Phần thứ nhất
KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
I. CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CỦA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
III. VAI TRÒ CỦA HẢI QUAN TRONG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI
IV. TỔ CHỨC BỘ MÁY, BIÊN CHẾ LỰC LƯỢNG ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1. Về cơ cấu tổ chức
2. Nhiệm vụ của Đội Kiểm soát hải quan thành phố Hà nội
Phần thứ hai
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TẠI CỤC HẢI QUAN TP HÀ NỘI
I. KHÁI NIỆM VỀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI VÀ BUÔN LẬU
1. Khái niệm về gian lận thương mại
2. Các hình thức GLTM
II. THỰC TRẠNG BUÔN LẬU VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM THỜI GIAN QUA
1. Tuyến đường bộ.
2. Tuyến biển.
3. Tuyến hàng không.
III. CÁC THỦ ĐOẠN GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CHỦ YẾU TRÊN ĐỊA BÀN DO CỤC HẢI QUAN HÀ NỘI QUẢN LÝ
1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước
2. Gian lận thương mại qua giá hàng hóa xuất nhập khẩu
3. Gian lận thương mại thông qua việc khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hóa xuất nhập khẩu.
4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hóa.
5. Gian lận thương mại thông qua hàng chuyển tiếp
6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư.
7. Gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công và hàng sản xuất để xuất khẩu.
8. Gian lận thương mại qua việc lợi dụng thời điểm đăng ký tờ khai.
9. Gian lận thương mại thông qua việc lợi dụng hàng hóa gửi tại kho ngoại quan
10. Gian lận thương mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất.
IV. MỘT SỐ KẾT QUẢ VỀ CÔNG TÁC CHỐNG BUÔN LẬU, GIAN LẬN THƯƠNG MẠI CỦA CỤC HẢI QUAN THÀNH PHỐ HÀ NỘI NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
1. Tình hình chống buôn lậu, vận chuyển trái phép và các hành vi phạm pháp luật trong phạm vi địa bàn quản lý của Cục Hải qua thành phố Hà nội những năm gần đây
2. Một số kết quả cụ thể trong công tác phòng chống buôn lậu và gian lận thương mại của Cục Hải quan thành phố Hà nội
Phần thứ ba
MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẤU TRANH CHỐNG BUÔN LẬU
VÀ GIAN LẬN THƯƠNG MẠI TRONG THỜI GIAN TỚI.
1. Nhận xét chung
2. Biện pháp phòng ngừa, phát hiện vi phạm pháp luật Hải quan.
3. Biện pháp đấu tranh.
KẾT LUẬN
43 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1462 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hải quan Hà Nội với công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xuất xứ (kể cả chế độ hạn ngạch thuế )
5- Lợi dụng chế độ ưu đãi hàng gia công
6- Lợi dụng chế độ tạm nhập tái xuất
7- Lợi dụng yêu cầu về giấy phép xuất nhập khẩu ( qua thỏa thuận lợi dụng giấy phép nhập hàng dệt cho trang bị quân đội để nhập hàng dệt nói chung)
8- Lợi dụng chế độ quá cảnh (mang hàng hóa quá cảnh để tiêu dùng ở nước hàng đi qua )
9- Khai sai về số lượng, trọng lượng, chất lượng hàng hóa
10- Lợi dụng chế độ mục đích sử dụng, kể cả buôn bán trái phép hàng được ưu đãi thuế (Lợi dụng sự ưu đãi của Chính phủ về thuế xuất khẩu dành cho những đối tượng sử dụng nhất định )
11- Vi phạm đạo luật về diễn giải thương mại hoặc quy định về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
12- Sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng ăn cắp mẫu mã
13- Hàng giao dịch buôn bán không có sổ sách
14- Yêu cầu giả, khống việc hoàn hoặc truy hoàn thuế Hải quan (kể cả làm chứng từ giả về hàng đã xuất khẩu)
15- Kinh doanh "ma", đăng ký kinh doanh lậu liễm nhằm hưởng tín dụng trái phép
16- Thanh lý có chủ đích (nghĩa là thành lập Công ty kinh doanh một thời gian ngắn, để nợ thuế, khi số tiền nợ thuế lên cao thì tuyên bố thanh lý để tránh nộp thuế, giám đốc Công ty đó thành lập Công ty mới ngay sau đó với cùng ý định. Loại gian lận này còn được gọi là " Hội chứng phượng hoàng")
Ngoài ra, gian lận thương mại còn biểu hiện trong việc chuyển tải hàng hóa. Đó là việc thông qua một nước thứ 3 để che dấu nguồn gốc thực sự của hàng hóa nhằm che mắt Hải quan nước nhập khẩu. Trong trường hợp này, nước thứ 3 là nước cung cấp tài liệu giả hoặc dùng các thủ đoạn thay đổi nguồn gốc hàng từ nước xuất khẩu sang nước quá cảnh. Đến khi hàng được nhập vào nước nhập khẩu sẽ tránh được các quy định hạn chế mặt hàng của nước nhập khẩu như: hạn ngạch, chế độ ưu đãi, bản quyền sản xuất...
Cách phân loại trên thể hiện cái nhìn khoa học và là kết quả nghiên cứu các vấn đề thực tiễn trong nhiều năm của hoạt động thương mại quốc tế ở nhiều nước trên thế giới. Nó mang những nét chung cuả tình hình gian lận thương mại Thế giới, trong đó có Việt Nam. Tình hình thực tế ở nước ta thời gian qua cũng cho thấy các thủ đoạn gian lận thương mại trong hoạt động thương mại quốc tế cũng chính là các hình thức mà tổ chức Hải quan Thế giới đã xác định như đã nêu trên.
II. Thực trạng buôn lậu và Gian lận thương mại ở Việt Nam thời gian qua
Hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trong cả nước diễn biến hết sức phức tạp và sôi động đặc biệt ở khu vực các cửa khẩu với nhiều thủ đoạn tinh vi xảo quyệt để qua mặt Hải quan. Bọn gian thương lợi dụng lợi thế về địa hình và những khó khăn của Hải quan vùng biên để tuồn hàng lậu và trốn thuế.
Thực trạng gian lận thương mại trên các tuyến đường, các kênh tiêu thụ ở Việt Nam biến động tùy thuộc vào mức độ kiểm tra và kiểm soát trên các tuyến đường, tại mỗi cửa khẩu, tuy nhiên dòng vận động của hàng hóa gian lận được dịch chuyển tới nơi nào đó nó được bồi hoàn tốt nhất. Dòng hàng hóa gian lận lẩn tránh các khu vực cửa khẩu ngặt nghèo và tìm đến nơi nào cho phép chúng thịnh vượng lâu hơn. Các con số thống kê có thể là rất xác thực, song cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi vì chúng chỉ được nhìn nhận trên những con số thu được, còn phần không nắm bắt được lại muôn hình, muôn vẻ. Hơn nữa, ngay bản thân các con số thu được cũng đã qua một quá trình xử lý và tiến hành các hoạt động điều chỉnh mà người ta cho rằng phù hợp với thực tế hơn.
Cùng với sự thiết lập của hàng rào thuế quan, hầu hết các cửa khẩu trong cả nước đều diễn ra hiện tượng và gian lận thương mại. Tuy nhiên ở những vùng giáp ranh với các nước khác nhau thì những mặt hàng, thủ đoạn và cách thức gian lận có dấu hiệu đặc thù riêng.
Tình hình gian lận thương mại trên từng tuyến như sau:
1. Tuyến đường bộ.
Nước ta có 24 tỉnh biên giới tiếp giáp với 3 nước Trung quốc, Lào, Cămpuchia. Trong đó, các tỉnh biên giới phía Bắc và miền Trung là các tỉnh miền núi. Đặc điểm chung các tỉnh biên giới là ngoài cửa khẩu quốc tế còn có các cửa khẩu quốc gia và các cửa khẩu địa phương. Đáng chú ý dọc tuyến biên giới còn có nhiều đường mòn, chợ biên giới do dân cư hai nước thường qua lại mua bán, trao đổi hàng hóa. Biên giới Tây- Nam địa hình tuy bằng phẳng nhưng trải dài, qua lại dễ dàng. Nhìn chung, địa hình biên giới đường bộ nước ta đa dạng và phức tạp, đây là mảnh đất màu mỡ cho gian thương lợi dụng trong buôn bán.
- Trên tuyến biên giới Việt-Trung, trọng điểm của buôn lậu và gian lận thương mại là Quảng Ninh và Lạng Sơn. Hàng hóa thường được "cửu vạn" vận chuyển bằng phương thức xé lẻ, thu gom nhiều lần, sau đó dùng hoấ đơn buôn chuyến, hóa đơn mua hàng để lưu thông hàng hóa nhằm trốn thuế xuất nhập khẩu.Trong những năm qua, đã phát hiện hàng trăm vụ với tổng trị giá hàng lậu là hàng chục tỷ đồng.
Tại hang Dơi-Lạng Sơn, mỗi ngày lượng hàng lậu nhập vào nội địa lên đến hàng tỷ đồng. Vụ án đường dây buôn lậu tại hang Dơi được xét xử tháng 9 năm 2002 là một ví dụ điển hình. Chỉ tính riêng trong tháng 9 năm 2002, trên toàn quốc đã có tới 576 vụ buôn lậu và gian lận thương mại xảy ra.
Mặt hàng buôn lậu và gian lận thương mại chủ yếu là những mặt hàng thuộc diện Nhà nước quản lý dán tem hoặc những hàng hóa có thuế suất cao như đồ điện cao cấp, điện dân dụng, phương tiện vận tải, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, vật liệu xây dựng, hàng tạp hóa ...
- Trên tuyến biên giới Việt-Lào, tình hình nổi lên là buôn lậu thuốc phiện, heroin từ Lào qua biên giới vào Việt Nam, nhập lậu thuốc lá ngoại chủ yếu diễn ra ở cửa khẩu Lao Bảo, Quảng Trị, đồng thời xuất gạo, pháo nổ, xăng dầu, kim loại mầu.. Trên tuyến này, hình thành các tổ chức buôn lậu và gian lận thương mại xuyên quốc gia, gian thương người Lào tập kết hàng từ Thái lan về Bản Đen, chợ Krôn của Lào rồi dùng nhiều thuyền máy chở hàng hóa dọc sông Sepôn , khi thấy vắng lực lượng kiểm tra, chúng lao thuyền sang phía bờ sông Việt Nam. Một lượng hàng lậu lớn cũng tuồn vào Việt Nam theo các lối mòn biên giới ở 2 bên cánh gà cửa khẩu Lao Bảo.
Ngoài ra, hiện tượng lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế của Nghị định 66/2002/NĐ- CP vẫn còn phổ biến. Một số người buôn bán chuyên nghiệp đã lợi dụng mua lại chế độ của lái xe và công nhân nhập cảnh để buôn bán kiếm lời. Đặc biệt có một số tư thương núp bóng doanh nghiệp Nhà nước làm hộ chiếu sang Lào công tác, khi về mang hàng hóa theo tiêu chuẩn hành lý miễn thuế và dùng tiêu chuẩn đó để vận chuyển nhiều chuyến hàng cùng loại được nhập lậu từ Lào về sâu trong nội địa.
- Tuyến biên giới Tây-Nam
Trên tuyến biên giới Tây nam, gian thương đã buôn bán trái phép qua biên giới xe máy, gỗ, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, hàng điện tử, đồ xa xỉ phẩm... Địa bàn chủ yếu là các tỉnh Long An, Tây Ninh, An Giang, Bình Phước .. Đáng lưu ý, tình hình buôn lậu và GLTM qua biên giới xảy ra cực kỳ nghiêm trọng ở huyện Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang, đặc biệt ở xã Mỹ Đức, có gần 7000 nhân khẩu, nhưng có tới 60% dân sống bằng nghề buôn lậu, nhưng vẫn còn rất nghèo.
Có những vụ buôn lậu và gian lận thương mại lớn trị giá hàng chục, hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện tại tuyến biên giới này. Ví dụ: Vụ án buôn lậu qua biên giới trị giá hàng trăm tỷ đồng bị phát hiện và xét xử trong năm 1998 tại Long An..
2. Tuyến biển
Tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên các vùng ven biển nước ta có nguy hại không kém gì các tuyến khác, nó diễn ra liên tục, ngày càng có tổ chức chặt chẽ với các thủ đoạn tinh vi và hoàn hảo hơn.
Mặt hàng xuất lậu chủ yếu vẫn là kim loại, quặng kim loại và gỗ. Mặt hàng nhập lậu chủ yếu vẫn là các mặt hàng cấm nhập khẩu, những mặt hàng tạm ngưng nhập khẩu và những mặt hàng Nhà nước điều tiết nhập khẩu bằng thuế suất cao.
Các cơ quan chuyên trách đã phát hiện ra một số đường dây buôn lậu và gian lận thương mại lớn liên kết trong nước với nước ngoài, được tổ chức rất chặt chẽ, có sự chỉ huy thống nhất từ trung tâm, được trang bị và lợi dụng các phương tiện kỹ thuật hiện đại của Nhà nước để thông tin liên lạc bí mật, nhanh chóng và chính xác.
Tình hình buôn lậu trên từng vùng biển của nước ta diễn ra với quy mô, tính chất phức tạp khác nhau.
Tại vùng biển tiếp giáp Trung Quốc, buôn lậu và gian lận thương mại ngày càng tăng về số lượng và quy mô hoạt động. Gian thương thường sử dụng các loại tầu nhỏ có sức chở từ 50 tấn đến 400 tấn với tốc độ cao để hoạt động. Với đầy đủ phương tiện thông tin liên lạc tiên tiến, khi có sự cố, bọn đầu nậu có thể huy động đông đảo cửu vạn đến ứng cứu nhằm giành lại hàng hoặc tẩu tán khi bị cơ quan chức năng thu giữ.
Tại 4 tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,Quảng Bình với chiều dài bờ biển 430 km, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại trên tuyến biển diễn ra rất phức tạp. Từ cảng Cửa Lò, Nghệ An hàng lậu như: hàng điện tử, xe đạp, quạt điện, nồi cơm điện của Nhật (chủ yếu là đồ cũ), vật liệu xây dựng của Trung quốc được nhập lậu bán tại địa phương hoặc chuyển tiếp đi các tỉnh khác.
Khu vực bờ biển từ Quảng Ngãi, Phú Yên cho đến cảng Sài Gòn,tình trạng buôn lậu và gian lận thương mại cũng diễn ra sôi động, đặc biệt là vùng biển Quy Nhơn, Bình Định nơi mà hàng lậu thường được thuyền viên các tầu viễn dương giấu diếm đưa vào.
Thủ đoạn buôn lậu và gian lận thương mại thường được lợi dụng là phương thức vận chuyển hàng bằng container, hàng chuyển cảng, chuyển khẩu.. Bọn gian thương đã xếp hàng cũ vào hàng mới, hàng tốt vào hàng xấu, hàng cấm hoặc hàng có giá trị và thuế suất cao vào hàng có giá trị và thuế xuất thấp, hàng cấm hoặc hàng quản lý bằng hạn ngạch, chất lượng, xuất xứ để trốn thuế.. Hàng nguyên chiếc tháo rời khai là hàng gia công lắp ráp để hưởng thuế suất thấp, hàng gia công lắp ráp thường lẫn lộn giữa SKD, CKD và IKD khai báo lấp lửng, chung chung hoặc tự ý trưng cầu giám định lấy kết quả lấp lửng.
Lợi dụng phương thức chuyển khẩu, tạm nhập tái xuất, đầu tư liên doanh, gia công để buôn lậu và GLTM hoặc làm hồ sơ giả, kinh doanh sai mục đích. Lợi dụng một giấy phép để đi nhiều chuyến hàng, hoặc làm thủ tục xin cho chuyển tiếp hàng hóa về tỉnh làm thủ tục Hải quan, nhưng trên đường đi lợi dụng sơ hở hoặt móc ngoặc, hối lộ nhân viên áp tải để tẩu tán hàng lậu ngay ở địa phương có cửa khẩu như ở Thừa Thiên Huế, Cần Thơ trong vụ Tân Trường Sanh.
3. Tuyến hàng không.
Từ năm 1990 trở lại đây, lượng khách hàng và phương tiện xuất nhập cảnh ra vào Việt Nam chủ yếu qua hai cửa khẩu : Sân bay quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất ngày càng tăng. Hành khách xuất nhập cảnh đa dạng và phức tạp, phương tiện xuất nhập cảnh cũng nhiều và đa dạng hơn. Trong thời gian qua, hàng không Việt Nam đã mở thêm nhiều tuyến bay mới, theo đó, tình hình buôn lậu và gian lận thương mại các loại hàng cấm như: ma túy, đồ cổ,vàng, đá quý, ngoại tệ qua đường hàng không có xu hướng gia tăng, đặc biệt nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng.
Những dấu hiệu nổi cộm dễ nhận thấy, đó là:
- Một bộ phận không nhỏ hành khách xuất nhập cảnh lợi dụng chế độ miễn thuế khi nhập cảnh đã mang theo những hàng hóa gọn nhẹ, nhưng giá trị lớn như điện thoại di động .. hoặc ra vào nhiều lần, hoặc nhờ người khác mua hộ, mang và khai hộ nhằm mục đích buôn bán kiếm lời. Lợi dụng tiêu chuẩn hành lý miễn thuế, gian thương đã thu gom tờ khai hành lý của khách nhập cảnh, tổ chức nhập hàng theo các tờ khai này để hưởng tiêu chuẩn miễn thuế.
- Lợi dụng chế độ quà biếu, gửi hàng có giá trị lớn, gửi nhiều lần, nhiều địa chỉ qua đường bưu điện để buôn bán kiếm lời.
- Cùng các thủ đoạn gian lận thương mại, tình trạng buôn lậu qua đường hàng không cũng hết sức tinh vi: việc xuất lậu hàng cổ vật có đối tượng chủ yếu là khách du lịch, thương nhân thuộc quốc tịch Mỹ, Pháp, Đức, Đài Loan, Hồng Kông...với thủ đoạn cất giấu, để lẫn hàng trong tư trang, trong hàng gốm sứ, giả cổ..
- Việc vận chuyển trái phép các chất ma túy ra và vào Việt Nam đã xuất hiện khá nhiều. Đối tượng chủ yếu là người nuớc ngoài và Việt kiều có quan hệ móc nối với một số phần tử và người thân trong nước. Thủ đoạn xuất nhập lậu ma túy thường được ngụy trang, cất giấu rất tinh vi như để trong đế giầy, trong va li 2 đáy, ép vào khuôn tranh sơn mài.. Điển hình như 2 vụ lớn đã bị Hải quan phát hiện là vụ nhập lậu 18,1 kg heroin bị Hải quan Tân Sơn Nhất phát hiện và vụ xuất lậu 5,1 kg heroin bị Hải quan Nội Bài bắt giữ. Đây là 2 vụ xuất và nhập lớn nhất từ trước tới nay ở nước ta do Hải quan phát hiện.
Nhìn chung, nước ta có địa hình phức tạp, lại nằm trong khu vực và gần kề với những nước như: Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc... hàng hóa của những nước này có chất lượng khá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trong tình trạng dư thừa. Bằng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu và gian lận thương mại, họ đã đẩy hàng hóa thừa ế vào thị trường nước ta để vừa khỏi ứ đọng vốn, vừa giải quyết vấn đề thất nghiệp.
Vì lợi ích cục bộ, một số địa phương, huyện, tỉnh đã thu thuế nhẹ hơn thuế nhập khẩu, hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ở tuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu. Làm như vậy, vô hình chung đã hợp thức hóa cho việc vận chuyển hàng buôn lậu và gian lận thương mại vào tiêu thụ trong nội địa. Thực tế cho thấy buôn lậu và gian lận thương mại luôn có xu hướng bùng phát rất phức tạp, tạo thành những điểm nóng với hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa là rất lớn.
Theo số liệu thống kê, chúng ta thấy số vụ buôn lậu và gian lận thương mại bị phát hiện và xử lý luôn tăng qua các năm.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, ước tính tổng trị giá hàng hóa buôn lậu và gian lận thương mại vào Việt Nam mỗi năm vào khoảng 10000 tỷ đồng. Thất thu thuế xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền chiếm khoảng 30% (3000 tỷ đồng/năm), thất thu thuế qua cửa khẩu đường bộ và đường biên giới khoảng 20% (2000 tỷ đồng/năm).
Từ năm 1990 trở lại đây, hoạt động buôn lậu và gian lận thương mại trên các tuyến đều có xu hướng gia tăng. Nếu quan niệm hàng và tiền mang theo cả cột mốc biên giới, thì có thể nói Tổ quốc ta đang ở trong tình trạng bị đe dọa xâm lăng. Tại nước ta, không có nơi nào không có bán hàng ngoại và cũng có thể không có nơi nào không có hàng lậu được bày bán công khai. Với bức tranh toàn cảnh trên ta thấy thực trạng buôn lậu và gian lận thương mại ở nước ta đang ở một tình thế bức xúc, cần tiên lượng được nó và có những giải pháp hữu hiệu phòng, chống trong thời gian tới.
III.Các thủ đoạn Gian lận thương mại chủ yếu trên địa bàn do Cục Hải quan Hà Nội quản lý
Nhiều thủ đoạn gian lận thương mại phổ biến trên thị trường quốc tế cũng xảy ra trên thị trường Hà Nội. Nhưng do những đặc điểm riêng của Hà Nội như: nền kinh tế mới phát triển, luật pháp chưa hoàn chỉnh, thiếu kinh nghiệm cạnh tranh quốc tế ..v.v.. Nên các thủ đoạn đó ở Hà Nội cũng mang những đặc điểm riêng tương ứng. Các nhà chuyên môn đã tổng kết một số thủ đoạn chính sau đây:
1. Gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế của Nhà nước
Trong các hoạt động gian lận thương mại thì loại hình gian lận thương mại qua lợi dụng chính sách thuế XNK là loại hình đặc thù nhất ở Việt nam. Thuế xuất nhập khẩu ở Việt Nam bao gồm nhiều loại thuế gộp lại như: thuế doanh thu, thuế phụ thu, thuế bình ổn giá, thuế VAT .. Do đó, thuế xuất nhập khẩu tương đối cao, có những loại hàng có thuế xuất từ 100%-200% như ôtô du lịch, rượu bia, hàng điện tử v..v.. Do thuế suất cao nên sự chênh lệch giữa giá phải trả cho việc khai báo đầy đủ, chính xác và xuất trình trung thực cho các cơ quan kiểm tra kiểm soát Nhà nước với lợi nhuận do gian lận thương mại là rất lớn. Vì vậy, các gian thương thường tính toán mạo hiểm, chấp nhận những rủi ro để gian lận trốn thuế, đây là một trong những vấn đề hấp dẫn bọn gian thương, gian lận thương mại.
Chính sách thuế xuất nhập khẩu ở nước ta hiện nay bộc lộ những bất hợp lý tạo kẽ hở cho công tác quản lý kiểm tra kiểm soát hàng xuất nhập khẩu. Luật thuế xuất nhập khẩu hiện hành của ta vừa đánh thuế theo tính chất mặt hàng, vừa đánh thuế theo mục đích sử dụng là rất lớn. Có những mặt hàng đáng lẽ thuế xuất là 100% nhưng đánh theo mục đích sử dụng thì thuế suất này chỉ có 0%, hoặc đáng lẽ phải nộp 50% thuế suất nhưng chỉ khai là chuyên dụng được Hải quan kiểm tra và cơ quan giám định là chính xác thì mặt hàng đó chỉ còn phải nộp 5% hoặc 0%. Đây là một loại hình gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam.
Tóm lại: Có nhiều hình thức gian lận thương mại gây hậu quả rất nghiêm trọng qua việc lợi dụng chính sách thuế xuất nhập khẩu, chủ yếu tập trung vào những mặt hàng có thuế suất cao, lợi nhuận lớn hoặc chênh lệch giữa mặt hàng này với loại hàng khác. Hành vi gian lận thương mại qua chính sách thuế nhiều khi tỏ ra rất lộ liễu và trắng trợn.
2. Gian lận thương mại qua giá hàng hóa xuất nhập khẩu
Việc xác định giá để tính thuế Hải quan là một trong những yếu tố quan trọng để tính thuế Hải quan. Luật thuế xuất nhập khẩu quy định giá tính thuế hàng hóa xuất nhập khẩu được căn cứ vào giá ghi trên hợp đồng và hóa đơn thương mại hợp lệ, phù hợp với các chứng từ khác có liên quan. Đối với hàng bán là giá FOB, đối với hàng nhập là giá CIF (đối với mặt hàng Nhà nước không quản lý giá và cao hơn 70% giá do Tổng cục Hải quan thống kê ). Trong thực tế, nhiều doanh nghiệp đã gian xảo để lách thuế qua tính thuế bằng cách: giữa người mua và người bán có sự thông đồng với nhau để ghi giá trên hợp đồng, trên hóa đơn thương mại thấp hơn nhiều so với giá trị thực tế của hàng hóa đó. Phần tiền ngoài hợp đồng thanh toán cho nhau bằng cách chuyển ngân lậu, góp vốn đầu tư hoặc mua hàng xuất khẩu.
3. Gian lận thương mại thông qua việc khai báo sai về số lượng, trọng lượng, phẩm cấp hàng hóa xuất nhập khẩu.
Đây là hình thức gian lận thương mại khá phổ biến ở Việt Nam nói chung và ở Cục Hải quan Hà Nội nói riêng. Chủ hàng đã lợi dụng chính sách thông thoáng của Nhà nước ta thông qua việc cải cách thủ tục hành chính trong ngành Hải quan, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, giải phóng hàng hóa xuất nhập khẩu tại các cửa khẩu để thực hiện hành vi gian lận thương mại.
Chúng dùng các thủ đoạn như: hàng nhiều khai ít, hàng có giá trị cao khai hàng có giá trị thấp, hàng là thành phẩm được khai là linh kiện, là nguyên liệu, phụ liệu để gia công.. chúng còn tìm mọi cách để thay đổi bao bì, nhãn mác nhằm thu lợi bất chính.
4. Gian lận thương mại qua việc cố ý xác định sai xuất xứ hàng hóa.
Xác định sai xuất sứ hàng hóa là vấn đề kỹ thuật phức tạp, rất quan trọng liên quan đến lợi ích chủ quyền quốc gia. Đây là vấn đề rất mới mẻ của Việt Nam, thuế xuất khẩu và chính sách ưu đãi thuế quan giữa các nước thành viên có quan hệ giành cho nhau hưởng chế độ tối huệ quốc. Do đó, xuất xứ hàng hóa có liên quan trực tiếp đến 2 vấn đề chính, đó là:
- Liên quan đến thuế xuất nhập khẩu như cùng một mặt hàng nhưng có xuất xứ ở các nước khác nhau thì trị giá tính thuế của mặt hàng đó được tính khác nhau. Ví dụ: Cùng một mặt hàng, nhưng mặt hàng đó được sản xuất ở các nước không phải là các nước công nghiệp phát triển (G7) thì trị giá tính thuế chỉ 70% so với mặt hàng đó được sản xuất tại các nước G7 (theo quy định giá tối thiểu của Bộ Tài chính ban hành). Vì vậy, những trường hợp không xác định đúng xuất xứ thì hoặc là làm thất thu thuế Nhà nước hoặc làm lạm thu thiệt hại cho doanh nghiệp. Từ việc lợi dụng đó, các gian thương đã không xuất trình hoặc xuất trình sai xuất xứ, xuất xứ giả, khai không đúng xuất xứ.
- Liên quan đến chính sách ưu đãi thuế: Như một số mặt hàng có xuất xứ từ Việt Nam, khi xuất sang EU thì được hưởng thuế suất thấp hoặc hàng có xuất xứ từ ASEAN, nhập khẩu vào Việt Nam, và ngược lại.
5. Gian lận thương mại thông qua hàng chuyển tiếp
Nghị định 101/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 31/12/2001 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hải quan về thủ tục Hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan, đã quy định rất rõ là đối với hàng hóa kinh doanh xuất nhập khẩu có thể làm thủ tục Hải quan tại bất cứ nơi đâu mà chủ hàng thấy thuận lợi nhất. Tổng cục Hải quan cũng đã có nhiều văn bản quy định về việc làm thủ tục Hải quan ngoài khu vực cửa khẩu (nay là điểm thông quan). Lợi dụng việc áp tải, kho riêng để tráo lẫn hàng hóa hoặc từ hàng nọ khai hàng kia, hàng có thuế khai hàng không có thuế là một trong những hình thức gian lận thương mại với giá trị gian lận lớn nhất, chính vì thế, Tổng cục Hải quan đã quy định không được khai báo ngoài cửa khẩu (kho riêng) đối với hàng hóa nhập kinh doanh có thuế.
6. Gian lận thương mại trong lĩnh vực liên doanh đầu tư.
Theo quy định của Luật đầu tư Việt Nam, xí nghiệp, công ty có vốn đầu tư nước ngoài được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị máy móc, phụ tùng và các phương tiện sản xuất kinh doanh ( gồm cả phương tiện vận tải ) và các vật tư nhập khẩu vào Việt Nam để đầu tư xây dựng cơ bản, hình thành xí nghiệp hoặc tạo tài sản cố định thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh. Do vậy, có quan niệm cho rằng Hải quan ít quan tâm đến giá trị tính thuế của hàng hóa do đằng nào nó cũng được miễn thuế theo quy định của pháp luật, dẫn đến việc bị gian thương lợi dụng để gian lận thương mại. Trên địa bàn của Cục Hải quan thành phố Hà Nội, có tới hàng trăm liên doanh đầu tư của nước ngoài. Vì vậy, đối tượng gian lận thương mại cũng hết sức phức tạp.
- Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của các cơ quan hữu trách, để đưa vào góp vốn các thiết bị máy móc cũ, lạc hậu, khai tăng cao giá các thiết bị để góp vốn nhằm thu hồi lợi nhuận cao trong việc khấu trừ tài sản.
- Các xí nghiệp liên doanh còn tìm cách khai giảm giá nguyên liệu nhập khẩu và giá sản phẩm kinh doanh xuất nhập khẩu để trốn thuế.
7. Gian lận thương mại trong lĩnh vực hàng gia công và hàng sản xuất để xuất khẩu.
Hàng hóa là vật tư nguyên liệu nhập khẩu để gia công cho người ngoài rồi xuất khẩu theo hợp đồng đã ký kết, theo quy định của thuế xuất nhập khẩu, hàng thuộc diện này được miễn thuế khi số thành phẩm xuất hết ra khỏi Việt Nam. Đối với Cục Hải quan Hà Nội, loại hình này có rất nhiều doanh nghiệp làm hàng gia công sản xuất và xuất khẩu. Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng chính sách thuế ưu đãi để lập định mức khống, làm sai định mức bớt xém nguyên vật liệu tiêu thụ trong nước với nhiều thủ đoạn khác nhau.
8. Gian lận thương mại qua việc lợi dụng thời điểm đăng ký tờ khai.
Khi nắm bắt được thời điểm có thay đổi chính sách quản lý mặt hàng hoặc chính sách thuế xuất nhập khẩu (các chính sách này có ưu đãi hơn hoặc chặt chẽ hơn chính sách cũ), các chủ hàng đến Hải quan làm thủ tục trước thời điểm để được hưởng chính sách cũ, mặc dù chưa có hàng về hoặc đợi qua thời điểm thay đổi chính sách để được hưởng chính sách mới mặc dù hàng đã có sẵn ở trong kho.
9. Gian lận thương mại thông qua việc lợi dụng hàng hóa gửi tại kho ngoại quan
Hình thức gian lận này, trên địa bàn Cục Hải quan thành phố Hà Nội chưa có.
10. Gian lận thương mại qua lợi dụng kinh doanh hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất.
Hàng chuyển khẩu, hàng tạm nhập tái xuất là những hàng hóa được hoàn lại thuế sau khi có chứng nhận của Hải quan cửa khẩu thực xuất. Lợi dụng sơ hở thiếu sót này, nhiều chủ hàng đã tìm cách móc nối với Hải quan cửa khẩu xuất để xác nhận khống số hàng thực xuất, truy hoàn số thuế nhập khẩu. Có trường hợp chủ hàng làm hồ sơ giả để trốn thế.
Kết luận
Gian lận thương mại ở Việt Nam có những đặc thù riêng và rất đa dạng. Có những hình thức đơn giản, trắng trợn, nhưng cũng có nhiều hình thức phức tạp, tinh vi, khôn khéo, biết tạo vỏ bọc hợp lệ, hợp pháp. Gian lận thương mại càng phức tạp hơn khi có sự kết hợp với tham nhũng. Họat động gian lận thương mại càng phổ biến và nhiều hình thức gian lận thương mại được kết hợp chặt chẽ với nhau trong từng vụ gian lận. Do đó, công tác phòng chống, ngăn chặn tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại đang là một thách thức lớn đối với các cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu, đặc biệt là lực lượng Hải quan-người gác cửa của nền kinh tế đất nước.
IV.Một số kết quả về công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại của Cục Hải quan thành phố Hà nội những năm gần đây
Nguyên nhân buôn lậu, gian lận thương mại trở thành “Quốc nạn” của ở nước ta, lãnh đạo Cục Hải quan thành phố Hà Nội thời gian qua đã tập trung chỉ đạo công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại bằng các biện pháp cụ thể :
Tổ chức, quán triệt các chỉ thị nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của ngành về tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại
Xây dựng phương án đấu tranh một cách toàn diện, chú trọng địa bàn trọng điểm, đối tượng buôn lậu trọng điểm, mặt hàng trọng điểm hoặc mặt hàng nhạt cảm .
Thành lập ban chỉ đạo chống buôn lậu, gian lận thương mại, tham nhũng của Cục. Xác định lấy lực lượng điều tra chống buôn lậu làm lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh .
Xây dựng quy chế phối kết hợp công tác giữa Cục Hải quan thành phố Hà Nội với các đơn vị chức năng thuộc các ngành khác như: Công an, quản lý thị trường, Cục Thuế, Kho bạc, Cơ quan văn hoá, Viện Kiểm sát, Kiểm lâm… Tham gia Ban chỉ đạo 127 của thành phố.
Xác định rõ các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại . Rà soát các văn bản, quy định, qui chế, qui trình nghiệp vụ để khắc phục những vấn đề sở hở trong qui chế chính sách dẫn đến lợi dụng sót lọt, gây thất thu thuế xuất nhập khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0107.doc