Lời mở đầu 1
Phần 1: Giá thành sản phẩm và các yếu tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp công nghiệp. 3
1.1 Khái niệm giá thành và phân loại giá thành sản phẩm 3
1.1.1 Khái niệm giá thành sản phẩm ở doanh nghiệp công nghiệp 3
1.1.2 Phân loại và phương pháp tính giá thành sản phẩm 10
1.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến giá thành sản phẩm 15
1.3 Tác động của giá thành sản phẩm đến sức cạnh tranh của sản phẩm và yêu cầu hạ giá thành sản phẩm 2
Phần 2: Giá thành sản phẩm máy khoan K525A của công ty Cơ khí Hà Nội và ảnh hưởng đến sức cạnh tranh 27
2.1 Đặc điểm của công ty Cơ khí Hà Nội 27
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 27
2.1.2 Đặc điểm tổ chức quản lý và tổ chức sản xuất của công ty Cơ khí Hà Nội 28
2.2 Tình hình giá thành và hạ giá thành sản phẩm máy khoan K525A của công ty Cơ khí Hà Nội 34
2.2.1 Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm đã được thực hiện ở công ty Cơ khí Hà Nội 34
2.2.2 Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm máy khoan K525A trong những năm qua 37
2.2.3 Cơ cấu giá thành máy khoan K525A của công ty Cơ khí Hà Nội 40
2.3 Đánh giá tình hình thực hiện hạ giá thành sản phẩm máy khoan K525A 46
Phần 3: Một số biện pháp hạ giá thành sản phẩm máy khoan K525A nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh 50
3.1 Phương hướng phát triển của công ty trong thời gian tới 50
3.2 Một số biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm 53
3.2.1 Phương hướng 1 53
3.2.2 Phương hướng 2 58
3.2.3 Phương hướng 3 62
3.2.4 Một số kiến nghị đối với Nhà nước 66
3.2.5 Tổng hợp kết quả thực hiện các biện pháp hạ giá thành sản phẩm 67
Kết luận 70
Phụ lục 71
Tài liệu tham khảo 73
75 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1390 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạ giá thành sản phẩm máy khoan K525A của công ty Cơ khí Hà Nội nhằm nâng cao sức cạnh tranh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iám đốc, phó giám đốc là quan hệ chỉ huy và phục tùng mệnh lệnh (Biểu 2.1).
Cụ thể, đứng đầu bộ máy quản lý của công ty là giám đốc. Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước cấp trên, trực tiếp quản lý hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về hoạt động của công ty.
Giúp việc cho giám đốc gồm:
+ Phó giám đốc phụ trách sản xuất
+ Phó giám đốc kỹ thuật
+ Phó giám đốc kiêm giám đốc xưởng máy công cụ
+ Phó giám đốc KHKDTM và quan hệ quốc tế
+ Phó giám đốc nội chính
+ Trợ lý giám đốc quản lý sản xuất
Ngoài việc uỷ quyền trách nhiệm cho các phó giám đốc, giám đốc còn trực tiếp chỉ huy thông qua các trưởng phòng hoặc các giám đốc phân xưởng.
Các phòng ban chức năng được đặt dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của giám đốc và các phó giám đốc gồm:
+ Phòng Kế toán- Thống kê- Tài chính
+ Phòng vật tư
+ Phòng kỹ thuật
+ Phòng điều độ sản xuất
+ Phòng cơ điện
+ Phòng KCS
+ Phòng tổ chức
+ Tổng kho
+ Ban R&D
+ Và một số phòng ban khác như: Phòng đời sống, phòng thiết kế, phòng bảo vệ, phòng y tế, phòng giao dịch thương mại,…
Biểu 2.1: Sơ đồ tổ chức HAMECO
Giám đốc
Phó giám đốc thường trực
Phó giám đốc phụ trách MCC
Phó giám đốc phụ trách sx
Phó giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc KHKDTM&QHQT
Phó giám đốc nội chính
Trợ lý giám đốc
Đại diện LĐ chất lượng
VPCT
Phòng
KTTKTC
VP GDTM
TTXD&BDHTCSCN
P.Bảo vệ
P.QTĐS
P.Y tế
P.VHXH
Xưởng MCC
P.TCNS
Ban dự án
Tr.THCNCTM
TT ĐHSX
XNSX&KDVTCTM
XNLĐĐT&BDTBCN
TT TĐH
Xưởng bánh răng
X.Cơ khí lớn
X.GCAL-NL
Xưởng đúc
X.Kết cấu thép
P.Kỹ thuật
P.QLCLSP&MT
Thư viện
Tổ chức của toàn công ty (đường đậm nét)
Hệ thống bảo đảm chất lượng theo ISO 9002 (đường không liền nét)
b- Đặc điểm tổ chức sản xuất của công ty
Để tiến hành tổ chức sản xuất, công ty thực hiện tổ chức nhiều bộ phận sản xuất, mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng, bao gồm 11 xưởng cụ thể như sau:
* Xưởng công cụ: là xưởng sản xuất chính, chuyên gia công và sản xuất mặt hàng máy công cụ, tức là sản xuất ra tất cả các chi tiết để lắp ráp hoàn chỉnh máy công cụ như máy phay, máy tiện, máy bào, máy khoan,…
Xưởng máy công cụ bao gồm các bộ phận sau:
+ Bộ phận cơ khí 4A: có nhiệm vụ gia công các mặt hàng cơ khí và các chi tiết của máy công cụ.
+ Bộ phận lắp ráp: làm nhiệm vụ lắp ráp hoàn chỉnh máy công cụ và nhập kho máy.
+ Bộ phận dụng cụ: chuyên gia công các loại chi tiết có độ gá, dụng cụ gia công cơ khí.
* Xưởng cơ khí lớn: Đây là phân xưởng chuyên gia công các phụ tùng cơ khí, các chi tiết máy công nghiệp.
* Xưởng đúc: làm nhiệm vụ tạo phôi thép, gang đúc và đúc các máy công cụ, phụ tùng cơ khí phục vụ cho phân xưởng máy công cụ, xưởng rèn, xưởng cơ khí.
* Xưởng cơ điện: làm nhiệm vụ sửa chữa các loại thiết bị, ngoài ra còn gia công các chi tiết phục vụ cho việc đại tu.
* Xưởng thuỷ lực: làm nhiệm vụ chuyên gia công mới và sửa chữa các thiết bị thuỷ lực của máy công cụ và máy công nghiệp.
* Xưởng kết cấu: làm nhiệm vụ chuyên gia công hàng thuộc về mía đường.
* Xưởng cán thép: làm nhiệm vụ cán các loại thép xây dựng.
* Xưởng mộc: tạo mẫu đúc cho các phân xưởng đúc gang, thép.
* Trung tâm lắp đặt thiết bị: làm nhiệm vụ lắp ráp các bộ phận, chi tiết thành máy công nghiệp hoàn chỉnh nhập kho.
* Xưởng gia công áp lực và nhiệt luyện (AL&NL): làm nhiệm vụ gia công các chi tiết phục vụ cho phân xưởng cơ khí như máy tiện, vỏ bao che các thiết bị, nhiệt luyện các chi tiết hoặc gia công các hàng phi tiêu chuẩn.
* Xưởng bánh răng: chuyên cung cấp bánh răng, trục răng, mâm cặp cho các phân xưởng.
Các phân xưởng trên chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc kỹ thuật sản xuất, riêng xưởng máy công cụ do phó giám đốc phụ trách máy công cụ đảm nhiệm.
c- Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của công ty
Hiện nay, công ty tạm thời chia sản phẩm thành 2 luồng:
Đối với sản phẩm trong kế hoạch của công ty, đó là các loại máy công cụ, được phòng kế hoạch kinh doanh dự kiến hàng năm, sản xuất những loại máy nào, cần những trang thiết bị nào, phụ tùng nào đi kèm,…
Đối với các đơn đặt hàng, sau khi ký hợp đồng các sản phẩm với khách hàng, bộ phận quản lý hợp đồng chuyển toàn bộ các bản vẽ của khách hàng cho phòng kỹ thuật xử lý. Nếu đòi hỏi phải thiết kế kỹ thuật phòng sẽ cho thiết kế theo yêu cầu của khách. Căn cứ vào bản vẽ phòng kỹ thuật tính toán toàn bộ kích thước, trọng lượng, chủng loại và quy cách vật tư để lập dự trù cho từng loại hợp đồng, từng loại sản phẩm. Đồng thời, phòng kỹ thuật cũng có hướng dẫn công nghệ từ tạo phôi đến gia công chi tiết, nhiệt luyện, lắp ráp, tính toán và định mức cho từng công việc. Sau đó, phòng điều độ sản xuất phát lệnh sản xuất cho các phân xưởng tiến hành tạo phôi và gia công.
Phôi đúc do phân xưởng đúc thực hiện, phôi rèn do phân xưởng rèn chế tạo, gia công cơ khí do phòng điều độ sản xuất phân công cho các phân xưởng thực hiện. Phòng điều độ sản xuất cử điều độ viên theo dõi và đôn đốc, giải quyết vướng mắc trong quá trình sản xuất nhằm giải quyết hợp đồng nhanh gọn, đúng tiến độ giao hàng.
Sản phẩm của công ty cơ khí có nhiều loại, mỗi loại có quy trình công nghệ sản xuất riêng.
Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp này em chỉ xin trình bày về quy trình sản xuất máy công cụ đó chính là mặt hàng truyền thống của công ty. Là sản phẩm của ngành cơ khí nói chung, sản phẩm máy công cụ của công ty có kỹ thuật phức tạp, được tạo thành do lắp ráp cơ học các chi tiết, các bộ phận có yêu cầu kỹ thuật cao. Mỗi chi tiết cấu thành máy công cụ được chế biến gia công theo một trình tự nhất định. Tuy các chi tiết có trình tự gia công cụ thể song có thể khái quát quy trình sản xuất máy công cụ theo trình tự sau:
Bước 1: Xưởng đúc nhận nguyên vật liệu từ tổng kho tiến hành đúc ra phôi sản phẩm có thể là gang hoặc thép theo mác thép mà phòng kỹ thuật đã hướng dẫn. Phôi sản phẩm này phục vụ cho xưởng áp lực và nhiệt luyện hoặc phục vụ cho phân xưởng cơ khí.
Bước 2: Xưởng máy công cụ tiếp nhận phôi sản phẩm gang, phôi sản phẩm thép từ xưởng đúc, phôi rèn từ phân xưởng rèn và thép cây từ tổng kho tiến hành gia công các chi tiết máy công cụ. Tuỳ theo yêu cầu của quy trình công nghệ cũng như độ phức tạp của các chi tiết mà có thể được chế tạo bằng 1 hoặc một số phương pháp công nghệ phức tạp như tiện, phay, …
Các bước công nghệ trên đều được KCS kiểm tra chặt chẽ cho đến khi hoàn thiện nhập kho.
Bước 3: Bộ phận lắp ráp căn cứ vào phân công sản xuất và nhận chi tiết đã gia công hoàn chỉnh từ kho bán thành phẩm, nhận vật tư ngoài từ tổng kho theo dự trù định mức, tiến hành lắp ráp hoàn chỉnh, hoàn thiện chạy thử không tải, có tải và các thao tác kỹ thuật khác. Sau đó làm phiếu nhập kho.
Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ có thể khái quát qua sơ đồ sau:
Biểu 2.2: Quy trình công nghệ sản xuất máy công cụ
Phôi mẫu
Các khâu đúc
Gia công áp lực
Gia công chi tiết
Nhập kho bán thành phẩm
Lắp ráp
KCS
Nhập kho (tiêu thụ)
2.2 Tình hình giá thành và hạ giá thành sản phẩm máy khoan K525A của công ty Cơ khí Hà Nội
2.2.1 Các biện pháp hạ giá thành sản phẩm đã được thực hiện ở công ty Cơ khí Hà Nội
Trong những năm qua, nhất là từ khi nước ta chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, công ty Cơ khí Hà Nội luôn luôn phải thay đổi để thích ứng và đứng vững trong thị trường. Công ty đã nắm bắt nhanh nhạy và kịp thời yêu cầu chuyển đổi. Trong cơ chế thị trường thì công ty sẽ phải tự lo từ đầu vào đến đầu ra và đặc biệt là không còn việc sản xuất theo chỉ định và Nhà nước bù lỗ. Để vượt qua được những khó khăn đó công ty đã ra sức lột bỏ những thói quen cũ, những tư tưởng cũ, nắm bắt nhanh yêu cầu của thị trường để tồn tại và phát triển. Toàn công ty đã nhận thức rõ rằng chỉ có thể tồn tại bằng sự tín nhiệm và những lá phiếu đồng tiền cho sản phẩm của công ty. Muốn vậy thì phải có lợi thế trong cạnh tranh và điều đó chỉ có thể đạt được bằng chất lượng cao và giá thành hạ. Công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều phương hướng và biện pháp. Đó là các biện pháp có liên quan đến việc giảm hoặc tăng từng loại chi phí và ảnh hưởng của nó đến giá thành sản phẩm. Cụ thể là:
Giảm chi phí nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng
Để tiết kiệm nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng công ty Cơ khí Hà Nội đã tiến hành cải tiến kết cấu sản phẩm máy công cụ bằng cách phối hợp các sản phẩm cùng chủng loại tạo thành sản phẩm mới. Như vậy, công ty vừa tiết kiệm được nguyên vật liệu đồng thời sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Cải tiến phương pháp, công nghệ sản xuất chế tạo sản phẩm, sử dụng tổng hợp nguyên liệu có sẵn trên thị trường sẽ giảm khâu chế biến và giảm chi phí cho sản phẩm. Thêm vào đó, công ty Cơ khí Hà Nội còn tận dụng triệt để phế liệu của phân xưởng khác cho phân xưởng Đúc và phân xưởng máy công cụ. Sử dụng vật liệu thay thế cho sản phẩm như thay một số chi tiết máy không cần sự mài mòn cao bằng chi tiết nhựa vừa giảm trọng lượng của máy vừa hạ giá thành phù hợp với yêu cầu sử dụng của người tiêu dùng. Đặc biệt công ty đã đưa hệ thống quản lý chất lượng ISO 9002 vào quản lý chất lượng sản phẩm và tỷ lệ phế phẩm chi phí mua sắm, vận chuyển, bảo quản, cấp phát nguyên vật liệu đã giảm và hiệu quả rõ rệt.
Những tiết kiệm trên làm cho chi phí nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm của công ty đã giảm vì trong kết cấu giá thành tỷ trọng nguyên vật liệu chiếm bộ phận rất lớn đến 80%.
Giảm chi phí tiền lương và tiền công trong giá thành
Về chi phí tiền lương trong giá thành sản phẩm công ty đã thực hiện tăng nhanh năng suất lao động đảm bảo cho năng suất lao động tăng nhanh hơn tiền lương bình quân và tiền công. Công ty đã sắp xếp lại cơ cấu lao động sao cho quá trình sản xuất được tiến hành cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
Ngoài ra công ty còn chú ý phân công, bố trí lao động, đào tạo và quy hoạch cán bộ, khai thác triệt để nguồn khả năng tiềm tàng trong công ty. Tạo cơ cấu lao động tối ưu là tạo một môi trường, một động lực (sức mạnh vô hình) để kích thích sản xuất phát triển. Công ty luôn luôn chú ý vấn đề sử dụng lao động phù hợp với năng lực, sở trường và nguyện vọng của mỗi người…Đảm bảo đủ việc làm cho người lao động. Các công việc giao cho người lao động phải có cơ sở khoa học: có định mức, có điều kiện và khả năng hoàn thành, đảm bảo yêu cầu người được giao việc phải có khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao. Mọi công việc giao cho công nhân đều phải quy định rõ chế độ trách nhiệm, kiên quyết không giao việc khi chưa xác định rõ chế độ trách nhiệm.
Việc sử dụng đi đôi với việc đào tạo để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng được yêu cầu mới của cơ chế thị trường. Công ty đã hiểu hiện nay lao động trong công ty đang trong tình trạng thừa tuyệt đối do kỹ thuật lạc hậu chưa làm chủ được thị trường, chưa chiếm được lòng tin của khách hàng và lao động được cân đối trên dây chuyền sản xuất và các khâu công tác nhưng không đủ việc làm cho cả ngày, phải ngừng việc do nhiều nguyên nhân khác nhau. Giải quyết tình trạng trên doanh nghiệp đã phân loại lao động trên cơ sở đó sắp xếp lại lực lượng lao động, mở rộng hoạt động dịch vụ, giải quyết cho nghỉ hưu, mất sức, cho nghỉ thôi việc được hưởng trợ cấp, cho đi đào tạo lại, bồi dưỡng trình độ chuyên môn đối với người có sức khoẻ, còn ít tuổi và có triển vọng trong nghề nghiệp,…
Thêm vào đó, các biện pháp nhằm tăng năng suất lao động như khuyến khích phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới và công nghệ tiên tiến và tăng thời gian có ích trong ngày.
Giảm chi phí cố định
Công ty đã thực sự cố gắng tăng nhanh và tăng nhiều sản phẩm hàng hoá sản xuất ra. Tốc độ tăng và quy mô tăng sản phẩm sẽ làm giảm chi phí cố định trong giá thành. Để thực hiện được điều này, công ty đã tăng năng suất lao động, mở rộng quy mô sản xuất, tinh giảm bộ máy quản lý doanh nghiệp, giảm các hao hụt mất mát do ngừng sản xuất gây ra
Đó là một số biện pháp công ty Cơ khí Hà Nội đã thực hiện trong thời gian qua nhằm hạ giá thành sản phẩm máy công cụ. Với sự cố gắng nỗ lực của toàn thể cán bộ công nhân viên trong công ty thì kết quả cũng đã đạt được một số thành công đáng kể. Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề cần được thực hiện tốt hơn nữa.
2.2.2 Tình hình thực hiện giá thành sản phẩm máy khoan K525A trong những năm qua
Trong những năm vừa qua công ty Cơ khí Hà Nội đã thực hiện sản xuất rất nhiều loại máy và chi tiết máy. Đó là các loại máy công cụ làm theo kế hoạch như T630LD, B665, K325, …., máy đại tu, máy làm theo hợp đồng, thép đúc, thép cán và các chi tiết máy lẻ. Máy khoan K525A là loại máy công cụ truyền thống. Cụ thể trong 3 năm 1999, 2000, 2001 công ty đã thực hiện giá thành máy khoan như bảng.
Theo như tổng kết của công ty, thì khi sản lượng của công ty tăng lên gấp đôi thì giá thành sản phẩm của loại máy công cụ đó cũng giảm đi 80,65%. Như vậy, cứ tăng sản lượng lên gấp đôi thì giá thành sản phẩm hạ xuống chỉ còn 80,65%, đường cong kinh nghiệm có hệ số tương ứng và có phần tốt hơn các doanh nghiệp cùng ngành.Đồng thời, công ty Cơ khí Hà Nội còn luôn luôn tìm tòi và thử nghiệm nhiều biện pháp nhằm nâng cao khả năng của mình. Cụ thể như, công ty luôn luôn cải tiến sản phẩm, kết hợp các loại máy tạo thành máy đa chức năng hơn, phù hợp với người tiêu dùng hơn. Không những thế, công ty còn tiến hành sản xuất nhiều loại máy mới như máy cán tôn định hình, máy gấp mép, máy uốn dập để xuất khẩu,…
Công ty Cơ khí Hà Nội đã thực hiện tính giá thành sản phẩm cho máy công cụ K 525A trên cơ sở các khoản mục chi phí.
Nhìn vào bảng số liệu năm 1999 ta thấy:
Bán thành phẩm tự chế tăng so với định mức là 179.520 đồng và tăng so với thực tế năm 1998 là 1,45% nguyên nhân là do đơn giá tăng lên. Nhưng công ty đã giảm được nguyên vật liệu xuống 219.267 đồng nhưng vẫn tăng so với năm 1998 là 4,91%. Trong đó, giảm số lượng thép xuống 214.928 đồng và quy chế phụ tùng xuống 5.000 đồng. Tiền lương công nhân sản xuất trực tiếp đã giảm so với năm 1998 điều này thể hiện công tác thực hiện nâng cao năng suất lao động đã có hiệu quả phần nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm so với định mức là 120.734 đồng và như vậy giá thành toàn bộ của sản phẩm máy khoan K525A đã giảm so với định mức 169.977 đồng. Mỗi đơn vị sản phẩm máy này công ty chỉ lãi 1.199.688 đồng và chưa đạt so với kế hoạch đề ra.
Nhìn vào bảng phân tích giá thành ta thấy định mức thép cho một đơn vị sản phẩm vẫn chưa thực sự sát với thực tế công ty nên tiến hành định mức lại để tránh những hao hụt không đáng có trong sản xuất từng bước hạ giá thành sản phẩm.
Chi phí cho quản lý doanh nghiệp vẫn còn rất cao. Liệu nguyên nhân có phải do số lượng sản phẩm sản xuất ít nên mỗi đơn vị sản phẩm phải chịu khoản chi phí này cao hơn. Do vậy công ty cần xem xét lại như tăng số lượng sản phẩm sản xuất, giảm chi phí quản lý bằng những biện pháp hiệu quả.
Bảng phân tích giá thành năm 2000:
Nhìn vào bảng này ta thấy công ty đã thực hiện định mức lại cho bán thành phẩm, cho thép và một số khoản chi phí khác.
- Cụ thể là công ty đã không thực hiện được định mức bán thành phẩm vượt so với định mức 43.880 đồng và tăng so với năm 1999 là 3,81%. Nguyên vật liệu trực tiếp được tiếp tục giảm so với định mức 68.524 đồng. Trong đó chi phí vòng bi giảm được 73.000 đồng. Đây là do công ty đã thực hiện cải tiến sản phẩm máy K525A tiết kiệm số lượng vòng bi cần sử dụng mà lại tăng được chất lượng sản phẩm phù hợp hơn với yêu cầu của người tiêu dùng.
Chi phí nhân công trực tiếp đã giảm so với định mức 170.400 đồng. Đây là do công ty đã tăng được năng suất lao động vì đã thực hiện tổ chức lại sản xuất nhằm tiến tới cơ cấu sản xuất tối ưu.
Giá thành công xưởng của máy công cụ đã giảm so với định mức 222.044 đồng. Đó là một con số không hề nhỏ, là công sức cố gắng của toàn bộ cán bộ công nhân viên trong công ty Cơ khí Hà Nội.
Chi phí quản lý doanh nghiệp đã giảm được so với năm 1999 còn 97,64. Nhưng mức lãi trên một đơn vị sản phẩm vẫn chưa thực sự cao.
Muốn đạt được thành công trong việc hạ chi phí giá thành thì công ty phải tiến hành đồng bộ nhiều biện pháp và cũng phải làm cho người trong công ty hiểu thực chất vấn đề, làm cho họ tự nguyện thực hiện.
Hiện nay các khoản chi phí mặc dù đã được định mức nhưng vấn đề đặt ra là phải giảm định mức xuống mức có thể được để tạo lợi thế cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt này.
Năm 2001, công ty đã thực hiện rất nhiều biện pháp hạ giá thành sản phẩm, mạnh dạn đưa vào sản xuất những dây chuyền thiết bị đắt tiền ngoại nhập nhằm nâng cao hơn nữa năng suất lao động, cải thiện dần dần môi trường làm việc của công nhân. Đây là năm tình hình giá cả có nhiều biến động không nằm trong tầm kiểm soát của công ty nên giá thành sản phẩm máy K525A có xu hướng tăng lên, không đạt định mức đề ra. Tuy vậy các biện pháp nhằm hạ giá thành sản phẩm vẫn được thực hiện một cách hiệu quả. Không những thế việc nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm đã được đặt ra và là yêu cầu bức thiết của công ty. Việc sản xuất những sản phẩm mới xuất khẩu và đang thực hiện giới thiệu sản phẩm máy công cụ ở nước ngoài. Có thể nói đó là những bước tiến đột phá của công ty.
Em cũng nhận thấy việc phục vụ tinh thần cho người lao động được công ty hết sức quan tâm. Bộ phận công nhân thay đổi cơ cấu chuyển sang làm dịch vụ đã thực hiện rất nhanh nhạy tăng doanh thu cho công ty và đời sống của cán bộ công nhân viên cũng được đảm bảo.
2.2.3 Cơ cấu giá thành máy công cụ ở công ty Cơ khí Hà Nội
Hiện nay, kế toán công ty dựa vào phiếu xuất vật tư và phiếu nhập kho thành phẩm có so sánh với hệ thống định mức chung đã được lập để xác định chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp cho mỗi loại sản phẩm hoàn thành và chi phí sản xuất chung phân bổ cho đơn vị sản phẩm để xác định giá thành sản phẩm theo công thức sau:
Giá thành công xưởng thực tế của sản phẩm
=
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thực tế
+
Chi phí nhân công trực tiếp thực tế
+
Chi phí sản xuất chung thực tế
Còn chi phí dở dang cuối kỳ được tính như sau:
Chi phí dở dang cuối kỳ
=
Chi phí dở dang đầu kỳ
+
Tổng chi phí phát sinh trong kỳ
-
Giá thành sản phẩm hoàn thành
Công ty Cơ khí Hà Nội là một công ty lớn bao gồm 10 phân xưởng và một bộ phận vận tải. Mỗi phân xưởng có chức năng và nhiệm vụ riêng biệt song có quan hệ chặt chẽ với nhau. Đặc điểm tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chế biến phức tạp kiểu song song do đó việc tổ chức sản xuất được tiến hành ở từng xưởng, phân xưởng sản xuất.
Giá thành sản phẩm được tập hợp theo các khoản mục chi phí:
ỉ Nội dung chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Nguyên vật liệu nói chung là những đối tượng lao động được thể hiện dưới dạng lao động vật hoá. Nguyên vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất nhất định, giá trị của nó chuyển hết một lần vào thành phẩm.
Với đặc thù của một ngành cơ khí, chi phí nguyên vật liệu của công ty thường chiếm tỷ trọng lớn (khoảng 70%-80% tổng chi phí). Nguyên vật liệu sử dụng cho máy K525A bao gồm nhiều loại khác nhau, căn cứ vào vai trò và tác dụng của từng loại nguyên vật liệu trong sản xuất, vật liệu được phân thành các loại:
Nguyên vật liệu chính: là những loại nguyên vật liệu cấu thành nên hình thái vật chất chủ yếu của sản phẩm, chi phí này thường chiếm 60%-70% trong tổng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. Nguyên vật liệu được coi là nguyên vật liệu chính tại các phân xưởng khác nhau cũng khác nhau. Ví dụ nguyên vật liệu chính của phân xưởng đúc là gang và thép, nguyên vật liệu chính của phân xưởng áp lực và nhiệt luyện là thép và kim loại màu, que hàn,…
Nguyên vật liệu chính của máy khoan K525A là thép, đồng, gang, nhôm, kim loại màu, curoa các loại, biến thế, chổi than,..
Nguyên vật liệu phụ: được sử dụng với nguyên vật liệu chính nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao tính năng của sản phẩm. Nguyên vật liệu của máy công cụ gồm những loại dây điện, sơn, vôi, cát, hoá chất, thùng phi, cao su tấm,…
Nhiên liệu: gồm than, gỗ, dầu, xăng,… Tại bộ phận vận tải có khoản mục phụ tùng thay thế sử dụng để sửa chữa và bảo dưỡng máy.
Ngoài các nguyên vật liệu mua ngoài được phân tích thành các loại trên trong công ty còn có phôi thô do xưởng Đúc chế tạo. Các loại phôi là nguyên vật liệu chính của các phân xưởng tiếp nhận nó và được gọi là bán thành phẩm tự chế của phân xưởng Đúc.
Công cụ, dụng cụ cũng là một yếu tố cấu thành nên chi phí nguyên vật liệu. Đối với công cụ, dụng cụ công ty chia thành 2 loại: những công cụ, dụng cụ quy định rõ ràng cho từng loại sản phẩm cụ thể được tập hợp vào chi phí sản xuất chung để phân bổ.
Căn cứ vào kế hoạch sản xuất đã được lập và dựa vào định mức tiêu hao nguyên vật liệu cho từng loại sản phẩm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp được tập hợp cho từng loại sản phẩm. Hiện nay công ty Cơ khí Hà Nội sử dụng giá thực tế nguyên vật liệu mà không sử dụng giá hạch toán. Do vậy, công ty sử dụng giá thực tế nguyên vật liệu xuất kho theo phương pháp bình quân gia quyền.
ỉ Nội dung chi phí nhân công trực tiếp
Cũng giống như đơn vị kinh doanh khác, chi phí nhân công trực tiếp ở công ty Cơ khí Hà Nội là các khoản phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất như lương chính, lương phụ, các khoản phụ cấp khác (nếu có). Ngoài ra, chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản trích nộp cho các quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ do công ty chịu và tính vào chi phí sản xuất theo một tỷ lệ quy định trên tổng tiền lương phải trả cho công nhân sản xuất trực tiếp.
Hàng tháng, kế toán chi phí sản xuất và giá thành căn cứ vào số giờ công thực tế phát sinh trong tháng tiến hành phân bổ chi phí nhân công trực tiếp cho các đối tượng sử dụng.
Chi phí nhân công trực tiếp gồm:
+ Tiền lương công nhân sản xuất chính
+ Tiền thanh toán thừa giờ cho công nhân sản xuất chính
+ Tiền bồi dưỡng độc hại cho công nhân
+ Phụ cấp tổ trưởng
+Tiền bổ sung lương trích trước cho công nhân
+ Phần trích theo lương tính vào các khoản chi phí trên
Căn cứ vào chứng từ gốc phiếu nhập kho bán thành phẩm, phiếu nhập kho thành phẩm, phiếu theo dõi giờ công cho từng sản phẩm, kế toán tiến hành lập bảng phân bổ tiền lương cho từng phân xưởng theo từng đối tượng sử dụng và trên cơ sở đó tính chi phí giá thành sản phẩm.
ỉ Nội dung chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung sẽ được tập hợp và phân bổ cho từng sản phẩm để tính vào giá thành sản phẩm. Chi phí sản xuất chung là những chi phí liên quan đến việc phục vụ sản xuất chung trong phạm vi các xưởng. Bao gồm:
+ Chi phí nhân viên: phản ánh những chi phí về lương chính, lương phụ, phụ cấp (nếu có) trả cho nhân viên các phân xưởng như lương công nhân phục vụ sản xuất và quản lý phân xưởng, lương bổ sung cho nhân viên phân xưởng, lương trả cho công nhân trong xưởng và các xưởng khác làm nhiệm vụ sửa chữa phục vụ sản xuất của xưởng. Đồng thời còn bao gồm các khoản đóng góp quỹ như BHXH, BHYT, KPCĐ, các khoản bồi dưỡng ca 3, bồi dưỡng độc hại.
+ Chi phí vật liệu: phản ánh các chi phí vật liệu xuất dùng trong phạm vi phân xưởng như xuất sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng,…
+ Chi phí dụng cụ sản xuất: là những chi phí về dụng cụ sản xuất xuất dùng trong phạm vi các xưởng để góp phần chế tạo ra sản phẩm.
+ Chi phí khấu hao: phản ánh về khấu hao tài sản cố định thuộc các phân xưởng sản xuất như khấu hao máy móc, thiết bị, nhà cửa, kho tàng của các xưởng.
+ Chi phí dịch vụ mua ngoài: phản ánh về những chi phí dịch vụ mua ngoài, thuê ngoài phục vụ cho sản xuất như sửa chữa tài sản cố định, chi phí điện nước.
+ Chi phí khác bằng tiền: phản ánh tất cả những khoản chi phí khác của xưởng sản xuất như chi phí hội nghị, tiếp khách, …
Chi phí sản xuất chung được tiến hành tại các phân xưởng sản xuất, cuối tháng tập hợp cho toàn công ty. Tại các phân xưởng, sau khi kế toán xác định chi phí sản xuất chung phân bổ cho từng loại sản phẩm, kế toán xưởng tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng cho chi tiết sản phẩm.
Tập hợp chi phí sản xuất được lập dựa trên các phiếu theo dõi từng loại sản phẩm, bảng phân bổ vật tư, công cụ, dụng cụ, bảng phân bổ bán thành phẩm đúc và bảng tính phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm.
Nội dung bảng tập hợp chi phí sản xuất gồm các khoản mục chi phí:
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí bán thành phẩm đúc
Biểu2.6: Tập hợp chi phí sản xuất cho máy công cụ K525A
Đơn vị: Đồng
STT
Khoản mục chi phí
Số tiền
1
2
3
4
Bán thành phẩm tự chế
Nguyên vật liệu trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung phân xưởng
6.206.272
4.295.687
3.313.624
4.862.100
ồ
Giá thành công xưởng
18.677.683
(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán- Thống kê)
Trên cơ sở đó lập bảng tính giá thành toàn bộ sản phẩm cho máy khoan K525A. Giá thành toàn bộ bao gồm cả chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng, thuế doanh thu,…
Do vậy, bất kỳ doanh nghiệp nào muốn hạ giá thành sản phẩm thì đều phải tìm mọi cách hạ giá thành toàn bộ nghĩa là giảm tất cả các khoản chi phí từ lúc bắt đầu sản xuất sản phẩm đến lúc kết thúc giao hàng đến tay người tiêu dùng.
Biểu2.7: Bảng tính giá thành sản phẩm máy công cụ K 525A
Đơn vị: Đồng
STT
Khoản m
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- J0001.doc