Tại công ty giầy Thăng Long nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho các đơn hàng chiếm tỷ trọng tương đối lớn từ 65% đến 70%, do vậy xây dựng định mức tiêu hao nguyên vật liệu sẽ góp phần rất lớn trong việc kiểm soát chi phí.
Trong qúa trình sản xuất sản phẩm có phát sinh thêm một số nguyên vật liệu, nhưng vật liệu này đòi hỏi phải được tính toán một cách chính xác và phân bổ kịp thời cho từng xí nghiệp.
Tuy nhiên, để tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp cho từng đơn hàng đòi hỏi công ty phải lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ kế toán dựa vào các phiếu xuất kho được tập hợp trong tháng nhằm xác định được chỉ tiêu số lượng từng loại nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn hàng. Căn cứ vào các phiếu nhập, số lượng và trị giá tồn đầu kỳ của từng loại nguyên vật liệu, kế toán xác định đơn giá bình quân gia quyền trong tháng của từng loại nguyên vật liệu. Từ đơn giá này và số lượng vật liệu xuất dùng tính được trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn hàng. Trị giá nguyên vật liệu xuất dùng cho từng đơn hàng được tập hợp trên bảng kê xuất dùng nguyên vật liệu theo từng đơn hàng. Vào những tháng cuối năm do nhận được nhiều đơn hàng nên lượng nguyên vật liệu xuất dùng cho các đơn hàng cũng nhiều và công việc tập hợp nguyên vật liệu xuất dùng trong tháng cho mỗi đơn hàng là rất nặng tốn nhiều thời gian, công sức, đặc biệt là vào cuối tháng. Đây là khâu tiềm ẩn khả năng xảy ra sai sót và nhầm lẫn. Vì số lượng nghiệp vụ xuất kho phát sinh nhiều nhưng đến cuối kỳ mới chuyển phiếu xuất sẽ vừa thất lạc, vừa hạn chế công tác kiểm tra của kế toán. Tuy nhiên, trong tháng công việc của kế toán nguyên vật liệu lại tương đối ít, chỉ xử lý các phiếu nhập, do đó việc áp dụng kỹ thuật khoa học trong công tác hạch toán kế toán là rất cần thiết để công việc không bị dồn vào cuối tháng.
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1281 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của Công ty giầy Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tập hợp chi phí sản xuất:
VD: Một loại sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn chế biến, mỗi giai đoạn là một phân xưởng.
Theo phương pháp này giá thành sản phẩm được xác định trên cơ sở phân bổ chi phí của từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất ( phân xưởng, kho sản phẩm hoàn thành )
Tổng giá thành sản phẩm
Chi phí
phân xưởng 1 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
Chi phí
phân xưởng 2 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
Chi phí
phân xưởng n phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
=
+
+
...
+
- Phương pháp hệ số: Phương pháp này thích hợp với các doanh nghiệp có cùng một quy trình công nghệ sản xuất, sử dụng một loại nguyên vật liệu, kết quả thu được nhiều loại sản phẩm chính khác nhau. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm. Việc tính giá thành phải căn cứ vào hệ số chi phí của từng loại sản phẩm, từ đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính ra giá thành đơn vị của sản phẩm gốc và các sản phẩm khác.
Sản lượng quy Hệ số chi phí
đổi của từng = Sản lượng thực tế ´ của từng loại
sản phẩm sản phẩm
Giá thành đơn Tổng giá thành các loại sản phẩm
vị sản phẩm =
tiêu chuẩn Số lượng sản phẩm tiêu chuẩn
Giá thành đơn Giá thành Hệ số chi
vị sản phẩm = đơn vị ´ phí của từng
của từng loại sản phẩm loại sản phẩm
- Phương pháp tỷ lệ: Phương pháp này áp dụng cho những doanh nghiệp đã xây dựng được chỉ tiêu giá thành kế hoạch cho từng đối tượng. Căn cứ vào tổng giá thành thực tế đã tính được và tổng giá thành kế hoạch của tất cả các đối tượng tính giá để tính tỷ lệ điều chỉnh giá thành:
Tổng giá thành thực tế
Tỷ lệ điều chỉnh giá thành =
Tổng giá thành kế hoạch
Giá thành sản xuất thực tế của loại sản phẩm i
=
Giá thành kế hoạch của loại sản phẩm i
x
Số lượng thực tế sản phẩm i
x
Tỷ lệ điều chỉnh giá thành sản phẩm
Phương pháp loại trừ: Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất đồng thời với việc chế tạo ra sản phẩm chính còn thu thêm sản phẩm phụ. Đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ, còn đối tượng tính giá thành chỉ là sản phẩm chính. Để tính giá thành của sản phẩm chính cần phải loại trừ phần chi phí của sản phẩm phụ.
Tổng giá thành sản phẩm chính
=
Tổng chi phí sản xuất thực tế trong kỳ
+
Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ
-
Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
-
Giá trị sản phẩm phụ
1.3.3. Một số phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp.
-Doanh nghiệp sản xuất giản đơn:
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn thường là những doanh nghiệp chỉ sản xuất một ít mặt hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, sản phẩm dở dang không có hoặc không đáng kể hoặc tương đối đều đặn giữa các thời điểm với nhau. Do mặt hàng ít nên kế toán chỉ sử dụng một sổ ( thẻ ) tập hợp chi phí sản xuất, việc tính giá thành sản phẩm được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp, phương pháp liên hợp.
-Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn, đối tượng tính giá thành sản phẩm là sản phẩm của từng đơn hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất, số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp tỷ lệ v.v.
Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với chi phí trực tiếp liên quan đến đơn đặt hàng nào sẽ được tập hợp trực tiếp vào thẻ tính giá thành của đơn đặt hàng đó, còn chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì được tập trung cuối mỗi kỳ hạch toán , kế toán sử dụng một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đơn và ghi vào các thẻ tính giá thành của đơn đặt hàng đó. Còn chi phí gián tiếp liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì được tập hợp chung cuối mỗi kỳ hạch toán, kế toán sử dụng một tiêu thức phân bổ thích hợp để phân bổ loại chi phí này cho từng đơn và ghi vào các thẻ tính giá thành tương ứng. Việc tính giá thành ở loại hình doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng đã hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không khớp với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đó chính là tổng giá thành sản phẩm hoàn thành. Đối với những đơn đặt hàng mà cuối kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí trên thẻ tính giá thành tương ứng đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Trong một số trường hợp theo yêu cầu của công tác quản lý mặc dù cuối kỳ đơn đặt hàng chưa hoàn thành nhưng cần xác định khối lượng công việc đã thực hiện trong kỳ, kế toán sử dụng giá thành kế hoạch hay giá thành định mức để xác định bộ phận công việc đã hoàn thành từ đó tính ra giá trị khối lượng công việc dở dang.
- Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức.
Để tính được giá thành thực tế thì trước hết kế toán phải xác định được giá thành định mức của sản phẩm trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật của mỗi loại sản phẩm và dự toán chi phí được duyệt. Khi có sự thay đổi định mức kế toán phải tính lại giá thành định mức và phần chi phí chênh lệch do thay đổi định mức. Chi phí sản xuất thực tế phát sinh trong kỳ hạch toán, kế toán tiến hành tập hợp theo từng đối tượng định mức chi phí, so sánh chi phí thực tế với chi phí định mức để xác định chênh lệch thoát ly định mức. Trên cơ sở giá thành định mức, phẩn chênh lệch do thay đổi định mức, phần chi phí thực tế thoát ly định mức, kế toán xác định được giá thành thực tế của sản phẩm theo công thức:
Giá thành thực tế sản phẩm
=
Giá thành định mức sản phẩm
±
Chênh lệch do thay đổi định mức
±
Chênh lệch do thoát ly định mức
-Doanh nghiệp có quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục là doanh nghiệp có quy trình công nghệ chế tạo sản phẩm bao gồm nhiều bước( giai đoạn ) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước là đối tượng ( hay nguyên liệu ) chế biến của bước sau. Phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoạn, công nghệ ) theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng chi phí sản xuất chung sau khi được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp hệ số ( tỷ lệ ).
+ Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm: Phương pháp này áp dụng thích hợp trong trường hợp đối tượng tính giá thành là bán thành phẩm và thành phẩm. Giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn trước là chi phí để tính giá thành bán thành phẩm ở giai đoạn sau và lần lượt kết chuyển kế tiếp cho đến thành phẩm ở giai đoạn cuối cùng. Quy trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án này như sau:
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 1
=
Chi phí nguyên vật liệu chính
+
Chi phí chế biến ở giai đoạn 1
+
Giá trị sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn 1
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2
=
Zbtp giai đoạn 1 chuyển sang
+
Chi phí chế biến ở giai đoạn 2
+
Giá trị sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn
Giá thành bán thành phẩm giai đoạn 2
=
Zbtp giai đoạn n-1 chuyển sang
+
Chi phí chế biến ở giai đoạn n
+
Giá trị sản phẩm đầu kỳ, cuối kỳ giai đoạn n
+ Tính giá thành phân bước theo phương án không có bán thành phẩm: Theo phương pháp này đối tượng tính giá thành chỉ là thành phẩm sản xuất hoàn thành ở giai đoạn công nghệ sản xuất cuối cùng và việc kết chuyển chi phí giữa các giai đoạn tính vào giá thành của từng thành phẩm được thực hiện theo trình tự sau:
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành
ở
giai đoạn n
Chi phí nguyên vật liệu chính phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
Chi phí bước 1 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
Chi phí bước 2 phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
Chi phí bước n phân bổ cho sản phẩm hoàn thành
Chương 2
Tình hình thực về công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giầy Thăng Long
2.1. Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty giầy Thăng Long được thành lập theo quyết định số 210 ngày 14/04/1990 của Bộ Công nghiệp nhẹ, Công ty giầy Thăng Long là một đơn vị hạch toán độc lập, có trụ sở: Đường Nguyễn Tam Trinh- Mai Động-Hai Bà Trưng - Hà Nội.Tên giao dịch: THANG LONG SHOES COMPANY.
Sản phẩm chủ yếu là giầy, dép xuất khẩu và các sản phẩm từ da. Có thể nói công ty giầy Thăng Long có quá trình hình thành và phát triển chưa dài và có thể chia làm 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn 1: Từ năm 1990-1992.
Thời gian đầu số lượng cán bộ công nhân viên là 300 người và với số vốn ban đầu là 5.000.000 đồng, với tổng diện tích mặt bằng của công ty là 4.000 m2.
Trong đó: . 2.000 là nhà xưởng
. 2.000 là nhà kho
Ngay từ khi thành lập, mục tiêu hoạt động sản xuất của công ty là gia công mũ, giầy cho Liên Xô cũ, theo luận chứng kinh tế kỹ thuật với công suất là 4.000.000 đôi mũ giầy trong một năm. Trong những năm đầu khi mới thành lập, công ty mới xây dựng được 2 xưởng sản xuất và một số công trình phục vụ. Tuy nhiên, trong giai đoạn này công ty hoạt động trong qúa trình chuyển đổi từ cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Thêm vào đó năm 1990 Liên Xô cũ có nguy cơ tan rã, do vậy công ty gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất -kinh doanh: không được đầu tư vốn, phải nghỉ chờ cấp trên giải quyết. Để duy trì sự tồn tại của công ty, ban lãnh đạo và cán bộ công nhân viên trong công ty đã có kế hoạch tìm kiếm thị trường mới, cải tiến sản xuất, chuyển sang sản xuất giầy vải xuất khẩu. Với chính sách mở cửa, tranh thủ hai nguồn vốn vay ngân hàng và vốn nhà nước cấp, công ty vừa đầu tư xây dựng, vừa đào tạo lại đội ngũ công nhân viên để chuẩn bị sản xuất trong giai đoạn sau.
+ Giai đoạn 2: Từ năm 1992 đến nay.
Đây là giai đoạn công ty thực sự chuyển hẳn từ sản xuất kinh doanh theo cơ chế bao cấp sang cơ chế thị trường với quyết tâm của toàn ban lãnh đạo và tập thể cán bộ công nhân viên trong công ty cùng với sự giúp đỡ của các xí nghiệp cùng ngành, công ty đã dần dần khẳng định vị trí của mình trên thị trường. Công ty đã huy động nguồn vốn của liên hiệp da giầy từ ngân hàng cùng với sự hỗ trợ của công ty giầy Hiệp Hưng về kỹ thuật sản xuất, quy trình công nghệ để đầu tư thiết bị vào sản xuất giầy vải xuất khẩu. Qua tìm tòi nghiên cứu nhu cầu tiêu dùng cả trong và ngoài nước, sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng trê thị trường, tăng thêm uy tín cho công ty, qua đó tăng thị phần và thu được nhiều lợi nhuận. Công ty đã có những bạn hàng truyền thống như: Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc v.v. Hơn thế nữa, sản phẩm của công ty cũng được chấp nhận tại thị trường Châu Âu giúp quy mô sản xuất của công ty ngày càng mở rộng và phát triển.
Đến nay cùng với sự ủng hộ của Bộ Công nghiệp nhẹ và các xí nghiệp trong ngành, công ty đã phát triển lớn mạnh không ngừng, số lượng công nhân viên của công ty lên đến 1.600 người và sản lượng sản xuất hàng năm là 1.500.000 ( đôi ) giầy xuất khẩu / năm. Đạt được thành tựu này phải kể đến công lao to lớn của ban lãnh đạo công ty, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo thu nhập cho cán bộ công nhân viên
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của công ty
Chấp hành QĐ 217/HĐBT về chế độ bảo toàn và phát triển của doanh nghiệp cùng với chủ trương của công ty " giữ vững tối đa năng lực sản xuất của công ty, tích cực năng động tìm kiếm bạn hàng, mở rộng thị trường bằng cách tiếp cận cơ sở trong và ngoài nước đặc biệt là các nước công nghiệp phát triển trên thế giới. Tìm mọi biện pháp mua sắm, đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ hiện đại nhằm cho ra đời các loại sản phẩm mới có chất lượng cao phù hợp với nhu cầu của thị trường hiện nay ".
Trước đây nhiệm vụ của công ty là sản xuất theo chỉ tiêu pháp lệnh của Nhà nước. Chuyển sang cơ chế thị trường với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, nhu cầu về các loại giầy vải, giầy thể thao trên thị trường thế giới và trong nước ngày càng cao. Để đẩy mạn sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm công ty đã và đang tiếp tục đầu tư công nghệ máy móc thiết bị nâng cao trình độ kỹ thuật, trình độ tay nghề của công nhân viên tạo ra những sản phẩm mới có giá trị đạt tiêu chuẩn chất lượng với chi phí thấp nhất để chiếm lĩnh thị trường. Hơn 90% sản phẩm chính của công ty là để xuất khẩu, điều đó đòi hỏi công ty phải luôn luôn cải tiến, thay đổi mẫu mã, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chất lượng của khách hàng. Đó cũng là động lực, sức ép buộc công ty phải liên tục đổi mới sản phẩm, đổi mới công nghệ nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất. Những đòi hỏi đó thực hiện hay không phụ thuộc rất nhiều vào trình độ thiết công nghệ của công ty.
Nguồn vốn đầu tư cho đổi mới công nghệ của công ty bao gồm:
+ Vốn Nhà nước cấp ( vốn ngân sách )
+ Vốn vay ngân hàng
+ Vốn hợp tác đầu tư với nước ngoài
+ Vốn tự có và vốn huy động của cán bộ công nhân viên
2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
Công ty giầy Thăng Long trực thuộc Tổng công ty da giầy, là đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, có quyền tự tổ chức quản lý theo một cấp, quản lý để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
- Mô hình tổ chức quản lý: đứng đầu là ban giám đốc gồm 1 giám đóc và 1 phó giám đốc, sau đó là các phòng ban được chia thành khối quản lý và khối kinh doanh,
- Cơ cấu tổ chức của công ty được thực hiện theo một chế độ thủ trưởng.
Bộ máy tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh của công ty giầy Thăng Long được biểu diễn bằng sơ đồ sau: ( hình vẽ )
Trong đó chức năng và vị trí bộ phận được sắp xếp như sau:
- Giám đốc công ty: Là người điều hành quản lý, giữ vị trí quan trọng nhất và chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của công ty.
- Phó giám đốc công ty: Là người có trách nhiệm chỉ đạo chung về hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu, tìm kiếm bạn hàng, giao dịch, kinh doanh.
- Phòng tổ chức hành chính: bao gồm 11 người, phòng này có chức năng làm tốt công tác quản lý nhân sự, thực hiện chế độ thanh toán tiền lương v.v. cho cán bộ công nhân viên, làm tốt công tác hành chính phục vụ cho khách hàng trong và ngoài công ty, đồng thời làm các công tác khác như văn thư, bảo mật, tiếp tân, y tế, vệ sinh v.v.
- Phòng kỹ thuật: bao gồm 14 người, phòng này có chức năng nghiên cứu tạo ra đơn pha chế cao su, rà soát, sửa đổi bổ sung nguyên vật liệu, hưỡng dẫn kiểm tra quy trình công nghệ và đối ngoại về công tác kỹ thuật, định mức vật tư hoá chất và theo dõi các chỉ tiêu có lý nhận mẫu giầy của các đơn đặt hàng, nghiên cứu tạo ra mẫu giầy mới.
- Phòng kinh doanh: bao gồm 15 người, được chia làm 2 phòng: phòng kế hoạch vật tư và phòng xuất nhập khẩu. Nhiệm vụ của phòng kinh doanh là trung tâm điều hành mọi hoạt động sản xuất của công ty, ký kết các hợp đồng, chuẩn bị các điều kiện cho sản xuất ( như vật tư, nguyên liệu v.v. ) một cách đồng bộ, làm các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá, quản lý toàn bộ hệ thống kho tàng của công ty v.v.
- Phòng tài vụ: gồm 7 người với chức năng chính là quản lý tất cả mọi hoạt động tài chính của công ty đồng thời quản lý dòng tài chính ra vào nhằm ddạt hiệu quả cao nhất.
- Phòng bảo vệ: thực hiện nhiệm vụ bảo vệ mọi mặt trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và làm công tác quân sự theo quy định.
- Phân xưởng cơ điện: có chức năng theo dõi sửa chữa toàn bộ hệ thống thiết bị của công ty đồng thời chế tạo một số dụng cụ cũng như máy móc đơn giản cho sản xuất .
- Xí nghiệp đế cao su: gồm 2 phân xưởng: phân xưởng luyện cán cao su và phân xưởng ép đế. Nhiệm vụ của xí nghiệp này là tiếp nhận cao su nguyên liệu và các hoá chất theo kế hoạch đế chế biến ra thành đế cao su và ép thành các loại đế giầy.
- Bốn xí nghiệp sản xuất giầy vải: được đặt tại công ty có nhiệm vụ sản xuất các loại đế giầy theo các đơn đặt hàng.
- Nhà mấy giầy Chí Linh đặt tại Hải Dương và xí nghiệp giầy Thái Bình tại Thái Bình: đây là 2 cơ sở sản xuất được mở nhằm tận dụng khung mặt bằng, lực lượng lao động dồi dào nhiệm vụ: sản xuất các loại giầy theo các đơn đặt hàng do công ty Thăng Long gửi đến.
Sơ đồ: cơ cấu tổ chức của Công ty giầy Thăng Long
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng tổ chức hành chính
Phòng kỹ thuật
Phòng tài
vụ
Phòng bảo
vệ
Phòng xuất nhập khẩu
Phòng kế hoach vật
tư
Xí nghiệp giầy vải
1
Nhà máy giầy Chí Linh Hải Dương
Phân xưởng cơ điện
Xí nghiệp giầy vải
4
Xí nghiệp đế
cao
su
Xí nghiệp giầy Thái Bình
…………
2.1.4. Đặc điềm quy trình công nghệ sản xuất của công ty
Công ty có 6 xí nghiệp sản xuất chính, trong mỗi xí nghiệp đều có 3 phân xưởng với chức năng nhiệm vụ như sau:
- Phân xưởng chuẩn bị sản xuất: đảm nhận khâu đầu của quy trình sản xuất là bồi và cắt vải. Tuỳ theo đơn đặt hàng mà phân xưởng này sử dụng những nguyên liệu phù hợp, chủ yếu là vải bạt các màu, phin, xốpv.v. phân xưởng sẽ tiến hành các công việc như: cắt, độn, đắt hậu, lót cổ, lót lữa giầy, nẹp ô dềv.v. để chuyển cho bộ phận may mũ giầy, Tuỳ theo loại, kích cỡ mẫu mã mà các chi tiết của giầy được cắt phù hợp. Sau khi cắt nguyên liệu được chuyển đến máy bồi để bết dính các vật liệu này bằng một loại keo dính. Sản phẩm của phân xưởng chuẩn bị sản xuất được chuyển sang phân xưởng may để may mũ giầy.
Thực chất phân xưởng này có nhiệm vụ chuẩn bị các nguyên vật liệu một cách đồng bộ cho phân xưởng để phân xưởng may đưa ra sản phẩm của mình là các mũ giầy hoàn chỉnh.
- Phân xưởng may mũ giầy: Đầu vào của phân xưởng là sản phẩm cảu phân xưởng chuẩn bị sản xuất, sau khi tiếp nhận các chi tiết sản phẩm, phân xưởng tiến hành may mũ giầy hoàn chỉnh, quá trình may phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật như: đấu góc, kẻ chỉ, may nẹp, vào mũ v.v. ngoài ra phân xưởng còn đảm nhận các khâu như dập ô dềv.v. Sau đó các mũ giầy sẽ được chuyển sang phân xưởng giầy.
- Phân xưởng hoàn chỉnh giầy: Đảm nhận khâu cuối cùng của quy trình sản xuất là hoàn chỉnh giầy thành phẩm. Tại đây, mũ giầy, đế cao su cùng với các nguyên liệu phụ như: dây giầy, giấy lót giầy, phom giầyv.v. phân xưởng giầy tiến hành sản xuất và đưa ra sản phẩm của mình là những đôi giầy hoàn chỉnh.
Để phụ vụ cho xí nghiệp giầy vải là xí nghiệp đế cao su vơi nhiệm vụ là chế biến cao su để sản xuất đế giầy bằng cao su. Phân xưởng này sử dụng nguyên liệu là cao su, cao su trước tiên được cán thô, sau đó là cán tinh và cuối cùng được qua máy cán và đưa vào chặt thành xoải chuyển cho phân xưởng hoàn chỉnh giầy.
Như vậy, quy trình công nghệ sản xuất tại công ty giầy Thăng Long là quy trình khép kín từ đầu đến cuối với 2 bán thành phẩm chính là đế giầy và mũ giầy, sau đó thực hiện việc gò lắp ghép với nhau trong phân xưởng hoàn chỉnh giầy để thành những đôi giầy hoàn chỉnh.
Với quy trình công nghệ sản xuất tương đối giản đơn và các trang thiết bị, nhà xưởng, máy móc thiết bị khá hiện đại. Vì vậy, chất lượng sản phẩm của công ty đã được thị trường chấp nhận.
Sơ đồ: Quy tình công nghệ sản xuất
Phân xưởng chuẩn bị
Mũ giầy
Đế giầy
Xí nghiệp đế cao su
Phân xưởng may mũ giầy
Nhập kho
Phân xưởng giầy
Giầy thành phẩm
NL (Vải NL NL
các loại) Cao su
hoá chất
Ngoài các xí nghiệp sản xuất chính là 6 xí nghiệp giầy vải và 1 xí nghiệp đế cao su, tại công ty còn có 1 phân xưởng cơ điện, phân xưởng này có nhiệm vụ rất quan trọng là sửa chữa hệ thống thiết bị cho các xí nghiệp, phân xưởng trong công ty để kịp thời phục vụ sản xuất.
Sơ đồ: Mối quan hệ giữa các xí nghiệp.
Phân xưởng cơ điện
xí nghiệp đế cao su
xí nghiệp giầy vải
Phân xưởng chuẩn
bị
Phân xưởng may mũ giầy
Phân xưởng hoàn chỉnh giầy
Phân xưởng cán luyện cao su
Phân xưởng ép
đế
Đế cao su
Giầy vải
2.1.5. Tình hình hoạt động của công ty trong những năm qua
Trong những năm qua, công ty giầy Thăng Long đã không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, đa dạng hoá mẫu mã chủng loại sản phẩm, đầu tư máy móc thiết bị tiên tiến, đào tạo tay nghề cho người lao động, tìm các nguồn cung cấp nguyên vật liệu đầu vào với giá rẻ v.v. để tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đẹp đáp ứng nhu cầu của thị trường. Thành quả của công ty ngày nay đã có sự đóng góp không nhỏ trong công tác quản lý chi phí, đây là yếu tổ để hạ giá thành sản phẩm, giúp công ty có được lợi thế cạnh tranh so với các đối thủ khác. Thực tế là 10 năm qua thị trường tiêu thụ của công ty không ngừng mở rộng không chỉ ở trong nước mà còn cả ở các nước Tây Âu: Italia, Anh, Đức, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc v.v.
Hoạt động của công ty giầy Thăng Long được thể hiện qua số bảng sau:
Bảng kết quả kinh doanh thời kỳ 1998 - 2000
Chỉ tiêu
Đơn vị
1998
1999
2000
1.Tổng sản phẩm sản xuất
Trong đó:
- Giầy xuất khẩu
- Giầy nội địa
đôi
đôi
đôi
3.708.052
1.950.948
1.757.104
4.609.243
1.560.412
2.748.831
4.346.350
1.454.576
2.891.744
2.Giá trị sản xuất công nghiệp
Tr. đ
76.550
90.007,6
92.751,82
3.Doanh thu
Trong đó:
-Doanh thu nội địa
-Doanh thu xất khẩu
Tr. đ
Tr. đ
Tr. đ
103.582
16.850,5
86.731,5
127.883
41.938,4
85.944,6
107.694
47.126,8
60.367,2
4.Nộp ngân sách
Tr. đ
2.633,52
2.380,2
1.597,0
5.Lợi nhuận
Tr. đ
902
1.309,6
1.438
( Nguồn: Phòng tổ chức hành chính - Công ty giầy Thăng Long )
Qua bảng trên ta thấy: doanh thu năm 1999 của công ty đạt mức cao nhất là: 127.883 Tr.đ với mức tăng so với năm 1998 là 24.301 Tr.đ ( 127.883 - 103.582 ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 23,46% ( 123,46% - 100% ). Song năm 2000 mức doanh thu đã giảm đi một lượng 20.189 Tr.đ ( 107.694 - 127.883 ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 15,79% ( 84,21% - 100% ), nguyên nhân làm cho mức doanh thu của năm 2000 / 1999 giảm là do doanh thu xuất khẩu giảm là 25.577,4 Tr.đ ( 60.367,2 - 85.944,6 ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 29,76% ( 70,24% - 100% ). Mặc dù doanh thu xuất khẩu giảm do lượng hàng tiêu thụ giảm do phải cạnh tranh với các đối thủ khác, nhưng qua bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy doanh thu nội địa đang từng bước tăng dần, cụ thể năm 2000 / 1999 doanh thu nội địa đã tăng 5.388,4 Tr.đ ( 47.326,8 - 41.938,4 ) tương ứng với tỷ lệ tăng 12,85% ( 112,85% - 100%). Đây là điều đáng mừng vì thị trường nội địa đang chấp nhận mặt hàng của công ty, hay nói đúng hơn công ty giầy Thăng Long đã mạnh dạn đổi mới thiết bị công nghệ, đa dạng hoá các loại mẫu mã giầy đồng thời thực hiện các biện pháp tối ưu nhằm làm hạ thấp mức giá thành sản phẩm của công ty, chính điều này đã tạo lợi thế to lớn giúp sản phẩm của công ty có thể cạnh tranh với các sản phẩm của các công ty cùng ngành và từng bước chiếm lĩnh thị trường trong nước. Với lợi thế trên trong 3 năm 1998, 1999, 2000 lợi nhuận của công ty đã được cải thiện đáng kể, cụ thể:
- Năm 1999 / 1998: lợi nhuận tăng 407,6 Tr.đ ( 1.309,6 Tr.đ - 902 Tr.đ ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 45,2% ( 145,2% - 100% )
- Năm 2000 / 1999: lợi nhuận tăng là 128,4 Tr.đ(1.438 Tr.đ - 1.309,6 Tr.đ) tương ứng với tỷ lệ tăng 9,8% ( 109,8% - 100% )
Có thể nói giá trị sản xuất công nghiệp tăng chậm và xuất khẩu giảm nhưng lợi nhuận của công ty vãn đi vào ổn định. Đây là một thành công do công ty đã chú trọng hướng vào thị trường nội địa. Từ việc lợi nhuận tăng một cách ổn định sẽ giúp cho công ty có thể mở rộng quy mô sản xuất cả về chiều rộng lẫn chiều sâu và đây sẽ là lợi thế rất lớn để tạo ra những sản phẩm có mẫu mã đep, giá thành thấp giúp công ty không chỉ giữ được thị phận sẵn có mà còn mở rộng thị trường ra các nước khác trên thế giới.
2.2. Tình hình thực tế về công tác kế toán hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty giầy Thăng Long
2.2.1. Đặc điềm công tác kế toán của công ty giầy Thăng Long
a) Nhiệm vụ của bộ máy kế toán
Nhiệm vụ của kế toán công ty giầy Thăng Long là tổ chức, quản lý mọi mặt hoạt động liên quan đến công tác tài chính kế toán như: tổng hợp thu chi, công nợ, giá thành, dự toán sử dụng vốn v.v.
Hiện nay công ty áp dụng mô hình tổ chức kế toán tập trung. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán cụ thể như sau:
- Phòng kế toán tài vụ bao gồm 7 người:
. Trưởng phòng kế toán: là người có nhiệm vụ phụ trách chung đồng thời phụ trách công tác tài chính.
. Phó phòng kế toán: là người phụ trách công tác kế toán của công ty thực hiện công tác kế toán tổng hợp. Ngoài ra còn đồng thời phụ trách tài sản cố định và kế toán thanh toán với người bán.
. Kế toán tiền lương, BHXH, tiền mặt: làm nhiệm vụ theo dõi tình hình thanh toán tiền lương, tiền bảo hiểm của cán bộ công nhân viên. Đồng thời theo dõi tình hình trích, lập sử dụng các quỹ công ty, tình hình thu, chi, tồn quỹ tiền mặt.
. Kế toán giá thành, tiêu thụ: làm nhiệm vụ tổng hợp tính toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản xuất sản phẩm trong kỳ đồng thời theo dõi việc xuất, tồn kho sản phẩm.
. Thủ quỹ, thống kê tổng hợp: giữ quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu chi tiền mặt, cuối ngày đối chiếu với số liệu của kế toán t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0532.doc