Tên Đề Tài“GốmViệt-Con đường đi tới tương lai” 1
LỜI MỞ ĐÂÙ 1
.I Khái quát chung về gốm sứ Việt Nam 2
II.Tình hình sản xuất kinh doanh hàng gốm sứ truyền thống tại Việt Nam 6
Tình hình sản xuất- kinh doanh mặt hàng gốm sứ truyền thống tại thị trường trong nước 6
III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ GỐM Ở VIỆT NAM 22
1 . Đổi Mới Công Nghệ: 22
2.Về phía các doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất 28
3. Về Phía Cơ Quan Quản Lý Nhà Nước 28
.4 Về văn hóa xã hội 30
Kết Luận 32
31 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2538 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Gốm Việt - Con đường đi tới tương lai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp hóa – hiện đại hóa.
+ Sản xuất gốm sứ còn giúp giải quyết việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. Ngày 3/2/2010 vừa qua chỉ riêng thành phố Hà Nội đã trao tặng danh hiệu làng nghề truyền thống cho 16 làng nghề mới của năm 2009, nâng số làng nghề được công nhận lên thanh 272 làng, hàng năm sẽ tạo ra thêm gần 13000 tỉ, đảm bảo việc làm cho gần 21000 lao động. Cùng với đó là 17 nghệ nhân mới được phong tặng nâng tổng số nghệ nhân đã được phong tăng lên 116 nghệ nhân. Đây là điểm sáng để sáng tác thiết kế và trực tiếp làm ra các sản phẩm độc đáo có tính mỹ thuật và kinh tế cao. Bên cạnh đó đội ngũ nghệ nhân này cũng luôn sẵn sàng truyền nghề, dạy nghề cho thế hệ trẻ nguồn nhân lực dồi dào có khả năng tiếp thu nhanh cần cù sáng tạo để các làng nghề truyền thống được bảo tồn khôi phục và phát triển. Mặt khác lực lượng lao động của Việt Nam khá đông, lại chăm chỉ cần cù nên đã thu hút 1 lực lượng lớn vào làm việc trong nghành này ,càng ngày càng nâng cao vị thế của sản phẩm trên trường quốc tế .
+ Sản xuất gốm còn góp 1 phần lớn vào việc tăng ngoại tệ cho đất nước
Theo số liệu thống kê cuả Tổng cục Hải quan Việt Nam, kim nghạch xuất khẩu mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam trong tháng 1/2010 đạt 31,22 triệu ÚSD chiếm 0,6% kim nghạch xuất khẩu cuả cả nước, tăng 60,12% so với tháng cuối năm 2009 và tăng 1,16% so với cùng kì năm ngoái.
Tháng 1/2010 Việt Nam xuất khẩu mặt hàng gốm sứ sang 20 thị trường trên thế giới, trong đó thị trường Đức đạt kim nghạch cao nhất với 4,58 triêụ ÚSD
1 số thị trường đạt kim nghạch ngày càng tăng cao như Đài Loan, Campuchia, Hàn Quốc, Thái Lan, Malaixia, Oxtraylia
Năm 2009 chỉ tính riêng ơ Hà Nội giá trị sản xuất của các làng nghề đã đạt khoảng 7000 tỉ đồng, chiếm khoảng 10% tôngr giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp toàn thành phố. Đăt biệt 1 số làng nghề đạt doanh số cao như làng gốm sứ Bát Tràng đạt 283 tỉ đồng/năm.
+ Xuất khẩu gốm sứ đã mở rộng giao lưu hợp tác quốc tế, thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
.Tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm từ các nước bạn.
.Giai quyết được bài toán công nghệ nhập khẩu và chế tạo được các thiết bị máy móc phục vụ cho sản xuất thay thế việc dùng chủ yếu sức lao động tay chân đem lại năng suất lao động cao hơn.
.Du nhập được các nền văn hóa phong phú khác, thúc đẩy mối quan hệ hợp tác, đoàn kết, thân ái, tình hữu nghị
II.Tình hình sản xuất kinh doanh hàng gốm sứ truyền thống tại Việt Nam
Tình hình sản xuất- kinh doanh mặt hàng gốm sứ truyền thống tại thị trường trong nước
a, Tình hình sản xuất mặt hàng gốm sứ truyền thống
Trong những năm gần đây, gốm sứ mỹ nghệ Việt Nam có sự phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Các trung tâm sản xuất chủ yếu của cả nước như Bình Dương, Biên Hoà (Đồng Nai), Vĩnh Long... ở phía nam; Bát Tràng (Hà Nội ), Phũ Lãng (Bắc Ninh), Đông Triều (Quảng Ninh)... ở phía Bắc đều hoạt động khởi sắc. Các sản phẩm gốm sứ ngày càng phong phú về phong cách, chủng loại, mẫu mã với các hình thức trang trí đa dạng như các loại chậu hoa, lọ hoa, bát, đĩa, ấm trà, tượng…, đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng trong cũng như ngoài nước.
Với đội ngũ hùng hậu và sự năng động trong nắm bắt nhu cầu của thị trường, các nhà sản xuất đã góp phần quan trọng trong việc gốm mỹ nghệ Việt Nam vượt qua biên giới về không gian để chiếm lĩnh hàng loạt các thị trường khó tính. Sản xuất và xuất khẩu gốm đạt những tăng trưởng đáng kể với kim ngạch xuất khẩu liên tục tăng và được người tiêu dùng ở Hồng Kông, Nhật Bản, Singapore, các nước cộng đồng Châu Âu, Mỹ và Australia đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã cũng như giá thành của sản phẩm.
Với nguồn nguyên liệu chất lượng cao, cùng với những bí quyết sản xuất lâu đời kết hợp với công nghệ hiện đại ngày nay đang tạo ra những sản phẩm gốm tinh xảo hơn, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của người sử dụng trong nước và quốc tế.Các sản phẩm gốm sứ hiện nay rất phong phú, gồm nhiều chủng loại khác nhau. Từ các sản phẩm truyền thống như các loại bình, lọ, ấm chén, bát đĩa..., hiện nay đã phát triển thêm nhiều sản phẩm có giá trị cao hơn như các sản phẩm gốm sứ trang trí nội ngoại thất, tranh gốm nghệ thuật, đồ trang sức, sứ kỹ thuật, sứ xây dựng....
*Những năm gần đây, gốm sứ Việt Nam đã tìm được chỗ đứng trên thị trường không những trong nước mà còn vươn ra thị trường thế giới. thế nhưng trong cơn khủng hoảng kinh tế chưa khôi phục, các làng nghề gốm sứ đang lâm vào tình trạng lao đao, thêm vào đó là tình trạng ô nhiễm môi trường, sự cạnh tranh của gốm sứ Trung Quốc làm kim nghạch một số mặt hàng gốm sứ giảm đáng kể.
Thực tế đã cho thấy thực trạng sản xuất của các làng gốm truyền thống có tác động không nhỏ tới tiêu dùng sản phẩm gốm sứ của người dân trong nước cũng như xuất khẩu sản phẩm ra thị trường các nước.
Sau đây là một số yếu tố phản ánh tình hình sản xuất và kinh doanh gốm sứ truyền thống tại các làng nghề *Các yếu tố đầu vào
.Quy mô vốn đầu tư phát triển gốm trong nước
Có thể nhận thấy, sản xuất ở các làng nghề gốm sứ vẫn là sản xuất nhỏ lẻ,quy mô vốn không nhiều. Có đến 70% số hộ gia đình chỉ có số vốn trên dưới 50 triệu.
Bảng 2-5: Quy mô vốn của các cơ sở sản xuất gốm sứ của các làng nghề
Quy mô vốn
2006
2007
2008
2009
Dưới 50 tr
50-300 tr
300 tr-1 tỷ
1-5 tỷ
Trên 5 tỷ
Quy mô vốn đầu tư phát triển gốm từ nước ngoài
Thực tế đầu tư nước ngoài vào việc sản xuất gốm truyền thống không đáng kể. Chủ yếu là sản xuất gốm dân dụng, xây dựng :các mặt hàng gốm sứ vệ sinh, gạch ốp lát…
Tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào các nghành gốm sứ
Ngành gốm
2006
2007
2008
2009
Gốm truyền thống
Gốm dân dụng
Gốm xây dựng
Gốm nghệ thuật
Các sản phẩm khác
Công nghệ sản xuất và phát triển sản phẩm
Việc áp dụng công nghệ sản xuất và nghiên cứu phát triển sản phẩm gốm sứ truyền thống chưa thực sự được chú trọng. Trong khi đó, các doanh nghiệp sản xuất gốm công nghiệp lại rất quan tâm đến việc này. Các sản phẩm gốm cổ truyền thường rất ít tính độc đáo, chất lượng và mẫu mã hạn chế. Đây cũng là một điểm yếu của gốm sứ truyền thống Việt Nam làm giảm tính cạnh tranh với các sản phẩm của Trung Quốc và các đối thủ cạnh tranh khác.
Trong bối cảnh đó, Hiệp hội gốm sứ xây dựng Việt Nam vừa chính thức ra mắt Viện Nghiên cứu Công nghệ gốm sứ Việt Nam tại Vĩnh Phúc với mục tiêu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp gốm sứ Việt Nam. Viện sẽ huy động nguồn lực của các thành viên trong Hiệp hội Gốm sứ Xây dựng Việt Nam để tập trung nghiên cứu và hợp tác về khoa học, phát triển công nghệ, phát triển sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ chuyên ngành vật liệu gốm sứ; tạo điều kiện gắn nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ với hoạt động sản xuất, kinh doanh và đào tạo nhân lực cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực gốm sứ.Bên cạnh đó, Viện sẽ giúp nâng cao năng lực khoa học và công nghệ của các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm gốm sứ trong nước, giảm sự phụ thuộc vào công nghệ, thiết bị và nguyên liệu hóa chất nhập khẩu của nước ngoài cũng như phát huy và sử dụng hiệu quả tiềm năng về nguyên liệu gốm sứ và chất xám trong nước.
Lao động cho sản xuất theo độ tuổi, tay nghề
+Theo độ tuổi: Tỉ lệ những người lao đông trong nghành gốm chủ yếu vẫn năm trong khoảng từ 15-24 tuổi.
Lao động là một vấn đề quan trọng đối vối nghành gốm sứ Việt Nam đặc biệt là gốm sứ cổ truyền. Hiện nay các làng gốm sứ ở Việt Nam đều sử dụng lao động tại địa phương. Ở các làng gốm tương đối phát triển như Bát Tràng, đã co thị trường tiêu thụ ổn định, phần lớn lực lượng lao động đã chuyển hẳn từ nghề nông sang nghề thủ công. Điều này dẫn đến tỷ lệ lao động vị thành niên ở các làng nghề khá cao, chiếm tới 10,25%. Một số trẻ em tham gia sản xuất cùng gia đình, ảnh hưởng đến trình độ, chất lượng học tập của các em và đi chệch mục tiêu đào tạo. Bên cạnh đó , việc sử dụng lao động vị thành niên cũng có thể ảnh hưởng đến xuất khẩu các sản phẩm này do xu hướng các nước ngoài đang chú ý ngày càng nhiều đến các tiêu chuẩn xã hội.
+Theo tay nghề: Những bậc thợ cao thì dùng để thiết kế sản phẩm cao cấp dùng cho xuất khâủ. Những bậc thợ thấp hơn thì tập trung sản xuất các sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.Trên thực tế, vấn đề bất cập hiện nay là sản phẩm có chất lượng cao phụ thuộc vào tay nghề của người thọ. Tuy nhiên lao động có tay nghề lại chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu lao động khoảng 10%. Nhận thức được việc này, một số làng nghề đã chú ý đến đào tạo nghề, nhưng hiệu quả chưa cao.
Còn đối với các doanh nghiệp, hàng năm, doanh thu từ gạch ốp lát mang lại là trên 1 tỉ USD và tạo công ăn việc làm cho hàng chục vạn lao động trên cả nước. Các sản phẩm công nghiệp do có sự hỗ trợ của máy móc công nghệ nên lao động thường có tay nghề không cao.
Nguyên, nhiên, vật liệu
+Nguyên liệu chính cho sản xuất gốm sứ là cao lanh, đá trường thạch, đất sét trắng. Các chuyên gia khẳng định rằng Việt Nam có nhiều mỏ khoáng sản chất lượng cao, có thể sản xuất men và màu cho sản xuất gốm sứ. Cả nước hiện có 123 mỏ cao lanh trữ lượng 640 triệu tấn; 184 mỏ sét đỏ trữ lượng 1.130 triệu tấn; 39 mỏ sét trắng trữ lượng 53 triệu tấn; 13 mỏ thạch anh và 20 mỏ cát thạch anh có tổng trữ lượng 2.130 triệu tấn; 25 mỏ dolomit trữ lượng 800 triệu tấn.
+Năng lượng được sử dụng trong sản xuất sản phẩm gốm sứ hiện nay là điện, than, củi, gas. Xu thế sử dụng lò gas đang tăng mạnh do các doanh nghiệp cần nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường ngày càng cao ở trong nước và xuất khẩu. Đa số các sản phẩm xuất khẩu đều được nung đốt bằng lò gas. Nung bằng lò gas cho sản phẩm đạt chất lượng cao và đồng đều, tỷ lệ thành phẩm cao. Tuy vậy, tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng lò thủ công truyền thống đốt than còn rất cao (Ví dụ, ở làng nghề Bát Tràng có 600 lò đốt than so với 320 lò gas). Nhiều doanh nghiệp, hộ gia đình sử dụng lò thủ công đốt than để sản xuất sản phẩm có tính đại trà, giá rẻ có thể cạnh tranh với hàng Trung Quốc. Do lò thủ công truyền thống còn chiếm số lượng lớn nên ô nhiễm môi trường đang là vấn đề bức bách trong sản xuất gốm sứ, đặc biệt trong các làng nghề tập trung nhiều cơ sở sản xuất. Ô nhiễm do khí thải, bụi than đang ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân trong các làng nghề. Việc thúc đẩy công nghệ sử dụng hiệu quả năng lượng, đặc biệt là sử dụng lò gas sẽ đưa đến cuộc cách mạng giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh sản phẩm gốm sứ.
*Các yếu tố đầu ra
Thị trường hướng tới
+Đến nay, gốm sứ đóng một vai trò không thể thiếu trong đời sống văn hoá và tiêu dùng của người Việt Nam, cũng như đã có một vị trí đáng kể tại nhiều quốc gia trên trên giới.Sản phẩm gốm sứ phong phú, đa dạng được thị trường trong nước chấp nhận nhưng thực sự chưa được đánh giá cao.
+Đối với sản phẩm tiêu thụ ở thị trường trong nước, sản phẩm của làng nghề nói chung đa số được tiêu thụ trên tất cả các tỉnh thành đặc biệt hai thành phố lớn là HàNội, T.P Hồ Chí Minh… Các sản phẩm được tiêu thụ trong nước chủ yếu thông qua hai kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp.
+Bên cạnh đó, hệ thống tiêu thụ sản phẩm của các cơ sở sản xuất gốm ở các làng nghề cũng có sự khác nhau. Ví dụ như ở Bát Tràng, phần lớn sản phẩm tiêu thụ trong nước dựa trên cơ sở hợp đồng, một phần nhỏ được bán trực tiếp tại cửa hàng và cho khách du lịch. Các làng nghề khác thường qua các nhà bán buôn đến tay người tiêu dùng tại các chợ hoặc siêu thị.
Việc các sản phẩm được tiêu thụ khá ổn định do một mặt các sản phẩm này phần lớn đáp ứng nhu cầu thiết yếu của con người. Ví dụ như bát đĩa, bình, lọ, chum, vại…bên cạnh đó, những nhà sản xuất đã chú ý đến việc cải tiến sản phẩm để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng không những chỉ ở trong nước mà cả thị trường ngoài nước.
Các hoạt động marketing, xúc tiến sản phẩm
Mặc dù có những thành tựu như vậy song việc tiêu thụ sản phẩm của gốm sứ truyền thống còn bộc lộ nhiều hạn chế.
-Nếu sản xuất hoàn toàn theo nhu cầu thị trường thì sản phẩm mất tính văn hóa truyền thống, mất nét đặc trưng
-Khả năng tiếp cận với thị trường đầu ra chưa hiệu quả
-Khả năng cạnh tranh của sản phẩm gốm Việt Nam còn thấp do mẫu mã nói chung còn đơn điệu, chất lược sản phẩm thấp.
-Vai trò quản lý của các cấp chính quyền, hiệp hội ngành nghề trong việc điều phối, tìm kiếm thị trường còn chưa được thể hiện rõ
-Cho đến nay, các làng gốm còn thiếu sự chủ động trong nghiên cứu thị trường, hoạt động quan hệ khách hàng và những hoạt động xúc tiến khác chưa thật sự mang lại kết quả như mong muốn
Hoạt động nghiên cứu để phát triển, mở rộng sản phẩm và thương hiệu sản phẩm gốm chưa được chú trọng. Những sản phẩm mang tính nghệ thuật chưa được quan tâm phát triển.
+Bên cạnh đó, các sản phẩm gốm sứ công nghiệp các doanh nghiệp đã nhận thức rõ ràng được tầm quan trọng của hoạt động marketing, tiếp cận với thị trường thực sự chuyên nghiệp và có khoa học hơn. Các trang web giới thiệu sản phẩm, danh mục sản phẩm và xúc tiến thương mại được áp dụng một cách có hiệu quả. Tập đoàn Prime là một ví dụ điển hình, không chỉ là một doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam về sản xuất gốm sứ xây dựng, họ đã tạo cho mình một chỗ đứng vững chắc trên thị trường thế giới.Thành lập năm 1999,với chiến lược marketing và các chiến lược mở rộng lĩnh vực hoạt động, đến nay Tập đoàn Prime Group đã trở thành một tập đoàn đầu tư đa ngành với 21 công ty thành viên và 12 công ty liên kết, liên quan. Prime Group hoạt động trên các lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng và khai thác khu công nghiệp, khu đô thị. Tập đoàn này đã và đang thực hiện mục tiêu trở thành tập đoàn đa ngành và phát triển theo hướng bền vững trong tương lai.
+Năm 2009 Prime group được xếp thứ 9 trong 500 doanh nghiệp dân doanh lớn nhất VN và thứ 66 trong 500 doanh nghiệp lớn nhất VN. Prime hiện được tạp chí World Ceramic xếp thứ 5 trong các nhà sản xuất gạch ceramic thế giới về sản lượng.
*Thị hiếu người tiêu dùng :
- Người có thu nhập trung bình: đối với sản phẩm gốm sứ trong nước đa phần đã đáp ứng được nhu cầu của đối tượng tiêu dùng chủ yếu này. Những sản phẩm đơn giản,bền,tiện dụng thường là yêu cầu của những người có thu nhập trung bình.
- Người có thu nhập cao: sản phẩm chất lượng, mẫu mã đẹp, tinh tế là tiêu chuẩn tiêu dùng của nhóm người có thu nhập từ trung bình trở lên. Hàng gia dụng, dân dụng, đến các sản phẩm mang tính nghệ thuật đều được lựa chọn và ưa thích. Đây là một cơ hội và cũng là thách thức đối với các làng nghề và các doanh nghiệp trong việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Các sản phẩm Trung Quốc tràn ngập thị trường trong nước làm cho các cơ sở sản xuất hoang mang và bị ảnh hưởng đến sản lượng.
* Các yếu tố tác động môi trường ngoài
Tích cực
+ Việc gia nhập WTO
Là một cơ hội và thách thức lớn đối vối nền kinh tế quốc dân nói chung và ngành gốm sứ nói riêng. Hàng rào thuế quan đã giảm tính gay gắt đối với các sản phẩm xuất khẩu tạo cơ hội cho các sản phẩm Việt Nam. Các hoạt động liên quan đến marketing có tác động rất quan trọng đến việc phát triển và nghiên cứu thị trường cũng như sản phẩm.
+Đời sống nhân dân ngày càng cao
Sự nâng cao đời sống của người dân tạo động lực cho ngành sản xuất gốm sứ. Không những tăng sản lượng mà chất lượng cũng ngày càng được cải tiến, mẫu mã, chi tiết đẹp hơn. Điều này cũng thúc đẩy tiến bộ công nghệ sản xuất, nghiên cứu nguyên liệu có tính bền, nhiên liệu tiết kiệm, thân thiện với môi trường.
+Môi trường cạnh tranh bên ngoài
Cạnh tranh khắc nghiệt đòi hỏi thường xuyên phải cải tiến sản phẩm và công nghệ.
+Chính sách thuế quan
Việc điều chỉnh chính sách thuế quan đối với việc huy động, đầu tư vốn để sản xuất có vai trò vô cùng quan trọng. Đối với các cơ sở sản xuất hộ gia đình, vốn đầu tư là vấn đề đầu tiên cần đề cập do họ đã có công thức sản xuất gia truyền. Các doanh nghiệp muốn đầu tư với qui mô lớn hơn cũng cần được hỗ trợ về lãi suất tiền vay và thuế kinh doanh để sản xuất và luân chuyển vốn.
+Bàn tay hữu hình của nhà nước
Nhà nước có rất nhiều dự án chính sách khuyến khích khôi phục sản xuất và phát triển các làng gốm cổ truyền, hỗ trợ lãi suất để các doanh nghiệp đầu tư. Nhưng thực sự chưa hiệu quả và còn nhiều khó khăn do nhận thức của người dân các làng nghề chưa cao. Họ chỉ quen sản xuất nhỏ lẻ, tự sản, tự tiêu nên vẫn rất bất cập trong quản lý.
Tiêu cực
Ô nhiễm môi trường
Do số lượng lò than còn nhiều nên tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề vẫn không được cải thiện. Nhiều hộ có mặt bằng sản xuất chật hẹp phải tận dụng đường đi, tường rào làm chỗ phơi than, đổ xỉ than. Bụi vẫn nhiều vì liên quan đến nguyên liệu, vận chuyển. Đường sá bụi bặm rất trở ngại cho việc đón khách du lịch. Vẫn còn tồn tại những trường hợp vi phạm vệ sinh môi trường, đổ rác thải không đúng nơi quy định.
Nhận thức người dân chưa cao
Nhận thức về sản xuất, công nghệ và marketing sản phẩm của người dân làng nghề chưa cao làm cho sản phẩm của Việt Nam thiếu chỗ đứng trên thị trường. Hơn nữa, nhận thức của người tiêu dùng về việc “ người Việt Nam dùng hàng Việt Nam” chưa cao nên đã tạo điều kiện cho hàng nhập khẩu từ Trung Quốc gây áp lực cạnh tranh cho chính sản phẩm trong nước.
-Đảng và nhà nước chưa có những biện pháp thiết thực đầu tư và quan tâm tới các làng nghề mới thành lập còn đang thiếu vốn sản xuất và cơ sở hạ tầng chưa đầy đủ và đảm bảo.
b, Tình hình xuất khẩu gốm sứ
Tình hình xuất khẩu gốm sứ trong nước hiện nay đang có những khó khăn nhưng cũng không ít cơ hội. Trong cơ cấu các thị trường xuất khẩu các mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng của Việt Nam trong kỳ, thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Đức đạt cao nhất với 690 nghìn USD, tăng 115% so với kỳ trước (Năm 2009). Trong đó, xuất khẩu các mặt hàng đồ trang trí, tượng người và các con vật bằng gốm sứ vào thị trường này tiếp tục tăng mạnh. Bên cạnh đó thì mặt hàng chậu gốm, đồ gia dụng bằng gốm sứ xuất khẩu vào thị trường Đức sau khi tăng mạnh trong kỳ trước, thì sang kỳ này lại giảm.
+Tại thị trường Mỹ, với kim ngạch xuất khẩu trong kỳ đạt 650 nghìn USD, tăng 22% so với kỳ trước.Đáng chú ý là liên tục trong 2 kỳ gần đây, xuất khẩu mặt hàng chậu gốm vào thị trường Mỹ đã tăng khá mạnh. Bên cạnh đó các mặt hàng như: Bình gốm, đồ trang trí bằng gốm xuất khẩu vào thị trường Mỹ sau khi giảm sút trong kỳ trước, thì sang kỳ này đã tăng.Một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng xuất khẩu vào thị trường Mỹ trong tháng là: chậu bằng gốm; bình bằng gốm; đồ gia dụng bằng gốm sứ; đồ trang trí bằng gốm; thú, tượng bằng gốm…
Dưới đây là một số lô hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng xuất khẩu trong kỳ theo số liệu của tổng cục Thống kê năm 2009
Thị trường
Chủng loại
Đơn giá
Cảng, cửa khẩu, PTTT
áo
Tượng gốm sứ
1,42 USD/cái
FOB, Hải P Hòng
Banh gôm
5,43 USD/cái
FOB, Tân Cảng
Ôxtrâylia
Tách trà gốm
1,60 USD/cái
FOB, Cát Lái
Thú trang trí bằng gốm
1,85 USD/cái
FOB, Cát Lái
Chậu gốm đất nung
3,50 USD/bộ
FOB, Cát Lái
lọ bầu cổ nhỏ cao
4,15 USD/cái
FOB, Hải Phòng
Lọ dưa tròn cổ nhỏ S1
6,95 USD/cái
FOB, Hải Phòng
Chậu đơn gốm
8,00 USD/cái
chậu gốm bộ 3
39,00 USD/cái
FOB, Cát Lái
Đan Mạch
Tượng đất nung
10,00 USD/cái
FOB, Cát Lái
chậu gốm đất nung bộ 3
32,04 USD/bộ
FOB, Cát Lái
Đức
Bình gốm gân 60
3,11 USD/cái
FCA, Transimex
Banh đất nung
4,68 USD/cái
FOB, Cát Lái
Anh
Tượng sứ nhỏ Ban nhạc màu vàng
0,37 USD/cái
FOB, Cát Lái
Theo số liệu thống kê, quí I/2009, kim ngạch xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng đạt 51,7 triệu USD, giảm 19% so với cùng kỳ năm 2008. Trong các tháng tới, xuất khẩu gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng tiếp tục ở mức thấp do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới.
+Tại thị trường Đức có kim ngạch lớn nhất đạt 2,3 triệu USD, giảm 5,7% so với tháng trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu mặt hàng chậu gốm có giá trị lớn nhất đạt 888 nghìn USD, giảm 5,7% so với tháng trước. Tiếp theo đó là mặt hàng đồ gia dụng bằng gốm sứ có kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 185 nghìn USD, tăng 14,2% so với tháng trước. Bên cạnh đó cũng có mặt hàng có kim ngạch tăng mạnh so với tháng trước cụ thể là: mặt hàng đồ trang trí bằng gốm sứ có kim ngạch xuất khẩu đạt 143 nghìn USD, tăng 76,5% so với tháng trước. Một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng xuất khẩu vào thị trường Đức trong tháng là: chậu bằng gốm; đồ gia dụng bằng gốm; thú, tượng bằng gốm; đồ trang trí bằng gốm; bình gốm…
+Thị trường Anh với kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 1,5 triệu USD tăng 16% so với tháng trước. Trong đó mặt hàng chậu bằng gốm có kim ngạch lớn nhất đạt 819 nghìn USD tăng 2%. Tiếp theo đó là mặt hàng bình bằng gốm có kim ngạch xuất khẩu đạt 57 nghìn USD, tăng 67,6% so với tháng trước. Mặt hàng đồ gia dụng có kim ngạch xuất khẩu đạt 45 nghìn USD, tăng 21,6%. Một số mặt hàng gốm sứ mỹ nghệ và gia dụng xuất khẩu vào thị trường Anh trong tháng là: chậu bằng gốm; bình bằng gốm; đồ gia dụng bằng gốm; đồ trang trí bằng gốm…
Thị trường
3 tháng 2009 (USD)
3 tháng 2008 (USD)
So sánh (%)
Mỹ
9.879.631
11.090.166
-10,9
Đức
9.298.573
12.722.942
-26,9
Anh
4.404.416
5.712.413
-22,9
Hà Lan
4.274.040
5.565.033
-23,2
Pháp
2.991.863
3.820.388
-21,7
Đan Mạch
2.302.222
2.258.885
1,9
Nhật Bản
1.943.234
1.996.373
-2,7
Thuỵ Sĩ
1.892.267
1.429.862
32,3
Canada
1.766.412
2.108.502
-16,2
Ôxtrâylia
1.229.905
1.758.054
-30,0
Italia
1.189.388
1.307.559
-9
Tây Ban Nha
1.078.113
1.677.234
-35,7
Hàn Quốc
1.038.883
1.334.520
-22,2
Bỉ
987.971
1.964.238
-49,7
Ba Lan
906.574
751.287
20,7
Thuỵ Điển
892.320
1.120.554
-20,4
Đài Loan
667.590
799.201
-16,5
Na Uy
543.170
786.886
-31,0
Ai Len
483.702
481.707
0,4
Phần Lan
406.424
656.726
-38,1
Nga
296.971
513.883
-42,2
Hungary
253.713
193.077
31,4
Hy Lạp
245.567
307.169
-20,1
Cộng hoà Séc
219.621
164.671
33,4
Áo
205.253
367.683
-44,2
Chilê
199.175
52.076
282,5
New Zealand
196.451
279.346
-29,7
Rumani
186.250
208.893
-10,8
Ukraina
153.429
83.723
83,3
Croatia
124.956
87.457
42,9
Ixraen
118.952
259.891
-54,2
UAE
105.105
104.669
0,4
Singapore
93.162
70.993
31,2
Trung Quốc
91.959
127.883
-28,1
Látvia
89.914
61.133
47,1
Bungari
69.000
9.924
595,3
Samoa
60.440
24.336
148,4
Bồ Đào Nha
56.289
77.531
-27,4
Sip
53.721
43.929
22,3
Slovenia
51.069
59.266
-13,8
Brazil
49.445
32.248
53,3
Slovakia
48.199
27.120
77,7
Iran
47.689
31.761
50,1
Campuchia
39.761
43.690
-9
Lítva
39.195
248.997
-84,3
Côlômbia
35.478
18.527
91,5
Nam Phi
35.127
91.327
-61,5
Thái Lan
33.902
103.649
67,3
Băng Đảo
29.381
52.490
44,0
Hồng Kông
20.487
140.546
-85,4
Puerto Rico
16.743
5060
230,9
Panama
10.203
9.052
12,7
Manta
7.702
9.650
-20,2
Achentina
4.225
79.490
-94,7
Cô oét
2.687
1.645
63,3
Các nước khác
285.023
577.769
-50,67
Tổng
51.752.942
63.913.084
-19,0
Với xu hướng xuất khẩu trên, câu hỏi đặt ra đối với ngành gốm sứ Việt Nam là nên làm gì và làm như thế nào để sản phẩm gốm sứ có thể được chấp nhận tại các thị trường khó tính, để gốm sứ cổ truyền mang tính văn hóa dân tộc được cả thế giới biết đến.
III.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHỀ GỐM Ở VIỆT NAM
Qua thực trạng của các làng nghề thủ công mỹ nghệ như đã trình bày trên đây,nhóm thực hiện đề tài nhận thấy để phát triển vị thế của gốm Việt mạnh hơn nữa thì phải có sự hợp tác của các làng nghề thủ công và của các cơ quan chức năng để có thể đưa gốm Việt phát triển lên một tầm cao mới tương xứng với tiềm năng của nó.
1 . Đổi Mới Công Nghệ:
Thực sự là bài toán khó đối với các doanh nghiệp sản xuất gốm công nghiệp cũng như các làng nghề thủ công.
+Nguyên liệu:
Trong khi Việt Nam không thiếu nguồn nguyên liệu nhưng để sản xuất thì chúng ta vẫn phụ thuộc vào việc nhập khẩu dây chuyền công nghệ,hóa chất và các chất phụ gia của Trung Quốc vá Châu Âu. Điều này ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp,để giải quyết được vấn đề này thì các doanh nghiệp phải cùng nhau hợp tác đầu tư,nghiên cứu,phát triển tạo ra những nguyên liệu có đặc tính phù hợp với từng loại sản phẩm.
Điều đó không chỉ giúp cho các doanh nghiệp chủ động hơn trong quá trình sản xuất của mình mà còn giúp cho các ngành cơ khí hóa chất của Việt Nam phát triển theo.
+Trang thiết bị
Theo đánh giá của các chuyên gia thì với năng lực của một số công ty chế tạo cơ khí trong nước hiện nay có khả năng chế tạo, cải tiến các thiết bị cho ngành gốm sứ như: máy nghiền, máy sấy phun, lò nung, máy tráng men, máy trộn,…Vấn đề gặp phải hiện nay đối với các doanh nghiệp chủ yếu là do các đơn đặt hàng về thiết bị nhỏ lẻ dẫn đến giá thành cao vì vậy rất cần các doanh nghiệp trong ngành có cái nhìn đúng đắn,hợp tác với các công ty trong nước để đảm bảo cho quá trình sản xuất của mình. .
+Năng lượng
Hiện nay chúng ta đã áp dụng phương pháp nung bằng gas để thay thế cho cách làm truyền thống là bằng than.Cách làm này thực sự đã phát huy hiệu quả.Số liệu sau đã chứng tỏ được điều đó:
Chỉ tiêu so sánh
Trước khi sửa
(lò nung bằng than)
Sau khi sửa
(lò nung bằng gas)
Tên sản phẩm nung
Bát cơm
Bát cơm
Khối lượng sản phẩm nung (Kg)
7000 x 0,2 kg
7000 x 0,2 kg
Thời gian nung
17 h
13 h
Nhiệt độ nung (độ C)
1270
1270
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 26011.doc