Đề tài Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II

PHẦN I

LÝ LUẬN CHUNG VỀ HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ TRÍCH CÁC KHOẢN THEO TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP.

I. Những vấn đề chung về tiền lương:

1. Nguồn gốc, bản chất của tiền lương.

2. Quỹ tiền lương và thành phần của Quỹ tiền lương trong doanh nghiệp.

3. Chế độ tiền lương và các hình thức trả lương trong doanh nghiệp.

II. Hạch toán tiền lương trong doanh nghiệp:

1. Nhiệm vụ hạch toán tiền lương.

2. Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương.

3. Trình tự và phương pháp hạch toán tiền lương.

III. Hạch toán các khoản trích theo lương:

1. Nhiệm vụ hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ.

2. Khái niệm, sự hình thành và sử dụng quỹ BHXH, BHYT, KPCĐ và quỹ dự phòng trợ cấp mất việc làm.

3. Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán các khoản trích theo lương.

4. Trình tự và phương pháp hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ.

5. Phương pháp hạch toán Quỹ dự phòng về trợ cấp mất việc làm.

IV. Các hình thức sổ kế toán áp dụng trong hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương:

1. Hình thức Nhật ký- Sổ cái

2. Hình thức Nhật ký chung

3. Hình thức Chứng từ ghi sổ

4. Hình thức Nhật ký chứng từ.

 

 

 

 

 

PHẦN II

THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ TRÍCH CÁC KHOẢN THEO TIỀN LƯƠNG TẠI CTY CƠ KHÍ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘ II

I. Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II:

1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty.

2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại Công ty.

3. Thị trường mua, bán hàng của Công ty.

4. Tình hình kinh tế tài chính, lao động tại Công ty.

5. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.

6. Tổ chức bộ máy quản lý, chức năng, nhiệm vụ của từng phòng (ban) trong Công ty.

II. Tổ chức công tác kế toán tại C ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường Bộ II:

1. Tổ chức bộ máy kế toán.

2. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty.

III. Tình hình hạch toán tiền lương tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II:

1. Các hình thức trả lương và tổng quỹ tiền lương ở Công ty.

2. Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương tại Công ty.

3. Trình tự và phương pháp hạch toán tiền lương tại Công ty.

IV. Hạch toán BHXH, BHYT, KPCĐ và Quỹ trợ cấp mất việc làm tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II:

 

PHẦN III

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN TIỀN LƯƠNG VÀ TRÍCH CÁC KHOẢN THEO TIỀN LƯƠNG TẠI CÔNG TY CƠ KHÍ SỬA CHỮA CÔNG TRÌNH CẦU ĐƯỜNG BỘ II:

I. Nhận xét đánh giá ưu, nhược điểm về tình hình trả lương, hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty.

II. Biện pháp hoàn thiện hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương ở C ty.

PHẦN KẾT LUẬN.

 

 

 

doc80 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1264 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán tiền lương và trích các khoản theo tiền lương tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1. Quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II : Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II ra đời trong những năm kháng chiến chống Mỹ, tiền thân là Xưởng Cơ Khí 200. Ngày 12/10/1971, xưởng cơ khí 200 chuyển thành Xí nghiệp cơ khí giao thông II, trực thuộc Khu Quản Lý Đường Bộ II - Cục đường bộ Việt Nam - Bộ giao thông vận tải. Để phù hợp với nhiệm vụ, chức năng và quy mô hoạt động. Theo số 5134/1997/QĐTCCB ngày 30 tháng 12 năm 1997, Xí nghiệp Cơ khí Giao thông II chuyển thành Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II và là một doanh nghiệp Nhà nước hoạt động công ích. Trụ sở : Phường Thanh Trì - Quận Hoàng Mai - Thành phố Hà Nội. Điện thoại: 6446001 Fax: 6446001 Trải qua nhiều năm kể từ khi thành lập đến nay, Công ty gặp không ít khó khăn nhưng đã không ngừng phấn đấu đi lên trở thành một doanh nghiệp sản xuất đứng vững trên thị trường. Là đơn vị hạch toán độc lập hoàn toàn, trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay đòi hỏi doanh nghiệp phải lấy thu bù chi và làm ăn có lãi. Để thực hiện yêu cầu đó ban Giám đốc Công ty và toàn thể CBCNV trong Công ty đều cố gắng vượt mọi khó khăn để từng bước đẩy mạnh Công ty ngày một đi lên và cũng nhờ vào sự cố gắng đó mà kết quả hoạt động kinh doanh của Công Ty mấy năm qua đã tăng rõ rệt. 2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại Công ty: Đối với các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh việc tổ chức sản xuất khoa học, hợp lý quá trình chế tạo công nghệ sản phẩm là vô cùng quan trọng và nó quyết định lớn đến sản xuất, chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên, việc tổ chức một quy trình công nghệ hoàn thiện còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng Công ty. - Công ty chuyên chế tạo các thiết bị phục vụ xây dựng và sửa chữa đường bộ như: Rơ mooc và phun nhựa đường nóng chảy, xe phun nhũ tương, máy phun sơn kẻ đường, máy sơn nóng, nhà nghỉ lưu động… - Chuyên sản xuất các mặt hàng phục vụ an toàn giao thông như: Biển báo phản quang, cọc tiêu, cột cây số, đinh đường, các loại đèn báo tín hiệu phản quang, gương cầu lồi đường kính phi 600 mm đến phi 1000 mm, phục vụ công tác an toàn giao thông, sản xuất tường hộ lan mềm bằng thép. - Gia công lắp ráp các kết cấu thép công trình giao thông, sửa chữa và xây mới công trình giao thông vừa và nhỏ, kinh doanh dịch vụ, trao đổi vật tư thiết bị xe máy thi công, kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí như: Câu lạc bộ bơi lội, nhà thi đấu cầu lông, bóng bàn. Để phục vụ cho phương án kinh doanh, một mặt Công ty ra sức củng cố hệ thống quản lý thông qua các chế độ tuyển dụng, lựa chọn các cán bộ quản lý, các kỹ sư cơ khí, kỹ sư xây dựng, công nhân kỹ thuật, một mặt Công ty cử cán bộ đi học các lớp tập huấn nghiệp vụ kỹ thuật, nghiệp vụ tài chính kế toán, do Cục Đường Bộ Việt Nam, Chi Cục Thuế Hà Nội tổ chức nhằm nâng cao trình độ nghiệp vụ của cán bộ công nhân viên, mặt khác Công ty cũng tranh thủ sự chỉ đạo và giúp đỡ của cơ quan chủ quản là Khu Quản Lý Đường Bộ II thực hiện chức năng chế độ của nhà nước. 3. Thị trường mua, bán hàng của doanh nghiệp: Công ty Cơ khí Sửa chữa công trình cầu đường bộ II, thuộc Khu Quản Lý đường Bộ II- Cục đường Bộ Việt Nam, là một doanh nghiệp nhà nước hoạt động công ích nên sản phẩm của công ty hầu hết là phục vụ cho công tác an toàn giao thông đường bộ, sửa chữa các công trình vừa và nhỏ, sản phẩm hàng hoá phục vụ cho các phúc lợi công cộng, cùng với các đơn vị xây dựng hạ tầng cơ sở, từng bước hiện đại hoá công nghiệp hoá ngành giao thông vận tải của cả nước. 4. Tình hình kinh tế, tài chính, lao động tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II : Tài sản: Công ty được nhà nước cho thuê mặt bằng sản xuất và xây dựng nhà xưởng Vốn nhà nước cấp: 3tỷ đồng. Tổng số lao động có đến hết năm 2005 : 202 người. Năm 2003 2004 2005 Doanh thu (Tỷ đồng) 19 15 18 Lương BQ/ng/tháng 1.328.000 đ 1.175.000đ 1.130.000 đ Chỉ tiêu Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 1/ Tổng nguyên giá TSCĐ 3.480.506 4.325.765 5.911.067 2/ Nguồn vốn KD 1.641.102 1.641.102 1.825.558 3/ Doanh thu 10.912.000 19.038.129 14.945.073 4/ Chi phí 10.721.957 18.854.106 34.379.313 5/ Lợi nhuận hoạt động SXKD 130.316 83.078 36.488 6/ Nộp ngân sách Nhà nước 64.871 19.507 951.089 5. Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh, quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm của Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II gồm: - 5 Phân xưởng : Cơ khí, Chế thử, Sửa chữa, Biển báo, Gương giao thông. - 3 Ban : Xây dựng cơ bản, Dịch vụ, Bảo vệ. - 3 Đội: Công trình I, Công trình II, Đội xe. Phân xưởng Cơ Khí: Chịu trách nhiệm tạo ra những khuôn mẫu thô ban đầu như : cột biển báo, cột tấm sóng, lan can cầu, phà, nồi nấu nhựa. Phân xưởng Chế Thử: Chuyên chế tạo thử các sản phẩm mới của Công Ty đồng thời chế tạo ra máy phun sơn kẻ đường, máy phun nhũ tương... Phân xưởng Gương Giao Thông: Chuyên sản xuất gương cầu nồi đủ kích cỡ để phục vụ giao thông và siêu thị đồng thời mạ điện phân các sản phẩm thép. Phân xưởng Sửa Chữa: Chịu trách nhiệm sửa chữa thường xuyên, chung đại tu các loại xe vận tải, máy thi công, chế sửa lại cầu Billây và là đơn vị sản xuất ra tường phòng vệ mềm phần thô. Phân xưởng Biển báo: Chuyên sản xuất các loại Biển báo phản quang phục vụ giao thông, cột cây số phản quang và cá loại biển quảng cáo đủ kích cỡ mà khách hàng yêu cầu. Đội Công Trình: Có nhiệm vụ thi công các công trình đường bộ như lắp cầu Bailey, tấm sóng, gương cầu, thi công, sửa chữa những công trình giao thông vừa và nhỏ. Ban Xây Dựng Cơ Bản: Chủ yếu là xây dựng, sửa chữa các công trình dân dụng trong Công ty. Ban Dịch vu: Đảm trách nhiệm lắp ghép nhôm kính khi phát sinh các yêu cầu của khách hàng, tổ chức các cuộc hội nghị, chịu trách nhiệm về các dịch vụ ở cửa hàng, căng tin của công ty. Đội xe: Phục vụ công tác khi công ty cần và nhận dịch vụ ngoài. Về trang bị kỹ thuật: máy móc chủ yếu của Công Ty là máy nén khí S/P 120, máy tiện và các loại máy khác (như: máy mài thô, máy cắt đột liên hợp, máy mài tinh...) Trong thời gian gần đây Công Ty đã khuyến khích cán bộ công nhân viên phát huy sáng kiến cải tiến kỹ thuật, từ đó Công Ty chế tạo ra máy phun sơn kẻ đường, thiết bị nấu nhựa, gương cầu lồi góp phần hạ giá thành sản phẩm (trước đây gương cầu lồi phải nhập ngoại). bên cạnh đó Công ty còn quan tâm tới việc nâng cao năng suất lao động. 6. Tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty: Việc tổ chức quản lý trong bất kỳ Doanh nghiệp nào cũng cần thiết và không thể thiếu được, nó đảm bảo giám sát chặt chẽ tình hình sản xuất của Doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm và đời sống CBCNV. Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II là một doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh các mặt hàng chủ yếu là sản phẩn an toàn giao thông, đảm bảo giao thông, các thiết bị phục vụ cho duy tu bảo dưỡng đường bộ, xây mới và sửa chữa các công trình giao thông với nhiều chủng loại sản phẩm nên việc tổ chức sản xuất, tổ chức bộ máy quản lý có những đặc điểm riêng. Công ty có mô hình tổ chức sản xuất theo hình thức trực tuyến, chức năng từ công ty đến các Phân xưởng, Tổ, Đội, người lao động theo tuyến kết hợp với các phòng chức năng. Ban Giám đốc: Bộ máy quản lý của Công ty đứng đầu là Giám đốc. - Tham mưu cho giám đốc có ba phó giám đốc: + Phó giám đốc phụ trách hành chính + Phó giám đốc phụ trách kinh doanh + Phó giám đốc phụ trách kỹ thuật Giám đốc là người giữ vai trò điều tiết toàn Công ty, là đại diện pháp nhân của Công ty trước pháp luật, đại diện cho toàn bộ cán bộ công nhân viên của Công ty và chịu trách nhiệm về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Để giúp cho Ban giám đốc còn có các phòng ban, có trách nhiệm tham mưu cho giám đốc phương án làm việc có hiệu quả nhất. - Các phòng ban: Phòng Tổ chức hành chính: Kiện toàn công tác tổ chức hành chính cho phù hợp với cơ chế sản xuất của từng giai đoạn. Thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách mà Nhà nước qui định đối với người lao động: xây dựng các định mức về đơn giá tiền lương, ngày công lao động, BHXH- BHYT, đảm bảo an toàn lao động, thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, tuyển dụng, quản lý và sắp xếp đào tạo nhân sự, thực hiện công tác đối ngoại. Phòng Tài chính Kế toán: Tập hợp chi phí phân bổ, hạch toán, tổ chức các công tác tài chính, giám sát phân tích hiệu quả kinh tế của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, làm tròn trách nhiệm với Nhà nước. Phòng Kế hoạch Kỹ thuật: Xây dựng kế hoạch và phương án sản xuất hàng năm, các định mức khoán gọn công trình, sửa chữa lớn và sản xuất các sản phẩm giám sát và chỉ đạo quản lý chất lượng kỹ thuật và nghiệm thu khối lượng công trình kịp thời theo tiến độ. Lập hồ sơ dự toán thiết kế kỹ thuật và tổ chức thi công đưa ra các sáng kiến cải tiến về đồ án khoa học kỹ thuật. Phòng Kinh doanh: Nhiệm vụ của phòng đưa ra những chiến lược Markting, quảng cáo sản phẩm đến những khách hàng có yêu cầu. Phòng Y tế: Chăm lo sức khoẻ CBCNV và phụ trách mảng vệ sinh an toàn, cây xanh trong Công ty. Sơ đồ bộ máy quản lý sản xuất kinh doanh của Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II Ban Giám đốc phòng TC - HC Phòng KH - KT Phòng TC - KT Phòng KD Ban Bảo Vệ Đội trưởng đội CT 1+2 Quản đốc PX Cơ Khí Quản đốc PX C. Thử Quản đốc PX G.GT Quản đốc PX B. báo Quản đốc PX Sửa Chữa Trưởng Ban XDCB Cùng với hoạt động quản lý của các phòng ban. ở các Phân xưởng sản xuất quản đốc và đội trưởng là người chịu trách nhiệm trong mọi hoạt động SXKD nội bộ của Phân xưởng, Đội giao cho phù hợp với khả năng và trình độ của họ thường xuyên giám sát kỹ thuật của công nhân và giám sát tình hình thực hiện kế hoạch ở đơn vị mình. II. Tổ chức bộ máy toán, công tác kế toán và sổ kế toán của công ty: 1.Tổ chức bộ máy kế toán: Sơ đồ bộ máy kế toán kế Toán trưởng Kế toán tổng hợp Kế toán: -Ngân hàng -Hàngtồn kho -TSCĐ Kế toán thanh toán Kế toán công nợ KT tiền lương, BH và CĐ Thủ quỹ Bộ máy kế toán tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II áp dụng hình thức kế toán tập trung và sử dụng phương pháp hạch toán chứng từ ghi sổ. Toàn bộ công tác kế toán được thực hiện tại phòng kế toán. Các phân xưởng, đội, cập nhật chứng từ đưa lên phòng kế toán để quyết toán. Kế toán trưởng: Chịu trách nhiệm trước Nhà nước và Giám đốc. Kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch SXKD, thanh toán kiểm tra việc giữ sử dụng các loại tài sản, vật tư hàng hoá, vốn bằng tiền. Phát hiện và ngăn ngừa kịp thời những hành động tham ô lãng phí vi phạm chế độ kỷ luật kinh tế tài chính của Nhà nước. Toàn bộ nhân viên trong phòng Kế Toán đều dưới sự chỉ đạo trực tiếp của kế toán trquyx““ Kế toán tổng hợp: Theo dõi và tập hợp các chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm dựa trên số liệu các bộ phận có liên quan cung cấp. Cuối quí, năm lập báo cáo tài chính và các mẫu biểu báo cáo khác có liên quan theo đúng chế độ tài chính Nhà nước. Kế toán ngân hàng, TSCĐ, hàng tồn kho: Thực hiện việc giao dịch với ngân hàng, kho bạc, thực hiện việc ghi chép phân loại, tổng hợp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh có liên quan đến tiền gửi ngân hàng, vật liệu, công cụ dụng cụ, TSCĐ. Kế toán thanh toán, công nợ: Tính toán ghi chép các khoản thu chi tiền mặt, lập báo cáo hàng tháng, quí về tình hình sử dụng tiền mặt chịu trách nhiệm theo dõi các khoản tiền mặt tiền gửi ngân hàng tiền vay ngân hàng, theo dõi tình hình trả nợ và đòi nợ các đơn vị liên quan. Theo dõi công nợ của các bộ phận trực thuộc, nhà cung cấp , khách hàng, ghi chép các sổ cái TK 136 và TK 336. Kế toán tiền lương, bảo hiểm, công đoàn: Tổng hợp bảng chấm công từ phòng Tổ chức- Hành chính, theo dõi tính lương và trích các khoản theo tiền lương cho toàn bộ CBCBV. Làm thủ tục với phòng bảo hiểm Quận, thanh toán lương hưởng bảo hiểm, các khoản trích nộp và thu chi kinh phí bảo hiểm, công đoàn. -Thủ quỹ: Quản lý tiền mặt căn cứ vào các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiền hành xuất nhập quỹ và ghi sổ. Với hình thức tổ chức kế toán tập chung, phù hợp với qui mô và trình độ phân cấp quản lý tài chính. Công ty áp dụng hình thức kế toán chứng từ ghi sổ để thuận tiện cho việc phân công chuyên môn hoá cán bộ kế toán quan hệ kiểm tra đối chiếu số liệu chặt chẽ. 2. Hình thức tổ chức sổ kế toán tại Công ty : Công ty sử dụng sổ kế toán "Chứng từ ghi sổ" Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ ( Hạch toán theo Quí ) Chứng từ kế toán Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Bảng cân đối số phát sinh Sổ cái Chứng từ ghi sổ Sổ, thẻ kế toán chi tiết Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại Sổ quỹ Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra III. tình hình hạch toán tiền lương tại Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II 1/ Hình thức trả lương ở C ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II Tiền lương ở Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II là một trong những vấn đề quan trọng thu hút sự chú ý của toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty. Bởi lẽ để có của cải vật chất phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của mình cũng như các nhu cầu khác trong cuộc sống thì mọi cá nhân khi tham gia vào công việc có nghĩa là bỏ ra sức lao động đều nhằm mục đích là để có thu nhập duy trì cuộc sống và thu nhập đó chính là tiền lương. Trong điều kiện tự chủ sản xuất kinh doanh thì công tác tổ chức tiền lương của Công Ty là cố gắng tổ chức làm sao cho phù hợp với chính sách của Nhà nước, phù hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh của Công ty là việc hết sức khó khăn. Thực tế cho thấy có rất nhiều cách chia lương cho cán bộ công nhân viên tuỳ thuộc vào đặc điểm sản xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp và để có sự lựa chọn đúng đắn các hình thức trả lương đảm bảo sự công bằng, tăng cường sự kích thích đạt hiệu quả cao trong sản xuất kinh doanh thì tiền lương là một vấn đề rất đáng quan tâm nó quyết định sự thành đạt trong sản xuất kinh doanh. Vì nếu tiền lương đảm bảo cho cán bộ công nhân viên thì tinh thần trách nhiệm trong công việc sẽ đạt hiệu quả rất cao còn nếu tiền lương không được bù đắp xứng đáng với sức lao động họ bỏ ra thì nó sẽ không thu lại được những thành qủa cao trong lao động sản xuất. Chính vì vậy chúng ta thấy tiền lương là toàn bộ khoản tiền phải trả để bù đắp cho người lao động khi họ làm một công việc nào đó. Do vậy căn cứ vào đặc điểm tổ chức sản xuất tính chất của từng công việc cũng như điều kiện trang thiết bị kỹ thuật của mình Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II đã áp dụng hai hình thức trả lương đó là: - Hình thức trả lương theo thời gian: đối với các bộ phận gián tiếp. - Hình thức trả lương theo lương khoán: Đối với công nhân trực tiếp sản xuất. 2. Thủ tục, chứng từ, tài khoản sử dụng hạch toán tiền lương: Chứng từ quan trọng nhất để hạch toán thời gian lao động là "Bảng chấm công". Và bảng chấm công sử dụng để ghi chép thời gian thực tế làm việc, nghỉ việc, vắng mặt của người lao động theo từng ngày. Bảng chấm công lập riêng cho từng bộ phận. Dựa vào các chứng từ đã lập về số lượng lao động, thời gian lao động và kết quả lao động, kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho từng Phân xưởng, Ban, Đội và các Phòng ban dựa trên kết quả tính lương cho từng người lao động. Bảng thanh toán tiền lương là căn cứ để thanh toán tiền lương cho người lao động. Việc thanh toán tiền lương được chia làm 2 kỳ: kỳ 1 tạm ứng, kỳ 2 thanh toán. ở kỳ 2 người lao động sẽ nhận được số tiền còn lại sau khi trừ tạm ứng và các khoản khấu trừ vào lương. Tài khoản dùng để hạch toán tiền lương: TK 334, 622, 627, 641, 642… 3.Trình tự và phương pháp hạch toán tiền lương: Tài khoản sử dụng để hạch toán tiền lương: Căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, bảng thanh toán tiền thưởng (có tính chất lương), kế toán phân loại tiền lương và lập bảng phân bổ tiền lương, tiền thưởng vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi phân bổ tiền lương và các khoản có tính chất lương vào chi phí sản xuất kinh doanh, kế toán ghi: Nợ TK 622- Phải trả cho lao động trực tiếp. Nợ TK 627- Phải trả cho nhân viên phân xưởng. Nợ TK 641- Phải trả cho nhân viên bán hàng. Nợ TK 642- Phải trả cho nhân viên QLDN. Có TK 334- Tiền lương, tiền thưởng các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương mà doanh nghiệp phải trả cho CNV. Sau đây là cách trả lương thực tế của Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường Bộ II: a/ Hình thức trả lương theo thời gian: Lương thời gian được trả cho các bộ phận làm khối gián tiếp như P. Tài Chính Kế toán, phòng Kế hoạch Kỹ thuật, phòng Tổ chức Hành chính, phòng Kinh doanh, tổ lái xe. Ngoài ra lương thời gian còn được trả cho các bộ phận sản xuất trực tiếp đó là những ngày công lễ, phép thì sẽ được trả lương thời gian. - Hàng tháng kế toán căn cứ vào bảng chấm công của phòng Tổ chức Hành chính chuyển sang. Bộ phận kế toán tiền lương căn cứ vào bảng chấm công đã duyệt của phòng Tổ chức Hành chính làm lương cho cán bộ công nhân viên và tiến hành trích BHXH, BHYT và KPCĐ theo tỷ lệ quy định của Nhà nước. Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II do đặc thù về sản xuất kinh doanh vì vậy Công Ty có tiến hành trả lương cho cán bộ công nhân viên như sau: Công ty trả lương cho cán bộ công nhân viên 1 tháng làm 2 kỳ. + Kỳ 1: Là kỳ tạm ứng được trả vào ngày 20 hàng tháng. + Kỳ 2: Là kỳ thanh toán được trả vào ngày mùng 5 hàng tháng (lương của kỳ 2 được căn cứ vào số công đi làm để thanh toán lương cho cả tháng ). Cách tính lương thời gian đối với khối gián tiếp của Công Ty phụ thuộc vào Hệ số cấp bậc và ngày công làm việc thực tế của cán bộ công nhân viên. Ngoài mức lương tối thiểu và Hệ số cấp bậc quy định của Nhà nước cho cán bộ công nhân viên được hưởng thì Công ty còn cho nhân thêm hệ số 1,15. Nếu cán bộ công nhân viên như trưởng phó phòng thì được cộng thêm cả tiền phụ cấp trách nhiệm. Lương của cán bộ công nhân viên được tính như sau: Tiền lương thực tế trong tháng của CBCNV gián tiếp = Lương tối thiểu x hệ số cấp bậc Số ngày làm việc theo chế độ quy định trong tháng x Số ngày đi làm thực tế trong tháng x Hệ số công ty tính thêm cho CBCNV + Tiền lương nghỉ phép nghỉ lễ + Phụ cấp trách nhiệm ( nếu có) Ví dụ: Tính tiền lương tháng 1 năm 2006 của Ông Đào Huy Thưởng. Tiền lương tối thiểu : 350.000đ Số ngày làm việc thực tế : 24 ngày. Hệ số lương cấp bậc : 6.31 Hệ số được Công Ty cho tính thêm : 1,15 Công Ty áp dụng tuần làm việc 44 giờ ( 24 ngày theo quy định ) Vậy tổng tiền lương thời gian thực tế đi làm của đ/c Thưởng được tính trong T2/ 06 là: 350.000đ x 6.31 24 ngày x 24 ngày x 1,15 = 2.539.700 đồng Còn đối với lương nghỉ lễ nghỉ phép của khối gián tiếp được tính như sau: Tiền lương nghỉ lễ, phép trong tháng của CBCNV gián tiếp = Lương tối thiểu x hệ số cấp bậc Số ngày theo chế độ quy định x Số ngày nghỉ lễ, nghỉ phép trong tháng Ví dụ: Trong tháng 1/2006 đ/c Đào Huy Thưởng nghỉ công lễ, phép là 5 ngày vậy tiền lương lễ của đ/c Thưởng được tính như sau: 350.000đ x 6.31 24 ngày x 5 ngày = 460.100 đồng Ngoài các tiền lương trên đ/c Thưởng còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm 0,3 theo mức lương tối thiểu. 350.000đồng x 0,3 = 105.000đồng. Vậy tổng tiền lương thực lĩnh trong tháng 1 của đ/c Thưởng là : 2.539.700 + 460.100 +105.000 = 3.104.800 đồng Trong tháng 2/2006 đ/c Thưởng đã tạm ứng trước số tiền : 1.500.000 đồng. Số tiền còn được lĩnh kỳ hai là: 3.104.800 - 1.500.000đồng = 1.604.800 đồng. Và đồng chí Thưởng phải đóng 6% BHXH là: 350.000 X 6.31 = 2.208.500 X 6% = 132.500 đồng. Vậy số thực lĩnh kỳ 2 là: 1.604.800- 132.500 = 1.472.300 đồng. Các cách tính trên được thể hiện trên các bảng lương. Sau đây là số liệu tiền lương thực tế trong tháng 1/2006 của khối gián tiếp. Danh sách tạm ứng lương kỳ 1 tháng 1/2006- khối cơ quan STT Họ và tên Số tiền Ký nhận 1 Đào Huy Thưởng 1.500.000 2 Trần thị Hiền 1.000.000 3 Trần Đức Luân 1.000.000 4 Đỗ Thế Minh 700.000 5 Đào Thị Lệ Hằng 500.000 -- - - --- --- - - --- --- 300.000 31 Nguyễn Thị Vũ ánh Tổng cộng 19.000.000 ( Bằng chữ: mười chín triệu đồng chẵn ) Người lập Kế toán trưởng. Khi chi xong tiền lương kế toán viết phiếu chi và hạch toán trên ghi: Nợ TK 334 19.000.000đ Có TK 111 19.000.000đ Xong lập chứng từ ghi sổ phân bổ tiền lương: Mẫu chứng từ ghi sổ Chứng từ ghi sổ số 02 Ngày 20 tháng 1 năm 2006 Chứng từ Trích yếu Số hiệu TK Số tiền Số Ngày Nợ Có 03 20.1.06 Phân bổ tiền lương vào chi phí 642 19.000.000 334 19.000.000 Cộng 19.000.000 19.000.000 Người lập Kế toán trưởng. Cuối tháng dựa vào bảng chấm công của phòng Tổ chức Hành chính đã duyệt và phân loại công chuyển sang phòng Tài chính Kế toán. Kế toán tiền lương dựa trên cơ sở ở bảng chấm công đã được duyệt để tính lương cho cán bộ công nhân viên. Ví dụ: Bảng chấm công tháng 1 năm 2006 khối gián tiếp: bảng chấm công Tháng 1 năm 2006 STT Họ và tên Ngày trong tháng Số công hưởng lương thời gian thực tế Số công hưởng lương thời gian lễ, phép 1 2 3 4 5 6 ... 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 1 Đào Huy Thưởng x x x x x x ... x x L L L L F F F 24 5 2 Trần Thị Hiền x x x x x x ... x x L L L L x x F 24 5 3 Trần Đức Luân x x x x x x ... x x L L L L X X X 24 5 4 Đỗ Thế Minh x x x x x x ... x x L L L L x F F 21.5 5 5 Đào Thị Lệ Hằng x x x x x x ... x x L L L L x x x 24 5 6 Nguyễn Kim Anh x x x x x x ... x x L L L L F F F 24 5 7 Nguyễn T Thu Hà x x x x x x ... x x L L L L x x x 24 5 8 Nguyễn Ngọc Lan x x x x x x ... x x L L L L F F F 24 5 9 Ngô T Anh Hương x x x x x x ... x x L L L L x x x 24 5 10 Nguyễn Thị Đông -- --- --- --- - - - - - - - - - - -- - - - - -- - - - - -- --- --- --- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - - 31 Nguyễn T Vũ ánh x x x x x x ... x F L L L L F F F 21.5 5 Tổng cộng 686 162 người chấm công Phụ trách bộ phận Người duyệt Từ bảng chấm công trên kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 1 năm 2006 như sau: bảng thanh toán lương tháng 1 năm 2006 khối cơ quan TT Họ và tên Hệ số Bậc lương Lương thời gian Lương lễ, phép PC trách nhiệm Tổng số Tạm ứng Thu 6% BHXH Kỳ 2 được lĩnh Ký nhận Số công Số tiền Số công Số tiền 1 Đào Huy Thưởng 6.31 2.208.500 24 2.539.700 5 460.100 105.000 3.104.800 1.500.000 132.500 1.472.300 2 Trần Thị Hiền 5.32 1.862.000 24 2.141.300 5 387.900 2.529.200 1.000.000 0 1.529.200 3 Trần Đức Luân 2.96 1.036.000 24 1.191.400 5 215.800 175.000 1.582.200 1.000.000 68.500 513.700 4 Đỗ Thế Minh 2.96 1.036.000 21.5 1.067.200 5 215.800 140.000 1.423.000 700.000 70.500 625.500 5 Đào Thị Lệ Hằng 2.96 1.036.000 24 1.191.400 5 215.800 1.407.200 500.000 62.100 845.100 6 Nguyễn Kim Anh 2.96 1.036.000 24 1.191.400 5 215.800 105.000 1.512.200 800.000 68.500 643.700 7 Nguyên T Thu Hà 2.65 927.500 24 1.066.600 5 193.200 1.259.800 500.000 55.600 704.200 8 Nguyễn Ngọc Lan 2.65 927.500 24 1.066.600 5 193.200 1.259.800 700.000 55.600 504.200 - -- -- --- --- --- --- --- ----- - - - - - - -- --- --- -- --- - - - - - - - - - 31 Nguyễn Vũ ánh 1.99 696.500 21.5 717.500 6 174.100 891.600 300.000 41.700 549.900 Tổng cộng 37.746.900 162 7.730.600 1.637.500 47.115.000 19.000.000 2.055.600 26.059.400 Kế toán thanh toán Kế toán trưởng Thủ trưởng đơn vị ( Số liệu trên được trích từ bảng chấm công và bảng thanh toán lương tháng 1/2006 của Công ty Cơ khí Sửa chữa Công trình Cầu đường bộ II ). * Đối với trả lương cho bộ phận trực tiếp: Tiền lương thời gian còn được trả cho các bộ phận sản xuất trực tiếp đó là cấc ngày công nghỉ lễ, nghỉ phép thì được tính như cách tính lương nghỉ lễ nghỉ phép của khối gián tiếp . Ví dụ: Cùng trong tháng 1/2006 đ/c Vũ Đình Khải nghỉ phép 5 ngày hệ số cấp bậc là 4.5 vậy tiền lương thời gian nghỉ phép được hưởng của đ.c Khải là: 350.000đ x 4.5 24 ngày x 5 ngày = 328.125 đồng Sau khi đã tính xong lương, kế toán trưởng duyệt và chi lương. Khi chi xong các bảng thanh toán lương chi tiết cho các bộ phận kế toán tiền lương phải lập một bảng tổng hợp tiền lương của toàn Công Ty để làm cơ sở hạch toán. Mẫu bảng thanh toán tiền lương tổng hợp của toàn Công ty tháng 1 năm 2006 Từ bảng chấm công trên kế toán lập bảng thanh toán tiền lương cho cán bộ công nhân viên trong tháng 1 năm 2006 như sau: bảng thanh toán lương tháng 1 năm 2006 TT Họ và tên Lương thời gian Lương lễ, phép Phụ cấp trách nhiệm Tổng cộng Tạm ứng Kỳ 2 được lĩnh Ký nhận Số công Số tiền Số công Số tiền 1 Khối cơ quan 686 37.746.900 162 7.730.600 1.637.500 47.115.000 19.000.000 26.059.400 2 Đội Công Trình 2.024.800 87.000 2.111.800 2.111.800 3 Ban XD cơ bản 2.160.000 3.805.000 105.000 6.070.000 600.000 5.470.000 4 P.xưởng sửa chữa 1.980.900 123.000 2.103900 2.103.900 5 PX Cơ khí 1.883.100 373.000 2.256.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK0633.doc
Tài liệu liên quan