Lời mở đầu 1
Phần I. Lý luận chung về hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp công nghiệp 2
I. Chi phí sản xuất 2
1.1. Khái niệm, ý nghiã, đặc điểm của chi phí sản xuất 2
1.2. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh 3
II. Giá thành sản phẩm 6
2.1. Khái niệm và bản chất giá thành 6
2.2. Quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 8
2.3. Phân loại giá thành 9
2.4. Yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm 10
2.5. Vai trò của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm 10
2.6. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm 11
III. Hạch toán chi phí sản xuất 12
3.1. Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 12
3.2. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất 15
3.3. Tổng hợp chi phí sản xuất và xác định giá trị sản phẩm dở dang 26
3.4. Các hình thức sổ áp dụng trong hạch toán chi phí sản xuất 30
IV. Tính giá thành sản phẩm 34
4.1 Đối tượng tính giá sản phẩm 34
4.2. Phương pháp tính giá thành 35
4.3. Áp dụng phương pháp tính giá thành trong một số loại hình
doanh nghiệp 37
V. Phân tích thông tin chi phí và giá thành với việc quản trị doanh nghiệp 41
Phần II. Thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật liệu và công nghệ 45
82 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1300 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty Vật liệu và Công nghệ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-Vật liệu, công cụ
-Khấu hao TSCĐ
Nhật ký sổ cái
Sổ chi tiết TK
154 (631 )
Bảng tính giá thành sản phẩm.
Trong đó : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
c. Hình thức sổ Chứng từ ghi sổ.
Theo hình thức này, cơ sở để ghi vào sổ chi phí sản xuất theo từng phân xưởng là các chứng từ gốc, các bảng phân bổ chi phí và các chứng từ ghi sổ có liên quan, còn để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp, cần dựa vào các chứng từ ghi sổ.
Trình tự hạch toán cụ thể chi phí sản xuất theo hình thức sổ Chứng từ ghi sổ được khái quát qua sơ đồ sau:
Sổ cái TK 621, 622, 627, 154 (631 )
Chứng từ gốc
Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ
Bảng phân bổ các TK 621, 622, 627
Chứng từ ghi sổ
Sổ chi tiết các TK
621, 622, 627
Các bảng phân bổ
-Tiền lương, BHXH
-Vật liệu, công cụ
-Khấu hao TSCĐ
Sổ chi tiết TK
154 (631)
Phiếu tính giá thành sản phẩm.
Trong đó : Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu, kiểm tra.
d. Hình thức Nhật ký chứng từ.
Theo hình thức này, để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh kế toán sử dụng bảng kê số 4, 5, 6 và Nhật ký chứng từ số 7. Bảng kê số 4 dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, bộ phận sản xuất và chi tiết cho từng loại sản phẩm dịch vụ. Bảng kê số 5 được dùng để tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản ký doanh nghiệp và chi phí xây dựng cơ bản theo yếu tố chi phí. Bảng kê số 6 được dùng để tập hợp chi phí trả trước và chi phí phải trả là những chi phí dự toán. Nhật ký chứng từ số 7 được dùng để tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp.
Có thể phản ánh trình tự hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hình thức Nhật ký chứng từ qua sơ đồ sau:
NKCT số 1, 2 5, 6
Bảng kê số 3
Sổ cái
NKCT số 7
Bảng kê số 4, 5, 6
Các bảng phân bổ
-Vật liệu , công cụ
-Tiền lương, BHXH
-Khấu hao TCSĐ
Chứng từ gốc
Trong đó: Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
IV. Tính giá thành sản phẩm.
4.1 Đối tượng tính giá thành .
Khác với hạch toán chi phí sản xuất, công việc tính giá thành thực tế củadn là nhằm xác định giá thực tế của từng loại sản phẩm và toàn bộ sản phẩm.
Bởi vậy đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, công việc lao vụ đòi hỏi phải tính giá thành đơn vị của chúng.
Để xác định đối tượng tính giá thành, kế toán phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất ra sản phẩm, tính chất sản xuất và đặc điểm chung cung cấp, sử dụng của từng loại sản phẩm mà xác định đối tượng tính giá thành cho thích hợp.
Trước hết cần xem xét doanh nghiệp tổ chức sản xuất như thế nào, nếu sản xuất đơn chiếc thì đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm , từng công việc hoàn thành, nếu sản xuất hàng loạt thì đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành. Quy trình công nghệ cũng ảnh hưởng đến việc xác định đối tượng tính giá thành. Nếu quy trình công nghệ sản xuất giản đơn thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành ở giai đoạn cuối cùng , nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu liên tục thì đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở giai đoạn cuối cùng và bán thành phẩm ở các giai đoạn, nếu quy trình công nghệ sản xuất phức tạp kiểu song song thì đối tượng tính giá thành có thể là sản phẩm đã lắp ráp hoàn chỉnh hoặc chi tiết bộ phận.
Đơn vị tính giá thành phải là đơn vị được thừa nhận phổ biến trong nền kinh tế quốc dân phù hợp với tính chất hoá lý của sản phẩm.
Kỳ tính giá thành là thời kỳ bộ phận kế toán giá thành cần phải tính gía thành cho các đối tượng tính giá thành. Để xác định được kỳ tính giá thành thì phải căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất của sản phẩm. Nếu doanh nghiệp sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, xen kẽ, liên tục thì kỳ tính giá thành thích hợp là hàng tháng vào thời điểm cuối tháng. Nếu sản phẩm có tính chất thời vụ, chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành có thể là hàng năm vào thời điểm cuối năm. Nếu sản xuất mang tính chất đơn chiếc theo đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất dài thì kỳ tính giá thành là thời điểm mà sản phẩm đã hoàn thành.
4.2 Phương pháp tính giá thành.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp xác định giá thành của từng loại sản phẩm, công việc hoàn thành theo các khoản mục chi phí. Tuỳ theo đặc điểm của từng đối tượng tính giá thành và mối quan hệ giữa chúng mà doanh nghiệp lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp.
a Phương pháp tính trực tiếp.
Phương pháp này được áp dụng trong trường hợp đối tượng hạch toán chi phí sản xuất cũng chính là đối tượng tính giá thành. Theo phương pháp này giá thành đơn vị sản phẩm được xác định bằng cách trực tiếp lấy tổng chi phí tập hợp được chia cho số lượng sản phẩm hòan thành. Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp có số lượng mặt hàng ít, chu kì sản xuất ngắn.
Giá thành sản phẩm hàng hoá
=
Chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ
+
Chi phí sản xuất phát sinh
– Chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ
– Khoản thu giảm giá thành
Giá thành đơn vị sản phẩm hàng hoá
=
Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hoá
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
b Phương pháp tổng cộng chi phí.
Phương pháp này được áp dụng trong trưòng hợp đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các giai đoạn công nghệ, còn đối tượng tính giá thành là các sản phẩm, công việc hoàn thành. Giá thành sản phẩm hoàn thành được xác định bằng cách tổng cộng số chi phí sản xuất của các chi tiết, bộ phận sản phẩm ở các giai đoạn công nghệ.
Giá thành sản phẩm = Z1 + Z2 + + Zn
c. Phương pháp hệ số.
Phương pháp này được áp dụng trong những doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất cùng sử dụng một thứ nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu được nhiều sản phẩm khác nhau và chi phí không tập hợp riêng cho từng loại sản phẩm được mà phải tập hợp chung cho quá trình sản xuất.
Theo phương pháp này, trước hết kế toán căn cứ vào hệ số qui đổi để qui đổi các loại sản phẩm về sản phẩm gốc, sau đó dựa vào tổng chi phí liên quan đến giá thành các loại sản phẩm đã tập hợp để tính giá thành sản phẩm gốc và giá thành từng loại sản phẩm.
Giá thành đơn = Tổng giá thành của tất cả các loại sản phẩm
vị sản phẩm gốc Tổng số sản phẩm qui đổi
Giá thành đơn vị sản Giá thành đơn vị sản hệ số qui đổi sản
phẩm từng loại = phẩm gốc x phẩm từng loại
Trong đó:
Số lượng sản n Hệ số qui
phẩm qui đổi = ồ Số lượng sản phẩm loại i x sản phẩm
i=1 loại i
Tổng giá thành sản Giá trị SPDD Tổng CPSX phát Giátrị SPDD
xuất của các loại SP = đầu kỳ + sinh trong kỳ - cuối kỳ
d. Phương pháp tỷ lệ.
Trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm có qui cách phẩm chất khác nhau như may, dệt, cơ khí chế tạo để giảm bớt khối lượng hạch toán, kế toán thường tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo nhóm sản phẩm cùng loại. Căn cứ vào tỷ lệ chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế hoạch, kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành sản phẩm từng loại
Giá thành thực tế đơn vị Giá thành kế hoạch đơn vị
sản phẩm từng loại = sản phẩm từng loại ´ Tỷ lệ chi phí.
Tổng giá thành thực tế của các loại sản phẩm
Tỷ lệ chi phí = ----------------------------------------------------------
Tổng giá thành kế hoạch của các loại sản phẩm
e. Phương pháp loại trừ sản phẩm phụ.
Phương pháp này áp dụng đối với những doanh nghiệp trong một quá trình sản xuất bên cạnh sản phẩm chính còn thu được những sản phẩm phụ. Để tính giá trị sản phẩm chính, kế toán phải loại trừ sản phẩm phụ ra khỏi tổng chi phí sản xuất sản phẩm.
Tổng giá Giá thành Tổng CPSX Giá trị sản Giá trị sản
thành sản = SP chính + phát sinh - phẩm chính - phẩm phụ
phẩm chính DD đầu kỳ trong kỳ DD cuối kỳ thu hồi
f.Phương pháp liên hợp.
Là phương pháp áp dụng trong doanh nghiệp có tổ chức sản xuất, tính chất quy trình công nghệ và tính chất sản phẩm làm ra đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác nhau. Trên thực tế, kế toán có thể kết hợp các phương pháp trực tiếp với tổng cộng chi phí, tổng cộng chi phí với tỷ lệ .
4.3 áp dụng phương pháp tính giá thành trong một số loại hình doanh nghiệp.
a Đối với doanh nghiệp có quy trình sản xuất giản đơn.
Doanh nghiệp sản xuất giản đơn là những doanh nghiệp sản xuất một hoặc một số ít hàng với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn, không có sản phẩm dở dang hoặc có nhưng không đáng kể. Do số lượng mặt hàng ít nên việc hạch toán chi phí sản xuất được tiến hành theo sản phẩm, mỗi mặt hàng sản xuất được mở một sổ thẻ hạch toán chi phí sản xuất. Công việc tính giá thành thường được tiến hành vào cuối tháng theo phương pháp trực tiếp hoặc phương pháp liên hợp.
b Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng.
Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng, kế toán tiến hành tập hợp chi phí sản xuất theo từng đơn. Đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng đơn đặt hàng. Phương pháp tính giá thành tuỳ theo tính chất và số lượng sản phẩm của từng đơn sẽ áp dụng phương pháp tính thích hơph như: phương pháp trực tiếp, phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp liên hợp.
Đặc điểm tập hợp chi phí trong các doanh nghiệp này là toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh đều được tập hợp theo từng đơn đặt hàng. Đối với các chi phí trực tiếp phát sinh trong kỳ liên quan đến đơn đặt hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho đơn đặt hàng đó, đối với chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp song sẽ phân bổ cho từng đơn theo tiêu thức thích hợp.
Việc tính giá thành trong các doanh nghiệp này chỉ tiến hành khi đơn đặt hàng hoàn thành nên kỳ tính giá thành không thống nhất tới kỳ báo cáo. Đối với những đơn đặt hàng đến kỳ báo cáo chưa hoàn thành thì toàn bộ chi phí tập hợp đều được coi là sản phẩm dở dang cuối kỳ. Còn đối với những đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tổng chi phí sản xuất tập hợp theo đơn đặt hàng đó là giá thành thực tế của đơn đặt hàng.
c Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức.
Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Đồng thời hạch toán riêng các thay đổi, các chênh lệch so định mức phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm và phân tích toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ thành 3 loại: theo định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức từ đó tiến hành xác định giá thành thực tế của sản phẩm bằng cách:
Giá thành thực tế sản phẩm
=
Giá thành định mức sản phẩm
±
Chênh lệch do thay đổi định mức
±
Chênh lệch so với định mức.
Việc tính giá thành định mức được tiến hành trên cơ sở định mức tiến hành ngày đầu kỳ. Tuỳ theo tính chất quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau (theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm rồi tổng hợp lại .). Việc thay đổi định mức được tiến hành vào ngày đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức.Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày giữa tháng thì đầu tháng sau mới phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán quy định được gọi là chênh lệch so với định mức hay thoát ly định mức.
d Doanh nghiệp sản xuất phức tạp kiểu chế biến liên tục.
Các doanh nghiệp sản xuất kiểu này quy trình công nghệ thường gồm nhiều bước ( giai đoạn) nối tiếp nhau theo một quy trình nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước lại là đối tượng ( hay nguyên vật liệu ) của bước sau thì phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến ( giai đoạn công nghệ ). Theo phương pháp này, chi phí sản xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào thì sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng chi phí sản xuất chung sau khi tập hợp theo từng phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp .
Tuỳ theo tính chất hàng hóa của bán thành phẩm và yêu cầu của công tác quản lý, chi phí sản xuất có thể tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và không có bán thành phẩm.
Theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.
Phương án này thường được áp dụng ở những doanh nghiệp có nhu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm ở các bước sản xuất có thể bán ra ngoài. Đặc điểm của phương án hạch toán này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị bán thành phẩm của các bước chuyển sang bước sau được tính theo giá thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự.
Trình tự tập hợp chi phí và tính giá thành theo phương pháp này được phản ánh qua sơ đồ sau : (với quy trình công nghệ có n bước chế biến thì ta dùng phương pháp kết chuyển tuần tự).
Giá thành
BTP
bước 1
Tổng giá thành thành phẩm
bước n
Giá thành
BTP
bước 2
Giá trị
SPDD
đầu kỳ
bước 2
Giá trị
SPDD
đầu kỳ
bước n
Giá thành
BTP bước
n-1 chuyển sang
nguyên
Chi phí
chế biến
bước n
Giá trị
SPDD
cuối kỳ bước n
Giá thành
BTP bước
1 chuyển sang
nguyên vật liệu
chính
Chi phí
chế biến
bước 2
Giá trị
SPDD
cuối kỳ bước 2
Giá trị
SPDD
đầu kỳ
bước 1
Chi phí
nguyên vật liệu
chính
Chi phí
chế biến
bước 1
Giá trị
SPDD
cuối kỳ bước 1
= + + -
= + + + - _ . . . . . . . . . . . = + + _
Theo phương án không có bán thành phẩm.
Trong những doanh nghiệp yêu cầu hạch toán nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm không thể bán ra được thì tính chi phí chế biến phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành sản phẩm một cách song song nên còn gọi là kết chuyển song song. Theo phương án này, kế toán không cần tính giá thành bán thành phẩm trong từng bước mà chỉ tính giá thành thành phẩm bằng cách tổng cộng chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Có thể khái quát theo sơ đồ sau: (quy trình công nghệ có n bước chế biến ta dùng phương pháp kết chuyển song song )
Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm
Tổng giá thành sản phẩm
Chi phí NVL chính tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 1 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước 2 tính cho thành phẩm
Chi phí chế biến bước n tính cho thành phẩm
........
Tóm lại, về thực chất quá trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm có thể tiến hành theo công việc hoặc theo quá trình sản xuất trên cơ sở các phương pháp tính giá thành mang tính chất nghiệp vụ, kỹ thuật. Việc xác định giá thành theo công việc thường được áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng của khách hàng. Đây là những sản phẩm thường có tính độc đáo, không đồng nhất, giá trị cao, kích thước lớn và được đặt mua trước khi sản xuất. Ngược lại, việc xác định giá thành theo qua trình sản xuất thường áp dụng ở những doanh nghiệp sản xuất đại trà một loại sản phẩm. Những sản phẩm này thường có tính đồng nhất, kích thước nhỏ và được đặt mua sau khi sản xuất. Trong một số trường hợp, một doanh nghiệp có thể áp dụng cả việc xác định giá thành theo công việc ( với những đơn đặt hàng hoặc những lô sản xuất có giới hạn) và xác định giá thành theo quá trình sản xuất (với việc sản phẩm sản xuất đại trà).
V. Phân tích thông tin chi phí và giá thành với việc quản trị doanh nghiệp.
Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tốt, phản ánh trình độ quản lý của doanh nghiệp trên cơ sở phân tích các chỉ tiêu chi phí, chỉ tiêu giá thành đánh giá tình hình thực hiện sử dụng chi phí trong quá trình sản xuất phát hiện những khả năng tiềm ẩn để có kế hoạch phát huy. Mặt khác, phân tích các chỉ tiêu chi phí, khoản mục chi phí trong tổng giá thành đưa ra những hạn chế cần khắc phục từ đó xây dựng kế hoạch tiết kiệm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm.
Phân tích chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đóng vai trò quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp, giúp các nhà quản lý có thể điều hành quản lý nội bộ và thích ứng với yêu cầu của thị trường. Cụ thể việc phân tích này giúp cho các nhà quản trị xác định được giá bán, lợi nhuận, sản lượng hoà vốn, mức sản lượng để tối đa hoá lợi nhuận và giúp nhà quản lý có cơ sở để ra quyết định đúng đắn, kịp thời.
Phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho chi phí biến động, ảnh hưởng tới giá thành. Từ đó, người sử dụng thông tin sẽ có các quyết định tối ưu hơn. Nội dung phân tích chi phí và giá thành sản phẩm bao gồm:
Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch sản phẩm.
Phân tích tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh được.
Phân tích tính thực hiện kế hoạch chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hóa.
Phân tích tình hình biến động của một số yếu tố và khoản mục chi phí trong giá thành sản phẩm.
Phân tích giá thành sản phẩm trong mối liên hệ với sản phẩm thực hiện.
ở đây ta phân tích một số chỉ tiêu thông dụng sau:
Chỉ tiêu thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của những sản phẩm có thể so sánh:
Sản phẩm có thể so sánh là những sản phẩm mà doanh nghiệp đã tiến hành sản xuất ở các kỳ trước, đã có tài liệu hạch toán giá thành. Với những sản phẩm này, doanh nghiệp thường lập kế hoạch hạ thấp giá thành nhằm xác định mục tiêu phấn đấu. Đồng thời xác định rõ quy mô chi phí tiết kiệm để tăng lợi nhuận. Trong kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh thường đặt ra hai chỉ tiêu :
Mức hạ giá thành: phản ánh quy mô chi phí tiết kiệm.
Tỷ lệ hạ giá thành: phản ánh tốc độ hạ giá thành.
Để biết được nguyên nhân ảnh hưởng đến tình hình thực hiện kế hoạch hạ thấp giá thành của sản phẩm có thể so sánh, cần thiết phải tiến hành phân tích. Nội dung và trình tự phân tích tình hình thực hiện hạ thấp giá thành của sản phẩm có thể so sánh như sau:
+ Đánh giá chung tình hình thực hiện kế hoạch: Để đánh giá chung, cần tính và so sánh giữa kết quả đạt được và kế họach đặt ra trên cả hai chỉ tiêu: mức hạ và tỷ lệ hạ. Nếu cả hai chỉ tiêu đều hoàn thành thì kết luận đơn vị hoàn thành một cách toàn diện kế hoạch hạ thấp giá thành sản phẩm so sánh và ngược lại, nếu chỉ hoàn thành một chỉ tiêu thì kết luận là không toàn diện Cùng với việc so sánh cả hai chỉ tiêu mức hạ và tỷ lệ hạ trên tổng số, cần đi sâu so sánh mức hạ và tỷ lệ hạ trên từng loại sản phẩm để sơ bộ biết được nguyên nhân ảnh hưởng tới mức biến động chung.
+ Xác định các nhân tố ảnh hưởng.
Nhân tố sản lượng sản xuất: Trong điều kiện các nhân tố khác không đổi, nhân tố sản lượng sản xuất có quan hệ tỉ lệ thuận với mức hạ và không ảnh hưởng tới tỷ lệ hạ.
Nhân tố cơ cấu sản lượng sản xuất: Do mỗi sản phẩm khác nhau thì có mức hạ và tốc độ hạ khác nhau nên khi thay đổi cơ cấu sản lượng thì mức hạ và tỷ lệ hạ chung cũng thay đổi.
Nhân tố giá thành công xưởng đơn vị: Đây là nhân tố có tính quyết định, phản ánh thành tích của doanh nghiệp trong việc tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm, tăng lơị nhuận.
Chỉ tiêu chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá .
S Q´ Z
F = ---------------- ´ 1000
S Q´ G
Trong đó:
F: chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá.
Q: sản lượng hàng hoá .
Z: giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm .
G: giá bán đơn vị sản phẩm.
Căn cứ vào công thức tính chỉ tiêu chi phí trên 1000 động sản lượng ta thấy có 3 nhân tố ảnh hưởng là: nhân tố cơ cấu sản lượng , nhân tố giá thành toàn bộ đơn vị sản phẩm và nhân tố giá bán đơn vị sản phẩm. Khi chi phí trên 1000 đồng giá trị sản lượng hàng hoá giảm thì được đánh giá là tốt.Việc phân tích chi phí này giúp cho doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của từng nhân tố tác động và nguyên nhân tác động tới sự thay đổi đó, từ đó có biện pháp thích hợp để hạ giá thành sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Chỉ tiêu giá thành đơn vị sản phẩm theo khoản mục.
Giá thành đơn vị phản ánh tổng chi phí mà đơn vị sản phẩm phải gánh chịu trong kỳ sản xuất. Để phân tích chỉ tiêu này, trước hết ta phải phân tích sự biến đổi cuả chi phí trong giá thành đơn vị, từ đó mới phát được các chi phí làm giảm hay tăng giá thành sản phẩm, giúp cho doanh nghiệp biết được sẽ khai thác khả năng giảm giá thành ở khoản mục nào . Mỗi khoản mục chi phí của giá thành đều dựa vào hai yếu tố: mức tiêu hao vật chất và đơn giá. Cả hai yếu tố này lại thường xuyên biến đổi do nhiều nguyên nhân khác nhau do đó cần có biện pháp quản lý phù hợp.
Việc phân tích giá thành theo khoản mục gồm các bước sau: Trước tiên so sánh giá thành thực tế và giá thành kế hoạch và giá thành năm trước theo khoản mục để xác định số chênh lệch tuyệt đối về giá thành, sau đó tính tỷ trọng số chênh lệch đó với giá thành đơn vị kế hoạch.
Việc phân tích này giúp cho doanh nghiệp xác định được ảnh hưởng của chi phí từng khoản mục đến giá thành đơn vị từ đó có biện pháp điều chỉnh các khoản mục chi phí hợp lý hơn, cho phép xác định được việc giảm giá thành ở từng khâu và cho phép gắn trách nhiệm vật chất với vấn đề giảm giá thành sản phẩm .
Tóm lại, việc tiết kiệm chi phí để hạ giá thành sản phẩm là mục tiêu của mọi doanh nghiệp, trên cơ sở đó doanh nghiệp sẽ giảm giá bán hàng hoá, tăng lợi nhuận, góp phần tăng sức cạnh tranh về hàng hoá trên thị trường, tạo thế đứng vững chắc trên thị trường. Vì thế phân tích chi phí và giá thành trên nhiều góc độ là rất cần thiết, giúp cho doanh nghiệp thấy rõ năng lực của mình với một lượng vốn nhất định. Tính toán và lập ra một kế hoạch giá thành sát thực, định hướng quản lý giá thành có hiệu quả là nội dung cần thết của công tác quản trị giá thành, là yếu tố quyết định trong việc tăng cường quản trị doanh nghiệp.
Phần II:
thực trạng tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty vật liệu và công nghệ
I. Tìm hiểu chung về tình hình sản xuất kinh doanh của công ty .
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty.
Tên doanh nghiệp: Công ty Vật liệu và Công nghệ
Công ty Vật liệu và Công nghệ là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia. Được thành lập theo thông báo số157/TB ngày 17/05/1993 của văn phòng chính phủ và quyết định số 185/VKH-QĐ ngày 21/05/1993 của viện khoa học Việt Nam (nay là trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia).
Công ty có tên giao dịch quốc tế là: Material and Technology Coporation viết tắt là Matech và có trụ sở làm việc tại số 18 đường Hoàng Quốc Việt – Quận Cầu Giấy – Hà Nội.
Công ty có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu, ứng dụng sản xuất, chuyển giao công nghệ để khai thác chế biến các vật liệu tổ hợp, cật liệu kim loại, vật liệu silicat. Sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu, thiết bị cơ điện, điện tử tin học, vật tư vận tải, làm dịch vụ môi giới vận tải, xuất nhập khẩu các loại sản phẩm, vật tơ thiết bị, các sản phẩm linh kiện để nghiên cứu, chế tạo lắp ráp thiết bị viễn thông.
Ngoài chức năng nhiệm vụ kinh doanh trên công ty còn tổ chức, nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất kinh doanh phục vụ nhiệm vụ của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia giao cho.Là một doanh nghiệp ra đời trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, phải chịu sự tác độngvốn có của nền kinh tế thị trường đó là tự do cạnh tranh. Nhưng với sự cố gắng nỗ lực, cùng sức sáng tạo luôn học hỏi để vươn lên giành vị trí xứng đáng trong nền kinh tế thị trường mà Công ty Vật liệu và Công nghệ đã trải qua và vượt qua. Quả là một điều khó khăn đối với công ty khi thực hiện chức năng , nhiệm vụ trên trong nền kinh tế thị trường hiện nay. Nhưng với sự cố gắng của ban lãnh đạo công ty và sự giúp đỡ nhiệt tình của các cấp, đến nay công ty đã mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh đặc biệt trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu. công ty đã được Bộ Thương Mại cấp giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu số 5.27.1.010/GP ngày 09/10/1993.
Với phạm vi kinh doanh rộng rãi, công ty đã có quan hệ kinh doanh với các bạn hàng các nước trên thế giới như: Mỹ, Nhật, Hongkong, Đài Loan, Lào, Malaisia, Trung Quốc. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty luôn thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ, đóng góp đầy đủ các nghĩa vụ đối với nhà nước, triệt để tuân thủ pháp luật hiện hành để mở rộng sản xuất kinh doanh,học hỏi tiếp thu được nhiều kinh nghiệm kinh doanh quốc tế, nắm bắt nhanh được nhiều tiến bộ khoa học của thế giới. Tiến hành chuyển giao công nghệ để phục vụ mục tiêu Công nghiệp hoá và Hiện đại hoá Đất Nước mà Đảng ta đã đề ra .Tạo việc làm,tăng thu nhập cho người lao động, thực hiện tối đa hoá lợi nhuận.
Ngoài nhiệm vụ kinh doanh xuất nhập khẩu, nghiên cứu, sản xuất, công ty còn có một xưởng sản xuất cơ khí. Chức năng, nhiệm vụ của xưởng sản xuất cơ khí chủ yếu là gia công và sản xuất cơ khí (Máy nghiền muối, bàn 3 pha, chân chống xe máy) phục vụ cho nhu cầu của xã hội, của công ty và của trung tâm khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia.
Hàng năm, ban lãnh đạo công ty đã đề ra được các chiến lược kinh doanh cụ thể, căn cứ vào kết quả kinh doanh cả các năm trước và dựa vào các mối quan hệ làm ăn với các bạn hàng trong và ngoài nước. Từ đó xử lý các thông tin quan trọng trong việc nghiên cứu thị trường để thiết lập các chính sách kinh doanh thích ứng.
Hiện tại, công ty đã mở rộng thêm 3 chi nhánh, một chi nhánh tại Quảng Ninh, một tại thành phố Hồ chí Minh, một tại Bình Phước.
1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty Vật liệu và Công nghệ
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh,việc tổ chức bộ máy quản lý là một vấn đề rất quan trọng. Do vậy, công ty rất chú trọng đến việc tổ chức bộ máy quản lý để tạo điều kiện thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh. Việc tổ chức bộ máy quản lý đã dựa vào những đặc điểm của tổ chứ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 3410.doc