Đề tài Giao thức bảo mật wep

Như chúng ta đã biết, WEP có thể được coi như một cơ chế bảo mật ở mức độ thấp

nhất. vì vậy WEP không cung cấp độ bảo mật cần thiết cho đa số các ứng dụng

không dây cần độ an toàn cao. WEP có thể bị bẻ khóa dễ dàng bằng các công cụ

sẵn có. Điều này thúc đẩy các nhà quản trị mạng tìm các giải pháp WEP không

chuẩn từ các nhà sản xuất. Tuy nhiên, vì những giải pháp này không được chuẩn

hóa nên lại gây khó khăn cho vi ệc tích hợp các thiết bị giữa các các hãng sản xuất

khác nhau.

Hiện nay chuẩn 802.11i đang được phát triển bởi IEEE với m ục đích khắc phục các

yếu điểm của WEP và trở thành chuẩn thay thế hoàn toàn cho WEP khi được chấp

thuận và triển khai rộng rãi. Nhưng hiện nay chuẩn 802.11i vẫn chưa chính thức

được thông qua. Do đó, hiệp hội WiFi của các nhà sản xuất không dây đã đề xuất và

phổ biến rộng rãi chuẩn WPA(Wifi Protected Access) như một bước đệm trước khi

chính thức triển khai 802.11i. Về phương diện kỹ thuật, chuẩn WPA là bản sao mới

nhất của 802.11i và đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị của các nhà sản xuất

khác nhau. Cho đến thời điểm hiện nay, một số các thiết bị Wifi mới đã hỗ trợ WPA,

WPA2, giải quyết được vấn đề bảo mật của WEP

pdf26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4748 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giao thức bảo mật wep, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i key chọn. 3-Tạo hoán vị của S 4-Sinh key 5-XOR để mã hóa hoặc giải mã 1-Khởi tạo bảng vector trạng thái S: for (int i=0; i<256;i++){ S[i]=i;} 2-Tạo bảng vector key với key đã chọn for(int i=0; i<256 ;i++){ T[i]=K[i mod keylen]; } Trong đó: K là mảng chuỗi chứa key đã chọn. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 5 keylen : chiều dài key đã chọn ,nó tùy vào người đem dữ liệu mã hóa,keylen từ 1 đến 256. Thuật toán RC4 cho phép chiều dài của khóa thay đổi có thể lên đến 256 bit. Chuẩn 802.11 đòi hỏi bắt buộc các thiết bị WEP phải hỗ trợ chiều dài khóa tối thiểu là 40 bit, đồng thời đảm bảo tùy trọn hỗ trợ cho các khóa dài hơn. Hiện nay đa số các thiết bị không dây hỗ trợ WEP với 3 chiều dài khóa: 40 bit, 64 bit và 128 bit. 3- Tạo hoán vị của S int j=0; for(int i=0 ;i<256;i++){ j=(j+S[i]+T[i])mod 256; Hoanvi(S[i],S[j]); 4-Sinh key int i,j =0; while(true){ //đọc file plaintext hoặc cirphhertext,theo kiểu từng byte i=(i+1)mod 256; j=(j+S[i])mod 256; Hoanvi(S[i],S[j]); t=(S[i]+S[j])mod 256; k=S[t]; } 5-Mã hóa hoặc giải mã Mã hóa : Tại bước 4,ngay khi key vừa sinh ra được XOR với plaintext theo từng byte được đọc vào.Kết thúc viêc đọc plaintext,thì quá trình mã hóa kết thúc. Gỉải mã : quá trình này tương tự mã hóa,ta chỉ cần thay plaintext bằng cirphertext GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 6 Với phương thức mã hóa RC4, WEP cung cấp tính bảo mật và toàn vẹn thông tin trên mạng không dây, và cũng được xem như là một phương thức kiểm soát truy cập. Một máy nối mạng không dây muốn truy cập đến Access Point(AP) hoặc muốn giải mã hoặc thay đổi dữ liệu trên đường truyền cần phải có khóa WEP chính xác. Tuy nhiên những phát hiện gần đây của giới phân tích an ninh cho thấy rằng nếu bắt được một số lượng lớn dữ liệu đã mã hóa bằng giao thức WEP và sử dụng công thức thích hợp có thể dò tìm được chính xác khóa WEP trong thời gian ngắn. điểm yếu này là do lỗ hổng trong cách thức sử dụng phương pháp mã hóa RC4 của giao thức WEP. Giải thuật mật mã: Mã hóa dữ liệu dựa vào các giải thuật mật mã để làm ngẫu nhiên hóa dữ liệu. Có hai loại mật mã được sử dụng là mật mã chuỗi và mật mã khối. WEP dùng phương pháp mật mã chuỗi sử dụng RC4. Cả mật mã chuỗi và mật mã khối đều hoạt động bằng cách tạo ra chuỗi mã hóa từ một khóa bí mật có sẵn. Sau đó chuỗi mã hóa được trộn với dữ liệu tạo thành thông điệp mã hóa ở ngõ ra. Mật mã chuỗi tạo ra chuỗi mã hóa liên tục dựa trên khóa có sẵn. Mật mã chuỗi có giải thuật ngắn và hiệu quả, không đòi hỏi nhiều tài nguyên xử lí của hệ thống. Minh họa hoạt động của mật mã chuỗi như sau: Quá trình mã hóa luôn bắt đầu với thông điệp Plaintext muốn mã hóa. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 7 - Bước 1: WEP tạo ra 32 bits kiểm tra CRC (Cyclic Redundance Check) để kiểm tra toàn bộ thông điệp. WEP gọi đây là giá trị kiểm tra toàn diện (integrity check bit), giá trị này được nối vào phần đầu của Plaintext - Bước 2: lấy secret key nối vào phần đầu của IV(initialization vector), sau đó kết quả này được đưa đến bộ tạo số giả ngẫu nhiên RC4 tạo ra chuỗi mật mã (keystream). Keystream là chuỗi nhị phân có chiều dài bằng chiều dài của plaintext cộng với chiều dài CRC. - Bước 3: X-OR chuỗi plaintext đã có CRC với keystream thu được chuỗi dữ liệu mã hóa (ciphertext), sau đó thêm IV( không được mã hóa) vào phần cuối của ciphertext. Quá trình mã hóa dữ liệu hoàn thành. Mã hóa khung WEP Hạn chế của giải thuật mật mã là cùng một chuỗi dữ liệu đầu vào thì sẽ cho ra ở ngõ ra cùng một chuỗi mã hóa. Tính chất này tạo nên một lỗ hổng bảo mật vì máy thứ ba khi nhận được chuỗi mã hóa có thể suy ngược lại thông tin về dữ liệu ban đầu. Để khắc phục điều này một số kĩ thuật mã hóa sử dụng Vector khởi động.  Vector khởi động: Vector khởi động (IV: Initialization Vector) là một số được thêm vào khóa nhằm mục đích làm thay đổi chuỗi mã hóa. IV sẽ được nối vào trước khi chuỗi khóa được sinh ra. Lúc này khóa dùng để mã hóa gồm IV và khóa được chia sẻ bởi các máy. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 8 IV KEY KEY Stream 4567 Ciphertext ABCD Plaintext Data cipher XOR Mật mã chuỗi dùng vector khởi động. IV là chuỗi số nhị phân 24 bit. Một trong những thiếu sót của mật mã RC4 là không xác định rõ cách tao ra IV. Trong chuẩn 802.11 khuyến khích IV được thay đổi trên mỗi Frame gửi. Bằng cách thêm vào IV và thay đổi IV sau mỗi Frame bằng cách chọn một số ngẫu nhiên từ 1 đến 16777215, nếu cùng một Frame dữ liệu được gửi đi hai lần, chuỗi mã hóa đầu ra sẽ khác nhau cho mỗi Frame. Trường hợp IV lặp lại gọi là IV collision. Bằng cách theo dõi tất cả các gói tin truyền đi thì hacker có thể phát hiện khi nào IV collision xảy ra. Từ IV giống nhau, hacker có thể phân tích tìm được keystream dựa trên nguyên tắc : X-OR hai ciphertext với nhau thì nhận được kết quả giống với việc hai plaintext với nhau. Tấn công chuỗi khóa. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 9 Để tránh lặp lại chuỗi mã hóa với cùng chuỗi dữ liệu, WEP sử dụng 24 bit IV, 24 bit IV được thêm vào khóa trước khi được xử lý bởi RC4. Hình sau minh họa một Frame được mã hóa bởi WEP: IV được thay đổi trên mỗi frame để tránh bị lặp lại. Sự lặp lại IV xảy ra khi cùng một IV và khóa được sử dụng, kết quả là cùng một chuỗi mã hóa được sử dụng để mã hóa frame. Mã hóa WEP chỉ mã hóa phần dữ liệu của Frame truyền và được sử dụng trong quá trình xác thực Shared Key. WEP mã hóa các trường sau trong frame dữ liệu: - Phần dữ liệu. - Giá trị kiểm tra. Tất cả các trường khác đều được truyền không mã hóa. IV phải được truyền không mã hóa để máy nhận có thể sử dụng để giải mã dữ liệu và giá trị kiểm tra. Quá trình mã hóa, gửi, nhận và giải mã dữ liệu sử dụng WEP: GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 10 Plain text Data Frame Key IV Key Stream Plain Text Frame Fragment Plain Text Frame Fragment with ICV Cipher Text Frame Fragment with ICV Fragmenter ICV WEP MIXER (XOR) Encryption Process Key IV Key Stream Plain Text Frame Fragment Plain Text Frame Fragment with ICV Cipher Text Frame Fragment with ICV ICV WEP MIXER (XOR) Discard Bad ICV Frame Decryption Process 2. Phƣơng pháp xác thực: Ngoài việc mã hóa, chuẩn 802.11 còn định nghĩa 32 bit đảm bảo tính nguyên vẹn của frame. 32 bit này cho phép phía nhận biết frame nhận được là nguyên vẹn, không bị thay đổi. 32 bit này gọi là giá trị kiểm tra (ICV: Integrity Check Value) ICV được tính trên tất cả các trường của frame sử dụng CRC-32. Phía phát tính giá trị này và đưa kết quả vào trường ICV, để tránh máy thứ 3 có thể thấy ICV, ICV cũng được mã hóa bằng WEP. Ở phía thu, frame được giải mã, tính ICV và so sánh với giá trị ICV trong frame nhận được, nếu hai giá trị này giống nhau thì frame được coi như là nguyên vẹn, ngược lại, hai giá trị này không giống nhau thì frame sẽ bị hủy. Mô tả hoạt động của ICV: GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 11 WEP cung cấp hai cơ chế xác thực thực thể: - Xác thực Open - Xác thực Shared key  Xác thực Open: Trong mô hình Open, việc xác thực không được thực hiện, Access Point cho phép tất cả các yêu cầu kết nối. Kiểm soát truy cập dựa vào khóa WEP đựợc cấu hình sẵn trên máy đầu cuối và Access Point. Máy đầu cuối và Access Point phải có cùng khoá WEP để có thể trao đổi thông tin cho nhau. Nếu như cả máy đầu cuối và Access Point đều không dùng WEP thì mạng Wireless LAN là không được bảo mật, bất cứ thiết bị nào cũng có thể tham gia vào mạng và dữ liệu được truyền trong các frame không được mã hoá. Sau quá trình xác thực Open, máy đầu cuối có thể bắt đầu truyền và nhận dữ liệu. Nếu máy đầu cuối và Access Point được cấu hình khác khóa WEP thì máy đầu cuối không thể mã hóa hay giải mã frame một cách chính xác và frame sẽ bị loại bỏ cả ở Access Point và máy đầu cuối. phương pháp này cơ bản cung cấp phương pháp điều khiển truy cập. 1.Authentication request 2.Authentication response (success) 3.Association request 4.Association response 5.WEP Data Frame to wired network Wired network AP WEP KEY 112233 Client WEP KEY 123456 6.Key mismatched Frame discarded Xác thực Open với khoá WEP khác nhau. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 12 Điểm yếu trong xác thực Open: Xác thực Open không cung cấp phương pháp giúp Access Point xác định xem client có hợp lệ không. Thiếu sót này là điểm yếu bảo mật khi mã hoá WEP không được sử dụng. Ngay cả khi có sử dụng WEP, xác thực Open không giúp xác định ai đang sử dụng mạng. Thiết bị hợp lệ trong tay người sử dụng không hợp lệ cũng nguy hiểm giống như không có bảo mật.  Xác thực Shared key: Khác với quá trình xác thực Open, quá trình xác thực Shared Key yêu cầu máy đầu cuối và Access Point được cấu hình khoá WEP giống nhau. Quá trình xác thực Shared key được mô tả như sau: Client gửi yêu cầu xác thực Shared Key đến Access Point. Access Point trả lời với một frame thử thách dưới dạng không mã hoá. Client nhận frame thử thách, thực hiện mã hoá frame này và gửi trả lời cho Access Point. Nếu Access Point có thể giải mã frame mã hoá của client chính xác và nhận được frame nguyên thuỷ thì Access Point gửi thông điệp cho client thông báo xác thực thành công. Cơ sở của xác thực Shared Key cũng tương tự như của xác thực Open với khóa WEP là phương thức điều khiển truy cập. Quá trình xác thực Shared key được mô tả trong hình sau: Quá trình xác thực Shared Key Điểm yếu trong xác thực Shared Key: Quá trình xác thực Shared Key yêu cầu client sử dụng khoá WEP để mã hoá frame thử thách từ Access Point. Access Point xác thực client bằng cách giải mã gói mã hoá của client xem gói giải mã có giống gói thử thách không. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 13 Quá trình trao đổi gói thử thách được thực hiện qua kênh truyền không dây và tạo lỗ hổng cho các kiểu tấn công plaintext. Lỗ hổng này dựa trên quá trình tính toán khi mã hóa. Chuỗi mã hóa có được bằng cách X-OR chuỗi dữ liệu với chuỗi mật mã. Nếu chuỗi dữ liệu đã mã hoá được X-OR được X-OR với chuỗi dữ liệu, ta sẽ được chuỗi mật mã từ khóa được tạo bởi khóa WEP và IV Cách trích chuỗi mật mã. Máy tấn công lắng nghe các frame trên mạng sẽ bắt được gói thử thách chưa mã hoá và gói mã hoá hồi đáp. Bằng cách X-OR hai thông tin này, máy tấn công có được chuỗi mật mã. Từ đó, chuỗi mật mã này có thể dùng để giải mã các gói có cùng IV cũng như gửi các gói mã hóa hợp lệ sử dụng chuỗi mật mã có được để tấn công các máy khác trong mạng. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 14 Điểm yếu bảo mật trong xác thực Shared Key. 3) Thuâṭ toán CRC32: -CRC là một loại mã phát hiện lỗi. Cách tính toán của nó giống như phép toán chia số dài trong đó thương số được loại bỏ và số dư là kết quả, điểm khác biệt ở đây là sử dụng cách tính không nhớ (carry-less arithmetic) của một trường hữu hạn. Độ dài của số dư luôn nhỏ hơn hoặc bằng độ dài của số chia, do đó số chia sẽ quyết định độ dài có thể của kết quả trả về. -Mặc dù các mã CRC có thể xây dựng được bằng cách sử dụng bất kỳ trường hữu hạn nào, nhưng tất cả các mã CRC thường dùng đều sử dụng trường hữu hạn GF(2) vì đây là trường hai phần tử, thường được ký hiệu là 0 và 1, phù hợp với kiến trúc máy tính Gọi T = (k+n) bit là thông tin được phát , với n < k M = k bit dữ liêụ, k bit đầu tiên của T F = n bit của khung FCS, n bit cuối của T P = (n+1) bit, số chia trong phép toán Số T được taọ ra bằng cách dời số M sang trái n bit rồi côṇg với số F : T = M + F Chia số M cho P ta có : = Q + Q là số thương và R là số dư Vì phép chia thực hiêṇ với số nhị phân nên số dư luôn luôn ít hơn số chia 1 bit. Ta dùng số dư này làm số F, nghĩa là : T = M + R Ở máy thu khi nhận được khối dữ liệu, mang chia cho P, kết quả số dư sẽ = 0 : = Q+ + = Q + GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 15 Vì R + R = 0 nên T/P = Q Như vâỵ dùng số dư R của phép chia M cho P làm ký tự kiểm tra trong khung FCS thì chắc chắn T sẽ chia đúng cho P nếu bản tin không có lỗi. Thí du:̣ Cho M = 1010001101 (10 bit) P = 110101 (6 bit) Số phải tìm R (5 bit) cho khung FCS được xác điṇh như sau : - Nhân M với cho : 101000110100000 - Thực hiêṇ phép chia cho P 101000110100000 110101 0111011 110101 00111010 110101 00111110 110101 00101100 110101 0110010 110101 0001110 Ta có R = 01110, côṇg với M, sẽ cho số T phát đi là: T = 101000110100000 + 01110 = 101000110101110 Nếu bản tin không có lỗi T phi chia đúng cho P. Thực hiêṇ phép chia T/P ta thấy số dư = 0 Tóm laị, để có một khung FCS n bit , người ta phải dùng môṭ số P có n+1 bit để tạo số R có n bit dùng cho khung FCS. P được goị là đa thức sinh (generator polynomial), dạng của nó do các giao thức qui định, tổng quát P phải có bit đầu và bit cuối là bit 1. 4) Điểm yếu của WEP: Do WEP sử dụng RC4, một thuật toán sử dụng phương thức mã hóa theo dòng, điều này đòi hỏi một cơ chế đảm bảo là hai dữ liệu giống nhau sẽ không cho kết quả giống nhau sau hai lần mã hóa khác nhau. Giá trị IV được sử dụng để cộng thêm vào khóa nhằm tạo ra khóa khác nhau sau mỗi lần mã hóa. Cách sử dụng IV là nguồn gốc của đa số các vấn đề trong WEP vì giá trị IV được truyền đi ở dạng GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 16 không mã hóa và đặt trong header của gói dữ liệu. Ai bắt được gói dữ liệu trên mạng cũng có thể thấy được. Với độ dài 24 bit, giá trị cảu IV dao động trong khoảng 16 777 216 trường hợp. Khi có collision. Hacker có thể bắt gói dữ liệu và tìm ra được khóa WEP. Lỗ hổng thuyết phục và nguy hiểm nhất là có thể tạo được khóa WEP bằng cách thu thập một số lượng các Frame nhất định trong mạng. Lỗ hổng này là do cách mà WEP tạo ra chuỗi mật mã. Chưong trình AirSnort khai thác lỗ hổng này và chứng minh khóa WEP 40 hay 104 bit có thể tìm được khi phân tích 4 triệu frame. Trong các mạng Wireless LAN có mật độ cao, khóa WEP có thể tìm được sau khoảng 1 giờ. Tuy nhiên hiện nay khả năng phá hoại mạng dùng WEP rất nhanh. Sau khi mất chưa đến một phút để chặn dữ liệu (gần 100 000 gói tin), có thể phá WEP chỉ trong ba giây. Thêm vào đó những cách tấn công này đều mang tính chất thụ động: những kẻ tấn công chỉ cần thu thập các gói dữ liệu trên đường truyền mà không cần liên lac với Access Point. Điều này gây khó khăn cho việc phát hiện các tấn công tìm khóa WEP. Một điểm yếu nữa của WEP là trong quá trình xác thực: một chuỗi dữ liệu và chuỗi mã hóa biết trước có thể được dùng để tách chuỗi mật mã. Như đã đề cập ở phần trước, chuỗi mã hóa này chỉ có tác dụng để giải mã các frame được mã hóa với cùng một IV. Một cách lí tưởng, hacker có thể thu thập tất cả chuỗi mật mã để tạo thành cơ sở dữ liệu chuỗi mật mã để có thể giải mã tất cả chuỗi dữ liệu trong mạng đồng thời có thể xâm nhập vào mạng. Tính toán được thực hiện cho thấy cần khoảng 21 GB dung lượng để tạo ra cơ sở dữ liệu như vậy. Trong mạng WLAN nếu không sử dụng xác thực Shared Key thì hacker có thể thu thập được một số lượng lớn chuỗi mật mã trong thời gian ngắn bằng cách tấn công đảo bit. 5) Giải pháp tối ƣu cho WEP: Mặc dù không hẳn là một điểm yếu nhưng WEP chỉ hỗ trợ khóa tĩnh được chia sẻ trước. Quá trình xác thực trong 802.11 là xác thực thiệt bị chứ không xác thực người sử dụng thiết bị, khi card wireless bị mất thì nó trở thành vấn đề bảo mật trong mạng WLAN. Người quản trị mạng phải tốn rất nhiều công sức và thời gian để gán khóa WEP lại cho tất cả thiết bị wireless trong mạng. Vấn đề gán khóa có thể chấp nhận được nếu như mạng nhỏ nhưng trong mạng trung bình và mạng lớn có số thiết bị wireless có thể lên đến hàng nghìn, cần phải có phương pháp phân phối khóa hoặc người quản trị mạng phải quản lý chặt tất cả các thiết bị wireless trong mạng. GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 17 Để nâng cao mức độ bảo mật cho WEP đồng thời gây khó khăn cho hacker khi dùng công cụ dò tìm khóa WEP, các biện pháp sau được đề nghị: - Sử dụng khóa WEP có độ dài 128 bit để gia tăng số lượng gói dữ liệu hacker cần có để sử dụng phân tích IV, gây khó khăn và kéo dài thời gian giải mã khóa WEP. Đối với các thiết bị không dây cũ chỉ hỗ trợ WEP ở mức 40 bit thì người dùng cần liên lạc với nhà sản xuất để được cập nhật phiên bản mới nhất của firmwares update. - Tiến hành phương pháp thay đổi khóa WEP định kì. Do WEP không thể thay đổi khóa tự động nên việct thay đổi khóa định kì sẽ gây khó khăn cho người sử dụng. Mặc dù vậy, nếu không thể thay đổi khóa WEP được thường xuyên thì vẫn nên thay đổi khóa ít nhất một lần trong tháng hoặc khi thấy nghi ngờ về khả năng bị lộ khóa. - Theo dõi dữ liệu thống kê trên đường truyền không dây. Vì các công cụ dò khóa cần bắt được số lượng lớn gói dữ liệu và hacker có thể phải sử dụng các công cụ phát sinh dữ liệu. Sự đột biến bất thường về lưu lựong dữ liệu có thể là dấu hiệu của một cuộc tấn công WEP, cho phép người quản trị mạng phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng chống kịp thời. 6) Tƣơng lai của WEP: Như chúng ta đã biết, WEP có thể được coi như một cơ chế bảo mật ở mức độ thấp nhất. vì vậy WEP không cung cấp độ bảo mật cần thiết cho đa số các ứng dụng không dây cần độ an toàn cao. WEP có thể bị bẻ khóa dễ dàng bằng các công cụ sẵn có. Điều này thúc đẩy các nhà quản trị mạng tìm các giải pháp WEP không chuẩn từ các nhà sản xuất. Tuy nhiên, vì những giải pháp này không được chuẩn hóa nên lại gây khó khăn cho việc tích hợp các thiết bị giữa các các hãng sản xuất khác nhau. Hiện nay chuẩn 802.11i đang được phát triển bởi IEEE với mục đích khắc phục các yếu điểm của WEP và trở thành chuẩn thay thế hoàn toàn cho WEP khi được chấp thuận và triển khai rộng rãi. Nhưng hiện nay chuẩn 802.11i vẫn chưa chính thức được thông qua. Do đó, hiệp hội WiFi của các nhà sản xuất không dây đã đề xuất và phổ biến rộng rãi chuẩn WPA(Wifi Protected Access) như một bước đệm trước khi chính thức triển khai 802.11i. Về phương diện kỹ thuật, chuẩn WPA là bản sao mới nhất của 802.11i và đảm bảo tính tương thích giữa các thiết bị của các nhà sản xuất khác nhau. Cho đến thời điểm hiện nay, một số các thiết bị Wifi mới đã hỗ trợ WPA, WPA2, giải quyết được vấn đề bảo mật của WEP 7) Các cách tấn công: Các Giải Pháp Tấn Công WEP: GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 18 Tấn công và phòng chống trong mạng WLAN là vấn đề được quan tâm rất nhiều hiện nay không chỉ là các chuyên gia trong lĩnh vực bảo mật mà còn là quan tâm của rất nhiều người đang dùng mạng WLAN. Nhiều giải pháp tấn công và phòng chống đã được đưa ra nhưng cho đến bây giờ chưa giải pháp nào thật sự gọi là bảo mật hoàn toàn, cho đến hiện nay mọi giải pháp phòng chống được đưa ra đều là tương đối (nghĩa là tính bảo mật trong mạng WLAN vẫn có thể bị phá vỡ bằng nhiều cách khác nhau). Vậy để tấn công một mạng WLAN như thế nào? và giải pháp phòng chống ra sao? Tôi và các bạn sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn các giải pháp tấn dưới đây. Tấn công bị động(nghe lén) Tấn công chủ động(kết nối, thăm dò và cấu hình mạng) Tấn công theo kiểu kẻ đứng giữa Tấn công theo kiểu gây tắc nghẽn Các phương pháp tấn công có thể được phối hợp với nhau theo nhiều cách khác nhau. a) Tấn Công Bị Động(Passive Attack) Tấn công bị động (passive) hay nghe lén (sniffing) có lẽ là một phương pháp tấn công WLAN đơn giản nhất nhưng vẫn rất hiệu quả. Passive attack không để lại một dấu vết nào chứng tỏ đã có sự hiện diện của attacker trong mạng vì khi tấn công attacker không gửi bất kỳ gói tin nào mà chỉ lắng nghe mọi dữ liệu lưu thông trên mạng. WLAN sniffer hay các ứng dụng miễn phí có thể được sử dụng để thu thập thông tin về mạng không dây ở khoảng cách xa bằng cách sử dụng anten định hướng. Phương pháp này cho phép attacker giữ khoảng cách với mạng, không để lại dấu vết trong khi vẫn lắng nghe và thu thập được những thông tin quý giá. Sniffer thường là một phần mềm có thể lắng nghe và giải mã các gói dữ liệu lưu thông trên mạng, sniffer đóng vai trò một hệ thống trung gian và sẽ copy tất cả các gói dữ liệu mà được gửi từ máy A sang máy B, chụp lấy password trong những phiên kết nối của các Client. Vì vậy mạng Wireless rất dễ bị nghe lén so với mạng có dây thông thường. Có nhiều ứng dụng có khả năng thu thập được password từ những địa chỉ HTTP, email, instant message, FTP session, telnet. Những kiểu kết nối trên đều truyền password theo dạng clear text (không mã hóa). Nhiều ứng dụng có thể bắt được cả password hash (mật mã đã được mã hóa bằng nhiều thuật toán như MD4, MD5, SHA,...) truyền trên đoạn mạng không dây giữa client và server lúc client đăng nhập vào. Bất kỳ thông tin nào truyền trên đoạn mạng không dây theo kiểu này đều rất dễ bị tấn công bởi attacker. Tác hại là không thể lường trước được nếu như attacker có thể đăng nhập vào mạng bằng thông tin của một người dùng nào đó và cố tình gây GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 19 ra những thiệt hại cho mạng. Một attacker có thể ở đâu đó trong bãi đậu xe, dùng những công cụ để đột nhập vào mạng WLAN của bạn. Các công cụ có thể là một packet sniffer, hay một số phần mềm miễn phí để có thể crack được WEP key và đăng nhập vào mạng. b) Tấn công chủ động(Active Attack) Hacker có thể tấn công chủ động (active) để thực hiện một số tác vụ trên mạng. Một cuộc tấn công chủ động có thể được sử dụng để truy cập vào server và lấy được những dữ liệu có giá trị hay sử dụng đường kết nối Internet của doanh nghiệp để thực hiện những mục đích phá hoại hay thậm chí là thay đổi cấu hình của hạ tầng mạng. Bằng cách kết nối với mạng không dây thông qua AP, hacker có thể xâm nhập sâu hơn vào mạng hoặc có thể thay đổi cấu hình của mạng. Ví dụ, một hacker có thể sửa đổi để thêm MAC address của hacker vào danh sách cho phép của MAC filter (danh sách lọc địa chỉ MAC) trên AP hay vô hiệu hóa tính năng MAC filter giúp cho việc đột nhập sau này dễ dàng hơn. Admin thậm chí không biết được thay đổi này trong một thời gian dài nếu như không kiểm tra thường xuyên. Một số ví dụ điển hình của active attack có thể bao gồm các Spammer (kẻ phát tán thư rác) hay các đối thủ cạnh tranh muốn đột nhập vào cơ sở dữ liệu của công ty bạn. Một spammer có thể gởi một lúc nhiều mail đến mạng của gia đình hay doanh nghiệp thông qua kết nối không dây WLAN. Sau khi có được địa chỉ IP từ DHCP server, attacker có thể gởi cả ngàn bức thư sử dụng kết nối internet của bạn mà bạn không hề biết. Kiểu tấn công này có thể làm cho ISP (Internet Service GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 20 Provider)của bạn ngắt kết nối email của bạn vì đã lạm dụng gởi nhiều mail mặc dù không phải lỗi của bạn. Đối thủ cạnh tranh có thể muốn lấy danh sách khác hàng của bạn cùng với những thông liên hệ hay thậm chí cả bảng lương để có mức cạnh tranh tốt hơn hay giành lấy khách hàng của bạn.Những tấn công kiểu này thường xuyên mà Admin không hề biết. Một khi hacker đã có được kết nối không dây vào mạng của bạn, hắn có thể truy cập vào server, sử dụng kết nối WAN, Internet hay truy cập đến laptop, desktop người dùng. Cùng với một số công cụ đơn giản, hacker có thể dễ dàng thu thập được những thôn tin quan trọng, giả mạo người dùng hay thậm chí gây thiệt hại cho mạng bằng cách cấu hình sai. Dò tìm server bằng cách quét cổng, tạo ra phiên làm việc NULL để chia sẽ hay crack password, sau đó đăng nhập vào server bằng account đã crack được là những điều mà attacker có thể làm đối với mạng của bạn. c) Tấn công theo kiểu kẻ đứng giữa(Man-in-the-middle) Tấn công theo kiểu Man-in-the-middle là trường hợp trong đó hacker sử dụng một AP để đánh cắp các node di động bằng cách gởi tín hiệu RF mạnh hơn AP hợp pháp đến các node đó. Các node di động nhận thấy có AP phát tín hiệu RF tốt hơn nên sẽ kết nối đến AP giả mạo này, truyền dữ liệu có thể là những dữ liệu nhạy cảm đến AP giả mạo và hacker có toàn quyền xử lý. Để làm cho client kết nối lại đến AP giả mạo thì công suất phát của AP giả mạo phải cao hơn nhiều so với AP hợp pháp trong vùng phủ sóng của nó. Việc kết nối lại GIAO THỨC BẢO MẬT WEP Page 21 với AP giả mạo được xem như là một phần của roaming nên người dùng sẽ không hề biết được. Việc đưa nguồn nhiễu toàn kênh (all-band interference - chẳng hạn như bluetooth) vào vùng phủ sóng của AP hợp pháp sẽ buộc client phải roaming. Hacker muốn tấn công theo kiểu Man-in-the-middle này trước tiên phải biết được giá trị SSID là các client đang sử dụng (giá trị này rất dễ dàng có được). Sau đó, hacker phải biết được giá trị WEP key nếu mạng có sử dụng WEP. Kết nối upstream (với mạng trục có dây) từ AP giả mạo được điều khiển thông qua một thiết bị client như PC card hay Workgroup Bridge. Nhiều khi, tấn công Man-in-the-middle được thực hiện chỉ với một laptop và 2 PCMCIA card. Phần mềm AP chạy trên máy laptop nơi PC card được sử dụng như là một AP và một PC card thứ 2 được sử dụng để kết nối laptop đến AP hợp pháp gần đó. Trong cấu hình

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfgiaothucbaomatwep.pdf
Tài liệu liên quan