Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp taị Công ty Da giầy Hà Nội

 

LỜI NÓI ĐẦU. 1

PHẦN I 2

CƠ SỞ LÍ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 2

I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 2

1. Khái quát chung về chi phí sản xuất. 2

1.1. Khái niệm chi phí sản xuất. 2

1.2 . Phân loại chi phí sản xuất. 3

1.3. Vai trò nhiệm vụ của công tác hạch toán chi phí sản xuất. 6

2. Khái niệm và phân loại giá thành sản phẩm. 7

2.1. Khái niệm giá thành sản phẩm. 7

2.2. Phân loại giá thành sản phẩm. 8

3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. 10

4. Nội dung, trình tự hạch toán chi phí ở một số nước. 12

4.1. Theo kế toán Pháp. 12

4.2. Theo kế toán Mỹ. 12

II. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM 13

1. Hạch toán chi phí sản xuất. 13

1.1. Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. 13

1.2.Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 14

1.3. Trình tự hạch toán chi phí sản xuất. 16

a. Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kê khai thường xuyên. 17

a1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 17

a.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 18

a.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. 19

a.4 Hạch toán chi phí trả trước. 21

a.5 Hạch toán chi phí phải trả. 23

a.6 Hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh phụ. 24

a.7 Hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 25

b.Hạch toán chi phí sản xuất theo phương pháp kiểm kê định kỳ. 27

b.1 Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp . 27

b.2 Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp. 28

b.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung. 28

1.4.Tổng hợp chi phí sản xuất. 28

a. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên. 28

b. Đối với phương pháp kiểm kê định kỳ 30

1.5.Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang. 31

a. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp. 31

b.Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu chính. 31

c.Đánh giá sản phẩm dở dang theo khối lượng sản phẩm hoàn thành tương đương. 31

d. Đánh giá sản phẩm dở dang theo 50% chi phí chế biến. 32

e. Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí định mức kế hoạch. 33

2. Tính giá thành sản phẩm. 33

2.1 Đối tượng tính giá thành. 33

2.2 Kỳ tính giá thành. 34

2.3 Phương pháp tính giá thành. 34

III. TỔ CHỨC HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM THEO CÁC HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN. 42

1. Tổ chức hạch toán chi tiết. 42

2. Tổ chức hạch toán trên hệ thống sổ tổng hợp. 44

IV. PHÂN TÍCH THÔNG TIN CHI PHÍ VỚI VIỆC RA QUYẾT ĐỊNH QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP. 47

1.Ý nghĩa, vai trò của chỉ tiêu giá thành đối với công tác quản trị doanh nghiệp. 47

2. Các chỉ tiêu phân tích. 48

2.1. Phân tích sự biến động của tổng giá thành sản phẩm. 48

2.2. Phân tích điểm hoà vốn . 50

3. Các biện pháp giảm giá thành. 51

PHẦN II 53

THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DA - GIẦY HÀ NỘI. 53

I.ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ CÔNG TY DA - GIẦY HÀ NỘI. 53

1- Lịch sử hình thành và phát triển công ty. 53

2- Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: 55

3- Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý sản xuất - kinh doanh: 55

a.Đặc điểm tổ chức sản xuất: 55

b.Đặc điểm qui trình công nghệ: 56

c.Cơ cấu bộ máy quản lý Công ty gồm : 57

II. ĐẶC ĐIỂM CÁC PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY DA - GIẦY HÀ NỘI 60

1-Tổ chức bộ máy kế toán. 60

SƠ ĐỒ TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CÔNG TY 61

DA GIẦY HÀ NỘI 61

2-Tổ chức hình thức kế toán. 61

III. TÌNH HÌNH THỰC TẾ VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DA - GIẦY HÀ NỘI. 62

1. Hạch toán chi phí sản xuất. 63

1.1.Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của xí nghiệp Giầy da. 63

1.2. Tài khoản sử dụng. 64

1.3. Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất. 64

1.4 Tập hợp chi phí sản xuất. 76

1.5. Công tác tính giá thành sản phẩm. 77

IV.PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY DA - GIẦY HÀ NỘI. 81

1. Phân tích sự biến động của tổng giá thành sản phẩm. 81

2. Phân tích sự biến động của tổng giá thành theo các khoản mục. 81

PHẦN III. 86

MỘT SỐ NHẬN XÉT, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DA - GIẦY HÀ NỘI. 86

I. NHẬN XÉT CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN HẠCH TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY DA GIẦY HÀ NỘI. 86

1. Đánh giá chung về công tác quản lí chi phí ở Công ty Da - Giầy Hà Nội. 86

2. Nhận xét cụ thể về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty Da - Giầy Hà Nội. 88

a. Nhận xét về công tác tập hợp chi phí sản xuất. 88

b. Nhận xét về công tác tính giá thành. 89

II. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM Ở CÔNG TY DA - GIẦY HÀ NỘI. 91

1. Kiến nghị về việc sử dụng nguyên vật liệu trực tiếp. 91

2. Kiến nghị về chi phí nhân công trực tiếp. 91

3. Kiến nghị về các khoản chi phí sản xuất chung. 91

4. Kiến nghị về việc hạch toán các khoản thiệt hại trong sản xuất. 92

5. Kiến nghị về cách tập hợp chi phí. 92

6. Kiến nghị về phương pháp giảm giá thành. 92

7. Kiến nghị về việc sử dụng máy vi tính trong kế toán. 93

KẾT LUẬN 94

 

 

doc97 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1233 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp taị Công ty Da giầy Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt hàng của khách hàng, phòng kế hoạch hoặc phòng kinh doanh chuyển đơn đặt hàng sang phòng kế toán để hạch toán chi tiết theo từng đơn đặt hàng. Đối với chi phí nguyên vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp có liên quan tới chi phí của từng đơn đặt hàng thì hạch toán chi tiết cho từng đơn trên cơ sở các chứng từ sử dụng vật tư và nhân công. Đối với chi phí sản xuất chung có liên quan đến nhiều đơn đặt hàng thì phải tập hợp riêng sau đó phân bổ cho từng đơn đặt hàng theo tiêu thức thích hợp như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp. Cuối tháng nếu đơn đặt hàng chưa hoàn thành thì chưa tính giá thành sản xuất. Toàn bộ chi phí sản xuất được coi là chi phí sản xuất kinh doanh dở dang cuối kỳ. Nếu đơn đặt hàng đã hoàn thành thì tính giá thành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cần thiết, theo yêu cầu của công tác quản lí cần xác định khối lượng công việc hoàn thành trong kỳ thì đối với những đơn đặt hàng mới chỉ hoàn thành một phần, việc xác định sản phẩm dở dang của đơn đặt hàng đó có thể dựa vào giá thành kế hoạch hoặc theo mức độ hoàn thành của đơn đặt hàng. Nếu đơn đặt hàng có nhiều sản phẩm mà tính giá thành cho từng loại sản phẩm thì phải kết hợp cả phương pháp tỉ lệ hoặc phương pháp hệ số. f.3.Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức. Doanh nghiệp áp dụng hệ thống hạch toán định mức phải là doanh nghiệp có đủ điều kiện sau: Qui trình công nghệ sản xuất đã định hình và sản phẩm đã đi vào sản xuất ổn định. Các loại định mức kinh tế kỹ thuật đã tương đối hợp lí, chế độ quản lí định mức đã được kiện toàn và đi vào nề nếp thường xuyên. Trình độ tổ chức và nghiệp vụ kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tương đối vững vàng, đặc biệt là công tác hạch toán ban đầu tiến hành có nề nếp chặt chẽ. Phương pháp tính giá thành như sau: Trên cơ sở hệ thống định mức tiêu hao lao động, vật tư hiện hành và dự toán về chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ xác định giá thành định mức của từng loại sản phẩm. Tổ chức hạch toán riêng những thay đổi, các chênh lệch so với định mức phát sinh trong qúa trình sản xuất sản phẩm. Khi có thay đổi định mức kinh tế kĩ thuật cần kịp thời tính toán lại giá thành định mức và số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức của số sản phẩm đang sản xuất dở dang nếu có. Dựa trên giá thành định mức, chênh lệch do thay đổi định mức và chênh lệch so với định mức, kế toán tính giá thành sản phẩm theo công thức sau: Gía thành Gía thành Chênh lệch Chênh lệch thực tế = định mức + do thay đổi + so với sản phẩm sản phẩm định mức định mức - Gía thành định mức của sản phẩm. Gía thành định mức được tính trên cơ sở các định mức hiện hành ngày đầu kỳ và các dự toán chi phí được duyệt. Tuỳ theo tính chất qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm và đặc điểm sản phẩm mà áp dụng các phương pháp tính giá thành định mức khác nhau ( theo sản phẩm hoàn thành, theo chi tiết, bộ phận sản phẩm ...) rồi tổng hợp lại. Chênh lệch do thay đổi định mức. Việc thay đổi định mức là sự tăng hay giảm các định mức chi phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm do kết quả của việc áp dụng định mức mới kinh tế và tiết kiệm hơn để thay đổi các định mức cũ đã lỗi thời. Bộ phận tính giá thành định mức phải căn cứ vào định mức mới tính ra giá thành định mức theo định mức mới. Bộ phận kế toán giá thành phải căn cứ vào chi phí định mức mới để tính ra số chênh lệch chi phí sản xuất do thay đổi định mức nếu có và tổ chức hạch toán chi phí trên cơ sở định mức mới. Thay đổi định mức thường được áp dụng từ đầu tháng để thuận lợi cho việc thực hiện định mức cũng như kiểm tra việc thi hành định mức. Nếu đầu tháng có sản phẩm dở dang thì những sản phẩm dở dang này tính theo định mức cũ, kế toán cần phải tính lại sản phẩm dở dang đầu tháng theo định mức mới và tính riêng số chênh lệch do thay đổi định mức của sản phẩm dở dang này để khi tính giá thành thực tế phải cộng hoặc trừ đi số chênh lệch đó, đảm bảo cho giá thành thực tế phản ánh một cách trung thực hợp lí. Chênh lệch so với định mức. Trường hợp thay đổi định mức diễn ra vào ngày cuối tháng thì đầu tháng sau mới phát sinh ngoài phạm vi định mức và dự toán qui định được coi là chênh lệch so với định mức. Nó được hạch toán trên cơ sở các chứng từ báo động mang tín hiệu riêng hoặc theo phương pháp pha cắt vật liệu hay phương pháp kiểm kê. Chứng từ báo động là những chứng từ phản ánh xuất bổ sung vật liệu hay thay thế vật liệu dẫn đến chênh lệch so với định mức. Phương pháp pha cắt vật liệu là phương pháp so sánh giữa số chi phí vật liệu thực tế phát sinh ôứi số vật liệu tính theo định mức. Phương pháp kiểm kê giống như phương pháp pha cắt nhưng chỉ áp dụng đối với những vật liệu quí hiếm. Đối với chi phí tiền công, khoản chênh lệch cũng được xác định tương tự với chi phí vật liệu. Đối với chi phí sản xuất chung, do bao hàm nhiều nội dung khác nhau nên cuối tháng chỉ so sánh số chi phí thực tế và chi phí định mức. Trường hợp cần thiết mới đi vào cụ thể. f.4.Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục. Trong các doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục qui trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, mỗi bước tạo ra một loại bán thành phẩm và bán thành phẩm của bước trước lại là đối tượng chế biến của bước sau. Do đó phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán theo bước chế biến hay giai đoạn công nghệ. Theo phương pháp này chi phí sản xuất phát sinh ở giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Riêng chi phí sản xuất chung tập hợp theo phân xưởng sẽ được phân bổ cho các bước theo những tiêu thức thích hợp. Tuỳ theo tính chất hàng hoá của bán thành phẩm và yêu cầu công tác quản lí, chi phí sản xuất có thể được tập hợp theo phương án có bán thành phẩm và phương án không có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành thường là phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí hay phương pháp tỉ lệ. f.4.1.Trường hợp có tính đến giá trị bán thành phẩm. Phương án hạch toán này thường được áp dụng ở các doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ cao hoặc bán thành phẩm bán ra ngoaì. Đặc điểm của phương án này là khi tập hợp chi phí sản xuất của các giai đoạn công nghệ, giá trị các bước trước chuyển sang sau đó được tính theo giá thành thực tế và được phản ánh theo từng khoản mục chi phí gọi là kết chuyển tuần tự. CP NVL chính + CP chế biến B1 - Gía trị SPDD B1 = Z bán TP B1 Z bán TP B1 + CP chế biến B2 - Gía trị SPDD B2 = Zbán TP B3 ......................................................................................................... ......................................................................................................... Z bán TP B(n-1) + CP chế biến Bn - Gía trị SPDD Bn = Z SP hoàn thành Sau đó lập thẻ tính giá thành và tính giá thành đơn vị sản phẩm. f.4.2.Trường hợp không tính đến giá trị bán thành phẩm. Trong những doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao hoặc bán thành phẩm được chế tạo ra thường không được bán ra ngoài thì chi phí phát sinh trong các giai đoạn công nghệ được tính nhập vào giá thành phẩm một cách đồng thời, còn được gọi là kết chuyển song song. Theo phương pháp này kế toán không tính giá thành của bán thành phẩm mà chỉ tính giá thành của sản phẩm hoàn thànhbằng cách tổng hợp các chi phí nguyên vật liệu chính và các chi phí chế biến khác trong các giai đoạn công nghệ. Z Sản phẩm = CP NVL + CP chế biến B1 + ... + CP chế biến Bn hoàn thành chính tính vào TP tính vào TP CP NVL CP NVL chính chính tính = x Số lượng vào TP Số lượng BTP + Số lượng BTP DD TP hoàn thành không qui đổi CP chế biến CP chế biến Bi Bi tính vào = x Số lượng TP Số lượng BTP + Số lượng BTP TP Bi ( bước i ) DD qui đổi III. Tổ CHứC HạCH TOáN CHI PHí SảN XUấT Và TíNH GIá THàNH SảN PHẩM THEO CáC HìNH THứC Sổ Kế TOáN. Tổ chức hạch toán chi tiết. Để phục vụ cho việc tính giá thành được chính xác, nhanh chóng cần tiến hành hạch toán chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tính giá. Tuỳ theo từng đối tượng tập hợp chi phí, công việc hạch toán chi tiết chi phí sản xuất có thể khác nhau nhưng có thể khái quát lại các bước sau: Bước 1: Mở sổ hoặc thẻ chi tiết chi phí sản xuất theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất. Sổ được mở riêng cho từng tài khoản chi phí 621, 622, 627... Căn cứ để ghi sổ là số dư các tài khoản tháng trước và các chứng từ gốc, các bảng phân bổ, bảng kê chi phí theo dự toán. Sổ có thể được mở riêng từng đối tượng hoặc mở chung cho nhiều đối tượng. Mẫu sổ như sau: chi phí sản xuất kinh doanh Tài khoản ................. Phân xưởng................................................ Sản phẩm, dịch vụ......................................................................... Chứng từ Tài Ghi nợ tài khoản Số Ngày Diễn giải khoản Tổng Trong đó hiệu tháng đối ứng số Dư đầu kỳ Phát sinh trong kỳ Cộng phát sinh Ghi có tài khoản Dư cuối kỳ Bước 2: Tập hợp các chi phí phát sinh trong kỳ có liên quan cho từng đối tượng hạch toán. Bước 3: Tổng hợp toàn bộ chi phí phát sinh theo từng nội dung thuộc từng đối tượng hạch toán vào cuối kỳ làm cơ sở cho việc tính giá thành. tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh STT Phân xưởng sản xuất Chi phí Tổng chi phí sản xuất Phân xưởng .......... Phân xưởng .......... Phân xưởng .......... Phân xưởng .......... 1 2 3 4 5 6 7 I II III Chi phí NVL trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Cộng Đồng thời lập thẻ tính giá thành sản phẩm cho từng loại. Căn cứ để lập thẻ tính giá thành từng loại sản phẩm là các thẻ tính giá thành kỳ trước, sổ hạch toán chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh kỳ này và biên bản kiểm kê, đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ cùng với bảng kê khối lượng sản phẩm hoàn thành. thẻ tính giá thành sản phẩm Khoản mục chi phí Diễn giải CP NVL trực tiếp CP NC trực tiếp CP SX chung Cộng Dư đầu kỳ CPSX phát sinh trong kỳ Dư cuối kỳ Tổng giá thành Gía thành đơn vị Tổ chức hạch toán trên hệ thống sổ tổng hợp. Tuỳ hình thức tổ chức sổ vận dụng ở doanh nghiệp mà việc hạch toán chi phí sản xuất được thực hiện trên các hệ thống sổ sách khác nhau. Mỗi hình thức có những ưu, nhược điểm riêng, có những điều kiện áp dụng cụ thể về đặc điểm tổ chức sản xuất, năng lực trình độ của bộ phận kế toán cũng như yêu cầu quản lí. Do vậy tuỳ theo qui mô sản xuất, yêu cầu, trình độ quản lí của mình mà mỗi doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một trong bốn hình thức sổ kế toán sau: Hình thức sổ “ Nhật ký chung “. Hình thức sổ “ Nhật ký sổ cái “. Hình thức sổ “ Chứng từ ghi sổ “. Hình thức sổ “ Nhật ký chứng từ “. Tổ chức hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo hình thức sổ: Nhật ký chứng từ. Hình thức “ Nhật ký chứng từ “ là hình thức tổ chức sổ kế toán dùng để tập hợp và hệ thống hoá các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bêncó củ các tài khoản kết hợp với việc phân tích các nghiệp vụ đó theo bên nợ của các tài khoản đối ứng. Đồng thời, việc ghi chép kết hợp chặt chẽ giữa ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian với vẹc hệ thống hoá các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế. Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với việc hạch toán chi tiết ở cùng một sổ kế toán và trong cùng một qúa trình ghi chép trên cơ sở các mẫu sổ sách in sẵn, thuận lợi cho việc lập báo cáo tài chính và rút ra các chỉ tiêu quản lí tài chính. Để theo dõi chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán sử dụng các sổ, thẻ kế toán chi tiết, các bảng kê số 4, 5, 6, các Nhật ký chứng từ số 7, sổ cái các tài khoản 621, 622, 627, 154. Bảng kê số 4: Dùng để tập hợp chi phí sản xuất theo từng phân xưởng, từng bộ phận sản xuất và chi tiết cho từng sản phẩm. Cơ sở để ghi vào bảng kê số 4 là các bảng phân bổ tiền lương và các khoản trích theo lương (bảng phân bổ số 1), bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ ( bảng phân bổ số 2 ), bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định..., các bảng kê, Nhật ký chứng từ liên quan. Bảng kê số 5: Dùng để tập hợp chi phí bán hàng, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí xây dựng cơ bản theo yếu tố chi phí. Cơ sở để ghi vào bảng kê số 5 là căn cứ vào các bảng phân bổ số 1, 2, 3, các bảng kê, Nhật ký chứng từ có liên quan. Bảng kê số 6: Dùng để theo dõi các chi phí trả trước và chi phí phải trả là những chi phí dự toán. Các căn cứ để ghi vào bảng kê số 6 là kế hoạch phân bổ chi phí, kế hoạch trích trước chi phí, các bảng phân bổ số 1, 2, 3, các chứng từ liên quan. Số liệu tổng hợp của các bảng kê số 4, 5, 6 sau khi khoá sổ vào cuối tháng hoặc cuối quí được dùng để ghi vào Nhật ký chứng từ số 7. Nhật ký chứng từ số 7: Được dùng để tập hợp toàn bộ chi phí sản xuất kinh doanh của toàn doanh nghiệp bao gồm: Phần I: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh toàn doanh nghiệp Phần này được chia làm hai mục: Mục A: Tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh liên quan tới bên Nợ các tài khoản 154, 621, 622, 627, 641, 642, 142, 335, 2413. Số liệu phần này được căn cứ vào các dòng cộng Nợ của các tài khoản 154, 621, 622, 627 ( trên bảng kê số 4 ), Tài khoản 641, 642, 2413 ( trên bảng kê số 5 ), Tài khoản 142, 335 ( trên bảng kê số 6 ) đối ứng với các tài khoản có liên quan để ghi. Mục B: Phản ánh các khoản phát sinh bên Có khác của các tài khoản chi phí đối ứng với bên Nợ của các tài khoản khác ngoài các tài khoản tập hợp chi phí nói trên. Phần này được dựa vào các bảng phân bổ, các nhật ký chứng từ và các chứng từ có liên quan để ghi. Số tổng cộng phần I ( A+B ) được sử dụng để ghi sổ cái ( phần phát sinh bên Có của các tài khoản 142, 152, 153, 154, 214, 241, 334, 611, 621, 622, 627, 631... ). Phần II: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố. Số liệu tổng hợp phần này dựa trên cơ sở số liệu ở phần I ( mục A ) ở trên kết hợp với một số sổ kế toán chi tiết liên quan cụ thể như sau: Yếu tố nguyên vật liệu. Yếu tố nhiên liệu, động lực. Yếu tố lương, phụ cấp. Yếu tố BHXH, BHYT, KPCĐ. Yếu tố khấu hao tài sản cố định. Yếu tố chi phí dịch vụ mua ngoài. Phần III: Luân chuyển nội bộ không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Phần này phản ánh chi phí luân chuyển phục vụ trong nội bộ doanh nghiệp, cần phải loại trừ khỏi chi phí sản xuất kinh doanh chung để tránh tính trùng. Số liệu tổng cộng của Nhật ký chứng từ được dùng để ghi sổ cái các tài khoản chi phí ( Tài khoản 621, 622, 627, 154 ). Sổ cái tài khoản là sổ kế toán tổng hợp mở cho cả năm, mỗi trang sổ dùng cho một tài khoản. Căn cứ ghi sổ cái tài khoản chi phí là Nhật ký chứng từ số 7. Số phát sinh Có của các tài khoản này phản ánh trên sổ cái theo tổng số lấy từ Nhật ký chứng từ số 7 ghi Có các tài khoản đó, số phát sinh Nợ được phản ánh chi tiết theo từng tài khoản đối ứng Có lấy từ Nhật ký chứng từ số 7. Có thể phản ánh trình tự hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh theo hình thức sổ kế toán Nhật ký chứng từ như sau: trình tự hạch toán chi phí sản xuất Chứng từ gốc Nhật ký chứng từ số 1,2,5,6... bảng kê số 3 Các bảng phân bổ: - Tiền lương, BHXH - Vật liệu, công cụ - Khấu hao TSCĐ Bảng kê số 4,5,6 Nhật ký chứng từ số 7 Bảng tính giá thành sản phẩm Sổ cái TK chi phí Báo cáo kế toán Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu IV. PHÂN TíCH THÔNG TIN CHI PHí VớI VIệC RA QUYếT ĐịNH QUảN TRị DOANH NGHIệP. 1.ý nghĩa, vai trò của chỉ tiêu giá thành đối với công tác quản trị doanh nghiệp. Việc hạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp không nằm ngoài mục đích tính giá thành sản phẩm, tiến hành quản trị doanh nghiệp. Các yếu tố chi phí được tập hợp và tạo nên giá thành sản phẩm. Gía thành là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp phản ánh chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, chỉ tiêu giá thành sản phẩm chủ yếu để phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp, là cơ sở để xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Việc tính đúng, tính đủ giá thành giúp cho việc phẩn ánh đúng tình hình thực hiện và kết quả thực hiện giá thành của doanh nghiệp, xác định đúng đắn kết quả của kỳ kinh doanh. Thông qua việc phân tích tỉ lệ và mức hạ giá thành có thể thấy trình độ sử dụng tiết kiệm hợp lí các yếu tố của qúa trình sản xuất, khả năng tận dụng công suất máy móc thiết bị trong qúa trình sản xuất kinh doanh. Từ đó các nhà quản lí có những quyết định phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Mặt khác, xét trong mối quan hệ với giá trị và giá cả thì giá thành sản phẩm là phạm trù kinh tế khách quan của qúa trình sản xuất hàng hoá và có quan hệ mật thiết với giá trị và giá cả hàng hoá. Giữa giá thành sản phẩm với giá trị và giá cả luôn tồn tại khách quan một sự chênh lệch về lượng hoặc có lợi cho sản xuất hàng hoá, tạo điều kiện vật chất cho sản xuất phát triển, hoặc có hại cho người sản xuất hàng hoá. Xuất phát từ điều này, giá thành có vai trò vô cùng quan trọng trong việc xác định giá bán của sản phẩm, hàng hoá, do đó nó là một nhân tố không thể thiếu được trong công tác quản trị doanh nghiệp. Như vậy, phân tích giá thành sản phẩm là cách tốt nhất để biết nguyên nhân và nhân tố làm cho giá thành cao, thấp hơn mức dự kiến ban đầu hoặc so với thực tế kỳ trước. Từ đó chủ doanh nghiệp có thể đưa ra được những quyết định tối ưu hơn. 2. Các chỉ tiêu phân tích. Phân tích sự biến động của tổng giá thành sản phẩm. a. Đánh giá chung sự biến động của tổng giá thành sản phẩm. Việc đánh giá chung này nhằm cung cấp cho nhà quản lí biết được tình hình tiết kiệm chi phí, hạ giá thành sản phẩm của hoạt động kinh doanh kỳ này của doanh nghiệp so với kế hoạch hay so với các kỳ trước. Khi nghiên cứu sự biến động này cần xem xét các chỉ tiêu sau: Sự biến động tuyệt đối: D QZ = ồ Q1iZ1i - ồ Q0iZ0i Sự biến động tương đối: IQZ = ồ Q1iZ1i x 100 ồ Q0iZ0i Trong đó : Q0i, Q1i là số lượng sản phẩm i kỳ gốc và kỳ phân tích. Z0i, Z1i là giá thành đơn vị sản phẩm i kỳ gốc và kỳ phân tích. Nếu I > 1, D > 0 thì tổng giá thành kỳ phân tích tăng. Nếu I < 1, D < 0 thì tổng giá thành kỳ phân tích giảm. Để thấy được sự biến động của tổng giá thành do ảnh hưởng của các nhân tố ta sử dụng công thức sau: ồ Q1iZ1i = ồ Q1iZ1i x ồ Q1iZ0i ồ Q0iZ0i ồ Q1iZ0i ồ Q0iZ0i ( 1 ) ( 2 ) ( 3 ) Chỉ số (1) là sự biến động của tổng giá thành sản phẩm. Chỉ số (2) thể hiện sự biến đổi của giá thành đơn vị sản phẩm. Chỉ số (3) thể hiện sự biến đổi của số lượng sản phẩm . Nếu chỉ số (2) (3) 1 thì giá thành sản phẩm và số lượng sản phẩm làm cho tổng giá thành sản phẩm tăng. Tuy nhiên nếu phân tích như trên chỉ thấy được sự biến động của giá thành sản phẩm và số lượng sản phẩm đến tổng giá thành sản phẩm mà chưa đi sâu vào phân tích một cách cụ thể các nhân tố gây ra sự biến động ấy. Do đó chúng ta phải phân tích sự biến động của các khoản mục trong giá thành để tìm ra nguyên nhân của sự biến động đến tổng giá thành sản phẩm. b. Phân tích biến động của tổng giá thành sản phẩm theo các khoản mục. Giá thành sản phẩm được kết cấu bởi nhiều khoản mục, phản ánh mục đích công dụng của chi phí. Nghiên cứu giá thành theo các khoản mục chi phí để thấy được sự tác động của mỗi khoản mục chi phí lên giá thành sản phẩm , từ đó có bước điều chỉnh cho phù hợp. Có thể chia giá thành sản phẩm thành ba khoản mục là: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Chi phí nhân công trực tiếp Chi phí sản xuất chung Để phân tích đựoc biến động của các khoản mục sản phẩm trong giá thành phải tiến hành loại trừ ảnh hưởng của biến động của khối lượng sản phẩm . Như vậy phải tiến hành điều chỉnh các khoản mục chi phí của kỳ gốc theo số lượng sản phẩm của kỳ phân tích. Gọi Q0i Q1i là số lượng sản phẩm kỳ gốc, kỳ phân tích. m0i, m1i là giá thành đơn vị của từng khoản mục trong giá thành sản phẩm kỳ gốc, kỳ phân tích. Khi đó ta phân tích sự biến động của từng khoản mục đến giá thành sản phẩm theo công thức. Sự biến động tuyệt đối của từng khoản mục: D Qm = ồ Q1i m1i - ồ Q1im0i Sự biến động tương đối của từng khoản mục: IQm = ồ Q1im1i x100 ồ Q1im0i Nếu D >0, I>1 thì các khoản mục tăng làm tổng giá thành tăng. Nếu D<0, I<1 thì các khoản mục giảm làm tổng giá thành giảm. 2.2. Phân tích điểm hoà vốn . Phân tích điểm hoà vốn thực chất là một nội dung quan trọng trong phân tích mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng - lợi nhuận, tức là việc xem xét mối quan hệ nôi tạng của các nhân tố: giá bán, sản lương, chi phí khả biến, chi phí bất biến và kết cấu của mặt hàng, đồng thời xem xét sự ảnh hưởng của các nhân tố đó đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Việc phân tích này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc khai thác khả năng tiềm tàng của doanh nghiệp, là cơ sở để đưa ra các quyết định như: chọn dây chuyền sản xuất sản phẩm, định giá sản phẩm , chiến lược bán hàng. Phương pháp phân tích này dựa trên cách phân loại chi phí thành định phí và biến phí. Điểm hoà vốn là điểm mà tại đó tổng doanh thu bằng tổng chi phí bỏ ra hoặc số dư đảm phí bằng chi phí bất biến. Số dư đảm phí là chênh lệch giữa doanh thu và chi phí khả biến. Số dư đảm phí khi đã bù đắp chi phí bất biến, số dôi ra sau khi bù đắp chính là lợi nhuận.Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả các loại sản phẩm, một loại sản phẩm và một đơn vị sản phẩm. Số dư đảm = Gía bán - Chi phí phí đơn vị đơn vị sản phẩm khả biến đơn vị Tỉ lệ số dư = Số dư đảm phí đơn vị đảm phí đơn vị Gía bán đơn vị sản phẩm Để đạt được điểm hoà vốn phải tiêu thụ một lượng sản phẩm là: Khối lượng sản phẩm = Tổng chi phí cố định tại điểm hoà vốn Số dư đảm phí đơn vị Doanh thu = Chi phí bất biến hoà vốn Tỉ lệ số dư đảm phí Trong trường hợp doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm và mỗi loại sản phẩm lại có số dư đảm phí khác nhau thì việc xác định điểm hoà vốn phải dựa vào số dư đảm phí cá biệt và cơ cấu trong tổng doanh thu của từng loại sản phẩm. Số dư đảm phí = ồ ( số dư đảm phí đơn vị x Cơ cấu sản phẩm ) bình quân Tỉ lệ số dư = ồ ( Tỉ lệ số dư đảm phí cá biệt x Cơ cấu sản phẩm) đảm phí bình quân Việc tính điểm hoà vốn trong các doanh nghiệp có nhiều loại sản phẩm cũng được thực hiện tương tự như trên chỉ khác là phải thay số dư đảm phí đơn vị và tỉ lệ số dư đảm phí đơn vị thành số dư đảm phí bình quân và tỉ lệ số dư đảm phí bình quân. Phân tích điểm hoà vốn có tác dụng to lớn trong công tác quản trị doanh nghiệp. Căn cứ vào đó doanh nghiệp xác định điểm hoà vốn, từ đó đưa ra được quyết định quản lí chính xác, đúng đắn. Điểm hoà vốn có vai trò như điểm khởi đầu để xác định số lượng sản phẩm cần để đạt được lợi nhuận mong muốn. Cách phân tích này là một cách được dùng cho qúa trình lập kế hoạch tương lai. Các biện pháp giảm giá thành. Qua phân tích các yếu tố, các khoản mục của giá thành ta thấy sự biến động của giá thành sản phẩm phụ thuộc vào sự biến động của từng khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm. Do đó muốn giảm giá thành sản phẩm thì cũng có nghĩa là phải giảm tối đa các khoản mục cấu thành nên giá thành sản phẩm. Gía thành sản phẩm được cấu thành bởi ba khoản mục chính là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung. Để thực hiện hạ giá thành sản phẩm thì phải tiến hành tiết kiệm được các khoản chi phí này. - Tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Điều này có nghĩa là doanh nghiệp phải thực hiện triệt để công tác quản lí nguyên vật liệu trong sản xuất để tránh tình trạng lãng phí và thất thoát nguyên vật liệu. Phải xây dựng được các định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hợp lí nhất để vừa tiết kiệm được tối đa chi phí vừa vẫn đảm bảo chất lượng sản phẩm. Tiết kiệm chi phí nhân công trực tiếp: Đối với khoản chi phí này việc tiết kiệm có khó khăn hơn vì nó liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người lao động do đó nếu trả lương thấp sẽ không khuyến khích được người lao động tích cực tham gia sản xuất, như vậy sẽ ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Dó đó đối với khoản chi phí này chỉ có thể tiết kiệm được bằng cách thực hiện tốt công tác quản lí lao động để người lao động làm việc một cách hiệu quả nhất, từ đó mới tiết kiệm được thời gian lao động và tiết kiệm được chi phí cho công nhân lao động trực tiếp. - Tiết kiệm chi phí sản xuất chung: Do khoản chi phí này bao gồm rất nhiều khoản mục chi phí khác nữa nên để tiết kiệm khoản chi phí này cũng có nghĩa là phải thực hiện tiết kiệm đối với từng khoản mục chi phí của nó. Trong chi phí sản xuất chung bao gồm cả chi phí biến đổi và chi phí cố định. Đối với những chi phí biến đổi thì doanh nghiệp nên sử dụng tiết kiệm tối đa hạn chế những chi phí không thật sự cần thiết. cồn đối với những chi phí cố định thì việc tăng sản lượng sản xuất sẽ làm hạ giá thành sản phẩm. Nhìn chung, để thực hiện tốt công tác hạ giá thành sản phẩm thì doanh nghiệp cần tập chung vào việc tiết kiệm các yếu tố chi phí cấu thành nên giá thành sản phẩm trên ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung ). phần ii thực trạng về tình hình hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty da - giầy hà nội. i.đặc điểm chung về công ty da - giầy hà nội. 1- Lịch sử hình thành và phát triển công ty. Công ty Da giầy Hà Nội có tiền thân là một xưởng thuộc da ,được thành lập từ thời kỳ pháp thuộc, trải qua nhiều giai đoạn biến đổi và phá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0598.doc
Tài liệu liên quan