Đề tài Hệ điều hành ubuntu

Đầu tiên bạn đưa đĩa Ubuntu vào ổ sau khi đã khởi động Windows (Hoặc nếu là file ISO thì bạn cần một trình quản lý ổ đĩa ảo nào đó rồi gắn (Mount) file ISO này vào). Ở đây ta chọn dùng chương trình UltraISO thay cho dùng từ ổ đĩa CD (vì bây giờ một số máy tính laptop không có ổ đĩa CD). Bây giờ ta tiến hàn cài đặt chương trình UltraISO, ta chọn next.

doc55 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5026 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ điều hành ubuntu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầu tiên HĐH Linux được phát triển cho máy tính cá nhân (PC) trên nền tảng Intel 386/486, bây giờ nó có thể làm việc trên tất cả các bộ vi xử lý Intel bắt đầu từ 386 và cho đến các hệ thống nhiều bộ xử lý Pentium IV, Core… bao gồm cả các bộ xử lý 64bit. 3.12). CÁC BẢN PHÂN PHỐI: Linux hiện nay có nhiều bản phân phối khác nhau, một phần là bởi vì tính chất nguồn mở của nó. Sau đây là một số bản phân phối chủ yếu: TÊN PHIÊN BẢN Version Trang web chính thức Ubuntu 11.04 Debian GNU/Linux 4.0 Red Hat Enterprise Linux www.redhat.com/rhel/ Fedora Core www.fedoraproject.org PCLinuxOS www.pcLinuxos.com/ CentOS www.centos.org/ Slackware www.slackware.com/ Hacao Linux OpenSolaris www.opensolaris.org/ Asianux CÁC ỨNG DỤNG: Văn phòng, Multimedia và Mạng Cùng với thời gian, hệ điều hành Linux ngày càng được hoàn thiện, nhiều hãng sản xuất cùng với các lập trình viên đã xây dựng được một kho thư viện phần mềm khổng lồ đáp ứng phần lớn nhu cầu của người dùng. Nếu như trong Windows có bộ Microsoft Office thì trong Linux có những bộ Office khác như KOffice hoặc bộ Start Office của hãng Sun Microsystem được phân phối miễn phí . Ngoài các ứng dụng văn phòng ra, Linux cũng có khá nhiều games phục vụ nhu cầu thư giãn và giải trí của người dùng. Hệ điều hành mạng và các ứng dụng mạng: Có thể nói các ứng dụng mạng là tập hợp những ứng dụng nổi bật nhất của hệ điều hành Linux. Những khả năng mà các ứng dụng mạng trên Linux có thể thực hiện được làm cho hệ điều hành này trở nên vượt trội hơn so với Windows. Linux cho phép người dùng có thể cấu hình 1 server với đầy đủ các ứng dụng cơ bản nhất của Internet : Domain Name Service (DNS) Web Server Web Proxy Server Routing SMTP Server Pop3 Server Firewall Các ứng dụng Web: Với sự bùng nổ các ứng dụng trên Internet , hệ điều hành Linux hỗ trợ một môi trường lý tưởng cho các server ứng dụng. Các hãng phần mềm nổi tiếng đều nghiên cứu để làm sao có thể cài các ứng dụng của họ lên Linux. Tiêu biểu là các ứng dụng sau: Oracle Internet Application Server IBM WebSphere Các ứng dụng cơ sở dữ liệu: Các ứng dụng cơ sở dữ liệu là không thể thiếu trong lãnh vực CNTT cũng như các ngành khác. Một khi đã nói đến sự tin học hoá trong mọi lãnh vực của đời sống thì dù ít, dù nhiều cũng phải liên quan đến cơ sở dữ liệu . Linux hỗ trợ khá mạnh các hệ quản trị cơ sở dữ liệu từ miễn phí đến các hệ chuyên nghiệp như : Postgres SQL MySQL Oracle Database Server IBM DB2 Các ngôn ngữ lập trình: Hệ điều hành Linux được viết lại hoàn toàn từ đầu bằng ngôn ngữ C nhằm tránh vấn đề bản quyền của Unix . Do đó ngôn ngữ lập trình C được hỗ trợ mạnh mẽ và khá đầy đủ cho việc phát triển các ứng dụng mạng. Tuy nhiên ngôn ngữ C không phải là sự lựa chọn duy nhất cho việc lập trình trên Linux. Có nhiều ngôn ngữ lập trình khác cũng được hỗ trợ bởi Linux được liệt kê dưới đây: Ada, C, C++, Forth, Fortran, Icon, Java, Lisp, Modular 2, Modular 3,Oberon, Objective C, Pascal, Perl , Prolog, Python, Smalltalk, SQL, Tck/Tl, Shell. PHẦN B: HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU GIỚI THIỆU 1. GIỚI THIỆU VỀ UBUNTU Cụm từ “Ubuntu” là một từ cổ của người Châu Phi, nó bắt nguồn từ ngôn ngữ Bantu ở phía nam của Châu Phi. Nó có thể được miêu tả như là một cách để kết nối với người khác trong cộng đồng sống nơi mà các hành động của bạn sẽ có ảnh hưởng tới tất cả mọi người. Ubuntu còn hơn cả là một hệ điều hành: nó là một cách giao tiếp của con người, mọi người sẽ cùng nhau góp sức để tạo nên một dự án phần mềm quốc tế có thể giúp phát tán những kinh nghiệm tốt nhất. Do mọi người ở khắp nơi.Ubuntu là một hệ điều hành mã nguồn mở được phát triển bởi cộng đồng chung dựa trên nền tảng Debian GNU/Linux, nó được tài trợ bởi Canonical Ltd (chủ sở hữu là Mark Shuttleworth), rất phù hợp cho máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy chủ. Dù bạn dùng cho máy tính ở nhà, ở trường hay trong công sở, Ubuntu có đầy đủ các chường trình bạn cần, từ phần mềm soạn thảo văn bản và gửi nhận thư, đến các phần mềm máy chủ web và các công cụ lập trình. Ubuntu hoàn toàn miễn phí. Bạn không phải trả tiền bản quyền cho bất cứ ai. Bạn có thể tải về, sử dụng và chia sẻ với bạn bè, gia đình hoặc đồng nghiệp mà không mất một khoản phí nào cả. Mỗi phiên bản Ubuntu đều được cập nhật 6 tháng một lần, điều đó có nghĩa là bạn luôn luôn có các ứng dụng mới nhất trong thế giới phần mềm mã nguồn mở. Ubuntu được thiết kế với tiêu chí chuyên về bảo mật. Bạn có thể lấy về các bản cập nhật về bảo mật ít nhất là 18 tháng trên máy để bàn và máy chủ. Với phiên bản Hỗ trợ dài hạn (Long Term Support - LTS), bạn sẽ có 3 năm hỗ trợ với máy để bàn và 5 năm hỗ trợ đối với máy chủ. Bạn không phải trả thêm một khoản phí nào cho phiên bản LTS. Việc nâng cấp lên phiên bản mới hơn của Ubuntu hoàn toàn miễn phí. Mọi thứ bạn cần đều nằm trong một đĩa CD, đã cung cấp cho bạn một môi trường làm việc đầy đủ. Những phần mềm mở bổ sung, bạn có thể lấy về trực tiếp từ kho phần mềm miễn phí trên Internet. Ubuntu hướng đến người dùng phổ thông nên được bản địa hóa với sự giúp đỡ của cộng đồng người dùng mã mở các loại ngôn ngữ trên thế giới (trong đó có tiếng Việt). Bạn có thể tùy chỉnh ngôn ngữ sử dụng trong giao diện hiển thị bất kì lúc nào. Giao diện cài đặt cho phép bạn thực hiện các thao tác cài đặt một cách nhanh chóng và dễ dàng. Quá trình cài đặt tiêu chuẩn thường mất không quá 25 phút. Sau khi bạn cài đặt xong, hệ thống của bạn hoàn toàn có thể dùng được ngay mà không cần phải cấu hình, bổ sung thêm gì cả. Một loạt các ứng dụng cần thiết đã được cài đặt kèm theo trong quá trình cài đặt Ubuntu. 2. SƠ LƯỢC LỊCH SỬ HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU Ubuntu được hình thành từ năm 2004 bởi Mark Shuttleworth, một doanh nhân thành đạt ở Nam Phi, và công ty của ông ấy là Canonical. Shuttleworth đã nhận ra sức mạnh của Linux và nguồn mở, nhưng cũng nhận thấy nhược điểm đang ngăn chặn sự phát triển của nó. Ông Shuttleworth hiểu rõ rằng muốn giải quyết những điểm yếu trênđể tạo ra một hệ điều hành dễ dùng, hoàn toàn tự do. Học thêm để biết tự do có ý nghĩa cụ thể gì), có thể cạnh tranh được với những hệ điều hành chính đang phổ biến. Dùng hệ thống Debian làm cơ sở, Shuttleworth bắt đầu tạo nên Ubuntu. Lúc đầu, bằng tiền riêng, ông đã cho ghi đĩa CD cài đặt để phát tán miễn phí đến người dùng trên khắp thế giới.Cho nên Ubuntu nhanh chóng được phổ biến, số người dùng tăng lên rất nhanh, và Ubuntu trở thành bản phân phối GNU/Linux dựa vào hệ Debian được ưa thích nhất. Ngày càng nhiều người làm việc cho dự án hơn bao giờ hết, Ubuntu tiếp tục nâng cao cho lõi của mình về mặt chức năng và khả năng hỗ trợ phần cứng, cũng như cố gắng thu hút được nhiều sự chú ý hơn của các tổ chức lớn trên thế giới. Ví dụ, năm 1997 Dell đã bắt đầu hợp tác với Canonical để bán ra các máy tính có cài đặt sẵn Ubuntu. Thêm nữa, năm 2005 French Police(Cảnh sát Pháp) đã bắt đầu chuyển hệ thống máy tính của mình sang một biến thể của Ubuntu, một động thái giúp họ tiết kiệm tới “hàng triệu Euro” phí bản quyền nếu phải sử dụng các sản phẩm Windows của Microsof. Năm 2012, French Police dự định rằng tất cả các máy tính của họ sẽ chạy Ubuntu. Canonical sẽ thu lợi nhuận từ việc hỗ trợ kỹ thuật và xây dựng các phần mềm theo yêu cầu của khách hàng. Trong khi các tổ chức lớn thường tìm cách thu lơi nhuận từ các dịch vụ hỗ trợ, Shuttleworth luôn giữ lời hứa rằng Ubuntu desktop sẽ luôn là miễn phí. Đến năm 2010, Ubuntu desktop sẽ được cài đặt trên khoảng 2% số lượng máy tính trên thế giới. Nó tương đương với hàng triệu người sẽ dùng Ubuntu và số lượng ấy sẽ tiếp tục tăng theo từng năm. 3. TẢI BỘ CÀI ĐẶT MÃ NGUỒN MỞ Bạn có thể truy cập vào địa chỉ sau: Ở đây bạn chọn các version tùy ý để dùng và đây là những phiên bản mới nhất (sau khi tải về bạn ghi ra đĩa dùng để cài đặt). CÀI ĐẶT HỆ ĐIỀU HÀNH UBUNTU YÊU CẦU TỐI THIỂU: Đa phần Ubuntu chạy tốt trên các máy tính. Nếu bạn không chắc chắn nó có làm việc tốt trên máy bạn không, CD Live là cách tốt nhất để kiểm tra. Để thuận tiện hơn, dưới đây là danh sách đặc tả phần cứng mà máy tính của bạn cần tối thiểu đáp ứng được. ‣ Vi xử lý x86 700 MHz ‣ 256 Ram bộ nhớ hệ thống (nhưng để chạy ổn định bạn nên có Ram 512) ‣ Ổ cứng còn trống 3GB (nhưng để sử dụng bạn nên để tối thiểu 8Gb) ‣ Card đồ họa với độ phân giải 1024 x 768 ‣ Card âm thanh ‣ Một mạng hoặc một kết nối internet CÀI ĐẶT 2.1 Cài đặt hệ điều hành ubuntu chạy độc lập Để bắt đầu, hãy đặt đĩa CD Ubuntu vào ổ đĩa CD của bạn và khởi động lại máy tính, thiết lập chế độ boot từ CD như sau: Sau khi đã thiết lập xong chế độ boot từ CD, khởi động máy lại và bắt đầu chạy CD. Đến đây thì cho ta các lựa chọn: chọn ngôn ngữ hỗ trợ cài đặt (ở đây ta chọn ngôn ngữ tiếng việt), kế tiếp là cho ta hai lựa chọn đó là ta có thể dùng thử hệ điều hành ubuntu mà không cần cài đặt trực tiếp lên ổ đĩa cứng, ở đây ta chon cài đặt Ubuntu. Tiếp theo ở đây hệ điều hành đưa ra cho ta một bảng thông báo: Tải các cập nhật trong khi cài đặt; Cài đặt phần mềm hãng thứ ba này. Nếu ở đây ta check vào 2 ô đó thì trong quá trình cài đặt hệ điều hành sẽ tải các gói tin ứng dựng từ server về Ở màn hình này hệ điều hành thống báo về việc phân bổ không gian ổ đĩa thứ nhất là Erase disk and install Ubuntu (ở lựa chọn này hệ điều hành tự phân bổ lại phân vùng ổ đĩa và xóa tất cả các file nằm trên ổ đĩa), something else (lựa chọn này do người sử dụng) ở đây là ta cài mới cho nên chọn Erase disk and install. Và quá trình cài đặt hệ điều hành Ubuntu lên được thực hiện khi ta chọn cài đặt ngay. Màn hình tiếp theo sẽ hiển thị một bản đồ thế giới. Sử dụng chuột để bấm vào vị trí trên bản đồ đó giúp Ubuntu biết bạn đang ở đâu. Hoặc bạn có thể bấm vào hộp xổ xuống. Thao tác này dùng để thiết lập thời gian hệ thống và các thiết lập phù hợp với nơi bạn sống cho bạn. Bấm Tiếp Sau đó, bạn cần cho Ubuntu biết loại bàn phím mà bạn đang sử dụng thông thường, bạn sẽ thấy gợi ý tuỳ chọn phù hợp cho bạn. Rồi nhấn Tiếp để tiếp tục Kế đó Ubuntu cần biết một số thông tin về bạn để nó có thể thiết lập tài khoản đăng nhập ban đầu trên máy tính của bạn. Tên của bạn sẽ xuất hiện trên màn hình đăng nhập. Ở đây ta lấy tên là vinhempich, mật khẩu là vinhempich. Đối với mật khẩu ở đây phải ít nhất 6 ký tự. Đăng nhập tự động (Ubuntu sẽ đăng nhập vào tài khoản ban đầu của bạn một cách tự động khi bạn khởi động máy sao cho bạn không phải gõ tên sử dụng và mật khẩu của bạn vào. Điều này giúp cho bạn đăng nhập nhanh hơn và thuận tiện hơn, tuy nhiên, nếu tính riêng tư và an ninh là quan trọng đối với bạn, thì lựa chọn này không được khuyến khích. Bất kì ai có khả năng truy cập vật lý vào máy tính của bạn cũng có khả năng bật nó lên và truy cập dữ liệu của bạn.) Đến đây là ta gần hoàn tất bước cài đặt hệ điều hành ubuntu rồi. Ở đây Ubuntu bắt đầu giới thiệu các dịch vụ có trong hệ điều hành. Dịch vụ cập nhật và tìm kiếm các phần mềm ứng dụng Ứng dụng văn phòng openoffcie Khi tất cả các dịch vụ đã được cài đặt thì hệ thống đòi khởi động lại và đăng nhập vào giao diện để dùng. 2.2 Cài đặt hệ điều hành Ubuntu và hệ điều hành windows 7 Đầu tiên bạn đưa đĩa Ubuntu vào ổ sau khi đã khởi động Windows (Hoặc nếu là file ISO thì bạn cần một trình quản lý ổ đĩa ảo nào đó rồi gắn (Mount) file ISO này vào). Ở đây ta chọn dùng chương trình UltraISO thay cho dùng từ ổ đĩa CD (vì bây giờ một số máy tính laptop không có ổ đĩa CD). Bây giờ ta tiến hàn cài đặt chương trình UltraISO, ta chọn next. Ở bước này chương trình UltraISO thông báo xem người sử dụng có đồng ý sử dụng chương trình không, ta chọn I accept the agreement à next. Tiếp theo chương trình chỉ đường dẫn cài đặt chương trình ở đây ta nên để mặc định, rồi chọn next. Kế tiếp chọn Install để chương trình bắt đầu cài đặt Ở đây ta đăng kí việc sử dụng version và điền khóa và chọn Ok. Sau khi đã cài đặt hoàn tất chương trình UltraISO. Click chuột phải lên tập tin ISO Ubuntu chon Mount tới ổ đĩa ảo Kế tiếp ta mở ổ đĩa CD ảo, chọn tập tin Wubi và chạy. Chương trình Wubi bắt đầu chạy và chọn Install inside Windows Tiếp đó bảng cài đặt của Ubuntu hiện ra. Các bạn điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu rồi nhấn nút Install.Tại mục Installation driver (ta có thể chọn ổ đĩa tùy ý), Installion size (đây là dung lượng để sử dụng hệ điều hành, nhưng ở đây ta nên để tối thiểu là 8Gb), và nhập password chọn Install. Các bạn đợi khoảng vài phút để Ubuntu kiểm tra xem đĩa CD có lỗi không. Sau khi kiểm tra CD xong Ubuntu sẽ Coppy đĩa vào máy để chuẩn bị cho quá trình cài đặt. Sau khi việc chuẩn bị đã xong (bao gồm copy các file MBR và chuẩn bị các file disk ảo cho quá trình cài ...) bạn bỏ CD ra khỏi ổ CD (đối với việc dùng ổ đĩa CD) rồi nhấn nút Finish để khởi động lại. Sau khi khởi động lại vào màn hình Boot bạn chọn Ubuntu. Khi Boot vào được rồi mọi việc cài đặt gần như là tự động Ubuntu hoàn thành nốt các thao tác cài đặt cuối cùng và sẽ khởi động lại máy lần nữa. Sau bước này, bạn có thể tùy thích sử dụng hệ điều hành nào mà bạn muốn. 2.3 Cài hệ điều hành Ubuntu vào USB flash Đâylà một sự tiện lợi khi ta muốn dùng thử hệ điều hành mã nguồn mở này. Không phải cần cài đặt, hay là mang đĩa CD live bởi vì USB giờ rất thông dụng. Bước 1: Tải về và chạy ứng dụng Universal USB Installer Bước 2: Chọn Ubuntu 10.10 (hoặc bất cứ phiên bản nào bạn muốn cài vào USB).  Bước 3: Khai báo đường dẫn tới file ISO đã tải ở bước trên.   Bước 4: Chọn tên ổ USB của bạn (cẩn thận khi làm việc này, vì nếu lựa chọn sai samg ổ đĩa chứa Windows, bạn sẽ gây hỏng toàn bộ dữ liệu có trên Windows). Vậy là bạn đã tạo xong ổ đĩa chứa hệ điều hành Linux, hãy cắm USB chứa Linux vào máy và chọn chế độ Boot từ USB để chạy hệ điều hành nguồn mở. 2.4 Cài đặt hệ điều hành Ubuntu mà không mất dữ liệu Bước 1: ở đây đầu tiên ra dùng đĩa Hirenboot để kiểm tra phân vùng ổ đĩa, cho đĩa CD vào và chọn Start Boot CD. Kế tiếp chọn Partion Tools.. Tiếp theo chọn Acronis Disk Director Suite 10.0.2160 (chương trình dùng để phân chia phân vùng ổ đĩa). Khi đã làm xong ta chọn biểu tượng lá cờ để hoàn tất quá trình mình vừa làm, ở đây ta có một phân vùng windows và một phân vùng data, ta fomat phân vùng windows để chuẩn bị cài đặt hệ điều hành Ubuntu. Bước 2: Chọn ngôn ngữ hỗ trợ trong quá trình cài đặt từ phiên bản 10.04 trở đi hệ điều hành hỗ trợ tiếng Việt ở đây là ta chọn version mới nhất là 11.04. Ở giao diện này hệ điều hành cho ta lựa chọn, ta có thể dùng thử hệ điều hành bằng cách chọn Thử Ubuntu không cần cài đặt (ở đây là dùng hệ điều hành ngay trên đĩa CD), ở đây ta chọn Cài đặt Ubuntu. Bước 3: Màn hình Chào mùng xuất hiện, nhấn nút Tiếp. Cho ta chọn ngôn ngữ ta chọn ngôn ngữ tiếng Việt. Ở đây chọn Vài thử khác để cài đặt Ubuntu lên phân vùng đầu tiên khi mình dùng hệ điều hành windows để tránh trường hợp mất data. Chọn Tiếp. Chọn phân vùng đầu tiên là phân vùng windows để cài hệ điều hành Ubuntu. Chọn Đổi để xuất hiện thông báo sửa phân vùng và chọn kí hiệu “/” đó là thư mục root để cài Ubuntu. Chọn Ok. Bước 4: Đến đây là coi như việc cài Ubuntu được diễn ra bình thường không sợ mất data. Khi máy hỏi khởi động lại là xong quá trình cài đặt hệ điều hành Ubuntu. BẮT ĐẦU LÀM QUEN VÀ SỬ DỤNG HỆ ĐIỀU HÀNH Ubuntu. 3.1: Cấu trúc hệ thống a). Cấu trúc thư mục Ubuntu: Một hệ thống Ubuntu thường có những thư mục sau: /bin: Thư mục này chứa các file phần mềm thực thi dạng nhị phân và các phần mềm khởi động của hệ thống. /boot: Các file ảnh (image file) của kernel dùng cho quá trình khởi động thường đặt trong thư mục này. /dev: Thư mục này chứa các file thiết bị.Trong thế giới Linux và Ubuntu các thiết bị phần cứng (device) được xem như là các file. Đĩa cứng và phân vùng cũng là file như hda1, hda2, hdb1, hdb2, đĩa mềm thì mang tên fd0... các file thiết bị này thường được đặt trong này. /etc: Thư mục này chứa các file cấu hình toàn cục của hệ thống. Có thể có nhiều thư mục con trong thư mục này nhưng nhìn chung chúng chứa các file script để khởi động hay phục vụ cho mục đích cấu hình phần mềm trước khi chạy. /home: Thư mục này chứa các thư mục con đại diện cho mỗi user khi đăng nhập. Nơi đây là thư viện làm việc thường xuyên của người dùng. Khi người quản trị tạo tài khoản cho bạn họ sẽ cấp cho bạn một thư mục cùng tên với tên tài khoản nàm trong thư mục /home. Bạn có mọi quyền thao tác trên thư mục của mình và mà không ảnh hưởng đến người dùng khác. /lib: Thư mục này chứa các file thư viện .so (shared object) hoặc .a. Các thư viện C và liên kết động cần cho phần mềm chạy và cho toàn hệ thống. Thư mục này tương tự như thư mục SYSTEM32 của Windows. /var: Thư mục này chứa các file biến thiên bất thường như các file dữ liệu đột nhiên tăng kích thước trong một thời gian ngắn sau đó lại giảm kích thước xuống còn rất nhỏ. Điển hình là các file dùng làm hàng đợi chứa dữ liệu cần đưa ra máy in hoặc các hàng đợi chứa mail. /usr: Thư mục này chứa rất nhiều thư mục con như /usr/bin, /usr/local... Và đây cũng là một trong những thư mục con quan trọng của hệ thống, bên trong thư mục con này (/usr/local) cũng chứa đầy đủ các thư mục con tương tự ngoài thư mục gốc như sbin, lib, bin... Nếu nâng cấp hệ thống thì các phần mềm bạn cài đặt trong thư mục /usr/local vẫn giữ nguyên và bạn không phải sợ các phần mềm bị mất mát. Thư mục này tương tự như thư mục C:\Program Files của Windows. b). Điểm lưu ý nhỏ cần phải để ý là: - Trong đường dẫn của Ubuntu, các thư mục được phân cách nhau bằng ký hiệu ‘/’ (trong khi với DOS/Windows là ký hiệu ‘\’); - Các tham số của lệnh trong Ubuntu được bắt đầu bằng dấu trừ ‘-’ (VD: ls -l) trong khi với DOS/Windows là ký hiệu / (VD: dir /a); các tham số của Ubuntu có thể được dùng kết hợp với nhau bằng cách viết liền (VD: ls -al, ls -ls...) - Ubuntu khác với Windows ở chỗ trong tên file Ubuntu phân biệt chữ hoa và chữ thường. Trong Ubuntu: abc.txt và Abc.txt là hai tên file khác nhau, còn trong Windows hai tên file đó đều là một. 3.2: Người dùng và quyền hạn Ubuntu là hệ điều hành đa người dùng, nghĩa là nhiều người có thể truy cập và sử dụng một máy tính cài Ubuntu. Mỗi người muốn sử dụng được máy tính cài Ubuntu thì phải có một tài khoản (account) đã được đăng ký. Một tài khoản gồm có một tài khoản người dùng (username) và một mật khẩu (pasword). Hai người khác nhau sẽ có hai tài khoản khác nhau (nhưng mật khẩu thì có thể trùng nhau). Để có thể bắt đầu thao tác và sử dụng, người dùng phải thực hiện thao tác đăng nhập (login và hệ thống). Quá trình này tóm gọn lại là hai thao tác nhập vào tên tài khoản và mật khẩu. * Lưu ý: tên tài khoản và mật khẩu cũng phân biệt chữ hoa và chữ thường. 3.3: Màn hình làm việc Desktop Đây là không gian làm việc chính sau khi bạn đăng nhập. Từ màn hình này bạn sử dụng để làm việc với các phần mềm, ứng dụng cũng như theo dõi các trạng thái làm việc của hệ thống thông qua các Windows (cửa sổ). 3.4: Cửa sổ dòng lệnh Đây thực chất là màn hình xử lý các lệnh của Ubuntu, khi chạy ở chế độ Text. Trong chế độ đồ họa, nó là trình Cửa sổ dòng lệnh, nằm ở menu Application (Ứng dụng) trong mục Accessories (Bổ trợ). Các lệnh, tên thư mục và tên tệp tin phải được gõ chính xác từng chữ cái (trong Ubuntu phân biệt chữ hoa và chữ thường). Sau khi gõ xong một lệnh bạn đừng quên nhấn phím Enter để Ubuntu bắt đầu thực hiện lệnh đó. #sudo: chuyển từ tài khoản hiện tại sang tài khoản khác #sudo –i: chuyển sang tài khoản quyền quản trị #ten_ung_dung: khởi động ứng dụng từ cửa sổ dòng lệnh #wget : download file từ Internet về thư mục hiện thời trên Ubuntu. #man : Hiện thông tin tham khảo về lệnh. VD: man wget #ls: hiện danh sách các file và thư mục trong thư mục hiện hành #ps: hiện danh sách các phần mềm đang chạy #cd: chuyển thư mục #cd / : chuyển ra thư mục gốc Quản lý Ubuntu 4.1: Cài đặt và gỡ bỏ phần mềm Applications → Add/Remove....Sau đó tìm gói hoặc những gói bạn muốn cài đặt. Bạn có thể tìm kiếm với một từ khóa liên quan tới phần mềm trong mục Search, sau đó tìm trong các mục ở bên trái cửa sổ. Nếu gặp vấn đề trong lần tìm kiếm đầu tiên, bạn có thể thay đổi mục Show ở bên cạnh ô tìm kiếm để tìm kiếm ở các vị trí khác. Khi đã tìm thấy gói cần cài đặt, bạn đánh dấu vào ô bên cạnh biểu tượng của phần mềm đó. Cài đặt nâng cao – Synaptic. Bằng cách chon Systemà administratorà Synaptic. Cài đặt sử dụng dòng lệnh Tất cả các lệnh được nói đến đều phải chạy với tài khoản root (tài khoản có quyền cao nhất). Lệnh cài đặt: sudo apt-get install tên-gói Lệnh này sẽ cài đặt một gói mới sudo apt-get build-dep tên-gói Nếu có phiên bản nâng cấp cho hệ điều hành, một thông báo nhỏ phía trên cùng thông báo về việc có một phiên bản mới đã sẵn sàng để cập nhật. 4.2: Quản lý tệp tin và thư mục File (Tệp tin): là một số chức năng thường dùng liên quan đến thư mục/tệp tin, kèm theo các phím tắt bạn có thể bấm trực tiếp trên bàn phím thay vì chọn trên trình đơn New Window: mở thư mục trên một cửa sổ mới Create folder: tạo thêm thư mục con Create document: tạo thêm tệp tin mới Open: mở thư mục/tệp tin Open in New Window: mở thư mục/tệp tin trong cửa sổ mới Connect to serve: kết nối đến máy chủ dịch vụ (VD: FTP, Samba, Webdav...) Properties: xem thuộc tính của thư mục/tệp tin đang chọn Empty trash: xóa tất cả các thư mục/tệp tin trong Trash (thùng rác) Close all Windows: đóng tất cả các cửa sổ của ứng dụng Nautilus đang mở Close: Đóng cửa sổ hiện hành Edit (Sửa đổi): là các chức năng để sửa đổi thư mục/tệp tin: Cut: Di chuyển thư mục/tệp tin sang vị trí khác Copy: Sao chép thư mục/tệp tin đến vị trí khác Paste: Dán thư mục/tệp tin vào thư mục hiện hành mà bạn đã thực hiện cắt/sao chép từ vị trí khác Select all: Chọn tất cả các thư mục/tệp tin trong thư mục hiện hành Select pattern: Chọn các thư mục/tệp có điều kiện Duplicate: Tạo bản sao của thư mục/tệp và thêm chữ copy Invert: Đảo các thư mục/tệp tin được chọn với các thư mục/tệp tin chưa chọn Make link: Tạo một liên kết nhanh đến vị trí của thư muc/tệp tin này, bạn có thể mang tệp tin liên kết này đến vị trí khác, mỗi khi kích đúp vào tệp tin này bạn sẽ được trỏ về đúng thư mục/tệp tin bạn tạo ra liên kết. Rename: Đổi tên thư mục/tệp tin (Lưu ý: đối với tệp tin, không thay đổi phần đuôi của tệp tin vì đây là để nhận dạng kiểu tệp tin) Move to trash: Xóa thư mục/tệp tin nhưng không xóa hẳn mà đưa vào thư mục gọi là Trash (Sọt rác) phòng trường hợp bạn chưa muốn xóa hẳn có thể phục hồi lại được. Stretch icon: Thay đổi kích cỡ của biểu tượng Restore Icon’s Original Size: Hồi phục lại kích cỡ ban đầu của biểu tượng Send to: Gửi thư mục/tệp tin bằng cách thức nào đó (thư…) Sharing options: Chia sẻ thư mục Create Achive: Tạo tệp tin nén từ tệp tin đang chọn Encrypt: Mã hóa thư mục/tệp tin để người khác không thể đọc được thư mục/tệp tin này mà chỉ có bạn có thể mở được (Chú ý: cẩn thận khi sử dụng chức năng này, nếu bạn bị mất tài khoản, thư mục/tệp tin này sẽ không thể giải mã) Backgroundand Emblems: Thay đổi màu nền của thư mục Preferences: Tùy chỉnh quản lý tệp tin View: có một số lựa chọn để thay đổi cách thể hiện thư mục và tệp tin trong cửa sổ (VD: phóng to, thu nhỏ, hiện các thư mục/tệp tin ẩn, cách sắp xếp...) Stop: Ngưng việc đọc danh sách thư mục (trong trường hợp có quá nhiều thư mục con/tệp tin thì việc lên danh sách rất lâu để hiện ra) Reload: Nạp lại danh sách các thư mục con/tệp tin Main Toolbar: Thanh công cụ chính Side Pane: Thanh quản lí bên cạnh Location Bar: Thanh định vị vị trí thư mục hiện hành Status bar: Thanh trạng thái phía dưới cùng Reset View to Default : Hồi phục lại mặc định chế độ hiển thị Arrange items: Cách sắp xếp thư mục/tệp tin Zoom in: Phóng to biểu tượng Zoom out: Thu nhỏ biểu tượng Normal size: Hồi phục lại kích cỡ bình thường View as Icons: Thể hiện thư mục con /tệp tin ở dạng các biểu tượng View as List: Thể hiện thư mục con/tệp tin ở dạng danh sáchs Go: thực hiện việc thay đổi cấp độ thư mục hoặc dùng để di chuyển nhanh đến các vị trí thường truy cập (VD: thư mục chính, ổ CD, thùng rác...) Open Parent: Lên 1 cấp thư mục Back: Quay về thư mục trước Forward: Tiến tới thư mục trước khi bấm Back Home folder: Thư mục chính của người dung Computer: Thư mục cấp cao nhất Templates: Thư mục chứa các mẫu tài liệu Trash: Thùng rác chứa các thư mục/tệp tin khi thực hiện thao tác xóa CD/DVD Creator: Ghi đĩa CD/DVD Network: Các hệ thống kết nối mạng nội bộ Location: Nơi nhập địa chỉ chính xác để truy cập Search for file: Tìm kiếm thư mục/tệp tin Clear History: Xóa lịch sử các nơi bạn đến Bookmark (liên kết lưu): Nơi lưu trữ các liên kết đến vị trí của địa chỉ bạn đã thêm vào trong trình đơn. Add bookmark: Thêm vào danh sách liên kết lưu trữ Edit bookmark: Sửa các liên kết lưu trữ Back: Quay trở về vị trí bạn vừa di chuyển Forward: Tiến tới vị trí trước khi bạn nhấn nút nút Back Up: Lên một cấp thư mục (thư mục cấp trên) của thư mục hiện hành. Stop: Dừng thao tác bạn vừa thực hiện Reload: Thực hiện việc nạp lại danh sách thư mục/tệp tin khi có sự thay đổi về cấu trúc thư mục/tệp tin. Home: Di chuyển đến thư mục chính của người dùng Computer: Danh sách các thiết bị lưu trữ trong máy tính (tương tự My computer trong Mi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docde_tai_tot_nghiep_linux.doc
  • pdfde_tai_tot_nghiep_linux.pdf
Tài liệu liên quan