Đề tài Giáo dục tư tưởng đạo đức, cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê - Gia Lai trong tình hình hiện nay

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. . 1

PHẦN HAI: NỘI DUNG. 3

Chương I: Một số vấn đề về cơ sơ lí luận của đề tài. 3

1./ Mốt số khái niệm. 3

2./ Một số quan điểm của Hồ Chủ tịch, của Đảng và Nhà nước

về giáo dục đạo đức con người. . 4

Chương II: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh

dân tộc thiểu số trong những năm qua ở thị trấn Chư Sê. 6

1./ Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thị trấn Chư Sê tỉnh Gia Lai. 6

2./ Thực trạng công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh dân tộc

ở thị trấn Chư Sê trong những năm qua. 6

Chương III: Một số biện pháp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Cao Bá Quát Thị Trấn Chư Sê trong tình hình hiện nay.

1./ Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đường lối, quan điểm

giáo dục của Đảng cho đội ngũ giáo viên, cho công nhân viên,

học sinh và các lực lượng giáo dục khác. 8

2./ Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh

dân tộc thiểu số thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. 10

3./ Thông qua hoạt động khác của các tổ chuyên môn để giáo dục

tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số. 11

4./ Thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tăng cường

công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho hoc sinh dân tộc thiểu số. 11

5./ Liên hệ thường xuyên với cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương. 12

PHẦN BA: KẾT LUẬN. . 14

 

 

 

 

 

 

 

doc17 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3637 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giáo dục tư tưởng đạo đức, cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê - Gia Lai trong tình hình hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: MỞ ĐẦU LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Đất nước ta đang tiến hành sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa, xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu để từng bước tiến lên chủ nghĩa xã hội. Đây là con đường đúng đắn mà Đảng và Bác Hồ đã chọn. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn xây dựng CNXH trước hết phải có con người xã hội chủ nghĩa” nên chiến lược con người phải được đặt lên hàng đầu và giáo dục đóng vai trò quan trọng. Trong những năm qua sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ đã được các cấp, các ngành và toàn xã hội đặc biệt quan tâm. Nhiều nghị quyết quan trọng của Đảng đã xác định rõ vai trò, vị trí, trách nhiệm của nhà trường và xã hội trong việc giáo dục thế hệ trẻ đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, hướng tới mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. Cùng chung với xu thế phát triển của đất nước Gia Lai vùng đất Tây Nguyên khô cằn thuở xưa giờ đã không ngừng thay da, đổi thịt. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số cũng đã từng bước đổi thay. Trong sự đổi thay của toàn tỉnh Chư Sê cũng có những đóng góp đáng kể. Đồng bào các dân tộc của huyện đã đoàn kết một lòng cùng nhau xây dựng Chư Sê trở thành huyện có tiềm năng phát triển kinh tế vững mạng của tỉnh. Song từ năm 2001 các thế lực thù địch đã không ngừng kích động đồng bào dân tộc, lôi kéo thanh thiếu niên gây nên tình hình phức tạp về an ninh. Trước tình hình thực tế về trình độ dân trí, nhận thức của người dân ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số còn có nhiều hạn chế. Công tác tuyên truyền giáo dục của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể đã có nhiều cố gắng song vẫn còn những tiềm ẩn trong tư tưởng, nhận thức của đồng bào nhất là trong lứa tuổi thanh thiếu niên ở đây. Trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê mới được thành lập từ năm học 2003 - 2004. Năm học 2005 – 2006 trường có 22 lớp với tổng số 867 học sinh trong đó 146 em là người dân tộc thiểu số ở 3 làng Tốt Biếch, Hăng Ring, Glan về học. Đáng chú ý là số học sinh ở làng Tốt biếch một làng được gọi là “nóng” đối với công tác an ninh của thị trấn cũng như của Huyện và Tỉnh. Những năm học trước 2003 các em về học dưới trường THCS Chu Văn An đã có nhiều em nghỉ học và có em còn theo cha mẹ về thành phố Pleiku trong vụ gây rối ngày 2/2/2001. Mặc dù sau đó BGH nhà trường và giáo viên chủ nhiệm đã xuống từng gia đình để động viên các em đến trường song kết quả đạt được cũng không được như ý muốn. Là một cán bộ quản lí giáo dục tôi thật sự trăn trở và tìm mọi biện pháp giáo dục để tác động vào tư tưởng, nhận thức của các em, những tâm hồn còn quá ngây thơ trong trắng kia giúp các em có nhận thức đúng để dẫn đến hành động đúng theo mục tiêu giáo dục của nhà trường XHCN. Tôi mạnh dạn viết đề tài: “Giáo dục tư tưởng đạo đức, cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê - Gia Lai trong tình hình hiện nay ”. Trên cơ sở thực tiễn đã áp dụng có hiệu quả ở nhà trường. Kết quả của đề tài mong muốn được áp dụng ở một số đơn vị trường học có điều kiện tương tự, tôi rất mong nhận được sự góp ý của hội đồng giám khảo và đồng nghiệp. PHẦN HAI: NỘI DUNG CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1./ Một số khái niệm. 1.1./ Giáo dục: * Giáo dục là hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong những giai đoạn lịch sử nhất định. * Giáo dục được hiểu như là quá trình tác động tới thế hệ trẻ về mặt tư tưởng, đạo đức, hành vi, ... nhằm hình thành niềm tin, lý tưởng, động cơ, thái độ và những hành vi thói quen cư xử đúng đắn trong xã hội. 1.2./ Đạo đức: Có thể hiểu theo một vài khái niệm sau: - Đạo đức là một hình thái ý thức xã hội, là tổng hợp những quy tắc, nguyên tăc, chuẩn mực xã hội nhờ đó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người và tiến bộ xã hội trong quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân và xã hội. - Đạo đức là toàn bộ những quy tắc. Chuẩn mực biểu hiện sự tự giác trong quan hệ giữa con người với con người. Giữa con người với cộng đồng xã hội, với tự nhiên và cả bản thân mình. 1.3./ Hành vi đạo đức: Là một hành động tự giác được thúc đẩy bởi một động cơ có ý nghĩa về mặt đạo đức. 1.4./ Hành vi lệch chuẩn: - Chuẩn mực xét về mặt thống kê: Đại đa số các thành viên trong cộng đồng có hành vi tương tự như nhau trong các hoàn cảnh xác định nào đó thì hành vi đó được xem xét như là chuẩn mực. Những hành vi nào khác như vậy thì được coi là hành vi lệch chuẩn. - Chuẩn mực chức năng: Loại chuẩn này được xác định ở mỗi cá nhân khi một hành vi được xem là hợp chuẩn là hành vi phù hợp với mục đích đặt ra. Còn hành vi không phù hợp với mục đích đặt ra là hành vi lệch chuẩn. 1.5./ Giáo dục đạo đức: - Giáo dục đạo đức cho học sinh chính là sự tác động có mục đích, có kế hoạch nhằm hình thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng, quan điểm, lập trường giai cấp, bồi dưỡng cho các em những thói quen hành vi đạo đức tốt, những nét tính cách của con người Việt Nam mới, con người vừa có đức vừa có tài. 1.6./ Tại sao phải nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức: Do tính quy luật của thời đại, do sự phát triển của xã hội, do khoa học và kĩ thuật ngày càng tiên tiến, do nhu cầu của con người ngày càng cao. Xã hội đòi hỏi con người phải có phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực chuyên môn mới đáp ứng được. Ngày nay trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới việc đào tạo và bồi dưỡng đạo đức cách mạng cho thế hệ trẻ là việc làm cần thiết và cấp bách hơn lúc nào hết. Nghị quyết TW 5 khoá VIII đã nhận định. “Tư tưởng đạo đức, lối sống và đời sống văn hoá được coi là lĩnh vực quan trọng nhất hiện nay và cần được quan tâm”. 2./ Một số quan điểm của Hồ Chủ tịch, của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức con người. - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy “Đạo đức là cái gốc của người cách mạng. Đạo đức là cái gốc của con người phát triển toàn diện mà trường phổ thông có trách nhiệm đào tạo”. - Bác còn khẳng định “Người có tài mà không có đức chỉ là người vô dụng. Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó.” - Nghị quyết TW 5 khoá VIII trang 81 có viết: “Phải quan tâm giáo dục lý tưởng đạo đức và lối sống văn hoá cho thế hệ trẻ”. [81; 2] - Đại hội IX đã nói rõ trong văn kiện “Cần tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho học sinh, sinh viên”. Nghị quyết còn khẳng định “Phải xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực, sáng tạo, có ý thức cộng đồng, lòng nhân ái khoan dung, tôn trọng nghĩa tình, lối sống có văn hoá, quan hệ hài hoà trong gia đình, cộng đồng và xã hội. ” [114]. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CÔNG TÁC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC ĐỐI VỚI HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG NHỮNG NĂM QUA Ở THỊ TRẤN CHƯ SÊ 1./ Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thị trấn Chư Sê tỉnh Gia Lai. Chư Sê là một huyện được thành lập từ tháng 8/1981 nằm ở phía Nam của tỉnh Gia Lai có diện tích tự nhiên là 135.098 ha. Dân số hiện nay khoảng 139.000 người. Thị trấn Chư Sê nằm ở trung tâm huyện nơi có hai con đường quốc lộ 14 và quốc lộ 25 gặp nhau tại ngã ba Cheo reo. Thị trấn có diện tích tự nhiên 28 km2, với số dân hơn 22.000 người. Với 23 tổ dân phố, thôn, làng trong đó có 6 làng đồng bào dân tộc chủ yếu là dân tộc Jarai. Chư Sê là một huyện có giầu tiềm năng phát triển cây công nghiệp dài ngày như Cao su, Cà phê, Hồ tiêu ... Trong những năm gần đây giá cả các mặt hàng nông sản như Hồ tiêu, Cà phê, không ổn định, có thời điểm xuống thấp hơn giá thành phẩm. Kinh tế nhiều gia đình người kinh cũng như đồng bào dân tộc gặp khó khăn. Vấn đề chăm lo đến việc học hành, nuôi dạy con cái của một số phụ huynh thiếu chu đáo, hoặc từ nhận thức của gia đình, bản thân cha mẹ các em bị bọn xấu dụ dỗ, lừa phỉnh nên các em dễ dàng bị ảnh hưởng. Qua tìm hiểu một số vấn đề về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương thì các yếu tố gia đình, xã hội đã ảnh hưởng không nhỏ đến tư tưởng, đạo đức của các em nhất là đối tượng học sinh dân tộc. 2./ Thực trạng công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh dân tộc ở thị trấn Chư Sê trong những năm qua. Tìm hiều về công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Chu Văn AN thị trấn Chư Sê trong những năm trước 2002 tôi được biết :Chu Văn An là một trường lớn trong huyện , công tác giáo dục đạo đức cho HS trong trường luôn được nhà trường chú trọng, đặc biệt quan tâm hơn là HS “cá biệt” với những hành vi lệch chuẩn về đạo đức. Việc quan tâm đến công tác giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số ở địa phương để có những biện pháp giáo dục cụ thể nhà trường lại chưa chú trọng mà giao cho GVCN . Chính vì vậy nên thiếu sự phối kết hợp đồng bộ giữa nhà trường, gia đình và xã hội để giáo dục các em.Do đó khi xảy ra sự việc biểu tình của đồng bào dân tộc vào ngày 2/2/2001 tại thành phố Plei Ku thì có cả HS là người dân tộc thiểu số của trường tham gia,với cùng một lí do: “đi thăm bà con”. Sau sự việc này thì nhiều HS đã nghỉ học luôn,số HSđược vận động ra lớp trở lại rất ít chỉ đạt 25% tổng số HS đã nghỉ. Đây là một thực tế đáng buồn. Về làng Tốt Biếch thị trấn Chư Sê tìm gặp một số HS cũ của trường THCS Chu Văn An đã nghỉ học và tham gia gây rối ngày 2/2/2001 tại thành phố Plei Ku đó là Ralan Blo học sinh lớp 8A3 năm học 2001-2002. Hỏi: Vì sao Blo lại theo một số người trong làng về Pei Ku biểu tình, mà không chịu đi học ?. Trả lời: “ Em thấy vui thì đi thôi chứ mình không biết. Người ta còn bảo : cứ đi về Pei Ku mỗi người sẽ được 200.000đ ( hai trăm nghìn đồng), nhưng chờ mãi chẳng thấy,bị đói bụn gkhông có gì ăn cả, khát nước nữa. May mà cả cha mẹ em cũng được công an đưa lên xe trở về làng – mình đã bị bọn xấu lừa phỉnh rồi.” Qua câu trả lời của Blo ta thấy rõ: Trong nhận thức của các em chưa phân biệt được đâu là đúng, đâu là sai ,thấy vui là theo thôi. Căn cứ vào cơ sở lí luận, tình hình kinh tế, xã hội ở địa phương, qua tìm hiểu thực trạng về lĩnh vực này ở các cơ sở giáo dục trên địa bàn huyện trong thời gian qua Tôi đã mạnh dạn áp dụng một số biện pháp giáo dục về tư tưởng đạo đức cho HS dân tộc thiểu số ở nhà trường và đã thu được những kết quả đáng phấn khởi. . CHƯƠNG III MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TƯ TƯỞNG ĐẠO ĐỨC CHO HỌC SINH DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TRƯỜNG THCS CAO BÁ QUÁT THỊ TRẤN CHƯ SÊ TỈNH GIA LAI Để nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số giúp các em có những nhận thức đúng đắn. Người cán bộ quản lý phải biết gắn kết trách nhiệm, nhiệm vụ của mọi thành viên trong nhà trường với các tổ chức đoàn thể, xã hội, gia đình, để cùng chăm lo giáo dục, phát triển nhân cách cho các em. Để thực hiện tốt công tác này chúng ta cần làm tốt một số nội dung sau: 1./ Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng cho đội ngũ giáo viên, cho công nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác. Đối với đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số, cha mẹ các em nhận thức về quan điểm đường lối chính sách của Đảng và nhà nước còn rất mơ hồ. Các em chỉ biết hưởng thụ và coi như đó là lẽ đương nhiên, ví dụ như các em được đến trường học tập, được hưởng mọi sự quan tâm của Đảng và nhà nước đối với giáo dục, cha mẹ các em không phải đóng góp tiền xây dựng, tiền học phí, các em còn được tỉnh cấp cho 14 quyển vở để học, sách giáo khoa được mượn trong tủ sách dùng chung của nhà trường. Các em còn luôn được đội TNTP Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh Niên, Hội chữ thập đỏ của trường thường xuyên quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ, cho những em có hoàn cảnh khó khăn. Có thể khẳng định một cách chắc chắn rằng không có một chế độ xã hội nào ưu việt hơn chế độ ta về việc chăm lo đến giáo dục cho đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, phải tuyên truyền bằng mọi cách để các em nhận thức được điều đó và các em phải có nghĩa vụ học tập tốt, tuyên truyền cho gia đình thực hiện tốt mọi chủ trương chính của Đảng, pháp luật của nhà nước. Tuyệt đối không nghe lời kẻ xấu tuyên truyền xuyên tạc đường lối chính sách của Đảng đối với đồng bào dân tộc với âm mưu dụ dỗ, mua chuộc, lôi kéo đồng bào ta núp dưới chiêu bài tôn giáo với những luận điệu tuyên truyền cho cái gọi là “Nhà nước Đê ga” độc lập. 2./ Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. 2.1./ Giáo viên chủ nhiệm: Trong nhà trường giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với các em hơn cả. Ngay từ đầu năm học nhà trường cần có kế hoạch chọn đội ngũ giáo viên nhiệt tình, có năng lực quản lý, thu hút học sinh làm chủ nhiệm lớp, phân bổ số học sinh dân tộc trong trường cho đồng đều giữa các lớp. BGH nhà trường có kế hoạch chỉ đạo cho giáo viên chủ nhiệm cần phải gần gũi nắm bắt được hoàn cảnh gia đình, tâm tư, tình cảm, nguyện vọng của các em để áp dụng biện pháp giáo dục cho phù hợp. Hàng tuần qua công tác chủ nhiệm 15 phút đầu giờ, qua tiết dạy của mình và tiết sinh hoạt cuối tuần , giáo viên chủ nhiệm phải quan tâm đến các em, phát hiện kịp thời những diễn biến những thay đổi trong học tập và trong cuộc sống, những ảnh hưởng không tốt đến tâm lý, đến nhận thức tư tưởng đạo đức của các em. Phải tạo được sự tin cậy giữa giáo viên chủ nhiệm và học sinh dân tộc để có những điều gì vướng mắc trong gia đình các em không hiểu các em có thể gặp gỡ giáo viên chủ nhiệm trao đổi, tâm sự, thì giáo viên chủ nhiệm phải là người giải thích, tuyên truyền cho các em thấy được tính ưu việt của chế độ ta.Chú trọng đến công tác hướng nghiệp, thông qua các tiết dạy của bộ môn này để HS có ý thức phấn đấu vươn lên, xác định được mục tiêu học tập của mình :” Vì ngày mai lập nghiệp” góp phần nhỏ bé của mình xây dựng quê hương, xây dựng Tổ Quốc. Giúp các em có nhận thức đúng đắn về tuyên truyền cho cha mẹ, người thân của mình. Những em ngoan ngoãn và gia đình có nhận thức tốt cần được biểu dương khen trước lớp để các em phát huy. Cần lưu ý không được phân biệt trong giao tiếp, trong đối xử, không được để tình trạng gây mất đoàn kết giữa học sinh kinh và học sinh dân tộc thiểu số. 2.2./ Giáo viên bộ môn: Trong kế hoạch của nhà trường ở mỗi tháng cần lưu ý cho giáo viên các bộ môn chú trọng ở những môn xã hội, nhất là môn giáo dục công dân. Trong khi lên lớp cần phải lồng ghép vào nội dung bài giảng công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh, quan tâm đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Giúp các em thấy rõ được bản chất tốt đẹp của chế độ XHCN, hiểu được lịch sử, cội nguồn dân tộc ta, thấy được tinh thần đoàn kết giữa người kinh và người dân tộc thiểu số. Trong công cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, tiêu biểu cho người con của núi rừng Tây Nguyên đại ngàn đó là anh hùng Núp, Wừu, Kpakơlơng ... đã một lòng một dạ theo Đảng đến cùng để làm cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng đất nước. Trong quá trình giáo dục làm cho học sinh dân tộc thiểu số thấy được đời sống của đồng bào ta ngày nay đã có cơm no, áo ấm, con trẻ được tới trường, nhiều gia đình đồng bào dân tộc thiểu số đã biết vươn lên làm giàu trên quê hương mình. Không con cảnh đói cơm, đói muối như trước kia đất nước còn bị xâm lăng. Thông qua mỗi bài giảng giáo viên phải hình thành được cho các em những tình cảm trong sáng, khơi dậy lên tình yêu quê hương đất nước, lòng biết ơn Đảng, Bác Hồ, nhà nước ta, chế độ ta đã quan tâm chu đáo đến đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung. Từ đó hình thành cho các em những tư tưởng tình cảm trong sáng tác động đến gia đình chăm lo làm ăn xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc, con cái học hành tiến bộ. 3./ Thông qua hoạt động khác của các tổ chuyên môn để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số. Nhà trường cần có kế hoạch chỉ đạo các tổ chuyên môn có kế hoạch phối kết hợp với Đoàn, Đội. Tổ chức các buổi ngoại khoá theo chuyên đề với các hoạt động bổ ích dưới nhiều hình thức “Học mà chơi”, “Chơi mà học” để thu hút các em, giao việc cụ thể cho các em học sinh dân tộc làm để phát hiện những năng khiếu như văn nghệ, hội hoạ ...( những bộ môn này HS dân tộc thiểu số rất có năng khiếu) 4./ Thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho hoc sinh dân tộc thiểu số. 4.1./ Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Đây là tổ chức chính trị trong nhà trường dưới sự lãnh đạo của Chi bộ, Chi đoàn luôn phối kết hợp tốt với nhà trường để tổ chức các hoạt động giáo dục, tập hợp được số đông học sinh lớp 9 là người dân tộc ở địa phương để tuyên truyền giáo dục các em theo kế hoạch, thu hút các em tham gia các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chế độ XHCN con đường mà Đảng ta đã chọn. Mở lớp cảm tình Đoàn cho số đội viên lớn tuổi, trong đó cần quan tâm tới đối tượng là học sinh dân tộc thiểu số. Khi có đủ điều kiện kết nạp các em vào Đoàn để nâng cao nhận thức về tổ chức Đoàn THCS HCM đội hậu bị của Đảng. 4.2./ Đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. Liên đội TNTP Hồ Chí Minh của trường là một tổ chức đoàn thể thu hút đông đảo số học sinh tham gia. Nhà trường cần có kế hoạch phối hợp với tổng phụ trách đội tổ chức các hoạt động phong trào, các hoạt động ngoài giờ theo từng chủ đề thực hiện tốt 5 điều Bác Hô dạy, tuyên truyền giáo dục các em bằng nhiều hình thức như phong trào “Vòng tay bè bạn”, “Uống nước nhớ nguồn”, “Đền ơn đáp nghĩa”, “Nhớ ơn thầy cô” ... Tập cho các em các bài hát truyền thống ca ngợi Đảng, Bác Hồ, quê hương, nhà trường và thày cô giáo ... Các hoạt động phong trào thường có kế hoạch tổ chức nhân các ngày lễ lớn như: 15/10 ngày Bác Hồ gởi thư cho học sinh, sinh viên 20/10 ngày thành lập Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam 20/11 ngày Nhà giáo Việt Nam 22/12 ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 03/02 ngày thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam 08/03 ngày Quốc tế phụ nữ 17/03 ngày giải phóng Gia Lai 26/03 ngày thành lập Đoàn THCS Hồ Chí Minh 30/04 ngày giải phóng hoàn toàn Miền Nam 01/05 ngày Quốc tế lao động 15/05 ngày thành lập Đội 19/05 ngày sinh nhật Bác Mỗi hoạt động phong trào chúng ta phải lồng vào những nội dung giáo dục tư tưởng tình cảm cho các em khơi dậy cho các em tinh thần yêu nước, tự hào về truyền thống cha ông, chăm học và tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội, tham gia những buổi sinh hoạt tập thể lành mạnh, kiên quyết, không nghe lời bọn xấu xúi giục lôi kéo đồng bào, thanh thiếu niên vào những hoạt động tôn giáo theo kiểu tôn giáo “Tin lành” Đê ga. Có những biểu hiện gây rối, bạo loạn, chống người thi hành công vụ đã xảy ra tại địa phương vào ngày 10-11 tháng 04 năm 2004. 5./ Liên hệ thường xuyên với cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương. - Để công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho hoc sinh dân tộc thiểu số ở địa phương có hiệu quả nhà trường phải giữ mỗi liên hệ thường xuyên với cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương để kịp thời nắm bắt những thông tin về tình hình thời sự, tình hình an ninh để có kế hoạch tổ chức các hoạt động thu hút các em tham gia phát huy được những khả năng và năng khiếu hoạt động tập thể như tổ chức bóng đá, bóng chuyền, thi vẽ tranh theo đề tài thi kéo co, đi xe đạp ... để lôi cuốn các em thích thể hiện khả năng của mình trước tập thể. - Cùng với cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương, có thể kết hợp với thôn, tổ dân phố tổ chức kết nghĩa với làng, phối kết hợp tổ chức các buổi giao lưu văn nghệ, bóng đá, bóng chuyền ... với thanh thiếu niên trong làng để tăng cường tình đoàn kết, mang tính cộng đồng nhân các ngày lễ lớn. Cùng với các đoàn thể ở Thị trấn làm tốt công tác vận động quần chúng, liên hệ chặt chẽ với thôn trưởng, già làng để vận động HS tới trường. PHẦN BA: KẾT LUẬN Trong tình hình hiện nay đặc biệt là những Đại hội lần thứ X của Đảng đang tiến hành tại thủ đô Hà Nội , kỉ niệm những ngày lễ lớn của dân tộc như 30/4 ngày giải phóng Sài Gòn, kỉ niệm ngày QTLĐ 1/5 sắp tới, bọn phản động vẫn chưa từ bỏ âm mưu gây rối, kích động chia rẽ đồng bào ta, nên công tác giáo dục, tuyên truyền trong các làng đồng bào dân tộc càng cần được quan tâm hơn lúc nào hết. Trong nhà trường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức lúc nào cũng được đặt lên hàng đầu, phải áp dụng những biện pháp giáo dục kịp thời, hữu hiệu nhất để thu hút các em tới trường nhờ vậy trong năm học 2003 - 2004 trường THCS Cao Bá Quát thị trấn Chư Sê đã duy trì được sĩ số cao so với các trường trong huyện đạt tỉ lệ 98,66%. Tỉ lệ học sinh dân tộc duy trì 113/117 đạt 97% (theo báo cáo tổng kết của nhà trường) trong sự kiện ngày 10-11 tháng 4 năm 2004 (đồng bào dân tộc thiểu số gây rối) không có học sinh của trường tham gia. ( Sáng 10 tháng 4. Đoàn, đội và các tổ chuyên môn tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp chào mừng 30/4 - 1/5.) Kết quả xếp loại đạo đức năm học 2004 - 2005 toàn trường Loại tốt: 514 em chiếm tỉ lệ 58,67% Loại khá: 317 em chiếm tỉ lệ 36,19% Trong đó có 137 em học sinh dân tộc thiểu số đạt 100% xếp loại hạnh kiểm khá và tốt. Toàn trường không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu. Năm học 2005 - 2006 đến tháng 4 năm 2006 học sinh dân tộc thiểu số của trường vẫn duy trì đạt chỉ tiêu giao, tỉ lệ giảm không đáng kể 143/146 đầu năm chỉ giảm 2 em do chuyển trường,1 em đi làm công nhân cao su. Trong năm đã vận động được 6 học sinh không bỏ học . Đa số các em đều chăm ngoan, có ý thức chấp hành tốt nội quy của nhà trường, quy định của lớp đề ra, tham gia giao thông đúng luật, an toàn. Có được những kết quả trên là do BGH nhà trường đã luôn quan tâm thường xuyên và kịp thời đề ra những biện pháp giáo dục có hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số. Đây là vấn đề cần phải được quan tâm đặc biệt trong tình hình hiện nay. Những biện pháp đó là: 1) Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng cho đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác. 2) Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. 3) Thông qua hoạt động khác của các tổ chuyên môn để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số. 4) Thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho hoc sinh dân tộc thiểu số. 5) Liên hệ thường xuyên với cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương. Những nội dung, biện pháp nêu trên có lẽ cũng khó tránh khỏi những thiếu sót. Với mong muốn của mình góp phần giáo dục tư tưởng đạo đức cho thế hệ trẻ tương lai của đất nước,trong tình hình hiện nay ở vùng đất Tây Nguyên anh dũng kiên cường này . Bản thân mong nhận được sự góp ý của hội đồng khoa học các cấp, tôi xin chân thành cảm ơn! Người viết MỤC LỤC Trang PHẦN MỘT: LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. . 1 PHẦN HAI: NỘI DUNG. 3 Chương I: Một số vấn đề về cơ sơ lí luận của đề tài. 3 1./ Mốt số khái niệm. 3 2./ Một số quan điểm của Hồ Chủ tịch, của Đảng và Nhà nước về giáo dục đạo đức con người. . 4 Chương II: Thực trạng công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh dân tộc thiểu số trong những năm qua ở thị trấn Chư Sê. 6 1./ Vài nét về tình hình kinh tế xã hội thị trấn Chư Sê tỉnh Gia Lai. 6 2./ Thực trạng công tác giáo dục đạo đức đối với học sinh dân tộc ở thị trấn Chư Sê trong những năm qua. 6 Chương III: Một số biện pháp giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường THCS Cao Bá Quát Thị Trấn Chư Sê trong tình hình hiện nay. 1./ Thường xuyên tuyên truyền, quán triệt đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng cho đội ngũ giáo viên, cho công nhân viên, học sinh và các lực lượng giáo dục khác. 8 2./ Tăng cường chỉ đạo công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số thông qua giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn. 10 3./ Thông qua hoạt động khác của các tổ chuyên môn để giáo dục tư tưởng đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số. 11 4./ Thông qua các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để tăng cường công tác giáo dục tư tưởng đạo đức cho hoc sinh dân tộc thiểu số. 11 5./ Liên hệ thường xuyên với cấp Uỷ Đảng và chính quyền địa phương. 12 PHẦN BA: KẾT LUẬN. . 14

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docMột số biện pháp giáo dục đạo đức cho học sinh dân tộc thiểu số.doc
Tài liệu liên quan