MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I. MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài. 3
2. Mục đích nghiên cứu. 4
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 4
4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4
5. Phương pháp nghiên cứu. 4
6. Cấu trúc của đề tài. 5
II. NỘI DUNG. 6
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 6
1. 1. Cơ sở pháp lý. 6
1.2. Cơ sở lý luận. 6
1. 2. 1.Nghị luận về một tư tưởng đạo lí .6
1. 2. 2. Nghị luận về một hiện tượng đời sống 6
1. 2. 3. Cách làm bài nghị luận xã hội 7
1. 3. Cơ sở thực tiễn 7
1. 3. 1. Xu hướng chung 7
1. 3. 2. Thực tế ở trường THPT Phan Đình Phùng 9
CHƯƠNG 2. RÈN KĨ NĂNG LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI CHO
HỌC SINH LỚP 12 10
2.1.Rèn kĩ năng nhận dạng đề và tìm hiểu đề trong bài văn nghị luận xã hội .10
2. 1. 1. Nhận dạng đề 10
2. 1. 2. Tìm hiểu đề 13
2. 2. Rèn kĩ năng tìm luận điểm và thu thập dẫn chứng trong bài văn nghị luận
xã hội 14
2. 2.1. Tìm luận điểm . 14
2. 2. 2. Thu thập dẫn chứng 15
2. 3. Rèn kĩ năng lập dàn bài trong bài văn nghị luận xã hội. 17
CHƯƠNG 3 . THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP. 23
3. 1. Tiến hành thực nghiệm. 23
3. 2. Kết quả thực nghiệm 24
3. 3. Giải pháp 25
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8731 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt hơn phần làm văn nghị luận xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong bài văn nghị luận xã hội.
2.1.1. Nhận dạng đề.
Trong phần đối tượng và phạm vi nghiên cứu, người viết đã giới hạn 2 dạng đề nghị luận xã hội, đó là dạng nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Tuy nhiên, trên thực tế các đề nghị luận xã hội lại vô cùng phong phú và đa dạng. Sự phân chia các dạng đề chỉ là tương đối. Nhiều khi giới hạn giữa hai dạng nghị luận là rất nhỏ, nên học sinh sẽ rất khó xác định dạng đề. Do vậy, việc nhận dạng đề trước khi tìm hiểu đề và lập dàn bài, cũng như viết thành lời văn là điều hết sức quan trọng. Nó giúp học sinh định hướng đúng cho bài làm, tránh việc sai lạc đề. Thử xác định dạng đề của các đề bài sau:
(1) “Lý tưởng là ngọn đèn chỉ đường. Không có lý tưởng thì không có phương hướng kiên định, mà không có phương hướng thì không có cuộc sống” (Lép Tônxtôi). Anh (chị) hãy nêu suy nghĩ về vai trò của lý tưởng nói chung và trình bày lý tưởng riêng của mình.
(2) Bàn về đọc sách, nhất là đọc các tác phẩm văn học lớn, người xưa nói: “Tuổi trẻ đọc sách như nhìn trăng qua kẽ lá, lớn tuổi đọc sách như ngắm trăng ngoài sân, tuổi già đọc sách như thưởng trăng trên đài” (Dẫn theo “Lâm Ngữ Đường”, sống đẹp, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Sài Gòn, 1965). Anh (chị) hiểu ý kiến trên như thế nào?
(3) Hãy viết một bài văn bàn về vấn đề: Tuổi trẻ học đường suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông hiện nay.
(4) Anh (chị) suy nghĩ gì về hiện tượng nghiện “game” trong giới trẻ hiện nay?
(5) Nhà tỉ phú B. Gates nói rằng: “Các bạn phải học để trả ơn cho đất nước, cho những gì mà đất nước đã đầu tư cho bạn”. Anh (chị) suy nghĩ gì về ý kiến trên? Bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc?
(6)Trong thư gửi thanh niên và nhi đồng toàn quốc nhân dịp Tết sắp đến (1.1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh rằng: “Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời khởi đầu từ tuổi trẻ, tuổi trẻ là mùa xuân của đất nước”. Anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn trình bày quan điểm của mình về việc làm thế nào để phát huy tốt nhất thời vàng son của tuổi trẻ hiện nay?
Xét về các đề bài trên chúng ta thấy: Các đề (1), (2) thuộc dạng đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí. Các đề (3), (4) thuộc dạng đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống. Các đề bài trên là những đề bài đơn giản nhất thường thấy. Học sinh có thể dễ dàng nhận ra dạng đề ở các đề bài này nhờ vào các dấu hiệu ngôn ngữ có trong đề bài.
Đối với đề (1) và (2), học sinh nhận ra nhờ các câu nói nằm trong dấu ngoặc kép. Đề (1) là câu nói của nhà văn Nga Lep – Tônxtôi, đề (2) là câu nói của Lâm Ngữ Đường ở Trung Quốc. Yêu cầu của 2 đề bài này là bình luận về câu nói được trích dẫn. Nội dung của 2 phát ngôn trên thuộc về vấn đề nhận thức cuộc sống. Nói tóm lại, học sinh có thể nhận ra dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí khi nhận thấy đề bài yêu cầu bàn luận về một nhận định, hay một câu nói của một người nổi tiếng được giới thiệu trong đề bài. Nhận định, tư tưởng thường được được trích dẫn nguyên văn và được đặt trong dấu ngoặc kép.
Đối với đề (3), (4), học sinh nhận ra dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống cũng nhờ vào đối tượng được đề cập đến trong đề bài và yêu cầu của đề bài. Đối tượng được đề cập bây giờ không phải là một câu nói nào đó mà là một vấn đề đang xảy ra trong cuộc sống hiện tại. Thông thường trên dạng đề này có các từ ngữ như: hiện tượng, vấn đề, vấn nạn…. Ở đề (3) là vấn đề tai nạn giao thông, còn ở đề (4) là hiện tượng nghiện “game”. Nhờ các từ ngữ nói trên, học sinh có thể xác định được dạng đề ngay tức thì.
Tuy nhiên ở đề (5), và (6) thì vấn đề lại không hoàn toàn đơn giản như vậy. Ở đề (5) có câu nói của tỉ phú B. Gates, và cũng có yêu cầu bàn về câu nói này. Nhưng ở vế sau của yêu cầu đề bài (bàn về trách nhiệm của thế hệ trẻ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc) thì không còn là nghị luận về tư tưởng đạo lí nữa, mà là bàn về vấn đề thế hệ trẻ ý thức trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Như vậy đề bài trên vừa là bàn về tư tưởng đạo lí, vừa là bàn về hiện tượng đời sống. Với đề bài này, phần giải quyết yêu cầu của đề bài bàn về tư tưởng đạo lí phải được chú trọng hơn phần giải quyết yêu cầu của đề bài bàn về hiện tượng đời sống.
Tương tư như vậy, ở đề (6), có câu nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tuy nhiên đề bài lại yêu cầu trình bày quan điểm của mình về việc làm thế nào để phát huy tốt nhất thời vàng son của tuổi trẻ hiện nay. Để giải quyết đề bài này người viết phải đi từ nhận định của Bác Hồ để bàn về vấn đề trong cuộc sống hiện tại. Với đề bài này, phần giải quyết yêu cầu của đề bài bàn về hiện tượng đời sống phải được chú trọng hơn phần giải quyết yêu cầu của đề bài bàn về tư tưởng đạo lí.
Với các đề bài vừa thuộc nghị luận về tư tưởng đạo lí, vừa thuộc nghị luận về hiện tượng đời sống, học sinh cần kết hợp yêu cầu bài làm của cả hai dạng đề đề giải quyết. Trước hết các em cần xác định phần chung của hai dạng đề cần giải quyết, đó là:
- Giới thiệu, tư tưởng đạo lí hoặc hiện tượng cần giải quyết.
- Bình luận về tư tưởng đạo lí hay hiện tượng đời sống. Chỉ ra mặt đúng, mặt tích cực, hay mặt sai, mặt tiêu cực của vấn đề cần bàn luận.
- Rút ra bài học kinh nghiệm cho bản thân.
Mỗi dạng đề có các yêu cầu riêng của nó. Dạng đề nghị luận về một tư tưởng đạo lí cần thiết phải giải thích ý nghĩa của tư tưởng đạo lí. Còn dạng đề nghị luận về một hiện tượng đời sống cần thiết phải phân tích nguyên nhân và chỉ ra hậu quả của hiện tượng cần bàn luận. Đối với các đề bài có sự kết hợp cả 2 dạng thì học sinh cần phải xác định luận điểm nhiều hơn, bao gồm cả phần chung và phần riêng đã nói trên.
Như vậy, nhận dạng đề là khâu quan trọng đầu tiên giúp học sinh xác định được hướng đi của bài làm, nhằm tránh việc lạc đề.
2.1.2. Tìm hiểu đề.
Sau khi nhận dạng đề, học sinh cần tiến hành khâu tìm hiểu đề. Việc tìm hiểu đề không phải là công đoạn riêng của văn nghị luận xã hội mà bất cứ bài làm văn nghị luận nào cũng cần thiết phải được chú ý. Tìm hiểu đề là tìm hiểu 3 yêu cầu của đề, bao gồm: Yêu cầu về thể loại (1), yêu cầu về nội dung (2) và yêu cầu về phạm vi dẫn chứng(3). Đối với đề văn nghị luận xã hội, yêu cầu (1) và (3) gần như giống nhau ở tất cả các đề bài. Yêu cầu (1) thông thường là bình luận. Còn yêu cầu (3) là dẫn chứng phải lấy từ thực tế cuộc sống, có thể lấy từ sách vở, văn học nhưng cần hạn chế vì dễ sa vào ngoại đề. Yêu cầu (2) là yêu cầu đòi hỏi học sinh phải xác định đúng để bài làm đi đúng trọng tâm.
Ví dụ 1: Suy nghĩ của anh (chị) về tài năng trẻ Việt Nam.
Yêu cầu về nội dung (sau đây gọi là luận đề) của đề bài trên đó là: vấn đề tài năng trẻ của Việt Nam.
Ví dụ 2: Có người cho rằng: “Nếu cuộc đời là một bộ phim, tôi muốn là vai phụ xuất sắc nhất”. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến trên không? Hãy trình bày quan điểm của mình.
Luận đề của đề bài này là: Bàn về vai trò của một người bình thường trong xã hội, nhưng là người bình thường xuất sắc.
Ví dụ 3: Bày tỏ ý kiến của mình về vấn đề mà tác giả Thân Nhân Trung đã nêu trong bài kí đề danh tiến sĩ năm 1442: “Hiền tài là nguyên khí quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh, rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu, rồi xuống thấp”.
Luận đề của đề bài trên là bàn về vai trò của hiền tài đối với đất nước.
Với các ví dụ trên, chúng tôi có thể đưa ra cho học sinh một phương pháp chung trong việc tìm hiểu đề, đó là: Đọc kĩ đề, sau đó tìm từ hoặc cụm từ then chốt nhất trong đề bài, từ đó phát biểu thành một câu hoặc cụm từ ngắn gọn. Đối với những đề bài ngắn như ở ví dụ 1, có thể học sinh cho rằng việc tìm ra từ then chốt là điều quá đơn giản. Nhưng đối với những đề bài dài, có câu nói phức tạp, chẳng hạn như ở ví dụ 2, 3 ở trên thì việc xác định từ then chốt hết sức quan trọng trong việc xác định trọng tâm của bài làm . Ở đề 2, ta xác định từ then chốt là vai phụ xuất sắc nhất, nếu xác định từ then chốt là cuộc đời, hay bộ phim thì bài làm sẽ không chú ý được trọng tâm cần bàn luận. Tương tự như vậy, ở đề 3, ta xác định từ then chốt là hiền tài. Nhưng cũng có thể học sinh xác định đó là từ nguyên khí, hoặc là thế nước.Nếu xác định các từ vừa nêu thì bài làm cũng sẽ không thể đi đúng trọng tâm được.
2.2. Rèn kĩ năng tìm luận điểm và thu thập dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội.
2.2.1. Tìm luận điểm:
Đa số học sinh hiện nay, nhất là học sinh trung bình, yếu kém chưa biết cách viết văn theo luận điểm. Thông thường các em mắc lỗi viết lan man, ý lộn xộn, thường hay tẩy xóa, nhớ đâu viết đó, nghĩ ra ý gì thì viết ý đó. Nếu không còn biết gì nữa thì nộp bài trước khi hết giờ. Khi đi thi về có ai hỏi: “Làm bài như thế nào?” thì cũng chỉ trả lời là: “tạm tạm” chứ không biết bài làm có những luận điểm nào. Những bài làm như thế trong biểu điểm của các đề thi thường chỉ chưa tới 50% so với điểm tối đa. Những bài làm này được liệt vào dạng: Viết lan man, chung chung thành một đoạn văn, chưa thành bài văn. Chỉ có những học sinh được giáo viên nhắc nhở nhiều lần, rằng phải làm theo luận điểm thì các em mới chú ý đến việc tìm luận điểm cho bài viết.
Ở bài văn nghị luận xã hội, luận điểm chính đã có sẵn ở cấu trúc bài làm theo yêu cầu của sách giáo khoa. Học sinh chỉ cần dựa vào trình tự các bước để lập luận điểm. Sau đây, chúng tôi xin đưa ra một mẫu chung về thứ tự các luận điểm trong một bài văn nghị luận xã hội. (Ở đây đang đề cập đến các luận điểm trong phần thân bài)
* Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Luận điểm 1: Giải thích tư tưởng đạo lí cần bàn luận.
+ Luận cứ: Nghĩa đen (nghĩa tường minh).
Nghĩa bóng (nghĩa hàm ẩn)
Nghĩa cả câu.
Luận điểm 2: Bình luận về tư tưởng đạo lí.
+ Luận cứ: Phần bình: Mặt đúng, mặt chưa đúng của tư tưởng đạo lí.
+ Luận cứ: Phần luận: Mở rộng vấn đề. (Thông thường là nêu những hiện tượng đi trái với tư tưởng đạo lí đang bàn luận).
Luận điểm 3: Rút ra bài học cho bản thân.
* Đối với đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Luận điểm 1: Giới thiệu hiện tượng đời sống cần bàn luận: Nêu thực trạng
Luận điểm 2: Tìm hiểu nguyên nhân của hiện tượng.
Luận điểm 3: Tìm hiểu hậu quả của hiện tượng.
Luận điểm 4: Nêu giải pháp.
Chúng tôi sẽ giới thiệu luận điểm của một số đề bài ở phần sau của đề tài. Ở đây cần nhấn mạnh cho học sinh nhớ rằng: Mỗi luận điểm nên được viết thành một đoạn văn riêng biệt, để người đọc nhận thấy bài làm có luận điểm rõ ràng, mạch lạc. Và học sinh cũng tránh được lối viết lan man, nhập nhằng, không rõ ý.
2.2.2. Thu thập dẫn chứng:
Bài làm thiếu dẫn chứng cụ thể cũng là một thiếu sót thường xuyên xảy ra trong các bài làm văn nghị luận xã hội của các em học sinh. Để chứng minh một cách thuyết phục cho các luận điểm của một bài văn nghị luận xã hội, người viết phải sử dụng các dẫn chứng cụ thể, tiêu biểu về những người thật, việc thật. Đây là một công việc vô cùng khó khăn đối với học sinh, bởi vì vốn hiểu biết về thực tế xã hội của các em còn quá ít. Để có thể có những hiểu biết nhất định về thời sự, về các vấn đề chính trị xã hội nóng bỏng của đất nước, đặc biệt là các vấn đề đang được đưa ra bàn luận, từ đó tích lũy thành những dẫn chứng cụ thể để đưa vào bài làm của mình, học sinh cần tích lũy từ nhiều kênh thông tin khác nhau như báo chí, truyền hình, internet… Cụ thể là:
Trong quá trình đọc sách báo, nghe tin tức trên các phương tiện thông tin đại chúng, học sinh cần ghi lại thông tin về những nhân vật tiêu biểu, những sự kiện, những con số chính xác về một sự việc nào đó. Sau đây là một số thông tin tư liệu có thể thu thập để làm dẫn chứng:
(1) Thông tin về tỉ phú Bill Gates: Ông sinh ra trong một gia đình khá giả ở Hoa Kì. Từ nhỏ đã say mê toán học, từng đậu vào ngành luật của trường đại học Harvard. Nhưng với niềm say mê máy tính, ông đã nghỉ học và cùng một người bạn mở công ti Microsoft. Vượt qua nhiều khó khăn, ông đã trở thành người giàu nhất hành tinh, và hiện nay ông đã dành 95% tài sản của mình để làm từ thiện. (Theo tạp chí văn học và tuổi trẻ)
(2) Thưở thiếu thời Picaso là một họa sĩ vô danh, nghèo túng ở Pais. Đến lúc chỉ còn 15 đồng bạc, ông quyết định “đánh canh bạc” cuối cùng. Ông thuê sinh viên dạo quanh các cửa hàng tranh và hỏi: “Ở đây có bán tranh của Picaso không?”. Chưa đầy một tháng sau tên tuổi của ông đã nổi tiếng khắp Paris, tranh của ông bán được và nổi tiếng từ đó. (Theo tạp chí văn học và tuổi trẻ)
(3) O. Henry là nhà văn trứ danh của nước Mĩ. Ông chưa từng được hưởng bất cứ một sự giáo dục nào. Thường hay bị bệnh tật dày vò. Thưở nhỏ đi chăn bò, chăn dê, làm thuê. Từng làm kế toán nhưng bị tình nghi là ăn trộm nên bị bắt bỏ tù. Sau khi ra tù, ông bắt đầu viết truyện ngắn và trở nên nổi tiếng. Tác phẩm của ông được nhiều người nghiên cứu và trở thành sách bắt buộc học ở đại học. (Theo tạp chí Văn học và tuổi trẻ)
(4)Theo số liệu của phòng pháp chế - chi cục kiểm lâm Đăk Lăk, từ đầu năm đến nay, kiểm lâm Đăk Lăk đã bắt giữ được 3025 kg và 978 cá thể động vật hoang dã, nhiều hơn số lượng của cả năm trước (2691kh và 176 cá thể). Điều này chứng tỏ tình trạng săn bắt, mua bán động vật hoang dã ở Đăk Lăk đang gia tăng mạnh mẽ. (Theo báo lao động ngày 23.8.2010)
(5) Hôm qua, lửa đã lan sang rừng Hoa Mai, khu rừng tràm 15 -20 năm tuổi còn sót lại của vườn quốc gia U Minh Thượng, tỉnh Kiên Giang. Có thêm ít nhất 150 ha rừng bị thiêu rụi. Đến 16 giờ, lửa vẫn bùng phát dữ dội, vượt qua tầm kiểm soát của lực lượng chữa cháy. Chi Cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, từ đầu mùa khô đến nay đã xảy ra 54 vụ cháy rừng, làm 3600 ha rừng bị thiêu rụi. Nguyên nhân là do người dân đốt đồng và săn bắt thú rừng khiến lửa bén sang cây tràm. (Theo báo tin nhanh Việt Nam số ra ngày 15 tháng 9 năm 2010).
Ta thấy ở tư liệu (1) có thể dùng để dẫn chứng ở nội dung: Tinh thần tự học và niềm đam mê nghề nghiệp. Tư liệu (2) dẫn chứng ở nội dung: Nếu không tạo cơ hội cho chính mình thì chẳng bao giờ ta có cơ hội cả. Tư liệu (3): Thành công không có nghĩa là chưa hề thất bại. Tư liệu (4): hiện tượng săn bắt, mua bán động vật hoang dã. Tư liệu (5): Tình trạng cháy rừng. Tuy nhiên, học sinh cũng cần lưu ý rằng một dẫn chứng có thể sử dụng cho nhiều đề văn khác nhau nếu như các em biết khéo léo phân tích theo hướng của đề. Chẳng hạn với tư liệu (1) ở trên, ngoài đề bài về tinh thần tự học đã nói ở trên, học sinh có thể sử dụng cho các đề bài khác như: tài năng con người; niềm đam mê sáng tạo; bài học về sự thành công, hay về tấm gương của lòng nhân ái…
Dĩ nhiên là các tư liệu về đời sống thực tế phải được các em tích lũy dần dần trong cuộc sống của mình, tuy nhiên trong thời gian luyện thi, các em cần thu thập thông tin bằng cách ghi chép tổng hợp vào sổ tư liệu của mình. Sau đó cần phân loại theo chủ đề, nhóm đề bài để dễ học, dễ nhớ. Vẫn biết là đề tài của nghị luận xã hội vô cùng phong phú, học sinh tuyệt đối không học tủ, học mò, đoán đề, nhưng trong quá trình ôn tập, các em vẫn phải học và nắm được những thông tin tư liệu cơ bản nhất liên quan đến đời sống hiện tại, để các em có thể vận dụng được trong trường hợp đề bài lạ, chưa được giáo viên ôn tập qua. Thông thường là những tư liệu về tấm gương người tốt việc tốt, hay tư liệu về những hiện tượng xấu trong xã hội, liên quan đến những vấn đề nóng bỏng trong đời sống hiện nay. Điều đặc biệt chú ý là học sinh phải nhớ được tên cụ thể của con người hay hiện tượng đưa ra làm dẫn chứng, tránh việc đưa dẫn chứng chung kiểu như: con người, các bạn học sinh, trường em, lớp em…
2.3. Rèn kĩ năng lập dàn bài trong bài văn nghị luận xã hội.
Sau khi đã có các luận điểm và dẫn chứng, học sinh cần lập dàn bài để sắp xếp các luận điểm và luận cứ một cách chặt chẽ, hợp lí. Thông thường, khâu lập dàn bài vẫn là một trong những khâu mà học sinh bỏ qua. Rất nhiều em vừa đọc đề đã cắm đầu cắm cổ viết. Viết một thôi một hồi rồi lại tẩy xóa, viết lại. Cuối cùng bài làm văn cứ như đang làm nháp.
Lập dàn bài là cách tổ chức lập luận, lựa chọn, sắp xếp ý thành một hệ thống chặt chẽ và bao quát nội dung cơ bản của đề bài. Do đó, nếu bài làm có sự chuẩn bị dàn bài chắc chắn sẽ mang lại sự chủ động và tránh tẩy xóa cho học sinh. Lập dàn bài còn giúp học sinh tránh tình trạng bỏ sót ý, sắp xếp ý lộn xộn hoặc triển khai ý không cân xứng kiểu “đầu voi đuôi chuột”. Và như thế học sinh sẽ chủ động trong việc sắp xếp thời gian. Có thể nói trong một bài làm văn, khâu tìm luận điểm, lập dàn bài có thể chiếm đến 50% hiệu quả của nó.
Học sinh có thể lập dàn bài theo các bước sau:
Xác định các luận điểm: Đề bài có nhiều ý thì ứng với mỗi ý là một luận điểm. Đề bài có 1 ý thì các ý nhỏ hơn cụ thể của ý đó được xem là những luận điểm.
Tìm luận cứ cho các luận điểm: Mỗi luận điểm cần được cụ thể hóa thành nhiều ý nhỏ hơn gọi là luận cứ. Số lượng ý nhỏ và cách triển khai tùy thuộc vào ý lớn.
Học sinh phải lập dàn bài gồm 3 phần như sau:
Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận
Thân bài: Triển khai nội dung theo các ý nhỏ và ý lớn đã tìm.
Kết bài: Tổng kết nội dung đã trình bày, liên hệ, mở rộng, nâng cao vấn đề.
Sau đây là một vài dàn bài mẫu:
* Dàn bài 1: Đề bài: Suy nghĩ của anh chị về câu nói của Nguyễn Bá Học: “Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.
Mở bài: -Ý chí nghị lực giúp con người vượt qua thử thách gian nan.
- Trích dẫn câu nói của Nguyễn Bá Học
B. Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích câu nói:
+ Luận cứ1: Nghĩa tường minh: Trước đây, giao thông chưa thuận tiện, muốn đến nơi nào đó phải trèo đèo lội suối rất vất vả. Những cuộc hành trình dài thường khiến người ta mệt mỏi, sợ hãi, không dám đến đích cần tới.
+ Luận cứ 2: Nghĩa hàm ẩn: Đường đi còn có nghĩa là cuộc đời, cuộc sống con người; Sông, núi là hình ảnh ẩn dụ cho những khó khăn thử thách.
+ Luận cứ 3: Ý cả câu: Mọi khó khăn thử thách đều có thể vượt qua nếu con người có ý chí và nghị lực.
Luận điểm 2: Bình luận, mở rộng vấn đề.
+ Luận cứ 1: Cuộc sống luôn chứa đựng muôn vàn khó khăn, trắc trở. Vượt qua những khó khăn trắc trở đó, con người sẽ thành công.
Dẫn chứng: Mạc Đĩnh Chi phải học dưới ánh đèn đom đóm mà đỗ đạt thành công.
Thầy giáo Nguyễn Ngọc Kí viết bằng đôi chân mà trưởng thành.
Stephen Hawking chỉ đi lại bằng xe lăn vì bại liệt nhưng đã trở thành nhà vật lý học kiệt xuất, là người đầu tiên nêu lên khái niệm “hố đen vũ trụ” có ý nghĩa lớn đối với nhân loại.
+ Luận cứ 2: Những khó khăn thử thách là cơ hội để thử sức, rèn luyện bản thân mình, là cơ hội để nhận diện năng lực mình, và là cơ hội để có những bài học.
Dẫn chứng: Nhà diễn thuyết nổi tiếng thời cổ đại Hi Lạp Demosthenes thưở nhỏ bị nói lắp. Khi đứng trên sân khấu diễn giảng, giọng nói ông không rõ ràng, phát âm không chuẩn, vẫn thường bị mọi người chế nhạo. Nhưng ông không hề chán nản. Để khắc phục khó khăn này, ngày ngày ông đều ngậm một viên đá trong miệng, rồi đứng trước biển tập đọc. Sau một thời gian kiên trì tập luyện, ông đã chứng minh được năng lực của mình, và trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng nhất Hi Lạp.
Nhà bác học Marie Curie đã từng bị bệnh ung thư máu, nhưng bà đã không chịu cúi đầu bỏ cuộc, không cam tâm để mình trở thành người vô dụng, và cuối cùng bà đã 2 lần được nhận giải thưởng Nobel (về vật lí và hóa học).
Từ 2 luận cứ trên, khẳng định câu nói của Nguyễn Bá Học là hoàn toàn đúng. Nếu con người kiên trì nghị lực thì “không có việc gì khó” cả.
- Luận cứ 3: Phê phán một bộ phận trong xã hội thiếu ý chí nghị lực trong cuộc sống. Gặp chuyện khó khăn là chán nản, sinh ra bi quan, hoặc sa vào con đường tội lỗi.
Luận điểm 3: Rút ra bài học trong cuộc sống:
+ Luận cứ 1: Con người cần ý thức được vai trò, tầm quan trọng của tinh thần vượt khó trong cuộc sống.
+ Luận cứ 2: Liên tưởng bài thơ của Bác Hồ: “Không có việc gì khó; Chỉ sợ lòng không bền; Đào núi và lấp bể; Quyết chí ắt làm nên.” Mỗi con người cần mài sắc ý chí, nghị lực trên mọi bước đường, mọi hành trình.
C. Kết bài: Khẳng định lại tính đúng đắn của tư tưởng đạo lí. Câu nói có ý nghĩa lớn đối với thế hệ thanh niên hiện nay.
* Dàn bài 2: Hãy trình bày suy nghĩ của mình về “bệnh vô cảm” trong xã hội hiện nay.
A. Mở bài: Hiện tượng lạnh lùng thiếu quan tâm lẫn nhau trong quan hệ giữa người với người trong xã hội hiện tại. Hiện tượng đó gọi là “bệnh vô cảm”.
B. Thân bài:
- Luận điểm 1: Giải thích bệnh vô cảm là gì? Hiện tượng mà quan hệ giữa người với người trở nên lạnh lùng, thiếu quan tâm lẫn nhau, thiếu trách nhiệm với nhau trong cuộc sống.
- Luận điểm 2: Nêu thực trạng về bệnh vô cảm
+Luận cứ 1: Biểu hiện: Thiếu sự đồng cảm, chia sẻ với người khác, nhất là với những người gặp khó khăn hơn mình.
Dẫn chứng: Đi đường gặp người hoạn nạn thì làm ngơ. Đi xe bus không nhường ghế cho người già, trẻ em, phụ nữ mang thai.
+ Luận cứ 2: Đối tượng vô cảm: Ở những người có địa vị cao như bác sĩ vô cảm với bệnh nhân, thầy cô giáo với học sinh, cha mẹ với con cái…
Thế hệ trẻ ngày nay rất nhiều người thơ ơ, vô cảm.
- Luận điểm 3: Nêu nguyên nhân
+ Luận cứ 1: Về khách quan: Xã hội phát triển trong điều kiện cạnh tranh khốc liệt đã khiến con người dễ quan tâm đến quyền lợi của bản thân mình một cách thái quá.
+ Luận cứ 2: Về chủ quan: Thói ích kĩ có sẵn trong mỗi con người.
Một bộ phận được xã hội trao quyền lực nhưng không ý thức đầy đủ trách nhiệm đối với xã hội, đã tỏ ra hống hách, chuyên quyền.
Cá nhân, nhà trường, xã hội chưa thường xuyên giáo dục tuyên truyền kịp thời một cách hài hòa giữa trí, đức và mĩ.
- Luận điểm 4: Nêu hậu quả:
+ Xã hội thiếu tình người trong đời sống cộng đồng.
+ Ảnh hưởng đến tương lai của những con người đang trong quá trình hoàn thiện nhân cách, hoàn thiện đời sống tâm lí.
+ Đời sống tâm hồn con người trở nên nghèo nàn.
+ Xã hội nhức nhối vì những bất công vô lí.
- Luận điểm 5: Thái độ và đề xuất giải pháp
+ Lên án nghiêm khắc trước những suy nghĩ và hành động vô cảm của con người.
+ Tích cực tham gia ngăn chặn và tuyên truyền giáo dục mọi người về một lối sống đẹp.
+ Mỗi người cần tự rèn luyện để có lẽ sống đẹp, cao cả, nhân ái, vị tha.
+ Cần tham gia những phong trào thanh niên với mục đích giúp đỡ, quan tâm đến những số phận bất hạnh.
C. Kết luận: Khẳng định lại thái độ phê phán của mình đối với những người có lối sống vô cảm.
Trên đây là 2 dàn bài mẫu tiêu biểu cho 2 dạng đề nghị luận xã hội mà đề tài giới hạn nghiên cứu. Từ yêu cầu chung và dàn bài mẫu nói trên, chúng tôi đề nghị mẫu dàn bài cho bài văn nghị luận xã hội như sau:
* Đối với đề bài nghị luận về một tư tưởng đạo lí:
- Mở bài: Nêu ý khái quát, rồi dẫn nhận định, đánh giá có nêu ra ở đề bài. Sau đó định hướng vấn đề nghị luận.
Lưu ý: Học sinh phải trích dẫn nhận định và nêu luận đề của đề bài trong phần mở bài này.
-Thân bài: + Giải thích nội dung vấn đề tư tưởng đạo lí.
+ Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lí trong bối cảnh của cuộc sống hiện tại. (Tức là chứng minh và bình luận)
+ Mở rộng vấn đề: (Phần luận) Chỉ ra những biểu hiện sai lệch so với tư tưởng đạo lí đang bàn luận.
- Kết bài: Kết luận, tổng kết, nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo hay tỏ ý hành động.
Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để giải thích, đánh giá và đưa ra ý kiến riêng của mình. Có thể chọn dẫn chứng từ 3 nguồn: thực tế, sách vở và giả thiết. Tuy nhiên không nên chọn nhiều dẫn chứng văn học, vì sẽ dễ sa vào nghị luận văn học.
* Đối với đề bài nghị luận về một hiện tượng đời sống:
- Mở bài: Giới thiệu sự việc hiện tượng có vấn đề.
- Thân bài: + Liên hệ thực tế, chỉ ra nguyên nhân, hậu quả, phân tích các mặt và đánh giá hiện tượng.
+ Đề xuất các giải pháp cụ thể đối với hiện tượng.
- Kết bài: Kết luận, khẳng định những vấn đề đã nêu trong thân bài.
Lưu ý: Bài làm ở dạng này cần lựa chọn góc độ riêng để phân tích, nhận định, đưa ra ý kiến và sự cảm nhận riêng của người viết.
Trên đây là một số chỉ dẫn có thể giúp học sinh chuẩn bị tốt cho một bài văn nghị luận xã hội. Thiết nghĩ học sinh sẽ đạt được ít nhất 50% số điểm nếu có sự chuẩn bị kĩ càng ở các khâu trên. Trong quá trình viết vào bài làm văn, học sinh cần rèn kĩ năng diễn đạt tốt bằng cách vận dụng kết hợp các thao tác lập luận (thao tác lập luận so sánh, giải thích, chứng minh, phân tích, bình luận, bác bỏ) và các phương thức biểu đạt (thuyết minh, biểu cảm, nghị luận) đã học. Với những học sinh có khả năng diễn đạt tốt và văn viết có cảm xúc, chắc chắn bài viết của các em sẽ đạt được kết quả cao nhất nếu có sự chuẩn bị tốt theo các hướng dẫn ở chương II này.
CHƯƠNG 3
THỰC NGHIỆM VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
3. 1. Tiến hành thực nghiệm.
Các nội dung đã được trình bày ở chương II của đề tài này đã được ứng dụng cụ thể ở trường THPT Phan Đình Phùng kể từ năm học 2008 – 2009 đến năm học này là năm học 2010 -2011.
Đối tượng thực nghiệm đại trà: Học sinh lớp 12 của trường.
Thời gian tiến hành:
- Năm học 2008 – 2009: Thực hiện trong 2 tuần ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông theo quy định của khung chương trình 37 tuần. Tổng cộng 5 tiết trên tổng số 10 tiết ôn tập.
- Năm học 2009 – 2010: Thực hiện trong 2 tháng học phụ đạo học sinh yếu kém lớp 12 (tổng số 16/16 tiết phụ đạo), và trong 2 tuần ôn tập thi tốt nghiệp trung học phổ thông (5 tiết trên tổng số 10 tiết ôn tập) theo quy định của khung chương trình 37 tuần.
Bản thân người viết đề tài thực hiện trong chương trình luyện thi đại họ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Giúp học sinh lớp 12 ôn tập tốt hơn phần làm văn nghị luận xã hội.doc