Đề tài Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam

* Lễ hội Lam Kinh

Tổ chức vào các ngày 21 - 23/08 âm lịch trong dịp giỗ Lê Thái Tổ hằng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua và công thần của triều đại Nhà Hậu Lê. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu vực Lam Kinh huyện Thọ Xuân, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Tại bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lâm, có một ngôi đền nhỏ, đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền này. Ngoài nghi lễ tế, dâng hương như các lễ hội khác, lễ hội Lam Kinh còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn. Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”, “kết hoa”. Về sau, người ta thay bằng các điệu hát ca công, hát huê tình, diễn lại các tích trong “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”. Lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trống đồng uy nghi và hấp dẫn.

 

doc68 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2159 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống di tích lịch sử văn hóa du lịch ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đàn Nam Giao ở Ðốn Sơn. Sau khi xây xong thành, Hồ Quý Ly đã dời triều từ Thăng Long về Tây Ðô. Nhưng nhà Hồ đã tồn tại được 7 năm (1400 - 1406). Trải qua hơn 6 thế kỷ cho đến nay toà thành còn lại cửa phía Nam với 3 cổng vòm cuốn bằng đá xanh. Khung tường thành còn lại là những bức tường bằng đất. Các nhà khảo cổ học, nhà sử học cho rằng nơi đây vẫn đang hiện hữu nhiều di tích kiến trúc và di tích khảo cổ học như: Hai vòng thành, hào bao quanh thành nội; dấu vết nền móng các kiến trúc cung điện, dinh thự bên trong thành nội; con đường đá từ cửa Nam thành đến đàn Nam Giao; dấu phế tích đàn Nam Giao ở núi Đốn Sơn,… Hiện nay, thành nhà Hồ đang được tiến hành khai quật và đệ trình lên UNESCO. Bên cạnh đó, nhà thờ họ Hồ nằm trên địa phương cũng được xây dựng lại trang trọng và bảo tồn. * Đền thờ Nguyễn Chích Đền thờ Nguyễn Chích hiện tại làng Vạn Lộc, xã Ðông Ninh, huyện Đông Sơn. Nguyễn Chích là khai quốc công thần trong khởi nghĩa Lam Sơn. Mộ, bia đá và đền thờ Nguyễn Chích đã được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc gia theo Quyết định số 3959/VH-QĐ ngày 02 tháng 12 năm 1992 của Bộ Văn hoá - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. * Khu di tích lịch sử Lam Kinh Khu di tích lịch sử Lam Kinh nằm trên địa bàn xã Xuân Lam , huyện Thọ Xuân, cách thành phố Thanh Hóa 50 km về phí Tây Bắc. Đây là một địa danh lịch sử được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng di tích lịch sử cấp quốc gia năm 1962. Lê Thái Tổ sau 10 năm lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418 - 1428) giành thắng lợi và lên ngôi hoàng đế đóng đô ở Đông Kinh, lấy niên hiệu là Thuận Thiên thứ nhất. Đồng thời cho xây dựng ở quê hương đất tổ Lam Sơn một kinh thành lớn thứ hai gọi là Lam kinh hay còn gọi là Tây Kinh. Thành điện Lam kinh phía Bắc dựa vào núi Dầu ( gọi là du sơn) mặt Nam nhìn ra sông Chu - có núi Chúa làm tiền án, bên tả là rừng Phú Lâm, bên hữu là núi Hương và núi Hàm Rồng chắn phía Tây. Khu Hoàng thành, cung điện và Thái miếu ở Lam Kinh được bố trí xây dựng theo trục Nam - Bắc trên một khoảng đồi gò có hình dáng chữ vương. Bốn mặt xây thành có chiều dài 314m, bề ngang 254m, tường thành phía Bắc hình cánh cung có bán kính 164m, thành dày 1m. Qua khảo cổ và dấu tích còn lại cho thấy xưa kia ở đây đã từng tồn tại Ngọ môn, sân rồng, chính điện, khu Thái miếu... nguy nga tráng lệ. Ngày nay khu điện Lam Kinh đang được đầu tư tôn tạo để khôi phục lại một Tây kinh xưa, góp phần khôi phục giữ gìn nét văn hóa truyền thống, kiến trúc độc đáo của Việt Nam thế kỷ thứ XV, đồng thời cũng là một điểm đến của du khách trong và ngoài nước. Lăng Lê Thái Tổ (Vĩnh Lăng) Năm Thuận Thiên thứ 6 (quý sửu – 1443) tháng 8 nhuận, ngày 22, Lê Thái Tổ mất. Cũng năm ấy, ngày 23 tháng 10 táng ở Vĩnh Lăng, Lam Sơn. Lăng được xây dựng trên vạt đất bằng phẳng ở phía nam chân núi Dầu, và núi Chúa, tạo thành thế “hậu chẩm bắc sơn, tiền án nam sơn”. Bên trái lăng có núi Ngũ Lâm và núi Hổ, bên trái có núi Hướng và núi Hàm Rồng tạo thành hai tay ngai với thế “long chầu hổ phục”. Phía trước lăng khoảng 1km là sông Chu uốn cong, ôm lấy mặt tiền, dòng chảy từ phải sang trái tạo thành thế “tụ thủy”. Bố cục và phong cách xây dựng ở Vĩnh Lăng đơn giản nhưng tôn nghiêm, tự nhiên mà trang nhã. Ban đầu mộ đắp bằng đất hình khối vuông, xung quanh xây chèn bằng gạch, lâu ngày bị sạt lỡ, nay được xây lại bằng đá, mỗi cạnh 4,4m; cao 1m. Trước lăng có hai hang tượng người và tượng các con vật bằng đá. Đứng đầu hai hàng tượng ở vị trí gần lăng là hai pho tượng quan văn và quan võ. Kích thước của tượng nhỏ, phong cách dân gian. Kế tiếp là tượng bốn cặp con vật đối nhau theo thứ tự hai sư tử cách điệu như hai con lợn rừng, hai ngựa (không có yên), hai tê giác (không có bành) và hai con hổ ngồi hiền từ. Trước lăng là hương án bằng đá đặt bát hương và lễ vật. Thần đạo chạy giữa hai hang tượng chầu. Bia Vĩnh Lăng Bia Vĩnh Lăng được dựng cách lăng 300m đường chim bay ở Tây Nam thành điện Lam Kinh. Bia làm bằng đá trầm tích biển nguyên khối cao 2,97m; rộng 94m; dày 0,27m; đặt trên lưng một con rùa lớn cũng được tạc từ đá trầm tích biển nguyên khối có chiều dài 3 ,46m; rộng 94m; cao 0,94m kể cả đế. Nhà bia được dựng lại năm 1961 ( trên các tảng kê chân cột đá cũ) nền nhà có hình gần vuông mỗi cạnh là 8,80m và nhà có 4 mái cong lợp ngói mũi hài, dưới được đỡ bằng 16 cột, mỗi góc 4 cột theo kiểu nhà Lê. Nghệ thuật trang trí tinh xảo, phong cách trang trí trên bia phù hợp với nội dung văn bia do Nguyễn Trãi soạn. Văn bia ngắn gọn, cô đọng phản ánh đầy đủ thân thế, sự nghiệp công lao của vua Lê Thái Tổ. Bia Vĩnh Lăng là một công trình quý giá có ý nghĩa lớn lao trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam. * Khu đền thờ Lê Lai (ĐềnTép) Khu đền thuộc xã Kiên Thọ, huyện Ngọc Lặc, cách khu di tích Lam Kinh 6km về phía Tây Bắc, thờ Trung Túc Vương Lê Lai- một vị Khai quốc Công thần của triều Lê Sơ. Chuyện kể rằng, nghĩa quân Lam Sơn buổi đầu tụ nghĩa lực lượng còn rất non yếu. Trong một lần bị quân giặc vây khốn, Lê Lai đã cải trang thành Lê Lợi và anh dũng hy sinh. Quân giặc tưởng đã tiêu diệt được thủ lĩnh của cuộc khởi nghĩa nên đã lui quân. Nhờ đó nghĩa quân được bảo toàn lực lượng tạo tiền đề cho chiến thắng sau này. Tấm gương hy sinh anh dũng của Lê Lai đã được nhân dân ghi nhận, lập đền thờ tại quê hương ông. * Đền thờ Bố Vệ Vào đầu thế kỷ XIX, vua Gia Long sai dỡ điện Lam Kinh, rồi từ Lam Kinh lại chuyển về làng Bố Vệ, nay thuộc phường Bố Vệ, thành phố Thanh Hoá để thờ. Nguyên đền Bố Vệ xưa thuộc thôn Kiều Đại, xã Bố Vệ, huyện Đông Sơn, là sinh quán của bà hoàng hậu Nguyễn Thị Anh, vợ vua Lê Thái Tông. Sinh thời bà dựng điện Chiêu Hoa ở đây, để lấy chỗ nghỉ ngơi khi về thăm quê. Khi bà mất, năm 1460, vua Lê Thánh Tông cho sửa điện này thành điện Hoàng Đức để thờ bà. Năm 1805, vua Gia Long cho dời đền thờ các vua Lê ở Lam Kinh về điện Hoàng Đức, tập trung 28 bài vị của các vua Lê và hoàng hậu tại đây và người ta quen gọi là đền Nhà Lê, hay đền Bố Vệ. Đền có kiến trúc thời Lê - Nguyễn. Buổi đầu tất cả các pho tượng, bài vị, đồ minh khí thờ các vua Lê ở Thăng Long đều tập trung tại đây, nhưng nay phần lớn đã không còn. Chỉ còn lại tượng Lê Lợi bằng đồng, tư thế ngồi như người thật, đặt ở chính tẩm, hai bên tả hữu có tượng của Nguyễn Trãi và Lê Lai. Những pho tượng này, do một nhà tư sản cung tiến năm 1935. Hàng năm, cứ đến ngày 21, 22 tháng tám âm lịch, nhân dân khắp nơi nô nức về Lam Kinh và cả đền Bố Vệ, để dự tưởng niệm công đức của hai anh hùng cứu nước Lê Lợi và đại công thần Lê Lai và các vị vua Lê đã có công khôi phục giang sơn, đất nước. * Khu di tích lịch sử Phủ Trịnh và chùa Báo Ân Chùa Báo Ân, toạ lạc trên địa bàn xã Vĩnh Hùng, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá từng là ngôi chùa nổi tiếng linh thiêng và có nghệ thuật điêu khắc độc đáo. Nhưng trải qua hàng nghìn năm lịch sử, bị thiên tai và chiến tranh tàn phá, chùa Báo Ân đã xuống cấp nghiêm trọng. Năm 2008, ông Hoàng Kiều - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Raas đã đóng góp 1,3 tỷ đồng cùng sự cung tiến của các tăng ni phật tử trong và ngoài tỉnh để trùng tu, tôn tạo chùa Báo Ân. Đến nay, chùa Báo Ân đã được xây dựng lại bề thế, uy nghi theo lối kiến trúc thời Trần với tổng giá trị đầu tư hơn 1,8 tỷ đồng và sẽ là điểm đến hấp dẫn của du khách và các tăng ni phật tử. * Khu lăng miếu Triệu Tường Khu lăng miếu Triệu Tường, huyện Hà Trung, nơi phát tích triều Nguyễn. Quốc miếu Nhà Nguyễn, ở xã Hà Long, huyện Hà Trung (bao gồm Đình Gia Miêu và Lăng miếu Triệu Tường). Đình Gia Miêu là một công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thời Nguyễn. Đây là nơi thờ Nguyễn Công Duẩn - vị công thần bình Ngô khai quốc. Khu di tích Lăng miếu bị triệt phá năm 1973, hiện chỉ còn phế tích nền móng. Toàn bộ khu đất lăng miếu Triệu Tường vẫn còn nguyên vẹn. Dấu tích hào thành, hồ và các nền móng kiến trúc cổng, tường thành và các miếu thờ (nguyên miếu thờ Nguyễn Kim, Nguyễn Hoàng và Tĩnh Hoàng Hậu, Trường quốc công miếu thờ Nguyễn Văn Lựu và Nguyễn Hán…). Lăng miếu Triệu Tường là nơi thờ các vị liệt tổ liệt tông nhà Nguyễn tại quê hương, là khu di tích của vương triều Nguyễn tại Thanh Hoá. * Đền thờ Trịnh Kiểm Tọa lạc tại làng Sóc Sơn, Vĩnh Hùng, Vĩnh Lộc. Ông là người có công lớn trong sự nghiệp trung hưng nhà Lê. Ông là người mưu lược đã cùng tướng sĩ đánh lui 5 đợt tấn công của nhà Mạc, bảo vệ vững chắc Thanh Hoá. Ông cũng đă hết sức chăm lo triều chính, lập chế độ thuế khoá, khuyến khích nghề nông, mở rộng thi cử để chọn nhân tài,... Ông là ông tổ của dòng chúa Trịnh. * Đền thờ Nguyễn Kim Tọa lạc tại làng Gia Miêu, huyện Tống Sơn (Hà Trung ngày nay), là người khởi xướng và lãnh đạo công cuộc trung hưng nhà Lê. Sự nghiệp chưa thành, ông bị hàng tướng nhà Mạc là Dương Chấp Nhất đầu độc, mất năm 1545. Ông đă sáng suốt nhìn nhận và giao quyền lực lại cho con rể là Trịnh Kiểm trước khi mất. Ông là người mở nghiệp cho dòng chúa Nguyễn và vương triều Nguyễn. * Nhà thờ Trạng Quỳnh Nhà thờ Trạng Quỳnh thuộc xóm Hưng Tiến, xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa. Ông tổ hài hước diễu cợt thần quyền, vương quyền và thói ỷ thế nước lớn áp chế nước nhỏ thời vua Lê chúa Trịnh, do nhân dân thêu dệt ra từ một nhân vật có thật là Nguyễn Quỳnh ở Hoằng Hoá. * Di tích lịch sử chiến khu Ba Ðình. Chiến khu Ba Đình là một di tích lịch sử được xếp hạng quốc gia ở Việt Nam. Chiến khu này gắn liền với khởi nghĩa Ba Đình của Đinh Công Tráng, Phạm Bành, Tống Duy Tân. Trước đây chiến khu này là một khu thành lũy nằm trong vùng ngập nước, bùn lầy của 3 làng: làng Mậu, làng Thượng, làng Mỹ Khê, cho nên được gọi là chiến khu Ba Đình. Và gắn với các vị tướng của cuộc khởi nghĩa thì tại quê hương đều có nhà thờ. * Ðền thờ và lăng mộ Thứ quốc công Nguyễn Nhữ Lãm Đền thờ tọa lác tại xã Thọ Diên và Xuân Lập, Thọ Xuân. Nguyễn Nhữ Lãm quê ở xã Văn Xá huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân, đạo Sơn Nam (nay là xã Thiên Liệu, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam). Trong hoàn cảnh nước Đại Ngu bị quân Minh chiếm đóng, ông gia nhập lực lượng của Lê Lợi và dự hội thề Lũng Nhai năm 1416. Năm 1418, ông trong số những người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn cùng Lê Lợi từ những ngày đầu, phụ trách việc rèn vũ khí và quân lương của nghĩa quân. Ngày mồng 2 là ngày Canh Thân, tháng riêng năm mậu tuất (1418) Hoàng đế Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa ở Lam Sơn, Nguyễn Nhữ Lãm là một trong những người được phong chức đại tướng và thừa tướng chia nhau đốc xuất đội quân Thiết đột ra đối địch với quân Minh. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, Nguyễn Nhữ Lãm từng làm sứ giả tới các nước Ai Lao (Lào), Chiêm Thành vận động vua nước láng giềng giúp voi ngựa và lương thực. Nhờ tài ngoại giao của ông, các nước đã đồng tình giúp đỡ. * Đền thờ Ðào Duy Từ (1572 - 1634) Quê làng Hoa Trai, xã Nguyên Bình (Tĩnh Gia). Ông là một trong những vị khai quốc công thần nhà Nguyễn, một nhà quân sự, ngoại giao, văn hoá tài giỏi. Ông đã có công giúp nhà Nguyễn mở mang kinh tế, giữ yên lãnh thổ, được phong tước Lộc Khê hầu và thờ trong Thái Miếu, ông là tác giả của tác phẩm Hổ trướng khu cơ, Ngoạ Long cương Vãn, Tư Dung vãn... * Đền thờ Tống Duy Tân (1837 - 1892) Ông quê ở xã Vĩnh Tân (Vĩnh Lộc). Ông đậu tiến sĩ năm 1875, lŕm tri huyện Vĩnh Tường, án sát Sơn Tây, chánh sứ sơn phòng Quảng Hoá. Năm 1886, ông cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh. Ông cùng Phạm Bành, Hoàng Bật Ðạt, Trần Xuân Soạn... lãnh đạo nghĩa quân Ba Ðình, ông đã bị giặc Pháp bắt tại hang Niên Kỷ (Bá Thước) và hi sinh tại thị xã Thanh Hoá năm 1892. * Đền thờ Hà Tông Huân (1697 - 1790) Người làng Kim Thành, huyện Yên Ðịnh, năm 28 tuổi đỗ bảng nhăn. Ông là người thông minh, tài trí được trọng dụng, ra vào phủ chúa bàn việc quân quốc cơ yếu, làm đồng tham tụng rồi nhập chính tham tụng, kiêm việc ở Quốc tử giám. Khi về hưu vẫn được vời ra làm bậc ngũ lão, được gia thăng thiếu bảo, tước Huy quận công, khi mất được tặng hŕm thái phó. * Đền thờ Phạm Bành (1825 - 1887) Đền thờ Phạm Bành ở làng Trương Xá, xã Hoà Lộc (Hậu Lộc). Ông đỗ cử nhân năm 1864, cùng Ðinh Công Tráng xây dựng căn cứ và là một trong những lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Ba Ðình. * Chùa Khải Minh Ngôi chùa này thuộc địa phận phường Bắc Sơn, thị xã Sầm Sơn, cách đền Hoàng Minh Tự khoảng 1km. Theo nhân dân địa phương cho biết, thì chùa này trước kia được xây dựng trên diện tích hàng chục ha. Chùa có rất nhiều tượng phật đẹp và xung quanh các cây cổ thụ mọc kín, có cây hàng hai người ôm mới xuể. Mấy chục năm trước cầy đã bị phá. Năm 1994, nhân dân địa phương mới xây dựng lại, kiến trúc khá đẹp, toàn bằng gỗ, nhưng quy mô nhỏ hơn trước nhiều. Trong chùa hiện có hàng chục bức tượng phật, trong đó có 11 pho tượng cũ làm từ trước kia, nhân dân còn cất giữ được. Một chiếc chuông đồng, nặng khoảng trên chục cân, có khắc 8 chữ Hán: “Quý tỵ trọng xuân” (Tháng Hai năm Quý tỵ) và “Đông Khê ấp chung” (Chuông ấp Đông Khê). Đặc biệt, trước cửa chùa có hai chiếc khánh đá vào loại lớn. Mỗi chiếc có chiều dài 3m, cao 1m dầy gần 0,2m, có lỗ xâu chốt, đặt trên 2 cột trụ đá. Trên chiếc khánh còn thấy khắc mấy dòng chữ Hán: “Tự Đức nhị thấp nhất niên, ngũ nguyệt sơ cửu nhật, bản thôn hương lão hưng tạo, thành tiền thập lục bát quan”. Như vậy chiếc khánh đá được làm từ năm 1868, ngày 9 tháng Năm âm lịch, hết 68 quan tiền. * Đền Tô Hiến Thành Đền được xây dựng ở xóm Tài, làng Núi, nay thuộc phường Trường Sơn, thị xã Sầm Sơn, cách Đền Độc Cước 300m. Đền thờ Tô Hiến Thành, một đại thần ở thế kỉ thứ XII, dưới triều nhà Lý. Ông là một viên quan, được lịch sử ca ngợi rất thanh liêm, chính trực. Vào năm 1161, ông được vua Lý Thánh Tôn cử cầm quân vào dẹp loạn ở vùng ven biển Thanh Hoá, nhờ thế mà nhân dân địa phương mới được an cư lạc nghiệp. Vì vậy nhiều nơi ở Thanh Hoá, nhân dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công đức của ông. Trước kia theo kí ức của nhân dân địa phương thì ngôi đền này khá đẹp và có nhiều cây cổ thụ. Nhưng rồi đền đã bị phá, cây cối bị đốn hết, vài năm trở lại đây đền mới được dựng lại. Hiện nay, đền chỉ còn lại bộ kiệu từ xưa, đang được cất giữ trong đền Độc Cước và một cây bàng ở phía trái đền, có tuổi thọ hơn 70 năm Hàng năm cứ đến ngày 16/2 âm lịch, nhân dân địa phương tổ chức lễ hội thắp hương ở đền. * Đền Hoàng Minh Tự Cách đền thờ Tô Hiến Thành khoảng 300m, theo đường chim bay, đền thờ Hoàng Minh Tự nằm giữa khu nhà ở của cư dân phường Trường Sơn. Trước kia, đền được dựng trên một khu đất khá rộng, xung quanh nhiều cây cổ thụ mọc um tùm, người ôm không xuể. Nhưng cách đây mấy chục năm, đền đã bị phá, nay vừa được trùng tu lại. Hiện vật cũ, còn nếp nhà có từ thời Bảo Đại tam niên (1929), hai bức tượng võ quan mặc triều phục, tay cầm gươm, chiếc kiệu song loan vào loại lớn, đang đặt ở đền Độc Cước và hai đạo sắc thời Thành Thái thứ 13 (1902) và Khải Định thứ 6 (1922). Sự tích nhân vật Hoàng Minh Tự hiện được biết, có nội dung khác biệt nhau. Có tích cho rằng, Hoàng Minh Tự vốn quê ở xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương bây giờ. Ông nhà nghèo đến ở với một gia chủ nơi đây. Gia chủ nuôi thầy trong nhà để dạy con học. Hoàng Minh Tự rất sáng dạ, nên nghe lỏm bài thầy giảng đều nhớ và hiểu hết. Về sau ông đi thi và đỗ Hoàng Giáp. Khi vinh quy bái tổ, trở về làng này, thì chức sắc địa phương đón tiếp nhạt nhẽo, coi thường ông là kẻ tôi tớ. Ông bèn ném chiếc gươm đeo bên hông xuống con sông gần đấy mà thề rằng: “Nếu gươm nổi, thì ngươì làng này từ rày về sau mới có kẻ thi cử, đỗ đạt”. Chiếc gươm chìm, nên từ đó làng Núi này không có ai học hành thi đỗ ra làm quan cả. Khi nghỉ hưu, Hoàng Minh Tự đã về sống ẩn dật ở nơi này cho đến lúc mất. Thi hài ông được mối đùn lên thành nấm mồ và rất linh thiêng, nên nhân dân địa phương đã lập đền thờ. Nhưng có tích lại nói rằng Hoàng Minh Tự, vốn là một viên quan của nhà Tống, bên Trung Quốc, tên thực là Hoàng Hiển. Khi nhà Tống bị quân Nguyên - Mông tiêu diệt, thì Hoàng Hiền cùng với một số gia thuộc chạy sang Việt Nam và xin được ở lại làm quân tình nguyện đánh giặc Nguyên - Mông. Ông đã lập nhiều chiến công, nên được vua Trần phong “Minh tự”. Vì thế nhân dân quen gọi ông là Hoàng Minh Tự. Khi tuổi già, ông về ở ẩn ở vùng Kẻ Trường, nay là xã Quảng Vinh, huyện Quảng Xương. Nhân dân khắp vùng này ở xã Quảng Vinh và Sầm Sơn đều lập đền thờ ông sau khi ông mất. Hàng năm cứ đến ngày 26 tháng hai âm lịch, các đền này đều có tổ chức lễ tưởng niệm. 2.2.2. Các lễ hội Với bề dày lịch sử và sự phong phú đa dạng trong đời sống văn hoá nên hàng năm trên địa bàn tỉnh Thanh có rất nhiều lễ hội được tổ chức, nội dung của các lễ hội thường là tôn vinh những nhân vật có công với dân, với nước hoặc gắn với tín ngưỡng thờ Thành Hoàng, Mẫu, chúa Thượng Ngàn … hoặc cầu Thánh-Thần-Trời-Đất phù hộ cho quốc thịnh dân an, cầu cho nhân dân gặp nhiều thuận lợi trong lao động sản xuất và may mắn, bình yên trong cuộc sống. Xin giới thiệu một số lễ hội chính ở Xứ Thanh như sau: * Lễ hội Lam Kinh Tổ chức vào các ngày 21 - 23/08 âm lịch trong dịp giỗ Lê Thái Tổ hằng năm nhằm tưởng nhớ, tri ân người anh hùng dân tộc Lê Lợi cùng các vị vua và công thần của triều đại Nhà Hậu Lê. Lễ hội Lam Kinh được tổ chức tại khu vực Lam Kinh huyện Thọ Xuân, nơi có điện Lam Kinh và lăng của vua Lê. Tại bến phà Mục Sơn, phía trước khu lăng mộ, nay thuộc xã Xuân Lâm, có một ngôi đền nhỏ, đó là đền thờ vua Lê Thái Tổ. Nơi đây, ngày trước, theo định lệ, cứ ba năm một lần, vào ngày giỗ vua 22 tháng 8, các vua quan nhà Lê ở Ðông Kinh (Thăng Long) lại về Lam Kinh làm lễ. Còn nhân dân địa phương hàng năm vẫn mở hội tưởng niệm người anh hùng tại ngôi đền này. Ngoài nghi lễ tế, dâng hương như các lễ hội khác, lễ hội Lam Kinh còn có tục múa hát theo điệu “rí ren” (lý liên) và các trò diễn. Từng đôi trai gái cầm tay nhau vừa hát vừa múa và diễn trò “cắm hoa”, “kết hoa”. Về sau, người ta thay bằng các điệu hát ca công, hát huê tình, diễn lại các tích trong “Bình Ngô phá trận” và “Chư hầu lai triều”. Lễ hội đền vua Lê còn có lệ đánh trống đồng uy nghi và hấp dẫn. * Lễ hội Bà Triệu Được tổ chức vào các ngày 20 - 23/02 âm lịch hàng năm tại xã Triệu Lộc - Hậu Lộc - Thanh hoá. Lễ hội được tổ chức để tưởng nhớ tới vị anh hùng Triệu Thị Trinh - người đã lãnh đạo nhân dân đứng lên chống lại ách đô hộ của nhà Ngô vào năm 248. Lễ hội được tổ chức trong một không gian rộng từ Ðền đến Lăng về đình Làng. Lễ Mộc dục - Tắm tượng, đây là một nghi thức lễ được nhân dân địa phương rất chú ý, thận trọng, chọn ngày tốt để hành lễ, thường là ngày 18, 19 tháng 2 âm lịch ở cả 2 nơi đền và đình làng, do ông từ cả và 3 ông từ phó chịu trách nhiệm. Tế Phụng Nghinh với nội dung mời Vua Bà và Lục bộ triều đình về trong ngày huý kỵ của Bà, là ngày rất trang nghiêm và linh thiêng, thời gian tế nửa ngày. Rước Bóng - Rước bát hương Vua Bà từ đền chính đến Lăng mộ rồi rước về đình làng. Người ta đặt bát hương Bà Triệu lên kiệu cùng với hộp tư trang, đĩa trầu cau để 8 chàng trai mặc áo đỏ cộc tay, thắt lưng màu đỏ, đầu chít khăn đỏ, quần trắng, đi chân đất khiêng. Ðặc biệt ở đình làng còn diễn trò “Ngô Triệu giao quân” rất sôi nổi. Sau lễ buổi trưa, cả làng ăn đồ nguội (vì đánh trận phải ăn lương khô). Buổi chiều nấu nướng cỗ bàn linh đình để khao quân. Ngày 23 tháng 2 thuộc vào ngày chính kỵ, hôm đó không tế mà chỉ làm lễ , có một số lễ vật như 100 trứng sống, 100 quả dưa chuột, 3 bát cơm gạo trắng, 3 quả trứng luộc, bánh dày, bánh gai, bánh trưng, bánh mật… Trong dịp lễ hội, dân làng còn tổ chức thi đấu vật, leo dây, thổi cơm, thi đánh cờ tướng...; làm cho lễ hội càng thêm sôi nổi, náo nhiệt cả một vùng. * Lễ hội Lê Hoàn Tổ chức vào các ngày 7 - 9/03 âm lịch hàng năm tại thôn Trung Lập xã Xuân Lập - Thọ Xuân. Lễ hội được tổ chức nhằm tưởng nhớ tới vua Lê Đại Hành - Người đã lãnh đạo nhân dân ta đánh tan quân xâm lược nhà Tống năm 981. Trong ngày khai hội dân làng tổ chức rước kiệu Thân mẫu và bố nuôi của Vua về đền thờ Lê Hoàn. Ngày 08/03 là ngày chính kỵ, trong đền làm lễ đại tế, bên ngoài tổ chức các trò chơi dân gian như: Đấu vật, bắn nỏ, đua thuyền,...Ngày 09/03 là ngày lễ tạ rước kiệu từ đền Lê Hoàn về làng và tan hội. Lễ hội đền thờ Lê Hoàn là hình thức tôn vinh người anh hùng dân tộc, đem lại bài học giáo dục truyền thống sâu sắc. * Lễ hội Quang Trung Được tổ chức vào các ngày 5 - 7 tết âm lịch hàng năm, tại Lạch Bạng - Hải Thanh - Tĩnh Gia. Lễ hội tổ chức nhằm tôn vinh chiến thắng của vua Quang Trung đại phá 20 vạn quân Thanh xâm lược vào năm 1799. * Lễ hội bánh dày - bánh chưng Được tổ chức vào các ngày 11 - 13 tháng 5 âm lịch tại Sầm Sơn - Thanh hoá. Đây là lễ hội gắn với tục thờ tổ nghề dệt xúc và thờ thần Độc Cước của nhân dân địa phương.Hàng năm đến ngày 12 tháng 5 âm lịch, nhân dân các làng xung quanh thị xã Sầm Sơn tổ chức lễ hội bánh chưng - bánh dày. Ðây là lễ cầu cho mùa màng tươi tốt, nhân khang, vật thịnh, mưa thuận, gió hoà. Những chiếc bánh dày có đường kính 30cm, bánh chưng mỗi cạnh 40cm được chuẩn bị công phu từ khâu chọn gạo, đậu, thịt, lá gói đến kỹ thuật chế biến, được đặt trang trọng trên những chiếc kiệu cùng dân các làng đưa về tế lễ ở khu vực đền Ðộc Cước. Sau nghi lễ những chiếc bánh chưng - bánh dày được các làng cùng nhau chấm giải để lựa chọn bánh làng nào ngon nhất. Lễ hội kết thúc, bánh được mang về chia cho dân trong làng cùng hưởng lộc để trong năm gặp nhiều may mắn. * Lễ hội Từ Thức Tổ chức vào tháng 2 âm lịch hàng năm ở Nga Sơn - Thanh hoá. Lễ hội này gắn với truyền thuyết Từ Thức gặp Tiên. * Lễ hội Mai An Tiêm Tổ chức vào ngày 13 - 15/03 âm lịch hàng năm ở Đền thờ Mai An Tiêm, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Rước kiệu, dâng hương, lễ tế, nấu cơm thi, ném lao, nhẩy dây, kéo co, thi leo núi hái lượm, hội trại, biễu diễn ca nhạc. Lễ hội tưởng nhớ, tri ân Mai An Tiêm, con vua Hùng (người tìm ra quả dưa đỏ). * Lễ hội Đền Hàn Tổ chức vào 30/06 - 6/07 âm lịch ở Hà Trung - Thanh hoá thờ chúa Ngọc Thánh Mẫu hình thức tín ngưỡng của dân địa phương. * Lễ hội Cửa Đặt Tổ chức vào mùa xuân ở Thường Xuân - Thanh hoá. Đây là lễ hội thờ danh nhân Cầm Bá Thước kết hợp với tín ngưỡng thờ Bà Chúa thượng ngàn của dân địa phương. Hàng năm, vào dịp từ đầu tháng Giêng đến tháng 3 âm lịch, hàng vạn người dân và du khách lại hành hương về Khu di tích Cửa Đạt để dâng hương cầu lộc, cầu tài… * Lễ hôi Chùa Tiên ở Nga Sơn . Lễ hội được tổ chức vào 3 ngày từ 14-16/03 âm lịch hàng năm. Ngày chính của lễ hội là ngày rằm tháng ba. Chùa Tiên toạ lạc tại xã Nga An, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hoá. Chùa được xây dựng trên một mảnh đất rộng 3,5ha,cảnh quan đẹp, hấp dẫn và yên tĩnh. Đây là nơi để du khách có thể thăm quan, chiêm ngưỡng và chiêm nghiệm những giáo lý của nhà Phật đối với chúng sinh. Lễ hội là dịp để người dân khắp nơi hướng tâm về với nhà Phật. * Hội làng Phú Khê Làng Phú Khê nay thuộc địa phận hai xã Hoằng Phú và Hoằng Quí huyện Hoằng Hoá. Lễ hội làng Phú Khê được tổ chức vào ngày rằm tháng hai âm lịch và kéo dài trong 7 ngày. Phần lễ chủ yếu là nghi thức cúng tế Thành hoàng làng-hai bộ tướng thời Ðinh là Chu Minh và Chu Tuấn, cầu chức cho nhân khang vật thịnh.Nét đặc sắc của lễ hội làng Phú Khê là mâm cỗ phải dày 2 tầng ( do thờ 2 vị thành hoàng). Ðây cũng là lễ hội được tổ chức rất nhiều các trò chơi dân gian đặc biệt như chọi gà, bơi thuyền đập vịt, đập nồi, vật, đánh đu,đấu roi, bắt chạch trong chum, dệt vải trên thuyền v.v...Tất cả các trò chơi đều có thưởng cho người thắng cuộc. Lễ hội thu hút đông đảo nhân dân trong vùng tham dự và vẫn được duy trì đến ngày nay. * Hội làng Xuân Phả Xuân Phả là tên một làng thuộc xã Xuân Trường huyện Thọ Xuân. Lễ hội Xuân Phả được tổ chức vào hai ngày 10 và 11 tháng 2 âm lịch. Phần tế lễ được tiến hành vào chiều Mùng chín. Theo lệ cũ có các trò kéo hội, trò chạy giải, để tế Thành hoàng. Phần hội bắt đầu vào sáng mùng mười với năm trò diễn là Hoa Lang, Xiêm Thành, Ai Lao, Tú Huần và trò Ngô. Lễ hội vừa để tỏ lòng thành kính đối với Thành hoàng làng, vừa biểu hiện truyền thống văn hoá của địa phương; đã thu hút hàng ngàn lượt người đến dự. * Hội Đền Sòng - Bỉm Sơn Mở hằng năm vào ngày 15 tháng Ba Âm lịch tại đền thờ Bà chúa Liễu và ba vị “Tam Thánh” (Nội đạo tràng) là Tả quân Thánh Nhật Quang, Hữu quân Thánh Nguyệt Quang và Tiền quân Thánh Ngọc Sư. Có các cuộc tế lễ linh đình, đám rước thánh Mẫu Liễu Hạnh do các bà và các cô đảm nhiệm, kèm theo cả cờ quạt và phường bát âm. Nhiều trò vui như: hát tuồng, hát chèo, trống quân, hát xẩm, ca trù... thi đấu vật, kéo co, đánh võ, đánh cờ và chọi gà... Phần chính của hội là hát chầu văn và lên đồng. * Lễ hội Phủ Na Phủ Na thuộc xã Xuân Du, huyện Như Thanh. Tương truyền Phủ Na thờ Bà Triệu. Lễ hội hàng năm được mở trong một thời gian dài từ 12 tháng giêng đến hết tháng ba âm lịch. Lễ hội thu hút khách thập phương về dự rất đông: Tham quan thắng cảnh, thắp hương tưởng nhớ công ơn Bà Triệu, cầu mong những điều may mắn trong năm. * Lễ Hội Cầu Ngư Ðược tổ chức hàng năm ở làng Diêm Phố (xã Ngư Lộc, Hậu Lộc), vào cuối tháng hai âm lịch, kéo dài trong 4 ngày, thường được chuẩn bị trước hàng tháng trời với mục đích cầu mong trời yên biển lặng, thuận lợi cho mùa vụ đánh bắt cá trong năm. Lễ vật quan trọng là một thuyền rồng đã được làm rất công phu, trang trí đẹp đẽ và cỗ tam sinh gồm (1 con gà; thủ lợn; con vịt). Ðàn làm lễ được dựng bên bờ biển. Trên đàn có 3 cỗ kiệu, 1 thờ phật t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doche_thong_di_tich_lich_su_thanh_hoa_voi_viec_phat_trien_du_lich_4351.doc
Tài liệu liên quan