PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 phạm vi nghiên cứu 3
PHẦN II : TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Những vấn đề chung về hạch toán kế toán xác định kết quả kinh doanh của công ty. 4
2.1.1 Những khái niệm. 4
2.1.2 Đặc điểm- vai trò của hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 4
2.1.3 Các nguyên tắc xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty. 5
2.2 Khái niệm, kết cấu và nội dung phản ánh của các tài khoản xác định kết quả sản xuất kinh doanh . 6
2.2.1 Tổng hợp các khoản chi. 6
2.2.2 Tổng hợp các khoản giảm trừ. 10
2.2.3 Tổng hợp các khoản thu. 14
2.2.4 Các chỉ tiêu xác định kết quả kinh doanh. 16
2.3 Tổng hợp kết quả hạch toán-TK 911 16
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
3.1 đặc điểm địa bàn nghiên cứu. 19
3.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến. 19
3.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của công ty. 20
3.1.3 Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty. 21
3.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý của công ty. 21
3.1.5 Tổ chức công tác kế toán tại công ty. 22
3.1.6 Điều kiện kinh tế của công ty. 24
3.2 Phương pháp nghiên cứu. 31
3.2.1 Phương pháp chung. 31
3.2.2 Phương pháp cụ thể. 31
PHẦN VI: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 1999. 33
4.2 Hạch toán các khoản chi . 34
4.2.1 Hạch toán giá vốn hàng bán. 34
4.2.2 Hạch toán chi phí bán hàng 37
4.2.3 Hạch toán chi phí quản lý. 39
4.2.4 Hạch toán các loại chi phí khác. 41
4.3 Hạch toán các khoản mục giảm trừ. 43
4.3.1 Hạch toán hàng bán bị trả lại 44
4.3.2.Hạch toán giảm giá hàng bán. 45
4.3.3 Hạch toán thuế xuất khẩu(XK), thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB). 47
4.4 Hạch toán các khoản thu 50
4.4.1 Hạch toán doanh thu bán hàng 50
4.4.2 Hạch toán các thu nhập khác. 54
4.5 Kế toán tổng hợp xác định kết quả kinh doanh . 57
4.6 Những tồn tại và một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế, nâng cao kết quả kinh doanh của Công ty. 65
4.6.1: Một số định hướng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của Công ty. 65
4.6.2 Một số tồn tại và giải pháp trong qúa trình hạch toán xác định 68
kết quả sản xuất kinh doanh tại Công ty: 68
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận 71
5.2: Kiến nghị 73
79 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1149 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hạch toán xác định kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nội dung của đề tài, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau.
3.2.1 Phương pháp chung.
Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để xem xét, phân tích các vấn đề một cách khoa học và khách quan.
*Phương pháp duy vật biện chứng.
Là phương pháp nghiên cứu đánh giá sự vật hiện tượng kinh tế xã hội trên cơ sở nhìn nhận, xem xét mọi vấn đề trong mối quan hệ hữu cơ gắn bó và ràng buộc lẫn nhau trong quá trình tồn tại và phát triển, phương pháp này tạo khả năng hạch toán kế toán, xây dựng phương pháp thu thập, xử lý thông tin ban đầu. Tạo cho hạch toán kế toán có cơ sở để giải quyết nhiệm vụ của hạch toán kế toán.
ở đề tài nghiên cứu, chúng tôi đánh giá và xem xét mối quan hệ ràng buộc của các khoản thu - chi - giảm trừ với kết quả kinh doanh cuối cùng của Công ty.
* Phương pháp duy vật lịch sử.
Là phương pháp quan trọng khi nghiên cứu và đánh giá sự vật hiện tượng, phải coi trọng các quan điểm lịch sử, các sự vật tương đồng đã xảy ra trước đó. ở đề tài nghiên cứu chúng tôi đã sử dụng các tài liệu kinh tế kế toán đã có trước đây và hiện tại.
3.2.2 Phương pháp cụ thể.
3.2.2.1 Phương pháp thống kê kinh tế.
* Thu thập số liệu: Từ nguồn số liệu sơ cấp ( điều tra tại Công ty ) và nguồn số liệu thứ cấp( sẵn có tại sổ sách kế toán ) của Công ty.
* Xử lý số liệu: Xử lý bằng máy vi tính và máy tính cá nhân.
3.2.2.2 Phương pháp hạch toán kế toán .
Thông qua các phương pháp chuyên môn của kế toán, từ việc lập chứng từ, ghi chép sổ sách kế toán đến các báo cáo tài chính đã tạo ra nguồn số liệu tin cậy để tiến hành hạch toán kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty .
3.2.2.3 Phương pháp chuyên gia.
Đề tài đã tiến hành tham khảo ý kiến của các cán bộ khoa học kỹ thuật của Công ty, đặc biệt là phòng kế toán tài vụ, ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Kinh tế và PTNT Trường Đại học Nông nghiệp I- Hà Nội về nội dung có liên quan.
Phần VI: kết quả nghiên cứu và thảo luận
Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến là một Công ty vừa sản xuất vừa kinh doanh(sản xuất là chủ yếu). Mặt hàng chủ yếu của Công ty là nấm, măng, giống tre... nhằm mục đích phục vụ cho đời sống con người và mang lại lợi nhuận cho Công ty . Để hạch toán xác định kết quả , kế toán cần phải thực hiện ghi chép, phản ánh kịp thời, chính xác toàn bộ những chi phí phát sinh, cung cấp toàn bộ số liệu để phục vụ cho việc kiểm tra, phân tích tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty .
Để hạch toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty, kế toán sử dụng những tài khoản sau:
TK632 - Giá vốn hàng bán
TK641 - Chi phí bán hàng
TK 642 - Chi phí quản lý
TK811 - Chi phí hoạt động tài chính
TK821 - Chi phí hoạt động bất thường
TK511 - Doanh thu bán hàng
TK711 - Thu nhập hoạt động tài chính
TK721 - Thu nhập hoạt động bất thường
TK421 - Lãi chưa phân phối
Trong quá trình tiêu thụ hàng hoá có nhiều trường hợp làm giảm doanh thu bán hàng. Vì vậy, kế toán sử dụng 3 tài khoản sau:
TK531 - Hàng hoá bị trả lại
TK532 - Giảm giá bán hàng
TK333 - Thuế và các khoản phải nộp NSNN
Muốn xác định được kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty năm 1999, trước hết ta nghiên cứu sơ qua về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty trong năm qua.
4.1 tình hình tiêu thụ sản phẩm của Công ty năm 1999.
Trong những năm gần đây, tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của Công ty đã có những biến chuyển rõ rệt (cả về số lượng lẫn chất lượng). Đặc biệt là năm 1999, năm 1999 Công ty đã ngừng sản xuất một số mặt hàng không được thị trường chấp nhận, tập trung nâng cao chất lượng một số mặt hàng truyền thống của Công ty mà mặt hàng đó hiện nay đang được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường. Có thể nói, Công ty đã và đang sản xuất mặt hàng thị trường cần chứ không sản xuất và tiêu thụ mặt hàng Công ty có. Do đó, các mặt hàng chủ yếu của Công ty năm1999 là nấm muối, măng, giống tre...
Biểu5: Các mặt hàng đã tiêu thụ của Công ty năm 1999
Các mặt hàng chủ yếu
ĐVT
Số lượng đã tiêu thụ
Doanh thu (1000đ)
Giá vốn (1000đ)
Lãi gộp (1000đ)
1. Nấm muối các loại
Tấn
710,5
10.385.378
8.308.302,4
2.077.075,6
2. Nấm hộp
Tấn
134,5
3.426.253
2.741.002,4
685.250,6
3. Măng hộp
Tấn
194,2
2.728.510
2.382.808,0
354.702,0
4. Giống tre tiền trúc
Cây
169.000
1.774.500
1.419.600,0
354.900,0
5. Kinh doanh khác
--
193.809
161.312,2
32.496,8
Tổng
18.508.450
15.013.025
3.495.425,0
Hàng năm, Công ty đã sản xuất và tung ra thị trường với khối lượng hàng hoá khá lớn(năm sau nhiều hơn năm trước) cụ thể: Năm 1999, nấm muối các loại được tiêu thụ với số lượng là 710,5 tấn/năm. Đây là mặt hàng mang về cho Công ty với lợi nhuận khá lớn 2.077.075,6 nghìn đồng chiếm 59,43% so với tổng số lợi nhuận đạt được, tuy nhiên các mặt hàng khác cũng đạt được một số thành tựu đáng kể như nấm hộp đạt 19,60%, măng hộp đạt 9,90%, giống tre đạt 12,34% so với tổng số lợi nhuận Công ty đã đạt được đối với việc tiêu thụ của các mặt hàng này. Ngoài ra, cuối năm Công ty còn sản xuất và kinh doanh một số mặt hàng như: Bia, nước giải khát có ga, bánh kẹo.. . để phục vụ các dịp lễ, tết cổ truyền của dân tộc. Với số lượng hàng hoá đã tiêu thụ được trong năm 1999 đã đem lại lợi nhuận đáng kể cho Công ty(3.495.425 nghìn đồng). Số lãi này phần nào đã hoàn thiện được đời sống CBCNV trong Công ty và giúp cho Công ty ngày càng hoàn thiện, phát triển và là một trong những Công ty có chỗ đứng vững trong thị trường hàng hoá hiện nay.
4.2 Hạch toán các khoản chi .
4.2.1 Hạch toán giá vốn hàng bán.
Tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, giá vốn hàng bán được hạch toán trên TK 632"Giá vốn hàng bán". " Giá vốn hàng bán" được kế toán Công ty hạch toán theo phương pháp kê khai thường xuyên. Căn cứ vào lượng nông, lâm xuất- nhập- tồn và các hoá đơn do bên bán cung cấp, kế toán của Công ty tính "giá vốn hàng bán" theo phương pháp số bình quân như sau:
Giá vốn = Đơn giá bình quân x Số lượng bán ra trong kỳ
Trong đó:
Đơn giá bình quân =
Giá trị tồn đầu kỳ+ giá trị mua trong kỳ
Số lượng tồn đầu kỳ+ Số lượng mua trong kỳ
Dựa vào các hoá đơn mua hàng và lượng nông lâm xuất-nhập-tồn kho trong kỳ của Công ty . Kế toán mở sổ chi tiết TK 156, TK 136, TK 334 để theo dõi qúa trình hạch toán của Công ty .
Trong năm qua (1999), Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hoá như: Mua nguyên vật liệu(rơm, rạ...) về cấy giống nấm, các loại hộp về đóng sản phẩm, hàng hóa... Những khó khăn này công ty đều khắc phục được, kế hoạch thực hiện (98,9%) tuy có thấp hơn kế hoạch đề ra nhưng cao hơn rất nhiều (111,04%) so với thực hiện cùng kỳ năm 1998. Có được kết quả đó là nhờ vào việc mua bán hàng của công ty thuận lợi hơn rất nhiều lần năm 1998.
Năm 1999, công ty đã bán và xuất khẩu được một khối lượng hàng rất lớn, công ty đã bán và xuất khẩu được một khối lượng hàng rât lớn, công ty đã bán giá ưu đãi nhất trên thị trường nhưng vẫn đảm bảo được lợi nhuận tức là tiêu thụ sao cho trừ đi các khoản chi phí mà vẫn có lợi nhuận.
+ Đối với mặt hàng nấm muối các loại:
Công ty mua các nguyên vật liệu để sản xuất, tính đến khâu cuối cùng là 12.424.500 đồng/ tấn, giá bán ra là 14.617.000 đồng/ tấn. Số lượng muối bán ra trong năm 1999 là 710,5 tấn. Vậy công ty đã thu được một khoản lợi nhuận là 1.55.807 đồng/ năm.
+ Đối với mặt hàng đóng hộp:
Nấm hộp được xuất hiện ở Việt Nam rất ít, mặt hàng này chủ yếu dùng cho việc xuất khẩu. Năm 1999, tính đến khâu cuối cùng của mặt hàng này như sau:
Nấm hộp: Giá vốn: 21.652.900 đồng/ tấn
Giá bán: 25.475.000 đồng/ tấn
Măng hộp: Giá vốn: 11.942.500 đồng/ tấn
Giá bán: 14.050.000 đồng/ tấn
Mặt hàng này đã mang lại cho công ty số tiền là 1.437.152.500 đồng/ năm.
+ Đối với tre giống:
Tre hiện nay là một trong những loại cây xanh đang được ưa chuộng và ưu tiên. Năm 1999, công ty đã tiêu thụ được 169.000 giống tre, với số lượng bán ra công ty đã thu về được 354.900.000 đồng/ năm. Cuối năm, công ty kinh doanh các mặt hàng như: Bia, nước giải khát có ga, bánh, kẹo... mặt hàng kinh doanh này cũng giúp công ty có thêm số vốn: 38.763.400 đồng/ năm.
Căn cứ vào các sổ sách có liên quan, kế toán công ty phản ánh "Giá vốn hàng bán" theo sơ đồ hạch toán sau:
Tổng số cột nợ của TK632 ở sổ chi tiết là 15.013.025.000 đồng, kế toán tổng hợp của công ty kết chuyển sang TK 911 và làm cơ sở để công ty xác định doanh thu thuần, lợi tức thuần năm 1999 và lập lại báo cáo kết quả kinh doanh của công ty năm 1999. Để thấy tổng quát về vấn đề này ta nghiên cứu sơ đồ hạch toán TK 632 và biểu 6.
156
632
911
5.123.810.400
xuất măng, nấm hộp theo hợp đồng ủy thác với các cty bạn
8.308.302.400
Lượng nấm muối tiêu thụ trong năm
1.419.600.000
Số lượng giống tre được tiêu thụ trong năm
161.312.200
Trị giá vốn mặt hàng khác
15.013.025.000
Cuối kỳ kết chuyển "giá vốn hàng bán" sang
TK 911
SPS: 15.013.025.000
15.013.025.000
8.308.302.400
Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 632 "Giá vốn hàng bán"
Từ sổ cái tổng hợp, chúng tôi đã xác định bảng giá vốn hàng bán trong biểu 6 như sau:
Biểu 6: Tổng hợp giá vốn hàng bán
Mặt hàng chủ yếu
Giá trị
(1000 đ)
Cơ cấu
(%)
Các TK đối ứng
TK ghi nợ
TK ghi có
1. Nấm các loại
8.308.302,4
55,34
632
156
2. Nấm hộp
2.741.002,4
18,26
632
156
3. Măng hộp
2.382.808,0
15,87
632
156
4. Giống tre tiền trúc
1.419.600,0
9,46
632
156
5. Kinh doanh khác
161.312,2
1,07
632
156
Cộng
15.013.025
100,00
Qua sơ đồ hạch toán TK 632 và biểu 6 cho ta thấy việc hạch toán giá vốn hàng bán của công ty tương đối chi tiết và chính xác theo từng loại hàng hóa sản xuất kinh doanh. Trong các mặt hàng chủ yếu thì "Nấm muối các loại" có tỷ lệ cao nhất là 8.308.302.400 đồng đạt 55,34% so với tổng giá vốn các mặt hàng tiêu thụ trong năm 1999 của công ty, các mặt hàng còn lại lần lượt chiếm vị trí quan trọng, nấm hộp đạt 18,26 %, măng hộp đạt 15,87%, giống tre đạt 9,46%... tổng giá vốn hàng tiêu thụ trong năm 1999 của công ty. Giá vốn hàng bán là 1 chi tiết rất quan trọng trong việc hạch toán kết quả kinh doanh của công ty mà đã được bộ phận kế toán công ty sử dụng tài khoản hạch toán đúng trong hệ thống kết toán mới được áp dụng trong cả nước, kế toán công ty sử dụng phương pháp kê khai thường xuyên để hạch toán TK 632 (GVHB). Phương pháp này vừa đơn giản và dễ hiểu.
4.2.2 Hạch toán chi phí bán hàng
Trong quá trình tái sản xuất kinh doanh xã hội thì lưu thông hàng hóa là khâu quan trọng và rất cần thiết mà các doanh nghiệp cần phải quan tâm. Nhờ nó mà hàng hóa được đưa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng, từ đó giá trị và giá trị sử dụng của nó mới được thực hiện. Để thực hiện việc tiêu thụ hàng hóa để đáp ứng nhu cầu kinh tế cơ bản thoả mãn nhu cầu tiêu dùng, phục vụ đời sống thì các doanh nghiệp cần phải hao phí một lượng lao động nhất định (bao gồm lao động sống và lao động vật hóa). Những chi phí lao động này dùng vào việc tiêu thụ hàng hóa của doanh nghiệp được biểu hiện bằng tiền của những chi phí đó gọi là chi phí bán hàng.
Trong giai đoạn hiện nay thực hiện cơ chế quản lý kinh tế mới, thì việc hạch toán đúng, đủ, chính xác chi phí bán hàng rất có ý nghĩa trong việc phục vụ yêu cầu quản lý chi phí sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất. Công ty đã sử dụng TK 641 để phản ánh chi phí bán hàng.
Năm 1999, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh về chi phí bán hàng của công ty được tổng hợp là 1.116.000 nghìn đồng.
Trên cơ sở các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại các sổ sách kế toán do kế toán thanh toán chuyển đến, kế toán tổng hợp của công ty tổng hợp TK 641 vào cột ghi nợ TK 641 ở sổ chi tiết TK 641, cuối kỳ vào sổ cái để xác định kết quả kinh doanh của Công ty tại TK 911.
Để thấy tổng hợp và chi tiết hơn về chi phí bán hàng năm 1999 của Công ty, ta nghiên cứu sơ đồ hạch toán TK 641 và Biểu 7:
334
350.120.000
Trả lương cho người bán hàng
338
66.523.000
Trích BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn
214
190.521.000
Trích KHTSCĐ dùng cho bộ phận bán hàng
152
189.763.000
Trị giá vật liệu xuất dùng
qúa trình bán hàng
111
53.821.000
Tổng chi phí bốc xếp hàng hóa, chi bằng tiền khác
112
265.252.000
Số tiền lãi vay ngân hàng,
chi phí vận chuyển hàng hóa
641
41
1.116.000.000
Cuối kỳ kết chuyển chi phí bán hàng sang TK 911
SPS: 1.116.000.000 1.116.000.000
Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 641 "chi phí bán hàng" năm 1999
911
Biểu 7: Tổng hợp chi phí bán hàng năm 1999 của Công ty .
(ĐVT: Nghìn đồng)
Diễn giải
Ghi nợ TK 641
Các TK đối ứng ghi "Có"
334
214
112
338
111
152
1. Trả lương CNVC
350.120
350.120
2. Khấu hao TSCĐ bộ phận
bán hàng
190.521
190.521
3. Trả lãi vay ngân hàng
52.132
52.132
4. BHXH,BHYT và kinh phí công đoàn
66.523
66.523
5. Chi phí vận chuyển hàng hóa
213.120
213.120
6. Chi phí bốc xếp hàng hóa
39.256
39.256
7. Giá trị vật liệu xuất dùng
phục vụ bán hàng
189.763
189.763
8. Chi phí bằng tiền khác
14.565
14.565
Cộng
1.116.000
350.120
190.521
265.252
66.523
53.821
189.763
Qua sơ đồ hạch toánTK 641 và biểu 7 cho ta thấy: Tổng hợp chi phí bán hàng năm 1999 của Công ty được kế toán Công ty hạch toán tương đối đầy đủ, chi tiết và chính xác.
Do kế toán Công ty hạch toán đúng, đủ các khoản chi phí này đã giúp Công ty đã có những phân tích đúng tình hình chi phí kinh doanh của Công ty năm 1999, làm cơ sở trong việc tính toán các chỉ tiêu khi lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty.
4.2.3 Hạch toán chi phí quản lý.
Công ty sử dụng TK 642 - Chi phí quản lý để phản ánh các nghiệp vụ phát sinh liên quan chung đến toàn bộ hoạt động của cả Công ty mà không tách riêng ra được cho bất kỳ một hoạt động nào.
Chi phí quản lý của Công ty bao gồm các khoản trả lương cán bộ quản lý, BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn.. . và các khoản nộp NSNN như thuế đất, thuế môn bài... Để theo dõi và hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, kế toán Công ty sử dụng TK 642( CPQLDN). Như vậy, chi phí quản lý doanh nghiệp của Công ty được theo dõi đúng nội dung phán ánh của TK 642 của bộ tài chính quy định trong hệ thống tài khoản kế toán mới.
Cũng như chi phí bán hàng, TK 642 được kế toán Công ty hạch toán trên căn cứ bảng phân bổ lương cán bộ quản lý và phần tính nộp BHXH, BHYT, kinh phí công đoàn... Kế toán thanh toán của Công ty ghi lập bảng kê số 1 ở cột nợ
TK 111 và ghi cột có TK 334 hoặc TK 338, ghi vào cột nợ TK 642 ở sổ chi tiết TK 642. Sau đó chuyển cho kế toán tổng hợp để cuối kỳ ghi sổ cái, kết chuyển sang bên nợ TK 911(XĐKQKD) làm cơ sở hạch toán lãi - lỗ và lập báo cáo kết quả kinh doanh của Công ty.
Tại Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến, các khoản chi phí quản lý của Công ty phát sinh được kế toán tổng hợp và phản ánh theo sơ đồ hạch toán sau : Sơ đồ hạch toán tổng hợp TK 642 " CPQLDN"
338
136.230.000
Các khoản phải trả, phải nộp khác
SPS: 1.874.120.000 1.874.120.000
142
125.678.000
Kết chuyển chi phí chờ kết chuyển
333
296.829.000
Tổng số thuế phải nộp
111
273.457.000
Các khoản chi công phí, xăng dầu, vé cầu, hội nghị tiếp khách
214
83.833.000
Khấu hao TSCĐ dùng cho bộ phận quản lý
911
1.874.120.000
Cuối kỳ kết chuyển "CPQL" sang TK 911
152.973.000
Trích nộp BHXH cho CBQL Cty 15%, BHYT 2%, kinh phí công đoàn 2% theo tổng quỹ lương
338
805.120.000
Trả lương cán bộ quản lý Cty
334
642
Biểu 8: Tổng hợp chi phí quản lý doanh nghiệp
(ĐVT: Nghìn đồng)
Diễn giải
Ghi nợ TK 642
Các TK đối ứng ghi "Có"
111
334
333
338
214
142
1. Trả lương CBQL Công ty
805.120
805.120
2. Khấu hao TSCĐ bộ phận
quản lý
83.833
83.833
3. BHXH,BHYT và kinh phí công đoàn
152.973
152.973
4.Các khoản chi phí, hội nghị tiếp khách
273.457
273.457
5. Tổng số thuế phải nộp
296.829
296.829
6. Các khoản phải trả,
phải nộp khác
136.230
136.230
7. Kết chuyển chi phí chờ
kết chuyển
125.678
125.678
Cộng
1.874.120
273.457
805.120
296.829
289.203
83.833
125.678
Qua biểu 8 cho thấy, tổng chi phí quản lý của Công ty là 1.874.120 nghìn đồng. Tuy khoản chi phí cho cán bộ quản lý của Công ty không lớn chỉ bằng 10,36% chi phí kinh doanh của Công ty nhưng cũng đủ để giúp cho cán bộ quản lý Công ty góp sức xây dựng và phát triển Công ty ngày một vững mạnh hơn. cụ thể: lương cán bộ quản lý của Công ty năm 1999 là 805.120 nghìn đồng, chiếm 42,96% so với tổng chi phí quản lý của Công ty, chi phí văn phòng phẩm, hội nghị tiếp khách, tiền điện thoại, điện nước, lệ phí giao thông chiếm 14,59%. BHXH, BHYT chiếm 8,16%...tổng chi phí quản lý năm 1999. Qua đó ta thấy, Công ty rất coi trọng tới công sức của cán bộ quản lý và việc giao dịch trong kinh doanh, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm qua.
4.2.4 Hạch toán các loại chi phí khác.
* Hạch toán chi phí hoạt động tài chính.
Năm 1999, Công ty đã thu được 221.932 nghìn đồng do Công ty Bình Minh, Thái á thuê đất và kho. Hàng tháng, Công ty nhận được 18.494 nghìn đồng trong hoạt động này. Vì vậy, Công ty phải chịu thuế về khoản thu nhập cho thuê.
Với thu nhập hàng tháng là 18.494 nghìn đồng nên Công ty phải nộp thuế cho Nhà nước với thuế suất 10%. Do đó, hàng tháng Công ty phải nộp cho Nhà nước là 18.494 nghìn đồng x 10% = 1.849 nghìn đồng
Công ty đã hạch toán khoản chi phí phát sinh này vào TK 811 - Chi phí hoạt động tài chính. Mặt khác, trong năm 1999 Công ty đã thu về 3.625 nghìn đồng do hoạt động mua bán ngoại tệ. Do đó, số thuế phải nộp cho Nhà nước cũng được tính như trên và được hạch toán vào TK 811-CPHĐTC.
Vậy tổng số thuế Công ty phải nộp do hoạt động tài chính là 7.020 nghìn đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 811: 25.813 nghìn đồng
Có TK 333: 25.813 nghìn đồng
Do hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng ngày càng phát triển, vốn do ngân sách cấp có hạn. Công ty không đủ vốn để đầu tư vào sản xuất kinh doanh nên năm 1999, Công ty huy động việc vay vốn nhàn rỗi của CBCNV với lãi suất cao hơn vay vốn của ngân hàng để tập trung vốn vào sản xuất kinh doanh . Vì vậy, hàng năm Công ty phải trả lãi vay cho chủ nợ với số tiền là 36.402 nghìn đồng, kế toán ghi:
Nợ TK 811: 36.402nghìn đồng
Có TK 111: 36.402 nghìn đồng
811
25.813.000
333
36.402.000
Cũng như các nghiệp vụ trên, Công ty đã hạch toán các khoản chi phí này vào TK 811- Chi phí hoạt động tài chính.
111
Sơ đồ hạch toán TK 811- Chi phí hoạt động tài chính
SPS: 62.215.000
* Hạch toán chi phí hoạt động bất thường
Chi phí hoạt động bất thường là những khoản phát sinh trong kỳ hạch toán do các sự kiện hay nghệp vụ riêng biệt không nằm trong hoạt động thông thường của doanh nghiệp. Chi phí bất thường bao gồm các chi phí phục vụ cho quá trình nhượng bán, thanh lý TSCĐ, tiền bán hàng do doanh nghiệp vi phạm hợp đồng tại các doanh nghiệp ...
111
21.896.000
Chi phí thanh lý TSCĐ
Trong năm 1999, do các mặt hàng nông lâm sản không ổn định nên đã ảnh hưởng xấu đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để thấy rõ được nguyên nhân của chi phí hoạt động này, chúng tôi lập được sơ đồ hạch toán sau:
23.624.000
Cuối kỳ kết chuyển CPHĐBT sang
TK 911
911
23.624.000
821
138
1.728.000
Các khoản phải chi khác
Sơ đồ hạch toán TK 821 - Chi phí hoạt động bất thường
111
Từ sơ đồ hạch toán chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường, chúng tôi tổng hợp được biểu 9.
Biểu 9: Tổng hợp chi phí hoạt động tài chính và chi phí hoạt động bất thường
(ĐVT: Nghìn đồng)
Tk ghi nợ
Tk ghi có
Diễn giải
811
821
Cộng
1. Chi bằng tiền mặt
111
36.402
21.896
58.298
2. Giảm các khoản phải thu
138
1.728
1.728
3. Số thuế phải nộp
333
25.813
25.813
Tổng PS nợ
62.215
23.624
85.839
4.3 Hạch toán các khoản mục giảm trừ.
Trong quá trình bán hàng, sản phẩm và hàng hoá của Công ty trước khi được xuất đi tiêu thụ trên thi trường, mặc dù đã kiểm tra đảm bảo mọi yêu cầu về chất lượng nhưng vẫn không thể tránh khỏi những sai sót. Sai sót đó một phần do sản phẩm của Công ty có một số mặt hàng chưa đảm bảo chất lượng, một phần do khâu kiểm tra chưa kỹ. Mặt khác, có thể do khâu bảo quản hàng hoá chưa được chu đáo, sản phẩm hàng hoá sau khi xuất kho không đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nên đã bị khách hàng trả lại.
Công ty đã sử dụng các tài khoản sau:
TK 531 - Hàng bán bị trả lại
TK 532 - Giảm giá hàng bán
ở đây Công ty không sử dụngTK 521- Chiết khấu bán hàng
4.3.1 Hạch toán hàng bán bị trả lại
Hạch toán hàng bán bị trả lại, kế toán Công ty đã phản ánh TK 531- Hàng bán bị trả lại. Tài khoản này chỉ phản ánh trị giá của số hàng hoá bị trả lại nhưng tính theo đúng đơn giá ghi trên hoá đơn. Nếu trong trường hợp bị trả lại một phần số hàng đã bán thì kế toán chỉ phản ánh vào tài khoản này trị giá số hàng bị trả lại đúng bằng số lượng hàng bị trả lại nhân với đơn giá ghi trên hoá đơn khi bán.
Các chi phí phát sinh liên quan tới việc hàng bán bị trả lại này mà Công ty phải chịu chi phí không được phản ánh vào TK 531 mà phải phản ánh vào TK 641- Chi phí bán hàng.
Căn cứ vào sổ sách kế toán có liên quan, hàng bán bị trả lại được phản ánh qua sơ đồ sau:
Sơ đồ tổng hợp hàng bán bị trả lại
111
112
44.395.000
Chi trả bằng chuyển khoản
531
175.338.000
111
131
70.250.000
Số măng, nấm bị trả lại trong năm
60.693.000
Chi trả bằng tiền mặt
Biểu 10: Tổng hợp hàng bán bị trả lại
(ĐVT: Nghìn đồng)
Diễn giải
Ghi nợ
TK 531
Các TK đối ứng ghi "có"
111
112
131
1. Chi trả bằng tiền mặt
60.693
60.693
2. Chi trả bằng chuyển khoản
44.395
44.395
3. Giảm phải thu cho khách hàng
70.250
70.250
Cộng
175.338
60.693
44.395
70.250
Hàng bán bị trả lại năm 1999 của Công ty với tổng số tiền là 175.338 nghìn đồng, do có lượng lớn hàng bán bị trả lại nên khoản tiền mặt của Công ty giảm 60.693 nghìn đồng, giảm 34,61% so với tổng số tiền hàng bán bị trả lại. Số tiền ở ngân hàng của Công ty cũng bị giảm vào việc này, tuy số tiền bị giảm không lớn (25,32%) nhưng cũng ảnh hưởng tới uy tín và sự phát triển của Công ty. Sở dĩ có số lượng hàn bị trả lại là do thời tiết, do việc thuê thêm công nhân, do sơ suất của người quản lý trong việc điều hành công việc nên đã để lại hậu quả mà ta không thể lường trước được. Qua vấn đề trên, Công ty cần có những biện pháp thiết thực để khắc phục tình trạng này.
4.3.2.Hạch toán giảm giá hàng bán.
ở bất kỳ một doanh nghiệp nào khách hàng cũng có quyền trả lại hàng hóa mà họ không bằng lòng mua do chất lượng và chủng loại không đúng trong hợp đồng. Cũng có thể khách hàng vẫn giữ lại hàng hóa đó và được giảm giá nếu họ chấp thuận. Do vậy, giảm giá hàng hóa bán là khoản tiền người bán hàng chấp nhận 1 cách đặc biệt trên cơ sở giá đã thoả thuận vì lý do nào đó (kém phẩm chất, không đúng quy định trong hợp đồng).
Năm 1999, Công ty chỉ hạch toán vào TK 532 - giảm giá hàng bán số tiền giảm trừ cho khách hàng do việc chấp thuận giảm giá ngoài hóa đơn bán hàng. Nguyên nhân của việc giảm trừ này là do hàng kém phẩm chât, không đúng mẫu mã, giao hàng không đúng thời hạn, địa điểm quy định trong hợp đồng...
Ngoài ra, tính vào khoản giảm giá hàng bán còn bao gồm khoản trả cho khách hàng (hồi khấu) do trong khoảng thời gian nhất định đã tiến hành mua một khối lượng lớn hàng hóa (tính theo tổng số hàng đã mua trong thời gian đó). Công ty sẽ có khoản giảm trừ trên giá bán thông thường cho người mua vì họ đã mua khối lượng lớn hàng hóa trong cùng một đợt.
Năm 1999, Công ty gặp rất nhiều khó khăn trong việc vận chuyển hàng hóa, sản phẩm tới nơi tiêu thụ, có rất nhiều Công ty đã ký hợp đồng nhưng không lấy hàng đúng hạn (lý do bận, chưa đến kịp...) nên sản phẩm ứ đọng quá nhiều. Vì là mặt hàng nông lâm sản nên nếu để quá thời hạn hoặc bảo quản không tốt sẽ gây ra những biến cố khó có thể khắc phục được (măng tươi, nấm mầm, các loại giống tre...).
Vì những lý do trên nên năm qua Công ty phải chịu một khoản giảm giá rất lớn 164.611 nghìn đồng, các khoản giảm giá trên được kế toán Công ty phản ánh vào bên nợ TK 532 - Giảm giá hàng bán và được hạch toán qua sơ đồ sau:
Sơ đồ hạch toán TK 532 - Giảm giá hàng bán
111
112
131
68.720.000
Giảm giá bằng tiền mặt
49.215.000
Giảm giá bằng chuyển khoản
46.676.000
Giảm phải thu của khách hàng
532
164.611.000
Biểu 11: Tổng hợp giảm giá hàng bán
(ĐVT: Nghìn đồng)
Diễn giải
Ghi nợ
TK 532
Các TK đối ứng ghi có
111
112
131
1. Giảm giá chi trả bằng tiền mặt
68.720
68.720
2. Giảm giá chi trả bằng chuyển khoản
49.215
49.215
3. Giảm số phải thu của khách hàng
46.676
46.676
Cộng
164.611
68.720
49.215
46.676
4.3.3 Hạch toán thuế xuất khẩu(XK), thuế tiêu thụ đặc biệt(TTĐB).
Như chúng ta đã biết, thuế là nguồn thu chủ yếu của chính phủ, do đó nộp thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi tập thể, cá nhân, cũng như các đơn vị kinh tế. Trong năm qua, Công ty đầu tư, xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến cũng như các công ty khác, đã thực hiện đầy đủ trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong quá trình sản xuất kinh doanh đối với Nhà nước đó là nộp thuế.
*Phương pháp tính thuế giá trị gia tăng (GTGT) có 2 phương pháp:
Phương pháp khấu trừ
Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT
Để tính được số thuế GTGT phải nộp, Công ty đã sử dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT.
Số thuế GTGT phải nộp được xác định như sau:
Số thuế GTGT phải nộp
GTGT của hàng hóa, dịch vụ chịu thuế bán ra
Thuế suất, thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ tương ứng
x
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- K0242.doc