưới 4 câu : Câu 5 và 6 là chuyển ( luận ) tức là cảnh
Câu 7 và 8 là hợp ( kết )
Thực ra “ Đề, thực, luận, kết “ hay “ Khởi, thừa, chuyển, hợp “ đều hàm một nghĩa như nhau. Đem cái ý trong đề mà khởi lên đầu là đề ( mão ), thừa cái ý đã nói mà tả cải thực tình ra là thực, nhân cái thực tình mà bàn đến cái cảnh là luận, hợp cái ý cả bài mà nói là kết. Những bài thơ luật thất ngôn bát cú có thứ 8 và 5 vần, có thứ 8 câu 4 vần lại có thứ hạn vân tức là làm theo vần định trước, có thứ phóng vận, là làm theo vần của người làm thơ tuỳ ý mình chọn lấy .
5- Giá trị của Đường thi - Thất ngôn bát cú :
- Có thể nói thơ thất ngôn bát cú Đường luật hay thơ đường nói chung là một thể loại thơ thật khó, khắt khe về niêm luật, khó làm, khó diễn tả tình cảm, cảm xúc tự nhiên. Song thơ Đường lại để lại một thành tựu vô cùng rực rỡ ( chưa từng thấy so với một số lượng tác giả đông đảo ( Hơn 2.000 tác giả / ở Trung Quốc ) và với trên 40 nghìn tác giả có giá trị. Và ở Việt Nam ta thơ đường cũng được nhiều nhà thơ sáng tác hay và đạt tới trình độ điêu luyện nhơ : Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Du, Nguyễn Khuyến, Tú Xương Tản Đà .....
- Đường thi là một sản phẩm vô giá của Văn học nhân loại.
II- Phương pháp giảng dạy thơ Đường : Thất ngôn - Bát cú, trong chương trình Ngữ văn 7 :
Trên cơ sở phương pháp giảng dạy thơ thất ngôn bát cú Đường luật vẫn được áp dụng từ trước đến nay và những đổi mới về phương pháp mới hiện nay, cá nhân tôi cũng xin trình bày một số suy nghĩ về phương pháp giảng dạy thơ thất ngôn bát cú Đường luật.
Với việc giảng dạy thơ thất ngôn bát cú Đường luật có thể được đi theo trình tự như sau :
1- Thao tác thứ nhất :
Tìm hiểu về thể thơ :
Với học sinh lớp 7 lần đầu tiên các em được tiếp cận với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, giáo viên nên cho các em tiếp cận từng bước.
- Bước 1 : Giới thiệu bài thơ ( bảng phụ ) cho các em nhận xét về số câu thơ trong bài thơ, về số chữ ( tiếng ) trong một dòng ( câu thơ ) của bài
- Bước 2: Học sinh phát hiện : bài thơ có 8 câu, mỗi câu có 7 tiếng từ đó giáo viên có thể nói ngay 8 ( tức là bát ) câu còn gọi là cú, 7 là thất ) , ngôn là ( từ, tiếng)
Vậy bài thơ còn được gọi là thất ngôn bát cú tức là : Mỗi bài thơ chỉ có 8 câu, mỗi dòng ( câu ) thơ chỉ có 7 tiếng và đây là thể thơ Đường luật. Thể thơ đường luật bắt nguồn từ Trung Quốc xuất hiện ở thời Đường ( 620 - 905 )
- Bước 3 :Về niêm luật của thể thơ : Giáo viên giới thiệu cho học sinh
Chủ yếu giúp học sinh nắm được :
Nhịp thơ thường thấy ở thể thơ này là :
2 / 2 / 3
Hoặc 4 / 3
+ Luật đối rất chỉnh ở hai câu thực và hai câu luận : đối ý, đối vế, đối thanh, đối điển tích .....
- Bước 4 :Bố cục của bài thơ : chia làm 4 phần :
- Hai câu đề ( khởi, khai ) : nêu ra đề tài của bài thơ
- Hai câu thực ( thừa ): là thừa cái ý đã nói mà tả cái thực tình
- Hai câu luận ( chuyển ) : bàn về cảnh, tình, ý của bài thơ
- Hai câu kết ( hợp ) : hợp ( thâu tóm ) ý của bài mà nói
Còn về vần và niêm luật bằng trắc ở mỗi câu thơ, thiết nghĩ chúng ta chưa thể cùng lúc mà truyền tải cho học sinh được ( nên để ở các lớp, cấp sau các em sẽ được tìm hiểu thêm ).
Như vậy khi các em nắm được bố cục và phần cơ bản về nhịp và luật đối thì giáo viên lưu ý để các em chú ý khi phân tích khai thác hết dụng ý của nó ( tác dụng ).
- Chẳng hạn các em đã được tiếp xúc với thể thơ này từ bài thứ 2, thứ 3 ..... giáo viên vẫn phải có câu hỏi về thể thơ ( Em hiểu gì về thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật ) để củng cố thêm cho học sinh về thể thơ này .
2- Thao tác thứ 2 :
Đọc thơ :
- Giáo viên cần lưu ý học sinh đọc đúng, ngắt đúng nhịp thơ ( 2/ 2 / 3 - 4 / 3)
ngoài việc nhấn mạnh vào các từ ngữ diễn tả tình cảm, tâm trạng, thái độ, cảm xúc .... của nhân vật trữ tình trong thơ ( hay các từ ngữ gợi tả mạnh )
- Giáo viên cần đọc mẫu.
- Tuy nhiên việc đọc có hay không còn tuỳ thuộc vào nội dung và cảm xúc cụ thể của từng bài thơ mà giáo viên cần linh hoạt thích ứng đêr đọc cho hợp lí, đúng và hay.
Ví dụ : Bài : “ Qua đèo ngang “ - Bà Huyện Thanh Quan
Bước tới đèo ngang / bóng xế tà ( 4 /3 )
Cỏ cây chen đá / lá chen hoa ( 4 / 3 )
Lom khom dưới núi / tiều vài chú ( 4/ 3 )
Lác đác bên sông/ chợ mấy nhà ( 4 /3 )
3- Thao tác thứ 3:Tìm hiểu bài thơ Phân tích nội dung, nghệ thuật :
- Thông thường : Chúng tôi đi theo bố cục 4 phần để phân tích ( 2 câu đề, 2 câu thực, 2 câu luận, 2 câu kết ) tức là phân tích theo kiểu “ bổ ngang “- Việc làm này thiết nghĩ là phù hợp với đặc trưng của thể loại thơ này.
- Phần lớn thơ thời trung đại là gợi tả bằng vài nét chấm phá và mang tính ước lệ nên phải chỉ ra được những đặc sắc trong bút pháp khi phân tích
VD : Bài thơ Qua đèo Ngang gợi nhiều hơn tả chỉ một vài nét như “Cỏ cây chen đá lá chen hoa” Khiến cho ta hình dung cảnh vật trở lên hoang sơ vắng vẻ
.- Giáo viên từ việc cho học sinh phát hiện các tín hiệu nghệ thuật từ câu thơ rồi phân tích dụng ý nghệ thuật của tác giả đặc biệt phân tích luật đối ở hai câu thực và 2 câu kết - cho học sinh thấy rõ dụng ý của tác giả chưa đủ, mà giáo viên cần giúp các em thấy cái tài của tác giả ( cái hay của thơ đường - đặc biệt cũng là ở đó )
- Bên cạnh việc phân tích dụng ý nghệ thuật giáo viên cũng cần phải bám sát vào mạch thơ, mạch cảm xúc của tác giả để dẫn dắt hệ thống câu hỏi và để đảm bảo mạch cảm xúc của tác giả ( Kỵ nhất là giáo viên dừng lại để làm ngắt mạch thơ ).
- Ngoài ra , Giáo viên vẫn phải tiến hành phân tích giá trị nghệ thuật( thư pháp ) khác của bài thơ như : Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, các biện pháp tu từ, cách sử dụng từ ngữ của tác giả, ..... để làm nổi bật giá trị nội dung của bài thơ - So sánh liên hệ với các bài thơ khác, tưởng tượng miêu tả, dựng cảnh ....
4- Tích hợp trong thơ :
- Thực ra vấn đề tích hợp không phải bao giờ mới được áp dụng cho chương trình thay sách mà nó đã được áp dụng trong phương pháp giảng dạy văn từ trước đó. Tuy nhiên, phương pháp tích hợp mới có phần rõ hơn, tách rõ hơn so với trước đó và tích hợp đòi hỏi người giáo viên phải có sự linh hoạt vận dụng trong giờ dạy, nó phải được đan xen thích hợp trong nội dung của tác phẩm. Đây là một việc làm không đơn giản vì vậy dạy thơ cái quan trọng là giáo viên phải đảm bảo mạch cảm xúc của bài thơ,nếu dừng lại tích hợp có thể sẽ vô tình làm ngắt mất mạch của bài thơ.
Ví dụ :
“ Lom khom dưới núi tiều vài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà “
ta không thể dừng lại để tích hợp Tiếng Việt ( đổi trật tự cú pháp ) ở đây được - Vì học sinh lớp 7 thứ nhất chưa được học mà muốn giải thích, phân tích thì rất mất thời gian mà lại mất đi sự liền mạch của bài thơ. nếu có thể, giáo viên nên đưa xuống phần luyện tập.
- Tích hợp Tiếng Việt : Giải thích từ khó giáo viên lên làm ở đầu khi chưa phân tích ( sau phần đọc )
- Tích hợp văn ( dọc, ngang ) cần phải linh hoạt trong từng nội dung và phải được tiến hành gọn không ảnh hưởng tới cảm xúc của bài thơ.
- Giáo viên có thể tích hợp với các môn học như : GDCD, Lịch sử, Văn học sử, Tiến việt .... ( tích hợp ngang ). Cũng có thể tích hợp vbới bài trước, bài sau, tác giả trước, tác giả sau .... ( tích hợp dọc ) ....
5- Phương pháp thảo luận trong học sinh :
Đây là phương pháp nếu giáo viên tổ chức tốt sẽ có rất nhiều ưu điểm và mang lại kết quả tốt. Bởi lẽ khi thảo luận, học sinh được trình bày chính ý kiến của mình, được bàn luận và khắc sâu 1 vấn đề, một khía cạnh nội dung cụ thể. Thảo luận trong dạy thơ Đường cũng như các thể loại văn học khác, thông thường có 3 hình thức.
a/ Thảo luận nhóm : Các nhóm cùng thảo luận một vấn đề.
b/ Thảo luận qua phiếu học tập của từng học sinh.
c/ Thảo luận qua câu hỏi được hỏi trực tiếp từ giáo viên và học sinh cùng có ý kiến sau đó giáo viên chốt lại.
* Trên đây chỉ là ý kiến của cá nhân tôi về phần phương pháp khai thác ở phần nội dung một bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật còn các bước tiến hành trong giờ Ngữ văn của thể thơ này cũng như các thể thơ khác, văn khác.
- Song bên cạnh phương pháp giảng dạy chia theo bố cục 4 phần ( đề, thực, luận, kết ) như đã trình bày ở trên. Qua thực tế, tôi thấy có một số bài lại có thể đi khai thác khác ( 1 / 6 / 1 ) - Nghĩa là một câu đầu 6 câu giữa và một câu cuối như bài : “ Bạn đến chơi nhà “ của Nguyễn Khuyến.
Vậy cá nhân tôi xin các cấp chuyên môn có những ý, những chính kiến rõ ràng hơn nữa để giúp anh chị em giáo viên chúng tôi giảng dạy với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật được tốt hơn.
- Phương pháp giảng dạy của Đường thi ?
- Có nên tích hợp làm ngắt mạch bài thơ ?
- Với học sinh lớp 7 nên truyền đạt ở mức độ nào ?
C/ Kết luận :
“ Giảng dạy văn là một nghệ thuật “ - Mà vấn đề giảng dạy với thể luật Đường thi áp dụng cho chương trình Ngữ văn 7 thiết nghĩ cũng là một vấn đề thật khó. Cái khó ở thể luật Đường thi còn có thể gọi là thể thơ của những nhà thơ uyên bác, bác học ( nó ít bình dân ), nó còn khó bởi niêm luật ngặt nghèo, khắt khe - Vốn dĩ đôi lúc bản thân giáo viên chúng tôi còn bỡ ngỡ.
Chính vì thế, bản thân tôi mới được tham gia giảng dạy chương trình Ngữ văn 7 với thời gian còn quá ít để nói tới việc viết ra được những sáng kiến, chứ không thể nói là kinh nghiệm được. Mà những nội dung đã trình bày trên đây chỉ là những suy nghĩ của cá nhân tôi xin được có đôi chút suy nghĩ, ngâm ngợi về phương pháp giảng dạy thể luật Đường thi ở “ Ngữ văn 7 “ .
Rất mong các cấp chuyên môn xem xét và cho bản thân tôi cũng như giáo viên chúng tôi những ý kiến quý báu để cùng với phong trào Giáo dục - Góp phần nhỏ bé vào công cuộc thay sách thành công của nền giáo dục nước
nhà .
Xuân Trường, ngày ...... tháng 5 năm 2008..
Người viết sáng kiến
Hoàng Thọ Hữu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giảng dạy thơ thất ngôn bát cú - đường luật chữ hán và thơ chữ nôm Trong chương trình thơ Ngữ văn 7.doc