Mỗi đứa trẻ có nhân cách phát triển tốt thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và môi trường xã hội.
Như chúng ta đã biết hoàn cảnh của em Tuấn ở trên, là gia đình khá giả nên được cưng chiều, nhưng tùng không vì thế mà cố gắng học hành ngược lại em coi việc học hành như là bắt buộc. Bố mẹ của em không có thời gian để quan tâm, nhắc nhở. Đã thế, ý thức tu dưỡng, rèn luyện của Tuấn chưa cao, thậm chí không có, Tuấn còn giao du với nhiều bạn bè xấu cùng với tính “non nớt” và dễ bị kích động là điều tất yếu. Những điều đó góp phần làm cho Tuấn có cơ hội trở thành học sinh cá biệt.
10 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15014 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục học sinh cá biệt trong trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giới thiệu đề tài
Tâm lý học Mác Xít đã khẳng định rằng : Bản tính của con người không thể tạo ra từ trong bản thân dơn độc của mỗi người , không “di truyền” sẵn trong mã di truyền của cơ thể con người, mà ở trong loài người (trong nền văn hóa vật chất và tinh thần do loài người sáng tạo ra) được chuyển thành ở từng người.
Lứa tuổi học đường vốn là lứa tuổi mà mỗi người đang tự hoàn thiện mình về tư chất cũng như nhân cách. Đây là lứa tuổi có thể xem là “đẹp nhất” tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp “cá biệt” nhất là trong thời đại hiện nay khi mà cả xã hội đang phát triển song song nhiều cái tốt thì nhiều cái xấu cũng có diều kiện xâm nhập.
Vậy hiện tượng “cá biệt” ở lứa tuổi học đường là như thế nào? Đó là vấn đề mà nội dung đề tài này đang nghiên cứu và đi đến câu trả lời đó.
I . Tính cấp thiết của đề tài
Giáo dục học sinh cá biệt là một vấn đề nhức nhối của nền giáo dục trong mọi thời đại. Muốn giáo dục học sinh cá biệt ta phải biết rõ, tìm hiểu rõ nguyên nhân dẫn đến có học sinh “cá biệt” đó để có tác động thích hợp. Mặc dù những người nhiệt huyết với nghề, không phải ai cũng có đủ thời gian làm việc này. Chính vì vậy tôi chọn đề tài nghiên cứu này nhằm tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm. Với hi vọng trong thời gian KTSP này , sẽ tìm ra được cơ sở thực tiễn ban đầu cho những giải pháp sư phạm trong công tác giáo dục học sinh cá biệt nhằm góp phần nâng cao hiệu quả học sinh cá biệt và hơn hết trả lại cho các em tuổi học trò đẹp đẻ đúng với ý nghĩa của nó.
II. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm. Tạo ra cơ sở thực tiễn: Từ đó xây dựng những phương pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.
III . Đới tượng và khách thể nghiên cứu
1. Đối tượng Vấn đề lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt và nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.
2. Khách thể nghiên cứu: Tuấn học sinh lớp 11b4 – Trường THPT Lê Hồng Phong – Hưng Nguyên – Nghệ An.
IV . Giả thiết khoa học
Nếu tìm hiểu được nguyên nhân đãn đến hiện tượng học sinh các biệt ở lớp chủ nhiệm thì sẽ có cơ sở thực tiễn cho quá trình sư phạm, nâng cao được hiệu quả giáo dục học sinh các biệt ở lớp chủ nhiệm nói riêng và ở các lớp khác nói chung
V . Nhiệm vụ tìm hiểu
1 . Tìm hiểu cơ sở lý luận của việc giáo dục học sinh cá biệt.
2 . Điều tra nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm
3 . Đưa ra những biện pháp sư phạm nhằm nâng cao hiệu quả của việc giáo dục học sinh cá biệt.
VI . Giới hạn nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết hai vấn đề
1. Xây dựng cơ sở lý luận về việc giáo dục học sinh các beieetjowr lớp chủ nhiệm.
2. Điều tra thực trạng những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.
VII . Cấu trúc đề tài
Ngoài phần mở đầu , kết luận , nội dung chính gồm hai chương ;
Chương I : Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu.
Chương II: Những nguyên nhân dẫn đến học sinh cá biệt
Nội dung
Chương I :
Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
I. Lý luận về hiện tượng học sinh các biệt nói chung và hiện tượng học sinh các biệt ở lớp chủ nhiệm nói riêng
1. Khái niệm về học sinh cá biệt
Hiện tượng học sinh các biệt là một hiện tượng đặc biệt ở lứa tuổi mọi học sinh . Là hiện tượng học sinh vi phạm các chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực xã hội biểu hiện ở phẩm chất đạo đức, học lực của học sinh.
1.1. Khái niệm về học sinh các biệt ở lớp chủ nhiệm
Hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm là hiện tượng học sinh hư không phù hợp với các chuẩn mực đạo đức và xã hội mà tập thể lớp đang có. Biểu hiện trong các lĩnh vực vui chơi , giao tiếp, sinh hoạt,v v trong lớp.
Hiện tượng học sinh cá biệt là kết quả giáo dục nhiều năm rèn luyện trên ghế nhà trường cũng như môi trường xã hội cộng đồng nơi ở ..... và sự tự giáo dục của học sinh đó.
Hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp có hai đặc trưng:
+ Do thiếu quan tâm của gia đình.
+ Mức độ hư hỏng chưa đến mức độ nghiêm trọng
II. Lý luận về nội dung, phương pháp và các con đường giáo dục học sinh các biệt
1. Nội dung giáo dục học sinh các biệt.
Giáo dục học sinh cá biệt trong lớp là thái độ tình cảm đúng đắn với những học sinh cá biệt đó.
Bằng lý luận thực tiễn, cung cấp cho học sinh cá biệt lớp chủ nhiệm những cách thức, biện pháp để học tập, rèn luyện có kết quả tốt.
Ngăn chặn những ảnh hưởng (nếu có) tách khỏi những học sinh hư hỏng, những tệ nạn xã hội, phát huy lối sống lành mạnh, tích cực.
Kết hợp giữa giáo dục và dạy học.
2. Phương pháp và hiện tượng giáo dục học sinh các biệt
a. Phương pháp
Giáo dục học sinh cá biệt là nhiệm vụ luôn đặt ra cho giáo viên chủ nhiệm. Trước hết và quan trọng nhất là làm cho học sinh hiểu được quan điểm của mình là Giáo dục, chứ không phải là quan điểm nào khác. Điều quan trọng nhất là : Giáo dục học sinh cá biệt bằng phương pháp thúy phục, mềm dẻo linh hoạt, dạy dỗ, sau cùng là phương pháp bắt buộc (nếu cần thiết) dây là phương pháp cuối cùng.
Chúng ta cần sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
Phương pháp sát sư phạm
Phương pháp điều tra
Phương pháp đàm thoại
Phương pháp tác động cá biệt
Phương pháp khen thưởng
Phương pháp trách phạt
Phương pháp tác động song song (giáo dục tập thể)
Phương pháp bùng nổ sư phạm
b. Biện pháp
Chúng ta nên sử dụng những biện pháp sau :
Điều chỉnh hành vi cụ thể.
Nêu yêu cầu trực tiếp, hoặc gián tiếp.
Thuyết phục và hạn chế trừng phạt bằng biện pháp chính của cộng đồng.
Tiến hành thường xuyên.
3. Lý luận về nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt.
Hiện tượng học sinh cá biệt là hiện tượng phẩm chất , nhân cách của học sinh phát triển sai lệch so với các chuẩn mực chung.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt. Do môi trường xã hội thiếu lành mạnh, do sự thiếu quan tâm của gia đình, tất cả tạo điều kiện cho học sinh hư hỏng, ngoài ra do ảnh hưởng của những người sống xung quanh.
4. Sự cần thiết phải giáo dục học sinh các biệt ở lớp chủ nhiệm.
Xuất phát từ việc nhận thức quá trình hình thành và pháp triển nhân cách của học sinh ở giai đoạn PTTH là giai đoạn quan trọng nhất. Bởi vì ở giai đoạn này học sinh đang tự hoàn thiện mình về nhân cách, lẫn quan niệm sống, và vai trò của người giáo viên chủ nhiệm trở nên quan trọng và cần thiết hơn bao giờ hết.
Chương II:
Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng
học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm
I. Thực trạng về hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm
Lớp chủ nhiệm 11B4 của tôi thuộc trường PTHT Lê Hồng Phong – Hưng Nguyên - Nghệ An. Trường nằm cách trung tâm huyện khoảng 4km cách Thành phố Vinh 7 km. Trường thuộc xã Hưng Thông Huyện Hưng Nguyên. Trường thành lập tháng 09/1965. Trường mang tên cố tổng bí thư Lê Hồng Phong một nhà cách mạng yêu nước. có truyền thống học tập và hoạt động bề nổi khá tốt trong tỉnh.
Tuy nhiên trường cũng có nhiều học sinh các biệt. Riêng lớp 11B4 có em Lê Văn Tuấn có lý lịch đặc biệt, trước đây là học sinh của trường học được thời gian thì nhập ngũ. Sau khi hết hạn ra quân và về học tập tại trường, cụ thể là sinh hoạt tại lớp 11B4. Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, bố mẹ làm kinh tế không lo đến việc học hành và sinh hoạt của Tuấn nên Tuấn thường xuyên trốn tiết, bỏ học, và có vẻ bất cần, nhiều lúc có thái độ không tốt với các cô giáo viên bộ môn và hay đi học muộn.
Tuấn được học lại vì nhà trường ưu tiên bộ đội xuất ngủ, tuy trước đây đã là học sinh cá biệt của trường. Do đã được huấn luyện trong môi trường quân đội nên chắc chắn sẽ chững chạc hơn về suy nghĩ và được rèn luyện tốt nhưng khi về trường Tuấn đã không cố gáng lơ là chuyện học hành.
Học lực của Tuấn hồi cấp II cũng không tốt lắm. ngồi trong lớp Tuấn không chú ý nghe cô giáo giảng bài. ở nhà Tuấn thường hay đi chơi với bạn xấu, đánh game và bia v v ...
Giáo viên bộ môn chỉ có trách nhiệm lên lớp đúng giò, giảng xong bài, còn hoàn cảnh cụ thể của mỗi em như thế nào thì họ không thể nắm rõ được và cũng ít quan tâm tới.
Giáo viên chủ nhiệm lớp là một người thường xuyên quan tâm tới lớp, luôn dành thời gian quán xuyến lớp. Vì tập thể lớp 11B4 đã gắn bó với cô gần hai năm trời, đồng thời là một tập thể khá gương mẫu của trường trong học tập lẫn trong hoạt động.
Tóm lại hiện tượng học sinh cá biệt này đáng thông cảm hơn là đáng trách. Nhưng không thể cứ thế mà buông thả. Bởi vì, mức độ cá biệt bây giờ chưa thật nghiêm trọng. Do vậy, chúng ta những nhà sư phạm cần có biện pháp sư phạm để uốn nắn kịp thời nhằm trả lại tuổi học sinh tươi đẹp cho các em.
II. Những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm.
xét về mặt chủ quan và mặt khách quan có các nguyên nhân chính sau:
1. Về gia đình:
Mỗi đứa trẻ có nhân cách phát triển tốt thì phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và môi trường xã hội.
Như chúng ta đã biết hoàn cảnh của em Tuấn ở trên, là gia đình khá giả nên được cưng chiều, nhưng tùng không vì thế mà cố gắng học hành ngược lại em coi việc học hành như là bắt buộc. Bố mẹ của em không có thời gian để quan tâm, nhắc nhở. Đã thế, ý thức tu dưỡng, rèn luyện của Tuấn chưa cao, thậm chí không có, Tuấn còn giao du với nhiều bạn bè xấu cùng với tính “non nớt” và dễ bị kích động là điều tất yếu. Những điều đó góp phần làm cho Tuấn có cơ hội trở thành học sinh cá biệt.
2. Hoàn cảnh xã hội:
Trong điều kiện xã hội phát triển, giao lưu kinh tế - xã hội và văn hóa rộng rãi như hiện nay bên cạnh những mặt tốt cũng kéo theo nhiều mặt xấu, nó góp phần làm gia tăng, phát triển các tệ nạn xã hội.
3. Về nhà trường:
Trường PTTH Lê Hồng Phong có tính chất vừa là thành thị nữa nông thôn gần thành phố Vinh. Do vậy học sinh ở đây được tiếp thu văn hóa thiếu lành mạnh của thành phố. Đặc biệt ở Hưng Nguyên là điểm nóng về tệ nạn xã hội nên học sinh trong trường dễ bị ảnh hưởng. Nếu nhà trường có những biện pháp ngăn chặn kịp thời, đúng mức thì tôi chắc chắn các em sẽ tiến bộ và phát triển những tư chất như bao học sinh bình thường khác.
4. Bản thân tự giáo dục thêm:
Trong quá trình giáo dục: sự tự giáo dục đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và hình thành nhân cách của mỗi con người nói chung và của mỗi học sinh nói riêng. Cho dù sự giáo dục cũng như môi trường, cộng đồng... tác động tốt đến mấy mà bản thân đối tượng được giáo dục không tự giáo dục sẽ không đạt được kết quả khả quan.
Sự tự giáo dục được hiểu là tính tính tích cực, chuyên cần, tự ý thức được mình trong mọi lĩnh vực giáo dục nhận thức.
Người ta cho rằng thói hư tật xấu bắt nguồn từ bố mẹ do di truyền. Cũng như bố, mẹ là cái “gương” để con cái noi theo. Bố mẹ không lành mạnh sẽ tác động tiêu cực đến thế hệ con cái. Nhưng ở đây theo tôi được biết, em Tuấn có một gia đình yên ấm, hòa thuận, bố, mẹ, là những người tốt, có đạo đức, và có lối sống lành mạnh.
Kết Luận
I. Những kết luận chung
Kết quả nghiên cứu qua giải quyết những vấn đề mà đề tài đã đặt ra, tôi có một số kết luận như sau:
Hiện tượng học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm chưa hẳn là do di truyền, mà chủ yếu là do sự giáo dục của gia đình, nhà trường và xã hội.
vấn đề giáo dục học sinh cá biệt là một vấn đề cấp thiết và nhạy cảm đối với nàh trường cũng như xã hội, nhất là đối với nhà trường phổ thông.
- Hiện tượng học sinh cá biệt mà cụ thể là em Lê Văn Tuấn chưa đến mức nghiêm trọng nhưng cũng cần được quan tâm; bởi vì học lực cũng như đạo đức của em đều yếu.
- Nên xem sự tiến bộ của học sinh cá biệt là tiêu chuẩn đánh giá trình độ của giáo viên, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Sự đánh giá giáo dục chỉ có thể đóng vai trò chủ đạo khi kết hợp chặt chẽ các ảnh hưởng giáo dục.
Để sự tiến bộ ở em Lê Văn Tuấn rất cần sự quan tâm và giáo dục của nhà trường, giáo viên chủ nhiệm cũng như các giáo viên bộ môn khác giảng dạy ở lớp. Cần có sự quan tâm của gia đình, bạn bè. Tránh cô lập em. Đặc biệt, khi về nhà, gia đình cần có biệt pháp “sư phạm” quan tâm hơn nữa đến việc học hành và tu dưỡng của em.
II. Đề xuất sư phạm
Để giáo dục học sinh cá biệt đạt kết quả cao, qua nghiên cứu, tôi có một số đề xuất sau:
- Để giáo dục tốt học sinh cá biệt ở lớp chủ nhiệm, trước hết người giáo viên chủ nhiệm cần phải là một người tốt, gưỡng mẫu để học sinh học tập và noi theo. Biết sử dụng các phương pháp cũng như biện pháp hợp một cách hợp lý, đúng lúc, đúng đối tượng.
- Cần kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng giáo dục; đó là: Nhà trường, gia đình, cộng đồng xã hội....
Vấn đề giáo dục học sinh cá biệt là một vấn đề bức xúc trong nền giáo dục nên cần được mọi người coi trọng và quan tâm.
cần phải giáo dục học sinh cá biệ một cách từ từ, từng bước một bằng cách thuyết phục là chính, hạn chế trách phạt hành chinh; trùng phạt là cách giáo dục cuối cùng.
Tài liệu tham khảo
1. Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm
PGS. Lê Văn Hông. NXB Giáo dục 1995.
2. Tâm lý học sư phạm
Trường ĐHSP Hà Nội, 1994.
3. Tổ chức hoạt động giáo dục.
PGS. Hồ Nhất Thăng, PTS Lê Tiến Hùng, Hà Nội 1996.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giáo dục học sinh cá biệt trong trường học.doc