MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU . . . . 1
PHẦN NỘI DUNG . . . . 2
CHƯƠNG 1: KIỂM SOÁT VỐN NHẰM NGĂN CHẶN SỰ ĐẢO NGƯỢC
DÒNG VỐN CỦA CÁC QUỐC GIA . . . 2
1.Mục tiêu chung của việc kiểm soát vốn . . 2
2.Lý thuyết về kiểm soát vốn . . . 5
Khái niệm . . . . 5
Các hình thức kiểm soát vốn . . . 6
Các lý do kiểm soát vốn . . . 6
Mặt trái của kiểm soát vốn. . . 7
CHƯƠNG 2: KINH NGHIỆM KIỂM SOÁT VỐN CỦA “NGƯỜI KHỔNG LỒ
TRUNG QUỐC„ . . . . 8
1.Kinh nghiệm thế giới về kiểm soát vốn . . 8
2.Kinh nghiệm kiểm soát vốn của „Người khổng lồ Trung Quốc“ . 9
Phân khúc thị trường theo từng loại nhà đầu tư . . 9
Cấp chứng nhận các nhà đầu tư đủ tư cách (QFIIs) và ban hành các quy định
dành cho QFIIs . . . . 12
Giải pháp hỗ trợ cho việc kiềm soát dòng vốn FPI ở Trung Quốc – Đầu tư ra nước
ngoài 15
CHƯƠNG 3: VIỆT NAM ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ KIỂM SOÁT VỐN TRONG THỜI
GIAN QUA? NHỮNG TÁC ĐỘNG CỦA CÁC BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÊN
DÒNG VỐN FPI. . . . 16
1.Giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO . . 16
2.Giai đoạn sau khi Việt Nam gia nhập WTO . . 19
2.1.Những ràng buộc của Việt Nam khi gia nhập WTO
về đầu tư gián tiếp nước ngoài . . . 19
2.2.Các biện pháp kiểm soát của Chính phủ . . 20
2.2.1. Các biện pháp hành chính . . 20
2.2.2. Can thiệp vô hiệu hóa. . 24
3. Đánh giá hiệu quả kiểm soát vốn ở Việt Nam trong thời gian qua . 27
3.1.Thành tựu . . . 27
3.2.Hạn chế . . . 28
CHƯƠNG 4: GÓI GIẢI PHÁP TỰ DO HÓA CÓ KIỂM SOÁT VÀ PHÒNG NGỪA
ĐỐI VỚI DÒNG VỐN FPI . . . 30
1.Nới lỏng các giải pháp hành chính . . . 30
Nới lỏng tỷ lệ về vốn cổ phần do cổ đông nước ngoài nắm giữ . 30
Mở rộng ngành nghề được phép bán cổ phần cho nhà ĐTNN . 34
2.Đề xuất giải pháp thị trường mới . . . 35
. Triển khai giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ . . 35
3.Các giải pháp hỗ trợ khác . . . 36
Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài . . . 36
Tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) . . 38
Nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái . . 42
4.Các giải pháp phòng ngừa . . . 43
Gia tăng dự trữ ngoại hối . . . 43
Ngăn ngừa tình trạng Đôla hóa . . . 46
Nâng cao vị thế đồng Việt Nam - Tăng cường khả năng chuyển đổi hoàn toàn đồng
nội tệ . 47
PHẦN KẾT LUẬN . . . . 50
PHẦN PHỤ LỤC
106 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1677 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gói giải pháp tự do hóa có kiểm soát và phòng ngừa đối với dòng vốn FDI, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hững ngành nghề, lĩnh vực không cho hoặc hạn chế đầu tư gián
tiếp. Quyết định số 155/2004/QĐ-TTg ngày 24/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ đã quy
định những ngành nghề, lĩnh vực mà Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn (xem Phụ lục 6).
Chúng tôi đề xuất nên sử dụng danh mục này là Danh mục ngành nghề, lĩnh vực không
cho đầu tư nước ngoài. Những ngành nghề còn lại thì nên cho phép các doanh nghiệp
ngoài quốc doanh, doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa cũng được bán cổ phần cho nhà
ĐTNN, nhưng tùy theo từng ngành nghề mà ta có quy định nắm giữ cổ phần cụ thể.
2. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỊ TRƯỜNG MỚI
Triển khai giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ
o Đối với những loại cổ phiếu niêm yết:
Hiện nay, do chúng ta đang áp dụng các biện pháp thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát
dẫn đến khan hiếm tiền đồng. Điều này gây khó khăn cho nhà ĐTNN khi đầu tư vào
chứng khoán VN trong việc chuyển đổi từ đồng ngoại tệ sang VND. Như vậy, để hạn chế
việc chuyển đổi tiền đồng và tạo thuận tiện hơn cho nhà ĐTNN khi đầu tư gián tiếp vào
VN, chúng tôi đề nghị tiến hành triển khai kế hoạch cho phép mua bán cổ phiếu bằng
ngoại tệ. Đây là những loại cổ phiếu định danh bằng VND nhưng giao dịch và chi trả cổ
tức bằng ngoại tệ.
Việc cho phép giao dịch cổ phiếu bằng ngoại tệ giúp giảm nhu cầu chuyển đổi ngoại
tệ trên thị trường, giảm áp lực lên tỷ giá hối đoái và quan trọng hơn là giảm nguồn cung
nội tệ trên thị trường ngăn chặn lạm phát tăng cao.
o Đối với những loại cổ phiếu không niêm yết:
Chỉ những doanh nghiệp có dự án đầu tư ra nước ngoài hoặc những doanh nghiệp
nhập khẩu, tức là có các khoản chi bằng ngoại tệ thì mới có thể tham gia thu hút vốn gián
tiếp của nhà ĐTNN bằng ngoại tệ. Điều này nhằm đảm bảo lượng ngoại tệ đưa vào thị
trường có thể được tiêu thụ bởi những kênh đầu tư khác. Đồng thời, quy định này cũng sẽ
khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư ra nước ngoài. Những doanh nghiệp
công bố những dự án đầu tư ra nước ngoài vì vậy sẽ có lợi thế trong việc thu hút vốn gián
tiếp của nhà ĐTNN vì không những họ thể hiện khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh,
mà còn tạo sự thuận tiện cho nhà đầu tư khi rót vốn vào doanh nghiệp.
43
3. CÁC GIẢI PHÁP HỖ TRỢ KHÁC
3.1. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài
Sau đây là thực trạng đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam trong thời gian qua:
HÌNH 4.1: Tình hình đầu tư ra nước ngoài ở Việt Nam từ năm 1991 đến năm 2007
ĐẦU TƯ RA NƯỚC NGOÀI Ở VN TỪ 1991-2007
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
91 92 93 94 98 99 2000 01 02 03 04 05 06 07
-
100,000,000
200,000,000
300,000,000
400,000,000
500,000,000
600,000,000
700,000,000
800,000,000
900,000,000
1,000,000,000
Số dự án Tổng vốn đầu tư
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư)
HÌNH 4.2: Đầu tư ra nước ngoài theo quốc gia ở Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2007
ĐTRNN PHÂN THEO NƯỚC Ở VN 1991-2007
Lào
53%
Liên bang Nga
4%
Hoa Kỳ
3%
Campuchia
4%
Singapore
1%
Khác
35%
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư)
44
HÌNH 4.3: Đầu tư ra nước ngoài phân theo ngành ở Việt Nam từ năm 1991 đến năm
2007
ĐTRNN PHÂN THEO NGÀNH Ở VN 1991-2007
Dịch vụ
11%
Công
nghiệp
75%
Nông
nghiệp
14%
(Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài- Bộ kế hoạch đầu tư)
Tính đến hết năm 2007, qua 16 năm thực hiện ĐTRNN, Việt Nam có 265 dự án
ĐTRNN còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư 2,006 tỷ USD, vốn thực hiện đạt khoảng 800
triệu USD, chiếm 40% tổng vốn ĐTRNN. Quy mô vốn đầu tư bình quân đạt 7,5 triệu
USD/dự án. Qua từng giai đoạn, quy mô vốn đầu tư đã tăng dần, điều này cho thấy tác
động tích cực của khuôn khổ pháp lý đối với hoạt động ĐTRNN của các doanh nghiệp
Việt Nam; cũng như sự trưởng thành về mọi mặt của doanh nghiệp nhà nước tham gia
vào hoạt động ĐTRNN.
Để tiếp tục duy trì dòng vốn FPI vào TTCK mà không sợ ảnh hưởng của dòng
ngoại tệ vào nhiều tạo sức ép lên lạm phát, chúng ta có thể tham khảo nhiều giải pháp,
một trong số đó là đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.
Hàm ý của kế hoạch này nằm ở chỗ thị trường tài chính vẫn hấp thụ tốt dòng vốn
nước ngoài mà không làm tăng thêm lượng cung tiền trong lưu thông. Với kế hoạch này,
NHNN có thể tăng lượng cung tiền đồng để mua vào hết lượng đôla trổi nổi, mặt khác
cam kết bán lại lượng đôla này cho các công ty hoặc các quỹ đầu tư đang có kế hoạch
vươn ra nước ngoài.
45
Đây là một trong những bài học Việt Nam có thể tiếp thu từ Trung Quốc. Trong
thời gian vừa qua, dòng vốn quốc tế đổ vào Trung Quốc khá lớn. Và các doanh nghiệp
Trung Quốc cũng đã hấp thụ hoàn toàn và tiến hành mua lại hoặc làm cổ đông lớn của
không ít tập đoàn lớn trên thế giới. Đặc biệt, Chính phủ Trung Quốc tỏ ra cởi mở hơn và
ủng hộ hơn với quyết định mở rộng ra nước ngoài của nhiều tập đoàn, gần đây nhất là vụ
mua bán, sáp nhập các tập đoàn có tiếng tại thung lũng Silicon. Đây có thể nói là một
trong những yếu tố giúp Trung Quốc giảm đi sức ép đối với lượng ngoại tệ khổng lồ đang
chảy vào Trung Quốc.
Nếu có những dự án đầu tư ra nước ngoài với quy mô lớn tương xứng với quy mô
của dòng vốn vào, tổng cung tiền vẫn không thay đổi sau kế hoạch này. Do vậy, NHNN
phải nắm được nhu cầu ngoại tệ để ĐTRNN của các doanh nghiệp cũng như khả năng thu
hồi lại lượng tiền đã bán đi này để có thể lập kế hoạch thu USD trên thị trường nhằm thực
thi những chính sách kinh tế vĩ mô khi cần thiết hoặc nhằm gia tăng dự trữ ngoại hối và
ngăn chặn hiện tượng đôla hóa thị trường.
Tóm lại, với kế hoạch này, lượng đôla trôi nổi từ dòng vốn nước ngoài sẽ được
hấp thụ bằng chính các công ty trong nước hiện đang có kế hoạch đầu tư ra nước ngoài.
Với sự gia tăng mạnh mẽ của ĐTRNN trong thời gian qua, đặc biệt là sau khi VN gia
nhập WTO, cùng với những chính sách hỗ trợ của Chính phủ, kế hoạch này hoàn toàn có
thể thực hiện được.
3.2. Tăng cường hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A)
M&A là việc công ty này mua phần lớn hoặc toàn bộ cổ phần của công ty khác,
hoặc hai công ty gộp chung cổ phần để trở thành một công ty lớn.
3.2.1. Lợi ích của M&A
Thứ nhất, nhà đầu tư có thể tiếp cận thị trường một cách nhanh nhất thông qua các
giá trị sẵn có của công ty bị mua bán, sáp nhập.
Thứ hai, M&A với tư cách là một hình thức tập trung kinh tế, tập trung nguồn lực
sẽ tạo ra sự cạnh tranh mạnh mẽ, tạo ra nguồn lực lớn hơn, qua đó cạnh tranh
được với các đối thủ, đồng thời giảm bớt sự gia nhập thị trường của nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, việc đầu tư thông qua M&A sẽ giảm thiểu rủi ro.
46
Thứ ba, với tư cách là chủ đầu tư, việc đầu tư bằng hình thức M&A sẽ làm gia
tăng giá trị của doanh nghiệp mới ở Việt Nam bằng thương hiệu, uy tín, chất
lượng, công nghệ, kỹ năng, kinh nghiệm quản trị.
3.2.2. Nhược điểm của M&A:
Thứ nhất, thẩm định giá trị và hồ sơ pháp lý không phải là việc dễ đối với các
doanh nghiệp trong nước, tính minh bạch chưa cao dễ dẫn đến việc xác định sai
về mặt giá trị, rủi ro pháp lý có thể xảy ra.
Thứ hai, do là nhà ĐTNN nên sự am hiểu về văn hoá, phong tục, thị trường, pháp
luật Việt Nam chưa cao, do đó nhiều vấn đề có thể phát sinh trong và sau quá
trình M&A. Tuy nhiên, những nhược điểm này sẽ được khắc phục nhanh chóng
khi Việt Nam cam kết hội nhập sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới, hành lang pháp
lý hoàn thiện, cơ chế thông tin minh bạch.
3.2.3. Thực trạng M&A ở Việt Nam
Vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FPI) và thị trường mua bán và sáp nhập doanh
nghiệp (M&A) có mối quan hệ biện chứng. Việc “hút” được lượng FPI nhiều hay ít phụ
thuộc không nhỏ vào việc thiết lập, vận hành và phát triển thị trường M&A, và ngược lại,
thị trường M&A là “bà đỡ” cho FPI xâm nhập nhanh nhất vào thị trường; việc “hút” FPI
không thể tách rời việc xây dựng, phát triển thị trường M&A.
Tại Việt Nam, giao dịch M&A còn khá mới mẻ, số vụ và giá trị giao dịch M&A
đạt thấp, kể từ năm 2000 trở lại đây chỉ đạt trung bình 20 vụ/năm với giá trị khoảng 250
triệu USD/năm, trong đó lượng FPI qua hình thức M&A chưa được thống kê chính thức
nhưng khả năng sẽ là rất nhỏ.
Có một tín hiệu đáng mừng là trong thời gian vừa qua, thị trường M&A đã phát
triển nhanh chóng, nếu như năm 2005 có 18 vụ với tổng giá trị là 61 triệu USD, năm
2006 có 32 vụ với tổng giá trị là 245 triệu USD, thì chỉ trong 6 tháng đầu năm 2007, Việt
Nam đã có 46 vụ M&A, đạt giá trị 625 triệu USD, trong đó 30 vụ có yếu tố nước ngoài
(các công ty nước ngoài mua bán, sáp nhập chủ yếu đến từ các nước châu Á với 22 vụ).
Các vụ mua bán, sáp nhập diễn ra đối với DN trong nhiều lĩnh vực từ tài chính ngân
hàng, sản xuất công nghiệp cho đến thực phẩm, giải khát...
Những giao dịch M&A điển hình tại Việt Nam:
47
- Daii-chi & Bảo Minh CMG.
- HSBC & Techcombank.
- Quỹ Jaccar & HAGL.
- Manulife & Chinfon.
- Bankinvest & AAA.
- Vinacapital & DHG.
- Luks & Lâm Viên.
- Campina & Vinamilk.
- Vinamilk & Sài Gòn milk.
- BNP & OCB.
- ANZ & SSI.
- Dragon Capital & REE.
- Jaccar & Ever Fortune.
- DVSC & Transeco.
- Indochina Capital & Mai Linh.
- CTCP Doanh nghiệp trẻ Đồng Nai &
Cheerfield Rama.
- Kinh Đô & Kem Wall's.
48
- Anco & nhà máy sữa của Nestle. - ...
Một đặc điểm đáng chú ý của thị trường M&A của Việt Nam đó là hoạt động
M&A có xu hướng diễn ra ngay trong nội bộ ngành tài chính chứng khoán khi hàng loạt
các ngân hàng và các công ty chứng khoán mở ra và nhiều công ty hoạt động với lợi
nhuận không đủ bù đắp chi phí. Cùng với lộ trình hội nhập và theo những cam kết về mở
cửa thị trường tài chính ngân hàng Việt Nam khi gia nhập WTO, những hoạt động M&A
trong lĩnh vực tài chính là một điều tất yếu.
Như vậy, có thể thấy rằng hoạt động M&A đã, đang và sẽ là một hoạt động cực
kỳ tiềm năng trong những năm tới về cả mặt số lượng, hình thức và lĩnh vực. Nhận định
này cũng phù hợp với đánh giá của Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công Thương), theo đó,
hoạt động mua bán doanh nghiệp (M&A) thậm chí sẽ tăng trưởng với tốc độ 30-
40%/năm.
Theo dự báo của các chuyên gia, trong những năm tới, sự phát triển của thị trường
M&A Việt Nam là một tất yếu và hứa hẹn thu hút thêm luồng vốn FPI từ các nước trong
và ngoài khu vực cho nền kinh tế Việt Nam. Đồng thời, cùng với sự phát triển của thị
trường M&A trong nước, việc các doanh nghiệp Việt Nam nâng cao sức mạnh để có thể
thâu tóm các doanh nghiệp nước ngoài cũng góp phần giúp tiêu thụ tốt lượng ngoại tệ
chảy vào ồ ạt, giúp ngăn chặn lạm phát và làm giảm áp lực lên tỷ giá. Đây là điều Chính
phủ Việt Nam cần lưu tâm và đẩy mạnh hoạt động.
3.2.4. Các giải pháp để phát triển thị trường M&A ở Việt Nam
Trong nền kinh tế thị trường, sự cạnh tranh cao giữa các doanh nghiệp là động lực
để doanh nghiệp vươn lên, phát triển cả chiều ngang và chiều rộng, và đương nhiên khi
đó sẽ có doanh nghiệp tồn tại, phát triển, sẽ có doanh nghiệp phá sản, bị thôn tính. Điều
đó tất yếu sẽ hình thành nhu cầu cần mua bán, sáp nhập, liên doanh, liên kết giữa các
doanh nghiệp để lớn mạnh hơn, phát triển hơn và hỗ trợ cho nhau tốt hơn. Tuy nhiên,
mua bán doanh nghiệp không đơn giản như mua bán một sản phẩm hàng hóa thông
thường. Một thương vụ M&A thành công hay không phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nhu
cầu, giá cả, giải quyết các vấn đề phát sinh hậu sáp nhập... Để tạo điều kiện giúp các
doanh nghiệp có nhu cầu mua bán sáp nhập có thể thực hiện thành công giao dịch này,
cần đảm bảo những điều kiện sau:
49
Cần xây dựng được kênh kiểm soát thông tin, tính minh bạch trong hoạt động
kinh doanh nói chung, hoạt động M&A nói riêng. Bởi vì trong hoạt động M&A,
thông tin về giá cả, thương hiệu, thị trường, thị phần, quản trị, con người... là rất
cần thiết cho cả bên mua, bên bán. Nếu thông tin không được kiểm soát, không
minh bạch thì có thể gây nhiều thiệt hại cho cả bên mua, bên bán, đồng thời ảnh
hưởng nhiều đến các thị trường khác như hàng hóa chứng khoán, ngân hàng.
Cũng như các thị trường khác, thị trường M&A hoạt động có tính dây chuyền,
nếu một vụ M&A lớn diễn ra không thành công hoặc có yếu tố lừa dối thì hậu
quả cho nền kinh tế là rất lớn vì có thể cổ phiếu, trái phiếu, hoạt động kinh doanh,
đầu tư... của doanh nghiệp đó nói riêng và các doanh nghiệp liên quan bị ảnh
hưởng theo. Hơn nữa, M&A có thể dẫn đến độc quyền, do đó rất cần sự kiểm soát
của nhà nước để không ảnh hưởng đến nền kinh tế, người tiêu dùng.
Một hành lang pháp lý hoàn thiện sẽ góp phần thúc đẩy các giao dịch M&A phát
triển, nó sẽ tạo điều kiện để xác lập giao dịch, địa vị pháp lý của các bên trong
giao dịch và hậu quả pháp lý sau khi kết thúc giao dịch. Hiện nay, các quy định
liên quan đến hoạt động M&A ở Việt Nam được quy định trong nhiều văn bản
khác nhau như Bộ Luật Dân sự, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư, Luật Cạnh
tranh... Tuy nhiên các quy định này hầu như mới chỉ dừng lại ở việc xác lập về
mặt hình thức của hoạt động M&A, tức là mới chỉ giải quyết được các vấn đề về
mặt “thay tên, đổi họ’’ cho doanh nghiệp. Trong khi đó, M&A là một giao dịch
thương mại, tài chính, nó đòi hỏi phải có quy định cụ thể, có một cơ chế thị
trường để chào bán, chào mua doanh nghiệp, giá cả, cung cấp thông tin, chuyển
giao và xác lập sở hữu, chuyển dịch tư cách pháp nhân, cổ phần, cổ phiếu các
nghĩa vụ tài chính, đất đai người lao động, thương hiệu... Đồng thời, còn hàng
loạt vấn đề liên quan trực tiếp đến M&A mà pháp luật nước ta còn chưa có quy
định cụ thể như kiểm toán, định giá, tư vấn, môi giới, bảo mật, thông tin, cơ chế
giải quyết tranh chấp... Do đó Việt Nam phải hoàn thiện hành lang pháp lý về mặt
M&A trong thời gian tới đây.
Hoạt động M&A luôn cần những nhà môi giới, tư vấn chuyên nghiệp. Họ sống
bằng nghề làm xúc tác để nhu cầu M&A của các bên gặp nhau, do đó họ phải
thạo nghề với việc cung ứng các dịch vụ và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước
50
pháp luật về hoạt động môi giới, tư vấn cho một thương vụ M&A bất kỳ trên thị
trường, hoạt động của họ được mua bảo hiểm để phòng ngừa các trường hợp rủi
ro xảy ra do tư vấn của họ. Trên thực tế họ có thể là các chuyên gia có kinh
nghiệm chuyên sâu về các lĩnh vực khác nhau như pháp luật, tài chính, thương
hiệu... tham gia vào các hiệp hội, đoàn thể môi giới, tư vấn M&A. Do đó chúng ta
phải có những chương trình, kế hoạch đào tạo để có được đội ngũ chuyên gia tư
vấn, môi giới chuyên nghiệp, có như vậy thị trường M&A Việt Nam mới hoạt
động tốt và đi vào chuyên nghiệp, qua đó bảo vệ được quyền lợi hợp pháp của
các bên trong giao dịch M&A.
3.3. Nới lỏng biên độ giao dịch tỷ giá hối đoái
Từ ngày 10/3/2008 biên độ mua, bán ngoại tệ của các ngân hàng thương mại được
nới rộng thêm 0,25%, lên mức cộng trừ 1%. NHNN cho hay đây là một trong những biện
pháp nhằm kiềm chế lạm phát. Theo thông báo của NHNN, biên độ tỷ giá mới được sử
dụng kết hợp với biện pháp điều hành linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng.
Biên độ tỷ giá được áp dụng trước đó là cộng trừ 0,75%. NHNN cũng khẳng định sẽ tiếp
tục mua vào USD ở mức thích hợp. Trước đó, trong văn bản 319 gồm 19 giải pháp hỗ trợ
thị trường tài chính và kiềm chế lạm phát, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cũng đã chỉ
đạo NHNN điều hành tỷ giá giữa USD và tiền đồng ở mức cộng trừ 2%.
Trong điều kiện đồng Đôla Mỹ giảm giá so với đồng tiền các nước là thị trường
xuất khẩu lớn của nước ta, việc neo giữ quá lâu tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền Việt Nam
và đồng Đôla Mỹ không phản ánh đúng quan hệ thực trên thị trường ngoại tệ. Vì vậy,
Chính phủ chủ trương áp dụng tỷ giá linh hoạt với biên độ thích hợp, phản ánh quan hệ
cung cầu trên thị trường, giúp cho việc kiềm chế lạm phát nhưng không ảnh hưởng lớn
đến xuất khẩu, bảo đảm việc mua bán, chuyển đổi ngoại tệ diễn ra thuận lợi.
Như vậy trước mắt, theo chúng tôi NHNN nên nới lỏng biên độ tỷ giá từ 2-5%. Mục
tiêu:
Giải pháp này nhằm hạn chế bớt dòng vốn ĐTNN đầu tư vào những công cụ nợ
ngắn hạn như kỳ phiếu, tín phiếu ngân hàng hay trái phiếu chính phủ ngắn hạn.
Làm giảm sức ép lên kiểm soát vốn và lạm phát. Nếu làm cho VND lên giá 5%
thì cũng đồng nghĩa với việc giảm giá xăng dầu xuống 5%, đồng thời nhiều mặt
51
hàng nguyên liệu sản xuất cũng giảm theo. Đồng thời vẫn có thể giữ cho hàng hóa
xuất khẩu của Việt Nam có tính cạnh tranh so với các nước trên thế giới.
Sẽ hạn chế rất nhiều việc NHNN phải mua ngoại tệ và như vậy chúng ta sẽ định
hướng được dòng vốn đầu tư gián tiếp vào thị trường cổ phiếu, làm cải thiện đáng
kể sức cầu và góp phần ngăn chặn đà tụt dốc của TTCK.
4. CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA
4.1. Gia tăng dự trữ ngoại hối
Tích lũy Dự trữ ngoại hối cao ở các nước đang phát triển là bằng chứng hiển nhiên
của các chính sách thận trọng và thành quả thương mại mạnh mẽ kể từ cuộc khủng hoảng
vào cuối thập niên 90. Ở những quốc gia nơi mà sức mạnh tài chính thường được xem xét
thông qua mức Dự trữ ngoại hối, những gia tăng trong Dự trữ ngoại hối sẽ giúp cho các
quốc gia này có nhiều thông thoáng hơn trong hoạch định chính sách.
4.1.1. Lợi ích của Dự trữ ngoại hối cao
Bảo hiểm chống lại các cú sốc từ bên ngoài:
Cuộc khủng hoảng tài chính 1997 là một bài học để các nước đang phát triển thấy rằng
cần phải gia tăng Dự trữ ngoại hối như là một công cụ bảo vệ để đối phó với khủng
hoảng tiền tệ và những đảo ngược đột ngột của dòng vốn. Điều này đặc biệt quan trọng
cho những quốc gia nào hiện đang có nhu cầu cao trong việc tìm kiếm các nguồn tài trợ
bên ngoài. Các quốc gia này đặc biệt rất dễ bị tổn thương đối với những gián đoạn trong
dòng vốn do tác động của những điều kiện trong nước hoặc do lây nhiễm từ thị trường
toàn cầu.
Tạo thiết bị giảm sốc:
Khi dòng vốn tư nhân vào và ra luôn là mối đe dọa tiềm ẩn đến những bất ổn trong giá trị
đồng nội tệ, Dự trữ ngoại hối cao tạo thiết bị giảm sốc tốt. Đặc biệt là các nhà đầu tư tư
nhân đặt áp lực tăng giá lên đồng tiền bằng cách mua các tài sản nội tệ, NHTW có thể tìm
cách kiềm chế áp lực này bằng cách bán tài sản nội tệ và mua dự trữ ngoại tệ.
Tăng điểm xếp hạng tín nhiệm chủ quyền:
Mức độ Dự trữ ngoại hối cao là một nhân tố quan trọng trong việc đánh giá khả năng trả
nợ và gia tăng độ tin cậy đối với các chính sách vĩ mô của quốc gia. Gia tăng dự trữ sẽ
góp phần vào việc gia tăng điểm xếp hạng tín nhiệm chủ quyền và điều này sẽ tạo nhiều
thuận lợi để cho các quốc gia tìm kiếm nguồn vay nợ nước ngoài với chi phí rẻ hơn.
52
Ổn định tỷ giá:
Ở những quốc gia theo đuổi chính sách tỉ giá cố định, Dự trữ ngoại hối cao giúp cho
NHTW luôn sẵn sàng can thiệp vào thị trường ngoại hối trong trường hợp diễn biến tỷ
giá ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế.
4.1.2. Thực trạng và Giải pháp về Dự trữ ngoại hối của VN:
Trưởng đại diện Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) tại Việt Nam Li Houng Lee dự đoán,
tổng dự trữ ngoại tệ của Việt Nam hiện đạt giá trị tương đương 12 tuần nhập khẩu, vừa
đủ để Việt Nam thanh toán 100% khoản nợ ngắn hạn.
HÌNH 4.4: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam so với một số quốc gia trong khu vực tính
đến tháng 12/2007
1,647,100
1,007,981
309,160
264,300
171,735 160,300 119,100 108,500 58,299 20,000
0
200,000
400,000
600,000
800,000
1,000,000
1,200,000
1,400,000
1,600,000
1,800,000
China Nhật India Hàn Quốc Singapore Hong
Kong
Malaysia Thái Lan Indonesia Việt Nam
DỰ TRỮ NGOẠI HỐI CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA TRONG KHU VỰC
(Nguồn: IMF, năm 2008- triệu USD)
Tuy nhiên, khi thị trường tài chính của Việt Nam dần được tự do hoá và dòng vốn
đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam trở thành làn sóng thì Việt Nam cần phải có
mức dự trữ ngoại tệ cao hơn nữa. Vì một khi luồng FPI chảy mạnh vào Việt Nam, với
sức đề kháng của nền kinh tế còn yếu, nếu nguồn dự trữ ngoại tệ không đủ lớn, thì việc
tăng thu hút FPI sẽ gây ra hậu quả nhiều hơn tác động tích cực đối với nền kinh tế. Việc
gia tăng dự trữ ngoại hối phải xem xét đến những yếu tố sau:
- Việc tăng dự trữ ngoại tệ phải đồng nghĩa với cán cân thương mại bội thu mới bảo
đảm sự chắc chắn cho an ninh tài chính quốc gia. Nếu tăng dự trữ ngoại tệ bằng
nguồn vay nước ngoài là chính, cộng với việc quản lý nợ nước ngoài không tốt sẽ
dẫn đến hậu quả khó lường.
53
- Khi dự trữ ngoại tệ tăng, đồng thời phải tăng khối lượng tiền đồng phát hành ra
thị trường, nếu quản lý không tốt sẽ gây ra lạm phát, trong khi việc kìm chế lạm
phát là một trong những nhiệm vụ luôn luôn được Chính phủ và các cơ quan quản
lý nhà nước đặt lên hàng đầu trong điều hành kinh tế vĩ mô. Vì vậy, giải pháp này
phải luôn đi kèm với giải pháp bổ sung là tăng cường đầu tư ra nước ngoài.
- Bên cạnh đó, Việt Nam cần phải nghiên cứu xem khả năng có thể quản lý khoản
dự trữ ngoại tệ bao nhiêu là vừa và trong từng thời điểm phải cân nhắc, tính toán
xem nên duy trì mức dự trữ ngoại tệ bao nhiêu là hợp lý với điều kiện, hoàn cảnh,
bởi mức dự trữ liên quan đến thị trường tài chính, bao gồm cả thị trường nợ và
các điều kiện kinh tế vĩ mô liên quan khác. Nếu dự trữ quá lớn cũng là một trong
những yếu tố dẫn đến lạm phát, mặt khác, chi phí cho việc dự trữ khối lượng tiền
quá lớn cũng rất tốn kém. Ngược lại, nếu nguồn dự trữ không bảo đảm khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn cũng rất nguy hiểm, vì dự trữ ngoại tệ là sự
phương tiện cuối cùng của nền kinh tế quốc gia, nhằm mục đích phòng vệ khi an
ninh tài chính bị đe dọa, giảm thiểu nguy cơ khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra.
Để xử lý bài toán này, các quốc gia đang phát triển thường sử dụng tiền dự trữ
đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ - một trong những loại trái phiếu an toàn nhất,
nhưng lại có lãi suất rất thấp. Ngoài việc đầu tư vào trái phiếu chính phủ Mỹ, Việt
Nam cần phải đa dạng hoá nguồn dự trữ ngoại tệ thông qua việc đầu tư vào nhiều
loại trái phiếu chính phủ khác nhau. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng nên nghiên cứu
mô hình đầu tư một phần dự trữ vào các kênh khác để tối ưu hoá hiệu quả đồng
tiền dự trữ.
4.2. Ngăn ngừa tình trạng Đôla hóa
4.2.1. Tác động của hiện tượng Đôla hóa đối với nền kinh tế
Đô la hoá được nhìn nhận là một hiện tượng trong đó ngoại tệ được sử dụng rộng
rãi để thay thế một hay nhiều chức năng của đồng nội tệ.
Bên cạnh việc “đô la hoá” làm mất chủ quyền về tiền tệ, nó còn làm cho thị
trường ngoại hối kém phát triển do các quan hệ vay - trả bằng ngoại tệ sẽ lấn át các quan
hệ mua bán ngoại tệ. Đô la hoá làm giảm khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ, tạo điều
kiện cho buôn lậu phát triển, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất trong nước. Nhà nước
không những thất thu về thuế mà còn mất cả nguồn thu từ việc phát hành đồng nội tệ. Về
54
dài hạn, “đô la hoá” có những tác động tiêu cực đối với tăng trưởng kinh tế bền vững do
nó làm giảm chất lượng hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, giảm hiệu quả của
chính sách tỷ giá, tạo ra nguy cơ mất an toàn hệ thống ngân hàng vì NHNN không thực
hiện được vai trò “Người cho vay cuối cùng” của mình.
Vấn đề nào cũng có hai mặt, không thể phủ nhận mặt tích cực của “đô la hoá”
trong nền kinh tế Việt Nam. Một trong những điểm tích cực của “đô la hoá” là giúp thu
hút đầu tư nước ngoài, tăng cung ngoại tệ… do các nhà đầu tư biết rõ giá trị tài sản quy ra
tiền của họ sẽ không thay đổi. Đô la hoá có thể là yếu tố thu hút khách du lịch, giúp việc
mua bán, trao đổi bằng ngoại tệ của khách du lịch nước ngoài được dễ dàng. Nhưng một
khi nền kinh tế bị “đô la hoá” cao càng dễ bị tổn thương và nhạy cảm hơn với những thay
đổi liên quan đến đồng đô la trên thế giới, cũng như các cú sốc kinh tế như sự dao động
của giá dầu, thép… ngành xuất khẩu sẽ chịu tác động trực tiếp trước tiên. Chính vì thế
Ngân hàng Nhà nước đã đặt ra mục tiêu hạn chế Đô la hoá, đặt mục tiêu đến năm 2010 sẽ
giảm tỷ lệ “đô la hoá” xuống dưới 15%.
4.2.2. Thực trạng:
Tình hình đô la hoá ở Việt Nam biểu hiện qua số liệu về tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ
trên tổng phương tiện thanh toán từ năm 1998 đến 2006 như sau:
BẢNG 4.2: Tình hình đô la hóa ở Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2006
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
FCD/M2 (%) 21.9 24.6 29.6 30 26.1 21.3 23.1 22.3 21
Nếu căn cứ theo số liệu trên, theo phân loại của IMF, Việt Nam thuộc diện có
hiện tượng đôla hóa không chính thức tương tự như Nga, một số nước Đông Âu khác và
hầu hết các nước thuộc Mỹ Latin. Còn sắp xếp theo mức độ đôla hóa nền kinh tế, Việt
Nam thuộc diện những nền kinh tế có hiện tượng đôla hóa vừa phải. Tuy nhiên ở các
nước không phải là nền kinh tế tiền mặt thì mức độ đôla hóa thể hiện qua tỷ lệ FCD/M2
trên là khá chính xác. Còn ở Việt Nam, bên cạnh đôla hóa thay thế tài sản còn có đôla
hóa phương tiện thanh tóan và đôla hóa niêm yết, chưa kể đến một số lượng ngoại tệ dưới
hình thức cất trữ trong dân chúng chưa đưa vào lưu thông, do đó theo nhận định của các
chuyên gia tình hình đô la hóa ở Việt Nam khá trầm trọng.
Đặc biệt, từ ngày 7/11/2007, Việt Nam chính thức là thành viên Tổ chức Thương
mại Thế giới, đưa nền kinh tế hội nhập quốc tế với tốc độ nhanh hơn, sâu rộng hơn. Song
55
cũng trong năm qua, một khó khăn lớn mà chính phủ Việt Nam đang phải đố