Đề tài Hạn chế và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam

Đầu năm 2009, nền kinh tế xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động giảm sút hoặc cầm chừng, công nhân thiếu việc làm giảm sút thu nhập. Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tính an toàn cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trong suốt năm 2009.

Cũng vào đầu năm 2009, ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất tiết kiệm còn 4% - 5%/năm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tiếp tục mất điểm, môi trường đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng vì thế mà ngày càng khó khăn và bị thu hẹp, mục tiêu đa dạng hóa các danh mục đầu tư dường như là bất khả thi.

Trước tình hình trên, bắt đầu từ Quý II/2009, chính phủ thực hiện hàng loạt giải pháp kích cầu cho vay hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT, thuế trước bạ cho một số mặt hàng, giảm và giãn thuế TNDN 2008, miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm 2009. Những giải pháp trên đã phát huy tác dụng tích cực, ngành bảo hiểm nắm bắt những cơ hội trên để cơ cấu lại các danh mục đầu tư, gia tăng hoạt động góp vốn và đầu tư vào cổ phiếu, điều này khiến cho hiệu quả đầu tư trong năm 2009 gia tăng rõ rệt.Doanh thu từ hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm dù tăng nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng.

 

doc17 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 1733 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Hạn chế và một số giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân thọ ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
khoán phái sinh như: thực hiên các hợp đồng option, future hoặc swap để hạn chế rủi ro đầu tư. Giới hạn về tỷ trọng đầu tư của công ty bảo hiểm nhân thọ theo nghị định 43: Danh mục đầu tư Tỷ trọng đầu tư tối đa Trái phiếu chính phủ, trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh, tiền gửi tại tổ chức tín dụng Không hạn chế Cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp không có bảo lãnh, góp vốn 50% Kinh doanh bất động sản, cho vay, ủy thác đầu tư qua các tổ chức tài chính - tín dụng 40% 7.Tổ chức hoạt động đầu tư: Quy mô của công ty , tính chất nghiệp vụ bảo hiểm và những quy định của pháp luật có liên quan của từng nước có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Và chính 3 yếu tố này đã tác động đến hình thức tổ chức hoạt động đầu tư của công ty bảo hiểm. Có 3 hình thức tổ chức phổ biến: a.Thành lập công ty đầu tư thuộc công ty bảo hiểm: Đây là hình thức áp dụng khá phổ biến ở các công ty bảo hiểm có quy mô lớn và phát triển, nó giúp cho các công ty bảo hiểm tập trung các nguồn lực của mình để nâng cao chất và lượng cũng như hiệu quả trong hoạt động đầu tư. b.Tổ chức phòng đầu tư trực thuộc công ty: Các công ty có quy mô nhỏ hoặc mới thành lập thường áp dụng hình thức này. Theo đó, phó giám đốc công ty phụ trách mảng đầu tư sẽ trực tiếp chỉ đạo phòng đầu tư nhằm thực hiện chương trình đầu tư của công ty mà hội đồng quản trị đã đề ra.Hiện nay, tại Việt Nam, hình thức tổ chức đầu tư này là khá phổ biến trong hệ thống các công ty bảo hiểm. c.Đầu tư không chi phối thông qua công ty hay các quỹ đầu tư độc lập Các công ty bảo hiểm có thể mua cổ phần ở mức không chi phối của các tổ chức đầu tư khác nhằm mở rộng và đa dạng hóa các hoạt động đầu tư của mình. 8.Đánh giá hiệu quả đầu tư trong doanh nhiệp bảo hiểm: a.Mục tiêu đánh giá: Mục tiêu đánh giá hiệu quả đầu tư trong công ty bảo hiểm là để công ty có thể kiểm soát và làm chủ những hạng mục đầu tư của mình, có chiến lược đầu tư hiệu quả và phù hợp với điều kiện của công ty cũng như tình hình thị trường. b.Những chỉ tiêu cơ bản để đánh giá hiệu quả của hoạt động đầu tư trong công ty bảo hiểm nhân thọ: *Giá trị hiện tại thuần NPV *Thời gian hoàn vốn PP *Tỷ suất hoàn vốn nội bộ IRR *Tỷ suất lợi nhuận đầu tư Nhưng suy cho cùng thì mọi sự đầu tư đều có mục đích lớn nhất là tối đa hóa lợi nhuận. Công ty bảo hiểm phải tính toán sao cho một đồng vốn bỏ ra thu được nhiều lợi nhuận nhất. Do đó việc đánh giá hiệu quả đầu tư của công ty bảo hiểm không nằm ngoài sự đánh giá thông qua chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận so với vốn đầu tư. II. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM: 1. Về tăng trưởng vốn đầu tư trở lại nền kinh tế: Các công ty bảo hiểm đã tạo lập được nguồn vốn lớn và dài hạn cho đầu tư phát triển kinh tế -xã hội .Tổng số tiền đầu tư của toàn ngành bảo hiểm trong thời gian ngắn đã đạt được một con số khả quan. : Năm 2007, các công ty bảo hiểm đã chú trọng đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cao. Hầu hết các công ty bảo hiểm đều thành lập bộ phận chuyên trách đầu tư, các công ty có quy mô lớn đã thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ. Các công ty bảo hiểm nhân thọ đã đầu tư vào nền kinh tế quốc dân 33.370 tỉ đồng, đa số là nguồn vốn trung dài hạn. Năm 2008, tổng số tiền đầu tư của bảo hiểm nhân thọ là 39.253 tỉ đồng (gồm cả 02 công ty mới là Great Eastern và Cathay Life), tăng 23,23% so với 2007. Đến cuối năm 2009, ngành bảo hiểm đã huy động, đầu tư trở lại nền kinh tế 66.913 tỷ đồng. Trong đó các, các công ty bảo hiểm nhân thọ đạt 47.600 tỷ đồng tăng 21,26% so với 2008. Năm 2010, ngành bảo hiểm đã huy động đầu tư trở lại nền kinh tế khoảng 92.809 tỷ đồng tăng gần 26 nghìn tỷ so với năm 2009. Tổng số tiền đầu tư năm 2010 của các công ty bảo hiểm nhân thọ đạt 52.063 tỷ đồng, tăng 5,16% so với năm trước. Đầu tư từ bảo hiểm nhân thọ chiếm tỷ trọng nhất định trong tổng vốn đầu tư , điều này càng khẳng định thêm vai trò của ngành bảo hiểm, đặc biệt là bảo hiểm nhân thọ trong việc đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn cho phát triển kinh tế. 2.Cơ cấu và hiệu quả đầu tư: Trước đây, các công ty bảo hiểm Việt Nam không quan tâm đến công tác đầu tư vốn, mà chủ yếu chỉ gửi ngân hàng để lấy lãi. Sở dĩ có hiện tượng này vì khi đó số lượng các công ty bảo hiểm còn ít, sự cạnh tranh trên thị trường chưa khốc liệt, việc làm ăn của các công ty này tương đối "dễ thở" nên họ chưa chú ý nhiều đến đầu tư. Việc cho vay, nếu có, thì chủ yếu dành cho các khách hàng lớn của công ty, nhằm củng cố quan hệ với khách hàng. Những năm gần đây, với sự ra đời và phát triển của TTCK, một số công ty bảo hiểm lớn đã phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược và công chúng để tăng vốn, thu về một lượng thặng dư vốn khá lớn. Mặt khác, các công ty sau một thời gian dài hoạt động đã tạo cho mình quỹ dự phòng bảo hiểm khá lớn, đây có thể coi là nguồn vốn huy động lý tuởng để công ty bảo hiểm nhân thọ đầu tư. Bên cạnh đó, số công ty bảo hiểm mới thành lập ngày càng nhiều, Các công ty mới ra sau yếu thế: vốn ít, quỹ dự trữ nghiệp vụ chưa có, năng lực nhân sự còn thiếu và yếu, chưa có thương hiệu, chưa có thị trường…, để tồn tại, nhiều công ty phải khai thác thị trường, khách hàng bằng bất cứ giá nào trong bối cảnh các công ty lớn đang thống lĩnh thị truờng. Ngoài ra, với cơ chế mở cửa thị trường, có rất nhiều các công ty bảo hiểm nước ngoài đã tham gia vào thị trường VN, với ưu thế về quy mô, bề dày lịch sử cũng như có được lượng vốn đầu tư lớn, đó sẽ là một thách thức không nhỏ đối với các công ty bảo hiểm Việt Nam trong việc cạnh tranh tìm kiếm thị phần trong nước.Việc cạnh tranh như thế dẫn đến hầu hết công ty lỗ nghiệp vụ.Điển hình là kết quả kinh doanh của tập đoàn Bảo Việt Chỉ tiêu (tỷ đồng) Năm 2009 16/10/07- 31/12/08 Thu phí bảo hiểm gốc 7393.4 8114.2 Thu phí nhượng tái bảo hiểm 151.7 166.5 Doanh thu thuần HĐ KDBH 5193.4 5974.8 Lợi nhuận thuần HĐ KDBH -890.3 -721.4 Lợi nhuận thuần HĐ Ngân hàng 161.8 0.0 Lợi nhuận thuần từ các HĐ khác -109.9 -136.9 Lợi nhuận HĐ tài chính 2061.6 1332.5 Lợi nhuận hoạt động khác 13.9 6.2 Lợi nhuận từ LD, LK 13.1 22.3 LNTT 1250.1 502.7 LNST 1011.5 325.6 LNST thuộc về cổ đông cty mẹ 891.8 529.5 EPS (đồng) 1556 924 Năm 2009, Bảo Việt Nhân Thọ tiếp tục bị lỗ hơn 890 tỷ đồng, tăng 169 tỷ so với niên độ kế toán trước. Với những diễn biến nêu trên, đặc biệt là để chống lỗ, đầu tư tài chính trở nên thiết yếu, quyết định đến sự sống còn của các công ty bảo hiểm nhân thọ. Trong các công ty kinh doanh bảo hiểm, một hoạt động không kém phần quan trọng đó là hoạt động đầu tư nguồn vốn từ phí bảo hiểm nhàn rỗi chưa phải bồi thường. Ở một số tập đoàn bảo hiểm lớn trên thế giới, lợi nhuận của công ty chủ yếu đến từ đầu tư, chứ không phải từ kinh doanh bảo hiểm đơn thuần. Ở Việt Nam, việc đầu tư nguồn vốn từ phí bảo hiểm nhàn rỗi và cả nguồn vốn chủ sở hữu còn rất yếu.Yếu là bởi vì hoạt động đầu tư bị bó hẹp, chưa đa dạng được các danh mục đầu tư (một mặt là vì trình độ quản lý dòng tiền đầu tư còn kém, năng lực chuyên môn còn hạn chế, mặt khác là vì chưa có hành lang pháp lý, chưa có môi trường đầu tư để doanh nghiệp có thể tiếp cận) nên lợi nhuận thu được chưa tương xứng với giá trị đầu tư bỏ ra, thậm chí thua lỗ do chiến lược đầu tư sai lầm. Cụ thể, vào thời điểm năm 2007-2009, khi những khoản lỗ của Vinashin chưa lộ ra, không ít doanh nghiệp sẵn sàng đầu tư vào đơn vị này, trong đó có Tập đoàn Bảo Việt. Theo đó, Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên mua đến 680 tỉ đồng mệnh giá trái phiếu doanh nghiệp của Vinashin. Thực tế, loại trái phiếu của Vinashin mà Tập đoàn Bảo Việt và các đơn vị thành viên đầu tư là trái phiếu doanh nghiệp không có bảo đảm. Việc đầu tư khoản tiền lớn như vậy vào Vinashin bắt nguồn từ các bộ phận chuyên môn của Bảo Việt và đơn vị thành viên thiếu căn cứ xác thực khi cho rằng Vinashin sẽ ngày càng phát triển và khẳng định thương hiệu trên thị trường quốc tế, chưa đầy đủ thông tin về thực trạng hoạt động kinh doanh của tập đoàn này. Không chỉ mua trái phiếu, Bảo Việt còn ký kết 34 hợp đồng tiền gửi tại Công ty Tài chính công nghiệp tàu thủy (VFC, thành viên của Vinashin) vượt quá hạn mức tín dụng, số dư tiền gửi của Bảo Việt tại VFC lên đến 406 tỉ đồng. Việc để vượt hạn mức tín dụng này thể hiện công tác quản trị nội bộ trong hoạt động tiền gửi của Tập đoàn Bảo Việt chưa tốt, tiềm ẩn rủi ro khi đơn vị nhận tiền gửi gặp khó khăn. Bảo Việt còn đầu tư vào lĩnh vực chứng khoán và thua lỗ với số tiền hàng trăm tỉ đồng. Cụ thể, tập đoàn đầu tư vào Công ty cổ phần chứng khoán Bảo Việt (BVSC), Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long, Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt và đều bị thâm hụt khoản đầu tư. Tính đến hết năm 2009, BVSC lỗ lũy kế hơn 122 tỉ đồng, Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Long lỗ gần 113 tỉ đồng, Quỹ đầu tư chứng khoán Bảo Việt chỉ còn 95,2% giá trị quỹ khi mới thành lập.Nguyên nhân chính là do đơn vị này kinh doanh nhiều loại cổ phiếu, trong đó có loại mua khi thị trường chứng khoán tăng mạnh và đến khi suy thoái phải lập dự phòng giảm giá dẫn đến lỗ. Bảng tổng hợp cơ cấu đầu tư của công ty bảo hiểm nhân thọ 2007-2010 Chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 Cổ phiếu, các hình thức khác và Góp vốn 18,11% 7,6% 12,94% 13,08% Cho vay 8,90% 10,15% 10% Trái phiếu CP 56,64% 58,1% 57,26% 41,05% Tiền gửiTCTD 15,65% 16,25% 19,04% 18,85% Khác 0,69% 7,95% 0,76% Ủy thác đầu tư 27,02% Năm 2007: Đây là năm đầu tiên Việt thực hiện các cam kết khi trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức Thương mại quốc tế WTO. Nền kinh tế Việt tiếp tục mở cửa và hội nhập quốc tế với mức độ sâu rộng hơn với nhiều cơ hội và thách thức cho sự nghiệp phát triển nền kinh tế xã hội nói chung và ngành bảo hiểm nói riêng.Sự kỳ vọng về phát triển kinh tế kết hợp với việc sức ép cạnh tranh ngày một tăng nên xét về cơ cấu danh mục đầu tư: Cổ phiếu, các hình thức khác và góp vốn chiếm một tỷ trọng khá cao,các công ty bảo hiểm tin rằng các doanh nghiệp mà mình góp vốn hoặc mua cổ phiếu sẽ tiếp tục phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế, qua đó có thể gia tăng lợi nhuận và sức cạnh tranh. Đặc biệt năm 2007, các doanh nghiệp bảo hiểm đã chú trọng đầu tư nguồn vốn chủ sở hữu và dự phòng nghiệp vụ đem lại lợi nhuận cao. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm đều thành lập bộ phận chuyên trách đầu tư, các doanh nghiệp có quy mô lớn đã thành lập ngân hàng, công ty chứng khoán, công ty đầu tư tài chính, công ty quản lý quỹ. Năm 2008: Theo Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam, trong năm 2008 hầu hết các công ty bảo hiểm đều tăng trưởng doanh thu và lãi, riêng phần lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm đã đạt mức tăng cao nhất từ trước tới nay. Năm 2008 cũng cho thấy sự thay đổi cơ cấu trong danh mục đầu tư các công ty bảo hiểm, đã có một sự chuyển hướng đầu tư vào cổ phiếu và góp vốn sang các kênh đầu tư khác. Sở dĩ có sự chuyển hướng trên là vì thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nhỏ, chế tài xử phạt còn thiếu và chưa có tính răn đe, thiếu minh bạch khiến những hành vi nội gián, lũng đoạn thị trường càng có cơ hội phát triển. Sang năm 2008,TTCK Việt Nam bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tất cả những điều này đã làm cho thị trường chứng khoán tại Việt Nam mang đầy tính rủi ro. Hầu hết các công ty bảo hiểm chưa dám tăng tỷ trọng, cơ cấu đầu tư vào chứng khoán nên mức độ bị ảnh hưởng bởi sự biến động thị trường không nhiều. Lợi nhuận của các công ty bảo hiểm có được trong năm 2008 chủ yếu là do đầu tư tài chính từ vốn chủ sở hữu, thặng dư vốn và dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.Đặc biệt, giai đoạn giữa năm 2008, Nhà nước thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ, làm cho lãi suất tiền gửi ngân hàng tăng cao ,lãi suất bình quân cả năm từ 10% - 12%/năm. Năm 2009: Đầu năm 2009, nền kinh tế xã hội Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề của khủng hoảng suy thoái kinh tế toàn cầu nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh hoạt động giảm sút hoặc cầm chừng, công nhân thiếu việc làm giảm sút thu nhập. Điều này dự báo sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm và tính an toàn cho hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm trong suốt năm 2009. Cũng vào đầu năm 2009, ngân hàng thương mại hạ thấp lãi suất tiết kiệm còn 4% - 5%/năm, thị trường bất động sản đóng băng, thị trường chứng khoán tiếp tục mất điểm, môi trường đầu tư của các doanh nghiệp bảo hiểm cũng vì thế mà ngày càng khó khăn và bị thu hẹp, mục tiêu đa dạng hóa các danh mục đầu tư dường như là bất khả thi. Trước tình hình trên, bắt đầu từ Quý II/2009, chính phủ thực hiện hàng loạt giải pháp kích cầu cho vay hỗ trợ lãi suất, đẩy mạnh đầu tư công, giảm thuế VAT, thuế trước bạ cho một số mặt hàng, giảm và giãn thuế TNDN 2008, miễn thuế TNCN 6 tháng đầu năm 2009. Những giải pháp trên đã phát huy tác dụng tích cực, ngành bảo hiểm nắm bắt những cơ hội trên để cơ cấu lại các danh mục đầu tư, gia tăng hoạt động góp vốn và đầu tư vào cổ phiếu, điều này khiến cho hiệu quả đầu tư trong năm 2009 gia tăng rõ rệt.Doanh thu từ hoạt động đầu tư của các công ty bảo hiểm dù tăng nhưng vẫn còn khá khiêm tốn so với tiềm năng. Sở dĩ các công ty trong nước đạt được hiệu quả đầu tư cao hơn bởi hình thức đầu tư đa dạng hơn, trong khi các công ty bảo hiểm có vốn đầu tư nước ngoài chủ yếu đầu tư dưới hình thức gửi tiền tại các tổ chức tín dụng (chiếm gần 90%). Năm 2010: Bước vào năm 2010, ngành bảo hiểm gặp không ít khó khăn từ nền kinh tế xã hội, sự kiện Vinashin làm cho một số công ty BH tồn đọng phí bảo hiểm chưa thu được. Giá vàng, tỉ giá ngoại hối và lãi suất thay đổi ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động đầu tư tài chính của các doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ. Năm 2010 cũng là năm cho thấy sự thay đổi rõ nét về tỷ lệ phần trăm cơ cấu trong danh mục đầu tư (sự dịch chuyển từ đầu tư trái phiếu chính phủ sang đầu tư ủy thác).Đầu tư dưới hình thức ủy thác đầu tư chiếm tỷ trọng cao do thị trường chứng khoán đã sụt giảm trong một thời gian rất dài,theo đánh giá hiện giờ đã chạm đáy nên các công ty bảo hiểm bắt đầu có sự đầu tư trở lại thị trường này thông qua các công ty quản lý quỹ,mặt khác đầu tư thông qua các công ty này cũng để “lách luật” do Nhà nước quy định các công ty bảo hiểm chỉ được đầu tư cổ phiếu trong một giới hạn nhất định, đồng thời các công ty này có sự tách biệt với công ty bảo hiểm với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp giúp việc đầu tư được dễ dàng hơn ,công ty bảo hiểm không phải tốn chi phí đào tạo nhiều. Các công ty bảo hiểm nhân thọ có rất nhiều hợp đồng dài hạn hay nói cách khác là nghĩa vụ của các công ty bảo hiểm nhân thọ cũng trong dài hạn nên các công ty bảo hiểm nhân thọ phải tìm kiếm những phương tiện, những sản phẩm đầu tư dài hạn tốt nhất và phù hợp nhất với nghĩa vụ đó. Nếu dựa trên triết lý đó thì rõ ràng, trái phiếu chính phủ vẫn là công cụ đầu tư chủ yếu của các công ty bảo hiểm nhân thọ. NHẬN XÉT: Nhìn vào danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm thì có thể dễ dàng nhận thấy, hai kênh đầu tư : trái phiếu chính phủ và gửi tại các tổ chức tín dụng được đa số các công ty bảo hiểm nhân thọ lựa chọn nhằm bảo đảm tính an toàn của nguồn vốn và khả năng chi trả cho khách hàng. Nguyên nhân lớn nhất là thị trường chứng khoán ở Việt Nam chưa phát triển, số lượng công ty niêm yết còn hạn chế. Hoạt động kinh doanh bất động sản chưa được chuẩn hóa theo nguyên tắc kinh tế thị trường. Danh mục đầu tư hiện tại đã đem lại thu nhập ổn định, an toàn cho công ty bảo hiểm trong giai đoạn nền kinh tế có nhiều bất ổn. Nhưng khi kinh tế phục hồi, thị trường tài chính cải thiện, nếu tiếp tục duy trì cơ cấu đầu tư này sẽ làm giảm hiệu quả sử dụng vốn của các công ty bảo hiểm do tỷ suất lợi nhuận đem lại tương đối thấp. Vì thế, khi được đầu tư đúng địa chỉ, nguồn vốn thu được từ tiền phí BH sẽ sinh lời và đóng góp hữu ích cho xã hội. Vai trò của đầu tư tài chính đối với công ty bảo hiểm nhân thọ là vô cùng quan trọng,nó được xem là cánh tay chủ lực của các công ty này do tình hình cạnh tranh quá gây gắt trên thị trường bảo hiểm Việt Nam nói chung và thị trường bảo hiểm nhân thọ nói riêng. 3. Vài nét về đầu tư tài chính của các công ty bảo hiểm nhân thọ trên thế giới BẢNG CƠ CẤU ĐẦU TƯ CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM TẠI MỘT SỐ QUỐC GIA DANH MỤC ĐẦU TƯ NĂM ANH (%) PHÁP(%) NHẬT BẢN(%) TRÁI PHIẾU 2001 30,9 68,6 41,8 2002 38,2 64,7 38,1 2003 37 66,9 44,6 CỔ PHIẾU 2001 50,8 19 30,7 2002 45,3 21,4 29,5 2003 44 18,9 26,8 BẤT ĐỘNG SẢN 2001 7,1 8,6 6,2 2002 8,5 9,1 7,3 2003 8,9 9,3 5,9 TIỀN GỬI NGÂN HÀNG 2001 3,2 1,4 9,1 2002 1,5 2,1 8,4 2003 2,7 1,7 7,7 ĐẦU TƯ KHÁC 2001 8 2,4 12,2 2002 6,5 2,7 16,7 2003 7,4 3,2 15 Dựa vào bảng trên ta thấy các công ty bảo hiểm nhân thọ ở các quốc gia khác thì trái phiếu và cổ phiếu là 2 kênh đầu tư chiếm tỷ trọng nhất và có xu hướng ngày càng tăng lên còn tiền gửi ngân hàng có xu hướng giảm và tỷ trọng của kênh đầu tư này cũng nhỏ trong cơ cấu đầu tư chứ không ở mức cao như các công ty ở Việt Nam, đặc biệt ở nhờ thị trường chứng khoán phát triển mà các công ty bảo hiểm ở nước Anh đầu tư vào cổ phiếu nhiều hơn vào trái phiếu, đây là cơ hội đầu tư vừa an toàn mà lại sinh lợi cao. Thực ra tỷ lệ tiền gửi ngân hàng quá cao ở Việt Nam cho thấy sự đầu tư không hiệu quả vì một phần theo quy định các công ty này phải gửi tại ngân hàng một phần nữa thì ngoài kênh an toàn như trái phiếu ra thì các môi trường đầu tư của các kênh khác thường bất ổn và chứa đựng nhiều rủi ro do vậy để đảm bảo tính thanh khoản và nguyên tắc an toàn và khả năng sinh lợi trái phiếu và tiền gửi ngân hàng được các công ty BHNT ở Việt Nam ưu tiên, còn ở các quốc gia phát triển thị trường tài chính phát triển, trong đó có thị trương chứng khoán, cổ phiếu có tính thanh khoản cao và an toàn hơn ở Việt Nam nhiều. Đối với kênh bất động sản, đây chưa phải là kênh đầu tư được ưa chuộng bởi tính thanh khoản của nó chưa cao của nó, ngoài ra đầu tư vào loại tài sản này cũng chứa đựng nhiều rủi ro do nó gắn liền với chính sách quy hoạch của nhà nước. Đây là một ví dụ cụ thể về danh mục đầu tư của SwissRe vào quý 1 năm 2011, ví dụ này được đưa ra nhằm xem xét sự đa dạng trong cơ cấu đầu tư của một công ty bảo hiểm ở nước ngoài. Swissre công ty bảo hiểm và tái bảo hiểm đồng thời cung ứng các giải pháp quản trị rủi ro, được thành lập từ 1863. Sau đây là biểu đồ danh mục đầu tư của SwissRe Q1/2011: Trong danh mục đầu tư này, ngoài các kênh đầu tư quen thuộc như trái phiếu chính phủ,trái phiếu doanh nghiệp, tiền gửi ngân hàng, góp vốn liên doanh, bất động sản và cho vay ra thì Swissre đa dạng hóa danh mục đầu tư, giảm thiểu rủi ro cho mình bằng các kênh đầu tư mà có thể xem là quá mới mẻ ở Việt Nam như là: Các sản phẩm chứng khoán hóa ( securitized products) trong đó có:mortgage-backed securities (chứng khoán sinh ra từ sử dụng huy động vốn bằng hình thức đòn bẩy tài chính thông qua việc Cổ phiếu hóa các khoản vay nợ mua nhà) Derivative fanancial instruments ( các công cụ tài chính phái sinh) đây là công cụ hữu hiệu cho các công ty bảo hiểm trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá, rủi ro lãi suất và sự biến động giá. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ khi mà các khỏan đầu tư của các công ty này là dài hạn. Nhận xét: nhờ thị trường tài chính phát triển, Swissre có thể đa dạng hóa tốt danh mục đầu tư của mình, đảm bảo được khả năng thanh khoản an toàn vốn và sinh lời cao. Các công ty ở Việt Nam muốn thực hiện được như vậy thì cần có môi trường đầu tư an toàn và đa dạng các kênh đầu tư và sự chuyên nghiệp trong việc đầu tư. III.HẠN CHẾ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ Ở VIỆT NAM: Như đã phân tích ở trên, đầu tư tài chính trong doanh nghiệp bảo hiểm có một vị trí quan trọng không những trong công ty mà còn đối với nền kinh tế.Tuy nhiên ,hiện nay tình hình đầu tư của các công ty bảo hiểm vẫn còn ít so với tiềm năng của ngành mà lý do chính là sự e dè,lo ngại của các công ty bảo hiểm nhân thọ,đặc biệt là các công ty bảo hiểm nhân thọ nước ngoài. Chính điều này đã tạo nên một rào cản rất lớn cho sự phát triển các công ty bảo hiểm do hiện nay ở nước ngoài ,đầu tư tài chính mang lại một nguồn lợi nhuận rất lớn cho các công ty ,giúp giảm phí bảo hiểm,củng cố tài chính để phát triển.Nguyên nhân chính không phải vì họ không biết hay không làm được mà do môi trường đầu tư ở Việt Nam vẫn còn kém hấp dẫn mà chủ yếu là do sự thiếu minh bạch trong thị trường-một nhân tố quan trọng cho sự phát triển trong ngành tài chính, trong khi đó các công ty bảo hiểm nhân thọ phải đảm bảo tính thanh khoản và nguyên tắc an toàn vốn lên trên hết. Hạn chế: 1.Sự chưa hoàn thiện trong hệ thống pháp luật Việt Nam: Sự thiếu minh bạch là vấn đề tồn tại trong nền kinh tế Việt Nam từ lâu ,tạo nên tâm lý e ngại trong các nhà đầu tư,đặc biệt là nhà đầu tư nước ngoài mà điển hình nhất là ở 2 thị trường bất động sản và chứng khoán.Sự thiếu minh bạch xuất phát từ chính hệ thống luật pháp khi các bộ luật của nước ta tuy nhiều và có sự thay đổi liên tục nhưng thật ra khi bắt tay vào thực hiện lại thấy c̣òn sơ sài,mang tính chung chung chứ chưa đi sâu vào tiểu tiết. Các thông tư ,nghị định mới thường xuyên được ban hành nhưng chưa theo kịp sự phát triển của thị trường ,dẫn tới khi ra một đạo luật mới thì đã không còn phù hợp với diễn biến của thị trường thì làm sao pháp luật có thể là một công cụ tốt để điều hành thị trường nữa.Bản thân chính sách điều hành của Nhà nước vẫn còn chưa tốt thì làm sao các nhà đầu tư của có thể an tâm đầu tư. Ở thị trường bất động sản, các văn bản pháp luật như Nghị định 71 và Thông tư 16 được ban hành đã xóa bỏ hình thức huy động vốn thông qua hợp đồng viết tay, cho phép 20% giao dịch không qua sàn giao dịch bất động sản …. Nghị định 71 được xem như một lời giải góp phần đưa thị trường đến gần với thị trường chuyên nghiệp hơn.Tuy nhiên trong thực tế liệu có thật sự tốt như vậy không khi 20% giao dịch ngoài sàn đó có được quản lý tốt hay từ đó lại phát sinh các tệ nạn như tham nhũng…các ngôi nhà được bán với giá rẻ , bỏ túi riêng phần tiền hoa hồng do bán nhà rẻ đó để rồi phần tiền đó lại được bù đắp bằng việc tăng chi phí ,giá nhà đội lên cao khiến việc bán trở nên khó khăn, gây tổn thất cho nhà đầu tư. 2.Môi trường đầu tư ở nước ta còn nhiều bất ổn, tiềm ẩn nhiều rủi ro: Khác với các doanh nghiệp khác, ngoài vấn đề lợi nhuận, các công ty bảo hiểm còn phải lo lắng đến vấn đề đảm bảo tính thanh khoản để chi trả cho khách hàng bất kỳ lúc nào.Vì vậy, nguyên tắc an toàn luôn được các doanh nghiệp đặt lên hàng đầu trong các hoạt động đầu tư.Ở các nước khác ,để đầu tư vào bất cứ một lĩnh vực nào,đặc biệt đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ,họ đều phải dự đoán xu hướng phát triển của thị trường đó như thế nào, có tiềm năng hay không,từ đó đánh giá mức độ rủi ro cao hay thấp rồi mới quyết định đầu tư.Ngược lại, ở Việt Nam, các công ty hầu như không làm được điều này đặc biệt là đối với thị trường chứng khoán và bất động sản . Thị trường bất động sản Việt Nam từ năm 2007 đến nay đã biến chuyển không ngừng. Bắt đầu từ giữa năm 2007,giá nhà đất tăng chóng mặt,xuất hiện hiện tượng đầu cơ(ước tính 60% khách hàng là giới đầu cơ), chưa xây xong mà đã huy động vốn từ phía khách hàng.Đến năm 2008,giá bất động sản tiếp tục tăng cao, chủ yếu do hiện tượng đầu cơ. Đầu năm 2009, thị trường bất động sản bắt đầu có dấu hiệu hồi phục nhẹ.Tuy nhiên, Giai đoạn cuối quý 3 và đầu quý 4 đã xảy ra một diễn biến trái ngược của hai khu vực lớn là Hà Nội và TP.HCM. Tại TP.HCM, sau khi tăng nóng vào khoảng tháng 4-6, thị trường bất động sản lại nhanh chóng rớt giá thảm hại, những lô đất đắc địa giá giảm tới 30-40%. Ngược lại, tại thị trường nhà đất tại Hà đặc biệt là thị trường nhà chung cư trở nên “sốt nóng” bất thường, thậm chí vượt đỉnh “sốt” của năm 2007. Nhiều dự án giá tăng tới 40-50%, giao dịch tăng 30-50% so với đầu tháng 9, “bong bóng” nhà đất xuất hiện. Tuy nhiên “bong bóng” này bắt đầu xì hơi cuối tháng 11, giá giảm mạnh tại các dự án mới (20-30%), giao dịch thưa thớt.. Hiện tượng này xuất phát từ việc nhà đầu cơ bắt đầu xả hàng, số khác lướt sóng, buộc phải bán tháo khi đến kỳ hạn góp vốn. Các công ty bảo hiểm nhân thọ chủ yếu đầu tư các khoản mục dài hạn chứ ít khi đầu tư ngắn hạn để kiếm lời ,nhưng với diễn biến ở thị trường bất động sản Việt Nam chỉ trong một thời gian ngắn đã có nhiều diễn biến phức tạp ,hầu hết lại chỉ đầu cư với tính chất ngắn hạn mua đi –bán lại dẫn đến nhiều rủi ro khi không dự đoán được thị trường thì có công ty bảo hiểm nào mạnh dạn đầu tư để gánh chịu rủi ro khi nguyên tắc quan trọng nhất khi đầu tư của các công ty bảo hiểm là an toàn và phải đảm bảo tính thanh khoản. 3.Việc kiểm tra ,giám sát của nhà nước chưa chặt chẽ, xử lý vi phạm chưa nghiêm minh: Ở Việt Nam cũng đã ra nhiều văn bản luật quy định về tính minh bạch ,tuy nhiên sau khi được ban hành thì vấn đề thực thi văn bản pháp luật đó chưa được quan tâm đúng mức.Tuy nói các văn bản luật đó quy định về tính minh bạch tuy nhiên lại chỉ mới ở mức chung chung ,khi đi vào thực tế xử lý các tình huống lại chưa vận dụng được ,nhiều lỗ hổng khiến nhiều người lợi dụng để lách luật ,cuối cùng mọi việc cũng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docĐầu tư tài chính trong các công ty bảo hiểm.doc
Tài liệu liên quan