Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại công ty sản xuất Gạch Block Đà Nẵng

MỤC LỤC

Lời mở đầu 1

PHẦN I

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ

SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

I. Những vấn đề chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm 2

1. Khái niệm chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 2

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất 2

1.2. Khái niệm giá thành sản phẩm 2

1.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3

2. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 3

2.1. Phân loại chi phí sản xuất 3

2.2. Phân loại giá thành sản phẩm 6

3. Vai trò, nhiệm vụ của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm 6

3.1. Vai trò của hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 6

3.2. Nhiệm vụ hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 8

II. Đối tượng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản

phẩm 8

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất - đối tượng tính giá thành 8

1.1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 8

1.2. Đối tượng tính giá thành 9

2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 9

2.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo chi tiết sản phẩm hay

bộ phận sản phẩm 9

2.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm. 9

2.3. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm 10

2.4. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo đơn đặt hàng 10

2.5. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo giai đoạn công nghệ 10

3. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 10

3.1. Phương pháp trực tiếp 10

3.2. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ 10

3.3. Phương pháp tổng cộng chi phí 11

3.4. Phương pháp hệ số 11

3.5. Phương pháp tỷ lệ 11

3.6. Phương pháp liên hợp 12

III. Nội dung hạch toán chi phí sản xuất 12

1. Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí NVL trực tiếp 12

1.1. Nội dung của hạch toán chi phí NVL trực tiếp 12

1.2. Phương pháp hạch toán 13

2. Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 14

2.1. Nội dung 14

2.2. Phương pháp hạch toán 15

IV. Tổng hợp chi phí sản xuất và đáng giá sản phẩm dở dang 15

1. Tổng hợp chi phí sản xuất 15

1.1. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKTX 16

1.2. Đối với doanh nghiệp áp dụng phương pháp KKĐK 16

2. Đánh giá sản phẩm dở dang 17

2.1. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo chi phí NVL chính 18

2.2. Xác định giá trị sản phẩm dỡ dang theo phương pháp ước tính sản

lượng hoàn thành tương đương 18

2.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến 19

2.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo giá thành định mức 19

V. Phương pháp tính giá thành sản phẩm 19

1. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn 19

2. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng 20

3. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế

biến liên tục 21

PHẦN II

TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH BLOCK ĐÀ NẴNG

A. Giới thiệu khái quát về công ty 23

I. Quá trình hình thành và phát triển của công ty gạch block 23

II. Đặc điểm nhiệm vụ mục tiêu sản xuất kinh doanh của công ty 24

1. Đặc điểm 24

2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh 25

3. Mục tiêu 25

III. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý công ty 26

1. Bộ máy quản lý của công ty 26

2. Chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ 26

3. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty 28

IV. Tổ chức công tác kế toán tại công ty 29

1. Cơ cấu bộ máy kế toán 29

2. Nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên kế toán 29

2.1. Kế toán trưởng 30

2.2. Kế toán tổng hợp, TSCĐ kiêm phó phòng tài chính kế toán 30

2.3. Kế toán thanh toán, ngân hàng, tiền lương, thuế 31

2.4. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và tiêu thụ 31

2.5. Kế toán công nợ 31

2.6. Thủ quỹ 32

3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty. 32

B. Tình hình thực tế công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm gạch tại công ty Sản xuất Gạch Block 34

I. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành

sản phẩm 34

1. Đối tượng 34

2. Phương pháp hạch toán 34

II. Nội dung và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất sản phẩm gạch tại

công ty 34

1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 34

1.1. Đặc điểm và định mức sử dụng nguyên vật liệu tại công ty 34

1.2. Hạch toán xuất kho nguyên vật liệu 35

2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 42

2.1. Trình tự hạch toán 42

2.2. Hạch toán các khoản trích theo lương 43

3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 44

3.1. Chi phí nhân viên phân xưởng 44

3.2. Hạch toán chi phí nhiên liệu 45

3.3. Hạch toán chi phí công cụ dụng cụ 45

3.4. Chi phí khấu hao TSCĐ tại phân xưởng 46

3.5. hạch toán chi phí dịch vụ mua ngoài 46

3.6. Hạch toán chi phí bằng tiền khác tại phân xưởng 47

4. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng loại sản phẩm 47

4.1. Phân bổ chi phí sản xuất chung 47

III. Tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm 48

1. Tổng hợp chi phí sản xuất 48

2. Đánh giá sản phẩm dở dang 48

3. Tính giá thành sản phẩm 48

PHẦN III

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY GẠCH BLOCK

I. Nhận xxét về hạch toán chi phí sản xuất và tínhd giá thành sản phẩm gạch

tại công ty 49

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 49

2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 49

3. Đối tượng tính giá thành 49

4. Phương pháp tính giá thành 49

II. Hoàn thiện về công tác kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm gạch 50

1. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất 50

2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 50

3. Đối tượng tính giá thành và phương pháp tính giá thành 50

4. Hạch toán chi phí sản xuất 51

4.1. Hạch toán chi phí NVL trực tiếp 51

4.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp 52

4.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung 53

5. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành 55

5.1. Tập hợp chi phí sản xuất 55

5.2. Kiểm kê và đánh giá sản phẩm dở dang 55

5.3. Tính giá thành sản phẩm 56

Kết luận 58

 

 

 

doc58 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 4584 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại công ty sản xuất Gạch Block Đà Nẵng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h tương đương = Số lượng sản phẩm dở dang x Số lượng hoàn thành tương đương Phương pháp tính: Đối với chi phí nguyên vật liệu chính (hoặc chi phí vật liệu trực tiếp) tính cho sản phẩm dở dang cách tính tương tự như phương pháp trên. Chi phí chế biến tính cho sản phẩm dở dang như sau: Chi phí SP dở dang cuối kỳ = CP chế biến DDĐK + CP chế biến PSTK x Số lượng SP HT tương đương SL SP h. thành + SL SP h. thành tương đương Tổng cộng lại ta sẽ được chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ. Phương pháp này chỉ áp dụng khi NCL được đưa vào đều đặn trong quá trình sản xuất sản phẩm. 2.3. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến: Phương pháp này tương như như phương pháp xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp ước tính sản lượng hoàn thành tương đương nhưng tốc độ hoàn thành là 50%. Chỉ nên áp dụng phương pháp này ở những doanh nghiệp mà chi phí chế biến chiếm tỷ trọng nhỏ trong quá trình sản phẩm hoặc sản phẩm dở dang chỉ đều ở từng công đoạn: từ công đoạn đầu đến công đoạn cuối. 2.4. Xác định giá trị sản phẩm dở dang theo giá thành định mức: Phương pháp này được áp dụng trên cơ sở giá thành định mức được xây dựng cho từng nguyên công, từng chi tiết, từng bộ phận kết cấu của sản phẩm căn cứ vào đó để xác định chi phí của sản phẩm dở dang. Phương pháp này đòi hỏi có định mức chi phí hoàn chỉnh. V. PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất giản đơn: Các doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất tương đối đơn giản chỉ sản xuất một hoặc một số mặt hàng với khối lượng lớn chu kỳ sản xuất không dài, tính chất sản phẩm làm ra không phức tạp, sản phẩm dở dang không có hoặc có rất ít như doanh nghiệp điện nước, khí nén... Nếu sản xuất một mặt hàng thì đối tượng hạch toán chi phí trùng với đối tượng tính giá thành sản phẩm. Giá thành đơn vị sản phẩm = Giá trị SP DDĐK + CP SXPSTK - Giá trị SPDDCK Số lượng SP hoàn thành trong kỳ Nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều mặt hàng nhưng được chế tạo từ những vật liệu giống nhau, quy trình công nghệ như nhau, sản phẩm chỉ khác nhau ở quy cách, kích thước ... thì phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là theo nhóm sản phẩm, phương pháp tính giá thành là phương pháp liên hợp. 2. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng: Các doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng thường là những doanh nghiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc hoặc sản xuất hàng loạt nhỏ do đó kế toán tiến hành tập hợp chi phí theo từng đơn đặt hàng của người mua. Đối tượng tính giá thành là sản phẩm của từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn đặt hàng sẽ áp dụng phương pháp thích hợp như: phương pháp chi tiết, phương pháp hệ số, phương pháp tổng cộng chi phí hay liên hợp... * Đặc điểm của việc tập hợp chi phí trong của doanh nghiệp này là: - Toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng của khách hàng, không kể số lượng đơn vị sản phẩm đó nhiều hay ít, quy trình sản xuất đơn giản hay phức tạp. - Đối với các chi phí trực tiếp như chi phí NVL, chi phí nhân công phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó theo chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chi phí. - Đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp theo nơi phát sinh chi phí xong sẽ phân bổ cho từng đơn hàng theo tiêu chuẩn phù hợp như: giờ công sản xuất chi phí nhân công trực tiếp. - Việc tính giá thành ở các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành thường không nhất trí với kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp được theo đơn đặt hàng đó đều coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ chuyển sang kỳ sau. Đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí đã tập hợp được theo đơn đặt hàng đó chính là tổng giá thành của đơn vị và giá thành đơn vị được tính bằng cách: Tổng giá thành của đơn đặt hàng Số lượng sản phẩm trong đơn đặt hàng Tuy nhiên trong các doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất dài như: đóng tàu, chế tạo máy có thể chia đơn đặt hàng chính ra đơn đặt hàng phụ theo giai đoạn hoàn thành của đơn hàng. Mỗi đơn đặt hàng lập cho một chi tiết hoặc một bộ phận sản phẩm. 3. Đối với doanh nghiệp có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục: Đặc điểm của các doanh nghiệp thuộc loại hình này là quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm chia ra nhiều giai đoạn hay nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm, bán thành phẩm bước trước là đối tượng chế biến ở bước sau. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó, chi phí sản xuất chung được tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu chuẩn thích hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí hay hệ số (tỷ lệ) 3.1. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo phương án có tính giá thành bán thành phẩm: Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm sản xuất ở các bước có thể dùng làm thành phẩm bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển sang bước sau được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục Chi phí gọi là kết chuyển tuần tự . Trình tự tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo phương án này có thể biểu diễn qua sơ đồ sau: Chi phí NV,VLC å bán thành phẩm bước 1 ... å bán thành phẩm bước (n-1 ) Chi phí chế biến bước 1 Chi phí chế biến bước 2 Chi phí chế biến bước n + + + å bán thành phẩm bước 1 å bán thành phẩm bước 2... å thành phẩm 3.2. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo phương án không tính giá thành bán thành phẩm: Theo phương pháp này thì không tính giá thành của bán thành phẩm trong mỗi giai đoạn công nghệ. Chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành sản phẩm một cách song song. Chính vì thế trong thực tế người ta còn gọi phương pháp này là phương pháp kết chuyển song song. * Sơ đồ trình tự tính giá thành theo phương án: Không tính giá thành bán thành phẩm: Chi phí NL,VLC tính cho thành phẩm Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm å của TP PHẦN II TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH BLOCK ĐÀ NẴNG A. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY I. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY GẠCH BLOCK: Công ty Xây dựng và Sản xuất Gạch Block Đà Nẵng là doanh nghiệp Nhà nước được Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng thành lập theo quyết định số 1060/QĐ-UB ngày 29/4/1997. Trên cơ sở thống nhất của Bộ xây dựng và Tổng công ty Điện lực Việt Nam bằng nguồn vốn liên daonh của Công ty Xây dựng số 7 (nay là Tổng công ty xây dựng miền Trung) và Công ty Xây lắp điện 3) Đây là công ty liên doanh giữa 2 doanh nghiệp Nhà nước với nguồn vốn kinh doanh ban đầu là : 8.050.007.352đ. Trong đó: - Vốn cố định: 7.746.628.974đ. - Vốn lưu động: 303.987.378đ. Mỗi bên liên doanh góp 50% vốn. Sản phẩm của công ty là các loại gạch bêtông block, đa dạng về chủng loại mẫu mã và tuỳ theo nhu cầu của khách hàng như: + Gạch ziczắc, bạch lục lăng. + Gạch hoa thị, gạch sân khấu và gạch chữ I. + Gạch lẩy. Dùng để lát vỉa hè, vườn hoa, sân bãi, công viên... ngoài ra công ty sản xuất các loại gạch lấy có kích cỡ khác nhau dùng để xây nhà thay thế các loại gạch đất nung truyền thống. Gạch bêtông block được sản xuất trên dây chuyền tự động trên 90% với công nghệ cùng ép, bán khô nên có cường độ chịu lực cao. Vật liệu dùng để sản xuất gạch chủ yếu là tại chõo như: ximăng PC30, đá 0,5x1, cát, bột màu, phụ gia. Công ty thành lập và đi vào sản xuất chính thức năm 1998. Thời gian đầu công ty gặp rất nhiều khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm vì sản phẩm của công ty, còn mới mẻ với dân chúng. Đến nay qua thời gian tiếp cận thị trường bằng những chính sách hợp lý công ty đã thu được những kết quả đáng kể. II. ĐẶC ĐIỂM NHIỆM VỤ MỤC TIÊU SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY: 1. Đặc điểm: Sản phẩm: gạch xây và gạch lát vĩa hè, gạch sân khấu, công viên, vườn hoa. Có cường độ chịu lực cao, khả năng cách nhiệt tốt, chống thấm cao kích cỡ lớn so với gạch đất sét nung (bằng 5 - 12 lần thể tích viên gạch nung truyền thống) giảm thời gian thi công, tiết kiệm được nhân công, giá thành 1m2 xây dựng bằng gạch block lát đường, vỉa hè: có cường độ chịu lực cao, rất bền đối với tải trọng xung và lực nằm ngang, sau khi lót xong có thể sử dụng ngay không cần trát mạch, tiết kiệm được vật liệu và nhân công, khi cần có thể thay đổi kiểu dáng đường và kích thước, có tính thẩm mỹ cao. Nguyên vật liệu: - Nguyên vật liệu chính: ximăng, cát vàng, cát trắng, đá dăm. - Nguyên vật liệu phụ: phụ gia, bột màu. Việc cung ứng nguyên vật liệu cho công ty là hoàn toàn thuận lợi vì công ty nằm gần vùng nguyên liệu có cự ly vận chuyển £ 10km. Các chỉ tiêu lượng hoá của nguyên vật liệu cung cấp cho công ty như sau: + Cát hoà khánh : SiO2: 98,6%. Al2O5: 0,2% Fe2O3: 0,03% CaO: 0,07% Tạp chất: 1,1% Dây chuyền thiết bị: do Hàn Quốc sản xuất 90% là tự động hoá. Năng lực sản xuất" 25.000.000 viên quy tiêu chuẩn (Vqtc/năm) Trong đó: + Kích thước gạch tiêu chuẩn: 190 x 90 x 60. + Số ngày sản xuất trong năm: 300 ngày. + Số ca sản xuất trong ngày: 2 ca. + Hệ số quy tiêu chuẩn (kqtc) của các loại gạch do công ty sản xuất so với gạch quy tiêu chuẩn. Đối với gạch lẩy: 100 x 90 x 390 có Ktqc = 5,06. Đối với gạch lẩy: 150 x 190 x 390 có Ktqc = 7,04 Đối với gạch lẩy: 190 x 190 x 390 có Ktqc = 9,61 Đối với gạch lát vỉa hè: 60 x 112,5 x 225 có Ktqc = 1,48. Công nghệ sản xuất gạch block của công ty theo công nghệ thông dụng hiện nay là sản xuất bằng phương pháp nâng ép . Một dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh bao gồm các bộ phận: máy sung ép, máy trộn hỗn hợp nguyên liệu phối liệu, hệ thống khung các loại, máy xếp dỡ vận chuyển đến bãi sản phẩm được điều khiển tự động hoặc bán tự động. 2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh: Với đặc điểm của mình công ty có những chức năng và nhiệm vụ sau: Sản xuất những sản phẩm thoả mãn nhu cầu cần thiết của thị trường và đem lại hiệu quả kinh tế cao như: + Giảm bớt tiêu hao năng lượng (than, củi) để làm gạch. + Bảo vệ được môi trường, người lao động làm việc trong môi trường không độc hại . + Bảo vệ được chất lượng công trình , năng suất thi công cao. 3. Mục tiêu: Mục tiêu lâu dài là tạo ra sản phẩm xây dựng đa năng hơn không ảnh hưởng đến môi sinh, môi trường, gạch block là vật liệu xây dựng công trình có chất lượng cao. Việc sử dụng gạch block trong xây dựng là một trong những biện pháp kinh tế lớn, tạo việc làm cho người lao động, giá thành gạch block sản xuất rẻ xây lắp nhanh dẫn đến giá thành công trình thấp. Gạch blọc là loại vật liệu xây dựng bền có nhiều ưu điểm lớn so với gạch đất sét nung truyền thống cho nên việc thay thế vật liệu xây dựng từ gạch đất sét nung sang gạch block là sự cần thiết. III. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ CÔNG TY 1. Bộ máy quản lý của công ty: Tổ chức bộ máy quản lý ở công ty là để chỉ đạo và giám sát kế hoạch sản xuất nói chung và giám sát chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất của phân xưởng và đội xây lắp. Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức vận hành theo nguyên tắc trực tuyến chức năng được thể hiện qua sơ đồ sau: Hội đồng quản trị 1. Chủ tịch 1. Phó chủ tịch 4. Uỷ viên Giám đốc Phó Giám đốc Phân xưởng sản xuất gạch Phòng tổ chức hành chính Phòng kế hoạch KD Phòng kỹ thuật xây lắp Phòng tài chính KT Tổ SX 1 Tổ SX 2 Tổ SX 3 Cửa hàng Đà Nẵng Cửa hàng Hoà Khánh Đội XD số 1 Đội XD Số 2 2. Chức năng, nhiệm vụ và mối liên hệ: - Hội đồng quản trị: quản lý điều hành trên tần vĩ mô, chính sách . - Giám đốc: là người chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trước Hội đồng quản trị. Có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến quá trình sản xuất kinh doanh, trực tiếp chỉ đạo theo dõi công tác xây dựng và thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty cũng như có nghĩa vụ bảo tồn vốn kinh doanh, cùng với sự giúp đớ của kế toán trưởng điều hành công tác tài chính - kế toán và thông qua phó giám đốc tham mưu giúp việc lãnh đạp của bộ phận khác trong công ty. - Phó giám đốc: thông qua các đề nghị của các phòng ban, các bộ phận sản xuất mà bàn bạc với giám đốc để đi đến quyết định tốt hơn nhằm thúc đẩy công ty ngày càng phát triển hơn. - Phòng tổ chức - hành chính: làm công tác tham mưu với lãnh đạo, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác hành chính, tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về công tác hành chính, sắp xếp bố trí lao động phù hợp trong dây chuyền sản xuất và các bộ phận khác. Xây dựng các dự thảo nội quy, nội quy kỷ luật lao động, công tác bảo vệ... quản lý hồ sơ lý lịch, lưu trữ văn thư đúng nguyên tắc, quản lý con dấu và các tài liệu khác một cách cẩn thận, chăm lo tổ chức đời sống cán bộ công nhân viên trong công ty. - Phòng kế hoạch - kinh doanh: lập kế hoạch nhằm thực hiện việc nghiên cứu nắm bắt nhu cầu thị trường, tổ chức mạng lưới bán hàng tiếp nhận sản phẩm chuẩn bị hàng hoá và tiêu thụ sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng với chi phí kinh doanh nhỏ nhất. - Phòng kỹ thuật - xây lắp: thông qua các phòng ban, phân xưởng lập kế hoạch sản xuất, thực hiện ký kết , thanh lý hợp đồng. Định kỳ báo cáo về tình hình thực hiện kế hoạch kỹ thuật về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, quản lý công tác an toàn lao động, định mức kinh tế kỹ thuật. - Phòng tài chính kế toán: thực hiện đúng chức năng quyền hạn thống kê tài chính theo quy định của Nhà nước, chịu trách nhiệm trước giám đốc về công tác tài chính của công ty, theo dõi việc thực hiện các sổ sách kế toán quản lý việc huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả. Phân tích các hoạt động kinh doanh của công ty để tham mưu cho giám đốc. - Phân xưởng sản xuất: là nơi sản xuất ra sản phẩm, chịu trách nhiệm trực tiếp về chất lượng của sản phẩm, đảm bảo an toàn lao động, thực hiện các chế độ vệ sinh công nghiệp, tiết kiệm tối đa nguyên vật liệu thực hiện công nghệ theo đúng quy trình. 3. Quy trình công nghệ sản xuất tại công ty: Khu chứa NVL Cát trắng Cát vàng Đá dăm Phểu Cát trắng Phểu Cát vàng Phểu Đá dăm Băng tải liệu Băng tải liệu Băng tải liệu Máy trộn vữa màu Băng tải cát trắng Máy trộn vữa đen Băng tải đá dăm và cát vàng Băng tải Băng tải vữa màu Băng tải vữa đen Nhà bảo dưỡng gạch Hệ thống càng nâng gạch sau khi ép Hệ thống càng nâng gạch sau khi bảo dưỡng Xích tải Hệ thống máy ép gạch Xích tải palết đỡ gạch Băng tải TP Bãi bảo dưỡng gạch ngoài trời Kho thành phẩm IV. TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY 1. Cơ cấu bộ máy kế toán: Phòng tài chính kế toán gồm 6 người bao gồm: 1 kế toán trưởng, 1 kế toán tổng hợp kiêm phó phòng tài chính kế toán, và 4 nhân viên kế toán được tổ chức qua sơ đồ sau: Kế toán trưởng Kế toán tổng hợp, TSCĐ kiêm phó phòng tài chính kế toán Kế toán thanh toán tiền lương ngân hàng, thuế Kế toán vật liệu, CCDC, tiêu thụ Kế toán công nợ Thủ quỹ 2. Nhiệm vụ cụ thể của từng nhân viên kế toán Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính kế toán. Tổ chức kiểm tra giám sát và quản lý các nguồn tài chính của công ty, chủ trì theo dõi thu hồi công nợ. Giúp giám đốccty thiết lập và quản lý kế hoạch tài chính toàn công ty đảm bảo phục vụ tốt các hoạt động sản xuấtcủa công ty. Xây dựng, theo dõi quản lý và giám sát thực hiện quy chế tài chính của công ty, phối hợp với các phòng ban xây dựng các quy chế tài chính của công ty, các định mức kỹ thuật, thống kê quyết toán, tổ chức bảo quản, lưu giữ tài liệu chứng từ kế toán theo đúng chế độ quy định. Tổ chức kiểm tra giám sát và quản lý các nguồn tài chính của công ty, chủ trì theo dõi thu hồi công nợ. Kiểm tra tính hợp pháp- hợp lệ chứng từ kế toán theo đúng quy định của Bộ tài chính. Ghi chép, tính toán và phản ánh tình hình luân chuyển và sử dụng tài sản, vật tư , tiền vốn và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, kế hoạch thu chi tài chính thu nộp thanh toán, phát hiện ngăn ngừa hành vi vi phạm chế độ chính sách và các nguyên tắc quản lý kinh tế Nhà nước. Cung cấp các số liệu tài liệu và tham mưu cho công tác điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm tra và phân tích các hoạt động kinh tế tài chính phục vụ công tác lập và theo dõi thực hiện kế hoạch, tổ chức hoạt động thống kê và thông tin kinh tế toàn công ty. Thực hiện các chế độ, nghĩa vụ đối với Nhà nước, đề xuất trích lập các quỹ theo chế độ, thực hiện công tác báo cáo theo chế độ quy định. 2.1. Kế toán trưởng: Có nhiệm vụ giúp giám đốc chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán, lập kế hoạch tài chính hàng năm, hàng quý, hàng tháng cho công ty. Kiểm tra, kiểm soát tình hình thu chi và kết quả sản xuất kinh doanh tại công ty. Tham mưu cho giám đốc trong lĩnh vực tài chính, phân tíh hoạt động kinh doanh, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động về nghiệp vụ kế toán, theo dõi, kiểm tra và lập báo cáo kế toán thổng kê định kỳ. Kiểm tra và ký duyệt các chứng từ kế toán như: + Phiếu thu - chi tiền mặt, phiếu thanh toán tạm ứng, phiếu thanh toán lương, phiếu nhập - xuất kho vật tư, sản phẩm, hợp đồng mua sắm TSCĐ... 2.2. Kế toán tổng hợp, TSCĐ kiêm phó phòng tài chính kế toán : Có nhiệm vụ giúp cho kế toán trưởng trong công tác chuyên môn nghiệp vụ. Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung. Kết chuyển chi phí chờ phân bổ. Đến kỳ tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm. Tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lý. Lập báo cáo kế toán như: bảng cân đối tài khoản, bảng cân đối kế toán . Hàng tháng theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ và tính khấu hao TSCĐ và lưu trữ hồ sơ TSCĐ. Có thể thay thế kế toán trưởng ký duyệt các các chứng từ khi kế toán trưởng đi vắng. 2.3. Kế toán thanh toán, ngân hàng, tiền lương, thuế: Theo dõi và kiểm tra các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ kế toán về thanh toán, viết phiếu thu - chi tiền. Kiểm tra và thanh toán các khoản tạm ứng, giao dịch với ngân hàng. Định kỳ thanh toán lương xho cán bộ công nhân viên, tính trừ các khoản BHXH, BHYT. Thanh toán các chứng từ theo chế độ với cơ quan BHXH như: thai sản ốm đau, tai nạn lao động. Định kỳ báo cáo thuế và quyết toán thuế với cục thuế thành phố Đà Nẵng trước ngày 10 của tháng sau. 2.4. Kế toán vật liệu, công cụ dụng cụ và tiêu thụ: Theo dõi và hạch toán chi tiết tình hình xuất - nhập kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Cụ thể: hàng tuần nhận chứng từ, từ thủ kho chuyển đến kế toán kiểm tra và ký nhận vào thẻ kho sau đó vào sổ chi tiết vật liệu. Cuối tháng lấy số dư tồn kho vật liệu, công cụ dụng cụ. Tiêu thụ: - Đối với trường hợp xuất kho: Căn cứ giấy đề xuất của phòng kinh doanh đã được lãnh đạo công ty duyệt viết hoá đơn (GTGT) sau đó vào sổ tiêu thụ. Cuối kỳ báo số tiền còn phải thu của khách hàng chuyển qua kế toán công nợ theo dõi. - Đối với trường hợp nhập kho: Căn cứ vào phiếu nhập kho sản phẩm của thủ kho kiểm tra và ký nhận vào thẻ kho sau đó vào sổ chi tiết thành phẩm. 2.5. Kế toán công nợ: Có nhiệm vụ theo dõi các khoản phải thu - phải trả theo từng đối tượng và thời gian cụ thể để có kế hoạch thu hồi nợ và trả nợ, theo dõi các hợp đồng mua bán trả chậm để kết hợp với kế toán tiêu thụ có kế hoạch thu hồi nợ. 2.6. Thủ quỹ: Có nhiệm vụ thu chi tiền mặt khi chứng từ đã có đầy đủ chữ ký của lãnh đạo. Theo dõi và cập nhật hàng ngày vào sổ quỹ. Cuối mỗi ngày phải đối chiếu với sổ kế toán. 3. Hình thức sổ kế toán áp dụng tại công ty: 3.1. Hình thức kế toán và hệ thống sổ sách kế toán tại công ty: Chứng từ gốc Sổ thẻ chi tiết Bảng tổng hợp Chứng từ gốc Bảng tổng hợp chi tiết Sổ thẻ chi tiết Chứng từ ghi sổ Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Sổ cái Bảng cân đối tài khoản Bảng cân đối kế toán Ghi hàng ngày Đối chiếu Ghi cuối tháng Công ty hạch toán theo hình thức chứng từ ghi sổ được thể hiện qua sơ đồ sau: Hệ thống sổ sách kế toán tại công ty: a. Sổ chi tiết: - Sổ chi tiết vật tư - sản phẩm - hàng hoá - Sổ chi tiết theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh. - Sổ doanh thu. - Sổ chi tiết tiền gửi, sổ quỹ, thẻ kho. - Sổ thanh toán với người mua - người bán. - Sổ theo dõi TSCĐ và khấu hao TSCĐ. - Sổ theo dõi tiền vay, bảng thanh toán lương. b. Sổ tổng hợp: - Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ. - Sổ cái 3.2. Trình tự ghi chép và luân chuyển chứng từ: Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sau đó được dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào các sổ, thẻ chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có và số dư của từng tài khoản trên sổ cái. Căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng số hiệu ghi trên sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập các báo cáo tài chính. 4.3. Lưu trữ và bảo quản chứng từ: Trình tự, thời gian lập, lưu chuyển chứng từ sổ sách kế toán do kế toán trưởng của công ty quy định. Các chứng từ gốc do công ty lập ra hoặc chứng từ bên ngoài vào đều phải tập trung vào từng bộ phận phòng kế toán của công ty. Phòng kế toán kiểm tra kỹ lưỡng chứng từ đó và chỉ sau khi kiểm tra, xác minh những chứng từ ggó là đúng và hợp lệ mới được dùng để ghi sổ kế toán. Sau khi ghi sổ chứng từ phải được phân loại sắp xếp bảo quản và lưu trữ theo quy định của chế độ lưu trữ chứng từ, tài liệu kế toán của Nhà nước. Mọi trường hợp xuất chứng từ gốc phải báo cáo với lãnh đạo và kế toán trưởng biết để có biện pháp xử lý kịp thời. B. TÌNH HÌNH THỰC TẾ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM GẠCH TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT GẠCH BLOCK I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM: 1. Đối tượng: Để hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được chính xác, kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên của nhà quản lý là phải xác định được đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm. Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, chính là xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát sinh chi phí và nơi chịu chi phí. Còn xác định đối tượng tính giá thành sản phẩm là việc xác định sản phẩm, bán thành phẩm, công việc lao vụ, dịch vụ nhất định đòi hỏi phải xác định giá thành đơn vị. Căn cứ vào quy trình công nghệ sản xuất gạch tại công ty sản xuất gạch Block Đà Nẵng là công nghệ sản xuất giản đơn, loại hình sản xuất hàng loạt có khối lượng lớn, sản phẩm chỉ sản xuất trong 1 phân xưởng, chủng loại sản phẩm không nhiều như vậy đối tượng hạch toán chi phí sản xuất tại công ty là sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng. 2. Phương pháp hạch toán: Căn cứ vào đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành tại công ty là sản phẩm cho nên phương pháp hạch toán chi phí sản xuất tại công ty là sản phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp. II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT SẢN PHẨM GẠCH TẠI CÔNG TY: 1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: 1.1. Đặc điểm và định mức sử dụng nguyên vật liệu tại công ty: a. Đặc điểm nguyên vật liệu: Tại công ty, nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm: vật liệu chính và vật liệu phụ. Vật liệu chính: cát trắng, cát vàng, đá dăm, ximăng đen PC30, ximăng trắng. Vật liệu phụ: phụ gia, bột màu. b. Định mức sử dụng nguyên vật liệu cho sản xuất gạch: BẢNG ĐỊNH MỨC NGUYÊN VẬT LIỆU QUÝ 4/2004/1 SẢN PHẨM Loại vật liệu ĐVT Gạch ziczắc màu ghi Gạch ziczắc màu vàng Gạch thẻ T-100 60x90x140 Gạch R-150 150x190x390 Gạch R-100 100x190x390 Cát trắng Cát vàng Đá dăm Ximăng đen Ximăng trắng Bột màu Phụ gia dm3 dm3 dm3 Kg Kg Kg Kg 0,2374 0,8952 0,9093 0,4259 - - 0,0002 0,2564 0,8952 0,9093 0,3333 0,1 0,004 0,0002 - 0,9355 0,5618 0,19 - - 0,00074 - 6,24 3,64 1,27 - - 0,00508 - 4,9 2,94 1 - - 0,004 1.2. Hạch toán xuất kho nguyên vật liệu: Trình tự hạch toán: Khi có nhu cầu về sử dụng nguyên vật liệu thì phân xưởng sản xuất gạch làm giấy đề nghị gửi lên bộ phận cung ứng vật tư đề nghị xuất nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất gạch. Căn cứ đề nghị của phân xưởng phòng kế toán lập phiếu xuất vật tư (3 liên) 1 liên phòng kế toán giữ lại làm căn cứ ghi sổ, 1 liên gia

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docHạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm gạch tại Công ty Sản xuất Gạch Block - Đà Nẵng.doc
Tài liệu liên quan