Đề tài Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội

Phần I: Mở đầu 1

1.1. Tính cấp thiết của đề tài 1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1. Mục tiêu chung 2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu 2

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 2

Phần II: Cơ sở lý luận về hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá 3

2.1. Những vấn đề chung về hạch toán hàng hoá 3

2.1.1.Khái niệm 3

2.1.2. Yêu cầu quản lý hàng hoá 3

2.1.3. Nguyên tắc hạch toán hàng hoá 4

2.1.4. Phương pháp hạch toán hàng kho 6

2.2. Tiêu thụ 8

2.2.1. Khái niệm tiêu thụ 8

2.2.2. Các phương thức bán hàng 8

2.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu thụ 10

2.2.4. ý nghĩa của tiêu thụ hàng hoá 11

2.2.5. nhiệm vụ hạch toán và phương pháp nghiên cứu 12

Phần III. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu 14

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 14

 

doc77 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 819 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán hàng hoá và tiêu thụ hàng hoá của công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
rung bình Trung bình Không lớn hơn Than cục Cục 2MK MK020 50-100 20 10.00 9,00-12,00 5,0 7,0 4,5 0,7 1,0 7000 Cục 3MK MK030 35-50 18 10.00 9,00-12,00 5,0 7,0 4,5 0,7 1,0 7000 Cục 4 MK MK040 15-35 15 14.00 13,00-15,00 5,0 7,0 4,5 0,7 1,0 7000 Than cám Cám 4a MK MK09A 0-15 - 20.00 18,00-22,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 6100 Cám 4b MK MK09B 0-15 - 24.00 22,01-26,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 5800 Cám 5 MK MK100 0-15 - 30.00 26,01-33,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 5250 Cám 6a MK MK11A 0-15 - 36.00 33,01-40,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 4650 Cám 6b MK MK11B 0-15 - 42.00 40,01-45,00 8,0 12,0 5,0 0,7 1,0 4250 Than cục gồm 6 loại: Cục 2a VD Cục 2b VD Cục 3a VD Cục 3a VD Cục 4 VD Cục 5 VD +Than cám gồm 6 loại: Cám 3 VD Cám 4a VD Cám 4b VD Cám 5 VD Cám 6a VD Cám 6b VD - Than Na Dương phân làm hai loại: Na Dương loại 1 và Na Dương loại 2. - Than Núi Hồng được phân làm 4 loại: Cám 3 NH, Cám 4 NH, Cám 5 NH, Cám 6 NH. 4.1.2. Thị trường tiêu thụ ở Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Công ty Chế biến và Kinh doanh Than miền Bắc và đặt dưới sự quản lý của Bộ Năng lượng. Chức năng của Công ty do đó cũng thay đổi theo cơ chế quản lý của Nhà nước. Trong cơ chế quản lý hành chính tập trung bao cấp, Công ty đảm nhận chức năng quản lý vật tư than cho nền kinh tế quốc dân mà chủ yếu trên địa bàn Thành phố Hà Nội và các tỉnh lân cận: Hà Tây, Hoà Bình, Sơn La Chuyển sang nền kinh tế thị trường Nhà nước giao quyền tự chủ sản xuất kinh doanh cho các đơn vị kinh tế. Là một doanh nghiệp thương mại, việc mua hàng hoá là điều rất quan trọng. Việc nhập mua hàng hoá liên quan đến quá trình kinh doanh của Công ty. Hiện nay, Công ty đang tồn tại hai phương thức bán hàng: Bán theo hợp đồng và bán lẻ. Công ty mua than chủ yếu ở các đơn vị kinh doanh than trong ngành dưới sự điều tiết quản lý của Tổng Công ty Than Việt Nam. Các đơn vị, các cấp cung cấp than cho Công ty bao gồm: Mỏ than Hà Tu, Mỏ than Mạo Khê, Một số công ty than khác như Mỏ than Quảng Ninh, Công ty than Nội địa. Cùng với sự chuyển mình của nền kinh tế có sự quản lý của Nhà nước, Công ty được tự chủ trong hoạt động kinh doanh, từ tìm khách hàng cho mình để tiêu thụ hàng hoá. Đây vừa là cơ hội vừa là thử thách đối với Công ty trong điều kiện hiện nay khi sự cạnh tranh đã trở thành quy luật buộc các đơn vị kinh doanh than phải tính đến và quan tâm. Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội có thị trường tiêu thụ khá rộng, không chỉ trên địa bàn nội thành và ngoại thành Hà Nội mà còn vươn tới các tỉnh thành trong cả nước. 4.2. Các phương thức bán hàng của Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội Trong cơ chế cũ, Công ty chủ yếu bán than theo chỉ thị của cấp trên. Nhưng khi chuyển sang nền kinh tế mới, Công ty phải tự chủ trong việc sản xuất kinh doanh, tự tìm khách hàng để tiêu thụ hàng hoá. Đặc điểm này đã tạo điều kiện thuận lợi cho Công ty trong tình hình cạnh tranh. Hiện nay, ở Công ty đang tồn tại hai phương thức bán hàng: Bán buôn và Bán lẻ. * Bán buôn (hay bán than theo hợp đồng): Hợp đồng bán than được ký kết giữa hai bên. Một bên là Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội, bên kia là các đơn vị kinh tế có nhu cầu. Việc thực hiện hợp đồng thường diễn ra ở các trạm và thông thường khi ký kết hợp đồng, Công ty luôn đáp ứng về phương tiện vận chuyển và chi phí vận chuyển. Bán theo hợp đồng của Công ty gồm các hình thức sau: - Bán than tại kho bãi của Công ty (bán buôn theo hình thức giao bán trực tiếp). Theo hình thức này, Công ty giao than tại kho bãi của mình và khách hàng trực tiếp tới nhận than. Sau khi giao than cho khách hàng, Công ty hết trách nhiệm với khách hàng. Khách hàng phải tự lo vận chuyển, áp ải, mọi chi phí, hao hụt và các rủi ro xảy ra trên đường vận chuyển khách hàng phải chịu. Hoá đơn bán hàng giao cho khách, một liên lưu tại trạm, một liên cuối ngày gửi về phòng kế toán của Công ty. - Bán than đến tận kho bãi của khách hàng (bán theo phương thức chuyển hàng). Theo hình thức này, căn cứ vào hợp đồng của Công ty với khách hàng, trạm tiến hành điều động xe, bốc than lên xe rồi vận chuyển đến địa điểm đổ hàng ghi trong hợp đồng. Bên mua cử cán bộ đến theo dõi việc cân hàng, sau khi hai bên cùng xác nhận về số lượng và chủng loại than, nhân viên kế toán trạm viết phiếu giao hàng cho từng xe, trạm cử cán bộ theo xe đến tận nơi giao hàng. Cuối ngày, căn cứ vào phiếu giao hàng, kế toán lập hoá đơn bán hàng và gửi cùng phiếu giao hàng về phòng kế toán của Công ty. Theo dõi tình hình nhập, xuất, tồn kho là thủ kho của trạm. Hoá đơn bán hàng là hoá đơn GTGT được viết ba liên: một liên giao cho khách, một liên lưu tại trạm, một liên cuối ngày gửi về phòng kế toán của Công ty. - Bán buôn vận chuyển thẳng (hình thức giao tay ba). Than được vận chuyển về cảng, trạm không tiến hành bốc xếp lên đổ bãi mà bán trực tiếp cho khách hàng đã cử cán bộ đến tận nơi trực tiếp nhận hàng (hoá đơn GTGT) như bán hàng qua kho của trạm nhưng ghi thêm điều kiện hàng nhập xuất thẳng lên hoá đơn bán hàng. * Bán lẻ: Khi khách đến mua hàng của trạm, sau khi xem hàng cẩn thận, phù hợp với yêu cầu của mình hoặc Công ty mình, khách hàng vào phòng nghiệp vụ tiến hành lập phiếu giao hàng (theo mẫu ở phần bán qua kho). Trên phiếu bán hàng, kế toán trạm ghi đầy đủ về số lượng, loại hàng yêu cầu của khách hàng. Khách cầm phiếu giao hàng bốc xếp hàng lên xe (phương tiện vận chuyển do khách hàng tự lo) và cân hàng. Hàng hoá phải đúng đủ so với phiếu giao đã lập. Sau khi đã lấy hàng, khách hàng vào tổ nghiệp vụ để nộp tiền, kế toán viết phiếu thu tiền, nếu khách muốn lập hoá đơn GTGT thì kế toán trạm viết cho. Cầm phiếu giao hàng, hoá đơn GTGT (có hoặc không có) đầy đủ chữ ký và dấu của trạm thì khách hàng mới lấy được hàng ra khỏi trạm. - Cuối ngày, kế toán tổng hợp phiếu giao hàng của khách hàng để lập bảng kê chứng từ xuất bán và gửi về phòng kế toán Công ty. Cũng như bán than qua kho của trạm gửi hàng, hoá đơn GTGT, phiếu giao hàng, trong trường hợp này, kế toán trạm cũng phải lập ba liên: một liên giao cho khách, một liên lưu tại trạm, một liên cuối ngày gửi về phòng kế toán của Công ty. Như vậy, kế toán trạm chỉ có nhiệm vụ lập các chứng từ ban đầu, thu nhận, kiểm tra và gửi các chứng từ định kỳ về phòng kế toán Công ty. Như vậy, về mặt hạch toán thì Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội chỉ áp dụng phương thức giao bán trực tiếp. 4.3. Chứng từ kế toán sử dụng trong bán hàng và xác định kết quả ở Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước, chứng từ mà Công ty sử dụng tuân theo quyết định số 1141-TC-QĐ-CĐKT và các văn bản, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính. Trong Kế toán bán hàng và xác định kết quả, kế toán sử dụng các chứng từ sau đây: - Phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT của Bộ Tài chính. - Hoá đơn GTGT và hoá đơn cước vận chuyển - theo mẫu ban hành cùng quyết định số 3721 TCT/NV1 ngày 21/7/1999. - Phiếu giao hàng. - Bảng sao kê bán hàng (Mẫu số 02/SK-MB) (Dùng trong phương thức bán lẻ than). - Chứng từ thanh toán: Phiếu thu, phiếu chi (Mẫu số 01, 02 -TT ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. - Biên lai thu tiền: Mẫu số 05-TT ban hành theo quyết định số 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/1995 của Bộ Tài chính. Khi nhập kho, căn cứ vào hoá đơn mua hàng, các chứng từ khác có liên quan, kế toán trạm kiểm tra rồi viết phiếu nhập kho để làm thủ tục nhập kho. Phiếu nhập kho được lập thành hai liên: Liên 1 giữ lại trạm, liên 2 giao cho thủ kho để ghi vào thẻ kho rồi sau đó chuyển về phòng kế toán Công ty. Đối với hàng xuất kho: Khách hàng đến mua than sau khi kiểm tra chất lượng chủng loại, số lượng được kế toán trạm viết hoá đơn bán hàng để làm chứng từ thanh toán. Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, nên hoá đơn bán hàng Công ty sử dụng là hoá đơn GTGT theo quy định của Bộ Tài chính. Cùng với việc lập hoá đơn GTGT, kế toán còn lập phiếu xuất kho để phản ánh số lượng hàng xuất bán cho khách hàng. Phiếu xuất kho (Mẫu 1) được lập làm hai liên: Liên 1: Lưu tại trạm. Liên 2: Giao cho thủ kho để ghi thẻ kho và cuối ngày chuyển về phòng kế toán Công ty. Hoá đơn GTGT (mẫu 02) được lập thành ba liên: Liên 1: Lưu ở trạm. Liên 2: Giao cho khách hàng. Liên 3: Giao về phòng kế toán Công ty để làm căn cứ ghi sổ. Ví dụ: Ngày 12/03/2005 xuất bán than cám 5 với số lượng 150,23 tấn. Biết số lượng than tồn đầu kỳ là 127,8 tấn với giá trị là 25.560.000đ. Trong tháng nhập là 89,6 tấn với tổng giámua là 18.816.000đ. Đơn giá bình quân C5 = = 159.609đ/tấn Giá trị thực tế xuất là: 159.609 x 150,23 = 23.978.060đ Kế toán trạm viết phiếu xuất kho như sau: Đơn vị: Công ty CB & KD than Hà Nội Địa chỉ: số 5 Phan Đình Giót - Hà Nội Mẫu số : 02-VT Ban hành theo QĐ số: 1141-TC/QĐ/CĐKT ngày 1 tháng 11 năm 1995 của BTC Phiếu xuất kho Số Ngày 12 tháng 3 năm 2005 Họ tên người nhận hàng: Trần Minh Hải Địa chỉ: Công ty gốm Từ Sơn Xuất tại kho trạm than Vĩnh Tuy A. STT Tên nhãn hiệu quy cách phẩm chất vật tư (sản phẩm, hàng hoá) Mã số Đơn vị tính Số lượng Đơn giá Thành tiền Yêu cầu Thực xuất A B C D 1 2 3 4 Than cám 5 Tấn 150,23 159.609 23.978.060 Cộng 150,23 23.978.060 Xuất ngày 12 tháng 3 năm 2005 Phụ trách cung tiêu (Ký tên) Người nhận (Ký tên) Thủ kho (Ký tên) Đồng thời kế toán trạm viết hoá đơn GTGT như sau: Tổng công ty than Việt Nam Mã số: 5700100256-1 Đơn vị: Đơn vị bán hàng: . Địa chỉ: Hoá đơn (GTGT) Liên 3 (dùng để thanh toán) Cty CB và KD Than Hà Nội Số 5 - Phan Đình Giót - Hà Nội MST: 010001005860011 Ngày 12 tháng 03 năm 2005 Phát hành theo CV số 4660 TCT/AC Ngày 7/12/1998 của TCT AD/99 Số: 038918 MS: . Họ tên người mua hàng: Trần Minh Hải MS: 0101194344 Địa chỉ: Công ty Gốm Từ Sơn Hình thức thanh toán: Tiền mặt STT Tên hàng hoá, dịch vụ ĐVT Số lượng Đơn giá (đ) Thành tiền (đ) A B C 1 2 3 1 Than cám 5 Tấn 150,23 159,609 23.978.060 Cộng tiền hàng 23.978.060 Thuế suất GTGT (5%) tiền thuế GTGT 11.989.030 Tổng cộng thành tiền thanh toán 25.176.963 Số tiền viết bằng chữ: Hai mươi lăm triệu, một trăm bảy mươi sáu ngàn, chín trăm sáu mươi ba đồng. Người mua hàng (Ký, ghi rõ họ tên) Người bán hàng (Ký, đóng dấu) Trong trường hợp bán hàng theo phương thức chuyển hàng hoặc bán lẻ than tại kho, Công ty còn sử dụng phiếu giao hàng để làm chứng từ đi đường hoặc để cho khách hàng đến kho nhận hàng cho việc vận chuyển hàng đến cho khách. Ví dụ: Ngày 10/12/2005, Công ty TNHH Tiến Lực mua 780,1 tấn tham cám 6aMK của Công ty tại trạm Vĩnh Tuy. Khi đến mua, nhân viên kế toán trạm Vĩnh Tuy đã viết phiếu giao hàng như sau: Phiếu giao hàng Số: 15 Ngày 10 tháng 12 năm 2005 Đơn vị nhận: Công ty TNHH Tiến Lực Tên người nhận: Anh Thành Loại hàng: Than cám 6aMK Số lượng: 780,1 tấn Số xe: 29H-0378 Người lập biểu (Đã ký) Người nhận hàng (Đã ký) Trạm trưởng (Đã ký) 4.4. Kế toán hàng hoá tại Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội 4.4.1. Phương thức đánh giá hàng hoá Hàng hoá của Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội là các chủng loại than theo tiêu chuẩn TCVN, tiêu chuẩn và các quy định của Công ty Kinh doanh và Chế biến than miền Bắc bao gồm than cục, than cám, than sinh hoạt. Để quản lý, theo dõi được tình hình luân chuyển hàng hoá, kế toán cần xác định được trị giá của hàng hoá tại những thời điểm nhất định. Tại Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội, việc đánh giá hàng hoá tuân thủ chế độ chuẩn mực kế toán quy định đó là đánh giá hàng hoá dựa trên nguyên tắc giá gốc. Công ty thường mua than chủ yếu của các đơn vị kinh doanh than trong ngành dưới sự quản lý, điều tiết của Công ty Kinh doanh và Chế biến than miền Bắc. Các đơn vị cung cấp than cho Công ty thường là Công ty than Hà Tu, Núi Béo, Cọc Sáu, Khe Chàm, Công ty Chế biến và Kinh doanh than Cẩm Phả, Xí nghiệp Than Nam Hồng, Xí nghiệp Than Thành Công, Công ty Than Mạo Khê Việc đánh giá trị giá than nhập kho căn cứ vào trị giá thực tế của hàng nhập kho bao gồm mua và các loại chi phí mua như chi phí vận chuyển, bốc xếp, đổ bãi. 4.4.2. Kế toán chi tiết hàng hoá Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội hạch toán chi tiết hàng hoá theo phương pháp ghi thẻ song song, cụ thể: ở kho: Thủ kho phản ánh tình hình nhập- xuất - tồn kho than trên thẻ kho theo chỉ tiêu số lượng. Thẻ kho được mở cho từng loại than, căn cứ để tủ kho ghi vào thẻ kho là các chứng từ nhập xuất than. Cuối tháng, thủ kho tính ra số tồn kho và báo cáo về phòng kế toán Công ty cùng các chứng từ nhập - xuất kho và bản sao kê chứng từ nhập xuất. ở phòng kế toán: Hàng ngày, kế toán Công ty kiểm tra việc ghi thẻ kho và nhận các chứng từ nhập xuất than. Kế toán tiến hành kiểm tra, hoàn chỉnh chứng từ rồi ghi vào sổ chi tiết kho hàng hoá. Sổ chi tiết kho hàng hoá được mở cho từng loại than theo chỉ tiêu số lượng. Cuối tháng, kế toán cộng dồn số liệu trên sổ chi tiết kho hàng và căn cứ vào số liệu này để lập bảng tổng hợp nhập - xuất - tồn hàng hoá. Mẫu thẻ kho, bảng tổng hợp nhập xuất - tồn than của Công ty như sau: Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Trạm than: Kho than Mẫu 05/SST-MB Thẻ kho Ngày lập thẻ: 01/01/2005 Tên, chủng loại hàng hoá: Cám 6 Người lập thẻ: Tờ số: Đơn vị: tấn Chứng từ Diễn giải Ngày nhập, xuất Nhập trong kỳ Xuất trong kỳ Tồn cuối kỳ Xác nhận của kế toán Tháng 1/2005 343.82 Tháng 5/2005 15/5 Xuất chế biến 15/5/2005 8.00 19322 31/5 31/5/2005 150.00 158.00 185.82 . . . 19558 30/10 XN Giấy Sông Cầu - Bắc Ninh 30/10/2005 1047,40 151,94 1047,40 Công ty chế biến và kinh doanh than Hà Nội Tổng hợp nhập xuất tồn than Tháng 12/2005 TT Chủng loại Tồn đầu kỳ Nhập trong tháng Lượng Tiền Nhập mua Đi đường tháng Nhập NB Nhập CB Lượng Tiền than Tiền V/C Tiền B/X V/C bãi Tổng tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Tổng cộng 22.283.821 6.963.527.861 4.710.370 1.377.474.155 1.430.239.300 70.050.606 41.876.615 2.919.640.676 4.689.060 1.169.546.180 120.590 62.649.520 5.194.089 1.694.015.085 1 Than TCVN 21.655.021 6.6.9.884.696 2.779.670 767.359.880 1.266.024.200 63.421.870 34.969.115 2.131.775.065 4,526.430 1.133.767.580 120.590 62.649.520 5.134.669 1.692.684.425 A Than cục - - - - - - - - - - - - - B Than cám 21.655.021 6.609.884.696 2.779.670 767.359.880 1.266.024.200 63.421.870 - 2.131.775.065 4.526.430 1.133.767.580 120.590 62.649.520 5.134.669 1.692.684.425 1 Than cám 4A 207.420 134.6.5.690 - - - - - - - - 70.590 45.809.520 - - 2 Than cám 4aCB 207.420 134.6.5.690 - - - - - - - - 70.590 45.809.520 - - Trạm Cổ Loa - 134.6.5.690 - - - - - - - - - - - - Than cám 4B - - - - - - - - - - - - - Than cám 4b CB - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - Trạm Cổ Loa - - - - - - - - - - - - 230.000 124.559.818 Than cám 5 2.912.285 908.0010.97 - - - - - - - - - - 230.000 124.559.818 Than cám 5CB 2.912.285 908.0010.97 - - - - - - - - - - 230.000 124.559818 Nhập nội bộ MB Tổng nhập Xuất bán Xuất NB Xuất CB Tổng Xuất Tồn cuối kỳ Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền Lượng Tiền 33.788,540 8.273.161.402 48.502.649.000 14.119.048.863 48.260.632 13.745.370.148 120.590 62.649.520 5.149.089 1.684.928.370 53.575.311 15.492.948.038 17.211.159 5.589.628.686 31,560.400 7.782.970.602 44.121.759 12.803.847.192 44.590.872 12.821.889.770 120.590 62.649.520 4.904.669 1.560.448.992 49.616.131 14.444.988.282 16.160.829 4.968.743.606 - - - - - - - - - - - - - - 31.560.400 7.782.970.602 44.121.759 12.803.847.192 44.590.872 12.821.889.770 120.590 62.649.520 4.904.669 1.560.448.992 49.616.131 14.444.988.282 16.160.829 4.968.743.606 - - 70.590 45,809.520 - - 70.590 45.809.520 155.690 101.035.420 226.280 146.844.940 51.730 33.570.270 - - 70.590 45.809.520 - - 70.590 45.809.520 155.690 101.035.420 226.280 146.844.940 51.730 33.570.270 - - - - - - 70.590 - 85.100 55.225.900 155.690 146.844.940 51.730 33.570.270 - - - - -- -- - -- - - - - 230.000 124.559.818 - -- - - - - - - - - - - 230.000 124.559.818 - - - - - - - - - - - - - ; - -- 230.000 124.559.818 - - - - - - - - 230.000 - - - 230.000 124.559.818 - - - - - - - - 0.000 - - 230.000 124.559.818 - - - - - - - - 0.000 - 4.4.3. Kế toán tổng hợp hàng hoá ở Công ty Chế biến và kinh doanh Than Hà Nội, kế toán hạch toán hàng hoá theo phương pháp kê khai thường xuyên. Để theo dõi tình hình nhập - xuất - tồn hàng hoá kế toán sử dụng bảng kê số 8. Kết cấu của bảng gồm 2 phần chính: Phần ghi Nợ TK 156, Có Tk 331, 11, 112 và phần ghi Có TK 156, ghi Nợ TK 632, 157, 154. Cách ghi: - Số dư đầu tháng được căn cứ vào số dư cuối tháng của bảng kê số 8 tháng trước. - Phần ghi Nợ Tk 156 và ghi Có TK 156 được căn cứ vào Báo cáo nhập - xuất tồn kho của các trạm tháng được xác định: = + - 4.4.4. Kế toán giá vốn hàng bán Có nhiều phương pháp để tính giá vốn thực tế của hàng xuất bán , tuỳ theo đặc điểm hoạt động kinh doanh, quy mô, ngành nghề và yêu cầu quản lý của từng doanh nghiệp mà áp dụng phương pháp đánh giá cho thích hợp. = + Quá trình tính toán trị giá vốn hàng xuất bán gồm ba bước: - Bước 1: Tính toán trị giá mua thực tế của hàng xuất bán - Bước 2: Tính toán, phân bổ chi phí mua hàng cho hàng xuất bán. - Bước 3: Tổng hợp trị giá mua thực tế và chi phí mua hàng cho hàng xuát bán. Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán ở bước 1 được tính riêng cho từng mặt hàng xuất bán, cuối kỳ tổng hợp lại tính trị giá mua của toàn bộ hàng xuất bán trong kỳ theo từng loại hàng, nhóm hàng cũng như toàn bộ các mặt hàng của doanh nghiệp. Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán được tính theo công thức sau: Trị giá mua thực tế xuất bán = Đơn giá mua thực tế x Số lượng hàng Hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ, trị giá mua thực tế được tính sau khi kiểm kê hàng tồn kho, số lượng hàng xuất bán được tính theo công thức: = + - Trị giá mua thực tế của hàng xuất bán, thực chất là đơn giá mua thực tế của hàng xuất bán được tính bằng một trong các phương pháp sau: ã Phương pháp thực tế đích danh: Theo phương pháp này, doanh nghiệp sử dụng đơn giá thực tế nhập kho của lô hàng xuất để xác định giá vốn thực tế của lô hàng đó hay đơn giá lô hàng xuất bán chính là đơn giá hàng mua về của chính lô hàng đó. Phương pháp này đơn giản, phù hợp với doanh nghiệp có giá trị hàng tồn kho lớn với đơn giá hàng tồn kho cao (đơn vị kinh doanh vàng bạc) Phương pháp này áp dụng với các doanh nghiệp làm kế toán thủ công chi phí của hàng bán ra là phù hợp nhất giữa doanh thu và chi phí ã Phương pháp bình quân gia quyền: theo phương pháp này, trị giá của từng loại hàng hoá được tính theo giá trị trung bình của từng loại hàng hoá tương tự đầu kỳ và giá trị từng loại hàng hoá được mua hoặc nhập do chế biến trong kỳ. Giá trị trung bình có thể có được tính theo thời kỳ (phương pháp bình quân cố định) hoặc mỗi khi nhập một lô hàng về (phương pháp bình quân cố định liên hoàn) phụ thuộc vào tình hình của doanh nghiệp. ã Phương pháp bình quân cố định: Kế toán sử dụng đơn giá bình quân cả kỳ để xác định trị giá mua thực tế của hàng xuất bán. Phương pháp này có ưu điểm đơn giản.Tuy nhiên, công việc dồn vào cuối tháng làm ảnh hưởng đến công tác kế toán, không phản ánh kịp thời những biến động vì cuối kỳ mới xác định được đơn giá bình quân. Đơn giá bình quân cả kỳ được tính theo công thứuc: = ã Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn: - Bước 1: Theo phương pháp này, kế toán sử dụng đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập để làm đơn giá tính giá vốn của hàng xuất kho, đơn giá bình quân sau mỗi lần nhập được tính theo công thức: = Phương pháp này không áp dụng trong kế toán hàng tồn kho, nhưng có độ chính xác cao nên phản ánh được tình hình biến động giá cả trong từnggiai đoạn. Tuy nhiên tốn nhiều công sức và khối lượng tính toán nhiều. - Bước 2: Kế toán tiến hành phân bổ chi phí mua hàng cho hàng xuất trong kỳ. Chi phí mua hàng được tập hợp riêng cho từng loại hàng trong kỳ, đến cuối kỳ tiến hành phân bổ cho hàng xuất bán và hàng còn lại tỷ lệ với tiêu chuẩn phân bổ của hàng hoá đã xuất bán trong kỳ. Tiêu chí phân bổ chi phí mua hàng có thể là: + Số lượng + Trọng lượng + Trị giá mua thực tế của hàng hoá = x - Bước 3: Kế toán xác định trị giá vốn thực tế của hàng hoá xuất kho theo công thức đã nêu trên. Giá vốn hàng bán được tính toán bằng cách lấy trị giá mua thực tế của hàng xuất bán (+) với chi phí mua hàng phân bổ cho hàng xuất bán. Việc tính toán giá vốn được trình bày qua bảng kê số 9 - Bảng tính giá thực tế hàng hoá. Để phản ánh giá vốn hàng bán, kế toán sử dụng TK 632. Bảng kê số 9 Tính giá thực tế hàng hoá Tháng 12 năm 2005 TT Chỉ tiêu TK156.1 TK156.2 Tổng cộng TK157 I Số dư đầu tháng 6.061.677.409 901.850.452 6.963.527.861 II Phát sinh trong tháng 12.291.333.800 1.765.065.543 14.056.399.343 1 Ghi Có TK331,336 9.650.635.557 1.542.1666.521 11.192.802.078 2 Ghi Có TK151 1.169.546.180 - 1.169.546.180 3 Ghi Có TK154 1.471.152.063 222.899.022 1.694.051.085 4 - - 5 - - 6 - - III Cộng Số dư đầu tháng và PS trong tháng 18.353.011.209 2.666.915.995 21.019.927.204 IV Xuất trong tháng 13.472.570.048 1.957.728.470 15.430.298.518 - Xuất bán 12.001.417.985 1.743.952.163 13.745.370.148 - Xuất chế biến 1.471.152.063 213.776.307 1.684.928.370 VII Hàng gửi bán (TK157) - - - VIII Tồn cuối tháng 4.880.441.161 709.187.525 5.589.628.686 Căn cứ vào số hàng bán trực tiếp trong tháng, kế toán ghi: Nợ TK 632 13.745.370.148 Có TK156 13.745.370.148 Nhìn vào bảng kê tính giá hàng xuất bán ở trên, ta thấy, trong tháng Công ty không phát sinh doanh thu bán theo hình thức gửi hàng. Nếu tháng trước có hàng gửi bán tháng này xác định là tiêu thụ thì kế toán ghi: Nợ TK 632 Có TK 157 Như vậy, giá vốn hàng bán tổng hợp được trong tháng bao gồm hàng bán theo phương thức giao bán trực tiếp. Số liệu này là cơ sở để kế toán kết chuyển sang TK 911 để xác định kết quả thông qua việc ghi định khoản. Nợ TK 911 13.745.370.148 Có TK 632 13.745.370.148 4.5. Kế toán doanh thu bán hàng và các khoản giảm trừ Doanh thu bán hàng ở Công ty Kinh doanh và Chế biến than Hà Nội là doanh thu bán các loại than. Hàng hoá của Công ty là những loại than thuộc đối tượng chịu thuế GTGT với thuế suất 5%, Công ty thuộc đối tượng nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ. Doanh thu ghi nhận ban đầu của Công ty là số tiền bán thanh không có thuế GTGT. Để phản ánh doanh thu bán than, kế toán Công ty sử dụng TK511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. 4.5.1. Phương pháp hạch toán Doanh thu bán hàng phát sinh trong tháng được theo dõi trên sổ chi tiết bán hàng (mở chi tiết cho từng trạm than). Cuối tháng, trên cơ sở các sổ chi tiết bán hàng của từng trạm, kế toán tổng hợp được doanh thu bán hàng toàn Công ty và phản ánh trên NKCT số 8 - ghi Có TK511. Công ty không có khoản giảm trừ doanh thu nên doanh thu bán hàng tổng hợp được cũng chính là doanh thu bán hàng thuần. Cơ sở để kế toán ghi sổ chi tiết doanh thu bán hàng là hoá đơn bán hàng các trạm gửi về phòng kế toán Công ty. Là đơn vị thuộc Tổng Công ty Than Việt Nam, nên hoá đơn bán hàng (GTGT) Công ty đang sử dụng là hoá đơn theo quy định của Bộ Tài chính nhưng mẫu đăng ký phát hành của Tổng Công ty Than Việt Nam (theo công văn số 4660 TCT/AC ngày 7/12/1998 - mẫu 2). Trong quá trình hoạt động kinh doanh, Công ty là đối tượng nộp thuế theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất GTGT áp dụng với tất cả các loại than là 5%. Cuối mỗi tháng, dựa trên doanh thu bán than tổng hợp được kế toán xác định số thuế GTGT đầu ra theo công thức: Thuế GTGT đầu ra = Doanh thu chưa có thuế x 5% Và số thuế GTGT phải nộp được xác định: = - Việc hạch toán doanh thu bán hàng tại Công ty thông qua TK131 (phải thu của khách hàng). Công ty không hạch toán thẳng doanh thu thu tiền theo định khoản: Nợ TK 111, 112: Tổng số tiền thanh toán Có TK 511: Doanh thu bán hàng Có TK 3331: Thuế GTGT đầu vào Mà phải hạch toán qua hai bút toán: + Nợ TK 131 + Nợ TK 111,112 Có TK 511 Có TK 131 Có TK 3331 4.5.2. Kế toán doanh thu bán hàng Hàng ngày, kế toán nhận được hoá đơn bán hàng (GTGT) từ các trạm gửi về, kế toán tiến hành kiểm tra, tổng hợp và lấy làm căn cứ để theo dõi chi tiết tình hình bán hàng của Công ty trên sổ chi tiết bán hàng. Sổ chi tiết bán hàng được kế toán mở cho từng trạm than để theo dõi phản ánh đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ bán than phát sinh trong tháng. Ví dụ: Sổ chi tiết bán hàng trong tháng 12 năm 2005 của trạm Ô Cách như sau: Cột 1,2: Kế toán ghi số liệu và ngày lập hoá đơn bán hàng. Cột 3: Kế toán

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docKT671.doc
Tài liệu liên quan