MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1
1.1 Tính cấp thiết 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 1
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 3
2.1 Các khái niệm 3
2.1.1 Giới 3
2.1.2 Thu nhập 3
2.1.3 Ra quyết định 3
2.1.4 Bình đẳng giới 3
2.2 Giới và vấn đề thu nhập 3
2.2.1 Nguồn thu nhập của gia đình 3
2.2.2 Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân 4
2.2.3 Vai trò đóng góp kinh tế của phụ nữ đối với gia đình 5
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập 7
2.3 Giới và ra quyết định trong gia đình 9
2.3.1 Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực 9
2.3.2 Một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề ra quyết định trong gia đình 9
2.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề ra quyết định. 11
2.4 Các ví dụ cụ thể 12
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU 15
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 15
3.1.1 Điều kiện tự nhiên 15
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội 15
3.2 Phương pháp nghiên cứu 17
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu 17
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin 17
3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin 17
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 18
4.1 Tình hình thu nhập của các hộ gia đình tại xã Thụy Dân 18
4.2 Thực trạng ra quyết định của chồng và vợ trong các gia đình tại xã Thụy Dân 18
4.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập và quyền ra quyết định trong gia đình tại xã Thụy Dân 18
4.3 Một số giải pháp nâng cao vị thế của người phụ nữ với vấn đề thu nhập và ra quyết định trong gia đình 18
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18
5.1 Kết luận 18
5.2 Kiến nghị 18
20 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5296 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Giới với vấn đề thu nhập và ra quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thôn hiện nay như thế nào? Thu nhập có ảnh hưởng như thế nào đến quyền quyết định của chồng và vợ? Phụ nữ cần làm gì để nâng cao vị thế của mình trong gia đình cũng như tham gia vào việc ra quyết định trong gia đình?
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Giới với vấn đề thu nhập và ra quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay”
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu về vấn đề thu nhập và quyền ra quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về thu nhập và quyền ra quyết định.
- Thực trạng thu nhập và quyền quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay.
- Giải pháp nâng cao vị thế của phụ nữ trong gia đình, cũng như tham gia vào việc ra quyết định trong gia đình.
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động thu nhập của giới và sự ra quyết định trong gia đình đối với mỗi giới
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nội dung: vấn đề giới với thu nhập và ra quyết định trong gia đình nông thôn hiện nay
- Phạm vi không gian: xã Thụy Dân, huyện Thái Thụy – Thái Bình
- Phạm vi thời gian: năm 2006 - 2008
PHẦN 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Giới
Là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa nam giới và phụ nữ. Xã hội tạo ra và gán cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và nam giới các đặc điểm giới khác nhau. Bởi vậy, các đặc điểm giới rất đa dạng và có thể thay đổi được.
2.1.2 Thu nhập
Thu nhập là số lượng tiền, hàng hoá hoặc dịch vụ mà một cá nhân, công ty hay một nền kinh tế nhận trong một khoảng thời gian nhất định (quý, tháng, năm).
2.1.3 Ra quyết định
Ra quyết định là một quá trình lựa chọn có ý thức giữa hai hoặc nhiều phương án để chọn ra một phương án và phương án này sẽ tạo ra được một kết quả mong muốn trong các điều kiện ràng buộc đã biết.
2.1.4 Bình đẳng giới
- Bình đẳng giới được hiểu nam giới và nữ giới được coi trọng như nhau, cùng được công nhận và có vị thế bình đẳng trong XH.
- Bình đẳng giới không đơn thuần chỉ là việc phụ nữ có nhiều vai trò giống nam giới hơn mà còn là nam giới cũng sẽ có nhiều vai trò giống phụ nữ hơn.
2.2 Giới và vấn đề thu nhập
2.2.1 Nguồn thu nhập của gia đình
* Thu nhập bằng tiền
- Tiền lương: Mức thu nhập này tùy thuộc vào kết quả lao động của mỗi người và điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp.
- Tiền thưởng: Phần thu nhập bổ sung cho những người lao động tốt, có năng suất cao, kỉ luật tốt.
- Tiền phúc lợi: Do cơ quan, trường học… chi cho cán bộ viên chức trong những dịp lễ tết, thăm hỏi, hiếu hỉ… từ quỹ phúc lợi.
- Tiền bán sản phẩm
- Tiền lãi tiết kiệm
* Thu nhập bằng hiện vật
Tùy từng địa phương mà có mỗi hình thức thu nhập riêng phù hợp với điều kiện khí hậu, địa hình
2.2.2 Đặc điểm thu nhập của hộ nông dân
Thu nhập, đời sống của nông dân còn thấp và tăng chậm so với dân cư thành thị. Nông hộ chủ yếu sống ở nông thôn, nơi có nhiều điều kiện khó khăn như cơ sở hạ tầng, trình độ dân trí thấp, dân trí tăng nhanh và thiếu việc làm. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam thì khoảng cách về thu nhập bình quân của 1 người 1 tháng giữa dân cư thành thị và dân cư nông thôn có xu hướng gia tăng năm 1993 là 2 lần, năm 1994 tăng lên 2,55 lần, năm 1995 là 2,63 lần, năm 1996 là 2,7 lần, năm 1999 là 3,7 lần, năm 2001 là 4 lần đến 2003 giảm xuống nhưng vẫn ở mức 2,3 lần.
Nguồn thu nhập của hộ nông dân phong phú đa dạng: hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nông dân bao gồm các hoạt động sản xuất nông nghiệp và sản xuất phi nông nghiệp trong nông hộ: trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, kinh doanh, buôn bán, tiểu thủ công nghiệp, làm thuê, xuất khẩu lao động…
Thu nhập của nông hộ vẫn chủ yếu từ hoạt động nông nghiệp.
Thu nhập của hộ nông dân không đều do mỗi vùng có 1 nguồn tài nguyên, điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường, tổ chức quản lý khác nhau. Sự đa dạng về quy mô và trình độ phát triển đã tạo ra sự khai thác nguồn lực không đồng đều giữa các hộ nông dân trong vùng. Những hộ biết tận dụng mọi khả năng sẵn có, biết học hỏi kinh nghiệm và có khả năng đầu tư sẽ đem lại hiệu quả cao và thu nhập cao, ngược lại.
Thu nhập của hộ nông dân chưa loại trừ hết chi phí sản xuất. Trong nông hộ thu nhập không chỉ là lợi nhuận kinh doanh mà nó bao gồm cả chi phí lao động gia đình. Nguồn lao động sử dụng 1 cách linh hoạt 1 người có thể làm được nhiều công việc, tuỳ theo thời vụ, công việc mà sắp xếp nên khó tính chi phí lao động của gia đình.
2.2.3 Vai trò đóng góp kinh tế của phụ nữ đối với gia đình
Chức năng kinh tế là một chức năng đặc biệt và quan trọng nhất ở thiết chế gia đình. Người phụ nữ có đặc trưng về sinh học: là mẹ, là vợ, họ đảm trách các công việc thường nhật của gia đinh, tuy nhiên họ cũng còn phải đóng góp thu nhập vào kinh tế gia đình. Có quan điểm cho rằng công việc nhà là công việc “đương nhiên” của phụ nữ. Tuy nhiên chúng ta biết rằng sự phân công lao động theo giới là một sản phẩm xã hội. Ph.ăng-ghen trong tác phẩm nổi tiếng Nguồn gốc của gia đình của chế độ tư hữu và của nhà nước, khi nói về sự phân công lao động theo giới trong thời kỳ bộ lạc đã cho rằng: “ Sự phân công lao động là hoàn toàn có tính chất tự nhiên, nó chỉ tồn tại giữa nam và nữ. Đàn ông đi đánh giặc, đi săn bắt và đánh cá, tìm nguyên liệu dùng làm thức ăn và kiếm những công cụ cần thiết cho việc đó. Đàn bà chăm sóc việc nhà, chuẩn bị cái ăn và cái mặc, họ làm bếp và may vá (trích nguồn Các Mác và Ph.ăng-ghen, 1984:243-). Trong kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, quan niệm mức độ hài lòng về hôn nhân của người phụ nữ cũng nhấn mạnh tới chức năng kinh tế của bất hoà về ứng xử và dẫn đến rạn nứt gia đình. Có đến 46,1% đưa ra lý do khó khăn về kinh tế khi được hỏi về nguyên nhân dẫn tới bất hoà trong gia đình (trích nguồn Bộ văn hoá thể dục thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện gia đình và giới, Unicef 2008 ).
(Nguồn: Tạp chí nghiên cứu giới và gia đình số 4 năm 2010)
Quyền quyết định của người phụ nữ trong gia đình cũng ngày càng được tăng lên. Có nhiều người vợ quyết định cùng chồng những công việc quan trọng trong gia đình. Trong “Kết quả điều tra gia đình năm 2006” cho thấy đến 53% số phụ nữ ở thành thị đứng tên một giấy tờ đăng ký sản xuất kinh doanh (trích nguồn Bộ văn hoá thể dục thể thao và du lịch, Tổng cục thống kê, Viện gia đình và giới, Unicef 2008 ).Ở các thành phố vai trò trụ cột kinh tế hiện nay đã không còn là đặc quyền của chồng. Các số liệu của Nguyễn Thị Hoà và Trần Thị Vân Anh,2007 đã góp phần chứng minh điều đó. Ví dụ nghiên cứu của Nguyễn Thị Hoà cho thấy 64,5% người vợ đóng góp công sức nhiều nhất cho kinh tế gia đình so với 30,8% là người chồng. Sự đóng góp của người vợ không có gì khác biệt theo vùng miền. Tương tự kết quả nghiên cứu của Trần Thị Vân Anh cho thấy tỷ lệ nữ tự đánh giá về việc có đóng góp vào thu nhập gia đình của bản thân là 92,5%. Và đánh giá của những người chồng về việc có đóng góp vào thu nhập gia đình của phụ nữ cũng chiếm tỷ lệ tương tự là 94,5%. Như vậy con số thống kê này cho thấy người vợ có xu hướng đóng góp nhiều cho kinh tế gia đình. Nhìn nhận vai trò kinh tế một cách thoả đáng giúp phụ nữ thể hiện rõ vai trò kinh tế của họ. Xã hội Việt Nam có nhiều biến đổi đặc biệt là giai đoạn đổi mới năm 1986. Những thay đổi xã hội tác động tới vai trò của giới trong gia đình. Các kết quả nghiên cứu về phân công lao động trong gia đình đã phản ánh khá rõ vai trò của phụ nữ và chức năng kinh tế của gia đình. Một câu hỏi được đặt ra như người phụ nữ Việt Nam có vai trò như thế nào trong không gian một gia đình? Một kết quả nghiên cứu của trung tâm nghiên cứu dân số gia đình thuộc Đại học Michighen của Hoa Kỳ công bố trước đây cho thấy ở Việt Nam người vợ là người chủ yếu nắm giữ “túi tiền’’ của gia đình. Mặc dù người phụ nữ được nắm giữ tài chính nhưng họ không phải là người đưa ra các quyết định quan trọng trong gia đình.
2.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập
Giáo dục - đào tạo: Vẫn còn những thách thức lớn trong công tác giáo dục và phát triển nguồn nhân lực. ở khu vực miền núi, vùng nông thôn, sự chệnh lệch về giới trong tỷ lệ học sinh đến trường cao hơn những vùng khác, đặc biệt đối với các dân tộc thiểu số. Mặc dù đã có nhiều cố gắng lớn về đào tạo cho dân số nông thôn, trình độ chuyên môn và trình độ kỹ thuật của họ vẫn còn ở mức thấp. Năm 2002, cứ 100 dân số nữ từ 15 tuổi trở lên thì có 25,5 người tốt nghiệp tiểu học, 25,8 người tốt nghiệp THCS và 9,4 người tốt nghiệp THPT; các tỷ lệ tương ứng ở dân số nam là 27,3; 29,5 và 12. Bậc trung học chuyên nghiệp không có sự khác biệt lớn, nữ đạt 2,9% và nam 2,8%; bậc cao đẳng và đại học nữ đạt 2,7% và nam đạt 4,2%. Riêng bậc trên đại học, tỷ lệ nữ thấp hơn 3 lần so với nam, cụ thể nữ đạt 0,04% và nam 0,13%.
Lao động và việc làm: Về ngành nghề lao động, thống kê cho thấy lao động nữ có xu hướng tập trung lao động ở các ngành nông nghiệp và dịch vụ, trong khi lao động nam lại tập trung cao ở ngành thuỷ sản và xây dựng.
Trình độ chuyên môn, phụ nữ ít có cơ hội tiếp cận với công nghệ, tín dụng và giáo dục đào tạo, thường gặp nhiều khó khăn do gánh nặng công việc gia đình, điều kiện để nâng cao chuyên môn ít hơn nam giới. Có số liệu cho thấy lao động nữ qua đào tạo chỉ bằng 30% so với lao động nam. Bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý nhà nước đối với nữ cũng chỉ chiếm tỷ lệ 30%. Do đó trong đa số trường hợp lao động nữ không có trình độ chuyên môn cao bằng nam giới nên dễ dẫn đến chênh lệch trong thu nhập so với nam giới.
Vùng địa lý: Tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế ở nước ta duy trì ở mức cao, năm 2003, tỷ lệ này ở nữ là 68,5%, còn ở nam là 75,8%. Giữa các vùng có sự khác biệt lớn về tỷ lệ nữ tham gia hoạt động kinh tế. Năm 2003, tỷ lệ nữ hoạt động kinh tế là cao nhất ở Tây Bắc, đạt 80%, tiếp theo là Tây Nguyên, đạt 78%. Tỷ lệ nữ tham gia hoạt sđộng kinh tế thấp nhất được ghi nhận ở Đông Nam Bộ, đạt 60%, theo sau là đồng bằng sông Cửu Long, đạt 64%. Đặc biệt, đây cũng là hai vùng có mức chênh lệch lớn nhất về tỷ lệ tham gia hoạt động kinh tế của nam và nữ.
Nếu phân biệt theo khu vực thành thị và nông thôn thì tỷ lệ có việc làm thường xuyên ở thành thị thấp hơn ở nông thôn. Năm 2003, tỷ lệ nữ ở thành thị có việc làm thường xuyên là 94,5% còn ở nông thôn là 95,8%; các tỷ lệ tưng ứng ở nam là 95,8% và 96,3%. Trong thời kỳ 2000-2003, trong khi tỷ lệ thất nghiệp của nam có xu hướng giảm thì tỷ lệ thất nghiệp nữ tăng lên, năm 2003, tỷ lệ thất nghiệp của nữ là 6,9%, còn tỷ lệ thất nghiệp của nam là 4,4%.
Chính sách liên quan đến thu nhập và vấn đề giới: Bình đẳng giới trong lĩnh vực lao động có nghĩa là bình đẳng về quyền, trách nhiệm, cơ hội, đối xử và đánh giá đối với mỗi người không phân biệt giới tính của họ về pháp lý. Việt Nam đã quy định sự bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới tại điều 24 Hiến pháp Việt Nam khuyến khích cho doanh nghiệp sử dụng đông lao động nữ như tín dụng ưu đãi, giảm thuế và cải thiện điều kiện việc làm cho lao động nữ. Đào tạo và chuyển lao động nữ đang làm các công việc độc hại nguy hiểm có hại cho việc sinh con và chăm sóc con cái của phụ nữ sang các công việc khác phù hợp hơn,cải thiện điều kiện lao động và giảm thời gian làm việc.
Tuy nhiên, còn có những yếu tố hạn chế phụ nữ tham gia vào lĩnh vực việc làm chính thức và hưởng lợi một cách bình đẳng từ việc làm. So với mức độ phát triển của đất nước thì Việt Nam có nhiều chính sách lao động "bảo vệ" cho lao động nữ như chính sách phúc lợi hưu trí, sinh đẻ, hạn chế hoặc cấm phụ nữ làm các công việc nặng nhọc, nguy hiểm...
Nhóm các yếu tố khác: Tình trạng sức khoẻ có quan hệ với thời gian lao động, khối lượng và chất lượng công việc thực hiện nên nó có quan hệ tỷ lệ thuận đối với thu nhập của người lao động.
Xây dựng chiến lược thúc đẩy bình đẳng giới là nhiệm vụ đầy thách thức. Giáo dục, chuyên môn và đào tạo, là những nhu cầu cần hướng tới của một nền kinh tế và một xã phát triển. Bên cạnh đó, nâng cao hiểu biết tiến bộ về giới là một điều kiện tiên quyết quan trọng đối với nhiều ưu tiên chính sách. Bởi các chiến lược để thúc đẩy bình đẳng giới phải giải quyết những ý tưởng và định kiến lâu nay về quan hệ giới và chuẩn mực của nữ giới và nam giới trong xã hội.
2.3 Giới và ra quyết định trong gia đình
2.3.1 Quyền ra quyết định về tiếp cận và kiểm soát nguồn lực
- Nguồn lực: là tất cả những gì mà con người cần để thực hiện công việc mà họ muốn
- Lợi ích: là những thứ giúp con người hoặc đem đến cho họ những điều tốt đẹp
- Tiếp cận: là việc sử dụng
- Kiểm soát: Là có quyền định đoạt/ quyết định việc sử dụng
- Phụ nữ góp công lớn cho gia đình nhưng không phải là người quyết định các khoản chi lớn
- Nam giới thường nắm quyền quyết định về việc sử dụng các nguồn lực như đất đai, nhà cửa…
- Phụ nữ thường làm những công việc thấp so với nam giới
2.3.2 Một số nghiên cứu liên quan đến vấn đề ra quyết định trong gia đình
Thực tế nhiều nghiên cứu đã nghiên cứu tại các vùng nông thôn trên cả nước ở các thời điểm khác nhau đều chỉ ra rằng trong các công việc đã có sự bàn bạc giữa hai vợ chồng, nhưng việc ra quyết định chính vẫn là do người chồng và định kiến giới chính là yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định trong gia đình.
Nhiều nghiên cứu cũng cho rằng mô hình về quyền quyết định trong gia đình hiện nay đó là người đàn ông vẫn có quyền quyết định nhiều hơn người vợ. Mặc dù trong gia đình người vợ là người phải đảm nhận hầu hết các công việc, thậm chí họ còn là người mang lại thu nhập chính cho gia đình, nhưng phần lớn quyền quyết định chính thuộc về người chồng, người vợ chỉ là người thực thi các quyết định đó (Đặng Thị Hoa, 2001; Mai Huy Bích và Lê Thị Kim Lan, 1999). Lý giải cho điều này các nghiên cứu chỉ ra rằng đây là do ảnh hưởng của định kiến giới vẫn còn tồn tại trong gia đình nông thôn, do tư tưởng trọng nam kinh nữ, đề cao vai trò địa vị của nam giới.
Thu nhập là một trong nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong gia đình, đặc biệt là đối với người phụ nữ nông thôn. Một số lý thuyết như Kinh tế học, lý thuyết giai cấp và địa vị đã khẳng định thu nhập là cơ sở của quyến lực, cũng là cơ chế ra quyết định trong gia đình. Các nghiên cứu có chung nhận định rằng trong nông thôn người vợ thường đảm nhiệm hầu hết các công việc nhưng thu nhập bằng tiền thường thấp hơn người chồng nên người chồng thường có vai trò quyết định đối với các công việc chính.
Tác giả Hoàng Bá Thịnh trong cuốn Vai trò của người phụ nữ nông thôn trong công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn đã dẫn chứng một nghiên cứu về việc phân công lao động nội trợ trong gia đình ở Việt Nam cho thấy người vợ làm 4,6 trong 6 công việc nội trợ, điều này phản ánh thực tế rằng công việc nội trợ là trách nhiệm chủ yếu của người vợ. Nghiên cứu của tác giả Đỗ Thị Bình và Lê Ngọc Lân về vấn đề Phụ nữ ngèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường cho thấy tỷ lệ đóng góp về thu nhập của người phụ nữ luôn thấp hơn người chồng. Xuất phát điểm thu nhập thấp hơn người chồng nên người phụ nữ trong nôn thôn thường ít có quyền quyết định trong các công việc quan trọng của gia đình. Vì vậy, các tác giải cũng nhấn mạnh rằng trong thu nhập của người vợ cần tính đến cả thu nhập dưới dạng đóng góp công sức cho việc nội trợ và chăm sóc các thành viên trong gia đình.
Theo nghiên cứu của Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thụy, Hội Liên hiệp Phụ nữ Bình Định thực hiện trong năm 2002-2003; “Là những vấn đề rất quen thuộc trong mỗi gia đình nhưng có những khía cạnh gây bất ngờ, thú vị cho các nhà quản lý, các nhà lãnh đạo”. Nguyên nhân dẫn đến bất bình đẳng giới trong tổ chức cuộc sống gia đình theo nghiên cứu là do vẫn còn ảnh hưởng của tư tưởng phong kiến gia trưởng cùng sự biến đổi chậm chạp của ý thức xã hội, các thiên kiến về giới bám rễ lâu đời trong một số tầng lớp nhân dân, do việc xem trọng gia đình của người phụ nữ và hầu như nam giới chưa thay đổi quan niệm trụ cột của mình với gia đình. Chính họ đã tự đặt cho mình trọng trách lớn, phụ nữ còn tự ti luôn nghĩ mình là người hỗ trợ cho vai trò trụ cột của chồng. Đối với những gia đình nông thôn, sự chuyển dịch nhân công lao động từ nông thôn ra thành thị (thường diễn ra với nam) đã làm cho những người phụ nữ ở lại địa phương thêm gánh nặng: đảm nhận cả lao động sản xuất lẫn việc nội trợ . Trình độ học vấn cũng góp phần quan trọng trong việc tạo quyền quyết định cho nam hay nữ. Nếu trong gia đình cả hai vợ chồng có học vấn cao thì sự bàn bạc, thỏa thuận chiếm tỷ lệ lớn, ngược lại người vợ có trình độ thấp thì quyền quyết định mọi mặt chủ yếu vẫn là chồng.
2.3.3 Nguyên nhân ảnh hưởng đến vấn đề ra quyết định.
- Thu nhập là một trong nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong gia đình, đặc biệt là đối với người phụ nữ nông thôn
Nguyên nhân sâu xa của tình trạng bất bình đẳng thu nhập ở Việt Nam là do trong những năm qua, Việt Nam đã chọn mô hình trăng trưởng và cơ chế phân bổ nguồn lực chưa hợp lý. Việc định hướng ưu tiên phân bổ nguồn lực cho doanh nghiệp, ngành và dự án dùng nhiều vốn, ưu ái các vùng có khả năng tăng trưởng cao đã tạo ra sự bất cân đối giữa các vùng miền và làm gia tăng bất bình đẳng giữa khu vực kinh tế nhà nước và khu vực tư nhân.
Thêm vào đó, quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa đã dẫn đến tình trạng mất đất của nông dân. Ở Đồng bằng sông Mêkông, 1/3 người nghèo nông thôn không có đất, và tỷ lệ người dân mất đất đã tăng gấp đôi. Hệ quả là nguồn thu nhập chính của họ bị giảm sút mạnh, khiến khoảng cách nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Đó là chưa kể quá trình chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường cũng tạo ra những cú sốc và tổn thương đối với tầng lớp lao động và người nghèo ở nước ta. Do vậy, hạn chế trong khả năng tiếp cận với hệ thống an sinh xã hội cũng làm gia tăng bất bình đẳng.
Cơ chế xin cho, bao cấp, môi trường kinh doanh nghiệp bình đẳng, thông tin thiếu minh bạch đã tạo kẽ hở cho một số người giầu lên nhờ đầu cơ (đất đai, chứng khoán…), buôn lậu, tham nhũng, trốn thuế…. Trong khi một bộ phận dân cư không có cơ hội làm giầu hoặc bị chèn ép vì không có “quan hệ” tốt.
- Ảnh hưởng của chế độ phụ hệ
Chế độ phụ hệ là chế độ mà người phụ nữ trong gia đình không được nắm giữ quyền lực, quyền lãnh đạo. Hầu hết mọi quyền lực đều nằm trong tay người chồng, người phụ nữ chỉ là người thực thi quyết định hoặc nếu có thì cũng chỉ là người được tham gia một phần ý kiến.
- Nếp sống gia trưởng vẫn giữ vai trò chủ đạo trong các gia đình ở nông thôn
2.4 Các ví dụ cụ thể
* Vai trò của giới trong quyết định di cư
Theo điều tra về người quyết định việc di cư trong tạp chí Nghiên cứu giới và Gia đình quyển 20 số 1 của Phạm Thị Huệ thì có tới 80,3% nam giới trả lời họ di cư là do chính bản thân họ quyết định. Trong khi đó tỉ lệ này ở nữ là 59,8%, ít hơn nam giới đến 20,5%. Trong khi đó chỉ có 12,2% nam giới trả lời cả gia đình cùng tham gia bàn bạc quyết định chuyện di cư của họ, tỉ lệ này ở nữ là 28,1%, cao gấp 2,3 lần so với nam giới. Đặc biệt chỉ có 1,3% nam giới cho rằng họ di cư là do vợ mình quyết định. Như vậy, có tiếng nói quyết định trong các công việc gia đình, quyền quyết định của nam giới tự mình quyết định di cư nhiều hơn phụ nữ. Sự tham gia của người vợ hay gia đình đến việc di cư của nam giới là không đáng kể. Ngược lại, phụ nữ tự quyết định di cư ít hơn nam giới. Sự tham gia của người chồng và gia đình đến quyết định di cư của phụ nữ nhiều hơn nam giới. Điều này có thể liên quan đến quyền quyết định của người chồng trong gia đình. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng người chồng là người phụ nữ đã cải thiện nhưng vẫn còn hạn chế (Phạm Thị Huệ 2007, Đỗ Thị Bình 2001). Nguyên nhân là nam giới có quyền quyết định nhiều hơn trong gia đình và không bị ràng buộc công việc nhà như phụ nữ.
* Châu Chiêu Ý, Đại Học An Giang “Tìm hiểu vai trò của người phụ nữ trong nông nghiệp, nông thôn thị trấn Vĩnh Thuận, huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang” Phụ nữ nông thôn tham gia kinh doanh dịch vụ buôn bán (%, n=20)
Hoạt động
Nam
Nữ
Nam và Nữ
Trực tiếp bán hàng
15,00
60,00
25,00
Hướng kinh doanh
45,00
40,00
15,00
Chuẩn loại hàng hóa và số lượng hàng hóa
20,00
70,00
10,00
Quản lý thu chi
35,00
45,00
20,00
Vận chuyển hàng hóa
85,00
15,00
0,00
Đi mua hàng
20,00
80,00
0,00
* Trong Luận văn Thạc sĩ kinh tế của Võ Ngọc Thanh về : ‘‘Thực trạng việc làm, thu nhập và đời sống của lao động động nữ vùng Nan Lương Sơn tỉnh Hoà Bình” có viết:
Việc quyết định các công việc quan trọng trong gia đình như xây dựng nhà mới và tài sản, số con, định hướng nghề nghiệp cho con cái… đều do người chồng quyết định là chủ yếu. Ở nhóm lao động nữ trẻ, chưa ở riêng thì bố mẹ là người đưa ra quyết định, nhóm lao động nữ có gia đình nhưng vẫn sống chung với bố mẹ chồng thì thường bố chồng là người ra quyết định. Mặc dù nói rằng phụ nữ và nam giới bình đẳng nhưng để đạt đến sự ngang bằng về vị trí và vai trò trong gia đình thực sự còn 1 bước khá dài. Người phụ nữ trong gia đình không phải là người quyết định cuối cùng, người quyết định các công việc trong gia đình là chồng (20,46%), vợ (9,01%), cả 2 vợ chồng (56,81%), những người khác (13,63%).
PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
3.1.2.1 Tình hình dân số và lao động của xã Thụy Dân
Tính đến ngày 31/12/2008 toàn xã có 5068 nhân khẩu với 1381 hộ. Dân số xã Thụy Dân phân bố không đều ở các thôn tập trung đông nhất ở khu vực trung tâm xã (thôn An Tiêm 1 là 1273 nhân khẩu, An Tiêm 2 là 1216 nhân khẩu).
Những năm qua dưới sự chỉ đạo của cấp Đảng Ủy, chính quyền xã, kế hoạch hóa gia đình được tuyên truyền một cách tích cực nên tỉ lệ sinh giảm, hạn chế sinh dày và sinh con thứ ba. Tỉ lệ sinh tự nhiên năm 2007 giảm 0,72% so với năm 2005.
Mặc dù mức sinh đã giảm nhưng kết quả chưa thật vững chắc, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên còn cao, từ đó kéo theo nhiều sức ép về việc làm, đời sống, y tế, văn hóa, giáo dục, trật tự xã hội cũng như vấn đề sử dụng đất, đây là thách thức lớn đối với việc nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân trong sự phát triển chung của xã hội.
Về lao động, có thể nói Thụy Dân có nguồn lao động khá dồi dào, song chất lượng lao động chưa thật cao, lao động phổ thông chiếm đa số, lao động qua đào tạo chiếm tỉ trọng nhỏ và thường chỉ được đào tạo ngắn hạn, chưa cơ bản. Hiện nay Thụy Dân có nhiều nghề được đưa vào nhằm giải quyết các lao động lúc nông nhàn nên tình trạng đi nơi khác làm ăn chiếm tỉ lệ thấp, việc chất lượng lao động còn nhiều vấn đề mà địa phương cần phải khắc phục. (Bảng 3.1)
Bảng 3.1 Tình hình dân số và lao động của xã Thụy Dân (2006 – 2008)
Chỉ tiêu
ĐVT
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển (%)
SL (ha)
CC (%)
SL (ha)
CC (%)
SL (ha)
CC (%)
07/06
08/07
BQ
1. Tổng số hộ
Hộ
1355
100
1367
100
1381
100
100,89
101,02
100,95
Hộ nông nghiệp
Hộ
1276
94,2
1286
94,08
1300
94,13
100,78
101,09
100,94
Hộ phi nông nghiệp
Hộ
79
5,83
81
5,92
81
5,87
102,53
100
101,26
2. Tổng số nhân khẩu
Người
4964
100
5016
100
5068
100
101,05
101,04
101,04
Tổng số người chưa đến tuổi lao động
Người
2666
53,7
2707
53,97
2753
54,32
101,54
101,7
101,62
Lao động nông nghiệp
Người
2076
41,8
2077
41,41
2081
41,06
100,05
100,79
100,12
Lao động phi nông nghiệp
Người
222
4,47
232
4,62
234
4,63
104,5
100,86
102,67
(Nguồn: Ban thống kê xã Thụy Dân)
3.1.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thụy Dân
Cùng với xu hướng phát triển của nền kinh tế nói chung, xã Thụy Dân đã có những bước phát triển nhất định, được thể hiện ở các chỉ tiêu như cơ cấu kinh tế của xã trong những năm qua đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ, tỉ trọng ngành nông nghiệp giảm, tỉ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ tăng, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân là 13,87%, lương thực bình quân đầu người tăng, tỉ lệ đói nghèo giảm. Mặc dù đã có sự phát triển nhất định nhưng nhìn chung còn chậm, các chỉ tiêu kinh tế - xã hội còn thấp hơn mức trung bình của toàn tỉnh. (Bảng 3.2)
Bảng 3.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của xã Thụy Dân (2006 – 2008)
Chỉ tiêu
2006
2007
2008
Tốc độ phát triển
SL (tỉ đồng)
CC (%)
SL (tỉ đồng)
CC (%)
SL (tỉ đồng)
CC (%)
07/06
08/07
BQ
1. Tổng giá trị sản xuất
35,096
100
47,74
100
56,94
100
136
119,3
127,4
- Nông nghiệp
15,496
44,1
16,768
35,2
18,894
33,2
108,2
112,7
110,4
- Trồng trọt
10,529
67,9
11,41
68,0
13,399
70,9
108,4
117,4
112,8
- Chăn nuôi
4,067
26,3
4,438
26,5
4,52
23,9
109,1
101,8
105,4
- Thủy sản
0,9
5,8
0,92
5,5
0,975
5,2
102,2
106,0
104.1
2. CN, TTCN, TM, DV
19,627
55,9
30,972
64,8
38,046
66,8
157,8
122,8
139,2
CN, TTCN, XDCB
10,857
55,3
11,829
57,6
21,825
57,4
164,2
122,4
141,7
TM, DV
8,77
44,7
13,143
42,4
16,221
42,6
149,9
123,4
136,0
(Nguồn:Ban thống kê xã Thụy Dân
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Xã Thụy Dân, Thái Thụy, Thái Bình
3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin
- Thông tin thứ cấp (nguồn số liệu về tình hình dân số, lao động, việc làm của nam giới và nữ giới trong xã…)
- Thông tin sơ cấp: điều tra hộ nông dân
3.3.3 Phương pháp phân tích thông tin
- Phươn
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- van_de_thu_nhap_va_quyen_quyet_dinh_trong_gia_dinh_nong_thon_hien_nay_7549.doc