MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
I. VĂN HOÁ VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ 2
1. Khái niệm văn hoá 2
2. Văn hóa và văn minh 3
3. Văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần 5
4. Về tính giai cấp và tính lịch sử 6
5. Khái niệm giao lưu văn hoá 8
6 . Bản chất giao lưu văn hoá 9
II. GIAO LƯU VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU 9
1. Giao lưu văn hoá 9
1.1. Những nguyên lý và nội dung của giao lưu văn hoá 10
1.2. Ðối thoại giữa các nền văn hóa 12
2. Khái lược tương tác của văn hoá Việt Nam với văn hoá bên ngoài 13
3. Giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hoá 16
3.1 Thế động của văn hóa 24
3.2 Sự hội nhập văn hóa 25
3.3. Hết nhìn “ta” lại qua nhìn “người" 27
4. Hội nhập với thế giới và bản sắc văn hóa gia đình Việt Nam 29
III. CẢI CÁCH VĂN HOÁ 32
1. Sự cần thiết phải cải cách văn hóa đối với các nước thế giới thứ ba 33
2. Cải cách văn hóa - Hạt nhân của quá trình phát triển 34
3. Cải cách văn hóa để tránh sự xáo trộn trên quy mô toàn xã hội 35
4. Những nội dung căn bản của chương trình cải cách văn hoá 35
5. Loại bỏ các khuynh hướng văn hóa cực đoan 36
6. Nâng cao tính mở của nền văn hoá 37
KẾT LUẬN 41
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 43
44 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2241 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giao lưu văn hóa ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá - Bước ngoặt về chất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- giao lưu - tiếp biến với một văn hóa - văn minh hoàn toàn khác biệt so với những gì đã tiếp xúc giao lưu - tiếp biến từ hàng chục thế kỷ trước. Một tư duy hoàn toàn khác (tư duy phân tích một hệ thống giá trị văn hóa văn minh lạ lẫm được du nhập... đã gây nên một cuộc đảo lộn và một quá trình "đứt gãy", hội nhập xuất hiện. Nhưng quá trình du nhập ấy, sự "đứt gãy" ấy dẫu mạnh mẽ đến đâu vẫn không thể nhanh chóng thay thế tất thảy mọi hành vi ứng xử, mọi thói quen, nề nếp văn hoá... có tuổi đời đã hàng nghìn năm. Nó phải chấp nhận một tình trạng "lưỡng phân", như chấp nhận sự chung sống giữa khăn xếp áo the với complet, giữa "giầy giôn" với guốc mộc, giữa rau diếp với salade, giữa khoai lang với khoai tây... Tình trạng "lưỡng phân" kéo dài trong nhiều thập kỷ, và chưa lúc nào sự "Âu hóa" thể hiện được khả năng thật sự lấn lướt.
Rồi mọi thứ diễn ra quá nhanh, quá gấp gáp(?) quá trình "âu hoá" mới bước sang một thời kỳ mang tính công nghệ nhưng dường như, nó không khởi nguồn từ một sự tự giác mà được khởi nguồn một cách tự phát? Hôm nay ở vùng đô thị, vốn liếng thời gian rỗi ít ỏi và cả sự đua theo những kiểu lối thời thượng đã lôi cuốn người ta đến với các siêu thị, trung tâm thương mại. Nơi những người mẹ trẻ có thể mua thức ăn sẵn dành cho cả tuần, để cha mẹ già chỉ còn việc lên gác xuống nhà, xem TV hoặc rủ nhau đi tập thể dục dưỡng sinh. Trong mâm cúng gia tiên ngày Tết ở nhiều gia đình. đã thấy có mặt thịt hun khói, Jambon, ngô ngọt xào và xúc xích Đức - những món ăn mấy chục năm trước vẫn chưa thể len lỏi vào mâm cơm Việt. Cho nên không có gì đáng ngạc nhiên nếu thấy trong bữa tiệc gia đình lại được tổ chức mô phỏng theo thực đơn (menu) nhà hàng để bắt đâu bằng súp gà và kết thúc bằng bánh mì phết bơ. Rồi nữa là những bộ Jean "cả cây". những chiếc mini jube tối màu, những complet - crava"e (hàng mã)... cùng với sự hiện diện của những chai XO, Rémy. Blue...trên bàn thở các cụ... tất cả thật sự đang tiềm ẩn khả năng biến khăn xếp, áo dài thành trang phục của những dịp lễ lạt hoặc cần giới thiệu bản sắc, và biến những chai "quốc lủi" thành thú vui của những cuộc nhậu bình dân và những người hoài cổ.
Ngoảnh đi ngoảnh lại, đa số lớp trung niên chưa kịp hiểu internet là gì thì lớp cháu con đã kịp chat qua mạng để kết bạn với một John, một Smith nào đó ở phía trời Tây. Rồi người ta chấp nhận, dù vẫn thấy "chường mắt về sự hiện diện hàng ngày không chỉ trên đường phố mà trong cả ngôi nhà của mình những mái tóc nhuộm xanh đỏ tua tủa như lông nhím vì được xịt "keo bọt", hoặc những tấm áo kẻo phía trước thì hở phía sau và ngược lại. Rồi cánh thanh niên trẻ tuổi bắt đầu không quan tâm tới ý nghĩa của quan niệm "mất dông", họ đi chơi giao thừa tới 4 - 5 giờ sáng. Họ phấp phỏng chờ đón ngày Valentin để gửi cho nhau một nhánh hoa hồng - thứ quà tặng mà đôi khi nhiều người do không nắm bắt được "thông điệp tình yêu của nó nên vẫn vác đại lên sân khấu tặng cho các diễn viên(!). Một cách tự nhiên, người ta chấp nhận luôn cả lời "Hapy New Year" qua telephone, qua SMS, qua Email và không cảm thấy có điêu gì thất thố. Nghĩa là đã có những "chuyển dịch văn hoằn mới đang bắt đầu và phần nào được thừa nhận như những kiểu loại hành vi được coi là phù hợp với tiết tấu, nhịp điệu. Quan niệm thẩm mỹ, khuôn mẫu ứng xử của lối sống đương đại.
Trên bình diện rộng hơn. Nửa thế kỷ trước, khi ở một số đô thị xảy ra hiện tượng giao lưu - tiếp biến với văn minh phương Tây. Thì người Việt ở nông thôn chủ yếu vẫn nhìn về đô thị như nhìn một “thế giới khác mình", hiếm hoi mới có người "dám" gia nhập vào thế giới đó. Do điều kiện kinh tế và do cả sự e ngại, văn minh đô thị rất khó xâm nhập vào "biển làng xã" mênh mông vốn bảo lưu khá chặt chẽ những tập quán văn hoá cổ truyền. Ngày nay tình huống đã khác, văn minh đô thị đã có điều kiện toả rộng ảnh hưởng của nó. Người nông dân Việt Nam đã có sự chuyển biến trong "vai trò xã hội". Họ đã mở rộng tầm nhìn, được đánh thức những khát vọng và tự phát tiếp nhận, chuyển tải những nội dung văn hoá – văn minh từ đô thị mà họ biết rằng họ hoàn toàn có khả năng gia nhập và biến chúng thành tài sản của mình. Tuy nhiên. chính sự tự phát ấy lại đưa tới một tình trạng "hỗn tạp" mới, bởi ở đây - các làng xã, văn minh thường chỉ được chọn lựa qua xe máy Wave, đầu VCD... cùng mang nhãn hiệu made in China. Sau lũy tre làng. những ngôi nhà cao tầng mọc lên san sát, TV không cần ăngten mà là chảo Tàu để cánh thanh niên tha hồ xem “phim ngoài luồng" và ngoài "đường bê tông hóa" chúng cưỡi trên chiếc mô tô phóng vèo vèo phun khói mù mịt vào mọi ngõ ngách, cười hô hố khi có cụ già vừa dạt vào bên đường vừa mắng "con cái nhà ai"...
Nơi biểu hiện đời sống kinh tế văn hóa xã hội rõ nét nhất của mỗi địa phương là chợ, từ lâu, ở các vùng nông thôn Việt nam, người ta thấy hay có những tên chợ chung là chợ Hôm, chợ Mai - tên ấy vừa riêng lại vừa chung vì thực ra nó chỉ biểu hiện sự nhanh chóng, gấp gáp về thời gian họp chợ... Lại nghĩ, nếu làm một nghiên cứu đầy đủ, có lẽ những chợ "mai", chợ "hôm" kể trên hẳn cũng có một mối liên hệ nào đó với các chợ "cóc", chợ "xổm" mà ta vẫn gặp ở nhiều đô thị Việt Nam. Tương tự như mấy chữ "mai, hôm", mấy chữ "cóc, xổm” tự chúng đã chuyển tải tính chất và loại hình hoạt động của các chợ này. Nơi đó thường chỉ có hàng hóa tiêu dùng cập nhật, như mớ rau, con cá, miếng bí, lạng thịt, củ khoai, cân đậu... Nghĩa là những loại hàng hóa thiết yếu cho bữa ăn hàng ngày mà quỹ thời gian rỗi ngắn ngủi không cho phép người ta có thể đến "chợ Nhà nước để sắm sanh... Các chợ "cóc", chợ "xổm" luôn không năm trong quy hoạch, nghĩa là chúng hình thành tự nhiên và luôn phải thích ứng với sự xuất hiện bất chợt của người quản lý đô thị. Và thật kỳ tài, nếu mấy bác xe thồ, mấy chị hàng rau còn có thể nhanh tay dúi phương tiện, hàng hóa vào một xó xỉnh nào đó hoặc cắm đầu cắm cổ chạy dạt ra tứ phía, thì mấy cô hàng thịt vừa mới đon đả mời chào vừa mới thoăn thoắt liếc con dao sáng loáng lên chiếc dũa tròn to bằng ngón chân cái vậy mà thoáng thấy bóng nhân viên công quyền là cô hàng thịt đã thu dọn sạch bong... chỉ để lại cái bàn chỏng chơ!
Các loại chợ hình thành một cách "tự nhiên" này tồn tại bởi chúng có khả năng đáp ứng tức thời nhu cầu của con người về các chủng loại hàng hóa tiêu dùng hàng ngày và phù hợp với vốn liếng thời gian dành cho việc đi chợ. Thật ra đến hôm nay, việc đi siêu thị mua thức ăn cho cả tuần, hoặc có người giúp việc đi chợ theo thực đơn kê sẵn của ông bà chủ ván chưa phổ biến, số đông người Việt Nam ở đô thị vẫn phải tự lo lấy việc cơm nước. Trừ hai ngày nghỉ cuối tuần, mọi người chỉ có thể đến chợ vào lúc xế chiều. Quỹ thời gian cùng với hai thực phẩm chủ yếu là rau và cá trong bữa ăn thường ngày dường như không thích hợp với các khu nhà dở chợ. dở siêu thị sầm uất, ngất nghểu mấy tầng lầu Những khu nhà kỳ vĩ ấy thường chỉ thu hút cư dân một địa bàn, vắng teo vào giờ hành chính, và được bố trí giống hệt nhau: tầng một gồm các quầy hiện hữu với mẹt ổi, chùm roi, thúng chanh, rổ rau hái từ vườn nhà và là nguyên nhân chủ yếu của những tiếng còi "toét, toét" vẫn vang lên một cách thường xuyên. Đấy cũng là nơi khi chiều về các bà nội trợ có thể dừng xe đạp ghé xe máy mua vội lạng thịt, mớ rau cho bữa cơm chiều mà không phải gửi xe và không tốn thời gian luồn lách vào những quầy hàng có mái hiên sùm sụp, không phải cò kè mặc cả với những chị những cô mắt xanh mỏ đỏ, cong cớn "khinh người rẻ của". luôn đưa ra những cái giá cao ngất trời, bán hàng mà cứ như đuổi khách...
Sau một thời gian đô thị hóa, chúng ta đã làm được khá nhiều công việc để xây dựng phong cách sinh hoạt mới cho xã hội hiện đại, nhưng xem ra câu hỏi: “Chợ sẽ tồn tại như thế nào”? vẫn là một bài toán khó giải. Nói đến đây cũng muốn thêm vào chút thời sự. răng mới đây, vài chính quyền thành phố muốn lập tức xóa sổ loại hình chợ cóc, chợ tạm, hàng rong để nâng cao tính "văn minh đô thị”. Xem ra đấy chỉ là những "quyết sách" thiếu nghiên cứu và mang đầy tính chủ quan của những nhà hoạch định quen ngồi máy lạnh...
Nhìn từ vài hiện tượng, có thể cảm nhận rằng, cùng với những phát triển và hội nhập về kinh tế xã hội, văn hóa Việt cũng đang trong quá trình tiếp biến thay đổi mạnh mẽ. Chỉ ngót mươi năm đầu thế kỷ XXI này, văn hóa đời sống người Việt Nam đã có hững đổi thay nhanh đến không ngờ. Trong một chừng mực nào đó, người ta gọi đây là ngước ngoặt", là sự chuyển đổi hệ thống giá trị văn hóa của một dân tộc trong tính liên tục của nó. Tuy nhiên, xét theo thời gian, sự "đứt gãy" biến đổi này không diễn ra trong một thời gian ngắn, nó đã có khoảng thời gian dài, đủ để sự tiếp thu trong giao lưu văn hóa cùng với sự vận động nội sinh của một nền văn hóa... có thể phối kết tạo dựng nên hệ thống giá trị. chuẩn mực văn hóa mới, Tuy nhiên. nếu coi văn hóa là thể hiện của tính người" trong hoạt động sinh tồn thì "đứt gã/ hay hội nhập không làm cho "tính người" ấy biến đổi, mà về bản chết, nó chính là một tầng cấp mới. Tuy nhiên. điều chúng ta cần nhìn nhận ở đây là sự biến đổ! phát triển phải có quá trình, phải từ tự phát đến tự giác, tử vi mô đến vĩ mô. Và để có một chính sách đúng đắn, chúng ta cũng cần phải xác lập nó trên nền tảng văn hóa xã hội và nó cần phải được nhìn nhận từ cái nhìn thực tế khách quan đại chúng chứ không thể là một ý thức chủ quan cá nhân nào đó”.
Toàn cầu hoá đang là một trong số những thuật ngữ được thảo luận nhiều nhất trong đời sống chính trị của quốc gia cũng như quốc tế. Thời điểm xuất hiện của hiện tượng này, bản chất và hiệu ứng của nó đối với đời sống nhân loại, quốc gia, dân tộc, cá nhân v.v…, cho đến nay vẫn là các chủ đề thời sự của nhiều cuộc hội thảo khoa học trong và ngoài nước. Sở dĩ như vậy là vì, quá trình này đang cuốn vào bản thân nó vận mệnh – không chỉ của mỗi cá nhân, mà của cả quốc gia, dân tộc, châu lục, cho đến toàn thể nhân loại.
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa duy nhất về toàn cầu hoá. Về cơ bản và theo nghĩa thường dùng nhất, “toàn cầu hoá được hiểu như cách thức đạt một cách ngắn gọn cái quá trình mở rộng phổ của các quan hệ sản xuất, giao tiếp và công nghệ – ra khắp thế giới. Quá trình này đã làm cho các hoạt động kinh tế và văn hoá đan bện vào nhau" Smith M. K. and Smith M. (2002), ‘Globalization’: the encyclopedia of informal education. www. Infed. Org/biblio/globalization.htm.
.
Rõ ràng là giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong kỷ nguyên toàn cầu hoá đã phát triển đến một trình độ mới về chất. Nó chẳng những mở rộng về quy mô (tức là đạt cấp độ toàn cầu mà không còn là giao lưu giữa các vùng địa lý đơn lẻ như trước kia); mà quan trọng hơn cả là còn được củng cố và hậu thuẫn bằng những quan hệ tương thuộc lẫn nhau mang tính vật chất, do nền kinh tế toàn cầu cũng như những vấn đề toàn cầu mang lại.
Như vậy, có thể đề cập đến những cái mới trong hình thức giao lưu toàn cầu hoá hiện nay trên ba phương diện: thứ nhất, “sự lên ngôi” của một phương thức giao lưu nào đó đã từng tồn tại trong lịch sử; thứ hai, sự xuất hiện những phẩm chất mới ở những phương thức giao lưu cũ; thứ ba, sự xuất hiện những phương thức giao lưu mà lịch sử trước đó chưa từng biết đến.
a) Phương diện thứ nhất
Sự gặp gỡ và trao đổi hoạt động cũng như các sản phẩm từ những hoạt động ấy giữa các nền văn hoá với nhau chính là giao lưu liên văn hoá. Giao lưu liên văn hoá đã từng là phương tiện để văn hoá phương Tây thể hiện vai trò chi phối và chủ đạo của nó đối với những nền văn hoá Việt Nam, trong giai đoạn chủ nghĩa thực dân. Ngày nay, giao lưu liên văn hoá chẳng những không suy giảm mà ngày càng phát triển. Tuy nhiên, hướng chủ đạo là tác động đơn phương như trước kia đã không còn nữa. Văn hoá phương Tây hiện đang cùng với các nền văn hoá khác hàng ngày tác động đến văn hoá dân tộc.
Kết quả của những giao lưu liên văn hoá mang tính đa phương và đa khuynh hướng như vậy dưới dạng toàn cầu hoá, đã tạo ra:
- Một hệ thống giá trị và vật thể văn hoá bên ngoài đã thâm nhập vào đời sống hàng ngày và buộc chúng ta phải tuân thủ. Bằng chứng rõ ràng nhất của sự hiện diện hệ thống này là vô số các hiệp ước quốc tế đa phương mang tính khu vực, châu lục và toàn cầu đi kèm theo các thể chế; các hệ thống chuẩn mực chung về dân chủ, nhân quyền, môi trường, lương thực thực phẩm... - đang xuất hiện ngày một nhiều trong kỷ nguyên toàn cầu hoá.
Thế giới ngày nay - đó là sự xoá nhoà biên giới giữa các nước, sự bành trướng của các tập đoàn xuyên quốc gia, sự tăng lên về khối lượng và tính đa dạng của các luồng hàng hoá, dịch vụ và vốn xuyên biên giới, sự quảng bá các công nghệ, dây chuyền sản xuất trọn gói, các hình thức tương tác thông tin và trí tuệ giữa con người, tính năng động và đa dạng của các phương tiện và phương thức hoạt động kinh tế quốc tế và điều hành kinh doanh.
+ Sự làm giàu của văn hoá Việt Nam là bằng cách hút về những yếu tố văn hoá bên ngoài. Điều này thể hiện dưới dạng vay mượn triết lý, các biểu tượng, các loại hình nghệ thuật, các kỹ năng biểu đạt văn hoá và kể cả các thuật ngữ. Quá trình hấp thụ và thẩm thấu các yếu tố văn hoá bên ngoài này bắt nguồn từ nhu cầu hợp tác của bản thân văn hóa trong thời đại toàn cầu hoá.
Sự hợp nhất các yếu tố văn hoá bên ngoài với các yếu tố văn hoá tại nước ta đang phát triển đã tiếp thêm sức sống mới và sức sáng tạo mới cho các tập quán và truyền thống.
b) Phương diện thứ hai
Các hình thức giao lưu truyền thống trong lịch sử như: hoạt động trao đổi buôn bán - thương mại; các cuộc di cư lớn nhỏ; sự hoà huyết, hôn phối giữa các tộc người; hoạt động truyền giáo; hoạt động ngoại giao; du học; du lịch... cũng đang bước vào kỷ nguyên toàn cầu hoá với những sắc thái mới.
Hiện nay cường độ - tần suất - tốc độ giao lưu và phổ giao lưu của những hình thức giao lưu nói trên đã đạt đến trình độ mới nhờ dựa vào các thành tựu của toàn cầu hoá như: phân công lao động toàn cầu, hệ thống giao thông vận tải mới, công nghệ thông tin và mạng viễn thông không dây toàn cầu.
+ Về cường độ - tần suất - tốc độ giao lưu:
Các phương tiện giao thông vận tải hiện đại và công nghệ truyền thông hiện đại cho phép chuyển giao những khối lượng giá trị vật chất và tinh thần khổng lồ vượt qua những khoảng cách lớn trong một thời gian ngắn hơn so với trước kia. Cường độ tương tác giữa văn hoá Việt Nam với các nền văn hoá khác đang tăng lên rõ rệt theo hướng tỷ lệ thuận với số lượng tín hiệu và vật phẩm văn hoá thu được từ giao lưu – tương tác.
Những trở ngại về không gian và thời gian đối với giao lưu văn hoá ngày càng bị thu hẹp. Nhờ vậy, văn hoá Việt Nam và những nền văn hóa khác nhau trên thế giới ngày càng thường xuyên tiếp xúc với nhau. Tần số hấp thu, tham khảo đối với các hệ thống văn hóa khác nhau cũng không ngừng gia tăng đối với từng cá thể.
+ Về phổ giao lưu: Phổ giao lưu và hội nhập văn hoá ở nước ta hiện nay đang diễn ra trên qui mô lớn hơn bao giờ hết. Những hoạt động trao đổi kinh tế, mậu dịch, đầu tư quốc tế, du lịch trên toàn cầu, trao đổi văn hóa- học thuật trên phạm vi quốc tế và làn sóng di dân đã mở rộng hơn nữa diện giao lưu và phát triển mạnh mẽ sự trao đổi văn hóa trên thế giới. Nếu như trước kia, giao lưu văn hóa chỉ mang tính chất lẻ tẻ, bộ phận và nằm trong khuôn khổ tự phát, thẩm thấu một cách tự nhiên, thì nay nó đã mang một tầm cao mới với tính toàn thể, phát triển từ qui mô quốc gia đến quy mô khu vực và quy mô toàn cầu.
c) Phương diện thứ ba
Có thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử, một cấp độ liên kết văn hoá mới - cao hơn đã xuất hiện. Nó lấy không gian toàn cầu làm địa bàn tương tác mà không phải là từng khu vực văn hoá riêng lẻ như trước kia.
Hiện nay giao lưu văn hoá ở Việt Nam trong điều kiện toàn cầu hoá đang hiện hữu dưới nhiều hình thái khác nhau, chịu ảnh hưởng của từ phân công lao động quốc tế cho đến thị trường tài chính toàn cầu; nhưng đặc trưng nhất của trong số các hình thái giao lưu của toàn cầu hoá phải kể đến: Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn hoá; Internet và các hệ thống truyền thông đa phương tiện; mối quan hệ giữa vấn đề nhập cư với sự xung đột giá trị trong nội bộ nền văn hoá dân tộc.
+ Thị trường toàn cầu của các ấn phẩm văn hoá
Nhờ nắm trong tay phần lớn các tổ hợp truyền thông nên phổ khuyếch tán hàng hoá - thông điệp văn hoá của phương Tây (mà đặc biệt là Mỹ trở nên xa hơn và rộng hơn). Điện ảnh Hollywood và nhạc Pốp của Mỹ đã đạt tới tầm với toàn cầu và có ảnh hưởng rất lớn đến nền văn hoá của chúng ta.
Chính sự thống trị của Hoa Kỳ trong thị trường các ấn phẩm văn hoá và giải trí đại chúng đã khiến cho nhiều nhà văn hoá lo ngại về một sự thống trị của văn hoá Mỹ đối các nền văn hoá, trong đó có Việt Nam.
Ngành công nghiệp giải trí của Hoa Kỳ quả thật đã phát tán các giá trị Mỹ ra khắp toàn cầu thông qua các ấn phẩm văn hoá của nó. Ý thức về tự do cá nhân và về những gì mà lối sống tự do có thể mang lại luôn ẩn chứa trong mọi cuốn phim, mọi chương trình ti vi, mọi cuốn sách hay sản phẩm nghe nhìn nào của Mỹ.
+ Giao lưu văn hoá qua Internet
Có thể coi đây là những kiểu giao lưu văn hoá đặc trưng cho xã hội hậu công nghiệp và đặc trưng cho tiến trình toàn cầu hoá. Những nối kết Internet và những liên lạc qua mạng truyền thông đa phương tiện toàn cầu đang làm cho không gian sống của các cá nhân và cộng đồng trở nên đa chiều, phức hợp, và không đồng đẳng. Điều đó có nghĩa là, không gian văn hoá ngày càng phát triển theo chiều hướng phá vỡ “không gian địa lý”.
Internet và mạng truyền thông đa phương tiện toàn cầu đã làm cho đường biên giữa các nền văn hoá không còn rõ ràng như trước kia.
Khi nói đến văn hóa Việt Nam, phần lớn những nhà nghiên cứu thuộc thế hệ đàn anh thường nói lên một khái niệm ước lệ như "Nước Việt ta có bốn nghìn năm văn hiến". Đó là cách nói ở "thế tĩnh". Coi văn hóa là một gia tài quá khứ mang một giá trị tượng trưng và mơ hồ cần được chưng trong tủ kiếng hay cất kỹ trong cái tráp sơn son thếp vàng của lòng tự hào dân tộc.
Thực tế, văn hóa chính là cuộc sống đầy sinh động, là một tổng thể của những giá trị vật chất lẫn tinh thần của một xã hội, một quần thể hay một dân tộc, kéo dài từ quá khứ cho đến hiện tại và đang theo đà tiến hóa của nhân loại để bước vào tương lai. Nghiên cứu văn hóa, vì thế, cần ở vào thế động của sự tương quan về nhiều mặt trong bối cảnh thời bấy giờ.
3.1 Thế động của văn hóa
Khi nói đến văn hóa Việt Nam là nói đến đất nước, con người và lịch sử Việt Nam. Vì xuất phát từ khái niệm văn hóa mang một nội dung mỹ học theo mô thức "văn là vẻ đẹp vẻ sáng..." nên khi nói đến đất nước chỉ có "giàu đẹp, rừng vàng bể bạc, đất phì nhiêu”. Nói đến con người thì là "con Lạc, cháu Hồng”. Và nói đến lịch sử thì "chiến thắng Nguyên Mông với truyền thống hào hùng của Quang Trung, Lê Lợi". Là người Việt Nam, ai mà chẳng tự hào với truyền thống vẻ vang đó. Nhưng văn hóa đâu phải là một bức tranh cổ động, một khẩu hiệu tuyên truyền hay một bích chương quảng cáo nhất thời!
Nói về văn hóa Việt Nam mà bỏ quên sự khốn khó truyền đời với đất lở, đất bồi, đất phèn, đất đá ong pha nhiều ngấn lệ" của cảnh đồng chua nước mặn, quên đi thiên tai, hạn hán với những "cơn nắng cháy da cháy thịt, những cơn mưa héo úa tâm hồn" thì mới chỉ thấy được bề mặt hoa gấm của đất nước Việt Nam. Cũng tương tự như thế, khi nhìn con người và lịch sử Việt Nam mà chỉ thấy nét thanh lịch, vẻ .hào hùng, quên đi lớp người chân lấm tay bùn, không ngó ngàng tới hơn 60 bộ tộc thiểu số trên rừng, hay lờ đi ách đô hộ của Tàu, xiềng xích đô hộ của Tây, chiến tranh triền miên - công lý lẫn phi lý - thì cũng chỉ mới nói đến Việt Nam bằng một mặc cảm tâm lý nhằm thỏa mãn tự ái dân tộc hơn là tinh thần khách quan nghiên cứu văn hóa.
Thậm chí văn hóa đã bị nhìn qua dáng vẻ đơn thuần của học vấn, thẩm mỹ hay tư cách. Ví dụ như "đo trình độ văn hóa" bằng trình độ học vấn (Tiểu, Trung, Đại học) hoặc khen chê "xử sự thiếu/có văn hóa"!
Muốn nhận chân, tìm hiểu hay nghiên cứu văn hóa của một dân tộc cần phải đưa văn hóa trở về "thế động”. Văn hóa phải được đặt trên bánh xe tiến hóa đang chuyển mình từ quá khứ, qua hiện tại, đến tương lai. Văn hóa là dòng đời sống trôi chảy luân lưu. Sự lụi tàn của một nền văn hóa này, vô hình chung, trực tiếp hay gián tiếp, sẽ là thửa đất nẩy mầm cho một nền văn hóa khác. Nền văn hóa thái cổ Việt Nam như Bắc Sơn, Hòa Bình, Đông Sơn và sự phát triển của nền văn hóa lưu vục sông Hồng về sau tưởng chừng như riêng rẽ và đút đoạn nhưng vẫn có một sự tồn tục lưu truyền của hành trình văn hóa Việt Nam về phương Đông và phương Nam.
Văn hóa thường xuất hiện dưới ba dạng: Thuần nhất, kết hợp, phân vùng và đa chủng. Châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng thường được coi là nơi tiêu biểu cho những nền văn hóa dân tộc thuần nhất vì nền văn hóa quốc gia ít bị pha trộn, tác động hay phân hóa bởi những nguồn văn hóa khác. Nền văn hóa kết hợp là một nền văn hóa mất dần bản sắc nguyên thủy để pha trộn với những nguồn văn hóa mới như trường hợp Philippine, Hawai sau khi tiếp cận với văn hóa Tây phương. Trong nền văn hóa chúng của một nước hay một địa phương rộng lớn, có những vùng văn hóa, dòng văn hóa, nhóm văn hóa hay cụm văn hóa (subculture)... thường là một hình thái sinh hoạt có phong cách riêng, có cách suy nghĩ và hệ thống giá trị riêng. Như ở Mỹ có những cụm văn hóa của giới đồng tính luyến ái, giới bụi đời vô gia cư, giới siêu sao nổi tiếng, giới cựu chiến binh...
Hay như ở Canada có vùng văn hóa nói tiếng Pháp, vùng văn hóa nói tiếng Anh. Trong trường hợp người di dân như các nhóm sắc tộc ở Mỹ, úc, Canada... thì họ còn có chung tiếng nói, nguồn gốc, lịch sử và lối sống còn mang nặng bản sắc của đất nước gốc. Họ hợp thành những nhóm văn hóa chủng tộc nhỏ trong lòng một nền văn hóa lớn. Như văn hóa Mỹ hiện nay là một nền văn hóa đa chủng, có hơn 160 nền văn hóa chủng tộc nhỏ trong lòng văn hóa đại thể của Hoa Kỳ.
Khái niệm "văn hóa xé nhỏ" thành những dòng văn hóa hay cụm văn hóa... còn hoàn toàn xa lạ đối với một đất nước được coi là thuần chủng như Việt Nam. Vì vậy, một số các nhà nghiên cứu văn hóa ở quê nhà thường bị "dị ứng” với những khái niệm văn hóa có vẻ hơi "chướng" của một số các nhà xã hội học phương Tây. Hy vọng rằng, với thời gian và điều kiện kinh tế, xã hội mở rộng, mảnh đất chung của khái niệm văn hóa sẽ trở nên gần gũi và thoáng đạt hơn trong một tương lai không xa.
3.2 Sự hội nhập văn hóa
Bước vào thế kỷ XXI, dân tộc Việt Nam trong và ngoài nước đang đúng trước một viễn ảnh đầy thử thách của một khúc quanh văn hóa. Thành tựu vượt bậc của khoa học kỹ thuật của nhân loại bên cạnh sự phát triển sốt dẻo của nền kinh tế thị trường đã làm cho thế giới nhỏ lại và các dân tộc với nền văn hóa khác biệt có dịp tiếp cận với nhau dễ dàng và thường xuyên hơn. Những yếu tính và yếu tố cấu tạo nền văn hóa dân tộc sẽ không tránh khỏi luật đào thải bay hỗ tương ảnh hưởng.
Nếu thử cứ mỗi 5 năm về thăm quê hương một lần, người ta sẽ rất dễ dàng nhận ra sự thay đổi trong nếp suy nghĩ, trong cung cách sống, trong kỹ thuật diễn đạt và cảm quan nghệ thuật của người trong nước, nhất là lớp người trẻ tuổi sinh sau 1975. Và người trong nước lại nhìn thấy anh em, bà con, bạn bè của mình dường như đã bị "Tây hóa, Mỹ hóa" sau một thời gian sống xa quê có dịp trở về cố hương thăm lại quê nhà. Sự thay đổi về cung cách văn hóa là một tiến trình khách quan và tất yếu, vượt lên trên và tràn ra ngoài những quy ước về chính trị và xã hội.
Đối với người Việt ở hải ngoại, nhất là ở Mỹ thì sự thay đổi về văn hóa là một quá trình hội nhập (integration), đồng hóa (assimilation) và biến thái văn hóa (ac-culturation). Có thể nói đây là một sự chuyển mình tận gốc rễ của cuộc sống để tồn tại trong một xã hội mới. Sự chuyển mình có khi tự nhiên và êm xuôi, nhưng cũng lắm lúc đầy gian nan và đau xót. Không thiếu những trường hợp một gia đình êm ấm dần dần bị phân ly vì mức độ hội nhập và biến thái văn hóa khác nhau của mỗi thành viên trong gia đình. Sự xung đột giữa hai thế hệ già và trẻ (Intergenerational conflicts) giữa vợ và chồng (Marital conflicts) thường dẫn đến sự đổ vỡ của gia đình. Tốc độ hội nhập vào khung cảnh văn hóa mới rất khác nhau và phần lớn tùy thuộc vào tuổi tác, bản chất, học vấn, kinh nghiệm của từng cá nhân. Theo thống kê của Viện nghiên cứu văn hóa The East-west Review: tuổi thiếu niên chỉ cần một khoảng thời gian dưới 2 năm để hội nhập, trong khi tuổi già phải cần đến 15 năm. Ngoài ra, vai trò giới tính cũng thay đổi. Người đàn ông không còn ở vị trí "thống lĩnh - nhất nam viết hữu thập nữ viết vộ” so với phụ nữ trong tốc độ hội nhập. Người đàn bà Việt Nam với bản chất chịu thương chịu khó mềm dẻo và nhạy bén thống hội nhập nhanh hơn và có cơ hội thành công cao hơn nam giới trong xã hội Tây phương. Sự thay đổi về tác dụng của vai trò giới tính này sẽ có một ảnh hưởng rất lớn về lâu, về dài trong sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam tương lai.
3.3 Sự hội nhập, đồng hóa hay ảnh hưởng văn hóa diễn ra như thế nào?
Trước khi tìm lời giải đáp cho câu hỏi này, cũng nên xác định về "thái độ văn hóa". Đây là một thái độ phân biệt tự nhiên giữa hai thế giới văn hóa: "Của ta" và "của người".
Hai thái độ truyền thống - Bảo thủ và cấp tiến - gần như tương phản: (1) "Ta về ta tắm ao ta. Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn" và (2) "ở nhà nhất mẹ nhì con. Ra đường có kẻ săn giòn hơn ta" sẽ có tác dụng như thế nào giữa
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 10735.doc