MỤC LỤC
* PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài .trang
1.1 Yêu cầu dạy học .trang
1.2 Thực tế dạy học trang
1.3 Nhu cầu nâng cao nghiệp vụ sư phạm của bản thân .trang
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài .trang
3. Phương pháp nghiên cứu .trang
3.1 Nghiên cứu tài liệu dạy học .trang
3.2 Điều tra khảo sát thực tế .trang
3.3 Dạy thực nghiệm .trang
3.4 Kiểm tra đánh giá trước và sau thực nghiệm trang
* PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 : Cơ sở lí luận của việc giúp học sinh kể chuyện theo phương pháp sang tạo
1.1 Mục tiêu dạy học
1.2 Nội dung chương trình sách giáo khoa .trang
1.3 Những kĩ năng cần đạt đối với gv và hs .trang
1.4 Phương pháp dạy học chủ yếu của môn kể chuyện .trang
1.5 Các bước lên lớp của tiết kể chuyện trang
CHƯƠNG 2 : Qúa trình nghiên cứu từ thực tế và khảo sát học sinh trong giờ kể chuyện
2.1 Qúa trình nghiên cứu PPDH và trao đổi dự giờ đồng nghiệp. .trang
2.2 Khảo sát thực tế ở học sinh .trang
2.3 Kết quả trước và sau khi thực nghiệm .trang
CHƯƠNG 3 : Một số giải pháp để giúp học sinh kể chuyện bằng hình thức kể chuyện sang tạo
3.1 Hình thành cho học sinh kể được câu chuyện bằng tranh minh họa và diễn đạt bằng giọng nói diệu bộ trang
3.1.1 Yêu cầu kĩ năng cần đạt .trang
3.1.2 Giúp học sinh kể chuyện theo tranh .trang
3.1.3 Hình thành kể chuyện cá nhân .trang
3.1.4 Kết luận .trang
3.2 giúp học sinh đóng vai theo nội dung câu chuyện .trang
3.2.1 Mục đích –yêu cầu cần đạt khi tham gia đóng vai .trang
3.2.2 Một số giải pháp giúp học sinh đóng vai theo NDCC .trang
3.2.3 Kết luận .trang
3.3 giúp học sinh biết quan sát và nhận xét trang
CHƯƠNG 4: Dạy thực nghiệm
4.1 Mục tiêu của giờ dạy thực nghiệm .trang
4.2 Thời gian và địa bàn dạy thực nghiệm .trang
4.3 Nội dung dạy thực nghiệm .trang
4.4 Đề kiểm tra của bài dạy thực nghiệm .trang
* PHẦN KẾT LUẬN trang
34 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 18071 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g pháp trên , việc vận dụng phương pháp thảo luận để các em cùng nhau tham gia tìm cách kể câu chuyện . Việc này các em đã quen với ở lớp 1 nên chúng tôi áp dụng vào môn kể chuyện rất dễ dàng , hầu hết các em đều thảo luận rất nghiêm túc từng em có những ý kiến đóng góp cho nhóm . Tôi thường cho đại diện nhóm lên trả lời . Khi kể chuyện bằng cách sắm vai tôi cũng cho nhóm tự phân vai nhân vật và cả nhóm cùng tham gia kể . Qua đó hình thành ở các em tinh thần tập thể biết cách học theo nhóm .
Qua nghiên cứu giảng dạy và áp dụng phương pháp giảng dạy kể chuyện theo phương pháp sáng tạo , bước đầu còn nhiều bỡ ngỡ . Học sinh chưa quen và không mạnh dạn nhất là các em rất hay mắc cỡ khi đứng trước đám đông và kể chuyện rất nhỏ không dám kể bằng ngôn ngữ của mình mà chỉ đọc câu chuyện trong sách giáo khoa . Nhưng thời gian sau khi áp dụng một số biện pháp kể chuyện bằng hình thức sang tạo . Các em có một bước chuyển biến khá rõ nét , các em diễn khá thành công và nhất là các em biết kể lại nội dung câu chuyện bằng lời của mình , ngoài ra các erm còn biết lắng nghe lời của bạn , nhận xét khi bạn mình kể .
2.2 KHẢO SÁT THỰC TẾ CỦA HỌC SINH
Như những nhận định ban đầu , đối với học sinh lớp 2 tư duy của các em đang từng bước phát triển . Đây là giai đoạn học sinh rất dễ tiếp thu , lĩnh hội những điều mới . Do đó việc giáo dục các em trong giai đoạn này cần phải đúng mực , đúng cách , đúng hướng .
Nhưng qua khảo sát từ phía học sinh thông qua môn kể chuyện tôi có những nhận xét sau :
- Đa số các em đều rất nhút nhát do ở lớp 1 các em chưa quen với cách học mới nên các em còn bỡ ngỡ khi phải tham gia cho phần tự kể chuyện
-Nhiều em chưa hiểu được kể chuyện là phải hiểu nội dung cốt chuyện mà đa sô các em thuộc câu chuyện như một bài học thuộc lòng . Các em chưa nhập vai vào câu chuyện , khi tham gia kể chuyện theo nhóm vẫn còn một số em không kể mà chỉ một vài em trong nhóm kể lại bằng cách đọc lại nội dung tranh , các em chưa nói lên được suy nghĩ của mình về câu chuyện đó . Chưa dùng lời nói của mình để kể chuyện dù các em hiểu câu chuyện đó nhưng do bản tính nhút nhát quá nên các em chưa nói lên được suy nghĩ của mình .
-Khi tôi tiến hành cho các em lên kể chuyện hầu hết các em rất ít xung phong mà giáo viên phải chỉ định . Khi kể các em chưa thể hiện được tâm trạng của mình cho phù hợp với nội dung câu chuyện . Các em chưa biết diễn tả , cũng như điệu bộ , giọng kể để phủ hợp với từng nhân vật trong câu chuyện
-Việc phân nhóm đóng vai theo nhân vật trong câu chuyện được các em thích nhất . Các em rất thích xem các bạn thể hiện lại nội dung câu chuyện bằng cách đóng vai , nhưng các em lại không dám lên đóng vai . Đối với những em tham gia đóng vai thì các em chưa hòa mình vào nhân vật trong câu chuyện , chưa thực hiện được từng lời nói cũng như điệu bộ của vai mà mình đảm trách .
2.3 KẾT QUẢ TRƯỚC VÀ SAU THỰC NGHIỆM
Sau khi đưa nội dung thực nghiệm vào chương trình giảng dạy tôi đã thu thập được một số kết quả như sau :
Trước khi thực nghiệm
Sau khi thực nghiệm
Kết quả
Học sinh kể chuyện theo tranh chưa hình thành được cách kể lại câu chuyện theo lời kể của mình . Các em còn nhìn vào sách và lời kể hầu hết là các em thuộc ở bài tập đọc . Ngôn ngữ của các em chưa thể hiện được nội dung của nhân vật . Học sinh chưa biết diễn đạt từng lời nói bằng giọng truyền cảm … Về hình thức sắm vai và kể chuyện theo nhóm . Các em chưa tự đóng được nhân vật của mình đảm nhận , các em luôn mang tâm trạng nhút nhát không dám kể hay đóng vai nhân vật . Chưa hòa mình cùng nhân vật .
Hầu hết khi học môn kể chuyện các em chưa đạt được những kĩ năng cần đạt ở học sinh thông qua môn kể chuyện
Sau khi tôi vận dụng hai biện pháp giúp học sinh kể chuyện bằng hình thức sang tạo nên đã thấy được sự tiến bộ rất rõ . Khi học xong tiết kể chuyện các em rất thích và các em tự tin hẳn so với thời gian đầu , các em không còn rụt rè như trước nữa mà hay xung phong lên kể . Lời kể thể hiện dược từng giọng nói điệu bộ của nội dung câu chuyện .
Các nhóm đã biết cách tổ chức thảo luận nhóm thông qua bạn nhóm trưởng .
Khi các em tham gia kể chuyện sắm vai nhân vật , các em đều rất thích và thể hiện rất tốt các nhân vật , lời thoại cũng như hình thức được các em diễn tả lại rất hay . Được các bạn trong lớp tán thưởng
Kể chuyện bằng tranh và sử dụng điệu bộ lời nói sang tạo , ngôn ngữ riêng của các em :
Trước : 20%
Sau : 98%
Học sinh kể chuyện sắm vai nhân vật
Trước : 12%
Sau : 94%
CHƯƠNG III : MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ GIÚP HỌC SINH KỂ CHUYỆN BẰNG HÌNH THỨC SÁNG TẠO
Qua nghiên cứu đề tài và khảo sát từ học sinh tôi đã nghiên cứu và vận dụng một số giải pháp giúp các em tham gia học tập tốt hơn trong tiết kể chuyện bằng phương pháp mới . Sau đây là một vài biện pháp mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy :
Trước hết tôi xin đề cập đến việc làm thế nào để dạy kể chuyện cho học sinh đạt hiệu quả ? Như chúng ta vẫn biết : Trẻ em vốn thích nghe kể chuyện và tự kể chuyện . Trong chương trình cải cách giáo dục hiện nay dạy kể chuyện là một trong những môn học hình thành cho các em khả năng giáo tiếp rất cao . Chính vì thế để thu hút sự chú ý và tiếp thu một tiết kể chuyện thật thoải mái và đúng với yêu cầu đặt ra cho tiết kể chuyện thì tôi áp dụng phương pháp giảng dạy bằng cách bố trí chỗ ngồi không giốn như các tiết học khác . Tôi cho các em ngồi thành nửa hình vòng tròn quanh bàn học , ngồi học trong tư thế thoải mái . Để có sự gẩn gũi tình cảm trong không gian mới . Cùng nhau giao lưu học hỏi lẫn nhau , cùng chia sẻ tâm trạng của các nhân vật qua từng diễn biến của câu chuyện .
Đó là bước đầu tôi nghiên cứu và áp dụng khi bắt đầu dạy tiết kể chuyện cho các em .
Sau đây là mô hình bố trí lớp học
BẢNG LỚP
NGỒI QUANH BÀN HỌC
THEO VÒNG TRÒN
3.1 Hình thành cho học sinh kể được câu chuyện bằng tranh minh họa và diễn đạt bằng giọng nói điệu bộ
3.1.1 Yêu cầu kĩ năng giáo viên cần đạt
Phải nắm được tâm lí đặc điểm từng học sinh để biết được tính tình , đặc điểm lứa tuổi học sinh Tiểu học .
Nắm chắc nội dung yêu cầu của bài và nội dung cốt chuyện .
Phải có tranh minh họa được phóng to có nhiều màu sắc thu hút được học sinh .
Giáo viên phải cảm nhận thật sâu sắc về từng câu chuyện của bài . Nghiên cứu thật kĩ câu chuyện , nhất là những câu chuyện có tình tiết phức tạp trước khi lên lớp .
Tôn trọng ý kiến của học sinh , nhẹ nhàn tế nhị không nên phê phán khi học sinh kể sai , nên khuyến khích các em kể dù chưa hay . Động viên các em trong quá trình các em kể chuyện .
Hãy giúp học sinh nắm : Quan sát tranh , cảm nghĩ về nhân vật trong tranh – Thứ tự các tranh – Nhân vật chính phụ - Hoạt động của nhân vật – Cảnh vật xung quanh
Học sinh phải sát định được đoạn – nội dung chính của đoạn – ý trong từng đoạn đó
Lứa tuổi này các em rất nhát , nếu giáo viên có thái độ không tế nhị sẽ dẫn đến học sinh không dám kể và như thế tạo cho các em cảm giác sợ hãi khi tham gia kể chuyện .
3.1.2 Giúp học sinh quan sát tranh – kể chuyện theo nhóm
Tranh minh họa cho câu chuyện được xem là trọng tâm của hoạt động kể theo tranh . Ở học kì I , một số câu chuyện có tranh vẽ minh họa nhằm gợi ý cho các em dễ nhớ cốt chuyện , và một số chuyện có dàn ý cho sẵn .
Để hình thành ở học sinh kĩ năng quan sát và biết kể bằng ngôn ngữ của mình và yêu cầu cần đạt khi hướng dẫn học sinh kể chuyện sáng tạo .
Tôi , học sinh quan sát tranh lại sau khi đã nêu ra yêu cầu của đề bài . Một số học sinh yếu thì tôi cho các em đọc thầm lại bài tập đọc vài lần để các em nhớ lại cốt truyện . Sau đó cho các em nêu tóm trắt lại nội dung từng bức tranh . Mỗi tranh là một nội dung của câu chuyện . Kĩ năng cần đạt ở giai đoạn này là học sinh biết sắp xếp nội dung tranh vẽ phù hợp với nội dung câu chuyện và quan trọng là nhớ lại câu chuyện để có thể diễn đạt lại bằng ngôn ngữ của mình .
Để kiểm tra trí nhớ của học sinh , sau khi học sinh quan sát tôi liền cho đặt câu hỏi : Bức tranh vẽ cảnh gì ? . Từng câu trả lời là tôi có hướng giúp các em nắm nội dung của từng tranh vẽ .
Sau khi từng học sinh nắm được nội dung tranh thì tôi tiến hành cho các em kể . Yêu cầu của tôi đặt ra cho các em là phải nắm nội dung câu chuyện và kể lại bằng giọng kể và lời nói của mình . Mặc dù các em kể y trong bài tập đọc là không sai nhưng tôi luôn khuyến khích các em kể bằng suy nghĩ , cảm nhận của mình về câu chuyện đó . Điều quan trọng ở hoạt động này là tôi hướng cho các em được nói lên nội dung câu chuyện thong qua từng đoạn tranh chứ không phải là đọc lại nội dung cốt truyện . Vì vậy chính giáo viên là người hướng dẫn các em làm được việc đó . Ở các em chưa biết tự ý thức về điều đó . Muốn hình thành được kĩ năng đó tôi đã áp dụng biện pháp các em nhìn tranh quan sát và hướng cho từng nhóm làm việc , nêu rõ yêu cầu của bài là em phải biết dùng lời của mình diễn đạt nội dung tranh vẽ các em có thể tham khảo thêm ở bài tập và tôi có một nhận xét chung là hầu hết các em đều đã nắm rõ . Vì thông qua nội dung bài tập đọc đã được học 2 tiết thì việc nắm cốt chuyện đối với các em không quá khó . Đó cũng là bước đầu giúp học sinh biết tự dung lời nói của mình diễn tả nội dung cốt truyện qua tranh .
Tuy nhiên trong thời gian đầu tôi cũng gặp một số khó khăn như : cha mẹ các em sợ con mình không kể được nên cho học thuộc toàn bài tập đọc , nhưng qua một thơi gian thì tình trạng đó không còn nữa, các em không còn thuộc chuyện một cách máy móc như trước nữa . Bước đầu như thế là rất đáng khích lệ đối với tôi trong quá trình nghiên cừu đề tài này .
Ví dụ : Trong tiết kể chuyện bài : CHIẾC BÚT MỰC
Tôi cho từng nhóm quan sát từng nội dung tranh vẽ là gì ? trong nhóm suy nghĩ khoảng thời gian là 3 phút . Sau đó từng nhóm lên nói nội dung của từng tranh vẽ . Qua quan sát và nhớ lại thì đã phần nào hình thành cho các em tự nói lên nội dung bức tranh bằng ngôn ngữ của mình .
Câu trả lời của các em sau khi thảo luận là :
Tranh 1 : có rất nhiều tình huống mà các em đặt ra – có em trả lời “ hôm ấy cô giáo cho bạn Lan viết bút mực vì cô kêu bạn ấy lên lấy bình mực” , lại có em trả lời “ cô giáo cho bạn ấy bình mực vì bạn ấy không có mực để viết” nhưng cũng có em lại nói y như trong bài tập đọc . Nhìn chung tất cả các em đều nói đúng nội dung của tranh 1 , nhưng các em trả lời riêng độc lập không theo nội dung của bài học thế nhưng tôi luôn khuyến khích rằng em đã trả lời đúng rồi nhưng cần phải trả lời theo nội dung bài đã học , không nên nói lại y bài tập đọc mà phải nói bằng lời của mình như thế mới gọi là kể chuyen65chu71 . Để học sinh có thể lưu loát thì tôi tập trung cho các em kể theo nhóm và mỗi các em trong nhóm đều được kể , các em sẽ kể từng đoạn trong câu chuyện , mỗi em kể một đoạn , như vậy hình thành cho học sinh để hình thành cho học sinh nói lại nội dung câu chuyện một cách lưu loát . Như thế khi kể trước lớp các em sẽ mạnh dạn hơn và tiến hành kể chuyện kết hợp điệu bộ sẽ dễ dàng hơn .
Tranh 2 : Bạn học sinh khóc và cô giáo hỏi vì sao em khóc .
Tranh 3 : Bạn ngồi cùng bàn cho bạn ấy mượn bút khi bạn ấy không mang theo bút
Tranh 4 : Bạn đó tốt bụng nên cô giáo cho bạn đó viết bút mực luôn và còn khen bạn đó biết giúp đỡ bạn và cô cho bạn ấy mượn bút để viết
Những nội dung học sinh trả lời của từng nội dung bức tranh tôi đều tôn trọng và để cho các em nói , hầu hết mỗi em đều có cách diễn đạt riêng của mình , nhưng tất cả đều có những từ ngữ rất thực tế của em dù cốt chuyện là giống nhau . Tôi luôn khuyến khích các em diễn đạt theo suy nghĩ của mình không nên rập khuôn của bài tập đọc .
3.1.3 Hình thành việc kể chuyện cá nhân
Bằng giọng kể thật tự nhiên của mình bước đầu các em nắm được cách kể chuyện bằng lời của mình thong qua nội dung tranh vẽ và biết dùng lời của mình để kể lại . Bước tiếp theo không thể thiếu ở mỗi tiết kể chuyện là khả năng thể hiện nội dung toàn câu chuyện bằng lời nói kết hợp với hành động cử chỉ điệu bộ của mình . Ở bước đầu các em đã nắm được nội dung câu chuyện , thì việc các em kể lại toàn bộ câu chuyện sẽ không có nhiều khó khăn lắm . Để giúp các em có khả năng tự tin đứng trước lớp kể chuyện .
Tôi phải thực hiện các bước sau :
+ giáo viên phải giúp học sinh sát định thật kĩ yêu cầu của bài .
+ Dẫn dắt học sinh đến với nội dung câu chuyện một cách nhẹ nhàng thoải mái .
+ Đặt câu hỏi để gợi mở cho học sinh nhớ lại câu chuyện.
+ Hướng dẫn học sinh tính cách điệu bộ giọng nói của từng nhân vật trong câu chuyện cần kể ( đặt câu hỏi để học sinh trả lời , bổ sung góp ý cho các em ) .
+ Hướng dẫn để học sinh biết dung lời nói của mình để kể và biết kết hợp điệu bộ cử chỉ của nhân vật cho phù hợp với nội dung câu chuyện .
+ Không ngắt lời học sinh , phải tế nhị nhẹ nhàng , động viên khuyến khích các em .
+ giáo viên phải đánh giá đúng mức về kể chuyện sang tạo là hình thành ở học sinh giọng kể tự nhiên + điệu bộ thích hợp + câu chữ của bản thân . giáo viên hãy giúp học sinh nắm : Nhân vật – Tình tiết câu chuyện – cốt chuyện .
Tổ chức cho các em thi nhau kể và cho cả lớp nhận xét giọng kể của bạn . Hình thức thi kể tôi thường áp dụng là cho các em kể theo tổ nhóm . Trong quá trình các em kể tôi luôn động viên các em để cc1 em có đủ tự tin trong câu chuyện của mình . Khen thưởng động viên các em .
Để đạt được những yêu cầu trên , tôi phải luôn cố gắng để các em phát huy khả năng của mình . Thời gan đầu các em không biết kết hợp giọng kể với cử chỉ điệu bộ . Tôi nhẹ nhàng động viên các em . Hướng dẫn từng bước để các em khỏi bỡ ngỡ khi phải một mình đứng trước lớp kể . Dù các em kể chưa hay nhưng tuyệt đối tôi không bao giờ chê trách các em . Lời khen đúng lúc là động lực giúp các em có tinh thần hơn .
Với những em chưa kể được thì tôi dẫn dắt các em theo một hệ thống câu hỏi của câu chuyện .Điều quan trọng ở đây là ngoài giọng kể , các em phải biết cách kể nhằm thu hút người nghe vào câu chuyện của mình . Tuy nhiên ở lứa tuổi này các em rất say mê môn kể chuyện , nên khi đã quen thì các em kể rất tốt , diễn đạt nội dung câu chuyện rất có hồn vì lứa tuổi này các em rất mê truyện .
Ví dụ : Trong truyện kể : Người thầy cũ để các em nắm được từng nhân vật trong câu chuyện tôi đặt một số câu hỏi gợi ý sau :
+ Câu chuyện này có mấy nhân vật ?
+ Các em cần thể hiện như thế nào đối với nhân vật chú bộ đội ? Lời nói của chú bộ đội khi nói chuyện với thầy ?
+ Lời nói của thầy giáo như thế nào ? và em phải thể hiện thái độ như thế nào khi thầy giáo ngạc nhiên gặp lại học trò cũ . Lời của thầy nói khi nhớ ra cậu học trò ấy .
+ Điệu bộ của Dũng ra sao ?
Tóm lại tất cả câu hỏi tôi đặt ra để các em nắm vững tính cách lời nói cảu nhân vật . Có như thế khi diễn đạt lại thì các em mới thể hiện tốt và lời kể , giọng nói phù hợp với nhân vật trong câu chuyện và sẽ lôi cuốn được người nghe vào câu chuyện của mình .
Cũng có những câu chuyện cần phải thể hiện nội tâm mà để thể hiện được các em phải hòa mình vào câu chuyện .
Ví dụ : Câu chuyện Sự tích cây vú sữa
Đoạn cậu bé nhớ mẹ đói rét không có gì ăn và câu quay về không tìm thấy mẹ nữa , và cậu òa khóc .
Để thể hiện được những đoạn khó như vậy , tôi hướng dẫn các em hòa mình vào nhân vật Các em ví nếu mình như thế thì mình có sợ không , cảm giác của em lúc đó ra sao ? Như vậy bạn trong câu chuyện này cũng như thế và các em cứ tưởng tượng mình cũng như vậy thì thể hiện được nội dung câu chuyện .
3.1.4 Kết luận
Thành công trong tiết kể chuyện hay không là quá trình hướng dẫn cho học sinh trong giai đoạn này . Thời gian đầu thì các em còn bỡ ngỡ , nhưng chỉ sau một thời gian ngắn là các em làm rất tốt . Điều này tôi tôi thực nghiệm trong quá trình nghiên cứu đề tài và kết quả là các em làm rất tốt . Vì bản than các em rất thích nghe và kể chuyện nên việc giáo dục kể chuyện cho các em cũng rất nhanh . Qua đó bản tính nhút nhát ở một số em cũng không còn mà thay vào đó là khả năng tự kể của các em rất cao . Các em rất thích khi được hòa mình vào câu chuyện để có điều kiện kể cho các bạn cùng lớp , cùng nhóm , cùng tổ và cùng bàn . Và điều quan trọng là mỗi em ít nhất được một lần kể dù kể theo hình thức nào . Tổ chức thi kể theo nhóm là cách tốt nhất nhằm phát triển khả năng kể chuyện cho học sinh . Điều đó sẽ giúp các em cố gắng hơn nữa để nâng cao lời kể của mình . Động viên khen thưởng các em để khích lệ tinh thần cho các em . Và qua việc sử dụng biện pháp trên tôi thấy các em có sự thay đổi rất lớn . Không còn rụt rè như trước nữa , giọng kể điệu bộ lời nói của các em ngày càng chuyển biến tốt hơn
3.2 Giúp học sinh đóng vai theo câu chuyện
Trong quá giảng dạy một tiết kể chuyện . Việc hướng dẫn các em đóng vai cho câu chuyện thì đó là yêu cầu cao nhất trong giờ kể chuyện . Đây là quá trình kể chuyện nâng cao , chính vì vậy để hướng dẫn các em tôi đã vận dụng mọt số biện pháp hướng dẫn cho học sinh đóng vai như sau :
3.2.1 Mục đích – yêu cầu cần đạt trong khi tham gia đóng vai
Trước hết chúng ta cần xác định rõ mục đích yêu cầu cần đạt trong quá trình nghiên cứu giảng dạy .
Mục đích của việc kể chuyện đóng vai là hình thành khả năng kể chuyện sáng tạo cho mỗi học sinh . Rèn luyện kĩ năng đối thoại , biết hoạt động tập thể , phải biết phối hợp nhịp nhàng với nhau để hòa nhập vào từng vai mà các em phụ trách . Khả năng diễn kịch của mỗi hoc sinh thông qua việc kể chuyện đóng vai .
Học sinh biết dựng lại câu chuyện theo vai nhân vật , đóng vai nhân vật trong truyện .
Biết diễn lại một số tình tiết và tính cách nhân vật thông qua vai diễn của mình .
Quan trọng không thể thiếu là mỗi giáo viên phải tự rèn luyện nắm thật vững nội dung câu chuyện . Nghệ thuật truyền đạt câu chuyện . Nắm rõ thật kĩ từng nhân vật trong mỗi câu chuyện .
3.2.2 Một số giải pháp giúp học sinh đóng vai theo câu chuyện .
- Bước đầu khi tham gia đóng vai thì các em gặp rất nhiều bỡ ngỡ . Vì thế , để xóa tan điều đó tôi đã hướng dẫn các em phân tích từng lời nói , điệu bộ của từng nhân vật để giúp học sinh nắm , và diễn sao cho phù hợp với câu chuyện
- Để các em quen dần với cách kể chuyện mới này , tôi sẽ dẫn chuyện và phân vai cho các em diễn , những lời đối thoại của nhân vật trong lúc này có em chưa thuộc lời thì có thể cầm sách . Tuy thế nhưng các em vẫn còn nhiều lung túng khi tham gia đóng vai .
Ví dụ : câu chuyện Sự tích cây vú sữa
Trước khi cho các em tự phân vai tôi đặt một vài câu hỏi cho các em :
+ Câu chuyện này có 2 nhân vật là cậu bé , mẹ cậu bé và người dẫn chuyện . Trong câu chuyện hình ảnh của cậu bé lúc đầu như thế nào ?
+ Học sinh sẽ trả lời : Rất ham chơi không vân lời mẹ . Và đã bỏ nhà đi khi bị mẹ mắng .
+ Tôi hỏi : Vậy em nào lên diễn lại hành động của cậu bé lúc đầu cho các bạn xem nào .
+ Học sinh xung phong lên rất nhiều , tôi gọi vài em lên diễn thì đa số các em lung túng chưa diễn đạt hết nội dung nhân vật cậu bé . Tuy nhiên đó chỉ là mới bắt đầu . Sau đó tôi hướng dẫn các em cậu bé này là câu bé rất hư nên các con phải diễn tả là cậu bé chạy nhảy đùa nghịch – vùng vằng khi bị mẹ la . Thái độ rất hỗn với mẹ . Sau đó thì các em diễn có phần nhập vai hơn .
+ Tôi lại đặt câu hỏi : Sau khi ra khỏi nhà câu bé như thế nào ?
+ Các em cần phải nhập vai tiếp tục về hình ảnh cậu bé đoạn sau như thế nào ? Lần này tôi tự cho các em nói và tự các em tìm ra lời giải đáp . Như vậy các em dễ tiếp thu theo cách nói , cách nhận xét của các em .
+ Cho các em lên diễn lại nội dung đoạn đó .
+ Đoạn tiếp theo của câu chuyện cậu bé đã tỏ ra như thế nào ?
+ Các em cần thể hiện như thế nào khi cậu bé tỏ ra ân hận và quay trở về nhà .
+ Khi hướng dẫn nhân vật cậu bé xong tôi hướng dẫn các em tìm hiểu về tính cách của nhân vật người mẹ . Người mẹ là người luôn đau khổ khi đứa con không nghe lời . Và để đóng vai người mẹ tốt các em cần phải mang một tâm trạng buồn đau . Và nổi đau đó dâng lên gấp bội khi câu bé bỏ nhà ra đi .
+ Khi các em đã nắm rõ chi tiết từng nhân vật tôi tiến hành cho các em đóng vai theo từng nhóm . Tôi cũng luôn nhắc cac em lời kể của người dẫn chuyện cũng phải nhịp nhàng với các bạn đóng vai .
+ Sau đó các nhóm tập dựng lại câu chuyện như đóng kịch . Và các em diễn lại trước lớp cho các bạn cùng xem rồi nhận xét , bổ sung , đóng góp ý kiến cho các bạn .
+ Động viên , khen thưởng , uốn nắn các em , giúp các em tốt hơn là điều không thể thiếu trong giờ kể chuyện .
3.2.3 Kết luận
Yêu cầu đóng kịch theo vai trong câu chuyện là một hình thức rất mới trong chương trình dạy kể chuyện lớp 2 . Đây là một trong những yêu cầu khá cao so với học sinh nhưng đó cũng là cách giúp các em thể hiện và phát triển năng khiếu của mình thông qua môn kể chuyện . Vì thế tầm quan trọng của việc giúp học sinh biết nhập vai vào nhân vật đòi hỏi ở người giáo viên phải thật sự đầu tư cho môn học . Đó cũng là cách nhằm xóa bỏ cách dạy chay một cách qua loa . Trong quá trính nghiên cứu đề tài và trực tiếp giảng dạy tôi thấy các em rất ham thích môn kể chuyện nhất là phần đóng kịch . Nhìn ánh mắt đắm đuối của các em khi nhìn các bạn diễn và những nụ cười ngây thơ của các em giúp tôi phải cố gắng hơn nữa .
3.3 Giúp học sinh quan sát - nhận xét
Biện pháp này tôi không đi sâu nhưng trong một tiết kể chuyện theo chương trình hiện nay thì việc hình thành cho học sinh quan sát nhận xét cũng không thể xem nhẹ . Trẻ em ngày nay được giáo dục theo phương pháp mới là phải biết lắng nghe , nghe quan sát và biết nhận xét . Thông qua môn kể chuyện rèn luyện cho các em khả năng ấy lại càng cao hơn .
Trong quá trình giảng dạy tiết kể chuyện tôi thường xuyên để các em tự quan sát , nhận xét bổ sung . Tất cả ý kiến của các em tôi đều tôn trọng dù câu trả lời đó đúng hay sai . Sau đó tôi cùng cả lớp phân tích các ý kiến của các bạn và vận dụng những ý kiến đóng góp đúng . Riêng những ý kiến chưa đúng tôi vẫn tuyên dương các em “ các em nói rất hay nhưng chưa phù hợp với nội dung câu chuyện hôm nay” Sau đó động viên khuyến khích các em lần khác góp ý phù hợp hơn .
Thời gian đầu các em chưa dám góp ý nhận xét mà hầu hết các em chỉ lắng nghe là phần lớn , hoặc chỉ cười khi tôi hỏi ý kiến các em . Nhưng được tôi động viên các em mạnh dạn và chuyển biến rất rõ . Các em mạnh dạn nêu lên ý kiến của mình . Đôi lúc chỉ là những câu nói rất đơn giản nhưng phần nào đã nói lên là các em có kĩ năng quan sát và biết cùng nhau đóng góp bổ sung để xây dựng bài học đạt hiệu qủa cao hơn .
CHƯƠNG IV : DẠY THỰC NGHIỆM
4.1 Mục đích của giờ dạy thực nghiệm
Bước đầu đánh giá được điểm mạnh và hạn chế của quy trình dạy kể chuyện mà chương trình triển khai và cách tiến trình mà tôi đã nêu trên
Đánh giá khả năng tiếp nhận kiến thức và khả năng mức độ phù hợp với nội dung và phương pháp kể chuyện cho học sinh theo phương pháp kể chuyện sang tạo .
4.2 Thời gian , địa bàn dạy thực nghiệm
Tôi tiến hành dạy thực nghiệm tại lớp tôi phụ trách – lớp 2/3 trường TH Định An – huyện Dầu Tiếng
Lớp học có tất cả 34 em . Trong đó có 15 nữ . Học lực của các em đa số là khá , có 1 học sinh yếu
Thời gian dạy thực nghiệm vào ngày thứ 3 của tuần thứ 3 và tuần 11 trong học kì I . Môn dạy là kể chuyện lớp 2.
4.3 Nội dung dạy thực nghiệm
GIÁO ÁN 1 : KỂ LẠI CÂU CHUYỆN
BẠN CỦA NAI NHỎ
I/ Mục đích yêu cầu
Rèn kĩ năng nói
Dựa vào tranh , nhắc lại được lời kể của Nai Nhỏ về bạn ; nhớ lại lời của Nai Nhỏ
Bước đầu biết dựng lại câu chuyện theo vai phù hợp ( người dẫn chuyện , Nai Nhỏ , cha Nai Nhỏ ) giọng kể tự nhiên , phù hợp với nội dung .
Rèn kĩ năng nghe
Biết lắng nghe bạn kể chuyện ; biết nhận xét , đánh giá lời kể của bạn .
II/ Đồ dung dạy học
Tranh minh họa trong sách giáo khoa ( tranh phóng to )
Chuẩn bị câu hỏi gợi ý
Băng giấy đội trên đầu ghi tên nhân vật
III/ Các hoạt động dạy học
Học sinh ngồi thành vòng tròn , giáo viên ngồi giữa tâm
Hoạt động trước khi vào bài : HS lên kể vài mẫu chuyện vui – giáo viên nhận xét
tuyên dương
Phương pháp
Nội dung
1/ Kiểm tra bài cũ
- Giáo viên hỏi
- Học sinh trả lời
Giáo viên gọi 3 hs lên bảng kể lại câu chuyện Phần thưởng , các em kể theo đoạn , mỗi em một đoạn nối tiếp nhau kể cho đến hết câu chuyện . Và yêu cầu các em nêu cảm nghĩ của em về câu chuyện ( nếu các em không nhớ chuyện thì cho các em xem tranh gợi ý )
- giáo viên nhận xét , tuyên dương những em kể hay và biết thể hiện lời nói điệu bộ của từng nhân vật .
2/ Dạy bài mới
+ Giới thiệu bài
- Giáo viên giới thiệu bài
- Học sinh trả lời
- Giáo viên giới thiệu
- giáo viên ghi tựa bài và cho hs nhắc lại .
-giáo viên neu mục đích , yêu cầu của bài học trước lớp .
+ Hướng dẫn kể chuyện
Dựa theo tranh nhắc lại lời kể của Nai Nhỏ về bạn của mình .
- Giáo viên treo tranh lên bảng ( tranh SGK phóng to )
- giáo viên giới thiệu và gọi 1 học sinh đọc yêu cầu thứ nhất
- Học sinh trả lời
- Giáo viên cho học sinh quan sát tranh 1,2,3 : giáo viên gợi ý cho học sinh để các em nhớ lại câu chuyện
- Sau đó giáo viên cho học sinh kể lị từng đoạn theo tranh vẽ - nhằm giúp học sinh nhớ lại nội dung của câu chuyện bằng hình ảnh .
- Giáo viên cho học sinh kể theo nhóm : Chia lớp thành 6 nhóm .
* Nhóm 1 và 2 kể lại theo tranh 1
* Nhóm 3 và 4 kề lại nội dung theo tranh 2
* Nhóm 5 và 6 kể lại nội dung tranh 3
- Giáo viên nhắc nhở
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giúp học sinh biết kể chuyện theo phương pháp sáng tạo.doc