Đề tài Gói thầu: Trụ sở làm việc UBND tỉnh Bến Tre

Sản phẩm xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm hàng hoá thông thường khác: Giá cả của sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao vì các công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào vào điều kiện của địa điểm xây dựng, vào chủng loại công trình xây dựng và các yêu cầu khác nhau của chủ đầu tư. Do đó giá xây dựng không thể định trước cho các công trình toàn vẹn mà phải xác định cụ thể theo đơn đặt hàng cụ thể. Nhưng người ta có thể định giá trước cho từng loại công việc xây dựng, từng bộ phận công trình thông qua đơn giá xây dựng.

 

doc26 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1727 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gói thầu: Trụ sở làm việc UBND tỉnh Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chữ ký của người có thẩm quyền); - Bản sao giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề; - Tài liệu giới thiệu năng lực của nhà thầu kể cả nhà thầu phụ (nếu có); - Văn bản thoả thuận liên danh (trong trường hợp liên danh dự thầu) - Bảo lãnh dự thầu. Các giải pháp công nghệ và tổ chức thi công: - Biện pháp tổ chức thi công đối với gói thầu; - Tiến độ thực hiện hợp đồng; - Đặc tính kỹ thuật, nguồn cung cấp vật tư, vật liệu xây dựng; - Các biện pháp đảm bảo chất lượng Các nội dung về thương mại tài chính - Giá bỏ thầu (giá dự thầu): kèm theo thuyết minh và biểu giá chi tiết; - Điều kiện tài chính (nếu có) - Điều kiện thanh toán. Các phụ lục kèm theo 1.4. Quy trình lập hồ sơ dự thầu. Xem sơ đồ thể hiện quy trình lập HSDT gói thầu xây lắp: sơ đồ 2 Quy trình lập gồm có các bước sau: - Nghiên cứu hồ sơ mời thầu - Điều tra môi trường đấu thầu - Tính toán và kiểm tra khối lượng công tác, năng lực của nhà thầu - Lựa chọn phương án thi công, chiến lược đấu thầu. - Quyết định giá bỏ thầu, và tập hợp các yếu tố khác tạo thành bộ hồ sơ dự thầu. Các bước trong quy trình lập hồ sơ dự thầu có mối liên quan chặt chẽ với nhau, việc áp dụng quy trình này có ảnh hưởng đến khả năng thắng thầu của nhà thầu. Các kỹ thuật chính lập hồ sơ dự thầu. Kỹ thuật nghiên cứu hồ sơ mời thầu Mua hồ sơ mời thầu trong thời gian sớm nhất để có nhiều thời gian nghiên cứu. Cần cử ngay các cán bộ có kinh nghiệm, trình độ chuyên môn cả về kĩ thuật và kinh tế để nghiên cứu hồ sơ mời thầu theo các nội dung sau: - Loại hình công trình, cấp công trình, tiêu chuẩn kỹ thuật, nguồn vốn, nghiên cứu thuyết minh và bản vẽ kèm theo. - Các điều khoản chủ yếu của hợp đồng dự thảo - Phát hiện những nội dung còn thiếu của hồ sơ mời thầu. Kỹ thuật điều tra môi trường đấu thầu Điều tra môi trường tự nhiên: khí hậu, điều kiện địa lý kinh tế của hiện trường thi công, điều kiện địa chất, chất lượng nền móng, cơ sở hạ tầng như điện nước thi công, giao thông. Tình hình cung cấp thực phẩm, văn hoá giáo dục ở địa phương, tình hình các bên thầu phụ chuyên nghiệp và những lao động phục vụ khác. Môi trường kinh tế xã hội: số lượng các nhà thầu tham gia. Bản thân chủ đầu tư: ý thích, khả năng thanh toán. Các cơ quan quản lý nhà nước về xây dựng và các chính sách có liên quan trực tiếp đến gói thầu. Kỹ thuật điều tra dự án đầu thầu Tính chất quy mô và phạm vi của gói thầu Hình thức giao thầu: đấu thầu hoặc giao thầu trực tiếp hoặc tổng thầu. Các yêu cầu về chất lượng vật liệu, kỹ thuật, và thiết bị thi công. Tài liệu về khí tượng thuỷ văn. Nguồn vốn của dự án, tình hình tín dụng của chủ đầu tư, phương thức trả tiền, tỷ lệ hối đoái. Tình hình sức lao động có thể thuê ở địa phương đó và giá nhân công. Kỹ thuật tính toán và kiểm tra khối lượng công tác Khối lượng công trình: cơ sở xác định giá dự thầu: - Trước khi lập giá và lập các giải pháp thi công cần kiểm tra lại khối lượng để xem: Bảng tiên lượng có bỏ sót hay tính trùng lặp khoản nào không? Quan niệm tính toán từng loại công tác có phù hợp không? Bản kê vật liệu dùng cho công trình có phù hợp với bản vẽ hay không? Kỹ thuật lập và lựa chọn phương án thi công, phương án đấu thầu Thiết kế thi công là cơ sở để tính giá dự thầu, là yếu tố quan trọng để chủ đầu tư cân nhắc khi bình chọn, là yếu tố chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số điểm của hồ sơ dự thầu. Công trình khác nhau: Cần có sự chú trọng khác nhau trong thiết kế tổ chức thi công. Nhà cao tầng cần chú ý lựa chọn thiết bị vận chuyển lên cao; phát huy năng lực của máy chủ đạo; an toàn lao động. Công trình thi công ở hiện trường nhỏ hẹp, hoặc giao thông có mật độ cao hoặc công trình có móng sâu: cần chú ý lưu thông vận chuyển được thông suốt, không ảnh hưởng đến các công trình lân cận, cố gắng tìm các biện pháp an toàn và ổn định của các công trình lân cận. Kỹ thuật lập giá dự thầu: Là mấu chốt để trúng thầu: bao gồm các công việc sau: - Xem xét nghiêm túc tỉ mỉ HSMT để nắm cặn kẽ được các yêu cầucủa HSMT. - Nghiên cứu các sách lược lập giá - Để lập được giá dự thầu có khả năng trúng thầu cao: ta phải dự đoán được "giá trần" và "giá sàn" Kỹ thuật lập HSDT được thể hiện rõ trong từng bước thực hiện của chương II, đây là chương áp dụng những lý luận đã nghiên cứu ở trên để đưa ra 1 HSDT hoàn chỉnh theo đúng yêu cầu của thực tế. i.5.giới thiệu tóm tắt gói thầu. Tên gói thầu: trụ sở làm việc ubnd tỉnh bến tre. Chủ đầu tư: văn phòng hđnd& ubnd tỉnh bến tre. Qui mô và những đặc tính kỹ thuật: Công trình “Trụ sở làm việc UBND Tỉnh Bến Tre “ nằm tại số 7 đường Cách mạng Tháng Tám, Phường 3, Thị xã Bến Tre. Công trình nằm trên một khu đất đã được quy hoạch tổng thể. Công trình được xây dựng mới trên nền của công trình cũ đã xuống cấp nhằm đáp ứng tốt điều kiện làm việc hiện nay và xứng đáng là 1 trụ sở cấp Tỉnh. Trong chương trình dần dần quy hoạch và nâng cấp tổng thể “Trụ sở làm việc UBND Tỉnh Bến Tre ’’ gồm nhiều khu nhà và hạng mục trong đó khu làm việc là hạng mục chúng tôi được Quý ban cho phép dự thầu thi công. Khu“Trụ sở làm việc UBND Tỉnh Bến Tre” là một khối nhà 4 tầng và 1 tầng mái. Phạm vi thi công của gói thầu này là từ móng đến mái bao gồm: Thí nghiệm bằng phương pháp nén tĩnh 6 cọc có lực ép đầu cọc là P=75t. Phần móng : ép cọc bê tông ,đào đất,đổ bê tông móng phần iii. Lập giá dự thầu I.Một số cơ sở lí luận: 1. Các phương pháp tính giá sản phẩm xây lắp: Sản phẩm xây dựng có những đặc điểm khác biệt so với các sản phẩm hàng hoá thông thường khác: Giá cả của sản phẩm xây dựng có tính cá biệt cao vì các công trình xây dựng phụ thuộc nhiều vào vào điều kiện của địa điểm xây dựng, vào chủng loại công trình xây dựng và các yêu cầu khác nhau của chủ đầu tư. Do đó giá xây dựng không thể định trước cho các công trình toàn vẹn mà phải xác định cụ thể theo đơn đặt hàng cụ thể. Nhưng người ta có thể định giá trước cho từng loại công việc xây dựng, từng bộ phận công trình thông qua đơn giá xây dựng. Do đặc điểm của sản xuất kinh doanh xây dựng là sản xuất theo đơn đặt hàng thông qua đấu thầu hoặc chỉ định thầu, tức là người bán (các nhà thầu) và người mua (chủ đầu tư) được biết rõ từ đầu. Nhà thầu xây dựng không thể bán sản phẩm xây dựng nhận thầu ấy cho người khác được. Do đó trong giá nhận thầu (đơn giá hay giá hợp đồng) phải bao gồm đủ cả chi phí và lãi. Phương pháp lập giá dự thầu là cách thức, là cách làm để nhà thầu tính được giá dự thầu một gói thầu là bao nhiêu? thì đáp ứng được các yêu cầu, trên cơ sở dung hoà các mong muốn và năng lực. Nhà thầu có thể tuỳ ý chọn lựa phương pháp lập giá dự thầu thích hợp với mình, nhưng phương thức thể hiện giá dự thầu thì phải tuân theo quy định mà nhà thầu yêu cầu. Phương pháp tính giá sản phẩm xây dựng hiện nay của các nhà thầu chủ yếu theo các phương pháp sau : Phương pháp phân chia theo các yếu tố khoản mục chi phí (Phương pháp lập giá dự thầu như lập dự toán trọn gói) Phương pháp phân chia theo chi phí bất biến và chi phí khả biến; Phương pháp phân chia theo chi phí cơ sở và chi phí tính theo tỉ lệ Phương pháp tính lùi dần a. Phương pháp phân chia theo các yếu tố khoản mục chi phí: (Phương pháp lập giá dự thầu như lập dự toán trọn gói) Cách này gần giống như cách lập dự toán xây lắp trên giác độ người mua về hình thức nhưng nội dung có nhiều điểm khác, đặc biệt là cách xác định chi phí sử dụng máy, chi phí chung và thu nhập chịu thuế tính trước. Công thức xác định giá dự thầu như sau: GD.TH = GT.TH (1 + TXLGTGT) Trong đó: GD.TH và GT.TH giá dự thầu đầy đủ và giá dự thầu trước thuế. TXLGTGT - Thuế suất thuế giá trị gia tăng đầu ra theo quy định của nhà nước đối với sản phẩm xây lắp. Giá dự thầu xây lắp trước thuế (GD.TH ) Công thức xác định: GD.TH = Tr+C+L Trong đó: Tr- Chi phí trực tiếp hoàn thành gói thầu C- chi phí chung hoàn thành gói thầu L- Thu nhập của nhà thầu trước thuế thu nhập doanh nghiệp. Chi phí trực tiếp hoàn thành gói thầu (Tr) được tính như sau: Tr = VL+ NC + M Trong đó VL, NC, M là chi phí vật liệu, chi phí nhân công và chi phí sử dụng máy để hoàn thành gói thầu. +. Cách tính chi phí vật liệu: (VL) Có 2 cách tính: Cách thứ nhất: tính tổng chi phí vật liệu từ tích khối lượng công tác xây lắp và chi phí vật liệu để hoàn thành 1 đơn vị công việc xây lắp thứ j, theo công thức: Trong đó: Qj - Khối lượng công tác xây lắp thứ j theo hồ sơ mời thầu hoặc theo biện pháp kỹ thuật thi công nhà thầu lựa chọn áp dụng (có m loại công tác xây lắp); DjVL - Chi phí vật liệu để hoàn thành một đơn vị sản phẩm thứ j SiVL - số lượng loại vật liệu thứ i tiêu hao theo định mức nội bộ nhà thầu để hoàn thành một đơn vị sản phẩm thứ j (kể cả hao hụt thi công); diVL - đơn giá bình quân loại vật liệu thứ i dự kiến nhà thầu khai thác trong thời gian thực hiện xây dựng công trình, tính giá tại hiện trường xây lắp; KjVLP - hệ số kể đến chi phí vật liệu phụ so với vật liệu chính để thực hiện công tác thứ j; n - số loại vật liệu chính tiêu hao để hoàn thành công tác xây lắp thứ j. Cách tính này có ưu điểm là đã tính chi phí vật liệu riêng rẽ cho từng công tác thứ j rất tiện lơị cho việc thể hiện giá dự thầu sau này khi hồ sơ mời thầu yêu cầu nhà thầu thể hiện giá dự thầu bằng đơn giá tổng hợp. Nhưng đồng thời, phương pháp này có nhược điểm là khối lượng tính toán nhiều công sức. Cách tính thứ 2: Qj - như trên; (ĐMVL)ij định mức loại vật liệu chính thứ i để hoàn thành công việc chính thứ j; điVL như trên; n- số loại vật liệu chính tiêu hao để hoàn thành gói thầu xây lắp; KVLP - hệ số kể đến chi phí vật liệu phụ bình quân cho loại hình công trình đang dự thầu. + Chi phí nhân công (NC): DjNC - chi phí nhân công doanh nghiệp xây dựng trả trực tiếp cho công nhân khi hoàn thành một đơn vị khối lượng công tác thứ j (ĐMVL)BQF - định mức lao động bình quân bậc F để hoàn thành một đơn vị công tác thứ j đFNC - đơn giá NC bậc bình quân F; - Để đảm bảo độ ổn định trong quản lý, các doanh nghiệp cần chú trọng xây dựng định mức hao phí lao động bình quân cho các loại công tacs xây lắp. Cơ sở xác định là cấp bậc thợ bình quân cho từng loại công tác thứ j dựa theo sự biên chế các tổ, nhóm đã được tổng kết kiểm nghiệm qua nhiều công trình xây dựng. + Chi phí sử dụng máy (M). Đối với những máy chi phí một lần lớn (như cần trục tháp, trạm trộn bê tông, máy trộn bê tông, máy đào, cần trục bánh xích...) hoặc thời gian gián đoạn kỹ thuật ít (như vận thăng,...) thì nên chọn giải pháp lưu máy từ khi bắt đầu sử dụng đến khi kết thúc sử dụng. Đối với những máy có chi phí một lần nhỏ, máy có tính cơ động cao (như cần trục bánh lốp, máy đào bánh lốp, ...) thì nên chọn gián đoạn theo từng đợt công tác. Đứng trên giác độ lập dự toán chi phí thực hiện gói thầu thì chi phí sử dụng máy tự có gồm 3 phần: Phần trích nộp khấu hao theo thời gian bất kể có hoạt động hay không; Phần chi phí máy hoạt động; Phần chi phí một lần. Từ đó ta có công thức tính chi phí sử dụng máy được tính như sau: Trong đó: Mi - số lượng máy thứ i dự kiến sử dụng vào gói thầu; Ti- thời gian dự kiến sử dụng máy thứ i vào gói thầu (đơn vị tính của Ti theo thời hạn tính khấu hao của nhà thầu quy định); Gi - Giá trị khấu hao tài sản thứ i phải tính khấu hao (không kể VAT), MiKH - Mức khấu hao của máy i theo quy định nội bộ tính theo tháng, quý hoặc năm, bao gồm cả khấu hao cơ bản, khấu hao sửa chữa lớn, vừa và bảo dưỡng định kỳ các cấp... (tính theo tỉ lệ phần trăm %) Việc xác định MiKH là cả một vấn đề lớn liên quan đến quản lý, sử dụng tài sản cố định của nhà thầu; có thể được xác định dựa trên số liệu thống kê nhiều năm của những loại máy truyền thống hoặc căn cứ vào giá mua, phương pháp tính khấu hao; tính năng kỹ thuật và phương hướng sử dụng máy của nhà thầu để tính ra. Sica - số ca máy dự kiến hoạt động tại gói thầu, được xác định căn cứ vào khối lượng công tác dự kiến làm bằng máy và định mức năng suất máy i cuả nội bộ nhà thầu. Cca - chi phí sử dụng máy (không có khấu hào) cho một ca máy hoạt động mang tính nội bộ, bao gồm lương thợ lái, thợ chăm sóc máy (nếu có), chi phí nhiên liệu, dầu mỡ, năng lượng, bảo quản máy, ... n- số loại máy phục vụ gói thầu; Ck - chi phí khác của máy thứ i, bao gồm chi phí mang máy đến và đi khỏi công trường, chi phí lắp đặt, vận hành thử để sử dụng, chi phí tháo dỡ khi sử dụng xong; chi phí làm nền bệ, lán che, đường đi của máy,... + Chi phí chung: "Chi phí chung là các chi phí không thể tính trực tiếp cho từng công tác xây lắp, nhưng nó đảm bảo cho việc thi công toàn bộ công trình (hoặc hạng mục)" Cũng chính vì không tính được trực tiếp nên khoản mục này là một trong hai khoản mục khó khăn nhất trong việc tính giá dự thầu. Thông thường giá dự thầu của các nhà thầu có sự chênh lệch trong một gói thầu phần lớn do sự chênh lệch ở hai khoản mục chi phí chung và lãi. Chi phí chung (C) phần lớn thuộc loại chi phí bất biến trong giá thành sản phẩm xây dựng. Trong nền kinh tế thị trường, quy luật cạnh tranh là động lực thức đẩy doanh nghiệp phát triển. Thực chất của quy luật cạnh tranh là quá trình tác động mạnh mẽ để các doanh nghiệp phải vận động tiến lên bằng cách đổi mới công nghệ, hợp lý hoá, tối ưu hoá tổ chức quản lý sản xuất - kinh doanh nhằm giảm những chi phí không hợp lý. Doanh nghiệp xây dựng muốn thắng thầu mà không bị lỗ thì luôn luôn phải củng cố bộ máy quản lý từ cấp doanh nghiệp đến cấp công trường, sao cho bộ máy vận hành tốt với chi phí thấp nhất. Có thể nhận định khoản mục này chưa được các doanh nghiệp xây dựng chú trọng giảm giá; hiện nay khoàn mục này là một trong những khoản mục có nhiều khả năng tiết kiệm chi phí hơn cả. Khi xác định giá dự thầu, tuỳ theo quỹ thời gian làm hồ sơ dự thầu, tuỳ theo yêu cầu chính xác của ban lãnh đạo doanh nghiệp, mà người lập giá dự thầu có thể xác định chi phí chung theo một trong 2 cách sau: Cách thứ nhất: theo tỷ lệ bình quân so với một hoặc một số khoản mục chi phí trực tiếp. Công thức xác định chi phí chung theo trực tiếp phí: C = f x Tr Hoặc công thức xác định chi phí chung theo chi phí nhân công: C = f' x (NC) Theo cách này thì việc xác định chi phí chung ít tốn công sức; đáp ứng ngay được yêu cầu xác định nhanh giá dự thầu; nhưng về số liệu mang tính thống kê, bình quân nên chưa sát với gói thầu cụ thể. Cách thứ 2: thiết kế bộ máy tổ chức, quản lý công trường rồi tính toán cụ thể từng khoản mục chi phí. Theo cách này có thể phân chi chi phí chung thành 2 bộ phận: Phần chi phí quản lý cấp công trường (C1): căn cứ vào thiết kế bộ máy tổ chức quản lý công trường, thời gian kế hoạch thi công; thiết kế tổng mặt bằng thi công, ta tính ra các khoản mục như sau: - Chi phí tiền lương và các khoản phụ cấp của cán bộ việc chức gián tiếp công trường (TLgt). Sigt- số lượng cán bộ viên chức gián tiếp có mức lương loại i; Ligt- tiền lương và phụ cấp một tháng của cán bộ viên chức có mức lương loại i, Ti LV-thời gian làm việc (tính theo tháng) của cán bộ viên chức có mức lương loại i; - Bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, cho cán bộ viên chức gián tiếp công trường và công nhân xây lắp trực tiếp: BH = TLgt x Mk + NC x Mk = (TLgt + NC) x M x K M mức bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội do người sử dụng lao động phải nộp cho cơ quan bảo hiểm theo luật định. K: hệ số kể đến quan hệ giữa lương theo chế độ với lương thực tế. - Chi phí khấu hao và phân bổ giá trị các dụng cụ, công cụ thi công (tài sản cố định thi công nhưng không phải là máy thi công như tời, kích, xe cải tiến) Gi - giá trị công cụ loại (i) phục vụ thi công; Ti - thời hạn sử dụng các công cụ loại (i) theo quy định của doanh nghiệp ti - thời gian công cụ loại (i) làm việc tại công trường. - Chi phí trả lãi vay tín dụng thương mại trong kinh doanh xây lắp: Căn cứ vào hồ sơ mời thàu, phương án tài chính, thương mại dự kiến cho gói thầu sẽ dự trù vốn phải đi vay để tính lãi phải trả. Lãi vay tính theo công thức sau: Trong đó: Vj - vốn lưu động vay ở đợt j (có m đợt vay); rj - lãi suất vay vốn lưu động đợt j (tính theo tháng); tj - thời gian vay vốn lưu động đợt j (tính theo tháng); - Chi phí nhà tạm công trình tạm phục vụ thi công: căn cứ vào thiết kế tổng mặt bằng thi công; tổng tiến đột hi công ta xác định dược chi phí nhà tạm công trình tạm phục vụ thi công. - Chi phí bảo hiểm công trình xây dựng (nếu HSMT yêu cầu bên B mua); chi phí bảo hiểm đến đối tượng thứ ba; chi phí bảo hiểm lao động xây dựng: căn cứ vào mức mua bảo hiểm (dự kiến) của nhà thầu để xác định cụ thể khoản chi phí này. - Chi phí chung khác tại công trường: Những chi phí khác như tiếp khách, công tác phí, văn phòng phẩm; chi phí thuê bao điện thoại,... có thể tuỳ thuộc vào công trình để lập chi tiết hoặc có thể tính theo 1 tỷ lệ phần trăm nào đó so với các khoản mục đã biết. Chi phí chung ở cấp doanh nghiệp: phân bổ vào giá dự thầu của gói thầu: (kí hiệu C2). Bao gồm các chi phí chung toàn doanh nghiệp nhằm duy trì và phát triển doanh nghiệp. Muốn xác định được C2 doanh nghiệp cần tiến hành thực hiện các bước sau: - Bước 1: Phân loại loại hình sản phẩm xây dựng của doanh nghiệp: nếu doanh nghiệp chỉ chuyên nhận thầu một loại hình sản phẩm xây dựng thì không cần làm bước này. Nhưng thực tế hiện nay các doanh nghiệp phổ biến là nhận thầu nhiều loại công trình như xây dựng dân dụng, xây dựng công nghiệp, xây dựng thuỷ lợi... - Bước 2: Mỗi loại hình sản phẩm của doanh nghiệp, ta chọn ra một số công trình có tính đại diện để khảo sát; - Bước 3: xử lý số liệu thống kê rồi từ đó tính ra tỉ lệ phần trăm chi phí quản lý chung của doanh nghiệp so với chi phí trực tiếp (kí hiệu g2) đối với từng loại hình công trình. C2 = g2 x Tr a.5. Xác định thu nhập dự kiến khi hoàn thành gói thầu (L) Thu nhập này được xác định chủ yếu căn cứ vào chiến lược tranh thầu của doanh nghiệp cho gói thầu đang xét. Do đặc điểm của sản xuất xây dựng là sản xuất theo đơn đặt hàng của chủ đầu tư; là quá trình bán sản phẩm diễn ra trước quá trình sản xuất, vì vậy các doanh nghiệp xây dựng "gắp ít rủi ro hơn so với sản xuất kinh doanh các hàng hoá khác"; cũng do sự hấp dẫn này mà các nhà thầu phải cạnh tranh khốc liệt với nhau. b. Phương pháp phân thành chi phí bất biến và chi phí khả biến. Chi phí bất biến tính cho một đơn vị thời gian là loại chi phí không phụ thuộc thời gian xây dựng công trình. Có các trường hợp tính toán sau : Trường hợp tính toán theo từng hợp đồng hay công trình xây dựng Sau khi doanh nghiệp xây dựng thắng thầu nhận được một giá hợp đồng cho một công trình xây dựng nào đó kí hiệu là D (chỉ tiêu này cũng là giá trị dự toán xây lắp của công trình được bên giao thầu và nhận thầu chấp nhận trong hợp đồng). Trong chỉ tiêu giá hợp đồng này bên nhận thầu hoàn toàn có thể tự tính ra chi phí khả biến (như chi phí vật liệu, nhân công, sử dụng máy...) của công trình xây dựng trên hồ sơ thiết kế. Nếu kí hiệu chi phí khả biến này là V bên nhận thầu có thể xác định được chỉ tiêu khả năng góp phần tự trang trải chi phí bất biến và có lãi (kí hiệu là P) như sau : P = D - V Trị số P này được xác định khi đã thắng thầu và tiến hành kí hợp đồng. Còn ở thời điểm dự thầu thì trị số D chưa được chủ đầu tư quyết định và do đó bên nhận thầu chưa biết và phải tự xác định lấy giá dự thầu (kí hiệu là Dt). Trị số Dt được xác định như sau : Dt = V + Pt Trong đó Pt : chỉ tiêu tự trang trải chi phí bất biến và có lãi dự kiến khi tranh thầu Dt : giá dự thầu của tổ chức xây dựng Chỉ tiêu Pt phải được xác định trên cơ cụ thể được dự kiến để tiến hành xây dựng công trình sau khi thắng thầu và phải dựa vào tình hình cạnh tranh trong đấu thầu để quyết định. Nếu chỉ tiêu Dt chỉ vừa bằng chi phí khả biến V thì đó là giá cận dưới để tranh thầu, trong trường hợp này doanh nghiệp xây dựng bị lỗ vốn vì không có tiền để trang trải chi phí bất biến của doanh nghiệp, ở đây có thể nhờ vào các hợp đồng khác để bù trừ lại. Trường hợp tính toán dưới góc độ toàn doanh nghiệp Phương pháp tính toán cho trường hợp này cũng dựa trên chỉ tiêu “khả năng góp phần tự trang trải chi phí bất biến và ngoài ra có lãi”, nhưng những điểm khác như sau : Thứ nhất, trong trường hợp này phải tính cho mọi bộ phận của doanh nghiệp. Các bộ phận hay các công trường được tổ hợp thành từng nhóm sản phẩm theo loại hình xây dựng (như xây dựng nhà ở, xây dựng đường). Cái đó sẽ giúp cho việc định giá tranh thầu phù hợp với tình hình đấu thầu. Thứ hai, ở các bộ phận của công trường chỉ tính toán chi phí khả biến dựa trên các hợp đồng, phần còn lại là chỉ tiêu Pt chỉ phải xác định theo dự kiến thực tế cho tất cả các bộ phận và công trường và không dùng các tỷ lệ phí theo qui định của nhà nước. Thứ ba, phải có các số liệu của thời kỳ đi trước để tham khảo. c. Phương pháp phân chia thành các chi phí cơ sở và chi phí tính theo tỷ lệ: Nội dung của phương pháp này là : Lấy chi phí bình quân đã được tính toán để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (giá thành sản phẩm) ; Cộng thêm vào giá thành một tỷ lệ thích hợp (so với giá thành) ; phần cộng thêm này theo một tỷ lệ không cố định tuỳ theo cung – cầu và mức độ cạnh tranh trên thị trường. Chính sự thay đổi thích ứng này là cách mà doanh nghiệp sẽ đạt được mức lợi nhuận tối đa có thể được. Công thức xác định giá bán : Gb = ZxK Trong đó : Z – giá thành sản phẩm (chỉ tiêu này thường được giữ kín) K – hệ số có kể đến chi phí quản lý doanh nghiệp, lãi, thuế. d. Phương pháp tính lùi dần Các phương pháp định giá sản phẩm xây dựng đã được trình bày ở các phần trước có thể gọi là "phương pháp cộng dồn các chi phí". Giá xây dựng lập theo cách này là mong muốn của người bán sao cho bù đắp đủ các chi phí và có laĩ. Trong thực tế của thị trường lại có tình hình ngược lại: người mua nêu quy cách và chất lượng sản phẩm rồi đặt giá trước, người bán (nhà thầu xây dựng) lấy giá ấy làm ngưỡng chi phí rồi trừ dần các khoản chi để xem còn lại giá thành là bao nhiêu, liệu mình có thể thực hiện được không? Đó chính là nội dung chính của phương pháp định giá sản phẩm theo cách lùi dần chi phí. Tuy nhiên cách này ít được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam. Để có thể đưa ra được một mức giá hợp lý, nhà thầu lựa chọn phương pháp tính giá dự thầu là Phương pháp phân chia theo các yếu tố khoản mục chi phí (Phương pháp lập giá dự thầu như lập dự toán trọn gói) để phù hợp với khả năng và tiền lệ của doanh nghiệp, và để thuận tiện trong việc tính toán thể hiện giá dự thầu theo đơn giá tổng hợp theo yêu cầu của Hồ sơ mời thầu. 2.Các chiến lược về giá khi tranh thầu. Chính sách giá cả có ảnh hưởng to lớn đến khối lượng bán của doanh nghiệp. Giá cả thường xuyên là chỉ tiêu quan trọng trong việc mua và lựa chọn của khách hàng. Giá cả ảnh hưởng đến thu nhập và lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc xác định một chính sách giá đúng đắn là điều cần quan trọng đối với đơn vị sản xuất kinh doanh nhằm đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi và chiếm lĩnh được thị trường. Tuy nhiên, giá cả chịu tác động của rất nhiều nhân tố, sự hình thành và vận động của giá cả rất phức tạp. Việc xác định một chính sách giá hợp lý đòi hỏi phải giải quyết tổng hợp nhiều vấn đề. Trong xây dựng, thì giá cả cũng ảnh hưởng rất lớn đến khối lượng bán của nhà thầu. Nhìn chung thì giá xây dựng càng thấp thì càng nhiều chủ đầu tư muốn xây dựng nhưng có ít chủ thầu xây dựng muốn nhận thầu xây dựng. Tuy nhiên trong thực tế giá cả xây dựng thường thông qua đàm phán và tình hình đấu thầu quyết định. Giá cả xây dựng còn phụ thuộc vào các loại thị trường với mức độ độc quyền khác nhau. Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến giá cả ở nền kinh tế thị trường là quan hệ cung - cầu, chi phí sản xuất của doanh nghiệp, mục đích của doanh nghiệp, các tầng lớp người tiêu thụ, tình hình cạnh tranh, các qui định của nhà nước về giá cả mà các nhà thầu cần có các chiến lược về giá khác nhau. Sau đây sẽ xem xét một số chiến lược về giá của nhà thầu khi tranh thầu. 1. Chiến lược định giá cao. Có hai chiến lược định giá cao: Hướng thứ nhất người ta muốn định giá cao một cách lâu nhất có thể được nhờ chất lượng sản phẩm và hệ thống phân phối sản phẩm. Cách này đòi hỏi các tiên đề sau : sản phẩm đang xét hầu như chiếm vị trí độc tôn và hệ số biến đổi giá cả phụ thuộc vào cầu rất nhỏ. Hướng thứ hai, người ta muốn định giá cao một thời gian tương đối ngắn. Trong trường hợp này sản phẩm là một loại mới ra đời hấp dẫn đối với thị trường và trong một thời gian ngắn trước mắt chưa có nhiều loại sản phẩm loại này trên thị trường để bán. Do đó người ta cần tranh thủ bán với giá cao. Trong xây dựng chiến lược này có thể áp dụng khi tổ chức xây dựng có một khả năng công nghệ đặc biệt và độc quyền. Khi đó buộc các chủ đầu tư thuê với giá cao. Đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng cũng có thể áp dụng chiến lược trên cho các sản phẩm là vật liệu xây dựng. Tuy nhiên các công trình xây dựng bằng nguồn vốn của nhà nước có một số qui định về mức chi phí cao nhất không được vượt qua. 2. Chiến lược định giá thấp. Khái niệm giá thấp được hiểu là giá nằm dưới mức giá của loại sản phẩm có thể so sánh được, hay ít nhất cũng được khách hàng coi là thấp. Chính sách giá thấp nhằm loại trừ đối thủ hiện có và ngăn ngừa đối thủ mới. Chính sách giá thấp đòi hỏi phải tận dụng năng lực sản xuất và giảm chi phí cho sản phẩm. Cách thứ nhất, người ta định giá ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc25204.doc
Tài liệu liên quan