Trên đây là toàn bộ nghiên cứu của đề tài : “Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với công tác quản trị Doanh nghiệp” tại Công ty xe đạp xe máy Đống Đa.
Qua quá trình nghiên cứu tôi thấy rằng công tác hạch toán kế toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng là một vấn đề vừa mang tính lý luận, vừa mang tính thực tiễn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay, hạch toán kế toán nói chung và hạch toán chi phí và tính giá thành nói riêng càng tỏ rõ vai trò quan trọng của nó đối với việc cung cấp thông tin cho quản trị Doanh nghiệp.
Việc hạch toán chính xác đầy đủ các chi phí sản xuất, tính đúng, tính đủ giá thành là điều kiện cần thiết để cung cấp nhanh chóng thông tin về nội bộ Doanh nghiệp nói chung và các thông tin về chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm nói riêng cho các nhà Doanh nghiệp. Nó giúp cho họ có thể ra được các quyết định đúng đắn, kịp thời đối với hoạt động của Doanh nghiệp.
Thông qua việc nghiên cứu kiến thức cơ bản ở lớp kế toán trưởng và thực tế công tác hạch toán kế toán tại Công ty xe đạp xe máy Đống Đa, tôi đã hiểu thêm nhiều điều mới mẻ và sâu sắc về vai trò của công tác kế toán đối với việc quản lý trong Công ty.
24 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với công tác quản trị Doanh nghiệp tại Công ty xe đạp xe máy Đống Đa Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
pháp kê khai định kỳ. Hai sơ đồ sau đây thể hiện phương pháp hạch toán chi phí theo phương pháp kê khai thường xuyên và kiểm kê định kỳ. (Sơ đồ 1,2)
3.2/ Đánh giá sản phẩm dở dang.
Trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp, không phải tất cả các chi phí sản xuất chi ra trong kỳ đều kết chuyển vào giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ mà còn nằm lại trong các sản phẩm đang chế tạo. Đồng thời giá trị sản phẩm hoàn thành trong kỳ không chỉ có những chi phí chi ra trong kỳ mà bâo gồm cả các chi phí từ kỳ trước chuyển sang trong các sản phẩm dở dang. Chính vì vậy, để xác định chính xác chỉ tiêu giá thành sản phẩm, một yêu cầu đặt ra là phải xác định chính xác phần chi phí đã chi ra cho các sản phẩm dở dang cuối kỳ.
Việc đánh giá sản phẩm dở dang trong các doanh nghiệp có thể thực hiện theo các phương pháp khác nhau:
Phương phấp xác định giá sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ theo phần trăm hoàn thành tương đương so với thành phẩm đã hoàn thành.
Giá trị Giá trị Sp, Dvụ Chi phí Sx
sản phẩm dở dang Ckỳ trong kỳ Số lượng
Dvụ = x SP, Dvụ x % hoàn thành
dở dang Số lượng SP, Số lượng SP,Dvụ dở dang
cuối kỳ Dvụ đã + dở dang Ckỳ cuối kỳ
hoàn thành x % hoàn thành
Phương pháp này áp dụng cho trường hợp doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ bỏ nguyên vật liệu và chi phí chế biến (621,622) đều trong suốt qui trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ đó.
Phương pháp xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.
Giá trị NVL Giá trị NVL chính trực Chi phí NVL chính
chính trực tiếp tiếp dở dang Đkỳ + trực tiếp dở dang Tkỳ Số lượng
trong SP,Dvụ = x SP,Dvụ
dở dang Số lượng SP,Dvụ + Số lượng SP,Dvụ dở dang
cuối kỳ hoàn thành dở dang cuối kỳ cuối kỳ
Phương pháp này áp dụng cho doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, dịch vụ có qui trình sản xuất là bỏ nguyên vật liệu chính một lần vào đầu qui trình sản xuất sản phẩm, dịch vụ đó.
Phương pháp xác định giá trị sản phẩm, dịch vụ dở dang cuối kỳ theo định mức chi phí trong sản phẩm, dịch vụ dở dang đó.
Giá trị sản phẩm
dịch vụ dở dang = qi x Dmi
Trong đó : qi là số sản phẩm, dịch vụ đã thực hiện ở bước công nghệ (i)
Dmi là định mức chi phí của bước công nghệ (i) đó
Cách xác định sản phẩm dở dang cuối kỳ:
Tổng giá thành CX Giá trị SP, Chi phí Giảm Giá trị SP,
thực tế của số TP, = Dvụ dở dang + sản xuất + trừ - Dvụ dở
dịch vụ hoàn thành đầu kỳ Trong kỳ chi phí dang Ckỳ
Giá thành Tổng giá thành công xưởng thực tế số thành phẩm,dịch vụ hoàn thành
công xưởng =
thực tế Số lượng thành phẩm,dịch vụ hoàn thành
Mỗi phương pháp có đặc điểm và cách tính toán khác nhau. Tuy nhiên tất cả các phương pháp trên chỉ có thể đánh giá giá trị sản phẩm dở dang một cách tương đối. Việc lựa chọn sử dụng phương pháp nào trong doanh nghiệp là tuỳ thuộc vào tính chất sản xuất, đặc điểm chi phí, đặc điểm sản phẩm, phương pháp hạch toánchi phí sản xuất và tính giá thành mà doanh nghiệp sử dụng.
3.3/ Tính giá thành sản phẩm.
Sau khi đã tập hợp được chi phí sản xuất trong kỳ, đánh giá được giá trị của sản phẩm dở dang, kế toán bắt đầu tính toán giá thành cho sản phẩm hoàn thành.
Cũng như việc hạch toán chi phí sản xuất và đánh giá sản phẩm dở dang, việc tính giá thành sản phẩm chịu ảnh hưởng của tính chất sản xuất, đặc điểm sản phẩm và phương pháp hạch toán chi phí trong từng doanh nghiệp. Vì vậy, với những điều kiện cụ thể khác nhau, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn sử dụng phương pháp tính giá thành khác nhau:
Các phương pháp tính giá thành:
Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn)
Tổng giá thành Giá trị SP,Dvụ Chi phí Giá trị SP,Dvụ
CX t.tế Số TP, = dở dang + Sản xuất - dở dang
Dvụ... hoàn thành đầu kỳ đó trong kỳ cuối kỳ
Giá thành đơn vị Tổng giá thành công xưởng thực tế của số ... hoàn thành
công xưởng =
thực tế Số lượng thành phẩm, dịch vụ hoàn thành
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp có qui trình công nghệ tương đối giản đơn, số lượng mặt hàng ít, chu kỳ sản xuất không daì, sản phẩm dở dang không có hoặc tương đối ổn định giữa các kỳ.
Phương pháp tổng cộng
Z = Z1 + Z2 + .....+ Zn
Trong đó: Z là giá thành công xưởng thực tế của thành phẩm, dịch vụ hoàn thành
Z1 + Z2 .....+ Zn là Zcxtt của mỗi chi tiết, bộphận trong thành phẩm, dịch vụ trên .
Phương pháp này áp dụng cho các doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực hiện ở nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn công nghệ, chi phí sản xuất lại tập hợp theo từng chi tiết hoậc bộ phận sản phẩm.
Phương pháp hệ số áp dụng cho doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất, sử dụng cùng một loại vật liệu, lao động nhưng lại thu được nhièu loại sản phẩm khác nhau. Theo phương pháp này, các sản phẩm khác nhau được qui đổi ra sản phẩm tiêu chuẩn theo hệ số qui định. Sau đó tính giá thành của sản phẩm tiêu chuẩn, từ đó tính ra được giá thành của từng loại sản phẩm.
Trong các Doanh nghiệp mà quá trinh sản xuất, ngoài sản phẩm chính còn đồng thời thu được các sản phẩm phụ thì giá thành sản phẩm được tính theo phương pháp loại trừ chiphí sản phẩm phụ.
Với các Doanh gnhiệp có qui trình sản xuất phức tạp, chế biến liên tục, quá trình sản xuất sản phẩm chia thành nhiều giai đoạn nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước chế biến ra một loại bán thành phẩm. Bán thành phẩm bước trước là đối tượng của bước sau, phương pháp thích hợp nhất là phương pháp tính giá thành công nghệ ( phân bước). Phương pháp này có thể tiến hành theo hai phương án: phân bước có tính giá thành thành phẩm và phân bước không tính giá thành bán thành phẩm. Việc sử dụng phương án nào là tuỳ thuộc vào đặc điểm của bán thành phẩm và yêu cầu của hạch toán nội bộ trong từng Doanh nghiệp.
Sau cùng, các Doanh gnhiệp thuộc loại hình sản xuất đơn chiếc, việc sản xuất được tiến hành theo các đơn đặt hàng của người mua và theo mỗi lần hoàn thành đơn đặt hàng, sản phẩm đó không còn được sản xuất nữa thìgiá thành sản phẩm được tính theo đơn đật hàng.
Như vậy, chúng ta có thể thấy quá trình tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm nói riêng và công tác hạch toán nói chung với mục đích cung cấp thông tin cho quản trị nội bộ Doanh nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện cụ thể của từng Doanh nghiệp.
Trên đây là một số vấn đề lý luận cơ bản của hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tổ chức hệ thống thông tin nội bộ cho quản trị Doanh nghiệp. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của từng Doanh nghiệp về đặc điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm qui trình công nghệ và sản phẩm... mỗi Doanh nghiệp sẽ nghiên cứu vận dụng một cách linh hoạt các nguyên tắc lý thuyết và thực tế của mình. Do vậy, công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại từng Doanh nghiệp sẽ có những đặc điểm khác nhau mang những nét đặc thù của Doanh nghiệp đó.
Sau đây, chúng ta sẽ nghiên cứu vận dụng lý thuyết vào thực tế ở một Doanh nghiệp cụ thể, Công ty xe đạp xe máy Đống Đa Hà Nội.
Phần thứ hai
II . Thực tiễn công tác hạch toán chi phí và tính giá thành sản phấm tại Công ty xe đạp - xe máy Đống Đa
1. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của Công ty xe đạp - xe máy Đống Đa
Công ty xe đạp - xe máy Đống Đa trực thuộc Liên hiệp xe đạp - xe máy Hà Nội (LIXEHA). LIXEHA gồm 13 thành viên hạch toán độc lập có đầy đủ tư cách pháp nhân. Công ty là một thành viên tham gia để phối hợp cùng các đơn vị khác trong liên hiệp sản xuất các phụ tùng xe đạp chủ yếu là: phanh, bàn đạp, chôn chống... phục vụ cho việc lắp ráp xe hoàn chỉnh và nền kinh tế quốc dân.
Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt như hiện nay, bằng uy tín, chất lương sản phẩm của mình Công ty không những đã tiêu thụ sản phẩm trong nước mà còn đem tiêu thụ ở thị trường nước ngoài khẳng định được tiềm năng của Công ty. Nhờ đó mà từ năm 1995 đến nay sản xuất của Công ty liên tục phát triển, có rất nhiều đại lý tiêu thụ sản phẩm cả trong và ngoài nước.
Tháng 10 năm 1995 Công ty đã ký kết hợp đồng hợp tác sản xuất, gia công theo đơn đặt hàng với công ty FER (CHLB Đức) sản xuất các sản phẩm phục vụ cho an toàn giao thông như: đèn xe đạp, đinamo,phản quang cài vành, các loại đèn, còi xe máy ôtô, thiết bị an toàn giao thông...
Tháng 3 năm 1997 Công ty đã mở rộng hợp tác kinh doanh với Nhật Bản - Công ty DAIWA PLASTICS để sản xuất các sản phẩm nhựa cao cấp phục vụ cho nghành các công nghiệp ôtô, xe máy và điện tử.
Có thể đánh giá tình hình phát triển của Công ty thông qua một số chỉ tiêu tài chính sau:
stt
Chỉ tiêu
đơn vị
1996
1997
1998
1
Doanh thu
triệu đồng
3427
4024
6015
2
Tổng số công nhân viên
người
135
128
153
3
Thu nhập bình quân
ngìn đồng
500
600
800
4
Nộp ngân sách nhà nước
triệu đồng
379
466
296
5
Vốn - Vốn cố định
triệu đồng
1006
1371
1730
- Vốn lưu động
triệu đồng
586
586
586
Công ty xe đạp - xe máy Đống Đa (DMC) là một Công ty cơ khí, các sản phẩm bao gồm nhiều loại khác nhau, mỗi loại gồm nhiều chi tiết, mỗi chi tiết lại gồm nhiều loại vật liệu khác nhau vừa kim loại vừa phi kim loại. Qua nhiều bước công nghệ mới tạo ra được sản phẩm,yêu cầu độ chính xác cao để đạt tiêu chuẩn của Nhà nước và thị trường chấp nhận. Có thể khái quát quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty xe đạp - xe máy Đống Đa theo sơ đồ dưới đây:
Quy trình công nghệ
PX Đột
Kho btp Px mạ
NVL mộc
PX
Cơ khí
Gia công
ngoài KHO BTP
mạ
px
Px việt đức Kho btp lắp ráp
Công ty xe đạp - xe máy Đống Đa có quy mô vừa, có địa bàn hoạt động sản xuất kinh doanh tập trung. Xuất phát từ đặc điểm đó, để phù hợp với trình độ, yêu cầu quản lý của Công ty bộ máy kế toán được tổ chức theo loại hình kế toán tập trung và áp dụng hình thức kế toán Nhật ký chứng từ.
2./ Tổ chức tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với mục đích cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp.
Công ty xe đạp - xe máy Đống Đa là đơn vị cơ khí, sản xuất một nhóm sản phẩm. Vì vậy chi phí sản xuất tại Công ty rất phức tạp, bao gồm nhiều loại khác nhau cả về nội dung, công dụng, cũng như tính chất chi phí. Để đảm bảo tính chính về hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ để tính giá thành chính xác Công ty chia chi phí sản xuất trong kỳ thành các yếu tố sau:
- Chi phí nguyên vật liệu
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí công cụ dụng cụ
- Chi phí khấu hao tài sản cố định
- Chi phí dịch vụ mua ngoài
- Chi phí bằng tiền khác
Các yếu tố chi phí này trong kỳ phát sinh trong các phân xưởng kế toán tập hợp vào ba khoản mục (621,622,627). Nó giúp cho Công ty có cách nhìn tổng quát về chi phí của mình trên cơ sở đó để xây dựng kế hoạch chi phí một cách tương đối chính xác. Từ đó Công ty có thể phát hiện được những khoản bất hợp lý trong chi phí của mình và tìm ra những biện pháp khắc phục nhằm tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm.
Toàn bộ quá trình hạch toán chi phí sản xuất tại Công ty với mục đích cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp được thực hiện như sau:
1./ Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
ở DMC để tiến hành sản xuất ra sản phẩm chi phí nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng rất lớn (trên 60%) giá thành sản phẩm.
Nguyên vật liệu chính được tập hợp theo từng đối tượng chịu chi phí và theo từng địa điểm phát sinh chi phí. Sau đó lập bảng tổng hợp nguyên vật liệu xuất dùng từ bảng tổng hợp này lên bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ (Biểu 1). Công ty áp dụng phương pháp giá đơn vị bình quân để tính giá xuất.
Giá thực tế của Số lượng NVL xuất Giá đơn vị
NVL xuất dùng = dùng trong kỳ x bình quân
Trong đó:
Giá TT nhập của + Giá TT của NVL
Giá NVL tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
đơn vị =
bình quân Số lượng NVL + Số lượng NVL
tồn đầu kỳ nhập trong kỳ
Nguyên vật liệu phụ ở DMC chiếm tỷ trọng không lớn trong giá thành sản phẩm. Khi tham gia vào quá trình sản xuất nó góp phần nâng cao chất lượng sản xuất sản phẩm, đảm bảo quá trình sản xuất được an toàn. Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tại DMC được tiến hành như sau:
Trong kỳ xuất nguyên vật liệu chính sử dụng cho sản xuất và chế tạo sản phẩm kế toán ghi:
Nợ TK 621: 2.056.242.228
Có TK152: 2.056.224.228
(Chi tiết 152 kim khí: 228.630.154
152 mạ : 710.192.321
152 mộc : 481.767.510
152 đèn : 501.430.703
152 # : 74.221.540)
Trong kỳ phát sinh các khoản làm giảm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp kế toán ghi:
Nợ TK 152: 1.046.735.138
(Chi tiết 152 mạ: 593.745.448
152 mộc: 452.989.690)
Có TK 621: 1.046.735.138
Nhìn vào cách ghi này của Công ty ta hiểu là trong kỳ nguyên vật liệu xuất sử dụng cho sản xuất không hết nhập lại kho. Nhưng thực tế do tính chất phức tạp của sản phẩm phải trải qua nhiều giai đoạn công nghệ sản xuất, mỗi sản phẩm sản xuất ra phải qua nhiều phân xưởng sản xuất, mỗi phân xưởng sản xuất lại liên quan đến nhiều loại chi tiết sản phẩm. Nguyên vật liệu được đưa vào từ phân xưởng đột dập khi xuất sang phân xưởng mạ, mộc nó trở thành bán thành phẩm và lại xuất sang các phân xưởng khác để thực hiện nốt qui trình sản xuất. Nhưng trong quá trình sản xuất không sử dụng hết các bán thành phẩm này được nhập lại kho bán thành phẩm.
Như vậy nếu Công ty định khoản như trên sẽ không phản ánh đúng nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong kỳ. Vì vậy để đảm bảo tính chính xác phục vụ thông tin cho nội bộ Doanh nghiệp Công ty cần xem lại việc hạch toán của mình.
Cuối kỳ kế toán kết chuyển chi phí này vào TK 1541 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm
Nợ TK 1541: 1.009.507.090
Có TK 621: 1.009.507.090
Số liệu trên đâyđược thể hiện ở bảng Phân bổ số 02 “Bảng phân bổ NVL-CCDC”
(Biếu O1)
2.2/ Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp là chi phí về tiền lương phải trả công nhân trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm, bao gồm lương chính, BHXH...
Công ty áp dụng trả lương theo hai hình thức: lương sản phẩm và lương thời gian.
Đối với lương sản phẩm: Phần này được tính theo từng chi tiết sản phẩm. Tiền lương phải trả được xác định trên cơ sở số lượng chi tiết hoàn thành nhân với đơn giá tiền lương cho từng chi tiết sản phẩm.
Đối với lương thời gian: phần này căn cứ vào giờ công lao động và lương cấp bậc của người lao động để tính.
Các khoản BHXH, BHYT, KPCĐ Công ty thực hiện theo đúng qui định của nhà nước là 25% lương cơ bản và lương thực tế.
Trong đó:
- Bảo hiểm xã hội phải nộp là 20% lương cơ bản
+ 15% Công ty trích nộp cho người lao động, khoản này được hạch toán vào giá thành sản phẩm.
+ 5% người lao động phải nộp.
- Kinh phi công đoàn trích nộp 2% lương thực tế, khoản này được hạch toán vào giá thành.
- Bảo hiểm y tế: trích nộp 3% lương cơ bản
+ 2% Công ty trích nộp cho người lao động, khoản này được hạch toán vào giá thành.
+ 1% người lao động phải nộp.
Cuối tháng, quí căn cứ vào bảng chấm công, các chứng từ nhập, xuất kho... kế toán tiến hành thanh toán lương. Từ bảng thanh toán lương kế toán lên bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội (Biểu 02).
Phần chi phí tiền lương công nhân trực tiếp sản xuất kế toán ghi như sau:
Nợ TK 622: 159.592.648
Có TK 334: 159.592.648
Kinh phí công đoàn được trích 2% lương thực tế công nhân sản xuất là: 159.592.648đ x 2% = 3.191.853đ. Kế toán ghi:
Nợ TK 622: 3.191.853
Có TK 3382: 3.191.853
Các chi phí nhân công trực tiếp, BHXH, BHYT, KPCĐ sau khi tính toán được tập hợp vào TK 622. Sau đó kết chuyển sang TK 1541 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm kế toán ghi:
Nợ TK 1541: 162.784.501
Có TK 622: 162.784.501
Số liệu trên đay được phản ánh ở Bảng phân bổ số 01 “Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội”. Nhìn vào bảng phân bổ này ta thấy KPCĐ được trích theo tiền lương thực tế của công nhân sản xuất, còn BHXH, BHYT được trích vào chi phí sản xuất chung.
2.3/ Kế toán tập hợp chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chính ở DMC được tập hợp vào TK 621: “ Chi phí sản xuất chung” và được tập hợp riêng từng phân xưởng, hoặc từng sản phẩm mà theo tập hợp chung toàn quy trình công nghệ sản xuất. Chi phí sản xuất chính bao gồm các khoản sau:
2.3.1/ Kế toán tập hợp chi phí nhân viên Phân xưởng:
Chi phí nhân viên quản lý phân xưởng là các khoản tiền lương phải trả cho quản đốc, phó quản đốc, nhân viên kinh tế phân xưởng...
Việc hạch toán cũng tương tự như (2.2) hạch toán tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.3.2/ Kế toán tập hợp chi phí NVL phụ - công cụ dụng cụ:
Việc hạch toán NVL phụ - công cụ dụng cụ ở DMC được thực hiện tương tự (2.1. Kế toán tập hợp chi phí NVL trực tiếp)
Số liệu được phản ánh trên BPB số 2 - “BPB NVL- CCDC”. Kế toán ghi:
Nợ TK627 : 73.027.691
Có TK 152KK: 5.374.800
Có TK 1531 : 67.652.891
2.3.3/ Kế toán KH TSCĐ
TSCĐ của công ty hiện nay đa số là máy cũ,công suất sử dụng không phù hợp với quy mô sản xuất của công ty (công suất máy lớn,quy mô sản xuất nhỏ) gây tình trạng lãng phí,thêm vào đó có nhiều TSCĐ chờ thanh lý.
Việc tính khấu hao TSCĐ ở DMC được tiến hành theo quý,KHTSCĐ sẽ căn cứ vào nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao từng loại,ở từng phân xưởng sản xuất chung để tính ra khoản phải trích khấu hao theo từng quý.
Cách tính như sau:
Nguyên giá TSCĐ x tỷ lệ khấu hao
Mức KHTSCĐ =
4 (quý)
Số liệu tổng hợp các khoản phải trích KH máy móc thiết bị, phương tiện vận tải được phản ánh ở Bảng phân bổ số 3 “Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định” (Biểu 03) . Khoản này được tập hợp vào TK 627, kế toán ghi:
Nợ TK 627 163.724.347
Có TK 214 163.724.347
2.3.4/ Kế toán chi phí dịch vụ mua ngoài.
ở DMC chi phí dịch vụ mua ngoài chủ yếu là điện, nước, điện thoại... để sử dụng vào quá trình sản xuất, kế toán tiến hành kiểm tra theo dõi các hoá đơn chứng từ để thanh toán. Căn cứ vào sổ chi tiết TK 331, kế toán hạch toán khoản chi phí này như sau:
Nợ TK 627 34.552.445
Có TK 214 34.552.445
2.3.4/ Chi phí khác bằng tiền.
ở DMC, chi phí này bao gồm: Chi phí hội nghị, tiếp khách... cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí này vào TK 627, kế toán ghi:
Nợ TK 627 : 18.895.795
Có TK 111: 10.264.795
Có TK 141: 8.631.000
2.3.5/ Các khoản thiệt hại : Trong sản xuất không phát sinh trong khâu kế toán tập hợp chi phí sản xuất . Vì vậy công ty áp dụng hình thức khoán gọn, sản phẩm sản xuất ra ở phân xưởng nào bị hỏng hoặc thiếu sễ phải đền bù khoản đó. Kế toán ghi:
Nợ TK 627: 1.500.000
Có TK 138: 1.500.000
Sau khi tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất chung. Kế toán ghi:
Nợ TK 627: 333.191.215
Có TK 334: 30.181.663
Có TK 338: 13.106.274
Có TK 152: 5.374.800
Có TK 1531: 67.652.891
Có TK 214: 163.724.347
Có TK 331: 34.552.445
Có TK 1111: 10.264.795
Có TK 141: 6.831.000
Có TK 138: 1.500.000
Cuối kỳ kế toán kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung vào TK 1541 để tính giá thành sản phẩm.
2.4/ Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất ở DMC
ở DMC, áp dụng hình thức Nhật ký - chứng từ. Theo nguyên tắc tập hợp chi phí kế toán tiến hành tính toán lập các Báng phân bổ. Trên cơ sở đó vào các Bảng kê và NKCT liên quan để từ đó ghi vào NKCT số 7 - “Tập hợp chi phí sản suất kinh doanh toàn công ty”. Từ NKCT số 7 ghi vào Sổ cái có liên quan. Thực tế ở DMC kế toán tập hợp chi phí sản xuất thực hiện qua các bước sau: sau khi lập bảng phân bổ, từ Bảng phân bổ kế toán ghi vào Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản (Biểu 04). Từ đó ghi vào Sổ cái các TK có liên quan.
Toàn bộ chi phí phát sinh trong kỳ được tập hợp vào (TK 621,622,627),sau đó kết chuyển sang TK 1541. Sau khi các bút toán kết chuyển được thực hiện. Kế toán ghi:
Nợ TK 1541: 1.505.482.806
Có TK 621: 1.009.507.090
Có TK 622: 162.784.501
Có TK 627: 333.191.215
Để tổng hợp cân đối được Bảng cân đối số phát sinh các tài khoản và tập hợp toàn bộ chi phí tính tổng giá thành thành phẩm nhập kho và xác định số dư chi phí sản phẩm làm dở cuối kỳ, kế toán tập hợp chi phí tiến hành tổng cộng số phát sinh Nợ (TK 621, 622, 627). Sau đó kết chuyển vào TK 1541 để tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm.
2.5/ Đánh giá sản phẩm dở dang.
ở DMC, sản phẩm làm dở là sản phẩm đang trong quá trình sản xuất của một công đoạn hoặc đang còn tồn tại kho các phân xưởng. Cuối kỳ kế toán căn cứ vào biên bản kiểm kê của các phân xưởng gửi lên phòng kế toán và căn cứ vào giá thành định mức đã được xây dựng để tính giá trị cho từng sản phẩm làm dở từ đó làm cơ sở cho việc tính giá thành sản phẩm.
Sau khi xác định được tổng giá thành nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 155: 1.536.217.677
Có TK 1541: 1.536.217.677
2.6/ Tính giá thành sản phẩm.
Cuối kỳ sâu khi đã tập hợp đầy đủ chi phí sản xuất, đánh giá được giá trị của sản phẩm dở dang kết toán có thể bắt đầu tính giá thành sản phẩm.
Ta biết rằng đặc điểm sản xuất kinh doanh của DMC là sản xuất sản phẩm: phanh, bàn đạp, chân chống, đèn các loại...; qui trình công nghệ sản xuất liên tục bao gồm các giai đoạn cấu thành chỉ có sản phẩm ở giai đoạn cuối mới có giá trị sử dụng nên Công ty xác định đối tượng tính giá thành là từng loại sản phẩm hoàn thành.
Trải qua một thời gian dài sản xuất đúc rút kinh nghiệm các phòng: kỹ thuật, tài vụ, kinh doanh... kết hợp với nhau đã xây dựng được mức tiêu hao nguyên vật liệu, giờ công sản xuất và các loại chi phí khác để sản xuất ra các loại sản phẩm. Trên cơ sở đó, Công ty xây dựng nên hệ thống giá thành kế hoạch của từng loại sản phẩm làm cơ sở xác định giá thành thựuc tế và gía thành đơn vị cho từng loại sản phẩm.
Cụ thể: Ta tính giá thành thực tế và giá thành đơn vị cho một sản phẩm phanh cân:
Giá thành thực tế phanh cân = 184.957.784 x 1.0423 = 192.781.498
Giá thành đơn vị phanh cân = 192.781.498 = 20.281
9.259
Trên cơ sở tính toán như vậy ta lập được bảng tính giá thành thực tế sản phẩm sản xuất Quý IV/98 của Công ty. (Biểu 05 - biểu 06)
Trên đây là toàn bộ qúa trình hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty DMC. Có thể thấy rằngviệc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm được thực hiện tương đối chặt chẽ, đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản của hạch toán chi phí. Giá thành sản phẩm được tính toán tương đối chính xác. Trong công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm Công ty đã có nhiều sáng kiến nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin cho quản lý. Tuy nhiên, công tác hạch toán tại DMC không phải là không có thiếu sót. Việc xác định đối tượng tập hợp chi phí chưa thống nhất, một số nghiệp vụ phát sinh phản ánh không đúng nội dung kinh tế, tài khoản sử dụng với mẫu biểu của nhà nước qui định gây khó khăn trong việc kiểm tra xem xét. Công ty nên nghiên cứu khắc phục những tồn tại này, giúp cho công tác kế toán ngày càng hoàn thiện.
Phần thứ ba
Các giải pháp hoàn thiện công tác hạch toán chi phí và tính giá thành tại công ty xe đạp xe máy Đống Đa.
Sau một thời gian làm việc tại Công ty đạp xe máy Đống Đa, tôi đã tiếp xúc với thực tế công tác hạch toán kế toán trong Công ty, củng cố thêm những kiến thức ở lớp Kế toán trưởng. Qua thực tế công việc, tôi đã phần nào hiểu thêm tính nghệ thuật của công việc hạch toán kế toán. Với vốn kiến thức đã được tích luỹ trong thực tế tôi xin mạnh dạn nêu lên một số nhận xét của mình về công tác tập hợp chi phí và tính giá thành nói riêng và công tác hạch toán kế toán nói chung tại Công ty xe đạp xe máy Đống Đa như sau:
Những ưu điểm:
- Về tổ chức bộ máy kế toán:
Phòng kế toán Công ty được tổ chức gọn nhẹ phù hợp với qui mô sản xuất kinh doanh của Công ty. Việc phân công lao động kế toán hợp lý, khai thác năng lực của từng nhân viên đảm bảo được các nguyên tắc cơ bản về tổ chức hạch toán kế toán.
Công tác hạch toán kế toán đã đi vào nề nếp tương đối ổn định và khoa học. Thời gian gần đây bộ máy kế toán đã được vi tính hoá từ đầu đến cuối, các nhân viên kế toán sử dụng thành thạo phần mềm kế toán, từ đó họ có khả năng cập nhật thông tin một cách nhanh nhất nhằm đảm bảo cung cấp kịp thời, chính xác thông tin cho yêu cầu quản lý.
- Về tổ chức hạch toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:
Việc Công ty xác định đối tượng tập hợp chi phí là toàn bộ quy trình công nghệ liên tục trong quá trình sản xuất là tương đối phù hợp. Nó đảm bảo tập hợp chi phí một cách đơn giản và nhanh chóng. Đối tượng tính giá thành được xác định là các sản phẩm: phanh, bàn đạp, chân chống, đèn các loại.... Mặc dù Công ty sản xuất nhiều loại mặt hàng khác nhau song việc tính giá thành cho từng loại sản phẩm giúp cho công ty nắm bắt được đúng giá thành thực tế từng loại sản phẩm và tạo điều kiện xác định giá bán một cách nhanh chóng.
Phương án tính giá thành hiện nay Công ty áp dụng phương pháp tỷ lệ. Dựa vào giá thành kế hoạch đã được xây dựng nên việc tính giá thành sản phẩm ở Công ty được thực hiện một cách thuận lợi.
Tiền lương của công nhân viên được tính toán hợp lý, đảm bảo quyền lợi của người lao động đồng thời cũng gắn chặt trách nhiệm của người lao động với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Điều đó thúc đẩy toàn bộ tập thể người lao động trong Công ty cùng phấn đấu nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Việc đánh giá sản phẩm làm dở theo giá thành định mức giúp cho Công ty xác định được giá trị sản phẩm làm dở một cách nhanh chóng.
Bên cạnh những ưu điểm mà Công ty đã đạt được không phải là không có mặt hạn chế.
Những nhược điểm:
- Về đối tượng tập hợp chi phí sản xuất:
Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của Công ty là
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K1181.doc