LỜI MỞ ĐẦU 1
LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT. 3
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI TỔ CHỨC HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT . 3
1.Khái niệm, đặc diểm của nguyên vật liệu (NVL) trong quá trình sản xuất. 3
2.Vai trò của nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất. 3
3.Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu . 4
4. Vai trò và nhiệm vụ của kế toán đối với việc quản lý nguyên vật liệu. 5
II. PHÂN LOẠI VÀ ĐÁNH GIÁ NGUYÊN VẬT LIỆU. 6
1. Phân loại nguyên vật liệu. 6
2.Tính giá nguyên vật liệu. 8
III. KẾ TOÁN CHI TIẾT NGUYÊN VẬT LIỆU. 14
1. Hệ thống chứng từ và sổ sách kế toán chi tiết NVL . 14
2. Các phương pháp kế toán chi tiết vật liệu. 15
2.1 Phương pháp thẻ song song. 16
2.2 Phương pháp sổ đối chiếu luân chuyển. 18
2.3. Phương pháp sổ số dư. 19
IV. HẠCH TOÁN TỔNG HỢP NGUYÊN VẬT LIỆU TRONG CÁC DN HẠCH TOÁN HÀNG TỒN KHO THEO PHƯƠNG PHÁP KÊ KHAI THƯỜNG XUYÊN 21
1.Tài khoản sử dụng. 21
2. Hạch toán tình hình biến động tăng nguyên vật liệu . 23
3.Hạch toán các nghiệp vụ làm giảm nguyên vật liệu. 27
V. Hạch toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKĐK 30
1.Khái niệm và TK sử dụng 30
2. Phương pháp hạch toán. 31
VI. CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ SỐ 2 (IAS-2) VỀ HẠCH TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU. 33
1. Xác định giá phí nhập kho nguyên vật liệu. 34
2. Phương pháp tính giá xuất kho nguyên vật liệu. 35
3. Xác định giá trị nguyên vật liệu tồn kho. 35
4. Điểm khác nhau giữa chuẩn mực kế toán quốc tế với hệ thống kế toán Việt Nam trong hạch toán nguyên vật liệu. 35
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NGUYÊN VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY GIẦY THƯỢNG ĐÌNH. 37
I. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ- KỸ THUẬT VÀ TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. 37
1. Lịch sử hình thành phát triển: 37
2.Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm. 39
98 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1477 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán nguyên vật liệu ở công ty giầy Thượng đình - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng lên đáng kể. Nếu như vào năm 1961, năm đầu thời kỳ chuyển về cơ sở CN Hà Nội, sản lượng mũ mới đạt 63.288 chiếc và giầy vải là 246.362 đôi thì đến năm 1965 sản lượng mũ đã lên đến 100.000 chiếc và giầy vải đạt tới 320.000 đôi, đạt xấp xỉ 150% kế hoạch.
Vào cuối năm 1970, trong đà phát triển chung của nền công nghiệp thủ đô, qui mô nhà máy một lần nữa lại được mở rộng : nhà máy cao su Thụy Khê đã sát nhập thêm XN giày vải Hà Nội cũ (gồm hai cơ sở Văn Hương- Chi Hằng) và lấy tên mới là XN giày vải Hà Nội. Đến đây 14 năm sau ngày thành lập, từ một X30 gần như trắng tay, XN giầy vải Hà Nội đã có được vài ba chiếc máy cán nhỏ, có được sự ổn định về kỹ thuật và qui trình sản xuất giày vải thủ công cùng gần 1000 người thợ. Chủng loại sản phẩm của xí nghiệp đã phần nào phong phú hơn những năm đầu thành lập, ngoài mũ cứng,bóng bay, dép Thái Lan, XN đã sản xuất được một số loại giày như : giày vải ngắn cổ, giày vải cao cổ, ba ta, giày cao su trẻ em và đặc biệt đã có giày basket xuất khẩu theo nghị định thư sang Liên Xô và các nước Đông Âu cũ ( trong sản lượng 2 triệu đôi giày vải năm 1970, đã có 390.193 đôi giày basket đầu tiên vượt biên giới).
Ngày 1-4-1973 phân xưởng mũ cứng của xí nghiệp được tách ra thành lập xí nghiệp mũ Hà Nội ở phố Đội Cấn.
Năm 1976 XN giao phân xưởng may ở Khâm Thiên để UBND thành lập trường dạy cắt may Khâm Thiên ngày nay, đồng thời XN còn giao 2 cơ sở sản xuất ở Văn Hương và Cát Linh về xí nghiệp cao su Hà Nội.
Cũng thời gian này, UBND thành phố Hà Nội có kế hoạch xây dựng một khu công nghiệp sản xuất giầy hiện đại- tập trung, điều này đã dẫn đến sự hợp nhất giữa XN giày vải Hà Nội với XN giày vải Thượng Đình cũ và lấy tên chung là "XN giày vải Thượng Đình". Lúc này XN đã có tới gần 3000 các bộ - công nhân viên, 8 phân xưởng sản xuất và 10 phòng ban nghiệp vụ. Sản lượng giày xuất khẩu năm cao nhất (1986) là 2,4 triệu đôi, trong đó riêng giày xuất cho liên Xô là 1,8 triệu đôi.
Theo yêu cầu phát triển của ngành giầy, tháng 4 năm 1989 XN đã tách cơ sở 152 Thụy Khê để thành lập XN giày Thụy Khê. 1700 CB-CNV còn lại đồng tâm hiệp lực viết tiếp lịch sử trưyền thống của X30 ngày trước và nay là XN giày vải Thượng Đình.
Năm 1991, Liên Xô và các nước Đông Âu cũ đổ vỡ đã đẩy giầy vải Thượng Đình rơi vào một tình thế hiểm ngèo : mất thị trường xuất khẩu, thị trường nội địa lại chưa hình thành nên sản xuất bị đình trệ, số lượng công nhân không có việc ngày càng nhiều, việc đảm bảo đời sống cho CB-CNV là hết sức khó khăn.
Cuối năm 1991 đầu năm 1992, ban lãnh đạo XN đã tìm ra lối thoát: XN vay vốn của ngân hàng Ngoại thương để đầu tư nhập công nghệ sản xuất giầy cao cấp của Đài Loan và đồng thời ký kết hợp đồng xuất khẩu LEAPRODEXIM trên cơ sở hợp tác bình đẳng, tôn trọng, cùng có lợi và cùng chịu trách nhiệm khi chất lượng hàng hoá bị khách hàng khiếu nại. Phương án này giúp cho XN tránh được những thiệt thòi do sự non yếu khi mới bước vào thương trường, đồng thời phát huy được hết thế mạnh của mình. Cụ thể, theo hợp đồng: phía XN lo tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp, quản lý lao động-cán bộ và các vấn đề liên quan trong nước như mua NVL trong nước, xác định giá bán sản phẩm, thực hiện các thủ tục xuất- nhập khẩu cùng các thủ tục khác, còn phía đối tác lo thị trường xuất khẩu, cho vay vốn đổi mới thiết bị - công nghệ, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn đào tạo kỹ thuật, giúp XN mua những nguyên liệu không có trong nước...
Ngày 8/7/1993, được sự đồng ý của UBND thành phố Hà Nội, phạm vi chức năng của XN đã được mở rộng: từ đây XN trực tiếp xuất nhập khẩu và kinh doanh giày dép cũng như nguyên liệu máy móc phục vụ cho nó, ngoài ra còn có cả du lịch và dịch vụ. Đồng thời XN cũng đổi tên thành "Công ty giầy Thượng Đình", công ty hạch toán kinh doanh độc lập và chịu sự quản lý của Nhà Nước.
Tên giao dịch : ZIVIHA.
Trụ sở chính : Km số 8, đường Nguyễn Trãi, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
TDT sử dụng : 35000m2.
Tổng mức vốn hiện nay(đầu 2000) : 46.408.363.111VNĐ.
Trong đó VCĐ : 14.502.446.384VNĐ.
VLĐ : 31.905.916.727VNĐ.
2.Đặc điểm qui trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
2.1. Sản phẩm.
Do không ngừng nâng cao NXLĐ, chất lượng sản phẩm, đầu tư dây chuyền công nghệ sản xuất nên sản phẩm của công ty hết sức đa dạng- phong phú về chủng loại, mầu sắc và hình dáng. Nhưng có thể chia sản phẩm của công ty thành các loại sau:
Giầy vải các loại.
Giầy thể thao.
Đế giầy ép.
Dép, quần áo bảo hộ lao động, juăng, phớt các loại ( theo đăng ký sản phẩm nhưng chỉ sản xuất khi thị trường có yêu cầu ).
2.2. Qui trình công nghệ sản xuất.
Qui trình công nghệ sản xuất giầy của công ty được xác định là quá trình sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, có công đoạn song song. Sản phẩm nhập kho là kết quả của nhiều công đoạn.
Qui trình sản xuất giầy được thực hiện qua các bước công nghệ sau :
Công đoạn bồi vải :
Các loại vải được chọn mầu, can và bồi dán thành nhiều lớp với nhau hoặc với vật liệu xốp Poliurethan (PU) bằng keo chuyên dụng. Trước năm 1992, ở công đoạn này dùng keo cao su với dung môi là xăng công nghệ, lượng dùng khoảng 1 tấn/ngày và để bốc hơi tự nhiên cho khô nên thường gây ô nhiễm không khí nặng. Từ 1992 đến nay, XN chủ yếu dùng keo latex ( mủ cao su tự nhiên, dung môi là nước ) nên đã hạn chế nhiều khả năng ô nhiễm môi trường. Ngoài keo latex, có thể vẫn phải dùng keo cao su, keo PVA ( có dung môi hữu cơ ) khi cần thiết.
Công đoạn tạo mũ giầy.
Vải bồi được cắt định hình theo mẫu và may ( trên máy khâu ) thành mũ giầy.
Công đoạn hỗn luyện và định hình cao su:
Crêp được cán hỗn luyện với các hoá chất ( bột nhẹ, lưu huỳnh, titan đioxit, kẽm oxit, bột mầu, các chất xúc tác ,...) trên máy luyện kín. Cao su sau khi đã được cán hỗn luyện sẽ được cán trên máy cán hoa để tạo đế và tạo viền giầyvới màu sắc và các hoa văn theo mẫu. Lớp cán đế và viền được cắt tạo hình thành đế giầy và viền giầy. Lớp các tạo viền được cắt sửa theo kích thước đã định. Đế và viền loại này được dùng để sản xuất giầy vải theo công nghệ lưu hoá 1 lần. Công nghệ lưu hoá 1 lần có thể đáp ứng yêu cầu cả các lô hàng với số lượng sản phẩm không lớn hoặc sự thay đổi đa dạng nhất về mẫu mã và màu sắc nên rất phù hợp với tình hình thị trường hiện nay.
Cao su sau hỗn luyện còn được dùng để ép đúc đế giầy . Trên máy ép có gia nhiệt nên sau khi ép cao su đã được lưu hoá. Theo cách này có thể tạo được các loại đế có gân (hoa văn) sâu phù hợp với yêu cầu sản xuất giầy vải và giầy thể thao cao cấp. Công nghệ sản xuất giầy từ đế đã lưu hoá loại này được gọi là công nghệ lưu hoá 2 lần.
Công đoạn gò định hình và hoàn thành.
Mũ giầy được ghép với đế ( đã lưu hoá hoặc chưa lưu hoá ) trên băng chuyền gò giầy chuyên dụng. Keo dán được dùng ở đây chủ yếu là keo latex. Viền được dán sau khi đã gò gép mũ và đế. Sau khi gò định hình, giầy được chuyển đến thiết bị lưu hoá gia nhiệt bằng hơi nước. Sản phẩm được kiểm tra, đóng gói trước khi nhập kho.
Đối với các lô hàng giầy vải có số lượng đặt hàng lớn và mẫu đế cố định, công ty có thể sử dụng công nghệ gò định hình, ép đúc đế và lưu hoá liên hoàn trên cùng 1 thiết bị chuyên dùng ( lưu hoá 1 lần ) . Sản phẩm nhận được đạt được các yêu cầu của sản phẩm giày vải cao cấp.
Công đoạn nhập kho và bán.
Kho nguyên liệu.
(vải bạt, chỉ,...)
Công đoạn bồi vải.
(lựa chọn nguyên liệu, bồi vải)
Công đoạn tạo mũ giầy.
(cắt, may mũ giầy)
Công đoạn gò giầy và hoàn thành.
(gò định hình, sấy, kiểm tra, đóng gói)
Nhập kho và bán.
Sơ đồ 6: Sơ đồ công nghệ sx giầy.
3.Kết quả hoạt động sản xuất - kinh doanh của công ty.
Trải qua hơn 40 năm hoạt động và trưởng thành, công ty giầy Thượng Đình đã không ngừng đầu tư mở rộng sản xuất, bao gồm đổi mới công nghệ, thiết bị và hệ thống nhà xưởng kho tàng; thay đổi và đa dạng hoá sản phẩm, tìm kiếm thị trường tiêu thụ trong nước và thị trường quốc tế; tìm các khả năng liên doanh liên kết để tồn tại và phát triển không ngừng.
Từ một XN sản xuất quân trang cho quân đội trong những năm 50-60 với công nghệ chủ yếu là thủ công, đến nay giầy Thượng Đình đã là một công ty lớn của ngành công nghiệp Hà Nội với những dây chuyền sản xuất tương đối hiện đại, công nghệ sản xuất chủ yếu thực hiện bằng máy, sản phẩm của công ty đạt chất lượng cao- đáp ứng thị hiếu của khách hàng trong và ngoài nước.
Hiện tại công ty chuyên sản xuất kinh doanh-xuất nhập khẩu giày dép, chủ yếu là giày vải và giày thể thao. Hàng năm công ty sản xuất 4 đến 5 triệu đôi giày hoàn chỉnh. Ngoài 1 phần giành cho tiêu dùng trong nước với sự tín nhiệm cao của người tiêu dùng, công ty đã xuất khẩu hàng năm 2 đến 3 triệu đôi giầy sang thị trường các nước như : Ostraylia, Cuba, Nga, các nước EU,...Công ty cũng gia công các loại giầy vải và giầy thể thao theo các kiểu dáng do các bạn hàng nước ngoài đặt. Công ty đang tiếp tục cải tạo và mở rộng thêm qui mô sản xuất các mặt hàng hiện có và không ngừng tăng trưởng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả hoạt động và bảo đảm ổn định đời sống người lao động.
Sự tăng trưởng của công ty được thể hiện qua các chỉ tiêu kinh tế sau:
STT
Chỉ tiêu
Đơn vị
Năm1998
Năm 1999
Năm 2000
1
Doanh thu
triệu đồng
127.883,7
104.068,0
120.867,3
2
LN
triệu đồng
1.309,6
1.438
1.600,7
3
Nộp ngân sách NN
triệu đồng
2.380,4
1.599,6
1.729,4
4
Số lượng CBCNV
Người
1.432
1.543
1.610
5
Thu nhập bình quân
triệu đồng
0,74
0.677
0,72
4. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý.
Là một đơn vị hạch toán độc lập, có đặc điểm sản xuất tập trung, cùng với tính chất phức tạp của kỹ thuật và qui mô sản xuất, hoạt động định hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà Nước nên công ty đã xây dựng bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng : đứng đầu là giám đốc công ty, sau đó là trợ lý giám đốc và 4 phó giám đốc giúp việc cho giám đốc. Dưới ban giám đốc là 11 phòng ban nghiệp vụ phụ trách riêng từng khối công việc trong công ty và 4 phân xưởng phụ trách việc sản xuất.
Nhiệm vụ và chức năng cơ bản của giám đốc, các phó giám đốc, các phòng ban, các phân xưởng trong công ty được phân công như sau:
Giám đốc công ty: là người đại diện cho Nhà nước, được Nhà Nước bổ nhiệm và cũng là người đại diện cho tập thể những người lao động trong công ty, có quyền quyết định việc điều hành mọi hoạt của công ty theo đúng pháp luật, chính sách của Nhà Nước và nghị quyết của đại hội công nhân viên chức. Giám đốc chịu trách nhiệm nhận trước Nhà Nước và tập thể những người lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
Trợ lý giám đốc và 4 phó giám đốc: Họ có nhiệm vụ tham mưu và giúp việc cho giám đốc thực hiện các công việc, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh khi giám đốc vắng mặt, chỉ đạo đôn đốc cấp dưới thực hiện tốt những nhiệm vụ, những quyết định của giám đốc. Họ phải phục tùng ngiêm chỉnh những mệnh lệnh, những quyết định của giám đốc và phải chịu trách nhiệm trực tiếp với giám đốc công ty:
Phó giám đốc Kỹ thuật - công nghệ: Điều hành hoạt động của trưởng phòng chế thử mẫu và trưởng phòng kỹ thuật - công nghệ.
Phó giám đốc sản xuất chất lượng: phụ trách quản lý các trưởng phòng kế hoạch vật tư, phòng quản lý chất lượng,phòng tiêu thụ và các quản đốc phân xưởng.
Phó giám đốc thiết bị an toàn : Phụ trách quản lý trưởng xưởng cơ năng và phòng bảo vệ.
Phó giám đốc bảo hiểm xã hội và vệ sinh môi trường: Phụ trách ban vệ sinh công nghiệp -vệ sinh môi trường và trạm y tế.
Các bộ phận ( phòng ) chức năng: Đứng đầu mỗi phòng là trưởng phòng và phó phòng. Trưởng phòng có nhiệm vụ điều hành hoạt động của phòng, chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ phòng được giao phó, phân công công việc cụ thể cho mỗi CB-CNV và theo dõi, quản lý hoạt động của các nhân viên theo các nhiệm vụ được giao. Phó phòng có nhiệm vụ giúp đỡ cho trưởng phòng thực hiện nhiệm vụ và thay thế trưởng phòng điều hành công việc khi trưởng phòng vắng mặt. Trưởng phòng và phó phòng là những người chịu trách nhiệm trước ban giám đốc.
Các phòng ban chức năng trong công ty gồm có:
Phòng tổ chức hành chính: Là một bộ phận nghiệp vụ của công ty, có chức năng tham mưu cho giám đốc về công tác cán bộ, lao động, tiền lương, tổ chức thanh tra khen thưởng kỷ luật và hành chình quản trị phục vụ.
Phòng tổ chức đảm nhiệm các khâu: Quản lý công tác hành chính quản trị , văn thư lưu trữ, tuyển dụng đào tạo và quản lý nhân sự, tham mưu đề ra các chính sách đối với người lao động, xây dựng và quản lý chính sách tiền lương, xây dựng các chính sách thưởng phạt và quản lý cán bộ,...
Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu: Có chức năng tham mưu giúp giám đốc tìm kiếm thị trường, tìm kiếm bạn hàng và xác định kế hoạch xuất-nhập khẩu cho công ty bao gồm các khâu: Điều tra thu thập thông tin trên các thị trường từ đó đề ra kế hoạch xuất nhập khẩu hợp lý, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm, khả năng sản xuất cảc công ty với bạn hàng quốc tế, tổ chức các hoạt động xuất -nhập khẩu máy móc, thiết bị, giúp cho giám đốc giao dịch với khách hàng quốc tế, tổ chức chào hàng và ký kết hợp dồng xuất-nhập khẩu.
Phòng kế toán -Tài chính: Là một bộ phận quan trọng của công ty, chịu trách nhiệm về các nghiệp vụ TC-KT trước giám đốc và Nhà Nước.
Phòng KT-TC đảm nhiệm một số khâu cơ bản sau: Hạch toán kế toán các hoạt động sx-kd theo đúng chế độ của Nhà Nước, báo cáo kết quả tình hình sx-kd của công ty trước tập thể CB-CNV trong công ty, trước giám đốcvà Nhà Nước, theo dõi và quản lý tình hình TC của toàn DN, lập các kế hoạch TC, quản lý các quĩ của công ty,....
Phòng kế hoạch vật tư : Đảm nhiệm các chức năng: Nghiên cứu xu hướng của thị trường về số lượng, mẫu mã, chủng loại của sản phẩm từ đó lên các kế hoạch ngắn, trung, dài hạn về sự phát triển của công tỵ, nắm thông tin và lựa chọn các thônh tin cần thiết trên thị trường cho lãnh đạo công ty, tổ chức mua bán vật tư phục vụ cho quá trình sx-kd của công ty, quản lý các cơ sở sx gia công bán thàmh phẩm như: các cơ sở sx dây giầy, bao bì,...quản lý hệ thống kho tàng, bến, bãi NVL, bán thành phẩm.
Phòng quản lý chất lượng KCS. Có nhiệm vụ: Đề ra những qui định trong việc kiểm soát chất lượng sản phẩm và tổ chức kiểm tra, phê duyệt việc sx thử hay sx hàng loạt, đình chỉ sx và kiến nghị với các phòng ban có trách nhiệm để giải quyết nếu nhận thấy quá trình sx hoặc sản phẩm không đảm bảo chất lượng, quản lý hệ thống kiểm tra thu hoá của các đơn vị sx và phạt những trường hợp vi phạm về chất lượng,...
Phòng tiêu thụ.
Đảm nhiệm các khâu: Xây dựng mạng lưới hệ thống tiêu thụ sản phẩm của công ty trong và ngoài nước, tổ chức công tác marketing cho các sản phẩm tiêu thụ, quản lý các kho, bãi thành phẩm,...
Phòng thử chế, mẫu. Có nhiệm vụ: Thiết kế các mẫu sx để chào hàng; sx mẫu, tiếp nhận ý kiến khách hàng, sửa đổi sản phẩm và đưa ra mẫu sản phẩm mới; ban hành những tiêu chuẩn, những qui định trong quá trình sx đối với từng đơn hàng, hướng dẫn, giúp đỡ các phân xưởng trong việc sx các mẫu mã mới.
Phòng kỹ thuật công nghệ. Có nhiệm vụ: Ban hành tiêu chuẩn về định mức vật tư đối với từng đơn hàng; thử nghiệm và kiểm soát chất lượng NVL mua về công ty; giải quyết những khó khăn trong quá trình sx; sửa chữa và bảo quản các loại máy móc trang thiết bị trong toàn công ty.
Phòng y tế: Có nhiệm vụ chăm lo và đảm bảo an toàn sức khoẻ cho toàn thể CB-CNV trong công ty.
Ban vệ sinh công nghiệp -vệ sinh môi trường: Làm công tác vệ sinh môi trường, một mặt đảm bảo cảnh quan công ty luôn luôn sạch đẹp, mặt khác đảm bảo vệ sinh đời sống cho toàn bộ CB-CNV trong công ty.
Phòng bảo vệ: Giữ gìn an ninh trật tự và chống cháy nở; bảo vệ tài sản của công ty; tổ chức bảo vệ và quản lý các phương tiện của CB-CNV công ty; tổ chức đào tạo mạng lưới tự vệ.
Xưởng cơ năng. Có nhiệm vụ: Quản lý toàn bộ máy móc thiết bị sx, bảo dưỡng và sửa chữa khi cần thiết; lập kế hoạch mua thiết bị mới hoặc phụ tùng thay thế; quản lý về mặt kỹ thuật hệ thống năng lượng điện -nước,...
Các phân xưởng: Có nhiệm vụ tổ chức và thực hiện qui trình công nghệ sx.
Giám đốc
PGĐ
MTvàBHXH
PGĐ
T.bị và an toàn
PGĐ
SX chất lượng
PGĐ
Kỹ thuật-Công nghệ
Phòng
KD
XNK
Phòng
KT-TC
Phòng
HC-TC
Phòng
Chế thử mẫu
Phòng
K.thuật công nghệ
Phòng
KH-VT
Phòng
QLCL
Phòng
T.Thụ
Phòng
Bảo vệ
Trạm
Y tế
Ban
VSCN
Xưởng
Cơ năng
FX cắt
FX may
FX cán
FX bao gói
Sơ đồ 7:Sơ đồ bộ máy quản lý và tổ chức sản xuất
5.Đặc điểm tổ chức sản xuất.
Xuất phát từ đặc diểm của qui trình công nghệ sản xuất, công ty giầy Thượng Đình tiến hành tổ chức sx theo các phân xưởng. Các phân xưởng của công ty không hoàn toàn độc lập mà vẫn quan hệ với nhau trong quá trình giao bán thành phẩm, tức là mỗi phân xưởng chỉ thực hiện một hoặc một số công đoạn trong qui trình công nghệ sx sản phẩm.
Cụ thể, công ty đang tổ chức sx với 4 phân xưởng sx chính, 1 bộ phận sản xuất phụ và 1 phân xưởng sx phục vụ cho quá trình sx sản phẩm. Các phân xưởng đảm nhiệm những công việc sau:
Phân xưởng bồi cắt : Đảm nhận hai khâu đầu của qui trình công nghệ là bồi tráng và cắt vải bạt.
Khi có chỉ lệnh sx phát ra ( cho 1 đơn đặt hàng nào đó ) thì phân xưởng bồi cắt là phân xưởng đầu tiên thực hiện lệnh sản xuất này. Nhân viên phân xưởng nhận lệnh sản xuất và lên kho nhận NVL ( chủ yếu là vải bạt các mầu, vải phin, mút xốp,...). NVL được chuyển đến máy bồi, máy bồi có chức năng kết dính các loại NVL này với nhau bằng một lớp keo dính. Các tấm vải sau khi bồi xong thì chuyển cho bộ phận cắt. Tuỳ theo kích cỡ, loại, mẫu mã mà các chi tiết của giầy được pha cắt phù hợp. Sau khi cắt xong sản phẩm của phân xưởng bồi cắt được chuyển sang phân xưởng may để lắp ráp mũ giầy.
Phân xưởng may : là phân xưởng đảm nhận công đoạn tiếp theo của phân xưởng bồi cắt để may các chi tiết thành mũ giầy hoàn chỉnh. Quá trình này phải trải qua nhiều thao tác kỹ thuật liên tiếp như: can góc, kẻ chỉ, may nẹp, vào mũ...
NVL ở phân xưởng may ngoài các chi tiết nhận từ phân xưởng bồi cắt còn có còn có các vải phin, dây, xăng,...Việc tổ chức sx ở phân xưởng may chia ra làm nhiều tổ, mỗi tổ làm một vài loại giày. Trong tổ mỗi công nhân đảm nhận 1 thao tác kỹ thuật.
Phân xưởng cán: Nhiệm vụ của phân xưởng này là chế biến hoá chất, sx đế giầy bằng cao su. NVL của phân xưởng là cao su, các loại hoá chất. Sản phẩm của phân xưởng là cao su đã được chế biến theo những tính chất lý hoá và mẫu mã nhất định. Sau khi cao su được cắt thành đế giầy các loại sẽ chuyển đến phân xưởng gò để lắp ráp giầy.
Phân xưởng gò: Đây là phân xưởng đảm nhận khâu cuối cùng của qui trình công nghệ sản xuất giầy, sản phẩm của nó là từng đôi giầy thành phẩm.
NVL của phân xưởng gò là mũ giầy nhận của phân xưởng may và đế giầy của phân xưởng cán. Ngoài ra phân xưởng còn nhận các loại khác như: dây giày, dây gai, giấy lót giầy,..
Mũ giầy và đế giầy được công nhân của phân xưởng gò lắp ráp với nhau để tạo chiếc giầy hoàn chỉnh. Việc ghép mũ với đế được thực hiện trên băng chuyền liên tục bao gồm : gò mũ, gót, quét keo, dán đế, dán viền. Giầy sau khi gò xong sẽ được đưa vào bộ phận lưu hoá để hấp ở nhiệt độ cao đảm bảo cho độ bền của giầy. Cuối cùng, giầy được lên đôi, xâu dâu và đóng gói vào kho.
Phân xưởng phục vụ cho quá trình sx: là xưởng cơ năng chịu trách nhiệm cung cấp điện, lắp đặt sửa chữa bảo dưỡng thiết bị cung cấp hơi nóng, áp lực. Ngoài ra còn có bộ phận thêu thuộc phòng kế hoạch vật tư có nhiệm vụ thêu các mũ giầy theo yêu cầu của từng mã giầy qui định.
PX
Bồi cắt
PX
Cán
PX
May
PX Gò,
Bao gói
Cao su,
hoá chất
Vải bạt
Vải đã
Bồi,cắt
Sản phẩm Giầy
Mũ giầy
đế giầy
Sơ đồ 8:Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất
II. Đặc điểm tổ chức kế toán trong công ty.
Xuất phát từ đặc điểm tổ chức sản xuất và tổ chức quản lý của công ty,để phù hợp với điều kiện và trình độ quản lý, trình độ cán bộ kế toán , hiện nay công ty đang tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung. Hình thức sổ kế toán mà công ty đã và đang áp dụng là hình thức kế toán Nhật ký-Chứng từ và các phần hành kế toán hầu hết đều được cơ giới hoá. Công ty hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên. Đối với TSCĐ công ty áp dụng phương pháp khấu hao đều theo thời gian, tỷ lệ khấu hao cụ thể đối với từng loại TSCĐ được thực hiện theo quyết định 1062 của bộ tài chính.
Hiện nay phòng kế toán có 5 máy vi tính và một máy in, mỗi kế toán có một máy tính cá nhân 12 số phục vụ cho việc tính toán. Việc hạch toán chi tiết hầu hết được thực hiện trên máy, do đó giảm được khối lượng ghi chép. Kế toán phụ trách phần hành nào thì đảm nhiệm luôn việc nhập, sử lý số liệu và in bảng biểu của phần hành đó nên tận dụng hết những ưu điểm của việc cơ giới hoá kế toán. Chính vì vậy, mặc dù các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên tục và khá phức tạp nhưng chỉ với 11 người công việc vẫn diễn ra trôi chảy, đáp ứng được yêu cầu quản lý .
Do đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung, nên toàn bộ công việc kế toán từ việc lập chứng từ, ghi sổ chi tiết đến tổng hợp, lập báo cáo kiểm tra kế toán...đều được thực hiện tại phòng KT-TC của công ty. ở dưới các phân xưởng sx không bố trí các nhân viên kế toán mà chỉ bố trí bộ phận thống kê ở mỗi phân xưởng, nhân viên thống kê làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu những thông tin kinh tế dưới phân xưởng ( chủ yếu là theo dõi việc sử dụng NVL và tính tiền lương của công nhân sx), cuối tháng lập báo cáo theo chỉ tiêu số lượng gửi về phòng kế toán để xử lý và tiến hành công việc hạch toán.
Phòng KT-TC có nhiệm vụ thực hiện, kiểm tra việc thực hiện toàn bộ công tác kế toán, thống kê trong phạm vi toàn công ty, giúp ban giám đốc tổ chức công tác thông tin kinh tế và phân tích các hoạt động kinh tế, tài chính diễn ra trong công ty. Đồng thời hướng đẫn chỉ đạo và kiểm tra các bộ phận trong công ty thực hiện đầy đủ chế độ ghi chép ban đầu, chế độ hạch toán và chế độ quản lý kinh tế tài chính.
Bộ máy kế toán được tổ chức như sau:
Một kế toán trưởng : Chịu trách nhiệm chỉ đạo trực tiếp của giám đốc công ty, tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán theo chế độ qui định. Hạch toán kế toán tổng hợp từng tháng, lập bảng cân đối kế toán hàng quí, năm. Kiểm tra va ký các chứng từ thanh toán, các phiếu thu, phiếu chi, phiếu nhập kho va hồ sơ vay vốn. Đề xuất với giám đốc về công tác quản lý tài chính, giá cả. Chịu trách nhiệm trước ban giám đốc công ty cũng như các cơ quan hữu quan khác về số liệu mà kế toán cung cấp.
Một kế toán phó: Gúp việc và thay mặt kế toán trưởng giải quyết công việc khi kế toán trưởng đi vắng. Chịu trách nhiệm với kế toán trưởng phần việc được phân công đồng thời trực tiếp làm kế toán thành phẩm và tiêu thụ, kế toán các khoản thanh toán với ngân sách Nhà nước.
Một kế toán thanh toán bảo hiểm xã hội, quĩ tiền mặt: Kiểm tra tính hợp pháp của chứng từ trước khi lập phiếu thu chi. Tính và trích các khoản bảo hiểm xã hội, BHYT, KPCĐ, hạch toán và quyết toán theo qui định.
Một kế toán thanh toán với người bán: theo dõi chi tiết công nợ thanh toán với từng đơn vị bán hàng trong và ngoài nước.
Ba kế toán vật tư: Hàng ngày giám sát vật tư nhập - xuất kho, ký xác nhận về số lượng và chủng loại vật tư xuất - nhập kho, đảm bảo chính xác. Đối chiếu phiếu xuất kho cho từng phân xưởng với định mức vật tư cấp theo đơn đặt hàng của phòng kế hoạch vật tư trước khi đưa cho phụ trách phòng ký. Đôn đốc việc viết phiếu N-X vật tư kịp thời ( tránh các trường hợp để sổ sách âm). Phát hiện và đề xuất với lãnh đạo những trường hợp vật tư nhập kho không đảm bảo chất lượng và các biện pháp xử lý.
Một kế toán TSCĐ-CCDC: Hàng tháng, kế toán theo dõi và hạch toán sự biến động tăng giảm TSCĐ. Căn cứ vào số lượng, nguyên giá TSCĐ và tỷ lệ khấu hao theo qui định để tính khấu hao sau đó phân bổ khấu hao cho các đối tượng có liên quan. Theo dõi và hạch toán công việc nhập xuất và sử dụng công cụ dụng cụ hàng tháng, theo dõi nguồn vốn của TSCĐ. Phát hiện các công việc có liên quan như thanh lý nhà xưởng, TSCĐ và đề xuất các biện pháp sử lý với cấp trên về các loại vật tư ứ đọng, TSCĐ tồn kho.
Một kế toán tiền lương, thanh toán, tạm ứng: Căn cứ vào ngày công và tiền lương khoán đã được phòng HC -TC xác nhận, kế toán tiền lương tính tiền lương và các khoản phụ cấp của từng người ở từng bộ phận phòng ban, kiểm tra đối chiếu tiền lương từng phân xưởng lập bảng tổng hợp tiền lương từng phân xưởng và toàn bộ công ty. Phân bổ tiền lương theo qui định, theo dõi tạm ứng các khoản vay mượn của từng đối tượng.
Một kế toán ngân hàng, tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm: Căn cứ vào các chứng từ thanh toán, hợp đồng kinh tế đã được phê duyệt, kế toán lập uỷ nhiệm chi và chuyển tiền thanh toán với khách hàng. Hạch toán các chứng từ ngân hàng theo dõi các khoản thu phải chi và số dư trên tài khoản tiền gửi, tiền vay, giúp lãnh đạo cân đối tình hình TC của công ty, hàng tháng tập hợp và phân bổ các chi phí sản xuất cho từng đơn đặt hàng, tính giá thành thực tế cho sản phẩm hoàn thành và kết chuyển chi phí các đơn đặt hàng chưa hoàn thành sang tháng sau. Lập biểu tính giá thành thực tế và so sánh với giá bán.
Một kế toán quĩ : Hàng ngày căn cứ vào phiếu thu chi đã được phụ trách phòng xem xét kỹ( phiếu chi phải được giám đốc phê duyệt ), kế toán thực hiện việc thu và chi tiền đối với khách hàng, cuối ngày vào sổ tổng hợp thu chi tồn quĩ. Hàng tháng chi tiền tới các tổ sản xuất tại các phân xưởng vào kỳ lương.
Hầu hế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KT1176.doc