Đề tài Giáo dục đạo đức cách mạng tinh thần đóng góp xây dựng quê hương đất nước cho học sinh thông qua bài học lịch sử

Đạo đức cách mạng được hình thành qua một thời gian lâu dài của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh cũng phải bắt đầu bằng những câu chuyện kể lịch sử đơn giản từ thời tiểu học như: chuyện kể về cuộc đời Bác Hồ, về những tấm gương anh hùng: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Trần Quốc Toản.

Ở bậc trung học cơ sở, trong hầu hết các bài lịch sử dân tộc, giáo viên đều có thể khai thác, lồng ghép việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Bằng các sự kiện lịch sử chân thực, sinh động, những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các anh hùng qua các giai đoạn lịch sử, những trận đánh quyết tử, những chiến thắng vẻ vang, những đóng góp vật chất lẫn tinh thần của những người đi trước để khơi dậy trong các em sự rung cảm mạnh mẽ về quá khứ, từ đó các em hiểu được rằng, để có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc như ngày hôm nay, đã có biết bao người ngã xuống trên mảnh đất này, giành giật từng tấc đất cho quê hương.

 

doc31 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3956 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giáo dục đạo đức cách mạng tinh thần đóng góp xây dựng quê hương đất nước cho học sinh thông qua bài học lịch sử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n chọn thông tin, tư liệu, hình ảnh để phục vụ cho mục đích giáo dục đạo đức cách mạng: Nhân dân miền Bắc đã vì miền Nam ruột thịt “mỗi người làm việc bằng hai” “thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người”. Thanh niên, học sinh miền Bắc dùng máu của mình viết những lá đơn tình nguyện vào Nam chiến đấu, bỏ dở cả sự nghiệp của mình. Thanh niên xung phong bỏ quên cả tuổi thanh xuân của mình ở rừng Trường sơn vì sự nghiệp chống Mĩ cứu nước . Anh Nguyễn Văn Thạc, bác sĩ Đặng Thuỳ Trâm và sự hy sinh thầm lặng của 10 cô gái ngã ba Đồng Lộc.... là những tấm gương sáng để các em noi theo.Từ năm 1965-1968 miền Bắc đã đưa 300.000 cán bộ, bộ đội vào Nam chiến đấu, xây dựng kinh tế, văn hoá, gởi vào Nam hàng chục tấn vũ khí, đạn dược, quân trang, quân dụng, xăng dầu, lương thực, thực phẩm, thuốc men và nhiều vật dụng khác... Sau khi đã cung cấp các hình ảnh, tư liệu cho học sinh, giáo viên nêu yêu cầu nhận thức cho học sinh: Em có suy nghĩ gì về những việc làm của nhân dân miền Bắc đối với nhân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước? Học sinh sẽ nêu ý kiến, giáo viên hoàn chỉnh: Những đóng góp hết sức to lớn, thể hiện truyền thống yêu nước cách mạng của cha ông, thể hiện tình cảm ruột thịt của miền Bắc đối với miền Nam, đóng góp này có tính chất quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến Bước tiếp theo, giáo viên nêu yêu cầu liên hệ: Hiện nay gia đình, bản thân em đã làm gì để phát huy truyền thống đó, tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước? Học sinh sẽ nêu nhận thưc của mình: Học tập tốt, làm theo tấm gương đạo đức của Bác Hồ, cống hiến xây dựng quê hương đất nước. Gia đình thì sẽ thực hiện tốt đường lối chủ trương của Đảng trong thời kì đổi mới. 5.Kết quả nghiên cứu Bằng việc lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cách mạng vào bài giảng lịch sử thông qua các nhân vật lịch sử, các tư liệu, các hình ảnh, bài thơ, đoạn văn...cùng với việc liên hệ tình hình thực tế đang diễn ra nơi các em học, nơi các em sống, những việc các em đã làm...giáo viên lịch sử đã giúp các em rút ra bài học kinh nghiệm, góp phần bồi dưỡng tư tưởng tình cảm, đạo đức cách mạng, hoàn thiện nhân cách cho học sinh. Bằng nghiệp vụ sư phạm tôi đã linh động lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cách mạng vào bài học lịch sử một cách phù hợp , gần gũi nhất, giúp các em nhận thức đúng, đầy đủ về đạo đức cách mạng của lớp người đi trước và các em phải làm gì để phát huy truyền thống đó . Khi các em nhận thức tốt, các em sẽ sửa sai từ nhận thức cho đến hành động, nâng cao ý thức trách nhiệm, tích cực đóng góp, góp phần xây dựng quê hương đất nước, các em còn là những nhà tuyên truyền nhỏ, tác động đến gia đình, những tầng lớp khác ngoài xã hội, sẽ tạo ra một cuộc cách mạng trong nhận thức của những người kém hiểu biết, huy động được cả xã hội cùng chung tay góp sức xây dựng quê hương đất nước. Bằng việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh thông qua bài học lịch sử, giáo viên đã chọn lọc cung cấp cho các em nhiều tấm gương sáng, nhiều sự kiện, hình ảnh lịch sử..... làm phong phú kiến thức của các em, tiết học sinh động hơn. Với việc liên hệ thực tế, nêu yêu cầu nhận thức để giáo dục đạo đức cách mạng , giúp việc giáo dưỡng mang tính thực tế hơn và nếu duy trì được việc làm này thì việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh cũng mang tính thường xuyên hơn. 6.Kết luận Để thực hiện tốt việc lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần đóng góp xây dựng quê hương đất nước cho học sinh thông qua bài học lịch sử, giáo viên cần thực hiện những bước sau: -Xác định nội dung đạo đức cách mạng cần lồng ghép để giáo dục cho học sinh là gì? -Chọn bài có nội dung phù hợp để lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng -Lựa chọn phương pháp để đạt được mục đích mình cần đạt ( giáo viên cần phải xây dựng được hệ thống câu hỏi nhận thức, liên hệ để thăm dò suy nghĩ và những việc làm của các em, để giúp các em sửa sai điều chỉnh những suy nghĩ và việc làm của mình đối với trường, lớp, xã hội...) -Giáo viên phải có những con số biết nói, những hình ảnh, tư liệu thực nhất để đưa vào bài thì mới có tính thuyết phục cao, từ đó học sinh mới tin và làm theo -Phải thường xuyên tìm hiểu( thông qua giao tiếp, giáo viên chủ nhiệm, tổng phụ trách......)để nắm bắt được những suy nghĩ, việc làm của các em, để việc liên hệ giáo dục của giáo viên mang tính thực tế hơn -Giáo viên lịch sử phải là tấm gương sáng về đạo đức bằng những việc làm cụ thể ở trường, ngoài xã hội mà học sinh thấy, lời nói mới có tính thuyết phục, đem lại hiệu quả trong việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh Trong xã hội hiện nay trong giới trẻ đang có nhiều biểu hiện suy thoái về đạo đức, có lối sống vị kỷ, đề cao “cái tôi” của mình, thờ ơ với tình hình của đất nước. Nếu giáo viên lịch sử làm tốt việc này một cách thường xuyên thì sẽ góp phần đẩy lùi sự suy thoái, thức tỉnh nhận thức của các em, hướng các em đến những việc làm có ích góp phần xây dựng quê hương đất nước. TÀI LIỆU THAM KHẢO STT TÊN TÁC GIẢ TÀI LIỆU THAM KHẢO NHÀ XUẤT BẢN Năm XB 1 Nguyễn hải Châu Những vấn đề chung về đổi mới GDTHCS NXB giáo dục 2007 2 Nguyễn Hữu Châu Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học NXB giáo dục 2008 3 Phạm Hồng Việt Góp vào việc giảng dạy lịch sử VN Khoa sử trường đại học SP-Huế 1985 4 Viện Mác-Lê Nin Hồ Chí Minh tòan tập 1951-1954 Nhà xuất bản sự thật-Hà Nội 1986 5 Bộ giáo dục và đào tạo vụ giáo viên Đạo đức, giảng dạy và giáo dục đạo đức ở trường THCS Nhà xuất bản giáo dục 1996 MỤC LỤC Tiêu đề Trang 1/ Đặt vấn đề 1 2/ Cơ sở lí luận 1-2 3/ Cơ sở thực tiễn 2-4 4/ Nội dung 4-10 5/ Kết quả nghiên cứu 10 6/ Kết luận 10-11 7/ Tài liệu tham khảo 12 NHẬN XÉT CỦA TỔ HỖ TRỢ SKKN CỦA TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG XẾP LOẠI CẤP TRƯỜNG Đại Hưng, ngày…...tháng……năm 20 NHẬN XÉT XẾP LOẠI CỦA HĐKH NGÀNH GD HUYỆN ĐẠI LỘC Người đề nghị số 1 Nhận xét: Xếp loại: Người đề nghị số 2 Nhận xét: Xếp loại: KẾT LUẬN CỦA HĐKH GD HUYỆN ĐẠI LỘC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG TINH THẦN ĐÓNG GÓP XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CHO HỌC SINH THÔNG QUA BÀI HỌC LỊCH SỬ 1/ Đặt vấn đề Dân tộc nào cũng có lòng yêu nước, đặc điểm lòng yêu nước của mỗi quốc gia khác nhau, do điều kiện tự nhiên xã hội quy định và do cả bản chất con người của từng nước. Dân tộc Việt Nam qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, truyền thống yêu nước được thể hiện qua nhiều truyền thống tốt đẹp: truyền thống cần cù lao động sản xuất, truyền thống nhân ái, truyền thống đấu tranh kiên cường, anh dũng sẵn sàng hy sinh tất cả, đóng góp sức người sức của để xây dựng tổ quốc..... Trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước, chủ nghĩa yêu nước đã giữ vai trò to lớn, là sức mạnh vô địch có ý nghĩa quyết định thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khái quát: “ Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Bổn phận của người làm công tác lịch sử, như Hồ Chí Minh nói: “ Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất dấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành...”. Đất nước ta đang ở thời kì hội nhập đổi mới, tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phấn đấu đưa đất nước tiến lên bắt kịp bạn bè năm châu, khẳng định vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, nên cần thiết phải giáo dục truyền thống yêu nước dân tộc cho lớp trẻ, để giữ cho chúng ta đi đúng hướng̣̣̣̣̣ ̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣̣(định hướng xã hội chủ nghĩa ) hoà nhập chứ không hoà tan, phải bảo vệ, gìn giữ bản sắc dân tộc. Đất nước đã hoà bình nhưng nguy cơ “ diễn biến hoà bình” của kẻ thù vẫn cần cảnh giác. Các thế lực thù địch đang dùng mọi cách (sách báo, phim ảnh, văn hoá đồi truỵ ...) để xói mòn tinh thần dân tộc, nên việc giáo dục đạo đức cách mạng cho lớp trẻ là rất quan trọng và cần thiết. Nghị quyết đại hội X của Đảng đã xác định nhiệm vụ “ phát huy sức mạnh toàn dân tộc, đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới” rất cần sự chung tay góp sức của cả dân tộc. Là Giáo viên lịch sử chúng ta có trách nhiệm phải khơi dậy truyền thống yêu nước của người đi trước, giáo dục thế hệ trẻ để các em hiểu, học tập và đóng góp sức mình xây dựng quê hương, đất nước trong thời hiện đại Giáo dục là một trong những diễn đàn tuyên truyền, giáo dục tốt nhất, nhất là những minh chứng lịch sử có tính thuyết phục rất cao.Bằng các sự kiện lịch sử chân thực, sinh động, lịch sử gợi dậy trong các em sự rung cảm mạnh mẽ về quá khứ, kích thích suy nghĩ và hành động của các em về trách nhiệm đối với đất nước.Lịch sử giúp các em nhận thức đúng về quá khứ, rút ra những bài học cho hiện tại và tương lai. Lịch sử cũng góp phần giúp các em nhận thức đúng quan điểm đường lối của Đảng để các em có một niềm tin vững chắc vào con đường xây dựng đất nước theo định hướng XHCN mà Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn Xuất phát từ yêu cầu đó, là một giáo viên dạy bộ môn lịch sử ở bậc trung học cơ sở, tôi đã thường xuyên lồng ghép việc: Giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần đóng góp xây dựng quê hương đất nước thông qua các giờ học lịch sử 2/ Cơ sở lí luận: Lịch sử là quá khứ, học lịch sử sẽ giúp các em rút ra nhiều bài học kinh nghiệm bổ ích cho hiện tại và tương lai. Không hiểu biết về quá khứ thì việc xây dựng hiện tại thật khó biết bao, do đó “ lịch sử là bó đuốc soi đường đi tới tương lai” là “ triết lí của việc noi gương”. Trong trang đầu tác phẩm “ lịch sử nước ta” Bác Hồ đã viết: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà mới hay” Trong di chúc người căn dặn: “Đảng cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho họ (thanh niên) đào tạo họ thành những người thừa kế, xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”. Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng, nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Đức là gốc” Trng các môn học, môn lịch sử có chức năng rất quan trọng và lợi thế nhất trong giáo dục nhân cách, đạo đức, nhân sinh quan, thế giới quan, góp phần hình thành những phẩm chất của con người Việt Nam. Bộ môn lịch sử giúp học sinh hiểu quá khứ một cách sâu sắc, đối chiếu hiện tại với quá khứ, học sinh thấy được tính đúng đắn, khoa học, thực tiễn khách quan về đường lối chính sách của Đảng. Tri thức lịch sử là một phương tiện giáo dục tư tưởng cộng sản chủ nghĩa cho quần chúng rất tốt. Nó giáo dục cho mọi người tin vào chính nghĩa, chân lý, tin vào thắng lợi tất yếu của chủ nghĩa cộng sản, tin vào khả năng sáng tạo vô tận của quần chúng, nó tác dụng rất tốt trong việc giáo dục lòng yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản, lòng yêu quý lao động...Đại hội IX của Đảng chỉ rõ, nhiệm vụ trong thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước: “khoa học xã hội và nhân văn hướng vào giải đáp các vấn đề lý luận và thực tiễn, dự báo xu thế phát triển, cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chủ truơng, chính sách phát triển kinh tế, xã hội, xây dựng con người, phát huy những di sản văn hoá dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hoá mới của Việt Nam”. Để hoàn thành mục tiêu của Đảng, nhà nước đề ra, nhà trường là nơi chịu trách nhiệm chính cùng với các lưc lượng xã hội thực hiện nhiệm vụ và đào tạo thế hệ trẻ thông qua các môn học. Môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình phải góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ này. 3/ Cơ sở thực tiễn Thế hệ trẻ của nước ta ngày nay, ngày ngày được cắp sách đến trường trong hoàn cảnh đất nước thống nhất, thanh bình, không có chiến tranh, kinh tế phát triển, đời sống no đủ. Chính vì vậy các em chưa hiểu hết giá trị của những gì mà các em đang được hưởng thụ, các em có thái độ thờ ơ, lãnh đạm với quá khứ, các em không hiểu được rằng để có được cuộc sống thanh bình hạnh phúc như ngày hôm nay, đã có biết bao mồ hôi xương máu của những người đi trước đổ xuống mảnh đất này. Thực tế trong xã hội hiện nay, do tác động của môi trường xã hội, một bộ phận học sinh, thanh thiếu niên đang bị suy thoái về đạo đức, sống không có lý tưởng, thiếu bản lĩnh chính trị, rất bàng quan với sự phát triển đi lên của đất nước, không thấy được vai trò vị trí của mỗi cá nhân trong dòng chảy lịch sử dân tộc. Khi có một sự việc, vấn đề xảy ra trong xã hội thì không tự nhận định được vấn đề đó đúng hay sai, xử lí như thế nào? dẫn đến những hành vi thiếu đạo đức đáng tiếc. Chủ Tịch Hồ Chí Minh là biểu tượng cao đẹp nhất của dân tộc, là hiện thân của đạo đức cách mạng Việt Nam, là tấm gương sáng cho cả dân tộc noi theo. Đảng và nhà nước ta đã phát động trong toàn quốc cuộc vận động “ học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” được ngành giáo dục hưởng ứng tích cực, thực hiện có hiệu quả thông qua nhiều hình thức, trong đó có vai trò tích cực của Giáo viên lịch sử. Cuộc vận động này có tạo ra những chuyển biến nhất định trong đội ngũ cán bộ, Giáo viên, công nhân viên...nhưng đối với học sinh, các em chỉ mới làm theo phong trào, chưa có một sự nhận thức thật sự sâu sắc để rồi áp dụng vào cuộc sống thực của mình. Việc nhận thức về đạo đức cách mạng của học sinh THCS còn rất mơ hồ, chưa thấy được bản chất, ý nghĩa của vấn đề, nên vai trò của Giáo viên lịch sử là hết sức quan trọng, trong bài nói chuyện ở trường cấp III Quảng An đồng chí Lê Duẫn đã nói: “dạy sử, dạy văn là phải khơi động được lòng tự hào của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam, làm cho học sinh hiểu được truyền thống, ý chí tự lập, tự cường của dân tộc, là phải khắc vào trí nhớ của học sinh những tình cảm cách mạng, ý chí dời non lấp biển và những thành tựu huy hoàng của nhân dân ta trong lao đông sản xuất, trong sự nghiệp xây dựng tự do,độc lập của mình...” Trong giờ văn, giờ sử, giáo viên cũng đã nói nhiều về truyền thống đạo đức cách mạng của dân tộc nhưng còn nặng về lí thuyết, chưa có liên hệ lồng ghép với thực tế để giáo dục các em. Là Giáo viên lịch sử thông qua những bài giảng của mình tôi luôn cố gắng giáo dục đạo đức cách mạng cho các em. Nhưng điều này còn gặp nhiều khó khăn, thực tại ở các trưòng THCS các em rất lười học bộ môn lịch sử( nhất là học sinh miền núi nơi tôi đang giảng dạy), không yêu thích bộ môn này. Nguyên nhân có nhiều yếu tố tác động: sự mất cân đối trong sự phân bố nội dung bài học với tiết học, ở một số tiết nội dung quá tải đối với các em, dẫn đến mệt mỏi, chán nản và sợ bộ môn lịch sử. Một số Giáo viên chưa kịp thời đổi mới phương pháp, khả năng sư phạm có hạn đã biến giờ lịch sử thành giờ thông báo, liệt kê các con số, các sự kiện lịch sử...Đa số Giáo viên cũng đã chú ý giáo dục lòng yêu nước cho các em, nhưng chỉ chú trọng lòng yêu nước qua kháng chiến chống ngoại xâm mà còn xem nhẹ những lĩnh vực khác: lao động sản xuất, sự hy sinh tất cả cho tổ quốc, lòng nhân ái, sự sáng tạo trong văn hoá nghệ thuật...Do cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn chưa có phòng bộ môn nên việc dạy diễn biến bằng sa bàn, mô hình khó thực hiện được, các đoạn phim tư liệu hết sức có giá trị cho lịch sử chưa đến được với các em, chưa thực hiện được các tiết dạy ở viện bảo tàng, khu di tích...Tâm lý của phụ huynh và học sinh còn xem nhẹ các môn xã hội mà chỉ chú ý các môn tự nhiên. Từ yêu cầu của đất nước, quê hương, cần sự nhận thức đóng góp của tất cả các tầng lớp trong công cuộc xây dựng đất nước. Xuất phát từ thực tế trên, tôi đã khắc phục khó khăn, thường xuyên kết hợp giáo dục với giáo dưỡng, lồng ghép nội dung giáo dục đạo đức cách mạng, tinh thần đóng góp xây dựng quê hương đất nước vào trong các bài giảng lịch sử để học sinh học tập noi theo. Một mặt nó góp phần giáo dục tư tưởng, tình cảm đạo đức, hình thành nhân cách cho các em đúng với mục tiêu giáo dục của nhà trường. 4/ Nội dung 4.1 Nội dung đạo đức cách mạng cần giáo dục cho học sinh Đạo đức cách mạng là truyền thống đạo đức của dân tộc Việt Nam, được hình thành và phát triển qua quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước Đạo đức cách mạng là: Lòng yêu nước, tinh thần hy sinh tự nguyện đóng góp vì lợi ích dân tộc, nghị lực vượt qua khó khăn, gian khổ, tin vào tương lai cách mạng của dân tộc Đạo đức cách mạng được thể hiện qua những tấm gương về sự hy sinh đóng góp cho tổ quốc qua các thời kì lịch sử: Bà Trưng, bà Triệu, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung, Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Anh Trỗi, Anh Trương Đình Nam....Các chiến sĩ ngoài mặt trận: cái đói, cái khát, cái chết ...không quật ngã được họ, họ vẫn kiên trì bám giặc, chiến đấu anh dũng, giành thắng lợi vẻ vang. Quần chúng ở hậu phương: hy sinh của cải cho kháng chiến, nhịn ăn, nhịn mặc để ủng hộ kháng chiến, tham gia thanh niên xung phong thông đường cho xe ta ra trận, vận chuyển hàng hoá, đạn dược lên chiến trường...hi sinh cả tuổi thanh xuân của mình, khuyên chồng con đi tòng quân, đem vàng góp vào quỹ của chính phủ, là sự cần cù lao động, sáng tạo văn học nghệ thuật để đấu tranh với địch, về sự bền bỉ đấu tranh để bảo vệ nền văn hoá dân tộc... Nội dung đạo đức cách mạng cần tập trung giáo dục cho học sinh thông qua các giờ học lịch sử là lòng yêu nước, tinh thần hi sinh đóng góp to lớn của nhân dân qua các thời kì của đất nước. 4.2 Nội dung chương trình giảng dạy lịch sử có thể lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh Đạo đức cách mạng được hình thành qua một thời gian lâu dài của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước. Việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh cũng phải bắt đầu bằng những câu chuyện kể lịch sử đơn giản từ thời tiểu học như: chuyện kể về cuộc đời Bác Hồ, về những tấm gương anh hùng: Kim Đồng, Võ Thị Sáu, Lê Văn Tám, Trần Quốc Toản... Ở bậc trung học cơ sở, trong hầu hết các bài lịch sử dân tộc, giáo viên đều có thể khai thác, lồng ghép việc giáo dục đạo đức cách mạng cho học sinh. Bằng các sự kiện lịch sử chân thực, sinh động, những tấm gương anh dũng tuyệt vời của các anh hùng qua các giai đoạn lịch sử, những trận đánh quyết tử, những chiến thắng vẻ vang, những đóng góp vật chất lẫn tinh thần của những người đi trước để khơi dậy trong các em sự rung cảm mạnh mẽ về quá khứ, từ đó các em hiểu được rằng, để có được cuộc sống thanh bình, hạnh phúc như ngày hôm nay, đã có biết bao người ngã xuống trên mảnh đất này, giành giật từng tấc đất cho quê hương. Giáo viên có thể phân thành các loại bài lịch sử góp phần giáo dục truyền thống đạo đức cách mạng cho học sinh theo các chủ đề để thuận lợi cho việc chọn nội dung, phương pháp thực hiện mục đích giáo dưỡng: -Loại bài về đấu tranh chống xâm lược -Loại bài về lao động sản xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật đấu tranh ách thống trị của bọn đô hộ trong các lĩnh vực KT-VH-XH -Lịch sử địa phương 4.2/1-Loại bài về đấu tranh chống xâm lược *Lịch sử lớp 6 Bài 17,18: Cuộc khởi nghĩa hai bà Trưng ̣ Nội dung đạo đức cách mạng cần được giáo dục cho học sinh là: Lòng yêu nước, ý chí kiên quyết đấu tranh, tinh thần hy sinh anh dũng của hai bà và sự tham gia đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân Bài 20: Từ sau Trưng vương đến trước Lí Nam Đế (giữa thế kỉ I-giữa thế kỉ VI ) Nội dung cần giáo dục cho học sinh là: Ý chí không chịu khuất phục kẻ thù và tinh thần chiến đấu , hi sinh dũng cảm của bà Triệu Bài 21: Khởi nghĩa Lí Bí - Nước Vạn Xuân ̣ (542 – 602) Nội dung cần giáo dục cho học sinh: Ý chí quật cường, kiên quyết đấu tranh chống ngoại xâm của dân tộc Bài 23: Những cuộc khởi nghĩa lớn trong các thế kỉ VII – IX Nội dung cần giáo dục cho học sinh: tinh thần chiến đấu bền bỉ, quên mình vì độc lập của tổ quốc Bài 27: Ngô Quyền và chiến thắng Bạch Đằng năm 938 Nội dung cần giáo dục học sinh: thông qua trận thuỷ chiến đầu tiên, vĩ đại trong lịch sử dân tộc truyền cho các em ý chí quật cường, tự hào của dân tộc *Lịch sử lớp ̃7 Bài 11: Cuộc kháng chiến chống xâm lược Tống (1075 – 1077) Nội dung cần giáo dục học sinh: tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập dân tộc Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông-Nguyên(TK XIII) Nội dung đạo đức cách mạng cần được giáo dục cho học sinh là: Tinh thần yêu nước, chiến đấu hy sinh anh dũng của tướng sĩ Đại Việt dưới thời Trần, sự đóng góp hy sinh to lớn của các tầng lớp nhân dân Bài 19: Khởi nghĩa Lam sơn (1414 – 1427) Nội dung cần giáo dục học sinh: Lòng yêu nước, tinh thần vượt gian khổ, chiến đấu hi sinh anh dũng để bảo vệ độc lập, lãnh thổ Bài 25: Phong trào Tây Sơn Nội dung cần giáo dục cho học sinh: tinh thần đấu tranh chống áp bức, sự dũng trí của Nguyễn Huệ, biết ơn Quang Trung *Lịch sử lớp ̃8: Giai đoạn lịch sử: cuộc kháng chiến chống thực dân pháp từ năm 1858 đến cuối thế kỉ XIX Nội dung giáo dục cho học sinh: tinh thần yêu nước, bất khuất chống kẻ thù dân tộc bảo vệ tổ quốc của cha ông. Từ đó các em nhận thức được giá trị của cuộc sống bình yên hôm nay. Giáo dục các em lòng biết ơn, khâm phục đối với cha ông, những người không quản ngại hi sinh, kiên cường, bất khuất đấu tranh chống xâm lược, bảo vệ độc lập tự do cho tổ quốc, họ là những tấm gương sáng để các em noi theo *Lịch sử lớp 9 -Bài 24: Cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng chính quyền dân chủ nhân dân( 1945-1946 ) Nội dung đạo đức cách mạng cần nhấn mạnh giáo dục các em ở bài này là tinh thần yêu nước, tinh thần cách mạng, sự hy sinh về vật chất, đóng góp xây dựng quê hương đất nước Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp( 1946-1950 ) Nội dung đạo đức cách mạng cần lồng ghép giáo dục học sinh trong bài này là: Tinh thần yêu nước, tinh thần chiến đấu anh dũng, tinh thần hy sinh về vật chất của nhân dân đóng góp vào cuộc kháng chiến để đi đến thắng lợi -Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân pháp xâm lược kết thúc( 1953-1954 ) Nội dung đạo đức cách mạng cần giáo dục các em: Lòng yêu nước, tinh thần chiến đấu ngoan cường dũng cảm của bộ đội, tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua mọi gian khổ, sự đóng góp to lớn của mọi tầng lớp nhân dân, đặt lợi ích của cách mạng, của dân tộc lên trên hết -Bài 29: Cả nước trực tiếp chiến đấu chống Mĩ cứu nước( 1965-1973 ) Nội dung đạo đức cách mạng cần lồng ghép giáo dục các em: Lòng yêu nước, tinh thần tự nguyện, tự giác đóng góp sức người, sức của to lớn của nhân dân cả nước cho cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước....... 4.2/2-Loại bài về lao động sản xuất, sáng tạo văn học, nghệ thuật, đấu tranh chống ách thống trị của bọn đô hộ trong các lĩnh vực kinh tế-văn hoá-xã hội Ở phần cơ sở thực tiễn tôi có nêu hạn chế của các giáo viên lịch sử trong việc giáo dục truyền thống yêu nước cho học sinh , chỉ mới chú trọng ở các loại bài đấu tranh chống ngoại xâm, chưa quan tâm tới các lĩnh vực khác. Truyền thống yêu nước của con người Việt Nam không chỉ thể hiện qua tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm mà còn được thể hiện qua truyền thống cần cù lao động sản xuất, sáng tạo trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, đấu tranh chống bọn đô hộ gìn giữ bản sắc dân tộc. Giáo viên chọn những bài có thể lồng ghép giáo dục tinh thần cần cù lao động, sáng tạo văn học nghệ thuật, bền bỉ đấu tranh, duy trì sự phát triển kinh tế của đất nước, giữ gìn nền văn hoá dân tộc qua từng giai đoạn thăng trầm của đất nước *Lịch sử lớp 6 Bài 19: Từ sau Trưng vương đến trước Lí Nam Đế (giữa thế kỉ I-giữa thế kỉ VI) Nội dung cần giáo dục cho học sinh: mặc dù bị kìm hãm, bị bóc lột tàn bạo nhưng nhân dân ta vẫn bền bỉ, kiên trì đẩy mạnh sản xuất vì thế đã tạo ra sự phát triển về mọi mặt trong nông nghiệp Bài 20: Từ sau Trưng vương đến trước Lí Nam Đế (giữa thế kỉ I-giữa thế kỉ VI ) Nội dung cần lồng ghép giáo dục học sinh: với chính sách nô dịch về văn hoá hết sức hiểm độc của bọn phong kiến phương Bắc, tổ tiên ta đã kiên trì đấu tranh bảo vệ phong tục tập quán, văn hoá của người Việt *Lịch sử lớp 7 Bài 23: Kinh tế - văn hoá thế kỉ XVI – XVIII Nội dung cần giáo dục cho học sinh: tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động của người nông dân, thợ thủ công Việt Nam. Sáng tạo về văn hoá: văn học chữ Nôm. Nhân dân vẫn duy trì và phát triển nếp sống văn hoá truyền thống. 4.2/3-Các tiết lịch sử địa phương Lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc, nó gần giũi với học sinh nơi các em đang sinh sống. Những địa danh, sự kiện, nhân vật lịch sử...trong bài lịch sử địa phương mà các em đang học đều quá đỗi quen thuộc. Nên tư liệu lịch sử địa phương có tính thuyết phục, tạo niềm tin đối với học sinh rất tốt.Nếu giáo viên lịch sử dạy tốt các tiết lịch sử địa phương thì sẽ giáo dục lòng tự hào về quê hương, các em càng cảm thấy yêu quê hương mình hơn, sẽ tích cực đóng góp để xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp Đối với giáo viên lịch sử ở Đại Lộc, ngoài việc dạy lịch sử chung của Đại Lộc thì giáo viên dạy ở địa bàn xã nào thì sẽ liên hệ về lịch sử của xã đó để giáo dục truyền thống yêu nước đấu tranh cách mạng cho các em.Bản thân tôi thì tôi chọn những nội dung sau để lồng ghép giáo dục đạo đức cách mạng cho các em -Bài: Phong trào chống thuế ở huyện Đại Lộc 1908 Bài này giáo viên cung cấp những nhân vật, sự kiện cụ thể cho học sinh thấy năm 1908 phong trào chống thuế nổ ra

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docGiáo dục đạo đức cách mạng tinh thần đóng góp xây dựng quê hương đất nước cho học sinh thông qua bài học lịch sử.doc
Tài liệu liên quan