Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Điện cơ Thống Nhất Hà Nội

Lời nói đầu

ChươngI: Các vấn đề tiền lương và các khoản trích theo lương.

I. Vai trò của lao động trong sản xuất kinh doanh

1. Khái niệm

2 Vai trò

II. Phân loại lao động trong doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

III. Ý nghĩa, tác dụng của công tác quản lý lao động

IV. Các khái niệm và ý nghĩa của tiền lương

V. Các chế độ về tiền lương

VI. Các hình thức tiền lương

VII. Nhiệm vụ kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

XIII. Nội dung và phương pháp tính tiền lương nghỉ phép

IX. Kế toán chi tiết tiền lương và các khoản trích theo lương

X. Kế toán tổng hợp tiền lương, KPCĐ, BHXH, BHYT

Chương II. Thực tế công tác tiền lương tại công ty Điện cơ Thống nhất

I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp

II. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại công ty

III. Thực trạng kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

IV. Cách thức tính lương và các khoản trích theo lương

Chương III.Nhận xét và kiến nghị về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

I. Những ưu điểm, nhược điểm

II. Đánh giá về công tác tiền lương và các khoản trích theo lương

III. Một số ý kiến đề xuất nhằm cải thiện công tác tiền lương

doc91 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1324 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty Điện cơ Thống Nhất Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoản khác phải trả, phải chi cho công nhân viên. Cá biệt có trường hợp TK334 phảI trả công nhân viên có số dư bên nợ phản ánh số tiền đã trả thừa cho công nhân viên. Tài khoản 334 “phải trả công nhân viên”: Dùng để phản ánh các khoản thanh toán cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng,BHXH và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của công nhân viên. Nội dung kết cấu: Cá biệt có trường hợp TK 334- phải trả công nhân viên có số dư bên Nợ, phản ánh số tiền đã trả thừa cho công nhân viên. TK 338- phải trả phải nộp khác. TàI khoản 338- phải trả phải nộp khác: được dùng để phản ánh tình hình thanh toán các khoản phải trả, phải nộp khác ngoài nội dung, đã được phản ánh ở các tài khoản khác trừ( TK331- TK336) Nội dung kết cấu: TK338- phải trả, phải nộp khác có các TK cấp 2 sau: - TK3381- Tài sản thừa chờ giải quyết. - TK3382- kinh phí công đoàn. - TK3383- BHXH. - TK3384- BHYT. - TK3387- Doanh thu chưa thực hiện. - TK3388- Phải trả, phải nộp khác. Tài khoản335- Chi phí phải trả Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. Nội dung kết cấu: Tk 338 – Phải trả phải nộp khác. - Kết chuyển giá trị tài sản thừa vào các TK liên quan theo quyết định ghi trong biên bản xử lý. - BHXH phải trả cho công nhân viên. - KPCĐ chi trả đơn vị. - Số BHXH, BHYT và KPCĐ đã nộp cho cơ quan quản lý quỹ BHXH, BHYT và KHCĐ. - Doanh thu ghi nhận cho từng kỳ kế toán, trả lại tiền nhận trước cho khách hàng khi không tiếp tục thực hiện việc cho thuê tài sản. - Các khoản đã trả và đã nộp khác. SD (nếu có) – Số đã trả đã nộp nhiều hơn số phải trả hoặc số BHXH đã chi mà chưa được cấp trên cấp xuống. - Giá trị tài sản thừa chờ xử lý( chưa rõ nguyên nhân). - Giá trị tài sản thừa phải trả cho cá nhân, tập thể ( trong và ngoài đơn vị) theo quy định ghi trong biên bản xử lý do xác định ngay được nguyên nhân. - Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh. - Trích BHXH, BHYT khấu trừ vào lương của công nhân viên. - Bảo hiểm thực chi được cấp trên cấp xuống. - Doanh thu chưa thực hiện - Các khoản phải trả khác. SD- Số tiền còn phải trả, còn phải nộp. - BHXH, BHYT, KPC đã trích chưa nộp cho cơ quan quản lý hoặc số quỹ để lại cho đơn vị chưa chi hết. Giá trị tài sản phát hiện thừa còn chờ giải quyết. - Doanh thu chưa thực hiện còn lại. TK 338 – phải trả, phải nộp khác, có các TK cấp hai sau: - TK 3381 – TS thừa chờ giải quyết. - TK 3382 – kinh phí công đoàn. - TK 3383 – BHXH. - TK3384 – BHYT. - TK 3387 – Doanh thu chưa thực hiện. - TK 3388 – Phải trả phải nộp khác. Tài khoản 335 – chi phí phải trả Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản được ghi nhận là chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thức tế chưa phát sinh mà sẽ phát sinh trong kỳ này hoặc trong nhiều kỳ sau. Nội dung kết cấu: TK 335 – chi phí phải trả. - Các khoản chi phí thực tế phát sinh đã tính vào chi phí phải trả. - Số chênh lệch về chi phí phải trả lớn hơn số chi phí thực tế được hạch toán vào giảm chi phí sản xuất kinh doanh. - Chi phí trả dự tính trước và ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh. DCK: chi phí phải trả tính vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh. 2. Phương pháp kế toán các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu. a. Tính tiền lương, Các khoản phụ cấp mang tính chất lương phải trả cho công nhân viên. Nợ TK 241- xây dựng cơ bản dở dang. Nợ TK 622- chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 623( 6231)- chi phí sử dụng máy thi công. Nợ TK 627( 6271)- chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641( 6411) – chi phí bán hàng. Nợ TK 642(6421) – chi phí quản lý doanh nghiệp. Nợ TK 335 – tiền lương công nhân sản xuất nghỉ phép phảI trả, nếu doanh nghiệp đã trich trước vào chi phí sản xuất kinh doanh. Có TK 334 – phải trả công nhân viên. b.Tính trước tiền lương nghỉ phép của công nhân sản xuất. Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp Có TK 335 – chi phí phải trả 3. Tiền lương phải trả cho công nhân viên. +. Tiền lương có tính chất thường xuyên( thưởng NSLĐ, tiết kiệm NVL) tính vào chi phí sản xuất kinh doanh. Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiếp. Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 – chi phí bảo hiểm. Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 334 – phải trả công nhân viên. +. Thưởng công nhân viên trong các kỳ sơ kết, tổng kết. Tính vào quỹ khen thưởng. Nợ TK 431(4311) – quỹ khen thưởng phúc lợi. Có TK 334 – phải trả công nhân viên. 4. Tính tiền ăn ca phải trả công nhân viên. Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiêp. Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 – chi phí bảo hiểm. Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 334 phải trả công nhân viên. 5. Bảo hiểm xã hội phải trả công nhân viên( ốm đau, thai sản, tai nạn). Nợ TK 338( 3383) – bảo hiểm xã hội. Có TK 334 – phải trả công nhân viên. 6. Trích BHXH, BHYT, KPCĐ vào chi sản xuất. Nợ TK 622 – chi phí nhân công trực tiêp. Nợ TK 627 – chi phí sản xuất chung. Nợ TK 641 – chi phí bảo hiểm. Nợ TK 642 – chi phí quản lý doanh nghiệp. Có TK 338( 3382 – KPCĐ, 3383 – BHXH, 3384 – BHYT). 7. Các khoản khấu trừ vào tiền lương phải trả công nhân viên( như tạm ứng, BHYT ,BHXH, tiền thu bồi thường theo quyết định xử lý) Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên. Có TK 141 – tạm ứng. Có TK 138 – phải thu khác. Có TK 338( 3383 – BHXH, 3384 – BHYT). 8. Tính thuế thu nhạp của người lao động phải nộp nhà nước(nếu có). Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên. Có TK 333( 3338) – thuế và các khoản phải nộp nhà nước. 9. Trả tiền lương và các khoản phải trả cho công nhân viên. Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên. Có TK 111 – tiền mặt. Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng. Nếu doanh nghiệp trả lương cho công nhân viên thành 2 kỳ thì số tiền lương trả kỳ I ( thường khoảng giữa tháng) gọi là số tiền tạm ứng. Số tiền cần thiết để trả lương kỳ II được tính theo công thức sau: Số tiền phải trả kỳ II cho công nhân viên = Tổng số thu nhập của công nhân viên trong tháng – Số tiền đã tạm ứng kỳ I – Các khoản khấu trừ vào thu nhập của công nhân viên. 10. Số tiền tam giữ công nhân viên đi vắng. Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên. Có TK 338 (3388) – phải trả phải nộp khác. 11. Trường hợp trả lương cho công nhân viên bằng sản phẩm, hàng hoá. 11.1. Đối với sản phẩm hàng hoá chụi thuế giá trị gia tăng tính theo Phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng thao giá bán thuế giá trị gia tăng. Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên. Có TK 3331 ( 33311) – thuế giá trị gia tăng phải nộp. Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ( giá bán chưa thuế giá trị gia tăng). 11.2. Đối với sản phẩm hàng hoá không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng theo giá thanh toán. Nợ TK 334 – phải trả công nhân viên. Có TK 512 – doanh thu bán hàng nội bộ (giá thanh toán). 12. Chi tiêu kinh phí công đoàn tại đơn vị. Nợ TK 338 ( 3382 – KPCĐ). Có TK 111 – tiền mặt. Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng. 13. Chyuển tiền BHXH, BHYT, KPCĐ cho cơ quan quản lý chức năng theo chế độ. Nợ TK 338( 3382 – KPCĐ, 3383 – BHXH, 3384 – BHYT). Có TK 111 – tiền mặt. Có TK 112 – tiền gửi ngân hàng. 14. Cơ quan BHXH thanh toán số thực chi của quý. Nợ TK 111 – tiền mặt. Nợ TK 112 – tiền gửi ngân hàng. Có TK 338 ( 3383 – BHXH). CHƯƠNG II Thực tế công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo tiền lương tại công ty Điện cơ thống nhất Hà Nội. I. Đặc điểm chung của doanh nghiệp: 1. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Điện cơ Thống Nhất Hà Nội. a.Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Công ty Điện cơ Thống Nhất(tên viết tắt:VINAWIN) là doanh nghiệp nhà nước trực thuộc sở công nghiệp Hà Nội quản lý. Có địa điểm:164 Nguyễn Đức Cảnh- Phường Tương Mai- Quận Hoàng Mai- Hà Nội. Điện thoại:6622400 Fax:6622473 Email:diencothongnhat@hn.vnn.vn Quá trình hình thành và phát triển của công ty được chia thành ba giai đoạn như sau: Giai đoạn I. Tiền thân của công ty là xí nghiệp Điện Khí Thống Nhất Hà Nội được thành lập năm 1965 theo quyết định số 6192- QĐ của uỷ ban hành chính thành phố trên cơ sở hợp nhất hai bộ phận sản xuất quạt điện của xí nghiệp điện thông và xí nghiệp điện cơ Tam Quang. Cở sở vật chất ban đầu là 32.000 m2 mặt bằng trong đó nhà xưởng gần 6000 m2.Tổng số cán bộ công nhân viên là 464 người với 35 kỹ thuật viên, bậc thợ bình quân 2,4 và 114 máy móc thiết bị các loại. Trong giai đoạn này do ảnh hưởng của chiến tranh nên tình hình sản xuất không ổn định sản phẩm chủ yếu là các loại quạt và động cơ nhỏ. Giai đoạn II. Theo quyết định số 2764/ QDUB ngày 13/ 03/ 1970 của uỷ ban nhân dân thành phố sát nhập xí nghiệp Điện khí Thống nhất Hà Nội và xí nghiệp Điện cơ Tam Quang với tên gọi mới xí nghiệp Điện cơ Thống nhất. Trong giai đoạn này, thực hiện các chủ chương chính sách công ty đã phát huy quyền làm chủ trong kinh doanh, chủ động sắp sếp bộ máy quản lý, mở rộng sản xuất, mở rộng quan hệ với các trường đại học, các bạn hàng, chủ động khai thác nguồn vật tư nguyên vật liệu, từng bước thay đổi công nghệ sản xuất tiên tiến đã làm cho công ty hoàn toàn thay đổi cả về chất và lượng. Trong những năm 80 các sản phẩm của công ty chiếm lĩnh được thị trường và được người tiêu dùng chấp nhận, sản phẩm đã đử sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trong nước hơn nữa còn xuất khẩu. Từ những thành tích xuất sắc công ty đã được nhà nước tặng danh hiệu" đơn vị anh hùng" năm 1985 được tặng thưởng 11 huân chương lao động có 7 sản phẩm được cấp giấy chứng nhận đạt chất lượng cấp 1 và cấp cao. Trong những năm 90 trước sự cạnh tranh của các sản phẩm trong nước, nước ngoài, như Trung Quốc, Thái Lan Từ những tiền đề đã đạt được, công ty đã mạnh dạn vay vốn nhập các thiết bị tự động hoá hiện đại của Nhật Bản, Đài Loan liên tục thay đổi mẫu mã, nâng cao chất lượng, năng suất lao động, từ đó đưa sản lượng quạt hàng năm tăng từ 67523 chiếc (1990) lên 150041 chiếc (1995), từng bước đưa sản phẩp đứng vững trên thị trường trong nước được công nhận là sản phẩm chất lượng cao Top ten (1992), đạt nhiều huy chương vàng trong các hội chợ hàng tiêu dùng Việt Nam hay hội chợ quốc tế hàng công nghiệp tại Việt Nam. Giai đoạn III Trước nhu cầu cấp bách về mở rộng sản xuất, mở rộng mặt hàng, từng bước tăng sức cạnh tranh của sản phẩm. Theo quyết định số 5928/ QĐUB ngày 21/ 11/ 2000 của uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội đổi tên xí nghiệp Điện cơ Thống Nhất thành công ty Điện cơ Thống nhất. Bắt đầu từ giai đoạn ngoài sản xuất các mặt hàng quạt điện động cơ điện từ 0,6- 1,5 KW, công ty có thêm chức năng sản xuất đồ điện gia dụng ký hợp tác sản xuất và làm đại lý đồ điện với các doanh nghiệp nước ngoài. Theo số liệu năm 2003 tổng số cán bộ công nhân viên của công ty là 628 người với 55 kỹ sư, 57 trung cấp, 311 công nhân bậc cao từ 5/7 trở nên cùng với hơn 205 máy móc thiết bị các loại. Tổ chức sản xuất và quản lý gồm 4 phân xưởng chính, 2 phân xưởng phụ trợ cùng 8 phòng ban. Năm 2000 công ty đã nhận được chứng nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng ISO: 9002- 2000. b. Chức năng nhịêm vụ của công ty. Được chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật doanh nghiệp trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ quy định trong giấy phép và quyết định thành lập của công ty. Được vay vốn từ các tổ chức, cá nhân và nhà nước nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của công ty, tự chịu trách nhiệm về công nợ theo chế độ hiện hành. Được ký kết các hợp đồng kinh tế với mọi thành phần kinh tế khác nhau, và được kinh doanh các ngành nghề chủ yếu như: - Sản xuất các loại quạt bàn, quạt đứng từ 225mm đến 400mm, các loại quạt trần quạt thông gió. - Sản xuất các động cơ điện từ 0,6 đến 1,5 KW, máy bơm nước. - Sản xuất các sản phẩm phụ khác. Công ty là một doanh nghiệp nhà nước sản xuất kinh doanh nhằm phục vụ người tiêu dùng. Trong những năm gần đây, nền kinh tế thị trường phát triển một cách sôi động, để đứng vững trên thị trường cạnh tranh gay gắt đầy khốc liệt ấy công ty đã không ngừng khắc phục khó khăn, phát huy thế mạnh sẵn có, cùng với sự lãnh đạo đúng đắn của ban giám đốc, các phòng ban và cán bộ công nhân viên công ty. Công ty đã không ngừng lớn mạnh và khẳng định được vị trí của mình trên thương trường. Điều đó tạo điều kiện cho các hoạt động kinh doanh phát triển mạnh mẽ bền vững mang lại lợi ích cho công ty và cho xã hội. *. Nhiệm vụ của công ty. Công ty là một doanh nghiệp đoàn thể chịu sự quản lý của sở công nghiệp Hà Nội. Do đó công ty có những đặc thù riêng, ngoài việc đảm bảo mục tiêu phát triển sản xuất kinh doanh công ty còn phải phù hợp với mục tiêu chung của sở công nghiệp Hà Nội. Xác định rõ vị trí của mình các cấp lãnh đạo của công ty đã đề ra những nhiệm vụ thiết thực để đạt được những mục tiêu trên là: +. Tạo ra lợi nhuận, không ngừng mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chiều sâu và chiều rộng. Đây là nhiệm vụ và cũng là mục tiêu hàng đầu mà công ty cần thực hiện vì đó là điều kiện cho sự phát triển của công ty trong nền kinh tế thị trường. +. Quản lý và sử dụng tốt nguồn vốn hiện có, đảm bảo khả năng bảo toàn và phát triển vốn. +. Quản lý và sử dụng tốt nguồn lao động, góp phần nâng cao năng suất lao động và thu nhập của người lao động. +. Thực hiện tốt mối quan hệ mua bán góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế và hoàn thiện hơn cho nền kinh tế ở thị trường Việt Nam. +. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với nhà nước thể hiện ở các khoản thuế, phí và lệ phí mà công ty phải nộp cho nhà nước hàng năm. +. Chấp hành mọi chế độ, chính sách của nhà nước trong quá trình hoạt động kinh doanh. Với chức năng và nhiệm vụ đã đề ra công ty có định hướng kế hoạch cụ thể theo chế độ hạch toán của nhà nước. Công ty luôn chấp hành đầy đủ chính sách, chế độ, nguyên tắc tài chính của nhà nước ban hành. c. Tình hình tài chính của công ty. Cơ cấu vốn của công ty Điện cơ Thống nhất. Năm Tổng số vố (tỷ đồng) Vốn cố định Vốn lưu động Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) Giá trị (tỷ đồng) Tỷ trọng (%) 2002 28453 16935 5952 9518 4048 2003 29253 18135 6199 11118 3801 Qua bảng số liệu trên ta thấy tổng số vốn của công ty tăng đều qua các năm. Tổng số vốn năm sau so với năm trước tăng 0,8 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 2,81%. Vốn cố định năm sau cao hơn năm trước 1,205 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 7,08% vốn lưu động năm sau cao hơn năm trước 1,6 tỷ đồng tương ứng vốn điều lệ tăng16,81%. Qua bảng ta cũng thấy được rằng tỷ trọng của vốn cố định cũng cao hơn tỷ trọng của vốn lưu động và có xu hướng tăng năm sau so với năm trước còn vốn lưu động lại bị giảm cộng thêm với tổng số vốn tăng. Điều đó chứng tỏ cồng ty đang làm ăn có hiệu quả và có xu hướng chú trọng vào đầu tư sản xuất, tới máy móc trang thiết bị nhà xưởng nhằm đạt hiệu quả cao và nâng cao chất lượng sản phẩp trong những năm tới. Điều đó có nghĩa vị thế của công ty sẽ ngày càng được khẳng định. d. Thị trường của công ty. Thị trường là nơi tiếp nhận và duy trì chu kỳ sống của sản phẩp, nếu sản phẩp đó được thị trường chấp nhận. Thị trường quạt điện Việt Nam trong những năm gần đây rất phong phú, đa dạng. Song sản phẩm quạt điện mang nhãn hiệu VINAWIN của công ty Điện cơ Thống nhất vẫn rất uy tín trên thị trường ở các tỉnh phía Bắc. Với các thị trường này công ty đã phục vụ và thoả mãn gần như toàn bộ nhu cầu thị trường. Đối với thị trương Miền Trung vàg Miền Nam thì sản phẩm của công ty có mặt rất ít hoặc chỉ có mặt ở các hội chợ triển lãm, có nhiều đoạn thị trường mà ở đó sản phẩm của công ty hoàn toàn mới lạ với người tiêu dùng. Công ty hiện đã có mặt trên thị trường được 41 năm, điêud đó chứng minh cho ta thấy được rằng sự tồn tại của công ty đủ dài và có uy tín chất lượng đem lại sự tin cậy cho người tiêu dùng trên thị trường. Điện đã có ở khắp mọi nơi thậm chí cả ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo. Điều này sẽ thúc đẩy nhu cầu sử dụng quạt điện trên thị trường Việt Nam là rất cao. Tuy vậy trong kinh doanh chúng ta cũng biết thương trương là chiến trường, sự cạnh tranh khốc liệt luôn sẩy ra. Công ty đã có những biện pháp thúc đẩy tiêu thụ và mở rộng thị trường nhưng chiến lược đó không mang tính bền vững, chính vì thế trong những năm qua công ty vẫn duy chì thị trương trọng điểm của mình đó là thị trường miến Bắc, miền Trung từ Đà Nẵng trở ra. Quạt của công ty vẫn chưa có mặt nhiều ở thị trường nước ngoài. Vậy đó chính là mục tiêu của công ty trong những năm tới. e. Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty. Do còn nhiều khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ chế kế hoạch hoá tập chung sang cơ chế thị trường nên bộ phận lãnh đạo, quản lý của công ty cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên nói chung phải đương đầu với những thử thách lớn, gặp không ít khó khăn, chuyển đổi sang cơ chế thị trường công ty hoàn toàn phải lo liệu đầu vào đầu ra. Kết quả của quá trình sản xuất kinh doanh của công ty phụ thuộc nhiều vào yếu tố như tiêu thụ sản phẩm, những khó khăn về mẫu mã, chủng loại hàng hoá giá cả, phương thức phân phôi nên khó cạnh tranh trên thị trương sản phẩm, hàng hoá phải hạ giá Từ đó ít có khả năng đầu tư công nghệ mới và cải tiến công nghệ sẵn có. Song với lỗ lực cố gắng tìm tòi sáng tạo trong quá trình sản xuất kinh doanh của toàn thể cán bộ công nhân viên của công ty. Cùng với thuận lợi các sản phẩm của công ty đã có uy tín về chất lượng được người tiêu dùng chấp nhận từ lâu nên công ty đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Bảng kết quả sản xuất kinh doanh của công ty năm 2002- 2004. TT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1 Giá trị sản xuất công nghiệp Triệu đồng 53515 62188 93521 2 Tổng tiêu thụ các loại quạt Chiếc 187399 226454 313898 3 Tổng doanh thu Triệu đồng 44270 53496 74153 4 Nộp ngân sách Triệu đồng 850 3332 3603 5 Lợi nhuận Triệu đồng 605 1145 2500 6 Chi phí sản xuất kinh doanh Triệu đồng 43420 52324 71653 7 Tổng số lao động Người 676 622 628 8 Thu nhập bình quân/ người Đồng 786000 959000 1320000 ( Chích số liệu phòng tổ chức- hành chính tổng hợp) Do vậy, để cải thiện tình hình sản xuất kinh doanh cũng như giúp cho công ty đứng vững và phát triển đòi hỏi công ty cần tìm cho mình những phương hướng biện pháp giải quyết đúng đắn và giữ vững duy trì tốt các hoạt động trong những năm tới. 2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và cơ cấu tổ chức sản xuất kinh doanh của công ty. a. Cơ cấu tổ chức quản lý, chức năng nhiêm vụ của các phòng ban. Trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh quyết liệt. Hiện nay việc quản lý doanh nghiệp nói chung hay cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của doanh nghiệp nói riêng là một nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Do đó việc sắp xếp các phòng ban, phân xưởng đảm bảo tính lưu thông gọn nhẹ của các cấp quản lý sao cho hợp lý, phù hợp với tình hình thực tế của mình sẽ góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp. Xuất phát từ tình hình thực tế về sản xuất kinh doanh công ty đã cho mình cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu" trực tuyến chức năng" với hai cấp quản lý đó là cấp công ty và cấp phân xưởng theo sơ đồ sau: Với cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu Bộ máy tổ chức của công ty Điện cơ Thống nhất. Giám Đốc Phó giám đốc sản xuất Phó giám đốc kỹ thuật Phòng tiêu thụ Phòng kỹ thuật Phòng kế hoạch Phòng KCS Phòng tài vụ Phòng tổ chức hành chính Phòng bảo vệ Phân xưởng cơ Phân xưởng dung Phân xưởng lắp Phân xưởng mạ Phân xưởng đột Phân xưởng cơ khí Ghi chú: - Chỉ đạo trực tiếp - Mang tính hướng dẫn - Bộ phận không áp dụng hệ thống quản lý chất lượng - Bộ phận áp dụng hệ thống quản lý chất lượng Với cơ cấu bộ máy quản lý theo kiểu "trực tuyến chức năng" Giám đốc trực tiếp điều hành mọi công việc của doanh nghiệp thông qua các phó giám đốc và các trưởng phòng ban. Ngược lại các phòng ban có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc theo chức năng và nhiệm vụ của mình. Chính vì vậy, việc năng cao tính hiệu quả của bộ máy quản lý cũng là đòi hỏi cấp thiết của các doanh nghiệp. Hiểu theo nghĩa rộng cơ cấu tổ chức quản lý là tập hợp các phòng ban các cán bộ nhân viên trong bộ máy tổ chức ở các cấp là việc hình thành và phân bổ các dạng hoạt động quản lý. Đồng thời là việc xác định quyền hạn và trách nhiệm của từng phòng ban từng cá nhân trong bộ máy. Thông qua sơ đồ bộ máy của công ty các phồng ban có chức năng nhiệm vụ như sau: *. Ban giám đốc: Gồm 3 người. _ Giám đốc là người điều hành cao nhất là người ra quyết định và chỉ đạo việc thực hiện quyết định liên quan đến mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Giám đốc là người chịu trách nhiệm cao nhất trước nhà nước và cơ quan cấp trên. _ Phó giám đốc sản xuất - kỹ thuật, hai phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp liên hệ với nhau chịu trách nhiệm trước giám đốc vè mặt sản xuất - kỹ thuật của công tynhư: chỉ huy toàn bộ kỹ thuật, tổ chức, xây dựng và theo rõi việc thực hiện tiến độn sản xuất hàng ngày. *. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban. +. Phòng kế hoạch biên chế 8 người. - Chức năng: Tham mưu giúp giám đốc các công việc thuộc lĩnh vực kinh tế, kinh doanh, kế hoạch và điều phối sản xuất. - Nhiệm vụ: Xây dựng và chỉ đạo thực hiện các kế hoạch sản xuất kinh doanh, tổ chức ký kết và thực hiện các hợp đồng hợp tác với nước ngoài, quản lý kho bán thành phẩm, xây dựng và thực hiện kế hoạch mua vật tư và quản lý chất lượng vật tư đầu vào. +. Phòng kỹ thuật, biên chế 17 người. - Chức năng: Tham mưu cho giám đốc về mặt kỹ thuât. - Nhiệm vụ: Lắp đặt vận hành máy móc thiết bị mới, sửa chữa cải tiến máy móc hiện có và các công việc mang tính kỹ thuật khác. +. Phòng tổ chức - hành chính: biên chế 12 người. - Chức năng: Giúp giám đốc các công việc trong lĩnh vực tổ chức quản lý, đào tạo nhân sự, tham mưu giúp giám đốc các công việc nội bộ của công ty. - Nhiệm vụ: Tổ chức và thực hiện các kế hoạch quản lý, chất lượng, đào tạo và phân bổ lao động, tuyển dụng nhân viên, xây dựng và quản lý tiền lương, các định mức tính lương, các chế độ chính sách của người lao động, xây dựng các công trình công tác của công ty theo định kỳ như, quản lý điều hành mọi công việc, tổng hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh. +.Phòng tài vụ, biên chế 8 người. - Chức năng. Quản lý toàn bộ các hoạt động về tài chính kinh tế của công ty. - Nhiệm vụ. Theo dõi, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện kế hoạch, các chế độ chính sách tài chính trong công ty theo luật định. +. Phòng tiêu thụ, biên chế 25 người. - Chức năng. Tham mưu giúp giám đóc về mặt tiêu thụ sản phẩm. - Nhiệm vụ . Xây dựng và thực hiện các kế hoạch về tiêu thụ sản phẩm. +. Phòng KCS, biên chế 26 người. - Chức năng. Thi hành pháp luật nhà nước, quyết định chỉ thị của cấp trên về công tác quản lý chất lượng. - Nhiệm vụ. Kiểm tra chất lượng vật tư bán thành phẩm trước khi nhập kho đưa vào sản xuất. Kiểm tra chất lượng sản phẩm của công ty theo các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định trước nhập kho thành phâmt và tiêu thụ. +. Phòng bảo vệ, biên chế 17 người. - Nhiệm vụ. Giúp giám đốc trong công tác an ninh, chính trị, trật tự an toàn, quản lý các trang thiết bị, phồng cháy, chữa cháy. b. Hình thức sản xuất và kết cấu sản xuất. Công ty là doanh nghiệp công nghiệp nên tổ chức chuyên môn hoá công nghệ theo kiểu công ty- phân xưởng, tổ chức sản xuất bao gồm 4 phân xưởng sản xuất chính, hai phân xưởng sản xuất phụ trợ ngoài ra còn có hai bộ phận sản xuất phụ và phục vụ sản xuất. Mỗi một phân xưởng bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ với nhau và được bố chí theo sơ đồ sau. Sơ đồ hình thức và kết cấu sản xuất của công ty. Phân xưởng đột dập Phân xưởng cơ khí Kho bán thành phẩm Phân xưởng lắp ráp Bộ phân KCS Thành phẩn Kho nguyên vật liệu chính Phân xưởng sơn mạ nhựa Bộ phận phục vụ sản xuất Phân xưởng cơ điện Phân xưởng dụng cụ 3. Đặc điểm tổ chức bộ máy và công tác kế toán của công ty. a. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán. Phòng kế toán của công ty được tổ chức theo mô hình kế toán tập chung với mô hình tổ chức cụ thể như sau: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán của công ty. Giám đốc Kế toán trưởng Phó phòng kiêm kế toán tổng hợp Tổ kế toán Kế toán tiêu thụ Kế toán công nợ Thủ quỹ Kế toán giá Kế toán vật tư Kế toán tiền lương Kế toán tài sản cố định Mỗi phần hành kế toán có những chức năng nhiệm vụ nhất định trong việc ghi nhận, xử lý và cung cấp thông tin nhưng các phần hành kế toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau dưới sự điều hành của kế toán trưởng. Nhiệm vụ của từng phần hành được quy định cụ thể như sau: - Trưởng phòng kế toán( kế toán trưởng). Điều hành bộ phận kế toán của công ty, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung cho mọi công việc của phòng kế toán như: Kiểm tra mọi chế độ tài chính và chế độ báo cáo của nhà nước của công ty quy định. Ngoài ra kế toán trưởng còm phải chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về tình hình tài chính kế toán của công ty. - Phó phòng kế toán( kế toán tổng hợp). Là người giúp việc cho kế toán trưởng thưch hiện công tác kế toán, kiểm t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc3225.doc
Tài liệu liên quan