Đề tài Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá

Việc dựbáo tài chính của hệthống hưu trí phụthuộc vào các chỉsốnhưsốngười

đóng góp cho hệthống (sốngười thực sựtham gia hệthống) và mức đóng trung bình

của những người này. Tương tựnhưvậy, quyết định đến dựbáo tài chính còn có các chỉ

sốnhưsốlượng người hưởng, mức hưởng, các chỉsốthu nhập và cách thức chỉsốhoá

(theo lạm phát hay theo mức lương cơbản). Cuối cùng, mức lãi đầu tưcủa khoản dựtrữ

từhệthống, các khoản thu nhập và chi phí khác.

pdf32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1996 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống hưu trí Việt Nam: Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g góp hiện tại thấp hơn so với tỷ lệ đóng góp bền vững – hay còn gọi là tỷ lệ chi phí PAYG – và vì thế mà quỹ có thể bị cạn kiệt. Thứ ba, tỷ lệ thực hiện có xu hướng giảm xuống do (i) sự thu hẹp của khu vực nhà nước, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước; (ii) sự dịch chuyển của các đối tượng lao động giãn thải từ khu vực nhà nước sang khu vực tư nhân nhưng lại không đăng ký tham gia vào hệ thống bảo hiểm xã hội, và (iii) tỷ lệ tham gia của khu vực tư nhân còn quá thấp. Thứ tư, mức hưởng được chỉ số hoá theo mức lương tối thiểu vẫn còn lớn, gắn liền với thời gian hưởng dài do người hưởng lợi nghỉ hưu sớm và tuổi thọ có xu hướng tăng lên. Các thách thức trong dài hạn còn có thể nghiêm trọng hơn nữa khi ta xét đến sự công bằng giữa các thế hệ. Như đã đề cập trong rất nhiều nghiên cứu, hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước trong điều kiện dân số già hoá cũng đồng nghĩa với việc các thế hệ trẻ hiện nay và tương lai sẽ phải chịu gánh nặng lớn hơn mới có thể trang trải được chi phí cho hệ thống. Gánh nặng lớn hơn này có thể được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau, ví dụ như tỷ lệ đóng góp tăng lên liên tục, và vì thế mà những người tham gia đóng góp cho hệ thống sẽ tìm cách trốn đóng hoặc nghỉ hưu sớm. Tất cả những nhân tố kể trên khiến cho hệ thống hưu trí đối mặt với nhiều vấn đề, và có thể làm cho hệ thống hưu trí rơi vào khủng hoảng trong tương lai, thể hiện bằng sự bất ổn về mặt tài chính và sự bất công bằng giữa các thế hệ. Việc ổn định tài chính và duy trì sự công bằng giữa các thế hệ trong hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước với dân số già hoá nhanh chóng là những câu hỏi chính sách hóc búa nhất đối với bất kỳ nền kinh tế nào. Do vậy, tìm ra những chính sách có thể áp dụng phù hợp với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định nhằm hạn chế những vấn đề này và ổn định hệ thống là điều cần phải làm ngay. 10 III. PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO TÀI CHÍNH CHO HỆ THỐNG HƯU TRÍ Phần này sẽ sử dụng các phương pháp dự báo thống kê do Tổ chức Lao động quốc tế xây dựng để đánh giá sự bền vững tài chính của hệ thống hưu trí. Tất nhiên, các phương pháp này được điều chỉnh nhằm thích ứng với những điều kiện kinh tế - xã hội nhất định của Việt nam nói chung, và hệ thống hưu trí Việt nam nói riêng. Để dự báo tài chính của hệ thống, chúng ta cần ba mô hình, đó là tổng dân số, nền kinh tế vĩ mô và các chỉ số tài chính của hệ thống hưu trí. Có ba bước để đánh giá thực trạng tài chính của hệ thống hưu trí, đó là bước đánh giá nguyên trạng, bước đánh giá độ nhạy của các biến số và bước đề xuất các chính sách cải cách. Bước đầu tiên được thực hiện trong điều kiện giả định rằng việc quản lý và khung pháp lý của hệ thống hưu trí không thay đổi trong bối cảnh nền kinh tế xã hội và dân số thay đổi. Bước thứ hai được thực hiện nhằm kiểm định dự báo nguyên trạng nêu trên với những giả định khác nhau cho các chỉ số, ví dụ như tỷ lệ thực hiện, tỷ lệ đóng góp và thay thế, để xem kết quả thu được có khác hay không và khác như thế nào so với dự báo ban đầu. Bước thứ ba là đưa ra một số đề xuất chính sách nhằm ổn định tài chính cho hệ thống và đảm bảo sự công bằng cho các thế hệ tham gia. 1. Dự báo dân số Dự báo dân số của Việt nam được lấy từ dự báo dân số do Liên hợp quốc thực hiện năm 2002 với giả định tỷ lệ sinh ở mức trung bình. Giả định này được sử dụng vì tổng tỷ suất sinh trung bình của Việt nam đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn giữ ở mức 2,1 trẻ em/1 phụ nữ - tỷ lệ đảm bảo sự tái sinh của dân số. 2. Dự báo thị trường lao động Từ tổng dân số ban đầu và các chỉ số dân số khác, ví dụ như tỷ lệ sinh, tỷ lệ chết, tỷ lệ di cư, tổng dân số trong tương lai, bao gồm cả dân số trong độ tuổi lao động (tức là từ 15 đến 59 tuổi), sẽ được dự báo. Bên cạnh đó, ta coi số lượng lao động là một tỷ lệ nào đó của dân số trong độ tuổi lao động và dựa vào những biến đổi của tỷ lệ này trong quá khứ, ta có thể dự đoán được số lượng lao động trong tương lai. Số lượng lao động không có việc làm được tính bằng cách lấy dân số trong độ tuổi lao động trừ đi số lượng lao động có việc làm (Hình 5). 11 Hình 5: Phương pháp dự báo thị trường lao động Nguồn:Tổ chức Lao động quốc tế (1998) Thông thường, số người đang làm việc bao gồm cả những người ngoài độ tuổi lao động, nhưng sự tham gia lực lượng lao động của họ không đáng kể hoặc không được thống kê đầy đủ nên trong dự báo, ta có thể bỏ qua số lượng người lao động này. Bên cạnh đó, số người lao động cũng có thể được dự báo bằng cách chia kết quả dự báo GDP thực tế cho kết quả dự báo tương ứng về năng suất lao động. Tuy nhiên, năng suất lao động thường không được thống kê chính xác hoặc đầy đủ nên ta không sử dụng phương pháp này. 3. Dự báo kinh tế vĩ mô Tăng trưởng kinh tế và lạm phát Trong ngắn hạn, tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm có thể tính toán dựa trên những dự báo trong ngắn hạn về chiến lược kinh tế quốc gia. Trong dài hạn, tốc độ tăng trưởng GDP được coi là một nhân tố ngoại sinh. Các giả định khi dự báo GDP trong cả ngắn hạn và dài hạn được liên kết với nhau bằng phương pháp nội suy. GDP danh nghĩa được tính bằng cách nhân GDP thực tế với chỉ số điều chỉnh GDP của từng năm. Chỉ số điều chỉnh GDP trong quá khứ được tính bằng cách lấy GDP danh nghĩa chia cho GDP thực tế. Sự thay đổi của chỉ số điều chỉnh GDP thường được dự đoán dựa trên những giả định nào đó về lạm phát trong tương lai. Tỷ lệ lạm phát thể hiện sự gia tăng của mức giá chung trong nền kinh tế và thường được thể hiện bằng Chỉ số giá hàng tiêu dùng (CPI). Giả định về sự thay đổi của lạm phát trong tương lai hết sức quan trọng đối với hoạt động dự báo thống kê của hệ thống hưu trí nếu như tất cả mức hưởng của hệ thống này được chỉ số hoá theo giá cả của nền kinh tế. Dự báo về lạm phát có thể dựa trên chiến lược kinh tế mà quốc gia đang theo Tổng dân số ban đầu Tổng dân số dự báo Dân số trong tuổi lao động ban đầu Số lượng người làm việc (tính bằng % của dân số trong độ tuổi lao động) Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Số thất nghiệp (dự báo) Số lao động có việc làm (dự báo) Dân số trong độ tuổi lao động dự báo Tỷ lệ sinh, chết, di cư... 12 đuổi cùng với các chính sách điều chỉnh của nó. Tuy nhiên, một điều cũng nên lưu ý là, trong đánh giá thống kê, tỷ lệ lạm phát cũng là một nhân tố ngoại sinh của mô hình. Lương và Lãi suất Trong dự báo nguyên trạng, mức lương dự báo được dựa trên chính sách của chính phủ, tức là dựa trên tín hiệu của mức lương cơ bản (hay mức lương tối thiểu). Do đó, tiền lương được dự báo dựa trên sự thay đổi trong quá khứ của mức tiền lương cơ bản. Trong ngắn hạn, tiền lương có thể được dự báo dựa trên những thay đổi gần đây nhất của tiền lương cơ bản. Tuy nhiên, trong trung hạn và dài hạn, do tính chất của phương pháp dự báo thống kê nên tốc độ tăng của tiền lương thực tế được coi là xấp xỉ với mức tăng của năng suất lao động - chỉ số được tính bằng cách lấy tốc độ tăng trưởng GDP thực tế trừ đi tốc độ tăng trưởng của số lượng việc làm. Tổng mức lương chi trả được tính bằng cách nhân mức lương trung bình của một lao động với số lao động. Đối với hệ thống hưu trí, tổng mức thu của hệ thống được tính bằng mức đóng trung bình nhân với số lượng người đóng. Mức hưởng trung bình có thể được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức đóng. Lãi suất có thể được dự báo dựa trên báo cáo của ngân hàng trung ương. Bên cạnh đó, nếu nền kinh tế thể hiện hiệu quả động, tức là lãi suất cao hơn tốc độ tăng dân số cộng với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tại trạng thái dừng dài hạn, thì mức lãi suất dự báo bình quân cao hơn tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với khoản dự trữ của hệ thống hưu trí, mức lãi bình quân phụ thuộc vào các khoản đầu tư trong quá khứ và sự thay đổi của lãi suất trên thị trường tài chính. 4. Dự báo tài chính của hệ thống hưu trí Việc dự báo tài chính của hệ thống hưu trí phụ thuộc vào các chỉ số như số người đóng góp cho hệ thống (số người thực sự tham gia hệ thống) và mức đóng trung bình của những người này. Tương tự như vậy, quyết định đến dự báo tài chính còn có các chỉ số như số lượng người hưởng, mức hưởng, các chỉ số thu nhập và cách thức chỉ số hoá (theo lạm phát hay theo mức lương cơ bản). Cuối cùng, mức lãi đầu tư của khoản dự trữ từ hệ thống, các khoản thu nhập và chi phí khác. Số lượng người đóng góp Số lượng người buộc phải tham gia vào hệ thống hưu trí theo quy định của chính phủ có thể được dự báo bằng cách tính theo một tỷ lệ nào đó của số người đang lao động đã được dự báo trước đó. Đối với hệ thống hưu trí Việt nam, có ba loại hình mà ta phải dự báo, đó là (i) công chức nhà nước, bao gồm cả lực lượng vũ trang, (ii) lao động làm việc tại các doanh nghiệp nhà nước, và (iii) lao động làm việc trong khu vực tư nhân phù hợp với quy định của chính phủ. Những con số này được dự báo bằng cách tính theo tỷ lệ tương ứng với các đối tượng trong các khu vực kinh tế của nền kinh tế. 13 Dựa trên tính toán về số lượng người có thể tham gia vào hệ thống hưu trí theo quy định của chính phủ, ta có thể tính số lượng người thực sự tham gia vào hệ thống dựa trên dự báo về tỷ lệ thực hiện tương ứng của các khu vực kinh tế. Về nguyên tắc, những con số này phải được cộng thêm với số lượng người mới gia nhập hệ thống và trừ đi số người rời khỏi hệ thống (chết hoặc không tiếp tục được hưởng). Tuy nhiên, trên thực tế, số liệu về sự thay đổi này thường không đầy đủ hoặc không được kịp thời cập nhật nên để đơn giản khi dự báo, chúng ta giả định rằng tốc độ tăng của số người mới tham gia và số người rời khỏi hệ thống khá ổn định. Chênh lệch giữa số người phải tham gia hệ thống theo quy định của chính phủ với số người thực sự tham gia vào hệ thống được gọi là số người không chủ động tham gia hệ thống (Hình 6). Hình 6. Dự báo số người đóng góp cho hệ thống Nguồn: Tổ chức lao động quốc tế (1998) Số lượng người thụ hưởng Để dự đoán được số lượng người thụ hưởng, thông thường ta sử dụng bảng sống của dân số để dự báo. Bảng sống thể hiện xác suất chết của giới tính và nhóm tuổi khác nhau (xem phần Phụ lục). Số lượng công chức ban đầu Số lượng công chức (dự báo) Số lượng lao động trong SOEs Số lượng lao động trong SOEs (dự báo) Tỷ lệ trong l ực lượng lao động Số lượng lao động ban đầu của khu vực tư nhân Tỷ lệ trong lực lượng lao động Số lượng lao động khu vực tư nhân (dự báo) Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Tỷ lệ trong lực lượng lao động Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Tỷ lệ thực hiện Tỷ lệ thực hiện Số lượng người thực sự đóng góp vào hệ thống Tỷ lệ thực hiện Số lượng người phải tham gia theo quy định Số lượng người thực sự tham gia Số lượng người không chủ động tham gia 14 Đối với hệ thống hưu trí hiện nay của Việt nam, có hai loại đối tượng thụ hưởng là những người thuộc hệ thống trước năm 1995 và những người thuộc hệ thống sau năm 1995. Những người thuộc hệ thống trước hiện chỉ còn người hưởng, và số lượng này sẽ giảm theo thời gian vì không có người mới tham gia hệ thống, số người rời khỏi hệ thống tăng lên. Ngược lại, số lượng người thuộc hệ thống sau có thể tăng lên do có người mới tham gia vào hệ thống. Vì vậy, việc dự báo số người hưởng của hệ thống hưu trí Việt nam cần phải được phân tách cho hai loại đối tượng thụ hưởng này. Số người thuộc hệ thống trước năm 1995 • Số lượng người thụ hưởng từ về hưu, tai nạn lao động và mất sức lao động được dự báo dựa trên bảng sống của tổng dân số. • Số lượng người hưởng tử tuất cũng có thể sử dụng bảng sống để dự đoán. Tuy nhiên, số lượng người rời khỏi hệ thống do không còn thuộc diện được hưởng hoặc chết được coi là thay đổi với tốc độ ổn định. Số người thuộc hệ thống sau năm 1995 Cách dự báo số lượng người hưởng của hệ thống sau năm 1995 dựa trên các công thức tính toán được trình bày ở phần Phụ lục và tính theo từng năm. Cách thức tính toán này cũng có thể áp dụng cho nhóm người tham gia theo nhóm tuổi 5 năm theo các giả định nhất định. Chú ý rằng, người về hưu thuộc cả hệ thống trước và sau năm 1995 đều được chi trả cho các khoản chăm sóc y tế nên những chi phí này có thể dự báo theo tỷ lệ nào đó trong tổng chi tiêu cho hưu trí dựa trên thống kê trong quá khứ. • Số lượng người về hưu (dự báo) bằng tổng của (i) số lượng người dự báo tiếp tục được hưởng chế độ hưu trí và (ii) số lượng người dự báo sẽ được hưởng chế độ hưu trí. • Số lượng người tai nạn lao động và mất sức lao động được dự báo dựa trên bảng sống của tổng dân số và xác suất bị tai nạn và mất sức lao động. Lương trung bình và mức hưởng trung bình Dự báo mức lương trung bình của người đóng góp và mức hưởng trung bình của người hưởng lợi được thực hiện dựa trên thống kê quá khứ của các mức lương này. Trong dự báo nguyên trạng, mức lương và mức hưởng trung bình được điều chỉnh theo sự thay đổi của mức lương cơ bản (lương tối thiểu). Tuy nhiên, trong phần kiểm định độ nhạy, các mức lương và hưởng này được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát. Đầu tư của phần dự trữ quỹ Phần dự trữ của quỹ sẽ được đầu tư vào các nguồn khác nhau. Một nhân tố quan trọng tác động và thể hiện hiệu quả của việc đầu tư là lãi suất. Như đã nói ở trên, lãi suất có thể sử dụng từ các dự báo về nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, ở Việt nam, các khoản đầu tư phần dự trữ của quỹ hưu trí được quản lý và quy định hết sức chặt chẽ nên 15 mức lãi suất thu được có thể dự đoán dựa trên mức lãi suất của các khoản đầu tư trong quá khứ và theo quy định của chính phủ. Các chi phí và thu nhập khác Các chi phí khác, ví dụ như chi phí hành chính, chi phí chuyển khoản..., và các khoản thu nhập khác, ví dụ như trợ cấp của chính phủ cho đào tạo, xây dựng cơ bản... được dự báo bằng một tỷ lệ nhất định của tổng mức chi phí hoặc thu nhập. Các chỉ số tài chính của hệ thống Có rất nhiều chỉ số tài chính của hệ thống cần phải được xem xét vì chúng cho ta biết trạng thái tài chính của hệ thống trong suốt thời kỳ dự báo. Tỷ lệ chi phí PAYG: còn gọi là tỷ lệ đóng góp bền vững và được tính bằng cách lấy tổng mức chi tiêu của hệ thống chia cho tổng mức thu của hệ thống. Kết quả của mối quan hệ này là một tỷ lệ đóng góp cần thiết để duy trì quỹ ở trạng thái cân bằng theo thời gian. Tỷ lệ đóng góp này bao gồm hai cấu thành, đó là tỷ lệ phụ thuộc của hệ thống – là tỷ lệ giữa số người thụ hưởng và số người đóng góp – và tỷ lệ thay thế - tỷ lệ giữa mức hưởng với mức lương cơ sở. Tỷ lệ đóng góp trung bình (GAP): chỉ số này thể hiện mức đóng góp cần thiết để duy trì sự cân bằng của quỹ trong một khoảng thời gian nhất định nào đó, ví dụ như 10 năm chẳng hạn. Chỉ số này rất tiện dụng khi chúng ta so sánh các cách thức điều chỉnh khác nhau của hệ thống. Tuy nhiên, tỷ lệ đóng góp trung bình đòi hỏi một thị trường tài chính ổn định và triển vọng. Nói cách khác, nó đòi hỏi phải có một môi trường kinh tế khá vững mạnh thì mới có thể dự báo chính xác được. 5. Kiểm tra độ nhạy Các kết quả dự báo thống kê đối với hệ thống hưu trí không thể cho ta kết quả thực sự chính xác được vì có thể có quá nhiều giả định đơn giản hoá vấn đề hoặc mô hình sử dụng không chính xác hoặc phù hợp, và các biến số sử dụng có thể là kết quả của những nhân tố không thể dự báo được. Có nhiều khả năng dẫn đến các kết quả không chính xác, ví dụ như thiếu số liệu hoặc số liệu đầy đủ nhưng không tin cậy. Vì vậy, kiểm tra độ nhạy có thể cho ta biết được những khác biệt giữa dự báo với thực tế có thể phát sinh. Việc kiểm tra độ nhạy trong mô hình thống kê của hệ thống hưu trí thường là công việc tính toán lại các biến số quan trọng, ví dụ như tốc độ tăng trưởng kinh tế, số lượng lao động, tốc độ tăng giá và lương thực tế, lãi suất của các khoản đầu tư... 16 Đối với tình trạng tài chính của hệ thống hưu trí Việt nam, bài viết này thực hiện việc kiểm tra độ nhạy của tỷ lệ tham gia lực lượng lao động, tỷ lệ thực hiện tham gia hệ thống hưu trí, cách thức chỉ số hoá lương và lãi suất của các khoản đầu tư phần dự trữ. IV. KẾT QUẢ DỰ BÁO THỐNG KÊ Bằng việc sử dụng mô hình nêu trên, bài viết tìm ra một số kết quả sau đây. Thứ nhất, số người hưởng của hệ thống trước năm 1995 giảm từ 2,2 triệu người vào năm 2000 xuống 713.000 người vào năm 2025 và 32.000 vào năm 2050. Với dự báo đó, tổng chi tiêu của hệ thống này tương ứng là 13.980 tỷ đồng vào năm 2000, 15.272 tỷ đồng vào năm 2025, và sau đó giảm rất nhanh xuống mức 1.906 tỷ đồng vào năm 2050. Thứ hai, đối với hệ thống sau năm 1995, số lượng người thực sự đóng góp cho hệ thống tăng từ 4,5 triệu người vào năm 2000 lên 7,6 triệu người vào năm 2025 và 10,3 triệu người vào năm 2050. Tương tự, số lượng người hưởng tăng từ 243.000 người vào năm 2000 lên 1,7 triệu người vào năm 2025 và 4,1 triệu người vào năm 2050. Do đó, tỷ lệ phụ thuộc của hệ thống tăng từ 5,4% vào năm 2000 lên 23% vào năm 2025 và 45% vào năm 2050. Hơn nữa, tỷ lệ thay thế sẽ tăng từ 56,5% vào năm 2000 lên tương ứng 57,7% và 59,3% vào năm 2025 và 2050. Thứ ba, kiểm tra độ nhạy được thực hiện với các viễn cảnh khác nhau, tức là điều kiện kinh tế có triển vọng và không có triển vọng. Sau đây là kết quả dự báo của những viễn cảnh đó xét dưới góc độ tài chính của hệ thống. Bảng 3 cho thấy mức nợ lương hưu tiềm ẩn của cả hai hệ thống khi so sánh với GDP năm 2000 đều rất cao với những mức chiết khấu khác nhau. Kết quả dự báo mức nợ lượng hưu tiềm ẩn này ngụ ý rằng nếu Việt nam tiếp tục duy trì hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước thì việc đó đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ phải chơi “trò chơi Ponzi” tốn kém và đầy nguy hiểm, đặc biệt khi xét trên quan điểm tài chính. Xét trên quan điểm xã hội, các khoản nợ lương hưu tiềm ẩn này sẽ do thế hệ lao động hiện tại và tương lai ánh chịu, và vì thế mà sự bất công bằng giữa các thế hệ khó tránh khỏi. Bảng 3. Nợ lương hưu tiềm ẩn (IPD) của hệ thống hưu trí, 2000-2050 IPD so với GDP năm 2000 Tỷ lệ chiết khấu Hệ thống trước 1995 Hệ thống sau 1995 3% 87 108 5% 66 63 6% 59 50 Nguồn:Tính toán của tác giả 17 Bảng 4. Tỷ lệ chi phí PAYG và Tỷ lệ đóng góp trung bình (GAP) của hệ thống Duy trì hệ thống trong (số năm) GAP (%) Năm Tỷ lệ chi phí PAYG (%) 0 3.2 2000 3.1 10 4.8 2010 7.7 20 8.0 2020 11.8 30 10.6 2030 14.7 40 13.8 2040 21.8 50 17.4 2050 26.5 Chú ý: Năm cơ sở là năm 2000. Nguồn:Tính toán của tác giả Bảng 4 thể hiện tỷ lệ đóng góp nhằm duy trì hệ thống hưu trí hiện tại trong tương lai với hai chỉ số, đó là tỷ lệ chi phí PAYG và tỷ lệ đóng góp trung bình (GAP). Do có sự khác biệt trong kỹ thuật tính toán nên kết quả của hai chỉ số này khác nhau. Tuy nhiên, những chỉ số này ngụ ý rằng mức đóng góp 15% hiện nay sẽ không đủ để duy trì hệ thống trong tương lai gần. Ví dụ, sau năm 2030, tỷ lệ chi phí PAYG sẽ lớn hơn 15% nên hệ thống sẽ cạn kiệt nguồn ngân quỹ với tỷ lệ đóng góp hiện tại. Viễn cảnh cũng tương tự khi xét đến chỉ số tỷ lệ đóng góp trung bình - tỷ lệ cho thấy rằng hệ thống hưu trí hiện tại chỉ duy trì được trong khoảng 40 năm nữa mà thôi. Tất cả các chỉ số tài chính trên đây, đặc biệt là tỷ lệ chi phí PAYG, tỷ lệ đóng góp trung bình và nợ lương hưu tiềm ẩn, ngụ ý rằng hệ thống hưu trí hiện nay của Việt nam sẽ không bền vững về mặt tài chính trong bối cảnh dân số ngày càng già hoá và nền kinh tế hiệu quả động. Do đó, cải cách hệ thống là điều cần làm hơn bao giờ hết. V. CẢI CÁCH HỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM Phần này sẽ gợi ý việc giải quyết khoản nợ lương hưu tiềm ẩn của cả hệ thống trước và sau năm 1995 nhằm tránh được sự khủng hoảng của ngân sách nhà nước (đối với hệ thống trước năm 1995) và quỹ hưu trí (đối với hệ thống sau năm 1995). 1. Hệ thống trước năm 1995 Để giải quyết khoản nợ của hệ thống này, ta sử dụng phương pháp ràng buộc ngân sách đều (inter-temporal budget constraint). Để đơn giản, chúng ta giả định rằng chính phủ sẽ trả dần khoản nợ này bằng một khoản thu nhất định từ thuế mà giá trị của nó là một tỷ lệ nhất định của GDP danh nghĩa của từng năm. Với các bối cảnh kinh tế khác nhau, tỷ lệ thuế trung bình cũng sẽ khác nhau. Ví dụ, Hình 7 thể hiện cách giải quyết khoản nợ lương hưu tiềm ẩn với tỷ lệ chiết khấu 5%. Trong trường hợp này, tỷ lệ thuế 18 trung bình là 1,34%. Tất nhiên, cách làm này phải được hỗ trợ bằng việc chính phủ phát hành trái phiếu trong thời gian đầu. Hình 7. Giải quyết nợ lương hưu tiềm ẩn của hệ thống trước năm 1995 với tỷ lệ chiết khấu 5% Nguồn: Tính toán của tác giả 2. Hệ thống sau năm 1995 Thiết kế một hệ thống hưu trí mới Có rất nhiều loại hệ thống hưu trí khác nhau để chúng ta thực hiện cải cách. Tuy nhiên, cách duy nhất để tránh những khó khăn về tài chính là chuyển từ hệ thống hưu trí PAYG với mức hưởng được xác định trước hiện nay sang hệ thống tài khoản cá nhân. Hệ thống tài khoản cá nhân một phần hay toàn bộ phụ thuộc vào hiện trạng hiện nay của hệ thống hưu trí và khả năng về mặt kinh tế - xã hội của một nước. Hệ thống tài khoản cá nhân có những đặc điểm nổi bật sau đây. Thứ nhất, hệ thống tài khoản cá nhân sẽ tăng phúc lợi kinh tế của người tham gia hệ thống vì họ tiết kiệm cho chính họ trong thời gian làm việc và sau đó số tiền được sử dụng để trang trải các chi phí khi họ nghỉ hưu. Trong suốt thời gian tích luỹ, khoản tiết kiệm của họ có thể được đầu tư trên thị trường tài chính để hưởng lãi suất - mức lãi suất này thường cao hơn so với mức lãi suất ngầm định của hệ thống PAYG (Feldstein, 1998). Điều này là hiển nhiên vì trong hệ thống PAYG, chúng ta không có bất kỳ một khoản đầu tư thực sự nào và vì thế mà không hề có một khoản lợi tức thực tế (do đóng góp của hệ thống được dùng để chi trả ngay cho những người đang hưởng hưu trí). Quá trình này của hệ thống PAYG dẫn đến sự bất công bằng giữa các thế hệ vì những người hưởng lợi hiện tại có thể có mức hưởng cao hơn so với những gì họ đóng góp trong thời -60,000 -40,000 -20,000 0 20,000 40,000 60,000 2000 2006 201 2 2018 2024 2030 2036 2042 2048 Năm Tỷ đồng Chi trả Phát hành/chi trả TPCP Mức thuế chung 19 gian làm việc do những thay đổi về điều kiện kinh tế, ví dụ như mức lương thực tế trung bình cao hơn. Ngược lại, những khoản chi trả đó lại được thực hiện bằng số tiền do thế hệ lao động hiện tại dóng góp. Đây chính là vòng luẩn quẩn về sự bất công bằng giữa các thế hệ của hệ thống hưu trí PAYG. Thứ hai, và quan trọng hơn, là việc chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân sẽ tránh được những khoản nợ không thể trả nổi (nợ lương hưu tiềm ẩn), và vì thế mà tránh được sự gia tăng nhanh chóng của tỷ lệ đóng góp khi dân số già hoá. Vấn đề này đã được minh hoạ một cách rõ ràng trong các kết quả dự báo ở trên. Hơn nữa, việc chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân sẽ làm tăng tỷ lệ tiết kiệm cá nhân trong dài hạn, và từ đó tăng tỷ lệ tiết kiệm quốc gia, và cuối cùng là tốc độ tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, phương thức tài trợ cho quá trình chuyển đổi này cần phải được xem xét một cách thận trọng vì nó có thể sẽ không mang lại cái gì khi sự chuyển dịch đó lấn át các khoản tiết kiệm cá nhân và dẫn đến thâm hụt ngân sách trầm trọng hơn (Estelle James, 1998). Có rất nhiều lý do khiến cho việc chuyển sang hệ thống tài khoản cá nhân với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng góp (defined-contribution) mang lại nhiều lợi ích. Vấn đề chủ yếu là mức hưởng của người tham gia hệ thống hưu trí được tính sát với mức đóng tương ứng của họ, và điều này khiến cho người tham gia hệ thống có ít động cơ để trốn đóng bảo hiểm. Trong hệ thống với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng, việc trốn đóng bảo hiểm đồng nghĩa với việc người tham gia hệ thống từ giảm bớt phần hưởng lợi của chính bản thân mình; trong khi đó, việc trốn đóng bảo hiểm trong hệ thống với mức hưởng được xác định trước lại giúp cho người tham gia hệ thống có thể hưởng nhiều lợi ích thông qua “bóc lột” người khác, đặc biệt là những người thuộc thế hệ hiện tại và tương lai. Đối với trường hợp của Việt nam, việc trốn đóng bảo hiểm là vấn đề nghiêm trọng của hệ thống hưu trí hiện tại với tỷ lệ tham gia và thực hiện của khu vực kinh tế tư nhân ở mức rất thấp. Việc chuyển sang hệ thống với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng sẽ tăng tỷ lệ tham gia hệ thống, và vì vậy mà đảm bảo được quyền lợi của người tham gia, làm giảm hiện tượng trốn đóng bảo hiểm. Bên cạnh đó, như đã trình bày trong rất nhiều nghiên cứu, hệ thống hưu trí với mức hưởng được xác định dựa trên mức đóng sẽ làm giảm hiện tượng nghỉ hưu sớm và làm giảm độ nhạy cảm về mặt tài chính của hệ thống đối với quyết định nghỉ hưu sớm. Trong bối cảnh này, mức hưởng hưu trí sẽ tự động điều chỉnh nên việc nghỉ hưu sớm hay dân số già hoá cũng không ảnh hưởng nhiều đến vấn đề tài chính của hệ thống. Tương tự như vậy, hệ thống n

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfHỆ THỐNG HƯU TRÍ VIỆT NAM- Hiện trạng và những thách thức trong điều kiện dân số già hoá.pdf
Tài liệu liên quan