Mạng viễn thông Việt Nam đã số hóa hoàn toàn cho các hệ thống thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn. Các hệ thống này có hệ thống quản lý, giám sát và điều hành riêng, mỗi loại tổng điều có phần mềm quản lý riêng rẻ theo các kiểu khác nhau không liên quan với nhau. Đó là điều khó khăn rất lớn đối với những nhà khai thác thiết bị cần phải tìm theo từng chức năng phần mềm của các hãng cung cấp thiết bị đưa ra.
Cũng như mạng viễn thông ở hầu hết các tỉnh, mạng viễn thông Khánh Hòa hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị do nhiều nhà cung cấp khác nhau. Các hệ thống đang sử dụng khai thác hiện nay là : FETEX-150 của hãng FUJITSU, NEAX61 của hãng NEC, EWSD của hãng SIEMENS và một số tổng đài nhỏ độc lập khác như: STAREX-IMS, SRX .
Các hệ thống thiết bị trên đều có các cổng kết nối dành cho vận hành, bảo dưỡng và quản lý thiết bị. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi chủng loại thiết bị của từng hãng có những đặc thù về các chuẩn giao tiếp kết nối, giao thức, ngôn ngữ và giao diện khác nhau cho các hệ thống vận hành và các hệ thống vận hành hầu như không đảm bảo được đầy đủ chức năng quản lý mạng.
33 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 3203 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống quản lý và cảnh báo mạng chuyển mạch tại Khánh Hòa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ó trên mạng bao gồm 81 trạm viễn thông, bao gồm 4 Host, 1 RSU, 77 Vệ tinh trên toàn tỉnh.
Hệ thống Host Lê Lợi Nha Trang là loại Tổng đài HOST FETEX-150 phiên bản phần mền: VN1 vừa là Tổng đài Tandem kết nối với các tổng đài đường dài TOLL VTN Đà Nẵng và TOLL Sài Gòn, và kết nối đến các tổng đài Host Bình Tân, Ninh Hòa, Cam Ranh, dung lượng lắp đặt tại chổ 16.000 lines và 03 vệ tinh Đồng Muối, Tháp bà, Đường Đệ bao gồm 3.000 lines, tổng dung lượng lắp đặt hiện có trên mạng 19000 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 240, số cổng báo hiệu C7 là 12. Tổng đài Fetex150 phục vụ tại Trung tâm Thành phố Nha Trang và một phần Đồng Đế.
Hệ thống Host Siemens Bình Tân là loại tổng đài EWSD, phiên bản phần mềm V.15 vừa là Tổng đài Tandem kết nối với các Tổng đài TOLL VTN Đà Nẵng và Sài Gòn và kết nối đến các tổng đài Host FETEX Nha Trang, Ninh Hòa, Cam Ranh và 19 vệ tinh gồm có Lê Thánh Tôn, Lê Hồng Phong, Ngô Gia Tự, Đất Lành, Vĩnh Nguyên, Hà Ra, Phương Sơn, Đồng Đế, Đắc Lộc, Trí Nguyên, Hòn Tre, Bích Đầm, Phước Đồng, Hòn Rớ, Hòn Khô, Vĩnh Lương, Phú Vinh, Vĩnh Phương, Lê Lợi 2, tổng dung lượng lắp đặt của hệ thống là 95780 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 84, số cổng báo hiệu là 10. Tổng đài phục vụ phạm vi rộng lớn bao gồm thành phố Nha Trang và thay thế dần thuê bao thuộc tổng đài Host Fetex150 Nha Trang.
Hệ thống Host Siemens Ninh Hòa là loại tổng đài EWSD, phiên bản phần mền V.15 phục vụ thuê bao cho hai huyện Ninh Hòa và Vạn Ninh bao gồm 26 vệ tinh là Ninh Quang, Hòn Khói, Ninh Thuỷ, Ninh Thượng, Dục Mỹ, Ninh Xuân, Ninh Thân, Ninh Phước, Ninh Ích , Lạc An, Đá Bàn, Ninh Lộc, TT Vạn Ninh, Vạn Khánh, Tu Bông, Đại Lãnh, Xuân Tự, Vạn Hưng, Vạn Lương, Vạn Thọ, Vạn Thạnh, Tuần Lễ, Ninh Tân, Ninh Vân với tổng dung lượng lắp đặt 36608 lines.
Hệ thống Host NEAX-61S Cam Ranh của hãng NEC phục vụ tại Thị Xã Cam Ranh và Huyện Khánh Sơn bao gồm tổng đài Host tại Cam Ranh với dung lượng 11784 lines và 14 vệ tinh Cam thịnh đông, Mỹ Thanh, Cam Phước Đông, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông, Cam Hòa, Cam An Nam, Cam Bình. Bình Hưng, Bắc Thị Trấn, Mỹ Ca, TT Khánh Sơn, Lâm Nghiệp, Sơn Lâm tổng dung lượng lắp đặt của hệ thống là 17792 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 159 E1.
Hệ thống RSU Siemens Diên Khánh là loại RSU EWSD phục vụ cho Huyện Diên Khánh, Cam Lâm và Huyện Khánh Vĩnh bao gồm tổng đài RSU tại Diên Khánh với dung lượng 7040 lines và 19 vệ tinh Diên Bình, Diên An, Diên Điền, Diên Phú, Diên Phước, Diên Xuân, Diên Đồng, Suối Hiệp, Suối Tân, Suối Cát, Diên Tân TT Khánh Vĩnh, Khánh Bình, Cam Hiệp Nam, Cam Đức, Bãi Dài, Cam Tân, Cam Hiệp Bắc, Cam Thành Bắc với tổng dung lượng lắp đặt 24448 lines, tổng dung lượng trung kế lắp đặt 169E1.
Hình I.1: Sơ đồ mạng chuyển mạch FETEX
Hình I.2: Sơ đồ mạng chuyển mạch EWSD Bình Tân.
Hình I.3: Sơ đồ mạng chuyển mạch NEAX61 Sigma Cam Ranh.
Hình I.4: Sơ đồ mạng chuyển mạch NEAX61 Sigma Cam Ranh..
Hình I.5: Sơ đồ mạng chuyển mạch NEAX61 Sigma Cam Ranh.
I.2.2 Hệ thống Mạng truyền dẫn:
Mạng truyền dẫn bao gồm mạng quang và mạng truyền dẫn Viba
Mạng truyền dẫn Viba bao gồm 27 tuyến truyền dẫn với dung lượng 98 luồng E1 được sử dụng các thiết bị truyền dẫn DM1000, AWA1500 tạo thành các tuyến vi ba đường trục toàn tỉnh để kết nối các tổng đài Host và sử dụng dự phòng cho mạng cáp quang đường trục khi gặp sự cố.
Tuyến đường trục kết nối các tổng đài HOST:
- Tuyến Hướng Bắc sử dụng thiết bị DM1000: tổng dung lượng 8E1
Nha Trang
Cây Gà
Hà Thanh
Ninh Hòa
- Tuyến Hướng Nam sử dụng thiết bị DM1000: dung lượng 8E1
Nha Trang
Núi Thị
Xuân Ninh
Cam Ranh
Tuyến truyền dẫn vi ba liên huyện:
Tuyến Vạn Ninh – Hòn Khói kết nối hai huyện Ninh Hòa - Vạn Ninh
Tuyến Nha Trang – Diên Khánh kết nối TP Nha Trang – Diên Khánh
Tuyến Cam Đức – Lâm Nghiệp – T.Hình Khánh Sơn – Khánh Sơn kết nối cho TX. Cam Ranh và Khánh Sơn.
Tuyến Nha Trang – Khánh Vĩnh kết nối Tp Nha Trang và Khánh Vĩnh.
Tuyến truyền dẫn vi ba nội huyện:
Tuyến Nha Trang – Trí Nguyên.
Tuyến Cây Gà – Hòn Tre.
Tuyến Cam Ranh - Trường Sa
Tuyến Cam Đức – Cam Hải Đông
Tuyến Cam Đức – Sân bay Cam Ranh
Tuyến Diên Khánh – Diên Bình
Tuyến Lạc An – Đá Bàn
Tuyến Ninh Hòa – Ninh Tân
Tuyến Ninh Hòa – Ninh Thượng
Tuyến Vạn Ninh – Xuân Ninh
Ngoài ra mạng truyền dẫn viba phục vụ cho các trạm xã đảo như Khải Lương (Vạn Ninh), Ninh Vân (Ninh Hòa), Bích đầm, Trí Nguyên (Nha Trang), Cam Bình, Bình Hưng (Cam Ranh) hoặc các tuyến vùng sâu vùng xa chưa kéo cáp quang đến như Ninh Tân (Ninh Hòa), Sơn Lâm (Khánh Sơn), Liên Sang (Khánh Vĩnh) ..
Tuyến Lâm Nghiệp – Sơn Lâm, Cam Đức – Bích Đầm, Cam Phú – Cam Bình, Xuân Ninh – Bình Hưng, Khánh Vĩnh – Liên Sang. Vĩnh Nguyên – Ninh Vân, Dục Mỹ - Eakrongru, Vạn Ninh – Xuân Sơn.
Hình I.6: Sơ đồ mạng Truyền dẫn Khánh Hòa
Mạng quang sử dụng các thiết bị truyền dẫn SDH bao gồm các đầu STM16 xây dựng vòng RING đấu nối các trung tâm Thành phố , Thị xã và các huyện để thiết lập tuyến truyền dẫn đấu nối các tổng đài Host với nhau, các đầu STM4, STM1 xây dựng vòng RING tại trong thành phố, thị xã và trong huyện để đấu nối các trạm vệ tinh về tổng đài Host. Mạng truyền dẫn quang tại tỉnh Khánh Hòa xây dựng tạo thành 17 vòng RING như sau:
- Ring 1 (trục): STM16-ADM gồm các trạm: Host Bình Tân – Host Lê Lợi – Host Cam Ranh – RSU Diên Khánh – Host Ninh Hòa.
- Ring 2: STM4-FLX600A gồm các trạm: Host Bình Tân – Lê Hồng Phong--Ngô Gia Tự-Lê Thánh Tôn.
- Ring 3: STM4-FLX600A gồm các trạm: RSU Lê Lợi – Phú Vinh-Đồng Đế-Phương Sơn.
- Ring 4: STM1-FLX150 gồm các trạm: RSU Lê Lợi-Vĩnh Lương-Đường Đệ-Tháp Bà-Hà Ra.
- Ring 5: STM1-FLX150 gồm các trạm: RSU Lê Lợi – Hòn Khô – Vĩnh Phương-Đắk Lộc.
- Ring 6: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Bình Tân–Đồng Muối-Đất Lành-Hòn Rớ-Phước Đồng-Vĩnh Nguyên.
- Ring 7: STM4-ADM gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Hòn Khói-Vạn Ninh; lắp mới 3 đầu ADM4.
- Ring 8: STM1-FLX150 gồm các trạm: Vạn Ninh-Vạn Thạnh-Vạn Thọ-Đại Lãnh-Tu Bông.
- Ring 9: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Ninh Phước-Ninh Thủy-Đá Bàn-Lạc An-Vạn Hưng-Xuân Tự.
- Ring 10: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Ninh Thượng-Ninh Xuân-Dục Mỹ.
- Ring 11: STM1-ADM gồm các trạm: Host Ninh Hòa-Ngã Ba Trong-Ninh Phú - Ninh Ích-Ninh Lộc-Ninh Quang; lắp mới 6 đầu ADM1.
- Ring 12: STM1-FLX150 gồm các trạm: RSU Diên Khánh-Diên Phước-Khánh Vĩnh-Diên Xuân-Diên Phú-Diên Điền.
- Ring 13: STM1-ADM gồm các trạm: RSU Diên Khánh-Diên Bình-Diên An -Suối Hiệp-Suối Cát; lắp mới 5 đầu ADM1.
- Nhánh 14: STM4-ADM gồm các trạm: RSU Diên Khánh-Suối Tân; lắp mới 1đầu ADM4 và card quang STM4 tại Diên Khánh.
- Ring 15: STM4-ADM gồm các trạm: Host Cam Ranh-Cam Đức-Mỹ Ca-Cam Phú; lắp mới 4 đầu ADM4.
- Ring 16: STM1-FLX150 gồm các trạm: Mỹ Ca-Cam Thành Bắc-Cam Hải Đông-Bãi Dài-Cam Hòa-Cam Tân-Cam Hiệp Nam.
- Ring 17: STM1-FLX150 gồm các trạm: Host Cam Ranh-Cam An Nam-Cam Phước Đông-Khánh Sơn-Cam Thịnh Đông-Mỹ Thanh.
Hình I.7: Sơ đồ Ring mạng truyền dẫn SDH.
I.2.3 Mạng ADSL:
Mạng xDSL sử dụng thiết bị ALCATEL bao gồm ATM-DSLAM và IP-DSLAM bao gồm 01 MSS, 07 trạm DSLAM HUB, 78 trạm DSLAM, tính đến cuối tháng 04/2008 tổng dung lượng sử dụng 22.000 port trên 39000 Port ADSL lắp đặt và đảm bảo 100% trạm Host, vệ tinh tại các trung tâm huyện lỵ, thị xã được lắp đặt thiết bị DSLAM, chiếm 100% trên toàn địa bàn.
Hình I.8: Sơ đồ mạng ADSL.
PHẦN II:
HỆ THỐNG QUẢN LÝ VÀ CẢNH BÁO
MẠNG CHUYỂN MẠCH TẠI KHÁNH HÒA
II.1 Giới thiệu Mạng Chuyển Mạch:
Mạng viễn thông Việt Nam đã số hóa hoàn toàn cho các hệ thống thiết bị chuyển mạch và truyền dẫn. Các hệ thống này có hệ thống quản lý, giám sát và điều hành riêng, mỗi loại tổng điều có phần mềm quản lý riêng rẻ theo các kiểu khác nhau không liên quan với nhau. Đó là điều khó khăn rất lớn đối với những nhà khai thác thiết bị cần phải tìm theo từng chức năng phần mềm của các hãng cung cấp thiết bị đưa ra.
Cũng như mạng viễn thông ở hầu hết các tỉnh, mạng viễn thông Khánh Hòa hiện nay có nhiều chủng loại thiết bị do nhiều nhà cung cấp khác nhau. Các hệ thống đang sử dụng khai thác hiện nay là : FETEX-150 của hãng FUJITSU, NEAX61S của hãng NEC, EWSD của hãng SIEMENS và một số tổng đài nhỏ độc lập khác như: STAREX-IMS, SRX ...
Các hệ thống thiết bị trên đều có các cổng kết nối dành cho vận hành, bảo dưỡng và quản lý thiết bị. Tuy nhiên, nhìn chung mỗi chủng loại thiết bị của từng hãng có những đặc thù về các chuẩn giao tiếp kết nối, giao thức, ngôn ngữ và giao diện khác nhau cho các hệ thống vận hành và các hệ thống vận hành hầu như không đảm bảo được đầy đủ chức năng quản lý mạng.
Hình II.1: Sơ đồ mạng viễn thông Khánh Hòa
Mạng chuyển mạch Khánh Hòa hiện tại bao gồm 04 host và các vệ tinh: 02 Host FETEX150 và Host EWSD Bình Tân có nhiệm vụ làm Tandem kết nối với các tổng đài Toll Đà Nẵng và Toll Sài gòn, 02 Host EWSD Ninh Hòa và Host NEAX Cam Ranh chỉ là tổng đài host quản lý các vệ tinh thuộc các huyện Ninh Hòa, Vạn Ninh, Cam ranh, Khánh Vĩnh, Khánh Sơn và một RSU EWSD Diên Khánh kết nối Tổng đài Host Bình Tân.
Tại mỗi Host ở mỗi cấp vận hành và bảo dưỡng riêng biệt, không có sự liên hệ với nhau. Việc xử lý khi có sự cố do nhân viên tại Host đảm trách, không có sự liên kết hỗ trợ, giám sát và quản lý chung, hầu như chỉ dừng lại mức độ quản lý mức thấp - lớp phần tử mạng.
Các công tác điều hành, cân chỉnh lưu lượng sẽ được thực thi bằng 01 nhân viên điều hành chung, sau khi nhân viên này nhận được số liệu được báo cáo từ các Đài Host tập hợp và phân tích để đưa ra chỉ thị, từ đó mỗi một đài sẽ thực hiện riêng theo mục đích.
Trình độ xử lý chướng ngại thông tin của các nhân viên ở các cấp khác nhau là khác nhau. Với sự cố cấp bách phải có sự hổ trợ của cấp này cho cấp khác, khá mất thời gian.
II.2 Hệ thống quản lý mạng chuyển mạch của các hãng:
Để có thể xây dựng trung tâm quản lý cảnh báo mạng tập trung cho việc quản lý các hệ thống chuyển mạch tại tỉnh Khánh Hòa cần phải có sự nghiên cứu phân tích hệ thống của từng chủng loại tổng đài vì đó là đối tượng quản lý. Đặc biệt các giao diện, thủ tục trao đổi thông tin của khối cảnh báo là phần nguyên cứu quan trọng để có thể có được sự thành công trong việc xây dựng hệ thống quản lý cảnh báo mạng chuyển mạch tập trung và thống nhất các chi tiết của từng cảnh báo từng loại tổng đài. Trước hết chúng ta nguyên cứu cấu trúc hệ thống của từng loại tổng đài, các chương trình điều hành quản lý và bão dưỡng của từng loại hệ thống, sau đó chúng ta nguyên cứ sâu về hệ thống cảnh báo của từng loại tổng đài và các bản tin cảnh báo tương ứng với từng cảnh báo phần cứng từng đó phân tích các mức cảnh báo để đưa ra qui chuẩn của từng mức cảnh báo chung cho cả hệ thống quản lý cảnh báo.
II.2.1 Hệ thống tổng đài FETEX-150 của hãng FUIJTSU:
II.2.1.1 Cấu trúc hệ thống:
Hình II.2: Cấu trúc phần cứng FETEX-150.
Hệ thống FETEX-150 gồm có 3 phân hệ chính:
Phân hệ đường dây thuê bao (SPS).
Phân hệ xử lý trung tâm (CPS).
Phân hệ điều hành bảo dưỡng (MOS).
Phân hệ đường dây thuê bao (SPS):
Chức năng chính của SPS là giao tiếp với các đường tương tự số, mạng ISDN, trung kế Analog, trung kế số và các chức năng chuyển mạch.
Để giao tiếp với đường dây, SPS sử dụng các bộ tập trung LC và RLC tập trung lưu thoại khách hàng để kết nối đến DSM (Module chuyển mạch số). Các đường trung kế kết nối DSM bằng các mạch giao tiếp trung kế mà không sử dụng đến bộ tập trung. Việc chuyển mạch được điều khiển bởi DSM. Các thiết bị ngoại vi như: LC, ATSH, DTSH, RECSH được nối đến DSM qua đường cáp quang HW 8Mbps.
SPS kết nối đến CPS qua bus SP (đường thoại), bus này có cấu trúc kép.
CPR của CPS điều khiển DSM, các Modul của các thiết bị ngoại vi và các ứng dụng khác.
Phân hệ xử lý trung tâm (CPS):
CPS gồm MPR (Bộ xử lý trung tâm) và CPR (Bộ xử lý cuộc gọi). MPR quản lý toàn bộ hệ thống điều khiển và thực hiện chức năng điều hành và bảo dưỡng. CPR cung cấp các chức năng xử lý cuộc gọi sử dụng LPR trong LC hoặc RLC. Quá trình xử lý được phân phối trong các LPR, CPR và MPR. MPR là mức cao nhất và LPR là mức thấp nhất trong phân cấp bộ xử lý. Phần cứng của đơn vị xử lý trung tâm được sử dụng cho LPR, CPR và MPR đều giống nhau.
MPR thực hiện việc quản lý nguồn cho toàn bộ hệ thống và các chức năng điều hành và bảo dưỡng gồm cả thông tin người – máy. CPR thông tin với các CPR khác hoặc MPR qua bộ đáp ứng kênh CCA.
Để chuyển mạch đơn xử lý, chức năng xử lý cuộc gọi được kết hợp vào MPR.
Thiết bị báo hiệu kênh chung CSE là một giao thức xử lý cho báo hiệu số 7 mức 2.
CPR và MPR được phát triển vì các mục đích thông tin, nó bao gồm:
+ Bộ điều khiển trung tâm (MM): lưu trữ chương trình hệ thống và dữ liệu.
+ Bộ nhớ file (FM): phục vụ như một file truy nhập ngẫu nhiên đáng tin cậy cho việc lưu trữ chương trình và dữ liệu.
+ Bộ điều khiển kênh (CHC): truyền dữ liệu giữa MM và FM hoặc thiết bị I/O dựa trên lệnh được nhận từ CC, CC có cấu trúc kép có thể kết nối tối đa 60 thiết bị I/O.
+ CC có thể thực hiện các chương trình một cách độc lập với CHC trong suốt thời gian CHC truyền dữ liệu. Bộ xử lý trung tâm hoạt động trên cơ sở điều khiển chuơng trình được lưu trữ giống như bộ xử lý của máy tính.
Tất cả các đơn vị CPS được cấu trúc kép để đảm bảo hoạt động liên tục trong trường hợp bị lỗi.
Phân hệ điều hành và bảo dưỡng (MOS): Được trình bày ở phần sau
Tổng đài FETEX-150 được vận hành và giám sát bởi VDU hay các máy tính có cài đặt chương trình giao tiếp SCWS do hãng Fujitsu cung cấp. Các máy tính có cài đặt chương trình SCWS được kết nối với hệ thống thông qua các TPC (Typer Writer Controller) mà cụ thể hơn là card PLSIA với chuẩn giao tiếp là RS232. Khi nhập lệnh thì đầu cuối giao tiếp gởi lệnh thông qua TPC rồi đến CHCx (Channel Controller) rồi mới đến CCx (Central Controller), trong đó CCx của MPR (Main Processcer) đảm nhiệm việc thực thi các lệnh cũng như giám sát toàn bộ hệ thống và xuất thông tin cảnh báo ra ngoài cho các TYP. Trong hệ thống thì bộ xử lý trung tâm có cấu hình kép và hoạt động ở chế độ Active/Standby, khi có một thay đổi về cấu hình hệ thống thì bộ xử lý trung tâm sẽ cập nhật thông tin lên bộ nhớ MMx (Main Memory).
Hình II.3: Sơ đồ đấu nối vận hành tổng đài FETEX-150.
Trong hệ thống hiện tại có 05 ngõ giao tiếp điều khiển, các ngõ này được phân bố trên hai side trên cả hệ thống để đảm bảo việc điều khiển hệ thống, số ngõ ra có thể được mở rộng thêm tùy theo khả năng sử dụng. Ngoài ra còn có thể dùng các ngõ này với chức năng kiểm tra và bảo dưỡng thuê bao bằng chương trình đồ họa chạy trên môi trường DOS.
Chương trình SCWS do nhà sản xuất cung cấp có hỗ trợ một số tính năng như: nhập lệnh trực tiếp, nhập lệnh thông qua menu lệnh có sẵn, giao diện đồ hoạ để giám sát hệ thống trên hệ điều hành DOS. Ngoài ra còn có thể nhập lệnh trực tiếp mà không cần chương trình hỗ trợ giao tiếp SCWS dựa trên cơ sở giao tiếp qua cổng RS232 bằng các chương trình phổ dụng khác (ví dụ như Hyper Terminal).
Việc sử dụng giao tiếp ra sao phải được cài đặt trong hệ thống bằng các lệnh và các thông số thích hợp.
II.2.1.2 Hệ thống cảnh báo:
Phần cảnh báo của FETEX 150 bao gồm 02 phần : phần một các bản tin cảnh báo bằng văn bản được xuất ra trên SCWS hay TCWS bằng tương ứng việc thu nhận các thông báo về cảnh báo của hệ thống. Phần hai là đầu cuối hộp cảnh báo (ALIPU) theo dạng thể hiện thông qua thiết bị chuyên dụng với cảnh báo trực quan bằng đèn, tín hiệu chuông cảnh báo.
Hình II.4: Thiết bị cảnh báo tổng đài FETEX-150.
Thiết bị cảnh báo tổng đài Host Fetex thể hiện 3 loại cảnh báo:
- Cảnh báo nguồn – PW.
- Cảnh báo phần cứng có 2 mức: HMJ - mức cao, HMN - mức thấp.
- Cảnh báo phần mềm có 3 mức: SMJ - mức cao, SMN - mức thấp và SWN- nhắc nhở
Đó là những cảnh báo thể hiện chi tiết theo từng loại nhưng tất cả đều qui chung về 3 mức cảnh báo MJ - MAJOR, MN - MINOR, WN - WARNING như sau:
+ Cảnh báo mức cao Major:
Ví dụ: nếu có sự cố mất Link Set của một tổng đài thì hệ thống tổng đài cảnh báo trên hệ thống cảnh báo ở mức MAJ và có tín hiệu chuông và đồng thời tổng đài sẽ xuất bản tin cảnh báo trên SCWS như sau:
NHA58TLS MSGNO.0123
**. FAULT CS O/G ROUTE (NI=2) 2008-05-31 22:54:00
LSN=006 DPC=05805
STATUS=SNDA-IDLE EVENT=LSU
Khi hết cảnh báo LINK SET khôi phục thì hệ thống sẽ tắt cảnh báo thiết bị cảnh báo phần cứng và đồng thời xuất bản tin cảnh báo ra SCWS để nhân viên nắm được cảnh báo đó đã được khôi phục.
NHA58TLS MSGNO.0562
#.. RESTORATION CS LINK SET 2008-05-31 22:55:47
LSN=006 EVENT=SLA STATUS=UNAV-IDLE
NID=002 APC=05805
+ Cảnh báo mức thấp MINOR:
Ví dụ: Khi cảnh báo mất luồng E1 thì nó xuất hiện cảnh báo ra thiết bị cảnh báo ở mức cảnh báo MINOR và tín hiệu chuông và đồng thời hệ thống tổng đài sẽ xuất hiện bản tin cảnh báo mất luồng ra bàn điều hành SCWS như sau:
NHA58TLS MSGNO.2027
**. FAULT PCM LINK CPR1 2008-06-09 11:44:25
BLOCKED TERMINAL IN SPU=001
TCD=00002-0-14
LOS AIS FSO BER RAL MFSO MRAL CMSO CTHA E1 E2
1 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Khi hết cảnh báo mất luồng thì hệ thống tự động xuất cảnh báo và tín hiệu còi hụ cảnh báo cũng tắt đồng thời hệ thống tổng đài cũng xuất hiện bản tin cảnh báo khôi phục luồng như sau:
NHA58TLS MSGNO.2028
#.. RESTORATION PCM LINK CPR1 2008-06-09 11:45:04
UNBLOCKED TERMINAL IN SPU=001
TCD=00002-0-14
+ Cảnh báo nhắc nhở WARNING:
NHA58TLS MSGNO.0281
#.. WARNING PCM SLIP SRD=001 CPR1 2008-06-09 11:45:13
SLIPPED TERMINAL IN SPU=001
TCD=00002-0-14
Hệ thống cảnh báo của tổng đài FETEX-150 được kết nối như hình sau:
Hình II.5: Hệ thống đấu nối cảnh báo Tổng đài FETEX-150.
Đơn vị điều khiển cảnh báo hệ thống (ALMCU) phát hiện các lỗi của hệ thống, các thông tin lỗi khác nhau tập hợp thành các lớp (có thể thay đổi được). Thông tin cảnh báo chi tiết được gửi đến bàn Test Console (TCNS). Thông tin lớp cảnh báo được đưa đến đơn vị hiển thị cảnh báo (ALIPU) qua JPTF, khi có cảnh báo xảy ra sẽ được báo trên các đèn LED và chuông tương ứng. Thông tin lỗi mà ALIPU nhận được dưới dạng tín hiệu DTMF 24 bit (06 digit tưong ứng 06 tín hiệu cảnh báo - mỗi digit có 04 bit) với định kỳ cách nhau 500 ms. Mỗi tín hiệu cách nhau 60 ms và dài 60 ms. Có đến 4 ALIPU có thể kết nối đến ALMCU.
Dữ liệu cảnh báo xuất ra dạng DTMF có giá trị theo từng loại cảnh báo, qua tìm hiểu tín hiệu đưa ra, thì chủ yếu dựa vào phân tích byte tín hiệu thứ 5 để lấy các mức cảnh báo Warning, Minor, Major như đã trình bày trên. Giá trị cảnh báo tương ứng như sau:
STT
Loại cảnh báo
Dữ liệu DTMF thứ 5
B3 b2 b1 b0
1
Không có cảnh báo
1 0 0 0
2
Cánh báo Warning
1 0 0 1
3
Cảnh báo Minor
1 0 1 0
4
Cảnh báo Major
1 0 1 1
2.2.2 Hệ thống tổng đài EWSD của hãng Siemens:
2.2.2.1 Cấu trúc hệ thống:
Hình II.9. Sơ đồ khối tổng đài EWSD.
Tổng đài EWSD của Siemens sản xuất có cấu hình tóm tắt như hình II.10 trong đó khối xử lý trung tâm CP (Central Processor) đóng vai trò điều khiển toàn bộ hệ thống, giao tiếp với các thiết bị ngoại vi hỗ trợ cho công tác vận hành và bão dưỡng hệ thống như: cung cấp giao tiếp người – máy, thiết bị để backup hệ thống, giám sát cảnh báo toàn hệ thống. Một phân hệ nữa trong hệ thống tổng đài EWSD là khối đệm dữ liệu (MB – Message Buffer) đảm nhiệm vai trò chuyển đổi và điều phối thông tin giữa CP và các khối khác trong toàn hệ thống vì thông tin trao đổi trong nội bộ CP theo kiểu riêng.
Khối SN (Switch Network) và các LTG (Line Trunk Group) đảm nhiệm chức năng kết nối các kênh thoại vào ra cho toàn bộ hệ thống dưới sự điều khiển và giám sát của CP; ngoài ra để hỗ trợ các kênh thoại với phương thức báo hiệu số 7 tổng đài EWSD còn bổ sung thêm các khối chức năng CCNC (Common Channel Signaling Network Control) để cung cấp các đường link báo hiệu số 7. Một thành phần nữa của hệ thống chuyển mạch này để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định trong mạng đó là khối CCG (Central Clock Generator) làm chức năng nhận xung clock từ nguồn cung cấp bên ngoài hay tự tạo xung clock để cung cấp cho toàn bộ hệ thống chuyển mạch.
Cấu hình kết nối thiết bị ngoại vi MML cho SIEMENS
Hình II.11: Cấu trúc hệ thống của CP113C/CR.
2.2.2.2 Hệ thống OAM:
Việc vận hành và bão dưỡng hệ thống tổng đài EWSD được thực hiện chủ yếu trên máy tính OMT với phần mềm BCT-BOOT do hãng Siemens cung cấp. Máy tính OMT được giao tiếp với tổng đài bằng một cổng RS232. Mọi thao tác vận hành hệ thống tổng đài trên máy tính BCT-BOOT mang tính trực tiếp vào bộ xử lý trung tâm (CP113C) tại vị trí lắp đặt tổng đài Host. Cổng giao tiếp RS232 được giao tiếp bởi card giao tiếp IOP:UNI, card này cung cấp các giao tiếp phục vụ cho việc vận hành và bảo dưỡng hệ thống. Trong hệ thống có 02 card IOP:UNI (Input/Output Processors Unified for O&M devices) được phân bố trên 2 side của hệ thống, các I/O của hệ thống được điều khiển bởi IOC (Input/Output Control). Trong hệ thống tổng đài Host Siemens thì ngõ ra V24 dùng để đấu nối với máy tính BCT-BOOT thì tối đa chỉ có 02 ngõ ra toàn bộ hệ thống.
Toàn bộ chức năng O&M của hệ thống được thực hiện bởi BAP (Basic Processors). Khi có một lệnh nhập vào thì chương trình BCT-BOOT sẽ đưa về dạng chuẩn và gởi vào tổng đài thông qua IOP:UNI đi đến IOC và cuối cùng là BAP. Khối xử lý cơ bản BAP dựa vào mã lệnh cũng như các tham số mã hóa đưa về sẽ điều khiển hệ thống thực thi lệnh này. Những thay đổi về cấu hình hệ thống được bộ xử lý BAP cập nhật lên bộ nhớ chung CMY.
2.2.2.3 Hệ thống cảnh báo:
Đối với tổng đài EWSD thì cảnh báo của toàn hệ thống được thể hiện trên một bản cảnh báo SYPD (hình vẽ sau) với các đèn Led hay trên máy tính SYPD đối với hệ thống tổng đài loại mới.
Hình II.12: Sơ đồ đấu nối cảnh báo EWSD.
Hình II.12: Chương trình cảnh báo của hệ thống Tổng đài EWSD.
Toàn bộ thông tin giám sát cảnh báo cho hệ thống được CP113 thu thập và xuất ra cho bộ chỉ thị cảnh báo hệ thống SYPD thông qua cổng giao tiếp RS232 trên máy PC và card hỗ trợ giao tiếp T/RM:SYPC, card này nhận thông tin cảnh báo từ CP113 thông qua các bus I/O như IOP:MB, IOC:SYPC (như hình trên).
Đối với hệ thống tổng đài EWSD việc giám sát cảnh báo và xuất ra trên máy tính SYPD được chia làm các loại sau: CP (Central Processor), SN (Switch Network), cảnh báo cho các thiết bị ngoại vi LTG/RSU/DLU, External Alarm như nhiệt độ/ độ ẩm / nguồn cung cấp và cảnh báo liên quan đến báo hiệu / trunk group / recoveries ... theo danh sách các cảnh báo đèn led sau:
Đèn Số
Cảnh báo tương ứng
Đèn Số
Cảnh báo tương ứng
1
EXTERN. EQUIPM.
22
2
SERVICE ALARM
23
EXT. DLU ALARM
3
MAINTEN. ALARM
24
ADMIN. ALARMS
4
LTG
25
RECOVERY
5
SN
26
TIME INSECURE
6
COM. CHAN. SIGNALING
27
TRUNK GROUP BLOCKED
7
MESSAGE BUFFER
28
CAT1
8
CENTRAL UNITS
29
CAT2
9
CLOCK
30
SYSTEM OPERATOR
10
SYP
31
ENTRY SUPERVISION
11
TRUNK GROUP ALARM
32
12
LINE LOCKOUT
33
MAIN POWER SUPPLY
13
SIGNALING LINK
34
14
CALL IDENTIFICATION
35
15
RECTIFIER
36
16
FIRE
37
17
DC POWER SUPPLY
38
18
AC POWER
39
HW UNITS
19
40
SIGNALING LINK BLOCKED
20
41
ALARM DISPL. SUPPRESSION
21
42
OVERLOAD
Các cảnh báo này sẽ tồn tại trên bảng cảnh báo dưới dạng Led sáng (bằng phần mềm) kèm theo âm thanh trên loa PC cho đến khi được phục hồi. Ngoài ra còn có thể xem cảnh báo trên hệ thống bằng lệnh : DISP ALARM;
Tất cả các cảnh báo có thể được đưa về 3 loại cảnh báo chính: Major, Minor, Warning
Cảnh báo Major:
Ví dụ: Khi mất nguồn AC từ RDLU gửi về tổng đài thì tổng đài xuất bản tin cảnh báo ra chương trình BCT-BOOT và đồng thời xuất tín hiệu cảnh báo ra SYSD để cảnh báo trên đèn cảnh báo EXT. DLU ALARM kèm theo tiếng chuông cảnh báo phát ra loa.
BTAN/A39358D2162/VITCPK1V51325178/103 08-06-10 11:14:20
5700 3086/01917 HF.ARCHIVE-37895
** EXTERNAL ALARM DLU MMN:SYP99-DLU
DLU 920 EAL 4
RDLU AC POWER ALARM
RSU RSUID RCU
----+---------+------
END JOB 5700
Khi kết thúc cảnh báo tổng đài xuất bản tin kết thúc cảnh báo ra chương trình BCT-BOOT và đồng thời tắt cảnh báo trên chương trình SYSD
BTAN/A39358D2162/VITCPK1V51325178/103 08-06-10 11:14:38
5702 3084/07751 HF.ARCHIVE-37897
MASKNO:07751
END OF ENVIRONMENTAL ALARM
PROBABLE CAUSE: INDETERMINATE
SPECIFIC PROBLEM: EXTERNAL ALARM DLU
MESSAGE NUMBER: 16318
ALARM IDENTIFICATION:
CLASS=EALDLU DLU=920 EAL=4 MASKNO:07710
END JOB 5702
Cảnh báo Minor:
Ví dụ: Khi mất luồng thì tổng đài xuất bản tin cảnh báo ra chương trình BCT-BOOT và đồng thời xuất tín hiệu cảnh báo ra SYSD để cảnh báo trên đèn cảnh báo LTG kèm theo tiếng chuông cảnh báo phát ra loa.
BTAN/A39358D2162/VITCPK1V51325178/103 08-06-10 09:17:29
4138 3075/01809 HF.ARCHIVE-37730
** PCM FAULT / SERVICE ALARM MMN:LG115-1081
DLU LOSS OF PULSE FRAME ALIGN.
PCM LINE CONNECTED AT : LTG = 3-61, DIU = 0
PDCID APPLICATION
-----------------+------------
1590 -DDN_DK CCSDLU
END JOB 4138
Khi kết thúc cảnh báo tổng đài xuất bản tin kết thúc cảnh báo ra chương trình BCT-BOOT và đồng thời tắt cảnh báo trên chương trình SYSD
BTAN/A39358D2162/VITCPK1V51325178/103 08-06-10 09:17:29
4137 3084/07751 HF.ARCHIVE-37729
MASKNO:07751
END OF COMMUNICATIONS ALARM
PROBABLE CAUSE: LOSS OF SIGNAL
SPECIFIC PROBLEM: NOT AVAILABLE
MESSAGE NUMBER: 16285
ALARM IDENTIFICATION:
CLASS=PCMMAL LTG= 3-61 DIU=0 MASKNO:07707
END JOB 4137
Cảnh báo Warning:
BTAN/A39358D2162/VITCPK1V51325178/103 08-0
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bctt.doc