Đề tài Hạch toán và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại

 Công ty cần quản lý chặt chẽ hơn trong việc chuyển đổi tài sản cố định từ bộ phận này sang bộ phận khác. Khi có sự thuyên chuyển thì báo cáo ngay với bọ phận kế toán để kịp thời theo dõi và phân bổ chi phí cho phù hợp

2.2 Về tổ chức sổ sách theo dõi tài sản cố định:

 Kế toán công ty nên lập thẻ tài sản cố định cho từng loại tài sản đẻ theo dõi chi tiết tài sản cố định. Hiện nay sổ đăng ký tài sản cố định của công ty không được lập theo loại tài sản, còn sổ chi tiêt tài sản cố định ở từng bộ phận sử dụng lại không cung cấp các thông tin cần thiết như lượng tài sản cố định giảm và mức khấu hao. Do vậy, sổ đăng ký tài sản cố định của công ty nên được điều chỉnh thành sổ chi tiết tài sản cố định theo loại tài sản.

 

doc24 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1229 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán và nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu - Bộ Thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ài sản cố định hữu hình, phải ghi tên đánh số từng loại tài sản cố định, nguyên giá tài sản cố định, số đã hao mòn, tỷ lệ khấu hao, tình hình tăng giảm. Ngoài số theo dõi tổng hợp kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi việc sử dụng tài sản cố định, từng bộ phận, từng nguồn vốn theo hình thức, kế toán “ nhật ký chứng từ” việc theo dõi sổ chi tiết số5. Tác dụng của hạch toán chi tiết tài sản cố định: - Qua hạch toán chi tiết tài sản cố định nắm được chỉ tiêu cơ cấu, chỉ tiêu tài sản cố định trong doanh nghiệp. Phân bổ tình hình, tài sản cố định trong doanh nghiệp (có hợp lý không) - Biết được số lượng, tình trạng, chất lượng của tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Nắm được tình hình huy động và sử dụng tài sản cố định trong doanh nghiệp. - Thấy được trách nhiệm bảo quản sử dụng từng bộ phận tài sản cố định trong doanh nghiệp. 3.3 Hạch toán tổng hợp tài sản cố định hữu hình a) Tài khoản sử dụng: Tài khoản 211- Tài sản cố định hữu hình. Bên nợ: - Nguyên giá của tài sản cố định hữu hình tăng do được cấp, do hoàn thành xây dựng cơ bản bàn giao đưa vào sử dụng, do mua sắm, do các đơn vị tham gia liên doanh góp vốn, do được tặng, biếu, viện trợ. - Điều chỉnh tăng nguyên giá của tài sản cố định do xây lắp trang bị thêm hoặc do cải tạo nânguyên giá cấp. - Điều chỉnh tăng nguyên giá tài sản cố định do đánh giá lại. Bên có: - Nguyên giá của tài sản cố định giảm do điều chuyển cho đơn vị khác, do nhượng bán, thanh lý hoặc đem đi góp vốn liên doanh. - Nguyên giá của tài sản cố định giảm do tháo bớt một số bộ phận. - Điều chỉnh giảm nguyên giá do đánh giá lại tài sản cố định. Dư nợ: Nguyên giá tài sản cố định hữu hình hiện có tại đơn vị. TK 211 có 7 tài khoản cấp 2: + TK 211.1 - Đất thể hiện giá trị sử dụng đất, mặt nước biển và các tài sản cố định là chi phí dùng cải tạo mặt bằng mặt đất. + TK 211.2 - Nhà cửa vật kiến trúc + TK 211.3 - Máy móc thiết bị + TK 211.4 - Phương tiện vận tải truyền dẫn + TK 211.5 - Thiết bị dùng quản lý + TK 211.6 - Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm + TK 211.8 - Tài sản cố định khác b) Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế tài sản cố định hữu hình: Đối với tài sản cố định hữu hình tăng do doanh nghiệp tự mua sắm: Căn cứ vào hoá đơn giá trị gia tăng và các chứng từ liên quan khác ghi: Nợ TK 211 : Nguyên giá Nợ TK 133 : Thuế giá trị gia tăng Có TK 111,112, 331 : Tổng giá thanh toán - Trường hợp tài sản cố định hữu hình nhập khẩu từ nước ngoài ghi: Nợ TK 211 : Nguyên giá Có TK 333.3 : Thuế nhập khẩu phải nộp Có TK 111, 112, 331 : giá mua theo hoá đơn + chi phí khác (nếu có) Trường hợp tài sản cố định mua sắm bằng quỹ đầu tư phát triển hoặc nguồn vốn xây dựng cơ bản, kế toán đồng thời phải kết chuyển nguồn vốn. Nợ TK 441, 414 : Nguyên giá Có TK 411 : Nguyên giá Đối với tài sản cố định hữu hình tăng do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao: Nợ TK 211 : Nguyên giá Có TK 241.2 : Nguyên giá Đồng thời ghi: Nợ TK 441,414 : Nguyên giá Có TK 411 : Nguyên giá Đối với tài sản cố định hữu hình tăng do nhận lại vốn góp liên doanh liên kết trước đây: Nợ TK 211 : Giá trị còn lại Có TK 412.8, 222 : Giá trị còn lại Đối với tài sản cố định hữu hình tăng do được viện trợ, biếu, tặng cấp phát: Nợ TK 211 : Nguyên giá Có TK 411: Nguyên giá Tài sản cố định hữu hình tăng do chuyển công cụ,dụng cụ thành tài sản cố định: Còn mới: Nợ TK 211 : Nguyên giá Có TK 153 : Nguyên giá Đã sử dụng: Nợ TK 211 : Giá trị còn lại chưa phân bổ Có TK 142.1: Giá trị còn lại chưa phân bổ Tài sản cố định hữu hình tăng do nhà nước điều chỉnh tăng nguyên giá: Nợ TK 211 : Phần chênh lệch tăng nguyên giá Có TK 412 : Phần chênh lệch tăng nguyên giá Tài sản cố định hữu hình giảm do nhượng bán thanh lý (chính là hoạt động bất thường): Xoá sổ tài sản cố định Nợ TK 214 : Ghi giảm giá trị đã hao mòn Nợ TK 821 : Giá trị còn lại Có TK 211 : Nguyên giá Phản ánh số thu về thanh lý hoặc nhượng bán Nợ TK 152.7 : Nếu nhập kho phế liệu Nợ TK 111,112,131 : Số tiền thanh lý, nhượng bán Có TK 721 : Số tiền thu (không thuế) Có TK 333.1 : Thuế GTGT đầu ra (nếu có) Phản ánh chi phí khác chi ra cho thanh lý nhượng bán Nợ TK 821 : Số tiền Có TK 111,112 : Số tiền Tài sản cố định hữu hình giảm do mang đi góp vốn liên doanh liên kết với đơn vị khác: Nợ TK 214 : Giá trị hao mòn (nếu có) Nợ TK 128,222 : Giá trị góp vốn được chấp thuận(số còn lại ghi vào TK412) Nợ/ Có TK 412 : Phần chênh lệch Có TK 211 : Theo nguyên giá Tài sản cố định hữu hình giảm do chuyển thành công cụ, dụng cụ: Tài sản cố định còn mới: Nợ TK 153 : Nguyên giá Có TK 211 : Nguyên giá Tài sản cố định đã sử dụng: Nợ TK 214 : Giá trị đã hao mòn Nợ TK 627,641,642 : Giá trị còn lại (nếu có) Nợ TK 142.1 : Giá trị còn lại (nếu lớn) Có TK 211 : Nguyên giá Kế toán kết chuyển nguồn vốn cố định thành nguồn vốn lưu động: Nợ TK 711.1 : Giá trị còn lại Có TK 411.2 : Giá trị còn lại Tài sản cố định hữu hình giảm do nhà nước điều chỉnh giảm nguyên giá: Nợ TK 412 : Phần chênh lệch giảm nguyên giá Có TK 211 : Phần chênh lệch giảm nguyên giá Tài sản cố định hữu hình giảm do chuyển cho đơn vị khác, do theo cấp trên: Chuyển mới Nợ TK 411 : Nguyên giá Có TK 211 : Nguyên giá Chuyển tài sản cố định dã sử dụng: Nợ TK 214 : Giá trị đã hao mòn Nợ TK 411 : Giá trị còn lại Nợ TK 211 : Nguyên giá 4. Phân tích chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình: Chỉ tiêu về cơ cấu đầu tư tài sản cố định hữu hình: TSCĐ đã và đang được đầu tư Tỷ suất đầu tư = ---------------------------------------- Tổng số tài sản Chỉ tiêu đánh giá tài sản cố định Tổng doanh thu thuần Sức sản xuất của TSCĐ = --------------------------------------- Nguyên giá bình quân TSCĐ Lợi nhuận thuần Sức sinh lợi của TSCĐ = --------------------------------------- Nguyên giá bình quân TSCĐ Nguyên giá bình quân TSCĐ Tỷ suất hao phí TSCĐ = --------------------------------------------- Doanh thu(Lợi nhuận) Nguyên giá TSCĐ (đầu năm + cuối năm) Nguyên giá bình quân TSCĐ = ------------------------------------------------- Đánh giá TSCĐ đầu năm Phần 2 Thực trạng việc hạch toán và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại 1. Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển của công ty ảnh hưởng tới việc hạch toán và hiệu quả sử dụng tài sản cố định hữu hình 1.1 Sự hình thành và phát triển của công ty Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu là một doanh nghiệp nhà nước có tư cách pháp nhân, hạch toán kế toán độc lập được nhà nước giao vốn, đất đai và các nguồn lực khác. Doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ với nhà nước, tự chịu trách nhiệm về hoạt đoọng kinh doanh trong phạm vi số vốn nhà nước cấp. Tên công ty: Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại: Tiền thân của công ty là cơ sở tăng gia của Bộ Ngoại thương. Bằng quyết định 778/KTĐN/TCCB ngày25/11/1989, xí nghiệp gia công hàng xuất khẩu ra đời. Theo nghị định số 448 TM?TCCB ngày 23/4/1993 của Bộ Thương mại, đổi tên thành Công ty sản xuất gia công hàng xuất khẩu và nay là Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại. Tên giao dịch quốc tế: IMPORT EXPORT- PRODUCTION AND TRADING CORPORATION (PRO SIMEX) Trụ sở chính: Khương Đình- Thanh Xuân- Hà Nội. Vốn điều lệ ban đầu: 5.135.000.000 đồng Trong đó: - Vốn cố định : 951.000.000 đồng -Vốn lưu động : 4.184.000.000 đồng - Chức năng hoạt động của công ty là xuất nhậpp khẩu trực tiếp và sản xuất gia công hàng xuất khẩu, kinh doanh kho ngoại quan, liên doanh với nước ngoài về gia công, xuất khẩu lao động và dịch vụ du lịch nằm khai thác và kinh doanh nguồn hàng xuất khẩu tăng thu ngoại tệ cho nhà nước, tăng cường phát triển qui mô của công ty. 2.2 Đặc điểm tổ chức bộ máy kinh doanh Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại thực hiện chế độ quản lý một thị trường trên cơ sở thực hiện quyền làm chủ của tập thể người lao động. Sơ đồ bộ máy tổ chức Giám đốc Phó giám đốc kinh doanh Phó giám đốc sản xuất Chi nhánh Quảng Ninh Ban xuất khẩu lao động Phòng tổ chức hành chính Xí nghiệp2 Phòng XNK2 Tổ dv XK Đảng, đoàn thể Chi nhánh TP HCM Phòng nghiêp vụ tổng hợp VP tại Hoa Kỳ VP CH LB Nga Phòng tài chính kế toán Phòng XNK 1 Phòng XNK 3 Phòng XNK 4 Phòng XNK 5 Chi nhánh Hải Phòng Liên doanh Han tex 3. Đặc điểm bộ máy quản lý tài chính Tình hình tổ chức công tác kế toán: Xuất phát từ đặc diểm kinh doanh, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại đã tiến hành tổ chức thực hiên công tác kế toán tại công ty theo hình thức tập trung. Sơ đồ mô hình tổ chức bộ máy kế toán của công ty Kế toán trưởng Kgikkkkkk Kế toán công nợ, nguồn vốn Kế toán NH, thuế Kế toán hàng tồn kho và chi phí Thủ quỹ Kế toán tiền lương BHXH Kế toán NH và thanh toán tiền lương Hình thức ghi sổ kế toán: Để phù hợp với qui mô, trình độ quản lý và yêu cầu của công tác kế toán, Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại đã áp dụng hình thức nhật ký chứng từ để ghi sổ kế toán. Chứng từ gốc và các bảng phân bổ Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Bảng kê Sổ cái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Đối chiếu kiểm tra Ghi hằng ngày Ghi định kỳ 3. Tình hình thực tế về tổ chức hạch toán TSCĐ ở Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại 3.1 Đặc điểm TSCĐ hữu hình của công ty TSCĐ hữu hình của Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại có rất nhiều loại và đa dạng: nhà xưởng, trang thiết bị máy móc, liên doanh… Tính đến ngày 1/1/2001: - Nguyên giá : 7.557.210.892 - Giá trị còn lại : 6.722.485.040 TSCĐ của công ty chủ yếu là nhà xưởng, một số máy móc như máy may nhập từ Đức và Nhật, đưa vào sử dụng đã lâu nên có phần lạc hậu cũ kỹ. Trong những năm gần đây TSCĐ của công ty đã được đầu tư, đổi mới chủ yếu là vốn vay ngân hàng hoặc thuê của đối tượng khác. Tài sản cố định của công ty được phân loại theo nguồn hình thành và phân loại theo công dụng và tình hình sử dụng. 3.2 Đánh giá tài sản cố định: Việc tính giá tài sản cố định được thực hiện theo công thức: Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Các chi phí khác có liên quan Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị khấu hao Toàn bộ tài sản cố định của công ty được theo dõi chặt chẽ trên 3 loại giá là: Nguyên giá, giá trị hao mòn, giá trị còn lại. 3.3 Hạch toán và tổ chức hạch toán biến động tài sản cố định Để đạt được kết quả cao trong mục tiêu kinh doanh công ty phải thực hiện tốt công tác kế toán như sau: - Thực hiện ghi chép, phản ánh chính xác, kịp thời, liên tục có hệ thống tình hình biến động của tài sản cố định. - Thông qua việc theo dõi, phản ánh, xử lý các thông tin, kế toán sẽ giúp cho ban lãnh đạo đưa ra quyết định chính xác trong việc đầu tư, sửa chữa tài sản cố định. Chứng từ kế toán: Việc quản lý và hạch toán luôn dựa trên hệ thống chứng từ gốc chứng minh cho tính hợp pháp của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Trường hợp tài sản cố định tăng: Xuất phát từ nhu cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, công ty lên kế hoạch mua sắm tài sản cố định cho mỗi năm. Khi kế hoạch được duyệt, công ty ký hợp đồng mua tài sản cố định với nhà cung cấp. Sau đó căn cứ vào hợp đồng, kế toán làm thủ tục cho cán bộ vật tư đi mua. Khi hợp đồng mua bán hoàn thành, hai bên sẽ thanh lý hợp đồng và quyết toán, thanh toán đoòng thời làm thủ tục kế toán tăng tài sản cố định. VD: Ngày 16/ 4/ 2001, công ty mua 1 máy điều hoà không khí trị giá 15.000.000 bằng vốn tự có và trả bằng tiền mặt. Sau khi làm thủ tục nhập kho và trả tiền kế toán ghi: Nợ TK 211 : 13.500.000 Nợ TK 133 : 1.500.000 Có TK 111 : 15.000.000 Trường hợp tài sản cố định giảm: Khi muốn thanh lý tài sản cố định, kế toán theo dõi tài sản cố định phải lập tờ trình xin thanh lý. Sau khi tờ trình được duyệt, công ty lạp Hội đồng thanh lý để xem xét đánh giá thực trạng giá trị còn lại của tài sản, từ đó xác định giá trị thu hồi,xác định dự trù chi phí để thanh lý. Để tiến hành nhượng bán thì công ty và bên mua phải lập một hợp đồng kinh tế. Bên mua giao tiền, kế toán công ty lập phiếu thu và bênn mua lúc đó được phếp đưa tài sản ra khỏi công ty. VD: Ngày 6/ 11/ 2000 công ty thanh lý 1 máy dập đinh cho công ty Hương Thuỷ. Sau khi làm các thủ tục về thanh lý tài sản cố định và hợp đồng được hoàn tất. Nguyên giá của máy là 80 triệu đồng, giá trị hao mòn là75 triệu đồng, chi phí thanh lý bằng tiền mặt 1.1 triệu đồng. Giá thanh lý là 11 triệu bằng tiền mặt. Kế toán ghi: Xoá sổ TSCĐ (máy đinh) Nợ TK 214 : 75.000.000 Nợ TK 821 : 5.000.000 Có TK 211 : 80.000.000 Chi phí thanh lý kế toán ghi: Nợ TK 821 : 1.000.000 Nợ TK 133 : 100.000 Có TK 111 : 1.100.000 Thu hồi giá trị thanh lý Nợ TK 111 : 11.000.000 Có TK 721 : 10.000.000 Có TK 333.1: 1.000.000 Tổ chức hạch toán trên sổ chi tiết, sổ tổng hợp; Trường hợp tài sản cố định tăng: Căn cứ vào chứng từ, kế toán công ty mở sổ đăng ký tài sản cố định và theo dõi như sau: Sổ đăng ký TSCĐ Năm 2001 Bộ phận sử dụng : PhòngXNK.1 TT Tên TSCĐ Nước sx Nguyên giá Năm đưa vào sx Số năm khấuhao Số khấu hao/ năm Ghi chú 15 Máy điều hoà không khí Nhật 15.000.000 2000 5 3.000.000 Sổ chi tiết TSCĐ Năm 2001 TT Chứng từ Tên TSCĐ Nước sx Nơi sử dụng Nguyên giá Số khấu hao/ năm Nguồn hình thành Ghi chú SH Ngày tháng PC 234 16/4 Máy điều hoà không khí Nhật Phòng XNK1 15.000.000 3.000.000 Tự có Căn cứ vào chứng từ gốc, kế toán tổng hợp ghi vào sổ nhật ký chứng từ liên quan 1, 2, 5, 7, 10. Cuối tháng khoá sổ cộng số liệu, trên các nhật ký chứng từ kế toán đối chiếu với các sổ chi tiết và lấy số liệu tổng cộng của các chứng từ ghi trực tiếp vào sổ cái TK 211. Trường hợp TSCĐ giảm: Kế toán chi tiết xoá tên TSCĐ ở trên sổ đăng ký TàI SảN Cẩ địNH, sổ chi tiết TSCĐ, kế toán tổng hợp ghi sổ nhật ký chứng từ số 9: Nhật ký chứng từ số 9 Ghi có tk 211- tscđ hữu hình Tháng 12… 2000 TT Chứng từ Diễn giải Ghi có TK 211, ghi nợ các TK SH Ngày 214 821 … Cộng có TK211 01 12 6/11 Thanh lý máy đinh 75.000.000 5.000.000 80.000.000 Cuối tháng 12/ 2000, từ nhật ký chứng từ số 9, kế toán tổng hợp ghi vào sổ cái TK 211. Mọi trường hợp tăng giảm TSCĐ đều được hạch toán theo sơ đồ sau: Quy trình hạch toán TSCĐ tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại Sổ chi tiết TSCĐ Sổ đăng ký TSCĐ Chứng từ hạch toán TSCĐ Bảng tổng hợp tăng giảm TSCĐ NKCT liên quan số1, 2,5,7, 10 Báo cáo Sổ cái TK 211 NKCT số 9 4. Hạch toán khấu hao tài sản cố định hữu hình Việc tính khấu hao cơ bản căn cứ vào nguyên giá tài sản cố định và tỷ lệ khấu hao theo quyết định số 1062 (14/ 11/ 1997 của Bộ Tài chính). Đầu năm, căn cứ vào những tài sản hiện có của công ty, kế toán tính khấu hao cho 1 năm. Dựa vào mức khấu hao này, ta có mức khấu hao bình quân từ tháng 1 đến tháng 12. Sau đó lập bảng tính khấu hao. S (Mức giá TSCĐ x % khấu hao) Mức khấu hao bình quân = --------------------------------------- 12 Kế toán phải xác định địa điểm sử dụng TSCĐ để phân bổ chi phí khấu hao. Tài khoản tính khấu hao tài sản cố định hữu hình: Nợ TK 627 (KHTSCĐ của phân xưởng sản xuất) Nợ TK 641 (KHTSCĐ của bộ phận bán hàng) Nợ TK 642 (KHTSCĐ của bộ phận quản lý doanh nghiệp) Có TK 214 Đồng thời ghi Nợ TK 009 Kết cấu TK 009 + Dư đầu kỳ: Nguồn vốn khấu hao hiện có đầu kỳ + Bên nợ : Nguồn vốn tăng trong kỳ + Bên có : Nguồn vốn giảm trong kỳ + Dư nợ : Nguồn vốn khấu hao hiện có trong kỳ Cuối năm căn cứ vào bảng kê tăng, giảm TSCĐ kế toán tính mức khấu hao thực tế trong năm. - Mức khấu hao = S Mức khấu hao + Khấu hao tăng - Khấu hao giảm thực tế năm trước trong kỳ trong kỳ Tiếp theo kế toán điều chỉnh mức khấu hao cho tháng 12. - Mức khấu hao điều chỉnh = Mức khấu hao thực tế - S mức khấu hao từ của tháng 12 tháng 1 đến 12(dự tính) VD: Tại phân xưởng may xuất khẩu, kế toán tính tổng mức khấu hao cho cả năm 200 là: 72.000.000. Từ bảng kê TSCĐ ở phân xưởng may thì số khấu hao năm 2000 là: 42.096.000. Vậy mức khấu hao thực tế của năm 2000 là: 72.000.000 + 42.096.000 – 24.582.000 = 89.514.000 Mức khấu hao điều chỉnh cho tháng 12 là: 89.514.000 – 72.000.000 = 17.514.000 Bảng khấu hao cơ bản năm 2000 của phân xưởng may: Tháng 1 Tháng 2 Tháng 3 .…. Tháng 12 6.000.000 6.000.000 6.000.000 23.514.000 Tổng hợp trích khấu hao của toàn công ty: Việc trích khấu hao cho các đơn vị sử dụng TSCĐ khác được tiến hành tương tự như đối với phân xưởng may. Bảng khấu hao cơ bản năm 2000 cho toàn bộ các đơn vị trong Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu như sau: Bảng khấu hao cơ bản năm 2000 TT Đơn vị sử dụng Tháng 1 Tháng 2 ….. Tháng 11 Tháng 12 1 2 3 4 PX May PX ////// Phòng XNK 1 Phòng XNK 2 6.000.000 3.000.000 1.500.000 700.000 6.000.000 3.000.000 1.500.000 700.000 6.000.000 3.000.000 1.500.000 700.000 23.514.000 4.125.000 5.343.000 867.000 Tổng 11.200.000 11.200.000 11.200.000 33.849.000 Bảng kê số 4 Tháng 12- 2000 Đơn vị tính: 1.000.000 TT Các TK ghi có Các TK ghi nợ 214 Các TK phản ánh các NKCT khác Tổng chi phí tiền tệ trong tháng NKCT số 1 NKCT số 2 ….. 1 TK 627 27.639.000 Cộng 27.639.000 .….. ……. Bảng kê số 5 Tháng 12- 2000 Đơn vị tính: 1000 TT Các TK ghi có Các TK ghi nợ 214 Các TK phản ánh các NKCT khác Tổng chi phí tiền tệ trong tháng NKCT số 1 NKCT số 2 ….. 1 TK 642 6.210.000 Cộng 6.210.000 .….. ……. Nhật ký chứng từ số 7 Tháng 12-2000 TT Các TK ghi có Các TK ghi nợ 214 Các TK phản ánh các NKCT khác Tổng chi phí tiền tệ trong tháng NKCT số 1 NKCT số 2 ….. 1 TK 642 6.210.000 2 TK 627 27.639.000 Cộng 33.849.000 5. Phân tích, đánh giá chỉ tiêu hiệu quả sử dụng TSCĐ ở Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại 5.1 Cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ Một TSCĐ có thể bổ sung bởi nhiều nguồn vốn như nguồn ngân sách cấp, nguồn vốn tự bổ sung, nguồn vốn vay. Sau đây là bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn hình thành TSCĐ của công ty . Cơ cấu nguồn hình thành TSCĐ tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại Chỉ tiêu 2000 2001 TSCĐ % TSCĐ % Tổng: 7.300.223.500 100 9.988.170.500 100 Ngân sách 751.734.000 10,3 892.757.000 8,94 Tự bổ sung 1.231.804.000 16,9 1.232.757.000 12,33 Nguồn vốn vay 5.316.685.000 72,8 7.863.608.500 78,73 Qua bảng cơ cấu trên ta thấy nguồn hình thành TSCĐ của công ty chủ yếu là nguồn vốn vay. Năm 2001 công ty đã vay rất nhiều để đầu tư máy móc thiết bị phục vụ cho sản xuất. 5.2 Tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại Cơ cấu sử dụng TSCĐ: Bảng cơ cấu tình hình sử dụng TSCĐ tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại Tài sản Nguyên giá Giá tri còn lại Tỷ lệ TSCĐ đang dùng 9.988.170.500 8.726.052.000 83,44 TSCĐ chờ thanh lý 2.733.807.000 1.732.333.000 16,5 Cộng 10.458.385.000 Tỷ lệ TSCĐ đang dùng trong các hoạt động sản xuất kinh doanh càng cao càng tốt, do vậy con số 100% là mức phấn đấu của doanh nghiệp. Tỷ lệ này thể hiện khả năng sử dụng tối đa TSCĐ vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, nếu thấy TSCĐ không có hiệu quả thì nên xin thanh lý để thu hồi vốn cho hoạt động sản xuất. Doanh nghiệp cần nhanh chóng đưa lượng TSCĐ chờ để thanh lý, thu hồi vốn để đầu tư TSCĐ mới. Chỉ tiêu về tình hình sử dụng tài sản: Trên cơ sở số liệu kế toán thống kê của công ty năm 1999, 2000 có bảng phân tích như sau: Chỉ tiêu sử dụng TSCĐ tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại TT Chỉ tiêu 1999 2000 Chênh lệch 1 Nguyên giá TSCĐ 5.127.086.000 7300.223.500 2.173.137.500 2 Số lao động bình quân 245 265 20 3 Mức trang bị TSCĐ 10.463.000 13.774.000 3.311.000 4 Giá trị hao mòn của TSCĐ .882.596.500 1.262.118.000 379.521.500 5 Hệ số hao mòn 0,172 0,173 6 Giá trị TSCĐ còn sử dụng được 4.244.489.500 6.038.105.500 7 Hệ số còn sử dụng 0,83 0,83 8 TSCĐ mới đưa vào hoạt động 1.325.071.500 2.156.098.000 9 Hệ số đổi mới 0,26 0,3 Qua bảng phân tích trên ta thấy tình hình trang bị TSCĐ của công ty có chiều hướng tốt, thể hiện qua các chỉ tiêu: + Nguyên giá TSCĐ năm 2000 tăng 2.173.137.000 so với năm 1999. Doanh nghiệp đã tăng dược năng lực sản xuất của mình. + Mức trang bị TSCĐ cho 1 lao động năm 2000 tăng so với năm 1999 chứng tỏ máy móc được trang bị ngày càng nhiều. + Hệ số hao mòn năm 1999 thấp hơ năm 2000 chứng tỏ máy móc được sử dụng ngày càng nhiều vào hoạt động sản xuất kinh doanh. + Hệ số đổi mới ngày càng cao chứng tỏ công ty đã đầu tư TSCĐ có xu hướng tăng. Tóm lại, trong những năm qua công ty đã tích cực đổi mới, trang bị máy móc để duy trì và nâng cao năng suất. Để rõ hơn chúng ta phân tích hiệu quả sử dụng TSCDD của doanh nghiệp. 5.3 Hiệu quả sử dụng TSCĐ Tài sản cố định trong tổng số vốn kinh doanh của công ty chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng nó cũng ảnh hưởng không lớn đến hiệu qủa sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Hiệu quả sử dụng TSCĐ dược biểu hiện thông qua hệ số phục vụ và hệ số sinh lời của TSCĐ. Bảng hệ số phục vụ của TSCĐ TT Chỉ tiêu Năm 1999 Năm 2000 So sánh Số tiền % 1 Tổng doanh thu(M) 115.728.984.000 195.831.188.000 80.102.204.000 69,2 2 Tổng lơi nhuận trước thuế(ế) 202.865.000 267.297.500 64.432.500 31,76 3 NguyêngiáTSCĐ(NG) 5.127.086.000 7.300.223.500 2.173.137.500 42,38 4 Giá trị còn lại(G) 4.244.489.500 6.038.105.500 1.793.616.000 42,25 5 Hệ số phục vụ: M/ NG 22,57 26,82 4,25 18,83 M/ G 27,26 32,43 5,17 18,96 6 Hệ số sinh lời ế/ NG 0,04 0,037 -0,003 -7,5 ế/ G 0,048 0,044 -0,004 -8,3 Qua bảng phân tích trên ta thấy nguyên giá TSCĐ năm 2000 là 42,38 % tương ứng với số tiền là: 2.173.137.500 đồng. Hiệu quả sử dụng TSCĐ năm 2000 tăng so với năm 1999 nhưng hệ số sinh lời giảm hơn so với năm 1999. Phần 3 phương hướng hoàn thiện hạch toán và nâng cao hiệu quả sử dụng TSCđ tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại 1. Đánh giá thực trạng công tác quản lý và hạch toán tài sản cố định tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại 1.1 Những ưu điểm nổi bật trong quản lý và hạch toán tài sản cố định: a) Tổ chức bộ máy kế toán phù hợp với thực tế sản xuất kinh doanh của công ty: một người kiêm một số công việc phù hợp với yêu cầu và khả năng trình độ đẳm bảo sự bổ sung, hỗ trợ cho nhau như kế toán tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, kiêm cán bộ ngân hàng. Cán bộ phòng kế toán của công ty đảm bảo 100% có trình độ Đại học, nên việc bố trí và phân công công việc có nhiều điều kiện thuận lợi và trình độ đồng đều. - Sổ sách kế toán tổng hợp đã thực hiện theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Các bảng kê và nhật ký chứng từ đều lấy nguyên mẫu quy định, kế toán viên ghi đúng theo mẫu quy định. - Hệ thống tài sản cố định tập trung đã giúp công ty quản lý được tương đối tốt lượng tài sản cố định. Từ giám đốc đến kế toán, từ đốc công đến công nhân đều có mối quan hệ chặt chẽ trong vấn đề quản lý, sử dụng. Từng người có trách nhiệm riêng đồng thời chịu trách nhiệm chung đối với tập thể. - Để tồn tại và phát triển được, yếu tố quyết định là chất lượng sản phẩm xuất khẩu tốt tạo được uy tín trong khách hàng thì lợi nhuận sẽ tăng. Đây là mục đích cuối cùng của công ty. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên trong những năm qua và đặc biêt là năm 2000. Công ty đã mạnh dạn vay vốn để đầu tư, đổi mới trang thiết bị máy móc hiện đại. Công ty đád cach phân loại tài sản cố định theo nguòon hình thành và theo tình hình sử dụng phù hợp với yêu cầu quản lý kinh tế của mình, đáp ứng yêu cầu của kế toán. Hạch toán các nghiêp vụ: - Về cơ bản kế toán tài sản cố định đã theo dõi được tình hình tăng giảm, khấu hao theo đúng quy định đảm bảo việc phản ánh đúng nguyên giátài sản cố định hiện có cũng như mức trích khấu hao. - Các bước trong quá trình hạch toán đã tuân thủ theo quy định của Bộ Tài chính: các công văn, giấy tờ, văn bản, biên bản trong hồ sơ của tài sản cố định tại công ty rất rõ ràng hợp lý theo quy định của Bộ Tài chính bân hành. Phần hạch toán chi tiết tài sản cố định qua hệ thống sổ sách phù hợp với yêu cầu quản lý tài sản cố định. - Như trên đã phân tích, kế toán của công ty đã sử dụng một ssố liệu của năm trước để tính mức khấu hao trung bình cho từng tháng ngay từ đầu năm. Mức khấu hao này không thay đổi cho đến khi được điều chỉnh vào cuối niên đọ kế toán để phù hợp với tình hình tăng giảm tài sản cố định thực tế trong năm. Việc làm này đã tiết kiệm được thời gian và đảm bảo cung cấp ssố liệu tương đối chính xác cho quản lý. Phương pháp này phù hợp với tình hình hoạt đoọng sản xuất kinh doanh của công ty. 1.2. Những tồn tại chủ yếu trong quản lý và tổ chức hạch toán tài sản cố định tại Công ty sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu- Bộ Thương mại: Về xác định đối tượng ghi tài sản cố định hữu hình: Về xác định đối tượng ghi tài sản cố định hữu hình trong công ty còn phức tạp. Với quy mô hoạt động của công ty lớn, nhiều bộ phận nên nhiều lúc việc tự động thuyên chuyển tài sản cố định ở các bọ phận đã làm cho kế toán không kịp theo dõi để gh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docK1171.doc
Tài liệu liên quan