Đề tài Hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá các loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp

MỤC LỤC

Trang

Lời nói đầu 1

Phần I- Cơ sở lý luận của việc xác định nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá các loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp. 2

1.1. Khái niệm và phân loại hàng tồn kho. 2

1.1.1. Khái niệm. 2

1.1.2. Phân loại hàng tồn kho. 2

1.2. Nguyên tắc tính giá hàng tồn kho. 3

1.3. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho. 5

13.1. Phương pháp tính giá nhập. 5

1.3.2. Phương pháp tính giá xuất. 7

1.3.3. Ảnh hưởng của các phương pháp kế toán hàng tồn kho với việc xác định giá trị hàng tồn kho. 11

1.3.4. Quan hệ của các phương pháp tính giá xuất kho với lợi nhuận. 13

1.3.5. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho. 14

1.4. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho - so sánh với các chuẩn mực. 14

1.4.1. So sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam. 14

1.4.2. So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế. 15

1.5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 16

 

Phần II- Thực trạng áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp hiện nay và một số đề xuất. 18

2.1. Tình hình sử dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp. 18

2.1.1. Phương pháp giá thực tế đích danh. 18

2.1.2. Phương pháp giá bình quân. 19

2.1.3. Phương pháp nhập trước - xuất trước. 19

2.1.4. Phương pháp nhập sau - xuất trước. 19

2.2. Phương hướng áp dụng các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho ở Việt Nam. 20

2.3. Suy nghĩ về thực trạng hạch toán dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo chế độ kế toán tại các doanh nghiệp. 22

2.4. Kế toán hàng tồn kho trong các doanh nghiệp thương mại. 23

2.4.1. Về phạm vi của chỉ tiêu hàng tồn kho. 23

2.4.2. Về chế độ trích lập dự phòng. 24

2.5. Một số đề xuất trong kế toán hàng tồn kho. 24

2.5.1. Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho thấp hơn giữa giá phí và giá thị trường. 25

2.5.2. Về xác định chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho. 26

2.5.3. Về phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho. 27

2.5.4. Về phương pháp kế toán hàng tồn kho. 27

 

Kết luận 29

Tài liệu tham khảo 30

 

doc32 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1559 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống nguyên tắc và phương pháp tính giá áp dụng cho tính giá các loại hàng tồn kho trong doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c tính giá phụ thuộc vào tình hình biến động giá cả vật tư hàng hoá. Trường hợp giá cả thị trường của vật tư hàng hoá có sự biến động lớn thì việc tính giá xuất kho theo phương pháp này trở nên thiếu chính xác và có trường hợp gây ra bất hợp lý (tồn kho âm). Phương pháp nhập trước - xuất trước. Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập kho trước thì xuất kho trước và lấy trị giá vốn (mua) thực tế của số hàng đó để tính. Công thức tính như sau: Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất kho = Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng nhập kho theo từng lần nhập kho trước x Số lượng hàng xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho Phương pháp này có ưuđiểm là cho phép kế toán có thể tính giá vật tư hàng hoá xuất kho kịp thời. Nhược điểm của phương pháp nhập trước xuất trước là phải tính giá theo từng vật tư hàng hoá và phải hạch toán chi tiết vật tư hàng hoá tồn kho theo từng loại giá nên tốn nhiều công sức. Ngoài ra phương pháp này làm cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp không phản ứng kịp thời với giá cả thị trường. Phương pháp nhập trước xuất trước chỉ thích hợp với những doanh nghiệp có ít loại vật tư hàng hoá, số lần nhập kho không nhiều. Phương pháp nhập sau - xuất trước. Theo phương pháp này, giả thiết số hàng nào nhập kho sau thì xuất kho trước. Hàng xuất kho thuộc lô hàng nào thì lấy đơn giá mua thực tế của lô hàng đó để tính. Công thức tính như sau: Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất kho = Trị giá vốn (mua) thực tế của hàng nhập kho theo từng lần nhập kho sau x Số lượng hàng xuất dùng trong kỳ thuộc số lượng từng lần nhập kho Việc tính giá xuất của phương pháp này ngược với phương pháp nhập trước xuất trước. Về cơ bản ưu nhược điểm và điều kiện vận dụng của phương pháp nhập sau - xuất trước cũng giống như phương pháp nhập trước - xuất trước, nhưng sử dụng phương pháp nhập sau - xuất trước giúp cho chi phí kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh kịp thời với giá cả thị trường. b. Tính theo giá hạch toán. Khi mua vật tư hàng hoá thường xuyên có sự biến động về giá cả, khối lượng, chủng loại, việc nhập, xuất kho vật tư hàng hoá xảy ra hàng ngày nhiều lần. Đối với các doanh nghiệp có nhiều loại vật tư hàng hoá, nghiệp vụ nhập xuất diễn ra thường xuyên thì việc hạch toán giá thực tế trở nên phức tạp, tốn nhiều công sức và nhiều khi không thực hiện được. Do đó việc hạch toán hàng ngày nên sử dụng giá hạch toán. Giá hạch toán là giá ổn định, doanh nghiệp có thể sử dụng trong thời gian dài để hạch toán. Doanh nghiệp có thể sử dụng giá kế hoạch hoặc giá mua vật tư hàng hoá tại thời điểm nào đó hay giá bình quân tháng trước để làm giá hạch toán. Việc nhập xuất kho hàng ngày được thực hiện theo giá hạch toán, cuối kỳ kế toán phải tính ra giá thực tế để ghi sổ kế toán tổng hợp. Để tính được giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất kho, trước hết phải tính hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ: Hệ số giữa giá thực tế và giá hạch toán của hàng luân chuyển trong kỳ (H) = Trị giá thực tế của hàng tồn đầu kỳ + Trị giá thực tế của hàng nhập trong kỳ Trị giá hạch toán của hàng tồn đầu kỳ + Trị giá hạch toán của hàng nhập trong kỳ Sau đó tính trị giá vốn (mua) thực tế của hàng xuất trong kỳ. Trị giá vốn (mua thực tế của hàng xuất trong kỳ = Trị giá hạch toán của hàng xuất kho trong kỳ x H 1.3.2.2. Tính giá xuất kho thành phẩm. a. Tính theo giá thực tế. Để tính giá thực tế của thành phẩm xuất kho có thể áp dụng các phương pháp: giá thực tế đích danh, giá thực tế bình quân gia quyền, giá thực tế nhập trước - xuất trước, giá thực tế nhập sau - xuất trước… Nội dung của từng phương pháp trên cũng tương tự như nội dung các phương pháp tính trị giá thực tế của vật tư hàng hoá xuất kho. b. Tính theo giá hạch toán. Việc tính giá thành thực tế của thành phẩm nhập kho thường thực hiện vào cuối kỳ hạch toán (cuối tháng, quý…) nên để theo dõi chi tiết tình hình biến động thành phẩm trong kỳ, kế toán có thể sử dụng giá hạch toán, giá hạch toán thành phẩm có thể là giá kế hoạch hoặc giá nhập kho thống nhất quy định. Cuối tháng sau khi tính được giá thành thực tế thành phẩm nhập kho, kế toán sẽ tiến hành điều chỉnh giá hạch toán theo giá thực tế. Đồng thời xác định giá thành thực tế thành phẩm xuất bán trong kỳ theo công thức tương tự như với công thức tính giá của vật tư hàng hoá. Như vậy, khi dùng phương pháp giá hạch toán, việc hạch toán chi tiết thành phẩm trên các chứng từ nhập xuất, các sổ (thẻ) kế toán chi tiết thành phẩm được ghi theo giá hạch toán; còn việc hạch toán tổng hợp thành phẩm nhất thiết phải ghi theo giá thực tế. 1.3.3. ảnh hưởng của các phương pháp kế toán hàng tồn kho với việc xác định giá trị hàng tồn kho. Trong một doanh nghiệp (một đơn vị kế toán) chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa cọhn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại một doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng chủng loại vật tư hàng hoá và yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích ohựp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán. 1.3.3.1. Đối với phương pháp kê khai thường xuyên. Phương pháp kê khai thường xuyên là phương pháp theodõi và phản ánh thường xuyên liên tục, có tính hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn kho vật tư hàng hoá trên sổ kế toán. Trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư hàng hoá. Vì vậy giá trị vật tư hàng hoá tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất cứ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế vật tư hàng hoá tồn kho, so sánh đối chiếu với số liệu vật tư hàng hoá trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải tìm nguyên nhân để có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên được áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp …) và cá đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc thiết bị, hàng có kỹ thuật chất lượng cao… 1.3.3.2. Phương pháp kiểm kê định kỳ. Phương pháp kiểm kê định kỳ là phương pháp hạch toán căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tư xuất dùng trong kỳ theo công thức: Trị giá hàng xuất = Tổng trị giá hàng nhập ± Chênh lệch trị giá tồn kho cuối kỳ và đầu kỳ Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá (nhập xuất, kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của hàng hoá vật tư mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi và phản ánh trên toàn bộ tài khoản kế toán riêng (tài khoản mua hàng ). Công tác kiểm kê hàng hoá vật tư được tiến hành vào cuối mỗi kỳ kế toán để xác định trị giá vật tư hàng hoá tồn kho thực tế làm căn cứ ghi sổ kế toán của các tài khoản hàng tồn kho. Đồng thời căn cứ vào trị giá vật tư hàng hoá tồn kho được xác định trị giá vật tư hàng hoá xuất kho trong kỳ (tiêu dùng cho sản xuất loại xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán. Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các đơn vị có nhiều chủng loại hàng hoá, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hoá vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ). 1.3.4. Quan hệ của các phương pháp tính giá xuất kho với lợi nhuận. Việc lựa chọn sử dụng các phương pháp tính giá xuất kho đối với các loại hàng tồn kho có ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Cụ thể: Đối với phương pháp giá thực tế đích danh: đây là phương pháp mà giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó cho nên đối với phương pháp này phản ánh lợi nhuận tương đối chính xác và nếu có điều kiện doanh nghiệp nên áp dụng phương pháp này. Đối với phương pháp giá bình quân là phương pháp có tính chất san bằng cho nên lợi nhuận đối với phương pháp này không biến động nhiều lắm. Đối với phương pháp nhập trước - xuất trước: khi giá cả có xu hướng tăng dần thì việc áp dụng phương pháp này, doanh nghiệp có được số lợi nhuận nhiều hơn so với khi sử dụng các phương pháp khác, do giá vốn của hàng bán bao gồm cả giá trị của những vật tư hàng hoá mua vào từ trước với giá thấp. Ngược lại khi giá cả biến động theo xu hướng giảm thì lợi nhuận thu được cũng giảm. Vận dụng nguyên tắc thận trọng khi giá cả có xu hướng giảm các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp này để chi phí đưọc bù đắp ở mức cao nhất. Còn đối với phương pháp nhập sau - xuất trước khi giá cả có xu hướng tăng lên, phương pháp này sẽ giúp cho đơn vị kinh doanh giảm được số thuế thu nhập phải nộp cho Nhà nước, bởi vì giá của vật tư hàng hoá được mua vào sau cùng thường cao hơn giá của vật tư hàng hoá nhập vào trước tiên sẽ được tính vào giá vốn hàng bán của các khoản doanh thu hiện tại. Điều này sẽ làm tăng giá vốn hàng bán và do đó làm giảm lợi nhuận dẫn đến thuế thu nhập phải nộp cũng giảm theo. 1.3.5. Nguyên tắc lựa chọn phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho. Căn cứ vào đặc điểm của doanh nghiệp, yêu cầu và trình độ quản lý để lựa chọn một trong những phương pháp tính giá xuất kho. Đơn vị lựa chọn phương pháp tính giá nào phải đảm bảo nguyên tắc nhất quán trong niên độ kế toán. Điều này có nghĩa là trong quá trình kế toán phương pháp tính giá xuất kho nào đã được lựa chọn thì phải được thực hiện trên cơ sở nhất quán từ kỳ này sang kỳ khác. Nguyên tắc nhất quán bao hàm ý nghĩa là một phương pháp, một khi đã đưa chấp nhận, thì không nên thay đổi theo từng thời kỳ. Nguyên tắc nhất quán không có ý nghĩa là một công ty không bao giờ được thay đổi phương pháp tính giá của mình. Thực tế là công ty nên có sự thay đổi nếu những phương pháp tính giá mới sẽ có ích hơn phương pháp đang sử dụng. Tuy nhiên cần phải công bố đầy đủ ảnh hưởng của sự thay đổi đó về giá trị trong báo cáo tài chính. 1.4. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho - so sánh với các chuẩn mực. 1.4.1. So sánh với chuẩn mực kế toán Việt Nam. Để xác định trị giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá xuất kho và tồn kho trong 04 chuẩn mực kế toán ban hành theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC, ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định sử dụng 4 phương pháp xác định giá trị xuất kho hàng tồn kho đó là: Phương pháp giá đích danh Phương pháp bình quân gia quyền Phương pháp nhập trước - xuất trước Phương pháp nhập sau - xuất trước. Như vậy chuẩn mực kế toán Việt Nam chỉ quy định sử dụng 4 phương pháp trên để tính trị giá hàng xuất kho nhưng thực tế tuỳ theo đặc điểm kinh doanh của từng doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác như phương pháp bình quân cuối kỳ trước, phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập… Mặt khác trong chuẩn mực kế toán mới ban hành không thấy quy định sử dụng phương pháp tính giá xuất kho hàng tồn kho theo phương pháp giá hạch toán. Trong khi phương pháp giá hạch toán về mặt lý luận hay thực tế doanh nghiệp vẫn sử dụng bởi vì ưu điểm của phương pháp này như đã đề cập ở trên. 1.4.2. So sánh với chuẩn mực kế toán quốc tế. a. Kế toán Tây Âu. Theo tổng hoạch đồ kế toán năm 1982, để tính giá xuất kho và giá tồn kho cuối kỳ của vật tư hàng hoá, doanh nghiệp có thể lựa chọn một trong ba phương pháp sau: Phương pháp giá thực tế bình quân cả kỳ dự trữ Phương pháp tính gái bình quân sau mỗi lẫn nhập. Phương pháp nhập trước - xuất trước. Về nội dung các phương pháp trên và các công thức tính cũng tương tự như đối với kế toán Việt Nam. Đối với phương pháp nhập sau - xuất trước do nhược điểm cơ bản của phương pháp này là cung cấp những thông tin không hợp lý, lạc hậuvề giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp nên nó không được khuyến khích áp dụng. Về giá nhập giá trị hàng tồn kho về cơ bản kế toán Việt Nam giống với kế toán Tây Âu. b. Kế toán Bắc Mỹ. Đối với kế toán Bắc Mỹ, việc tính giá thực tế hàng xuất kho có thể áp dụng một trong các phương pháp sau với nguyên tắc nhất quán trong kỳ. Trường hợp có sự thay đổi về phương pháp tính cần phải có sự giải trình và nêu những tác động của sự thay đổi tới các báo cáo kế toán. Phương pháp giá thực tế đích danh Phương pháp giá đơn vị bình quân cả kỳ dự trữ Phương pháp bình quân sau mỗi lần nhập Phương pháp nhập trước - xuất trước Phương pháp nhập sau - xuất trước. Nội dung, cách tính và điều kiện áp dụng của các phương pháp trên cũng tương tự Việt Nam. 1.5. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Dự phòng giảm giá vật tư, hàng hoá được hiểu là dự phòng phần giá trị dự kiến bị tổn thất sẽ ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh do giảm giá vật tư, thành phẩm, hàng hoá tồn kho có thể xảy ra trong năm kế hoạch. Công thức tính: Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá cho năm kế hoạch = Lượng vật tư hàng hoá giảm giá trị tại thời diểm 31/12 năm báo cáo x Giá hạch toán trên sổ kế toán - Giá thực tế trên thị trường tại thời điểm 31/12 Việc lập dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho nhằm bù đắp các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do vật tư sản phẩm hàng hoá tồn kho bị giảm giá, đồng thời cũng để phản ánh đúng chỉ giá thực thực tế thuần tuý hàng tồn kho của doanh nghiệp, nhằm đưa ra một giá trị thực về tài sản của doanh nghiệp khi lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ hạch toán. Thời điểm lập dự phòng: Việc trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện ở thời điểm khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm. Cuối kỳ kế toán năm, khi giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho nhỏ hơn giá gốc thì phải lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Số dự phòng giảm giá hàng tồn kho được lập là số chênh lệch giữa giá gốc của hàng tồn kho lớn hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của chúng. Việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được thực hiện trên cơ sở từng mặt hàng tồn kho. Đối với dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng. Việc tính giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho phải dựa trên bằng chứng tin cậy thu thập được tại thời điểm ước tính. Việc ước tính này phải tính đến sự biến động của giá cả hoặc chi phí trực tiếp liên quan đến các sự kiện diễn ra sau ngày kết thúc năm tài chính, mà các sự kiện này được xác nhận với các điều kiện hiện có ở thời điểm ước tính. Khi ước tính giá trị thuần có thể thực hiện được phải tính đến mục đích của việc dự trữ hàng tồn kho. Ví dụ giá trị thuần có thể thực hiện được của lượng hàng tồn kho dự trữ để đảm bảo cho các hợp đồng mua bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ không thể huỷ bỏ phải dựa vào giá trị trong hợp đồng. Nếu số hàng tồn kho lớn hơn số hàng cần cho hợp đồng được đánh giá trên cơ sở giá bán ước tính. Nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ dự trữ để sử dụng cho mục đích sản xuất sản phẩm không được đánh giá thấp hơn giá gốc nếu sản phẩm do chúng góp phần cấu tạo nên sẽ được bán bằng hoặc cao hơn giá thành sản xuất của sản phẩm. Khi có sự giảm giá của nguyên liệu, vật liệu, công cụ dụng cụ mà giá thành sản xuất sản phẩm cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được, thì nguyên liệu,vật liệu, công cụ dụng cụ tồn kho được đánh giá giảm xuống bằng với giá trị thuần có thể thực hiện được cuả chúng. Xử lý dự phòng giảm giá vật tư hàng hoá tồn kho: Mục đích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho là để bù đắp các khoản tổn thất do giảm giá hàng tồn kho. Nhưng theo nguyên tắc hạch toán kế toán, các khoản tổn thất do giảm giá vật tư hàng hoá đã được phản ánh trong kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Theo chế độ kế toán trước đây trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán ở năm nay nhỏ hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán năm trước thì doanh nghiệp phải hoàn nhập số chênh lệch nhỏ hơn vào khoản chênh lệch bất thường để xác định kết quả kinh doanh. Nhưng theo Thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9/10/2002 số chênh lệch nhỏ hơn này cũng được hoàn nhập nhưng thay vì ghi tăng khoản thu nhập bất thường thì kế toán ghi giảm giá vốn hàng bán của các loại hàng tồn kho. Trường hợp khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập ở cuối kỳ kế toán năm nay lớn hơn khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập ở cuối kỳ kế toán trước thì kế toán tiến hành lập bổ sung. Nhưng thay vì ghi tăng chi phí quản lý doanh nghiệp theo chế độ kế toán cũ thì chế độ kế toán mới ban hành lại ghi taưng giá vốn hàng bán. Khi có những bằng chứng chắc chắn về sự giảm giá thường xuyên liên tục của hàng tồn kho thì doanh nghiệp phải tiến hành lập dự phòng hoặc hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Phần II- Thực trạng áp dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp hiện nay và một số đề xuất. 2.1. Tình hình sử dụng các phương pháp tính giá hàng tồn kho trong các doanh nghiệp. Hàng tồn kho là bộ phận tài sản có giá trị lớn tại doanh nghiệp, việc quản lý sử dụng có hiệu quả hàng tồn kho là một trong những nhân tố quyết định đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Để phục vụ cho công tác quản lý bộ phận tài sản quan trọng và phức tạp này thì kế toán hàng tồn kho tại các doanh nghiệp phải biết lựa chọn một trong các phương pháp tính giá hàng tồn kho. Nhất là trong cơ chế thị trường, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt. Trong số các phương pháp tính giá trị hàng tồn kho nêu trong phần cơ sở lý luận thì có bốn phương pháp được áp dụng rộng rãi trong các doanh nghiệp đó là: phương pháp giá thực tế đích danh, phương pháp giá bình quân, phương pháp nhập trước - xuất trước và phương pháp nhập sau - xuất trước. 2.1.1. Phương pháp giá thực tế đích danh. Đây là phương pháp lý tưởng nhất do nó tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán: chi phí thực tế phù hợp với doanh thu thực tế giá trị của vật tư xuất dùng cho sản xuất phù hợp với giá trị của thành phẩm mà nó tạo ra. Hơn nữa theo phương pháp này, giá trị hàng tồn kho được phản ánh đúng theo giá trị thực tế của nó. Các doanh nghiệp với hàng tồn kho có giá trị cao, chủng loại mặt hàng ít, dễ phân biệt giữa các mặt hàng thì đều áp dụng tính giá hàng tồn kho theo phương pháp này. Cụ thể đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại như doanh nghiệp kinh doanh vàng, bạc đá quý, đồ lông thú, kinh doanh ô tô hoặc một số mặt hàng đồ gỗ. Đối với doanh nghiệp sản xuất các loại hàng tồn kho có thể áp dụng phương pháp này gồm các vật liệu dùng để sản xuất theo đơn đặt hàng đặc biệt. Đối với những doanh nghiệp có nhiều loại vật tư hàng hoá với số lượng lớn thì không thể áp dụng được phương pháp này. 2.1.2. Phương pháp giá bình quân. Do phương pháp giá bình quân đơn giản dễ làm, không mang tính áp đặt chi phí cho từng đối tượng cụ thể như một số phương pháp hạch toán hàng tồn kho khác cho nên phương pháp này cũng được khá nhiều doanh nghiệp áp dụng. Hơn nữa những người áp dụng phương pháp này đều cho rằng thực tế là các doanh nghiệp thường không thể đo lường một cách chính xác về quá trình lưu chuyển của hàng nhập xuất trong doanh nghiệp do vậy nên xác định giá trị thực tế hàng xuất kho theo phương pháp bình quân. Điều này càng mang tính thuyết phục đối với những loại hàng tồn kho mà chúng có tính không đồng đều không khác nhau về bản chất. Phương pháp này rất có ý nghĩa về mặt thực tiễn hơn là cơ sở lý thuyết. Ngoài trừ phương pháp giá thực tế đích danh, phản ánh chính xác nhất giá trị xuất tồn kho và hàng tồn kho, phương pháp giá bình quân là phương pháp khách quan nhất và dễ áp dụng trong thực tiễn đối với các doanh nghiệp. 2.1.3. Phương pháp nhập trước - xuất trước. Phương pháp này cũng được sử dụng khá rộng rãi trong các doanh nghiệp hiện nay. Xuất phát từ ưu điểm là nó gần đúng với luồng nhập xuất hàng trong thực tế. Không kể những trường hợp đặc biệt nhập - xuất hàng hoá vật trong trong thực tế gần như là nhập trước - xuất trước. Hơn nữa trong trường hợp hàng hoá, vật tư được quản lý theo đúng hình thức nhập trước - xuất trước trong các doanh nghiệp, thì phương pháp này sẽ gần với phương pháp giá thực tế đích danh, và do đó sẽ phản ánh tương đối chính xác giá trị vật tư hàng hoá xuất kho và tồn kho. Đây cũng là phương pháp mà giá trị hàng tồn kho sẽ được phản ánh gần sát với giá thị trường của nó. Các doanh nghiệp thường áp dụng phương pháp này vì khi giá cả có biến động theo xu hướng tăng lên khi đó lợi nhuận của doanh nghiệp thu được sẽ nhiều hơn. Phương pháp này thích hợp với điều kiện ở doanh nghiệp mà hàng tồn kho luân chuyển nhanh. Tuy nhiên trong tính giá hàng tồn kho theo phương pháp này thì các chi phí phát sinh hiện hành không phù hợp với doanh thu phát sinh hiện hành bởi vì có thể giá trị của vật tư hàng hoá đã được mua vào từ cách đó lâu. 2.1.4. Phương pháp nhập sau - xuất trước. Phương pháp này được sử dụng nhiều hơn so với các phương pháp trên, khi giá cả có xu hướng tăng lên phương pháp này sẽ giúp cho các đơn vị kinh doanh giảm được số thuế thu nhập phải nộp cho Nhà nước. Tuy nihên đây là phương pháp đã bỏ qua việc nhập xuất vật tư hàng hoá trong thực tế. Như đã đề cập ở mục (2.1.3) vật tư hàng hoá thông thường được quản lý gần như theo kiểu nhập trước - xuất trước. Nhưng phương pháp nhập sau - xuất trước lại giả định rằng vật tư hàng hoá được quản lý theo kiểu nhập sau - xuất trước. Hơn nữa, phương pháp nhập sau - xuất trước có thể làm cho chi phí quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp cao vì doanh nghiệp thường xuyên mua thêm vật tư hàng hoá nhằm tính vào giá vốn hàng bán những chi phí mới nhất với giá cao. Điều này trái ngược với xu hướng quản lý hàng tồn kho một cách có hiệu quả, giảm tối thiểu lượng hàng tồn kho nhằm cắt giảm chi phí quản lý hàng tồn kho. Theo phương pháp nhập sau - xuất trước giá trị hàng tồn kho đựơc phản ánh thấp hơn so với giá trị thực tế của nó. Bởi vì , giá trị hàng tồn kho sẽ bao gồm giá trị của những vật tư hàng hoá được nhập vào đầu tiên với giá thấp hơn so với giá hiện thời. Do đó giá trị hàng tồn kho được phản ánh thấp hơn so với giá trị thực tế,, vốn lưu động của đơn vị kinh doanh cũng được phản ánh ở mức thấp hơn so với thực tế. Điều này làm cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp bị nhìn nhận là kém hơn so với khả năng thực tế của nó. 2.2. Phương hướng áp dụng các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho ở Việt Nam. Trong bốn phương pháp cơ bản để xác định giá trị hàng tồn kho, phương pháp giá thực tế đích danh tuy phản ánh đúng đắn nhất giá trị hàng tồn kho và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nhưng rất khó áp dụng trong thực tiễn, nó chỉ thích hợp với một số ít loại hình kinh doanh, thí dụ như các cửa hàng bán lẻ đồ trang sức, đồ đạc nội thất hoặc các nhà máy sản xuất theo đơn đặt hàng. Khi không thể áp dụng được phương pháp giá thực tế đích danh, dựa trên những giả định cơ bản về luồng chi phí của vật tư hàng hoá nhập, xuất kho kế toán áp dụng các phương pháp nhập trước - xuất trước, nhập sau - xuất trước và giá bình quân. Việc áp dụng các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các khoản mục trên báo cáo tài chính và số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho Nhà nước. Phương pháp nhập trước - xuất trước và phương pháp nhập sau - xuất trước có những tác động trái ngược nhau tới kết quả tài chính của doanh nghiệp. Phương pháp nhập trước - xuất trước cung cấp những thông tin hợp lý, đúng đắn về giá trị hàng tồn kho trên bảng cân đối kế toán nhưng lại làm doanh thu không phù hợp với chi phí trên báo cáo kết quả kinh doanh. Ngược lại phương pháp nhâp sau - xuất trước làm cho doanh thu và chi phí phù hợp nhau trên báo cáo kết quả kinh doanh nhưng lại phản ánh giá trị hàng tồn kho ở mức lạc hậu so với giá thị trường của nó trên bảng cân đối kế toán. Trong khi đó phương pháp giá bình quân là phương pháp trung hoà, giữa phương pháp nhập trước - xuất trước và phương pháp nhập sau - xuất trước. Trong thực tế môi trường kinh doanh hiện nay, khi giá cả luôn có xu hướng tăng lên theo thời gian, phương pháp nhập sau - xuất trước dường như sẽ được các đơn vị kinh doanh ưa thích hơn vì nó giúp cho họ có một lượng tiền nhiều hơn do phải nộp thuế thu nhập ít hơn cho Nhà nước. Tuy nhiên theo chuẩn mực kế toán quốc tế số 2, do nhược điểm cơ bản của phương pháp nhập sau - xuất trước là cung cấp thông tin không hợp lý, lạc hậu về giá trị tồn kho của doanh nghiệp nên nó không được khuyến khích áp dụng (phương pháp này bị cấm sử dụng ỏ một số nước như úc, Hồng Kông, Anh nhưng lại được sử dụng khá phổ biến ở Mỹ). Xuất phát từ yêu cầu của công tác kế toán cần phải phản ánh đúng đắn hoạt động kinh doanh và tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ việc phân tích các ưu, nhược điểm của các phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho và dựa trên quy định của chuẩn mực kế toán quốc tế, chuẩn mực kế toán hàng tồn kho của Việt Nam nên quy định việc lựa chọn phương pháp xác định giá trị hàng tồn kho ở các doanh nghiệp như sau: (1) Trong bất cứ trường hợp nào, phương pháp giá thực tế đích danh phải được ưu tiên lựa chọn đầu tiên nếu doanh nghiệp có thể áp dụng được, bởi vì phương pháp giá thực tế đích danh là phương pháp phản ánh đúng nhất giá trị hàng tồn kho và tuân thủ theo nguyên tắc phù hợp của hạch toán kế toán. (2) Nếu có bằng chứng xác nhận thực tế luồng nhập, xuất vật tư hàng hoá của doanh nghiệp là nhập sau - xuất trước thì doanh nghiệp

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc35341.doc
Tài liệu liên quan