MỤC LỤC
1.GIỚI THỆU.3
1.1 Cấu trúc chuẩn.3
1.2 Các thành phần chuẩn.4
1.2.1 Mạng nhân ATM.4
1.2.2 Mạng truy nhập ATM.4
1.2.3 Kết cuối mạng truy nhập.5
1.2.4 Mạng ATM thuê bao gia đình. .6
1.2.5 Hệ thống đầu cuối ATM.6
1.3 Các giao diện chuẩn.7
1.3.1 Giao diện mạng truy nhập.7
1.3.2 Giao diện UNIW, UNIX, UNIH.7
2. CÁC DỊCH VỤ.7
2.1 Cấu hình kết nối.7
2.2 Các dạng kết nối.7
2.3 Xác lập kết nối.7
2.4 Quản lý lưu lượng.8
3 CÁC MẠNG TRUY NHẬP ATM.8
3.1 Cấu trúc chuẩn ATM qua Hybrid Fiber Coax (HFC).8
3.2 Mạng truy nhập trên cơ sở mạng quang thụ động ATM. 10
3.2.1 Mạng quang thụ động ATM cho FTTH. 11
3.2.2 Mạng quang thụ động ATM cho FTTC/cab. 13
3.3 Kênh thuê bao số không đối xứng ADSL. 16
3.3.1 Chuyển tải của ATM qua ADSL. 17
3.4 Kênh thuê bao số tốc độ cao VDSL. 18
4 MẠNG ATM THUÊ BAO GIA ĐÌNH . 20
4.1 Cơ sở hạ tầng. 20
4.1.1 Mô hình cơ sở hạ tầng. 21
4.1.2 Ráp nối. 21
4.1.3 Cáp . 22
4.1.4 Kết nối. 22
4.1.5 Xung nhịp chuẩn. 22
5 BÁO HIỆU. 23
5.1 Chức năng mạng truy nhập. 23
5.2 Phân loại hệ thống. 24
5.2.1 Phương án 1. 24
5.2.2 Phương án 2. 24
5.2.3 Phương án 3. 25
5.2.4 Phương án 4. 26
5.2.5 Phương án 5. 27
5.3 Báo hiệu tại UNIX, UNIWvà UNIH. 27
5.4 Báo hiệu tại ANI. 27
5.4.1 Giao diện VB5. 27
5.4.2 Giao diện giữa các mạng ATM. 27
5.4.3 Giao diện Đối tượng sử dụng-Mạng. 28
6 TÀI LIỆU THAM KHẢO. 29
6.1 Normative References . 29
6.2 Informative References . 30
7 CÁC TỪ VIẾT TẮT. 31
PHỤ LỤC A. 34
A.1 Cơ cấu mạng thuê bao gia đình . 34
Figure A-1 Home Network Fabric. 34
A.1.1 Chuyển mạch mức cao hơn. 35
A.1.2 Khối Interworking. 35
A.1.3 Ví dụ Fabric mạng thuê bao gia đình. 35
A.3 Các chức năng bổ sung. 37
A.4 Mạng thuê bao gia đình Non-ATM . 39
40 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giới thiệu các dịch vụ mạng truy nhập ATM, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i tần số (FDM).
Theo hướng về (về phía tổng đài), môi trường vật lý phân chia các thiết bị thuê
bao (được gọi là trạm - station) mà chỉ có các headend nhận được tín hiệu. Giao
thức lớp điều khiển truy nhập trung gian (MAC) phân xử các truy nhập bằng các
Station.
Các Headend Controller (HC) cung cấp các chức năng cần thiết để hỗ trợ ATM
qua các HFC. Nó bao gồm chuyển mạch ATM và/hoặc tập trung, báo hiệu, các
chức năng lớp MAC, các chức năng TC và các chức năng PMD hướng đi, hướng
về.
Mạng phân chia HFC bao gồm các thành phần như các bộ phối hợp, các nút sợi,
khuếch đại và bộ nối định hướng (directional couplers). Các dịch vụ Non-ATM sẽ
thường phân chia các thiết bị HFC nhưng không được đề cập đến trong tài liệu
này.
Chức năng trong mạng CATV để đảm bảo tính an toàn và toàn vẹn của tín hiệu.
Nó bao gồm nhóm các điều kiện thuận lợi và khả năng bảo vệ, bộ tách và nối định
hướng.
Station là một thực thể trong thuê bao gia đình cần thiết để hỗ trợ cho chuyển tải
ATM qua CATV. Nó bao gồm các chức năng lớp PMD, TC và MAC. Station là
một thành phần của một thực thể khác trong mô hình RBB chuẩn.
Có hai trường hợp cho NT và HAN:
Trong trường hợp phân phối thụ động thuê bao gia đình, HAN có cấu trúc cáp
đồng trục hình cây phân nhánh, với các bộ tách RF tại các điểm phân nhánh. Các
chức năng của station còn được đưa ra trong hệ thống đầu cuối ATM và các thiết
bị nối. Trong gia đình có thể có hơn một hệ thống đầu cuối ATM hoặc thiết bị nối
với mỗi một Station.
Trong trường hợp phân phối tích cực, thiết bị phân phối tại thuê bao gia đình bao
gồm một Station, HAN được phân tích trong phần 4.
10
IEEE 802.14 phát triển tiêu chuẩn cho chuyển tải ATM qua mạng truy nhập HFC.
Tiêu chuẩn này cũng bao gồm các lớp vật lý hướng đi và về, giao thức MAC.
Giao thức MAC bảo đảm cung cấp các dịch vụ đã đề cập trong phần 2.
3.2 Mạng truy nhập trên cơ sở mạng quang thụ động ATM
Hình 3-2 Cấu trúc mạng
Phần này mô tả mạng quang ATM và cấu trúc truy nhập của hệ thống. Hình 3-2
mô tả cấu trúc truy nhập, từ FTTH(Fiber to the Home), qua FTTB/C (Fiber to the
Building/Curb), tới FTTCab (Fiber to the Cabinet). Hình 3-2 mô tả mạng truy
nhập quang OAN có cấu trúc đa dạng chẳng hạn như vòng, điểm-đa điểm, điểm-
điểm, được phổ biến trong các cấu trúc. Phần 3.3 và 3.4 phân tích trường hợp
FTTC và FTTCab sử dụng thiết bị cáp đồng.
Mạng quang thụ động ATM (ATM-PON) là một trong các cấu hình OAN. Các
bộ tách quang thụ động cho phép khả năng PON được chia chéo các đầu
cuối/ONUs (Optical Network Unit) qua nhiều thuê bao.
Do các thiết bị phân tách, các chức năng trong PON được yêu cầu cung cấp bảo
mật và an toàn. Ngoài ra điều khiển truy nhập trung gian (MAC) được yêu cầu để
phân xử truy nhập trong hướng về.
Mạng truynhập Mạng thuê
bao gia đình
11
3.2.1 Mạng quang thụ động ATM cho FTTH
Hình 3-3 Cấu trúc chuẩn ATM qua FTTH sử dụng PON
Hình 3-3 minh hoạ cấu trúc chuẩn ATM qua FTTH sử dụng PON. Đầu cuối kênh
quang (OLT) cung cấp các chức năng cần thiết để hỗ trợ ATM qua PON. OLT
thường gồm các chức năng sau:
1. Kết nối chéo hoặc chuyển mạch lớp ATM.
2. Các chức năng lớp MAC, bao gồm địa chỉ hướng đi và điều khiển truyền
dẫn hướng về.
3. Các chức năng lớp PHY, bao gồm bộ chuyển đổi E/O (điện tử/quang) và
O/E (quang/điện tử).
4. Độ an toàn mạng truy nhập
5. Giao diện tại mạng nhân ATM
Mạng phân phối PON bao gồm thiết bị phân chia sợi có chức năng tách quang
thụ động.
Đầu cuối mạng PON cung cấp các chức năng cần thiết để hỗ trợ ATM qua thiết bị
PON. NT bao gồm các chức năng sau:
1. Hợp kênh lớp ATM.
2. Chức năng lớp MAC, bao gồm địa chỉ hướng đi, điều khiển truyền dẫn
hướng về.
Mạng nhân
ATM
Mạng truy
nhập ATM
Đầu cuối mạng
truy nhập
Mạng ATM thuê
bao gia đình
Hệ thống đầu
cuối ATM
Đầu cuối
kênh quang
OLT
Phân tách kênh
quang thụ động
12
3. Các chức năng lớp PHY, bao gồm bộ chuyển đổi E/O và O/E.
4. Độ an toàn mạng truy nhập.
5. Giao diện tới HAN.
3.2.1.1 Chức năng các phần tử mạng
a) Đầu cuối kênh quang (OLT)
OLT gồm 3 phần: đầu cuối kênh giao diện nút truy nhập (ANI-LT), đầu cuối kênh
PON (PON-LT), và kết nối chéo đường dẫn ảo/kênh ảo (VP/VC-CC) cho VP.
1. ANI-LT: Đầu cuối kênh giao diện nút truy nhập kết nối OLT tới mạng ATM
hoặc nút ATM.
2. VP/VC-XC: Kết nối chéo đường dẫn ảo/ kênh ảo cung cấp các kết nối giữa
ANI-LT và PON-LT.
3. PON-LT: Đầu cuối kênh PON quản lý quá trình chuyển đổi quang-điện, chèn
các tế bào ATM vào hướng đi vận chuyển PON và trích các tế bào ATM từ hướng
về vận chuyển PON. Điều khiển cơ cấu hướng đi được thực hiện nhờ PON-LT.
b) Đầu cuối mạng quang (NT)
NT bao gồm ba phần: Đầu cuối kênh PON (PON-LT), hợp kênh đường dẫn ảo
(VP-MUX) cho bộ hợp kênh VP và đầu cuối kênh giao diện mạng thuê bao (UNI-
LT).
1. PON-LT: Đầu cuối kênh PON quản lý quá trình chuyển đổi quang-điện, chèn
các tế bào ATM vào hướng đi vận chuyển PON và trích các tế bào ATM từ hướng
về vận chuyển PON trên cơ sở thu đồng bộ từ điều khiển cơ cấu hướng đi.
2. VP-MUX: Bộ hợp đường dẫn ảo tổ hợp các UNI-LT tới PON-LT. Chỉ có các tế
bào ATM hợp lệ qua được VP-MUX, do đó nhiều VP có thể chia độ rộng băng
tần hướng về một cách có hiệu quả.
3. UNI-LT: Đầu cuối kênh giao diện mạng thuê bao (UNI-LT) giao diện UNIx với
mạng ATM thuê bao gia đình HAN.
13
3.2.1.2 Mô hình giao thức chuyển giao ATM
Hình 3-4 Mô hình giao thức chuyển tải ATM
Trong cấu trúc này, giao thức chuyển tải ATM tại UNIPON bao gồm lớp vật lý, lớp
truy nhập và lớp ATM. Cấu trúc này chỉ dùng cho địa chỉ chuyển tải của ATM sử
dụng dữ liệu mà không dùng cho điều khiển hay quản lý địa chỉ của ATM.
3.2.2 Mạng quang thụ động ATM cho FTTC/cab
Hình 3-5 Cấu trúc chuẩn ATM qua FTTC/Cab sử dụng PON và xDSL
Hình 3-5 minh hoạ cấu trúc chuẩn cho ATM qua FTTC/Cab sử dụng hệ thống
PON và xDSL. Đầu cuối kênh quang OLT cung cấp các chức năng cần thiết để hỗ
trợ ATM qua PON.OLT thường bao gồm các chức năng sau:
1. Kết nối chéo hoặc chuyển mạch lớp ATM
Mạng nhân
ATM
Mạng truy
nhập ATM
Đầu cuối mạng
truy nhập
Mạng ATM
thuê bao gia
đình
Hệ thống
đầu cuối
ATM
Đầu cuối
kênh
quang
Phân tách quang
thụ động
Khối
mạng
quang
14
2. Các chức năng lớp MAC, bao gồm địa chỉ hướng đi và điều khiển truyền
dẫn hướng về.
3. Các chức năng lớp PHY, bao gồm bộ chuyển đổi E/O (điện tử/quang) và
O/E (quang/điện tử).
4. Độ an toàn mạng truy nhập.
5. Giao diện tới mạng nhân ATM.
Mạng phân chia PON bao gồm thiết bị phân chia sợi có bộ tách quang thụ động.
Các dịch vụ Non-ATM được chuyển qua mạng PON. Bất cứ NT thụ động hay tích
cực đều được áp dụng.
ONU cung cấp các chức năng cần thiết để hỗ trợ ATM qua thiết bị PON. ONU
thường bao gồm các chức năng sau:
1. Hợp kênh lớp ATM.
2. Các chức năng lớp MAC, bao gồm địa chỉ đường đi, điều khiển truyền dẫn
đường về.
3. Các chức năng lớp PHY, bao gồm bộ chuyển đổi E/O và O/E.
4. Độ an toàn mạng truy nhập.
5. Giao diện hệ thống truyền dẫn xDSL.
Khối giao diện ATM xDSL cung cấp các chức năng kết cuối mạng, ví dụ như
chuyển đổi từ hệ thống truyền dẫn xDSL thành giao diện hệ thống đầu cuối. Nó
bao gồm các chức năng sau:
1. Khối thu phát xDSL - Thiết bị đầu cuối từ xa (xTU-R)
2. Hợp kênh/ Phân kênh
3. Các chức năng lớp ATM
4. Giao diện HAN
3.2.2.1 Chức năng các phần tử mạng
a) Đầu cuối kênh quang (OLT)
15
OLT bao gồm 3 phần: Đầu cuối kênh giao diện nút truy nhập (ANI-LT), Kết nối
chéo đường dẫn ảo và kênh ảo tuỳ ý (VP-XC) cho VP/VC và đầu cuối kênh PON.
1. ANI-LT: Đầu cuối kênh giao diện nút truy nhập (ANI-LT) kết nối OLT với
mạng nhân ATM hoặc một nút ATM.
2. VP/VC-XC: Kết nối chéo đường dẫn ảo và kênh ảo (VP/VC-CC) cung cấp các
kết nối giữa ANI-LT và PON-LT.
3. PON-LT: đầu cuối kênh PON quản lý quá trình chuyển đổi quang-điện, chèn
các tế bào ATM vào hướng đi tải PON và tách các tế bào ATM từ các hướng về
tải PON. Điều khiển cơ cấu hướng đi được thực hiện nhờ PON-LT.
b) Khối mạng quang và xTU-C
ONU kết nối cơ cấu phân phối mạng truy nhập PON bằng hệ thống truyền dẫn
xDSL. ONU bao gồm 3 phần: Đầu cuối kênh PON (PON-LT), tổ hợp đường dẫn
ảo/kênh ảo (VP-MUX) cho bộ hợp kênh VP và Khối thu phát xDSL-Trung tâm
(xTU-C).
1. PON-LT: Đầu cuối kênh PON quản lý quá trình chuyển đổi quang-điện, PON-
LT tách các tế bào ATM từ hướng đi vận chuyển PON và chèn các tế bào ATM
vào hướng về vận chuyển PON trên cơ sở thu đồng bộ từ điều khiển cơ cấu hướng
đi.
2. VP-MUX: Bộ hợp đường dẫn ảo tổ hợp các xTU-Cs tới PON-LT. Chỉ có các tế
bào ATM hợp lệ qua được VP-MUX, do đó nhiều VP có thể phân chia độ rộng
băng tần hướng về một cách có hiệu quả.
3. xTU-C: Xem chi tiết trong phần 3.4 và 3.5
c) xDSL-AIU
Xem chi tiết trong phần 3.4 và 3.5.
3.2.2.2 Mô hình giao thức chuyển tải ATM
Hình 3-6 minh hoạ mô hình giao thức chuyển tẩi ATM có cấu trúc chuẩn như
trong hình 3-5.
16
Tham khảo thêm trong tài liệu [3]
Hình 3-6 Giao thức chuyển tải PON
3.3 Kênh thuê bao số không đối xứng ADSL
Kênh thuê bao số không đối xứng là một hệ thống truyền dẫn hỗ trợ tốc độ bit cao
qua mạng truy nhập đôi cáp đồng xoắn hiện hành. ADSL cung cấp cho kênh
hướng đi ( tới hệ thống đầu cuối ATM) tốc độ bit cao và tốc độ bit thấp cho kênh
hướng về ( là hướng từ hệ thống đầu cuối ATM về phía mạng). ADSL có thể hỗ
trợ tốc bit lên đến 6 Mb/s trên hướng đi và 640kb/s trên hướng về, phụ thuộc vào
độ dài của mạch vòng.
Hình 3-7 so sánh cấu trúc chuẩn RBB với mô hình chức năng ADSL
Hình 3-7: Đối chiếu mô hình chức năng ADSL lên cấu trúc chuẩn RBB
17
ADSL-ADT có thể bao gồm các chức năng sau:
1. Tập trung và/hoặc chuyển mạch
2. Khối thu phát ADSL-Trung tâm (ATU-C)
3. Các chức năng lớp ATM
4. Giao diện mạng nhân ATM
5. Bộ tách POST để phân bịêt kênh POST và kênh ADSL.
Đầu cuối khối thu phát ADSL-Trung tâm (ATU-C) cung cấp các chức năng cần
thiết để hỗ trợ truyền dẫn qua thiết bị cặp dây đồng xoắn điểm-điểm. Nó bao gồm
các chức năng sau:
1. Các chức năng lớp PMD, chẳng hạn như giải điều chế hướng về, điều chế
hướng đi, bộ trộn, FEC, bộ chèn.
2. Các chức năng lớp TC, ví dụ như OAM, mô tả tế bào.
3. Các chức năng phân tách POST .
ADSL-AIU bao gồm các chức năng sau:
1. Khối thu phát ADSL - Đầu cuối từ xa (ATU-R).
2. Hợp kênh/phân kênh.
3. Các chức năng lớp ATM.
4. Giao diện HAN.
ATU-R ngược lại của ATU-C. Nó bao gồm các chức năng sau:
1. Các chức năng lớp PMD, chẳng hạn như giải điều chế hướng đi, điều chế
hướng về, bộ trộn, FEC, bộ chèn.
2. Các chức năng lớp TC, ví dụ như OAM, mô tả tế bào.
3. Các chức năng phân tách POST.
3.3.1 Chuyển tải của ATM qua ADSL
Chuyển tải ADSL có 3 đặc điểm đáng chú ý:
1. Tính bất đối xứng và dung lượng kênh
18
2. Sửa chữa và chèn lỗi
3. Đáp ứng tốc độ động và tái phân chia tốc độ
Tỷ lệ bất đối xứng và dung lượng kênh là một chức năng của việc giảm bớt kênh
và môi trường nhiễu và được thiết lập bằng cách lựa chọn một trong các tốc độ có
thể (với tốc độ cơ bản 32kb/s).
Cấu hình cơ bản của chuyển tải ATM qua ADSL được đưa ra trong ADSSL
Forum[4ư. Nó bao gồm cấu trúc cơ bản, kênh hoá, TC và mức vật lý OAM nhưng
không đề cập đến vấn đề phức tạp liên quan tới trạng thái ngầm đối ngẫu và đáp
ứng tốc độ động. Technical Subcommittee T1E1 đang phát triển phần 2 của ANSI
T1.413.
3.4 Kênh thuê bao số tốc độ cao VDSL
Kênh thuê bao số tốc độ cao VDSL là một hệ thống truyền dẫn làm tăng tốc độ bit
của mạng truy nhập cáp đồng. Nó tương tự như khái niệm ADSL nhưng nó có sự
khác biệt sau. Tốc độ bit tối đa hướng đi cao hơn nhưng độ rộng tín hiệu nhỏ hơn.
Cả hai hệ thống VDSL đối xứng và bất đối xứng đều đang được quan tâm.
VDSL sử dụng nhiều phổ hơn so với ADSL. Nhìn từ góc độ điểm truyền dẫn, vấn
đề chính là RF làm tăng phổ và băng thông tương thích với ADSL.
Nhìn từ góc độ điểm ATM, các kết quả rất giống với ADSL, chẳng hạn như dung
lượng kênh, đáp ứng tốc độ động. Có 2 vấn đề đáng quan tâm. Khả năng tăng
dung lượng của VDSL để đưa ra thêm các ứng dụng và khả năng chuyển đổi từ
ADSL. Do đó, xác định ATM HAN cần tính đến sự phân bố của các dịch vụ theo
các khía cạnh tốc độ bit, đa dịch vụ, đa QOS và các thiết bị liên quan.
Hình 3-8 So sánh cấu hình chuẩn RBB với mô hình chức năng VDSL
Hình 3-8 Đối chiếu mô hình VDSL (trường hợp NT tích cực) lên cấu hình chuẩn
RBB
VDSL-ADT (Đầu cuối số VDSL ATM) bao gồm các chức năng sau:
1. Khối thu phát ADSL-Trung tâm (VTU-C)
19
2. Bộ phân tách POST để phân biệt kênh POST và VDSL.
3. Tập trung và/hoặc chuyển mạch
4. Hợp kênh/Phân kênh
5. Giao diện một số loại mạng truy nhập quang (kênh PON hoặc điểm - điểm)
trong cấu trúc FTTC/Cab/B.
6. Giao diện mạng nhân ATM, trong trường hợp ADT được đặt vị tại trung
tâm (FTTE-Fiber To the Exchange)
Khối thu phát ADSL-Trung tâm (VTU-C) cung cấp các chức năng cần thiết để hỗ
trợ truyền dẫn qua thiết bị đôi cáp đồng xoắn điểm-điểm. Nó bao gồm các chức
năng sau:
1. Các chức năng lớp PMD như giải điều chế đường về, điều chế đường đi,
trộn, FEC và chèn.
2. Các chức năng lớp TC chẳng hạn như OAM, mô tả tế bào
3. Các chức năng tách POST
Mạng phân phối VDSL bao gồm thiết bị cáp đôi dây đồng xoắn
VDSL-AUT bao gồm các chức năng sau:
1. Khối thu phát ADSL-Trung tâm (VTU-C)
2. Hợp kênh/Phân kênh
3. Các chức năng lớp ATM.
4. Giao diện mạng ATM thuê bao gia đình.
Khối thu phát ADSL-Đầu cuối từ xa(VTU-R) ngượclại với VTU-C. Nó bao gồm
các chức năng sau:
1. Các chức năng lớp PMD như điều chế đường về, giải điều chế đường đi,
trộn, FEC và chèn.
2. Các chức năng lớp TC chẳng hạn như OAM, mô tả tế bào
3. Các chức năng tách POST
Xem chi tiết thêm trongtài liệu tham khảo số [3]
20
4 Mạng ATM thuê bao gia đình
Giống như khái niệm trong phần 1.2.4, mạng ATM thuê bao gia đình (HAN) kết
nối đầu cuối mạng truy nhập và hệ thống đầu cuối ATM.
Hình 4.1 mô tả HAN, bao gồm các nhóm chức năng sau:
1. Thiết bị phân phối tại thuê bao gia đình.
2. Mạng phân phối tại thuê bao gia đình.
Hình 4-1 Mô tả HAN
Thiết bị phân phối tại thuê bao gia đình thực hiện kết nối chéo, chuyển mạch
và/hoặc tổ hợp các kết nối ảo ATM giữa UNIX và một hoặc nhiều hệ thống đầu
cuối ATM. Nó bao gồm các chức năng lớp PHY, MAC hoặc ATM, cũng có thể
có cả báo hiệu. Thiết bị phân phối thuê bao gia đình là tuỳ ý.
Mạng phân phối thuê bao gia đình có cấu hình kết nối điểm -điểm, cấu hình sao
hoặc hình cây và có phân nhánh.
4.1 Cơ sở hạ tầng
Tại liệu này sẽ giới thiệu mô hình chuẩn cơ sở hạ tầng thuê bao gia đình, nó dựa
trên 2 yếu tố cơ bản:
1. Phạm vi yêu cầu từ 50m đến 100m đối với mạng dây dẫn trong các toà nhà. Có
một thuận lợi khi sử dụng phạm vi hẹp do hệ thống truyền dẫn sử dụng cáp
21
đồng và plastic (POF). Trong trường hợp cáp đồng, phạm vi hẹp cho phép
công suất truyền dẫn thấp có thể sử dụng để hỗ trợ EMC. Trường hợp sử dụng
cáp plastic, hệ thống truyền dẫn (hạn chế sự suy giảm) có thể sử dụng một
công suất thoả mãn giới hạn an toàn.
2. Mức độ cho phép phải được thực hiện theo cách mà cơ sở hạ tầng có thể được
thiết lập do một người không có kinh nghiệm thực hiện. Điều đó có nghĩa là
cáp có thể được lắp đặt vòng quanh các thiết bị ở góc phòng hay khung cửa
(allowance must be made for the way in which the infrastructure is likely to be
installed by an unskilled person who may be more concerned with aesthetics
than specifications. This means that retrofitted cables may be routed around
features such room corners and door frames, and may be subject to tight
bends).
Hình 4-2 mô tả cơ sở hạ tầng tại gia đình.
Hình 4-2 Mô hình chuẩn cơ sở hạ tầng
4.1.1 Mô hình cơ sở hạ tầng
Mô hình duy nhất là mô hình điểm - điểm ATM cổ điển. Các mô hình khác
không được đề cập đến trong tài liệu này
4.1.2 Ráp nối
Hình 4-3 minh hoạ 3 trường hợp ráp nối với độ phức tạp tăng dần
1. Kết nối trực tiếp thiết bị đầu cuối qua cáp chờ sẵn (như nối dây).
2. Kết nối trực tiếp tới một cáp cố định mà đầu cuối cố định trong hộp kết nối
( gắn chặt trong tường).
3. Kết nối qua một dây nối trong một đầu cuối cơ sở hạ tầng cáp cố định trong
hộp gắn trên tường.
22
Các kết nối trong thiết bị đầu cuối không được tính là kết nối đôi do cấu hình đòi
hỏi 1, 2 và 3 đôi kết nối riêngbiệt
Hình 4-3 Cấu hình ráp nối
4.1.3 Cáp
Có 3 loại:
1. 100 Ohm loại 5TP
2. 120 Ohm loại 5 TP
3. Cáp quang plastic
Khoảng cách tối đa giữa các nút ( ví dụ như giữa NT hoặc thiết bị chuyển mạch và
một thành phần của CPE) là 50m. Nó bao gồm cả chiều dài của bất cứ nút nối dây
nào.
Tối đa là 15 điểm gấp khúc và độ gấp khúc không nhỏ hơn 90 độ trong bất kỳ
một kết nối điểm-điểm nào.
Trong HAN, có 1 giới hạn bán kính gấp khúc nhỏ nhất cho POF, nhưng không áp
dụng cho thiết bị cáp đôi xoắn khác.
4.1.4 Kết nối
Các dạng kết nối:
1. 8 vị trí nút kết nối thu nhỏ cho loại 5 UTP
2. F07
3. Fiber Jack
4.1.5 Xung nhịp chuẩn
Các ứng dụng trong các trường hợp mà bao gồm các dịch vụ băng hẹp tại một số
điểm trong mạng có thể yêu cầu công suất xung nhịp chuẩn của mạng (chẳng hạn
8kHz).
23
Hệ thống truyền dẫn trong thuê bao gia đình cung cấp xung nhịp chuẩn. Không
đòi hỏi PHY hỗ trợ xung nhịp vòng trong hệ thống đầu cuối ATM.
5 Báo hiệu
5.1 Chức năng mạng truy nhập
Trong mạng truy nhập thực hiện quản lý tài nguyên động, một tài nguyên có thể
dung chung cho cả các NT hoặc hệ thống đầu cuối ATM, có một phần mức VC,
và/ hoặc có một tài nguyên có khả năng thay đổi. Một tài nguyên được dùng
chung đó có thể là một thiết bị ( chẳng hạn như kênh hướng ngược HFC) hoặc
một trung kế điểm - điểm (ví dụ như trung kế SONET/SDH giữa một ONU và
một AN).
Để thực hiện quản lý tài nguyên động, mạng truy nhập cần có những điểm sau:
1. Khả năng phân biệt các tế bào thuộc về các VC khác nhau ( của các thuê bao
khác nhau) và thực hiện tập trung và/hoặc chuyển mạch lớp ATM hoặc MAC.
2. Khả năng thực hiện lần lượt các mức tế bào.
3. Điều khiển thu nhận các kết nối (trừ khi đưa ra các loại hình dịch vụ UBR
và/hoặc các loại hình dịch vụ ABR không có MCR)
4. Khả năng xử lý và dàn xếp các loại hình dịch vụ ATM, lưu lượng và QoS ( ví
dụ bằng báo hiệu hoặc giao thức điều khiển kết nối mang)
5. Nhận biết các tài nguyên và khả năng định vị chúng
Một mạng truy nhập mà có thể thực hiện quản lý tài nguyên làm cho sử dụng việc
sử dụng khả năng biến đổi và dùng chung các tài nguyên một cách hiệu quả hơn
nhưng chi phí phức tạp hơn.
Trong một vài trường hợp, ADT trong mạng truy nhập hoạt động như một bộ tập
trung ATM; Mạng truy nhập thực hiện toàn bộ các kết nối ảo ATM chéo qua một
ANI, việc chuyển từ UNIW thành ANI được thực hiện, và mạng truynhậpkhông
cung cấp chuyển đổi các VC giữa hai điểm cuối trên mạng truy nhập. Trong các
trường hợp khác, các nhà cung cấp mạng truy nhập hy vọng sẽ cung cấp các dịch
vụ lớp cao hơn, hoặc cung cấp chuyển mạch của các VC giữa các điểm cuối thuê
24
bao mà kết nối với mạng truy nhập. Trong trường hợp này mạng truy nhập hoạt
động như một chuyển mạch ATM.
5.2 Phân loại hệ thống
Có 5 phương án được xác định là đáp ứng tổ hợp các công nghệ mạng truy nhập
khác nhau.
5.2.1 Phương án 1
Trong phương án 1, mạng truy nhập sử dụng như một bộ tập trung ATM và không
thực hiện bất cứ sự quản lý tài nguyên động nào. Trong mặt phẳng điều khiển, tất
cả các dịch vụ và tính năng, tính toán thông dụng và tính cước đều được đặt trong
mạng nhân ATM. Tại ANI, có một báo hiệu VCC, một ILMI VCC và có thể có
các VCC khác dành riêng cho mỗi UNI ( hình 5-1). Mạng truy nhập không đưa ra
hoặc thay đổi các bản tin trên các VCC dành riêng này. Mạng nhân có thể xác
nhận NT hoặc hệ thống đầu cuối ATM, có thể dựa vào sự liên kết cố định của các
dịch vụ và các hoá đơn để phân chia trường VPI/VCI của ANI. ANI trong phương
án này phù hợp với giao diện VB5.1 (xem thêm phần 5.4)
Hình 5-1 Phương án 1
5.2.2 Phương án 2
Trong phương án 2, mạng truy nhập hoạt động như một bộ tập trung ATM và thực
hiện quản lý tài nguyên động. Trong mặt phẳng điều khiển, tất cả các dịch vụ và
tính năng, chuyển mạch, các dịch vụ lớp cao và tính toán thông thường được
địnhvị trong mạng nhân ATM. Tại ANI, có báo hiệu VCC, ILMI VCC và các
VCC dành riêng cho từng UNI ( Hình 5-2).Mạng truy nhập không đưa ra hoặc sửa
25
đổi các bản tinh báo hiệu. Cũng có một giao thức điều kiển kết nối mang và một
VCC giành riêng cho mạng. BCCP đòi hỏi luồng thông tin chéo qua ANI. Mạng
nhân có thể xác nhận NT hoặc hệ thống đầu cuối ATM, có thể dựa vào sự liên kết
cố định của các dịch vụ và các hoá đơn để phân chia trường VPI/VCI của ANI.
ANI trong phương án này phù hợp với giao diện VB5.2 (xem thêm phần 5.4)
Hình 5-2 Phương án 2
5.2.3 Phương án 3
Trong phương án 3, mạng truy nhập thực hiện chức năng quản lý nguồn tài
nguyên động. Nó hoạt động như một bộ tập trung ATM hoặc một chuyển mạch
ATM. Mạng truy nhập cung cấp các dịch vụ và các tính năng trong mặt phẳng
điềukhiển nhưng không thực hiện hiện tính năng tính toán thông thường. Nó cũng
cung cấp các chuyển mạch và/ hoặc các dịch vụ lớp cao. Để cung cấp các dịch vụ,
các tham số dịch vụ được đặt trong mạng nhân ATM. Tại ANI, báo hiệu VCC
được dùng chung cho các thuê bao. Bản tin báo hiệu được đưa ra và sửa chữa
trong phạm vi mà mạng truy nhập có thể:
1. Dàn xếp lưu lượng dịch vụ và các tham số QoS cho VCC
2. Hỗ trợ các dịch vụ mặt phẳng điều khiển mà mạng truy nhập yêu cầu
3. Xác nhận số chủ gọi cho mạng nhân ATM
Điều này đòi hỏi mạng nhân ATM điều khiển giao thức báo hiệu tại UNI và ANI.
Để xác nhận số chủ gọi ( ví dụ như bản tin SETUP hoặc ADD PARTY), mạng
truy nhập có thể xác nhận NT hoặc hệ thống đầu cuối ATM hoặc dựa vào sự liên
kết cố định của các tham số dịch vụ của từng UNI. Các bản ghi tính toán thông
thường được đặt trong mạng nhân ATM. Sự liên kết giữa các đối tượng sử dụng
SVCC và các hoá đơn thuê bao là nhờ có xác định được số chủ gọi. Điều này đòi
hỏi mạng nhân trông chờ vào mạng truy nhập bảo đảm xác nhận được số chủ gọi.
26
ANI hoặc là giao diện giữa các mạng ATM hoặc UNI. Trong trường hợp sau,
mạng truynhập là bên sử dụng của giao diện vầ mạng nhân ATM là bên mạng.
(xem thêm phân 5.4)
Hình 5-3 Phương án 3
5.2.4 Phương án 4
Trong phương án 4, mạng truynhập thực hiện quản lý tài nguyên động. Nó hoạt
động như một chuyển mạch ATM. Mạng truy nhập cung cấp các dịch vụ trong
mặt phẳng điều khiển và /hoặc các dịch vụ lớp cao, tính năng tính toán thông
thường. Mạng truy nhập bao gồm các tham số dịch vụ vầ các bản ghi tính toán
thông thường. Tại ANI, báo hiệu VCC được dùng chung cho các thuê bao. Bản tin
báo hiệu được đưa ra và sửa chữa trong phạm vi mà mạng truy nhập có thể:
1. Dàn xếp lưu lượng dịch vụ và các tham số QoS cho VCC
2. Sắp xếp lại các VPI/VCI tại UNIW lên VPI/VCI tại ANI
3. Thực hiện tính toán thông thường.
4. Hỗ trợ các dịch vụ mặt phẳng điều khiển mà mạng truy nhập yêu cầu
Điều này đòi hỏi mạng nhân ATM điều khiển giao thức báo hiệu tại UNI và ANI.
Mạng truy nhập có thể xác nhận NT hoặc hệ thống đầu cuối ATM hoặc dựa vào
sự liên kết cố định của các tham số dịch vụ của từng UNIW. ANI hoặc là giao
diện giữa các mạng ATM hoặc UNI. Trong trường hợp sau, mạng truynhập là bên
sử dụng của giao diện vầ mạng nhân ATM là bên mạng. (xem thêm phân 5.4)
Hình 5-4 Phương án 4
27
5.2.5 Phương án 5
Trong trường hợp này, kênh báo hiệu giữa mạng truy nhập và mạng nhân ATM
không qua giao diện ANI nhưng đưa ra một giao diện khác. Giao diện này có thể
là UNI hoặc NNI giữa quá trình xử lý cuộc gọi truy nhập và mạng nhân ATM
Hình 5-5 Phương án 5
5.3 Báo hiệu tại UNIX, UNIW và UNIH
Giao thức báo hiệu cho các SVC sẽ tuỳ theo SIG4.0, bao gồm các thủ tục phân
tích địa chỉ ILMI4.0. Các hệ thống đầu cuối và các NT có thể nghiên cứu về cấu
hình PVC sử dụng ILMI 4.0.
5.4 Báo hiệu tại ANI
5.4.1 Giao diện VB5
Giao diện này dựa trên mô hình cấu trúc mạng ITU-T trong khuyến nghị G.902
của ITU-T. ANI trong trường hợp này có thể phân chia thành 2 loại
1 VB5.1: Giao diện này được đưa ra trong khuyến nghị G.967.1 của ITU-T. Giao
diện VB5.1 cung cấp cho hợp kênh/kết nối cheo ATM trong mạng truy nhập ở
mức VP hoặc VC dưới sự điều khiển qua giao diện Q3. Trong khuyến nghị
Q.832.1 của ITU-T cũng đề cập đến sự kết hợp quản lý VB5.1
2 VB5.2: Giao diện này được đưa trong khuyến nghị G.967.2 của ITU-T. Ngoài
VB5.1, VB5.2 cung cấp vị trí các kết nối trong mạng truy nhập do các nút dịch vụ
điều khiển
5.4.2 Giao diện giữa các mạng ATM
Giao diện giữa các mạng ATM (AINI) là giao diện giữa hai mạng ATM với nhau.
Chú ý rằng AINI dựa trên giao thức intranetwork hiện hành, chẳng hạn như B-
ISUP và PNNI. Tuy nhiên không loại trừ khả năng AINI giữa các mạng sử dụng
các giao thức intranetwork khác.
28
AINI sử dụng báo hiệu PNNI để cung cấp các dịch vụ SVC.
5.4.3 Giao diện Đối tượng sử dụng-Mạng
UNI được xác định trong SIG4.0 có thể được sử dụng như một ANI. Mặc dù nó
được định nghĩa như một giao diện đối tượng sử dung-mạng, nó vẫn có thể được
sử dụng như một ANI .
29
6 Tài liệu tham khảo
6.1 Normative Reference
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giới thiệu các dịch vụ mạng truy nhập atm.pdf