Đề tài Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4

MỤC LỤC

 

Lời cảm ơn

PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU:

I - lý do chon đề tài

1/ Xuất phát từ những yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục nói chung, chất lượng dạy - học toán ở Tiểu học nói riêng:

2/ Xuất phát từ thực trạng đối tượng học sinh ở địa phương thường gặp khó khăn trong quá trình học mạch kiến thức nghiên cứu trong đề tài:

3/ Xuất phát từ yêu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở bậc tiểu học:

II - mục đích nghiên cứu:

III - Nhiệm vụ nghiên cứu:

IV - Phương pháp nghiên cứu:

V - Phạm vi nghiên cứu:

IV - Cấu trúc của đề tài:

PHẦN II: NỘI DUNG ĐỀ TÀI

CHƯƠNG I

Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu

CHƯƠNG II

Cơ sở thực tiễn của đề tài

I - Nguyên nhân:

II - Biểu hiện: Hoạt động tư duy của những học sinh yếu kém có những biểu hiện sau đây:

1/ Tư duy thiếu linh hoạt:

III- Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục:

Chương III

Thực nghiệm sư phạm

I -Mục đích của thực nghiệm:

II - Nội dung thực nghiệm:

III - Hình thức phương pháp thực nghiệm:

IV - Thời gian và địa điểm thực nghiệm:

CHƯƠNG IV

Áp dụng dạy học tích cực để thiết kế các bài dạy:

Giải toán có lời văn ở lớp 4

PHẦN KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

 

doc35 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 40206 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
và ý chí vươn lên” (Điều 4 chương I - luật giáo dục 1998). Bởi vậy việc đổi mới phương pháp dạy học là một điều cấp thiết. Đặc biệt đối với độ tuổi tiểu học chập chững ngồi trên ghế nhà trường. Cho nên khi dạy toán có lời vănở lớp 4 ta luôn nghĩ rằng cần tạo mọi điều kiện tìm ra những con đường ngắn nhất, thiết thực nhất để “giúp đỡ những học sinh yếu kém giải toán có lời văn được tốt hơn” Đây cũng chính là nội dung chủ yếu của đề tài mà tôi đưa ra đem vào nghiên cứu trong cuộc dự thi tốt nghiệp lớp cử nhan Tiểu học khoá 2003 - 2006 lần này. II - mục đích nghiên cứu: “Giúp đỡ học sinh yếu kém trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4” trong trường tiểu học. III - Nhiệm vụ nghiên cứu: 1/ Nghiên cứu đề tài: - Nghiên cứu các tài liệu liên quan đến dạy học toán. Nghiên cứu các phương pháp dạy học để học sinh giải toán có lời văn ở lớp 4 được tốt hơn. 2/ Dạy thực nghiệm: Thực nghiệm sư phạm xác định hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trực quan đối với môn Toán lớp 1. IV - Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tài liệu về môn Toán - Phương pháp điều tra thực trạng. - Phương pháp thực nghiệm để nắm được tính khả thi của đề tài. - Tham khảo các đề tài sáng kiến kinh nghiệm của các năm trước cùng các tài liệu tập huấn chương trình sách giáo khoa với môn Toán lớp 4. V - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về mạch kiến thức về giải toán có lời văn ở lớp 4. - Đối tượng những học sinh thường gặp khó khăn trong khi giải toán có lời văn ở lớp 4 của trường Tiểu học Thanh Thuỷ - Thanh Chương - Nghệ An - Số học sinh 30 em thuộc 3 lớp 4của trường. IV - Cấu trúc của đề tài: Ngoài phần mở đầu phần kết luận, mục lục, phụ lục tham khảo đề tài gồm có 4 chương. Chương I: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Chương II: Cơ sở thực tiễn của đề tài Chương III: Thực nghiệm sư phạm Chương IV: Nội dung dạy học tích cực để thiết kế các bài dạy - giải các bài toán có lời văn tìm 2 số khi biết tổng và hiệu của hai số đó, hướng dẫn giúp đỡ học sinh yếu kém khi giải toán cò lời văn. phần II: Nội dung đề tài Chương I Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu Như chúng ta đã biết tư duy của học sinh Tiểu học đang trong quá trình hình thành và phát triển còn ở trong giải đoạn “tư duy cụ thể” do đó việc nhận thức các kiến thức toán học trừu tượng là vấn đề khó đặc biệt đối với dạng toán có lời văn. Chính vì vậy chúng ta cần nhận thức rõ bản chất của các đối tượng để từ đó đặt ra các phương pháp giải toán thích hợp nhẹ nhàng dễ hiểu đối với những học sinh còn yếu kém. Như phần trên tôi đã trình bày, nếu như chúng ta chỉ tập trung chất lượng mũi nhọn mà bỏ qua chất lượng đại trà thì rõ ràng chúng ta không hoàn thành được nhiệm vụ phổ cập trong trường tiểu học mà còn xúc phạm đến danh dự của người thầy. Theo tôi cơ sở lý luận của vấn đề này chúng ta phải đi sâu nghiên cứu về tâm sinh lý lứa tuổi của những học sinh này. 1/ Trừ những trường hợp bệnh lý như thần kinh - khuyết tật bẩm sinh. Các chứng bệnh nguy hiểm ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của học sinh còn tất cả những em khác phát triển bình thường đều có khả năng tiếp thu chương trình toán và đạt yêu cầu quy định. Song trong thực tiễn, trong một lớp học số học sinh đạt kết quả thấp trong môn Toán con tương đối nhiều, phải chăng đây là do sự phát triển nhận thức cùng lứa tuổi không đồng đều, hoạt động tư duy có những nét riêng đối với từng em, việc lĩnh hội những kiến thức trước không đầy đủ, thiếu vững chắc, thái độ học tập có nhiều thiếu sót, sức khoẻ chưa tốt và đời sống gặp nhiều khó khăn, học tập ở nhà không được chú ý… Đó chính là những cơ sở để chúng ta tìm hiểu nghiên cứu các em giải toán được tốt hơn. 2/ Toán có lời văn liên quan đến ngôn ngữ mà ngôn ngữ toán học được thể hiện ở dạng ngôn ngữ viết vừa có tính chất chặt chẽ vừa có tính chất khái quát uyển chuyển bởi “ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người” Lênin. Song trên thực tế do tâm sinh lý lứa tuổi của các em phát triển không đồng đều nên khi đọc đề toán hay nghe đề toán nêu ra có nhiều em không hiểu được ý của đề bài, dẫn đến hiểu sai ý của đề bài, theo kiểu mỗi em làm một vẻ: “Trâu lội ngược bò lội xuôi” kết quả bài ra hoàn toàn bị sai lệch. Vì vậy khi xác định yêu cầu về kiến thức, kỹ năng cho những học sinh yếu kém người giáo viên luôn luôn chú ý các câu hỏi nhẹ nhàng dễ hiểu nhằm tạo ra hứng thú, kích thích sự tìm tò, đòi hỏi sự nổ lực phấn đấu vươn lên của học sinh. Nếu dạy học mà không nắm được khả năng nhận thức cũng như các đặc điểm của quá trình nhận thức ở trẻ em thì không đạt được hiệu quả, giống như “nền văn minh” đang đứng trước một bức tường ngăn. Hơn thế nữa, khả năng nhận thức của trẻ em đang được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn có quy luật riêng. Đặc biệt là đối với những học sinh cá biệt đã yếu lại chậm hiểu. Vì vậy hơn ai hết người giáo viên Tiểu học phải hiểu trẻ em với đầy đủ ý nghĩa của nó để tiến hành bòi dưỡng giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn trong khi giải toán được thành công tốt đẹp hơn. Bởi vậy khi nêu đề tài ngôn ngữ của người thầy giáo phải hết sức thận trọng, không nêu câu hỏi ngắn qua hoặc dài quá mà cần nêu câu hỏi ngắn gọn gợi mở gây hứng thú học tập cho học sinh. Đây cũng chính là cội nguồn dẫn đến sự thành công của người dạy học trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay. 3/ Đặc điểm tâm lý, sự phát triển tâm lý ở độ tuổi Tiểu học ảnh hướng không nhỏ đến quá trình nhận thức, chiếm lĩnh tri thức khi học môn Toán của học sinh Tiểu học, quan trọng hơn là khi học giải toán có lời văn. - Do trí nhớ của các em chưa bền vững nên khi nêu ra mọi khái niệm mọi định nghĩa mọi phương pháp giải toán có những em giải toán rất nhanh, kể cả đặt lời giải vẫn chính xác song nếu khi chuyển sang học chương mới dạng toán mới đã không đọng lại trongc ác em được cái gì cả. Có chăng là những em có trí nhớ tốt hoặc có điều kiện tốt để kiểm tra lại. Bên cạnh đó đặc điểm “chú y” của học sinh tiểu học cũng không bền vững. Khi học bài dưới sự dẫn dắt của thầy giáo các em rất chú ý nghe giảng bài. Song do tính hiếu đọng ham chơi hiểu biết cái mới, cái lạ lại quên ngay nội dung bài đã học. - Đối với những em học sinh cá biệt càng dễ dàng sao nhãng đi phần nội dung bài học. Bởi vì so với sự phát triển tâm lý lứa tuổi cùng với bạn bè là không đồng đều chính vì vậy mà chúng ta cần có sự quan tâm đặc biệt tới những học sinh này. Muốn vậy chúng ta phải đi sâu nghiên cứu tìm hiểu mọi đặc tính cá biệt, mọi hoàn cảnh riêng của rừng em, không thể đối với với các em, dạy các em đồng đều như những bạn cùng lớp được. Nắm bắt được những đặc điẻm tâm sinh lý riêng của những học sinh này tôi quyết định đi sâu nghiên cứu, học hỏi để giúp các em học sinh yếu kém giải toán có lời văn hiệu quả hơn. Cụ thể là giáo viên nên nắm chắc được nguyên nhân mà các học sinh bị thua kém bạn bè, phát hiện ra những học sinh giải toán đạt kết quả không cao. Đặt câu giải, lời giải còn bị què - cụt khó hiểu. Dẫn đến bài giải sai, yêu cầu một nơi, tập trung giải quyết một nơi, kết quả mang lại không được như ý muốn của giáo viên, của chương trình đề ra. Chương II Cơ sở thực tiẽn của đề tài I - Nguyên nhân: 1/ Khách thể: Nói đến khách thể là nói đến sự tác động bên ngoài như điều kiện sống, môi trường xã hội, mói quan hệ xã hội luôn tác động đến con người (chủ thể) làm đảo lộn cuộc sống lao động và học tập của mỗi cá thể. Họ cảm thấy xa lạ không phù hợp và kéo giật lùi sự tiến bộ ham hiểu biết của mọi người. Điều kiện này có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến học sinh học yếu đều các môn và đặc biệt là giải toán có lời văn. - Trong gia đình bố mẹ sống không hòa thiện bỏ rơi con cái không quan tâm đến việc học của con cái làm cho con chán nản, sợ sệt không chịu khó học tập. - Địa bàn dân cư xa trường lớp, không có điều kiện đến trường kịp thời. Đièu kiện vật chất thiếu thốn… - Bất đồng về mặt ngôn ngữ: Nếu học sinh dân tộc ít người ở xa trường lớp ít khi hoà nhập với cộng đồng với xã hội. Chỉ quen tiếng mẹ đẻ, không hiểu rõ rành rọt tiếng phổ thông dẫn đến thầy nói một đường, trò hiểu một nẻo. - Về phía người dậy: Có những giáo viên không chú trọng đến phương pháp đổi mới dạy học mà cứ “khư khư mình buộc lấy mình” cái phương pháp truyền thống cổ hủ lỗi thời. Không biét chặt lọc cái hay cái tốt của phương pháp truyền thống mà bê trọn cái đó vào dạy học. Giáo viên không chịu học hỏi không chịu phát sáng mà chỉ chú trọng tới một vài em trong lớp (Châts lượng mũi nhọn) lấy đó làm thành tích cá nhân, còn chất lượng đại trà không nhìn đến. Đặc biệt là những học sinh yếu kém họ lại quên đi mà chỉ biết “sống chết mặc bay tiền thầy bó túi”. 2/ Chủ thể: Trong thực tiễn còn có nhiều học sinh giải toán có lời văn đạt kết quả thấp. Nguyên nhân chủ yếu vẫn là do người học. Trước hết phải nói rằng những học sinh đó, sự phát huy nhận thức không đồng đều, hoạt động tư duy có những nét riêng đổi với từng em, việc lĩnh hội kiến thức trước đó không đầy đủ thiếu vững chắc (bị hổng kiến thức) sức khoẻ chưa tốt - tâm sinh lý phát triển không đồng đều như các bạn khác, đời sống gặp nhiều khó khăn, thái độ học tập không tốt còn ỉ lại cho thầy giáo cô giáo - học tập ở nhà không đầy đủ. Nói tóm lạinguyên nhân dân đến những học sinh học yếu môn Toán mà đặc biệt là những em gặp nhiều khó khăn trong khi giải toán là do tâm sinh lý của các em phát triển không bình thường và thái đọ học tập cuả các em chưa tốt. Người dạy chưa khơi gợi được sự hứng thú học tập trong các em. II - Biểu hiện: Hoạt động tư duy của những học sinh yếu kém có những biểu hiện sau đây: 1/ Tư duy thiếu linh hoạt: Từ việc lĩnh hội một tính chất chung nào đó học sinh khó có thể tìm được thí dụ minh họa hoặc từ một số thí dụ cụ thể khó phát hiện cái chung. Các em gặp khó khăn khi phải chuyển từ thao tác tư duy này sang tư duy khác. Học sinh như buộc chặt vào lời giảng của giáo viên, thay thế việc nắm một cách tự giác nội dung kiến thức bằng việc tiếp thu hình thức, nhiều khi không đầy đủ, suy luận thường máy móc hay dựa vào tương tự, căn cứ vào các dấu hiệu bên ngoài. Suy luận thường là những khẳng định không căn cứ. Tư duy thiếu linh hoạt này thể hiện rõ khi giải toán. Trong một chừng mực nào đó các em có thể giải được một bài tập “bắt chước” theo các mẫu đã có nhưng thường hay sai lầm khi tính toán. Khi giải các bài tập mới các em thường hay giải bằng cách tái hiện, có khi không đầy đủ, những cách giải đã được luyện tập “máy móc’ nhiều lần, nên khi hỏi về lý lẽ các em không trả lời được. 2/ Sự chú ý quan sát trí tưởng tượng đều phát triển chậm:ư Khi phân tích thường khó phân biệt bản chất và không bản chất, khi tổng hợp thường dựa vào các dấu hiệu dễ thấy bên ngoài. Khả năng phân tích và tổng hpọ kém và phát triển không đồng đều nên có khi phân tích được nhưng không biết tổng hợp. Khả năng trừu tượng hoá, khái quát hoá đều phát triển chậm, các em thường thấy khó khăn khi mất chỗ dựa cụ thể. 3/ Diễn đạt bằng ngôn ngữ khó khăn, sử dụng ngôn ngữ toán học (thuật ngữ - ký hiệu) lúng túng nhiều chỗ lẫn lộn. 4/ Biểu hiện bề ngoài là thái đọ thờ ơ đối với học tập, ngoại cở gắng thiếu tự tin, ngay cả khi làm đúng bài toán, giáo viên hỏi lại cũng ngập ngừng không tin mình làm đúng. hái độ trong lớp thụ động. 5/ Một biểu hiện không kém phần quan trọng nữa là khi giải toán các em hay nhầm lẫn giữa câu hỏi và lời giải. Đa số học sinh không biết đặt lời giải chính xác. III- Biện pháp ngăn ngừa và khắc phục: 1/ Điều quan trọng đầu tiên là giáo viên cần phải theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập, kết quả kiểm tra thường ngày, thường kỳ của học sinh trong lớp. Sớm phát hiện các trường hợp học sinh gặp khó khăn trong học tập và đi sâu cụ thể tìm hiểu phân tích đúng nguyên nhân đưa đến tình hình đó đối với từng em. 2/ Phân loại học sinh kém theo những nguyên nhân chủ yếu (Như sự phát triển trí tuệ chậm, kiến thức không vững chắc, nhiều “lổ hổng”, thái độ học tập không đúng, hoàn cảnh gia đình gặp nhiều khó khăn… ) và có kế hoạch giúp đỡ thích hợp với từng loại. Việc này cần làm trong suốt cả năm học. Trong quá trình đó có sự điều chỉnh nhóm phù hợp với sự giúp đỡ của giáo viên. 3/ Giáo viên tìm phương pháp thích hợp có trọng tâm nhằm vào các yêu cầu quan trọng nhất, với mức độ yêu cầu vừa sức các em và nâng dần lên, không nên nôn nóng sốt ruột, khắc phục tính ngại khó và những định kiến, thiếu tin tưởng vào tiến bộ của học sinh. Khi giảng dạy, cần theo dõi chú ý của học sinh kém, kiểm tra kịp thời sự tiếp thu bài giảng, hiểu các thuật ngữ, cách suy luận. Phần hướng dẫn bài tập cần làm cụ thể hơn đối với các học sinh này. Phần hướng dẫn học bài ở nàh có thêm một số câu hỏi để học sinh có thể tự kiểm tra hay chỉ rõ những ý chính cần đi sâu nhớ kỹ… Mọi nhiệm vụ được giao cần được kiểm tra cụ thể, các sai lầm mắc phải, cần được phân tích và sửa chữa, nếu cần (làm việc riêng với học sinh). Khuyến khích động viên đúng lúc khi các em có tiến bộ hay đạt được một số kết quả (dù khiêm tốn) đồng thời phân tích, phê bình đúng lúc thái độ vô trách nhiệm hoặc lở là đối với nhiệm vụ học tập được giao. Nhưng tránh thái độ lời nói chậm tới lòng tự ái hoặc mặc cảm học sinh. 4/ Tổ chức học sinh khá giỏi thường xuyên giúp đỡ các bẹn kém về học tập, về phương pháp vận dụng kiến thức. 5/ Tổ chức kèm cặp, phụ đạo trong điều kiện thời gian quy định trong các buổi này, nội dung chủ yếu là kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức giảng dạy trên lớp, nếu cần ôn tập, củng cố kiến thức các em nắm vững chức hơn; kiểm tra việc thực hiện các hướng dẫn về làm bài tập và học bào ở nhà. Chữa kỹ một số bài tập, có phân tích cụ thể các sai lầm và hướng dẫn phương pháp giải để các em nắm vững, nói chuyện để tìm hiểu thêm những chỗ các em chưa hiểu hoặc chưa nắm chắc để bổ sung củng cố hướng dẫn phương pháp học tập, học bài, làm bài tập, việc tự học ở nhà. 6/ Phối hợp với gia đình tạo điều kiện cho các em học tập, đôn đốc kế hoạch thực hiện học tập ở trường và ở nhà. VD: Vào đầu năm học qua kiểm tra chấm bài tại lớp hay bài tập ở nhà. Nếu phát hiện thấy có những em học yếu tôi khẩn trương điều tra và tìm ra nguyên nhân giải toán yếu của em đó. Nếu em đó thuộc nguyên nhân thứ 6 thì giáo viên phải trực tiếp đến gia đình tìm hiểu và động viên gia đình tạo điều kiện để giúp đỡ em đó học tốt hơn. Nếu có thể giáo viên mua một vài tài liệu nhờ gia đình hướng dẫn học sinh học thêm ở nhà không ngoài mục đích nâng cao chất lượng giải toán cho học sinh. Chương III Thực nghiệm sư phạm I -Mục đích của thực nghiệm: Xuát phát từ mục đích nghiên cứu của đề tài, nhằm giúp học sinh yếu kém khắc phục khó khăn khi học giải toán có lời văn ở lớp 4. Phần rèn kiến thức, kỹ năng em đã tiến hành thực nghiệm, kiểm nghiệm tính khả thi của đề tài, sự hiệu quả của các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, II - Nội dung thực nghiệm: Dạy 2 tiết toán ở lớp 4: Tổ chức dạy phụ đạo cho học sinh 1 tiết Tiết 2, 3: Luyện tập. Tiết: 37 tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. III - Hình thức phương pháp thực nghiệm: - Trong hai tiết dạy em đã sử dụng những hình thức và phương pháp dưới đây: + Phương pháp trực quan + Phương pháp gơpi mở đặt tình huống + Phương pháp đặt vấn đề và giải quyết vấn đề. + Phương pháp thực hành luyện tập + Phương pháp trò chơi - Các hình thức tổ chức dạy học. + Dạy học theo lớp + Dạy học cá nhân + Dạy học theo nhóm * Riêng đối với tiết dạy phụ đạo em chú ý hình thức và phương pháp dưới đây. - Phương pháp gợi mở nêu tình huống để học sinh tập trả lời đặt lời giải. - Phương pháp luyện tập thực hành. - Hình thức tổ chức dạy + Dạy theo nhóm + Dạy cá nhân IV - Thời gian và địa điểm thực nghiệm: Tiết 1: Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của 2 số đó. Giời dạy phụ đạo: Luyện tập giải toán có lời văn Địa điểm: Trường tiểu học Thanh Thuỷ - Thanh Chương - Nghệ An V - Kết quả thực nghiệm: Lớp Số học sinh Giáo án số Điểm 1-4 Điểm 5-6 Điểm 7-8 Điểm 9-10 Bài % Bài % Bài % Bài % 4A 33 49 20 60 10 30 3 10 0 0 4B 30 5 16.5 7 23.5 18 60 Chương IV áp dụng dạy học tích cực để thiết kế các bài dạy: Giải toán có lời văn ở lớp 4 Giáo án số 1 Tên bài dạy: Bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đo. Tiết số: 49 lớp 4A Tên người soạn: Nguyễn Văn Đoài Ngày soạn Ngày dạy: A - Mục tiêu: 1/ Những kiến thức cần đạt tới trong bài học - Học sinh nắm được cách vẻ sơ đồ đoạn thẳng biết tóm tắt bài toán. Giải được các bài toán có lời văn. + Lập kế hoạch bài toán bằng cách lập công thức tìm số bé, số lớn heo cách thứ nhất. Các thứ hai đã giảm tải quy định của bộ giáo dục - đào tạo. 2/ Những kỹ năng cần hình thành và rèn cho học sinh trong quá trình dạy học: - Biết cách vận dụng công thức để giải bài toán về tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Phát triển tư duy toán học qua việc quan sát nhận xét trên sơ đồ đoạn thẳng. 3/ Thái độ: Biết giải các bài toán có liên quan đến dạng toán khi “Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó”. B - Chuẩn bị: Bảng phụ vẻ sơ đồ toán tắt bài toán mẫu trang 70 SGK Toán 4 - Phiếu bài tập giao việc cho học sinh C - Một số hoạt động dạy học chủ yếu: Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ * Hình thức: Kiểm tra cá nhân một số học sinh trên bảng và kiểm tra vở bài tập cả lớp làm theo nội dung phiếu giao việc cho học sinh. - Giáo viên kiểm tra miệng cho học sinh về cách thực hiện bài tính dọc phép cộng. - Bài tập 5: Giáo viên gọi học sinh làm trên bảng lớp Số học sinh trường Thành Công nhiều hơn số học sinh trường đoàn kết là: 3012 - 2573 = 439 (học sinh) Đáp số: 439 học sinh - Bài tập 6: Giáo viên gọi 3 em nêu cách tính và kết quả Số trung bình cộng là: (96 + 52 + 20) : 3 = 56 Số trung bình cộng là: (133 + 123 + 201 + 163) : 4 = 155 - Các học sinh khác nhận xét bài vừa làm, sửa chữa bổ sung các thiếu sót. - Học sinh trao đổi vở lẫn nhau xem xét bài tập đã làm ở nhà, sửa chỗ sai. Hoạt động 2: Dạy bài mới - Hướng dẫn học sinh tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. 2/ Giáo viên nêu đề toán rồi tóm tắt bài toán ở trên bảng lớp (như sách giáo khoa). Hướng dẫn học sinh tìm trên sơ đồ và tính hai lần số bé, số lớn chẳng hạn hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. 70 10 ? Số lớn: Số bé: ? 3/ Lập kế hoạch giải toán: (Tìm công thức số bé và số lớn) - Học sinh chỉ hai lần số bé trên sơ đồ từ đó nêu cách tìm hai lần số bé (70 - 10 = 60) Rồi tìm số bé: 60 : 2 = 30 Tìm số lớn: 30 + 10 = 40 Cho học sinh viết bài giải trên bảng lớp Hai lần số thứ nhất là: 70 - 10 = 60 Số thứ nhất là: 60 : 2 = 30 Số thứ hai là: 30 + 10 = 40 Đáp số: Số thứ nhất: 30 Số thứ hai : 40 - Em có nhận xét gì về cách tìm số bé. - HS trả lời: Muốn tìm số bé ta lấy tổng trừ hiệu rồi chia cho hai. - Học sinh nhắc lại từ 3 - 4 em - Giáo viên rút ra công thức Số bé = Tổng + Hiệu : 2 4/ Hướng dẫn học sinh tìm số lớn: Giáo viên nêu đề bài trên bảng lớp hướng dẫn học sinh tóm tắt đề bài: Dùng trực quan sơ đồ và phân tích từ câu hỏi đi ngược lên dự kiện đề tài. Thực hiện vấn đáp giữa thầy và trò. Giáo viên: Bài toán bắt chúng ta phải làm gì? HS: Tìm số bé và số lớn GV: Đoạn thẳng ngắn ở dưới chỉ số bé. Đoạn thẳng dài ở trên chỉ số lớn. Làm cách nào để biến đổi đoạn thẳng ngắn cho bằng đoạn thẳng dài? HS: Lên bảng nối đoạn thẳng ngắn cho bằng đoạn thẳng dài để có hai đoạn thẳng bằng nhau. GV: Vậy là em đã lấy tổng + Hiệu GV: Viết trên lảng lớn Tổng + hiệu GV: Khi đó đoạn thẳng dưới dài ra nó bằng với đoạn thẳng trên. Như vậy cả hai đoạn thẳng dài bằng nhau gấp mấy lần số lớn. HS: Gấp hai lần số lớn GV: Viết thêm trên bảng lớp thành ra như sau Hai lần số lớn = tổng + Hiệu GV: Làm cách nào tìm được một lần số lớn HS: Lấy tổng cộng hiệu chia cho 2 GV: Viết công thức : số lớn = (Tổng cộng hiệu) : 2 HS: Đọc lại công thức trên bảng lớp Số lớn = (Tổng + Hiệu) : 2 HS: Theo công thức đọc thành quy tắc HS: Theo công thức đọc thành quy tắc. GV nhắc lại: Trong một bài toán có dạng tìm 2 số khi biết tổng và hiệu củ 2 số đó ta có 2 cách giải. Khi giải bài toán có thể chọn một trong hai cách đó. Hoạt động 3: Luyện tập thực hành * Hình thức: Gọi học sinh mỗi tổ lên bảng làm một bài tập. Cả lớp làm bài tập theo phiếu giao viên và đổi nhau kiểm tra chéo sau mỗi bài tập. Bài 1: Cho học sinh tự tóm tắt bài toán rồi giải bài toán chẳng hạn. ? tuổi 58 tuổi Số lớn: 38 tuổi ? Số bé: Giải Hai lần tuổi còn là 58 - 38 = 20 (tuổi) Số tuổi của con là 20 : 20 = 10 (tuổi) Số tuổi của cha là: 10 + 38 = 48 (tuổi) Đáp số: Tuổi con: 10 tuổi Cha: 48 tuổi Bài 2: Tương tự bài 1 chẳng hạn: Tóm tắt: ?HS ? HS 28HS 4HS Học sinh trai Học sinh gái Bài giải: Hai lần số học sinh trai là: 28 + 4 = 32 (học sinh) Số học sinh trai là: 32 : 2 = 16 (học sinh) Số học sinh gái là: 16 - 4 = 12 (học sinh) Đáp số: 16 học sinh trai 12 học sinh gái. Bài 3: Có thể cho một nửa số học sinh của lớp làm theo cách tìm số bé trước. Nửa còn lại làm theo các tìm số lớn. Sau đó giúp học sinh chữa bài. Bài 4: Nếu có thời gian giáo viên cho học sinh nhẫm rồi nêu cách nhẫm, chẳng hạn. Số lớn là 8, cố bélà 0 vì: 8 +8 = 8 - 8 = 8 Hoặc hai lần số bè là: 8 - 8 = 0 Vậy số bè là 0 và số lớn là 8 Hoạt động 4: Củng cố Hình thức: Thực hiện trò chơi thi đua giải tính nhanh và đúng dan tờ kết quả lên bảng lớp. Ví dụ: Tính nhẫm: Tổng của hai số bằng 8, hiệu của chúng cũng bằng 8. Để tính nhẫm bài này, cần áp dụng phép thử đúng sai Số lớn + số bé = 8 Số lớn - số bé = 8 Mà kết quả chỉ không đổi khi ta cộng, trừ với số 0 Vậy số bé là 0, số lớn + 0 = 8 nên số lớn là mấy? HS: Số lớn là 8, vì ta có 8 + 0 = 8 8 - 0 = 8 Học sinh viết kết quả: Số lớn là 8, số bé là 0 Hoạt động 5: Nhận xét dặn dò - Giáo viên nhận xét tình hình học tập của lớp và từng tổ. - Giáo viên dặn dò học sinh xem lại cách giải, học thuộc lòng 2 công thức và làm bài tập còn lại. Tên: ………………………… Lớp: ………………………. Phiếu bài tập Tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó - Đọc và viết công thức tìm số bé, số lớn theo cách thứ nhất. Bài tập 1: Tuổi của bố và tuổi của con cộng lại được 58 tuổi. Bố hơn con 28 tuổi. Hỏi bố bao nhiêu tuổi, con bao nhiêu tuổi? - Cả lớp đọc và tóm tắt bài tập bằng sơ đồ đoạn thẳngo giải bài tập 1 trên phiếu. - Lần lượt học sinh tổ 1 làm trên bảng lớp, mỗi em một lời giải và một phép tính. Bài giải ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. Bài tập 2: Theo tóm tắt đề toán: Số học sinh cả lớp: 28 em Số nam hơn số nữ: 4 em Số nữ sinh: ? em Số nam sinh: ? em Cả lớp tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng, giải bài tập 2 trên phiếu. - Lần lượt mỗi học sinh tổ 2 làm trên bảng lớp, mỗi em một lời giải và một phép tính. Bài giải ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………………………………………….. Giáo án số 2 áp dụng phương phap dạy học tích cực để giúp đỡ học sinh yếu kém khgi giải toán có lời văn của học sinh lớp 4. Tên bài dạy: Luyện tập giải toán có lời văn Tiết dạy ngoại khoá Học sinh các lớp: 4A - 4B - 4C Sĩ số học sinh yếu cả 3 lớp: 30 em Người soạn: Nguyễn Văn Đoài Ngày soạn: 25/10/2005 Ngày dạy: 26/10/2005 A - Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh: Giúp học sinh biết giải được các bài toán hợp có hai - ba phép tính. Khi tìm số trung bình cộng, khi tìm hai số khi kết tổng và hiệu của hai số đó. - Biết đặt các lời giải chính xác và điền tân các danh số chính xách. 2/ Kỹ năng: Giải toán có lời văn một cách rõ ràng rành mạch, không lặp các lời giải hay đặt lời giải vô nghĩa. - Biết giải toán thành thạo, phát triển tư duy toán học qua việc quan sát nhận xét đề bài. 3/ Thái độ: Học sinh có ý thức ham học toán - không ngại khó khi gặp bài toán khó giải hay toán hợp có hai - ba phép tính. B - Chuẩn bị: Bảng phụ vẽ sơ đồ toán khi tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. - Một số đề toán do giáo viên tự soạn trong quá trình tìm hiểu học sinh yếu kém thường hay vấp lỗi - không giải được, phiếu bài tập. - Phương pháp: Giảng giải - Luyện tập - thực hành - Nêu vấn đề và giải quyết vấn đề C - Một số hoạt động chủ yếu: Hoạt động 1: I - Kiểm tra bài cũ: 1/ Học sinh nhắc lại cách tìm số trung bình cộng 2/ Nhắc lại phương pháp tìm hai số khi biết tổng và hiệu của hai số đó. Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh giải toán GV: Hướng dẫn lại một số phương pháp giải toán hay các bước giải bài toán có lời văn. Cụ thể giáo viên hướng dẫn các bước sau đây: Bước 1: Nhận dạng đề toán (Tìm hiểu đề bài) Tìm hiểu về: Dự kiện, ẩn số, điều kiện của bài toán. Bước 2: Tóm tắt đề toán, khi nhận dạng xong học sinh phải tìm cách tóm tắt bài toán bằng phương pháp thích hợp nhất như: Rút về đơn vị - dùng tỉ số hay là phương pháp sơ đồ đoạn thẳng. Bước 3: Lập chương trình giải (Lựa chọn cách giải) Hướng dẫn cho học sinh phân tích, tổng hợp sàng lọc nhằm loại bỏ các yếu tố dư thừa, các trường hợp không cơ bản đối với việc giải toán. Bước 4: Trình bày cách giải Qua tìm hiểu đề bài, học sinh ph

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan van gia toan co loi van4(minh).doc
Tài liệu liên quan