MỤC LỤC
Trang
A. Mở bài 1
B. Nội dung 2
I. Các thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay: 2
1. Tính tất yếu khách quan phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam. 2
1.1. Khái niệm thành phần kinh tế 2
1.2. Tính tất yếu của kinh tế nhiều thành phần ở nước ta 2
2. Năm thành phần kinh tế ở nước ta hiện nay. 3
2.1. Thành phần kinh tế nhà nước: 3
2.2. Thành phần kinh tế tập thể: 4
2.3.Kinh tế tư nhân 5
2.4. Thành phần kinh tế tư bản nhà nước. 6
2.5. Thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. 6
3. Tính thống nhất và mâu thuẫn của các thành phần kinh tế 7
4. Xu hướng và định hướng phát triển 9
II. Thành phần kinh tế nhà nước. 11
1. Vị trí, vai trò của thành phần kinh tế Nhà nước. 11
1.1. Khái niệm 11
1.2. Các bộ phận cấu thành kinh tế nhà nước 12
1.3. Vị trí của thành phần kinh tế nhà nước 14
1.4. Vai trò của kinh tế nhà nước 15
2. Hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta 26
3. Những giải pháp để khu vực kinh tế nhà nước xác lập và thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay. 33
C- Kết luận 39
D- Danh mục tài liệu tham khảo 40
41 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 41542 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hãy nêu các thành phần kinh tế của nước ta hiện nay theo Đại hội Đảng X, Giải pháp để thành phần kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế nhiều thành phần, Liên hệ thực tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iển của nền kinh tế. Khu vực kinh tế nhà nước chiếm giữ phần lớn các nguồn lực từ tài sản, đất đai đến nguồn vốn tài chính, vốn con người, đồng thời có những đóng góp nhiều nhất cho tăng trưởng kinh tế. Trong năm 2003, khu vực kinh tế nhà nước hiện có khoảng 5.175 doanh nghiệp, chiếm 56,5% tổng vốn đầu tư phát triển và đóng góp hơn 38% GDP (xem Bảng 2). Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo, thậm chí độc quyền trong nhiều ngành kinh tế, nhất là những ngành có vị trí then chốt như bưu chính – viễn thông, hàng không, điện lực... Khu vực này đã sản xuất ra 39,5% giá trị sản lượng công nghiệp, trên 50% kim ngạch xuất khẩu và 23,7% tổng thu ngân sách nhà nước. Hầu hết các hoạt động sản xuất và dịch vụ công ích đều cho doanh nghiệp nhà nước đảm nhiệm.
Bảng 2: Tỷ trọng đóng góp của khu vực kinh tế nhà nước trong nền kinh tế.
Đơn vị tính: %
2001
2002
2003
Đóng góp cho GDP (giá thực tế)
38,4
38,31
38,22
Đóng góp cho tổng vốn đầu tư phát triển (giá thực tế)
58,1
56,2
56,5
Đóng góp cho tổng thu ngân sách
22,28
23,37
23,71
Tỷ trọng trong tổng lực lượng lao động
-
4,8
1.4. Vai trò của kinh tế nhà nước
Nước ta đang trong thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế của chúng ta là nền kinh tế nhiều thành phần. Định hướng xã hội chủ nghĩa trong kinh tế đòi hỏi phải có vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.
Với tiềm lực vật chất to lớn, gồm nhiều bộ phận hợp thành mà không một thành phần kinh tế nào khác có được, và trên nền tảng sở hữu toàn dân và quyền lực chính trị của Nhà nước, khu vực kinh tế nhà nước của chúng ta có đầy đủ tiền đề để thực hiện vai trò chủ đạo. Bởi vì bộ phận kinh tế nhà nước, một mặt, quyết định quỹ đạo phát triển của nền kinh tế cả nước, mặt khác, bảo đảm duy trì cân bằng quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tất nhiên, khu vực kinh tế nhà nước thật sự nắm được vai trò chủ đạo hay không, điều này còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả chủ quan và khách quan.
Chủ đạo có nghĩa là chi phối toàn bộ hoạt động của một hệ thống nào đó. Khu vực kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo có nghĩa là nó phải có khả năng chi phối xu thế phát triển kinh tế – xã hội. Như vậy có nghĩa, chất lượng của sự định hướng, sự khống chế của khu vực kinh tế Nhà nước phải coi trọng chứ không nhấn mạnh đến số lượng đơn vị, tỉ trọng của nó trong nền kinh tế quốc dân. Nếu chỉ nhấn mạnh và tuyệt đối hoá vai trò chủ đạo về số lượng đơn vị, tỉ trọng của khu vực kinh tế nhà nước sẽ dẫn đến việc xây dựng các thành viên của khu vực này một cách tràn lan, gượng ép, kinh doanh kém hiệu quả, không những không giữ được vai trò chủ đạo mà còn là gánh nặng cho nền kinh tế.
Mặc dù vậy, cho đến nay vẫn không ít ý kiến cho rằng vai trò chủ đạo này chỉ nên đặt cho hệ thống doanh nghiệp nhà nước hơn là cho kinh tế nhà nước. Theo chúng tôi, quan niệm này là chưa hợp lý. Bởi tuy hệ thống doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chủ yếu tạo ra tiềm lực vật chất nhà nước, là nơi trực tiếp hình thành và nuôi dưỡng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, là lực lượng kinh tế đồng thời cũng là một công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô của Nhà nước, nhưng bên cạnh nó còn có nhiều bộ phận khác nhau của kinh tế nhà nước (ngân hàng nhà nước, kho bạc nhà nước, ngân sách nhà nước,...) mà khả năng điều tiết kinh tế vĩ mô (định hướng, thúc đẩy...) của chúng rất to lớn. Mặt khác, khi nói kinh tế nhà nước là nói tới tất cả các bộ phận của kinh tế nhà nước với các thuộc tính tiến hành của thành phần kinh tế đại diện cho phương thức sản xuất mới – phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa. Trong thành phần kinh tế tiến bộ có sứ mệnh tự khẳng định bằng bản chất ưu việt của mình, kinh tế nhà nước góp phần cùng các thành phần kinh tế tiến bộ khác cải hoá các thành phần và hình thức kinh tế của phương thức sản xuất cũ trong quỹ đạo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Tuy vậy, để thực hiện được vai trò chủ đạo, bản thân khu vực kinh tế nhà nước phải đủ mạnh. Bởi vì, “lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất”, vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước phải được thông qua lực lượng vật chất đủ mạnh cải tạo các khu vực kinh tế khác đi theo quỹ đạo chung, không thể lấy ý muốn chủ quan hay ý chí chính trị áp đặt cho nó. ý chí đó phải được đảm bảo bởi lực lượng vật chất đủ sức tác động, định hướng, chi phối trực tiếp tới nền kinh tế.
Do vậy, vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước phải được thể hiện ở các nội dung sau:
- Thứ nhất, kinh tế nhà nước trở thành lực lượng vật chất và công cụ sắc bén để Nhà nước thực hiện chức năng định hướng, điều tiết và quản lý vĩ mô nền kinh tế. Trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước với tư cách là một yếu tố, một chủ thể kinh tế đặc biệt của nền kinh tế đất nước. Nó có vai trò vĩ mô điều hành trên phạm vi toàn bộ nền kinh tế làm cho nền kinh tế thị trường hoạt động thông suốt, tạo lập những cân đối lớn theo định hướng xã hội chủ nghĩa mà thị trường không tự điều chỉnh được.
Đây là một trong những vai trò cực kỳ quan trọng của kinh tế nhà nước. Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường mặc dù sự can thiệp của Nhà nước là cần thiết và đúng đắn nhưng nếu không có một lực lượng kinh tế mạnh làm hậu thuẫn thì trong nhiều trường hợp sự can thiệp đó có thể bị cơ chế thị trường vô hiệu hoá. Mặt khác, trong cơ chế thị trường Nhà nước thường xuất hiện như một chủ thể kinh tế có lợi ích độc lập với các chủ thể kinh tế khác và trong một số trường hợp lợi ích của Nhà nước có thể mâu thuẫn với lợi ích cục bộ của kinh tế tư bản tư nhân. Chính vì vậy, trong nhiều trường hợp sự điều tiết của Nhà nước có thể không thuận chiều với động cơ lợi nhuận và lợi ích cá nhân của các chủ thể kinh tế khác. Để đảm bảo hiệu lực điều tiết, Nhà nước cần một tiềm lực kinh tế đủ để hoặc đền bù xứng đáng cho sự thua thiệt về lợi ích của các chủ thể kinh tế, hướng họ hành động theo mục tiêu Nhà nước định ra, hoặc đủ sức cạnh tranh thắng thế của thành phần kinh tế khác. Tiềm lực kinh tế ấy do khu vực kinh tế nhà nước cung cấp phần rất cơ bản.
- Thứ hai, hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước là nhằm mở đường, hướng dẫn, hỗ trợ, thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế khác (chức năng tạo lập môi trường). Tức là, nó phải tạo được tiền đề thuận lợi để khai thông và vận dụng mọi nguồn lực ở tất cả các thành phần khác nhau vì sự tăng trưởng chung của nền kinh tế, bảo đảm nền kinh tế phát triển đúng mục tiêu đã chọn..
- Thứ ba, kinh tế nhà nước là lực lượng xung kích chủ yếu thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân, của các thành phần kinh tế đã khẳng định. Nhưng trong bối cảnh tiềm lực của khu vực dân doanh còn chưa đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ nặng nề do quá trình công nghiệp hoá đặt ra nên trong giai đoạn hiện nay kinh tế nhà nước, đặc biệt là đầu tư mới của Nhà nước, vẫn là lực lượng chủ chốt đi đầu trong quá trình chuyển nước ta thành nước công nghiệp hiện đại, văn minh, tiến bộ. Để đảm đương được nhiệm vụ này, khu vực kinh tế nhà nước phải huy động tổng lực, trước hết là chiến lược đầu tư đúng đắn, trong đó bao hàm cả đầu tư trực tiếp của Nhà nước lẫn chính sách khuyến khích để tập thể và tư nhân tập trung vào các ngành mũi nhọn, tạo đà tăng trưởng nhanh cho nền kinh tế. Tiếp nữa là nỗ lực về tài chính và ngoại giao, chính trị để thực thi chiến lược chuyển giao công nghệ có hiệu quả với phương hcâm kế thừa tích cực tiến bộ kỹ thuật mà loài người đã đạt được. Đồng thời với các nỗ lực trên là chiến lược về đào tạo, chiến lược tranh thủ chất xám của thế giới; là nỗ lực chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhà nước không tiến hành công nghiệp hoá một cách đơn độc như trước kia mà trở thành hạt nhân tổ chức, thu hút và định hướng để lôi kéo tất cả các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào quỹ đạo công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Thứ tư, kinh tế nhà nước nắm giữ các vị trí then chốt trong nền kinh tế nhằm đảm bảo các cân đối vĩ mô của nền kinh tế cũng như tạo đà tăng trưởng lâu dài, bền vững và hiệu quả cho nền kinh tế. Đó là các lĩnh vực như công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất quan trọng, các ngành công nghiệp mũi nhọn, kết cấu hạ tầng vật chất cho nền kinh tế như giao thông, tài chính, năng lượng... các ngành có ảnh hưởng to lớn đến kinh tế đối ngoại như các liên doanh lớn, xuất nhập khẩu quy mô lớn, hoặc các lĩnh vực liên quan đến an ninh, quốc phòng và trật tự xã hội. Tuy nhiên, quan điểm nắm giữ vị trí then chốt được hiểu theo một cách linh động, có nghĩa là Nhà nước không độc quyền cân nắhc trong các lĩnh vực ấy mà cần có hợp tác liên doanh hợp lý với các thành phần kinh tế khác, nhất là trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng, xuất nhập khẩu và công nghiệp. Hơn nữa, sự cần thiết để Nhà nước kiểm soát từng khu vực cụ thể cũng được xem xét theo từng khu vực cụ thể cũng được xem xét theo từng thời kỳ, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp mũi nhọn. Khi thành lập, thì đầu tư của Nhà nước sẽ là chủ yếu. Khi ngành sản xuất mới đã đi vào ổn định không nhất thiết cần đầu tư Nhà nước thì có thể chuyển giao cho các thành phần kinh tế khác đảm nhiệm. Ngược lại, cũng có những lĩnh vực lúc đầu Nhà nước chưa cần đầu tư nhưng đến lúc nào đó rất cần đến đầu tư trực tiếp của Nhà nước thì có thể chuyển những cơ sở kinh tế đó sang hình thức sở hữu nhà nước bằng cách Nhà nước đứng ra mua cổ phiếu hoặc quốc hữu hoá có đền bù cơ sở sản xuất tư nhân đó.
Kinh tế nhà nước phải tạo ra lượng hàng hoá và dịch vụ khả dĩ chi phối được giá cả thị trường, dẫn đến giá cả thị trường bằng chính chất lượng và giá cả của sản phẩm và dịch vụ do mình cung cấp. Mặt khác trong điều kiện toàn cầu hoá kinh tế, cuộc cách mạng khoa học – công nghệ phát triển như vũ bão, để giữ vững độc lập dân tộc và sự ổn định về kinh tế – xã hội, kinh tế nhà nước càng phải vững mạnh và giữ vững vị trí then chốt trong nền kinh tế.
Vai trò của kinh tế nhà nước xét trên các lĩnh vực cụ thể có các nội dung như sau:
- Trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội như đường sắt, vận tải biển, hàng không, sân bay, đường biển, mạng lưới điện quốc gia, các khâu quan trọng của bưu chính – viễn thông, hệ thống thuỷ lợi lớn tưới tiêu cho nông nghiệp và chống thiên tai, cung cấp nước sạch..., kinh tế nhà nước phải là nòng cốt, có vai trò quyết định, tạo điều kiện mở đường cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đồng thời phát huy sức vốn cùng tham gia, nhất là ở những khâu có khả năng thu hồi vốn tương đối nhanh và có lãi. ở các đô thị và ven tỉnh, Nhà nước cần đầu tư tổ chức một bộ phận vận dụng hành khách hiện đại, văn minh và an toàn dưới hình thức công ty cổ phần có vốn nhà nước chi phối, làm nòng cốt trong lực lượng vận tải hành khách của các thành phần kinh tế.
- Trong công nghiệp, kinh tế nhà nước phải đi đầu làm nòng cốt trong một số ngành mà nền kinh tế nước ta nhất thiết phải có để tạo cơ sở cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, như luyện kim, cơ khí chế tạo máy, hoá chất cơ bản, phân bón, khai thác khoáng sản có trữ lượng lớn, quý hiếm, sản xuất một số vật liệu xây dựng và linh kiện quan trọng, những ngành công nghệ cao như công nghệ điện tử, công nghệ tin học (trước mắt là phát triển phần mềm), công nghệ sinh học; đồng thời phải quan tâm đáp ứng có chọn lọc một số nhu cầu thiết yếu của nhân dân và cả cho xuất khẩu, với chất lượng cao, mẫu mã và giá cả phù hợp với thị hiếu và sức mua của các tầng lớp dân cư.
- Kinh tế nhà nước trong nông lâm, ngư nghiệp phải hỗ trợ kinh tế hợp tác và kinh tế hộ sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; phải làm đòn bẩy trong xây dựng kết cấu hạ tầng nông thôn, đưa công nghệ mới vào sản xuất, phát triển công nghiệp chế biến, phát huy vai trò là trung tâm công nghiệp – dịch vụ, trung tâm chuyển giao khoa học công nghệ, trung tâm văn hoá trên địa bàn. Thương nghiệp nhà nước liên kết chặt chẽ với các doanh nghiệp thuộc mói thành phần kinh tế, thu hút và hướng dẫn họ trong mạng lưới đại lý của hệ thống thương mại nông thôn; nắm đại bộ phận lực lượng bán buôn, chi phối bán lẻ những mặt hàng chủ lực, thiết yếu cho sản xuất và đời sống, điều tiết và bình ổn giá cả có lợi cho nông dân.
- Thương nghiệp nhà nước phải giữ vững vai trò nòng cốt, chi phối trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá đối với khâu xuất nhập khẩu, những ngành hàng và địa bàn quan trọng: chi phối bán buôn và tổ chức tốt dự trữ lưu thông những mặt hàng thiết yếu cho cả sản xuất và đời sống; cần có mạng lưới bán lẻ có sự chi phối của Nhà nước để thăm dò thị trường, nắm được nhu cầu và thị hiếu khách hàng.
- Kinh tế nhà nước giữ vai trò chi phối để bảo đảm sự tăng trưởng của đất nước trong các lĩnh vực tài chính, dịch vụ kiểm toán, ngân hàng, bảo hiểm, tư vấn pháp lý, thông tin thị trường.
- Thứ năm, kinh tế nhà nước trực tiếp tham gia khắc phục mặt trái của cơ chế thị trường, điều chỉnh các “lỗ hổng” trong quan hệ cung – cầu hàng hoá và dịch vụ do cơ chế thị trường tạo ra. Trong các lĩnh vực hoạt động cần thiết cho sự phát triển kinh tế – xã hội, nhưng khả năng sinh lời thấp, không hấp dẫn khu vực tư nhân đầu tư, như đầu tư vào cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường... thường kinh tế nhà nước phải trực tiếp đảm nhiệm.
- Thứ sáu, kinh tế nhà nước phải là hình mẫu về ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ, về năng suất, chất lượng hiệu quả kinh tế – xã hội và chấp hành pháp luật. Theo quan điểm hiện tại của Đảng ta, chế độ xã hội mới chỉ có thể dựa trên nền tảng là công hữu (sở hữu nhà nước và tập thể), cũng có nghĩa kinh tế nhà nước và kinh tế hợp tác là yếu tố tiến bộ hơn kinh tế tư bản chủ nghĩa về năng suất, chất lượng và hiệu quả. Đây là thực chất của sự lựa chọn xã hội chủ nghĩa. Trên thực tế, kinh tế nhà nước tiềm tàng các yếu tố cho phép nó ưu việt hơn như quy mô sở hữu lớn và khả năng tập trung cao cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ, triển khai công nghệ mới,... là tính khoa học và kế hoạch hoá cao... Tuy nhiên, để tất cả các yếu tố tiềm tàng đó trở thành hiện thực cần phải có mô hình và cơ chế tổ chức quản lý phù hợp mới phát huy được thế mạnh.
- Thứ bảy, thực hiện dự trữ quốc gia nhằm đảm bảo hành lang an toàn cho nền kinh tế.
- Thứ tám, giải quyết các vấn đề xã hội. ở một nước kinh tế còn chưa phát triển lại trải qua chiến tranh, kéo dài như Việt Nam, giải quyết các vấn đề xã hội, nhất là vấn đề đền ơn đáp nghĩa với người có công với nước là nhiệm vụ phức tạp, khó khăn, nhưng lại có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội rất quan trọng, thể hiện tính chất ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, việc giải quyết các vấn đề xã hội không thể một lực lượng tư nhân nào có thể đảm đương được. Chính thực tế đó đòi hỏi Nhà nước trách nhiệm là người đảm bảo sự ổn định xã hội, tạo tiền đề để mỗi người có thể phát triển toàn diện làm trụ cột và lực lượng chính trong việc giải quyết các vấn đề xã hội. Kinh tế nhà nước sẽ là lực lượng vật chất và công cụ để Nhà nước hoàn thành nhiệm vụ nói trên.
- Thứ chín, kinh tế nhà nước tạo nền tảng cho chế độ xã hội mới. Khu vực kinh tế nhà nước gồm nhiều bộ phận cấu thành, trong đó hệ thống doanh nghiệp nhà nước là bộ phận cơ bản nhất. Tuy nhiên, điều cần thiết lý luận kỹ ở đây là vai trò cụ thể của doanh nghiệp nhà nước trong từng giai đoạn phát triển, để trên cơ sở đó đề ra giải pháp tổ chức, quản lý đúng, vừa bảo đảm vai trò của khu vực kinh tế quan trọng này vừa đáp ứng quan hệ chung với các bộ phận cấu thành khác của hệ thống kinh tế – chính trị – xã hội.
Các doanh nghiệp nhà nước vừa là chủ thể tham gia kinh doanh, là lực lượng kinh tế nòng cốt để Nhà nước dẫn dắt, mở đường cho các thành phần kinh tế khác cùng phát triển. Như vậy, hệ thống doanh nghiệp do Nhà nước thành lập và làm chủ sở hữu vừa là các đơn vị kinh tế tự chủ, độc lập vừa là lực lượng kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Là chủ thể kinh tế, các doanh nghiệp nhà nước phải hoạt động có hiệu quả để đóng góp tích cực cho ngân sách nhà nước, đảm bảo và gia tăng nguồn lực kinh tế mà Nhà nước đã đầu tư cho các doanh nghiệp này. Là lực lượng kinh tế vĩ mô, các doanh nghiệp nhà nước phải góp phần tạo ra môi trường, tiền đề thuận lợi cho sản xuất, kinh doanh của các loại hình doanhh nghiệp khác, lôi cuốn các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác vào quỹ đạo đi lên chủ nghĩa xã hội. Vi phạm hai chức năng trên, hệ thống doanh nghiệp nhà nước chẳng những không góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của đất nước mà còn làm suy yếu lực lượng kinh tế của đất nước mà còn làm suy yếu lực lượng kinh tế và làm giảm vai trò quản lý kinh tế vĩ mô của Nhà nước.
Vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước gắn liền với việc tham gia vào hoạt động kinh tế của nhà nước. Vai trò này thể hiện trên 3 khía cạnh: kinh tế, chính trị và xã hội. Nội dung của vai trò này được thể hiện như sau:
- Là công cụ chủ yếu tạo ra sức mạnh vật chất để Nhà nước giữ vững sự ổn định xã hội, điều tiết và hướng dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Mở đường, hỗ trợ các thành phần kinh tế khác phát triển, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.
- Đảm nhận các lĩnh vực hoạt động có tính chiến lược đối với sự phát triển kinh tế – xã hội: Cung ứng các hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, nhất là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng (giao thông, thuỷ lợi, điện, nước, thông tin liên lạc..., xã hội (giáo dục, y tế,...) và an ninh, quốc phòng.
- Góp phần quan trọng khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường: Những lĩnh vực mới, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công trình công cộng,... rủi ro cao, đòi hỏi vốn lớn, thu hồi chậm, lợi nhuận thấp là những ngành cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, hoặc chưa có khả năng, điều kiện làm thì doanh nghiệp nhà nước cần phải đi đầu mở đường, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
- Là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Là lực lượng đối trọng trong khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường: Những lĩnh vực mới, các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, công trình công cộng... rủi ro cao, đòi hỏi vốn lớn, thu hồi chậm, lợi nhuận thấp là những ngành cần thiết và tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, nhưng các thành phần kinh tế khác không muốn đầu tư, hoặc chưa có khả năng, điều kiện làm thì doanh nghiệp nhà nước cần phải đi đầu mở đường, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế khác phát triển.
- Là lực lượng xung kích tạo ra sự thay đổi cơ cấu kinh tế, thúc đẩy nhanh việc ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ nhằm thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Là lực lượng đối trọng trong cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, chống sự lệ thuộc vào nước ngoài về kinh tế trong điều kiện mở cửa, hội nhập với khu vực và thế giới.
- Thực hiện một số chính sách xã hội, như tạo việc làm cho các nhóm xã hội dễ bị tổn thương; ở những khu vực khó khăn, kém phát triển, như biên giới, hải đảo, miền núi...
- Là lực lượng tạo nền tảng cho xã hội mới.
Tóm lại, khu vực kinh tế nhà nước và hệ thống doanh nghiệp nhà nước là những phạm trù kinh tế cùng bản chất tuy khác nhau về cấp độ, do đó vai trò và nhiệm vụ của chúng có nội dung cơ bản giống nhau, nhưng cũng có nhiều điểm khác nhau. Tách biệt rạch ròi vai trò của khu vực kinh tế nhà nước và vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước là một việc khó, nhưng rất cần thiết cả trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn. Vai trò của khu vực kinh tế nhà nước rộng hơn và bao hàm cả vai trò quan trọng của hệ thống doanh nghiệp nhà nước. Nói đến vai trò chủ đạo là nói đến vai trò của cả hệ thống kinh tế nhà nước, trong đó các doanh nghiệp nhà nước là bộ phận chính yếu, là phương tiện, công cụ, lực lượng đi đầu mở đường cho sự phát triển kinh tế. Việc xác định vai trò chủ đạo của khu vực kinh tế nhà nước và vai trò của hệ thống doanh nghiệp nhà nước theo nội dung nêu trên sẽ giúp chúng ta định hướng đúng việc sắp xếp lại các tổ chức kinh tế nhà nước hiện có, đề ra cơ chế, chính sách phù hợp, biện pháp quản lý hữu hiệu đối với khu vực kinh tế nhà nước nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng, đồng thời thiết lập các định chế yểm trợ phát triển chung.
Điều kiện cần và đủ để khu vực kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc doanh bao gồm các yếu tố kiến trúc thượng tầng xã hội và bản thân khu vực kinh tế nhà nước.
Các yếu tố kiến trúc thượng tầng, như hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách, đường lối, quan điểm của Đảng và Nhà nước... là nhằm tạo môi trường quản lý và hỗ trợ cho khu vực kinh tế nhà nước thực hiện vai trò chủ đạo. Song, cần lưu ý rằng, các yếu tố kiến trúc thượng tầng chỉ có thể phát huy vai trò chi phối hứng của khu vực kinh tế nhà nước trong trường hợp chúng được thiết kế phù hợp với quy luật khách quan ngược lại, sẽ cản trở khu vực kinh tế nhà nước thực hiện vai trò này, cản trở cả sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, và như vậy, chỉ tạo ra sự giả tạo mà thôi.
Về bản thân khu vực kinh tế nhà nước: Vai trò, chỉ đạo, định hướng xã hội chủ nghĩa, trước hết, đòi hỏi khu vực kinh tế nhà nước phải có lực lượng sản xuất với trình độ phát triển cao. Không có lực lượng sản xuất, phát triển cao thì việc định hướng xã hội chủ nghĩa sẽ trở nên mơ hồ. Mặt khác, khả năng chi phối sự phát triển kinh tế – xã hội của Nhà nước phụ thuộc vào sức mạnh mà nó nắm giữ. Điều cần lưu ý ở đây là, sức mạnh kinh tế của Nhà nước không phải chỉ thể hiện thông qua quy mô và số lượng doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu mà còn thông qua khả năng quản lý của Nhà nước và lực vật chất do Nhà nước chi phối. Tiềm lực vật chất trong tay Nhà nước có ý nghĩa quyết định, và không chỉ trong việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế mà càng ngày càng trở nên quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội. Tiềm lực vật chất này không chỉ riêng cho khu vực kinh tế nào tạo ra, mà do tất cả các khu vực của nền kinh tế quốc dân, nhưng trong đó khu vực kinh tế Nhà nước phải là chủ đạo để Nhà nước có thể giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Khi thoả mãn các điều kiện cần và đủ nói trên, khu vực kinh tế nhà nước mới có thể đóng vai trò chủ đạo một cách thật sự.
Khu vực kinh tế nhà nước là lực lượng cơ bản đảm bảo khả năng định hướng xã hội chủ nghĩa nền kinh tế thị trường của Nhà nước. Tuy vậy, khi tham gia vào hoạt động kinh doanh, Nhà nước lại thường vấp phải những trở ngại làm hiệu quả hoạt động không những của khu vực kinh tế nhà nước thấp mà còn của cả nền kinh tế quốc dân:
- Hệ thống quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước có hiệu năng thấp, điều đó làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này có chi phí cao, lợi nhuận thấp.
- Trong hệ thống quản lý trong các doanh nghiệp nhà nước có hiệu năng thấp, điều đó làm cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này có chi phí cao, lợi nhuận thấp.
- Trong hệ thống kinh tế nhà nước, cơ chế thực hiện phần sở hữu của Nhà nước và quyền kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước không tạo động lực kinh doanh, đẩy doanh nghiệp nhà nước vào tình trạng trì trệ kinh niên.
- Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp nhà nước thường thua kém doanh nghiệp tư nhân. Đây chính là một nguyên nhân quan trọng của sự trì trệ, chậm đổi mới để bắt nhịp với xu thế vận động chung của nền kinh tế thế giới và khu vực, làm sức cạnh tranh của kinh tế nhà nước thấp hơn so với các khu vực kinh tế khác.
- Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nàh nước là chỗ dễ phát sinh những tiêu cực, tham nhũng, thất thoát tài sản nhà nước.
- Nhà nước thường phải bù lỗ cho hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước.
2. Hoạt động của khu vực kinh tế nhà nước ở nước ta
Có thể nói, ở nước ta cho đến nay kinh tế nhà nước vẫn là lực lượng kinh tế mạnh, giữ những khâu then chốt nhất trong nền kinh tế quốc dân. Mặc dù hệ thống doanh nghiệp nhà nước có sự thu gọn đầu mối đáng kể nhưng tốc độ tăng trưởng của nó vẫn gấp rưỡi tốc độ tăng trưởng chung của nền kinh tế quốc dân (giai đoạn 1991-1995) và cao hơn tốc độ của khu vực tư nhân (không kể đầu tư nước ngoài). Mặt khác, sự chiếm lĩnh của kinh tế nhà nước trong các lĩnh vực kết cấu hạ tầng, đầu tư mới, xuất nhập khẩu, công nghệ lớn và liên doanh, hợp tác với nước ngoài đã đóng góp rất lớn vào thành công của Việt Nam trong kiểm soát lạm phát, ổn định tỷ giá hối đoái, đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới cũng như ổn định và cải thiện điều kiện sống cho người dân. Nhờ đầu tư, tín dụng nhà nước nên nhiều vùng núi, vùng xa và vùng đồng bào khó khăn nước ta đã tạo được điều kiện sống cho người dân. Nhờ đầu tư, tín dụng nhà nước nên nhiều vùng núi, vùng xa và vùng đồng bào khó khăn nước ta đã tạo được điều kiện mở mang ngành nghề, tìm kiếm thu nhập, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phân bố lại dân cư theo hướng công nghiệp hoá và thúc đẩy kinh tế hàng hoá phát triển, hình thành các trung tâm văn hoá mới,... Nhiều doanh nghiệp nhà nước làm ăn phát đạt, lợi nhuận cao, được suy tôn đơn vị anh hùng và là tấm gương cho các thành phần kinh tế khác. Nhìn chung, kinh tế nhà nước được đánh giá cao ở giác độ làm nền tảng cho công cuộc chuyển đổi thành công ở V
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50331.DOC