Nhóm đã xây dựng được một hệthống SMS University có thểgửi nhiều
thông báo (500 đến 1000 tin nhắn) với 320 ký tựtrong một lần gửi tới những mạng di
động khác nhau.
- Thi công thành công chức năng tự động thay số điện thoại của người sử
dụng khi nhận được tin nhắn đúng cú pháp.
- Chọn lọc cơsởdữliệu thông qua sởthích của mỗi cá nhân để đảm bảo
thông báo không trởthành tin nhắn rác đối với người sửdụng dịch vụ.
- Do hạn chếvềthời gian và kinh phí nên dịch vụthuê bao trảsau chưa được
đưa vào hoạt động thực tế. Trong thời gian tới, nếu được nhà trường cho phép, nhóm
sẽthực hiện dịch vụnày đểhệthống thêm đa dạng và phục vụkhách hàng ngày càng
hiệu quảhơn.
59 trang |
Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 1963 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hệ thống SMS University, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n, người sử dụng có thể thực hiện bất cứ lúc nào.
Để tham gia dịch vụ khách hàng chỉ cần đến đăng ký tại Trung tâm SMS University
hoặc trung tâm sẽ phát phiếu đăng ký đến mỗi lớp vào đầu năm học. Việc đăng ký
giúp hệ thống lưu trữ những thông tin cần thiết về khách hàng, qua đó thực hiện đúng
chức năng của mình là thông báo đến người sử dụng một cách nhanh chóng và hiệu
quả nhất.
Phiếu đăng ký có mẫu như sau:
HỆ THỐNG SMS UNIVERSITY
DỊCH VỤ THUÊ BAO
TRẢ TRƯỚC
Người sử dụng phải
đăng ký trước và phí dịch
vụ được thu vào đầu mỗi
tháng
DỊCH VỤ THUÊ BAO
TRẢ SAU
Người sử dụng
không cần đăng ký trước.
Phí dịch vụ được tính ngay
sau khi người sử dụng gửi
tin nhắn tới hệ thống.
11
Hệ thống SMS University
PHIEÁU ÑAÊNG KYÙ THAM GIA DÒCH VUÏ SMS UNIVERSITY
S
T
T
Hoï vaø teân
Maõ soá
SV
Khoa Lôùp Sở thích
Soá ñieän
thoaïi
1 Leâ Huøng D05102016
Ñieän – Ñieän
töû
05DV
- Hoạt động tiếp
sức mùa thi
- Phong trào
Robocon
0914414450
2 Nguyeãn Thò Dieäp My D05102023
Ñieän – Ñieän
töû
05DV
- Hoạt động văn
nghệ của trường,
khoa…
- Hoạt động Mùa
Hè Xanh
01682445725
3 … … … … … …
4
5
6
7
8
9
…
Hình 1.2: Phiếu đăng ký tham gia dịch vụ
Nhằm tránh trường hợp thông báo trở thành thư rác đối với người sử dụng thì
ngoài những thông báo cần thiết, hệ thống sẽ căn cứ vào sở thích của từng cá nhân để
gửi tin nhắn thông báo đúng theo nhu cầu của người sử dụng. Sở thích này do người sử
dụng lựa chọn khi bắt đầu đăng ký tham gia sử dụng dịch vụ.
12
Hệ thống SMS University
1.2.1.2. Phương thức đổi số điện thoại của người sử dụng
- Trong quá trình sử dụng dịch vụ, nếu vì một lý do nào đó mà khách hàng
muốn thay đổi số điện thoại liên lạc thì chỉ cần nhắn tin tới hệ thống với cú pháp “DS
[khoảng cách] [số điện thoại cũ]”, hệ thống sẽ tự động thay “số điện thoại cũ” của
người sử dụng bằng số thuê bao vừa gửi tin nhắn đến.
- Hiện nay nhóm đã nghiên cứu và thực hiện thành công chức năng thay số
điện thoại tự động. Nhưng trong quá trình sử dụng xuất hiện vấn đề: đối tượng không
phải khách hàng của hệ thống nhưng vẫn có thể nhắn tin theo cú pháp và thay đổi số
điện thoại của một người sử dụng khi họ hòan tòan không muốn. điều này có thể gây
tổn hại nghiêm trọng cho người sử dụng vì họ vẫn sử dụng dịch vụ nhưng không cập
nhật được thông báo.
Từ vấn đề phát sinh trên, nhóm đã đưa ra hai phương án giải quyết như sau:
n Chấp nhận rủi ro và vẫn thực hiện việc đổi số thông qua tin nhắn có cú
pháp nhất định. Việc đổi số điện thọai thông qua tin nhắn có những thuận lợi nhất định
như nhanh chóng, thuận tiện (khách hàng không phải đến Trung tâm nhưng vẫn thực
hiện được yêu cầu của mình), nhân viên của hệ thống cũng không phải thay đổi thông
tin khách hàng một cách thủ công,…
o Nếu người sử dụng muốn đổi số điện thoại thì phải đến liên hệ trực tiếp với
nhân viên kỹ thuật của hệ thống để tránh trường hợp bị thay đổi thông tin ngoài ý
muốn. Trung tâm sẽ yêu cầu người sử dụng điền đầy đủ thông tin vào phiếu đổi số
điện thoại. Khi đã xác nhận thông tin là chính xác, nhân viên kỹ thuật sẽ tiến hành thay
số điện thoại cho sinh viên. Phương thức đổi số này tuy có thể đảm bảo thông tin cho
người sử dụng song lại không thuận tiện như phương án ở trên.
Sau đây là mẫu phiếu đổi số điện thoại:
13
Hệ thống SMS University
Hình 1.3: Phiếu đổi số điện thoại
PHIẾU ĐỔI SỐ ĐIỆN THOẠI
S
T
T
Họ và tên
Mã số
SV
Khoa Lớp
Số điện
thoại cũ
Số điện
thoại mới
1 Lê Hùng D05102016 Điện–Điện tử 05DV 0914414450 0912345678
2 Nguyễn Thị Diệp My D05102023 Điện–Điện tử 05DV 01682445725 0987654321
3 … … … … … …
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
14
Hệ thống SMS University
1.2.1.3. Phí dịch vụ và lợi nhuận
1.2.1.3.1. Phí dịch vụ
- Mỗi sinh viên tham gia dịch vụ sẽ chỉ đóng mức phí là 5000đ/tháng – một số
tiền phù hợp với sinh viên.
- Giả sử một sinh viên ở cách trường 5km muốn lên trường xem thông báo sẽ
mất thời gian tối thiểu là 40 phút và chi phí cho một lần đi lại là:
Bảng 1.1: Phí đi lại của sinh viên không sử dụng dịch vụ
Loại chi phí Số tiền/lần
Chi phí đi lại 6000đ
Phí gửi xe 1000đ
Tổng chi phí 7000đ
- Nếu bạn sinh viên đó chọn cách truy cập internet để cập nhật thông tin thì
mất thời gian tối thiểu là 20 phút và chi phí tối thiểu là 1000đ.
- Giả sử trung bình mỗi tháng có 5 thông báo thì tổng số thời gian bạn sinh
viên đó phải bỏ ra là:
Bảng 1.2: Thời gian cập nhật thông báo của sinh viên không sử dụng dịch vụ
trong một tháng
Thời gian đến trường
(phút/tháng)
Thời gian truy cập internet
(phút/tháng)
5 x 40 = 200 5 x 20 = 100
- Và số tiền bạn sinh viên đó phải chi cho việc cập nhật thông báo là:
15
Hệ thống SMS University
Bảng 1.3: Chi phí cập nhật thông báo của sinh viên không sử dụng dịch vụ
trong một tháng
Chi phí đến trường
(đ/tháng)
Chi phí truy cập internet
(đ/tháng)
5 x 7000 = 35.000 5 x 1000 = 5.000
Như vậy, nếu sử dụng dịch vụ, mỗi sinh viên sẽ có thể tiết kiệm đến 200
phút và 30.000đ mỗi tháng.
1.2.1.3.2. Lợi nhuận
• Giả sử Trung tâm có 1000 sinh viên sử dụng dịch vụ và mỗi tháng gửi trung
bình 10 tin nhắn/sinh viên, ta có bảng sau:
Bảng 1.4: Lợi nhuận của hệ thống khi số khách hàng là 1000 người
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 5.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 2.200.000đ
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi) = 5.000.000 – 2.200.000 = 2.800.000đ
• Khi số người sử dụng tăng lên (từ 3000 đến 5000 SV), trung tâm sẽ tuyển
thêm nhân viên kỹ thuật và ta có bảng lợi nhuận sau:
Bảng 1.5: Lợi nhuận của hệ thống khi số khách hàng từ 3000 - 5000 người
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 15.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 6.600.000đ
Nhân công 3.000.000đ
16
Hệ thống SMS University
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi)
= 15.000.000 – (6.600.000 + 3.000.000) = 5.400.000đ
• Và khi số sinh viên tham gia dịch vụ tăng đến con số trên 10.000 thì ta có
bảng:
Bảng 1.6: Lợi nhuận của hệ thống khi số khách hàng trên 10.000 người
Loại chi phí Số tiền/một SV Tổng số tiền/tháng
Phí dịch vụ thu từ SV 5.000đ 50.000.000đ
Phí gửi tin nhắn 10 x 220đ = 2.200đ 22.000.000đ
Nhân công 2 x 3.000.000đ
Vậy lợi nhuận thu được là:
P = (tổng thu) – (tổng chi)
= 50.000.000 – (22.000.000 + 2 x 3.000.000) = 22.000.000đ
1.2.2. Dịch vụ thuê bao trả sau
1.2.2.1. Cách thức sử dụng dịch vụ
Khác với dịch vụ thuê bao trả trước, khi sử dụng dịch vụ thuê bao trả sau
người sử dụng không cần đăng ký. Đây là dịch vụ chủ yếu nhằm phục vụ quý phụ
huynh và số ít các bạn sinh viên không đăng ký dịch vụ thuê bao trả trước. Với dịch vụ
này, các bậc phụ huynh không phải mất thời gian đăng ký mà vẫn có thể tìm hiểu tình
hình học tập của con em một cách chính xác và hiệu quả. Các bạn sinh viên muốn biết
về sự thay đổi lịch học hay thông tin về điểm số (của mình hay của bạn bè) mà chưa
đăng ký sử dụng dịch vụ trả trước cũng có thể có được thông tin một cách dễ dàng.
Người sử dụng sẽ gửi tin nhắn yêu cầu theo cú pháp và hệ thống sẽ gửi tin nhắn trả lời.
Những cú pháp này do hệ thống quy định và nếu tin nhắn nhận được không chính xác,
17
Hệ thống SMS University
hệ thống sẽ gửi tin nhắn thông báo về các cú pháp đến người sử dụng. Sau đây là bảng
cú pháp tin nhắn của hệ thống:
Bảng 1.7: Cú pháp tin nhắn của dịch vụ thuê bao trả sau
Cú pháp tin nhắn Yêu cầu
Diem HK MaSoSinhVien
Gửi thông báo về điểm ở học kỳ
của SV có mã số sinh viên là
Diem MaSoSinhVien
Gửi thông báo về điểm ở học kỳ mới
nhất của SV có mã số sinh viên là
Diem TK MaSoSinhVien
Gửi thông báo về điểm tổng kết tính
đến học kỳ mới nhất của SV có mã số
sinh viên là
TKB Tuan Lop
Gửi thông báo về thời khoá biểu (lịch
học) tuần của lớp
TKB dd/mm/yy Lop
Gửi thông báo về thời khoá biểu (lịch
học) ngày của lớp
MuaHeXanh
Gửi thông báo về chương trình Mùa Hè
Xanh của Đoàn Trường
Robocon Gửi thông báo về hoạt động Robocon
TiepSucMuaThi
Gửi thông báo về chương trình Tiếp
Sức Mùa Thi của Đoàn Trường
Giaitri
Gửi thông báo về thông tin giải trí mới
nhất của các khoa trong trường
18
Hệ thống SMS University
1.2.2.2. Phí dịch vụ và lợi nhuận
Mỗi tin nhắn gửi đến hệ thống, người sử dụng sẽ bị trừ 700đ (chưa tính phí tin
nhắn gửi đi). Hệ thống sẽ trả lời bằng một tin nhắn 160 ký tự với phí gửi tin là 220đ
(tin nhắn ngoại mạng) hoặc 200đ (tin nhắn nội mạng).
Giả sử hệ thống gửi 1000 tin nhắn/tháng và số tin nhắn ngoại mạng chiếm
60% tổng số tin nhắn hệ thống gửi đi thì:
Tổng số tiền thu được trong một tháng từ dịch vụ thuê bao trả sau:
700đ x 1000 = 700.000đ
Số tiền hệ thống gửi tin nhắn hồi đáp trong một tháng:
(200 x 400) + (220 x 600) = 212.000đ
Lợi nhuận/tháng của dịch vụ là:
P = (tổng thu) – (tổng chi) = 700.000 – 212.000 = 488.000đ
Kết luận:
Hệ thống SMS University mang lại nhiều lợi ích và hiệu quả trong quá trình
cập nhật thông báo đối với phụ huynh, sinh viên cũng như nhà trường.
19
Hệ thống SMS University
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH VÀ TRIỂN KHAI HỆ
THỐNG
2.1. KỸ THUẬT THỰC HIỆN
2.1.1. Phân tích hệ thống
Để đáp ứng những yêu cầu trên, hệ thống gồm ba khối chính:
Hình 2.1: Sơ đồ khối của hệ thống
Khối SMS
Đây là khối nhận và xử lý lệnh từ máy tính.
Khối thiết bị đầu cuối
Là điện thoại di động của mỗi người sử dụng dịch vụ.
Khối phần mềm giao tiếp và thiết bị điều khiển
Phần mềm lập trình được cài đặt trên một máy tính. Giao diện hệ thống cho
phép nhân viên kỹ thuật của trung tâm lựa chọn những tính năng tốt nhất và nhanh
nhất để phục vụ người sử dụng.
2.1.2. Những thuận lợi khi triển khai hệ thống
- Hệ thống được thiết kế dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có là modem GSM và
điện thoại di động của mỗi sinh viên. Modem GSM hiện đang rất phổ biến trên thị
trừơng và đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống.
KHỐI PHẦN
MỀM GIAO
TIẾP VÀ
THIẾT BỊ
ĐIỀU KHIỂN
KHỐI SMS
KHỐI THIẾT
BỊ ĐẦU
CUỐI
20
Hệ thống SMS University
- Điện thoại di động là một thiết bị quen thuộc với mọi người, nhất là với lứa
tuổi sinh viên. Do đó, việc nhận thông báo qua tin nhắn SMS là một động tác quen
thuộc và đơn giản với người sử dụng ⇒ tăng tính gần gũi và khả thi của hệ thống.
- Hình thức thông báo của hệ thống mang tính phổ biến và hiệu quả cao.
Thêm vào đó tin nhắn SMS có rất nhiều ưu điểm phù hợp với sinh viên như tốc độ
truyền nhanh, chi phí thấp.
2.1.3. Triển khai hệ thống
2.1.3.1. Khối SMS
Khối SMS bao gồm một modem GSM được giao tiếp với thiết bị điều khiển
theo chuẩn RS232. Modem trong hệ thống đóng vai trò như một tổng đài nhỏ (gửi và
nhận tin nhắn, cuộc gọi). Để điều khiển modem ta dùng tập lệnh AT.
2.1.3.1.1. Modem GSM
Modem GSM là một sản phẩm công nghệ cao với nhiều chức năng: truy cập
Internet không dây; gửi và nhận dữ liệu, fax, e-mail, tin nhắn SMS; gọi và nhận cuộc
gọi;… Điều đặc biệt là modem có thể xử lý với cơ sở dữ liệu lớn và gửi nhiều tin nhắn
tới những mạng di động khác nhau trong một lần gửi với thời gian ngắn. Đó chính là
lý do để chúng em lựa chọn và sử dụng thiết bị này.
Sau đây là thông số kỹ thuật của modem:
21
Hệ thống SMS University
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của modem GSM
1. Product features:
GSM/GPRS Dual-band modem
GSM/GPRS Phase 2 + specifications
3V SIM
2W output power for GSM 900
1W output power for GSM 1800
2. Electrical
Supply voltage 5V – 25V
Supply current 12V
GSM 900 ~ 6mA idle
~ 150mA in call
GSM 1800 < 5mA idle
~ 100 mA in call
3. Voice features
Telephony
Emergency calls
Half rate, full rate, enhance full rate
Echo cancellation
DTMF
4. Data fax features
Data circuit asynchronous, transparent and non transparent up to 14.4 Kbps
Class 1 and Class 2 fax
MNP2, V.42 bis
5. GPRS features
GPRS Class 2/Class B
Coding scheme: CS 1 - CS 4
Compliant with SMG31 bis
6. SMS features
Text and PDU
Point to point (MO & MT)
Cell broadcast
7. GSM supplementary
Call forwarding
Call barring
Multi party
Call waiting and call hold
8. Other features
ME + SIM phonebook management
Fixed dialing number
SIM toolkit class2
Real time clock
Alarm management
UCS2 character set management
Firmware upgrade via X-Modem
9. Interfaces
Sub - D15 high-density connector for R232 audio and I/O
Micro fit 4pin for input power
Male FME connector for antenna
Sliding SIM holder
Standard GSM/GPRS AT commands
22
Hệ thống SMS University
- Modem có hình dáng bên ngòai nhỏ gọn, thuận tiện cho quá trình lắp ráp và
sử dụng.
Hình 2.2: Modem GSM
- Modem hoạt động ở mức điện áp từ 5 đến 25V. Để có thể dùng nguồn điện
220V thông thường ta cần một adaptor cho modem.
Hình 2.3: Adaptor AC/DC của modem
Cổng
nguồn Anten
Cổng COM giao
tiếp máy tính
Khe lắp
thẻ Sim
23
Hệ thống SMS University
- Modem giao tiếp máy tính theo chuẩn RS232, do đó cáp giao tiếp giữa
modem và máy tính là cáp cổng COM. Để thuận tiện trong quá trình sử dụng ta có thể
giao tiếp máy tính với modem qua cổng USB bằng cáp chuyển đổi cổng COM sang
USB.
Hình 2.4: Cáp giao tiếp máy tính
2.3.3.1.2. Sơ lược về tập lệnh AT
Hình thức của tập lệnh AT
Tập lệnh AT có thể được viết dưới hai hình thức là PDU hoặc Text. Nói cách
khác, modem GSM có thể hoạt động ở hai chế độ khác nhau là Text và PDU. PDU là
định dạng mã hoá tin nhắn. Text là cách thức điều khiển thân thiện với người sử dụng.
Khi modem GSM hoạt động ở các chế độ này thì cú pháp của các lệnh AT và mã trả
về sau khi lệnh được thực hiện là hoàn toàn khác nhau.
Sau đây ta sẽ lấy 2 ví dụ để nhận thấy sự khác nhau giữa hai chế độ tin nhắn.
Để gửi một tin nhắn mang nội dung là “It is easy to send text messages.” đến số thuê
bao +84291234567 thì dòng lệnh gửi trong chế độ SMS text có cú pháp và nội dung
như sau:
AT+CMGS="+85291234567"It is easy to send text messages.
24
Hệ thống SMS University
Tuy nhiên nếu modem GSM hoạt động ở chế độ SMS PDU thì việc thực hiện
dòng lệnh AT trên sẽ gây ra lỗi vì cú pháp của lệnh +CMGS trong chế độ SMS PDU
hoàn toàn khác. Khi đó ta sẽ sử dụng dòng lệnh có cú pháp như sau để thực hiện nhiệm
vụ trên:
AT+CMGS=4207915892000000F001000B915892214365F7000021493A283D079
5C3F33C88FE06CDCB6E32885EC6D341EDF27C1E3E97E72E
Ở chế độ này phần nội dung tin nhắn sẽ được mã hóa dưới dạng mã PDU. So
sánh hai chế độ hoạt động của modem ta có thể dễ dàng nhận thấy chế độ SMS text thì
đơn giản còn chế độ SMS PDU thì phức tạp hơn nhưng việc sử dụng mã PDU có thể
làm giảm dung lượng dữ liệu và tính bảo mật cao hơn.
Những lệnh AT cơ bản (chế độ Text)
- AT+CMGF?{Enter}: kiểm tra chế độ hoạt động của modem. Nếu modem trả
về chuỗi +CMGF: 1 nghĩa là modem hoạt động ở chế độ text. Trường hợp modem trả
về chuỗi +CMGF: (0-1) nghĩa là chế độ PDU đang được dùng.
+ Để thiết lập chế độ text ta dùng lệnh AT+CMGF=1
+ Để thiết lập chế độ PDU ta dùng lệnh AT+CMGF=0
- AT+CPIN?{Enter} : kiểm tra SIM.
Nếu có SIM modem sẽ báo về kết quả: +CPIN : READY. Nếu SIM chưa được
gắn vào hoặc SIM bị hỏng hoặc SIM đã được gắn vào nhưng tiếp xúc kém, modem sẽ
báo ERROR.
- ATD;{Enter} : gọi điện thoại.
Ví dụ: Để gọi điện thoại từ Modem tới số điện thoại 0955667388 ta gõ như sau:
ATD0955667388; rồi nhấn Enter.
- ATH {Enter}: dừng cuộc gọi đang được thực hiện bằng lệnh ATD ở trên.
- ATA {Enter}: trả lời cuộc gọi. Khi modem báo OK nghĩa là cuộc gọi đang
được kết nối.
- AT+CMGS= [Enter] [Nội dung tin nhắn ] : lệnh
gửi tin nhắn. Nếu muốn hủy bỏ việc nhắn tin ta thay tổ hợp phím Ctrl+Z bằng phím
25
Hệ thống SMS University
Esc. Sau khi gửi modem sẽ báo OK nếu tin nhắn gửi đi thành công hoặc ERROR nếu
quá trình gửi đi thất bại.
- Khi có tin nhắn mới, modem sẽ tự động gửi về câu lệnh: AT+CMTI: "SM"
. Ta sẽ dùng lệnh sau để đọc tin nhắn: AT+CMGR=. Khi đó ta nhận
được chuỗi: +CMGR: "REC UNREAD", , ,,
OK.
- AT+CMGD= [,]: lệnh xoá tin nhắn vị trí
- AT+CMGL: Liệt kê tin nhắn.
2.1.3.2. Khối thiết bị đầu cuối
Thiết bị đầu cuối là điện thoại di động của người sử dụng.
Ngày nay điện thoại di động trở nên rất phổ biến với nhiều kiểu dáng và chức
năng phong phú. Chúng không còn là những thiết bị liên lạc đơn thuần nữa mà đã trở
thành những thiết bị giải trí được nhiều người yêu chuộng. Sau đây là hình ảnh một số
loại điện thoại di động:
Hình 2.5: Điện thoại di động dòng cơ
bản với những chức năng đơn giản
(nghe, gọi, nhắn tin,..)
26
Hệ thống SMS University
Hình 2.6: Những kiểu dáng mới lạ của điện thoại di động.
Hình 2.7: Điện thoại di động được tích hợp nhiều chức năng (nghe nhạc, xem video,
chụp ảnh….)
27
Hệ thống SMS University
2.1.3.3. Khối phần mềm giao tiếp và thiết bị điều khiển
2.1.3.3.1. Lưu đồ thuật giải
Trước khi bắt tay vào viết chương trình, chúng ta cần phân tích yêu cầu và
nhiệm vụ của chương trình từ đó tìm ra lưu đồ thuật toán tối ưu nhất. Việc xây dựng
lưu đồ thuật giải giúp ta có cái nhìn tổng quát hơn về chương trình cũng như dễ dàng
hơn cho việc viết chương trình sau này. Sau đây là thuật toán của chương trình:
No
Begin
Khởi tạo
Kiểm tra
modem
Có tin nhắn
mới?
A B
28
Hệ thống SMS University
Hình 2.8: Lưu đồ thuật giải
No Phím THAY
SỐ ĐIỆN
THỌAI nhấn?
Thực hiện cuộc gọi
Yes
No Phím GỌI
nhấn?
Đọc tin nhắn
Yes
A B
End
Thực hiện gửi
tin nhắn
No
Yes
Phím GỬI
TIN NHẮN
nhấn?
Tiến hành thay
số điện thọai
Yes
29
Hệ thống SMS University
2.1.3.3.2. Lập trình
- Giao diện hệ thống được lập trình bằng phần mềm Visual Basic 6.0. Cơ sở
dữ liệu (thông tin về người sử dụng) được lưu trong một file Excel có nội dung như
sau:
Hình 2.9: File cơ sở dữ liệu của hệ thống
- Chương trình sẽ truy cập vào cơ sở dữ liệu này để gửi tin nhắn hay thay số
điện thoại cho người sử dụng.
- Ngoài những thông báo chung cho mọi sinh viên (như thông báo về lịch học,
thông báo về điểm,…), hệ thống sẽ chọn lọc cơ sở dữ liệu đối với những tin nhắn
ngoài mục đích học tập. Sự chọn lọc này nhằm tránh trường hợp tin nhắn thông báo
của hệ thống trở thành tin rác đối với người sử dụng và được thực hiện thông qua sở
thích của mỗi người. Sở thích của mỗi cá nhân là khác nhau và được người sử dụng
lựa chọn khi đăng ký tham gia dịch vụ. Những sở thích này được mã hoá bằng những
con số để thuận tiện trong quá trình lập trình. Bảng mã hóa sở thích như sau:
30
Hệ thống SMS University
Bảng 2.2: Mã hóa sở thích
Sở thích Mã hoá
Hoạt động thể dục thể thao của trường, khoa, lớp… 1
Hoạt động văn nghệ của trường, khoa, lớp… 2
Phong trào Robocon 3
Hoạt động xã hội của Đoàn trường (chương trình Tiếp Sức
Mùa Thi, Mùa Hè Xanh,…)
4
Thông tin về các buổi Semina của trường, khoa 5
Thông tin về các hoạt động giải trí (lễ hội Halloween, câu
lạc bộ tiếng Anh,…)
6
- Thiết bị điều khiển (máy tính) giao tiếp với modem GSM theo chuẩn RS232.
Đây là một chuẩn giao tiếp nối tiếp. Tín hiệu truyền dưới dạng các bit và vận tốc
truyền thông dụng là 300, 600, 1200, 2400, 4800, 9600, 19200… bit/s (baud). Đối với
modem GSM, tốc độ truyền là 9600 baud, một số lọai modem sử dụng tốc độ 115200
baud.
- Cổng giao tiếp nối tiếp của máy tính là cổng COM, do đó, để thiết lập liên
kết ta phải chọn cổng COM và cài đặt chế độ truyền dữ liệu:
Private Sub Form_Load()
MSComm1.CommPort = 4 'chon cong com 1
MSComm1.Settings = "9600,N,8,1" 'Toc do truyen 9600, du lieu 8 bit, 1
bit stop
MSComm1.InputLen = 0
MSComm1.RThreshold = 1
MSComm1.PortOpen = True 'lenh mo cong
Combo1.ListIndex = 0 'thiet lap vi tri trong list cua combo1
31
Hệ thống SMS University
End Sub
- Trước khi modem hoạt động ta phải kiểm tra modem và Sim. Chỉ cần nhấn
nút KHỞI TẠO, chương trình sẽ truyền lệnh AT xuống modem để kiểm tra thiết bị:
Private Sub Command5_Click() 'khoi tao
MSComm1.Output = "AT+CMGF=1" & Chr(13)
End Sub
- Sau khi sọan tin nhắn, chọn cơ sở dữ liệu (số điện thọai của người sử dụng
dịch vụ) và nhấn nút GỬI TIN NHẮN thì hệ thống sẽ truy cập vào file Excel chứa cơ
sở dữ liệu đã chọn. Tiếp đến, hệ thống kiểm tra họat động của modem bằng lệnh
AT+CMGF. Nếu modem họat động bình thường, hệ thống sẽ gửi tin nhắn bằng lệnh
AT+CMGS. Sau đây là chương trình con gửi tin nhắn:
Private Sub Command6_Click() 'gui tin nhan
Dim xApp As Excel.Application
Dim xBook As Excel.Workbook
Dim xSht As Excel.Worksheet
Dim xCell As Excel.Range
Set xApp = New Excel.Application
Set xApp = New Excel.Application
If Option1.Value = True Then Set xBook = xApp.Workbooks.Open("d:\"
& Combo1.Text & ".xls")
If Option2.Value = True Then Set xBook = xApp.Workbooks.Open("d:\"
& Combo2.Text & ".xls")
If Option3.Value = True Then Set xBook = xApp.Workbooks.Open("d:\"
& Combo3.Text & ".xls")
Set xSht = xBook.Worksheets("Sheet1")
xSht.Select
32
Hệ thống SMS University
MSComm1.Output = "AT+CMGF=1" & Chr(13)
For i = 1 To 200
Set xCell = xSht.Cells(i, 2)
xCell.Select
Text10.Text = xCell
Text1.Text = Text10.Text
Call DELAY(10)
If Text1.Text = "" Then Exit Sub
MSComm1.Output = "AT+CMGS=" & Text3.Text & Text1.Text &
Text4.Text & Chr(13)
Call DELAY(10)
End If
Text8.Text = Text5.SelStart
Text5.SelStart = 0
LAP:
Call DELAY(10)
Text5.SelLength = 1 'So ky tu moi lan chon la 1 ky tu
Text6.Text = Text5.SelText 'Text6 se chua ky tu ma con tro dang
chi den trong text3
Text5.SelStart = Text5.SelStart + 1 'Dich con tro trong text3 qua 1 ky tu
sau moi lan xay ra ngat timer
MSComm1.Output = Text6.Text 'Xuat ky tu trong text6 ra cong com
Text7.Text = Text5.SelStart 'Text7 de dem so ky tu da xuat
If Text7.Text = Text8.Text Then 'Kiem tra neu so ky tu da xuat bang
voi so ky tu da nhap thi tat timer ket
thuc truyen
33
Hệ thống SMS University
GoTo OK
Else: GoTo LAP
OK:
End If
MSComm1.Output = Chr(26)
Call DELAY(20)
Next i
xBook.Save
xApp.Quit
Set xBook = Nothing
Set xApp = Nothing
'End If
End Sub
- Modem GSM sẽ tự động báo khi nhận được tin nhắn mới. Để đọc tin nhắn ta
dùng lệnh AT+CMGL:
Private Sub Command8_Click() 'doc tin nhan
MSComm1.Output = "AT+CMGL=" & Text3.Text & "All" &
Text4.Text & Chr(13)
End Sub
2.1.3.3.3. Thời gian gửi tin nhắn
Để gửi một tin nhắn ít hơn hoặc bằng 160 ký tự thì chương trình phải thực
hiện một vòng quét mất 50ms. Mỗi tin nhắn sọan ra phải mất 750ms để tải vào sim của
hệ thống. Và sau 1500ms kể từ khi tin nhắn gửi đi modem sẽ trả về chuỗi OK (nếu tin
nhắn gửi đi thành công). Như vậy, thời gian để một tin nhắn 160 ký tự được gửi đi
thành công là:
t160 = tvòng quét + tsim + ttrả lời = (50 x 160) + 750 + 1500= 10.250ms.
34
Hệ thống SMS University
Nếu hệ thống gửi 500 tin nhắn 160 ký tự trong một lần gửi thì tổng thời gian
gửi là:
t160 = t160 x 500 = 10250ms x 500 = 5.125.000ms ≈ 85 phút
Đối với tin nhắn nhiều hơn 160 và ít hơn 320 ký tự ta cũng phải mất 50ms cho
vòng quét chương trình, 750ms cho quá trình nạp tin nhắn vào sim. Nhưng thời gian
nhận được chuỗi OK sẽ lâu hơn, 5000ms. Như vậy, thời gian để một tin nhắn 320 ký
tự được gửi đi thành công là:
t320 = tvòng quét + tsim + ttrả lời = (50 x 320) + 750 + 5000 = 21750ms.
Nếu hệ thống gửi 500 tin nhắn 320 ký tự trong một lần gửi thì tổng thời gian
gửi là:
T320 = t320 x 500 = 21750ms x 500 = 10.875.000ms ≈ 181 phút
2.1.3.3.4. Giao diện điều khiển
Giao diện điều khiển được tạo ra với tất cả những tính năng cần thiết cho
người sử dụng như kiểm tra modem, gửi và nhận tin nhắn, cuộc gọi... Giao diện cũng
có thể hiển thị số lượng ký tự, số lượng tin nhắn hay số điện thoại đang được gửi tin
nhắn.
Nhân viên kỹ thuật có thể chọn cơ sở dữ liệu để gửi tin nhắn (đối với tin nhắn
gửi tới nhiều khách hàng) hoặc nhập số điện thoại trực tiếp vào text box SỐ PHONE
(đối với tin nhắn chỉ gửi cho số ít khách hàng) để gửi tin nhắn.
Vì được thiết kế cho nhân viên kỹ thuật của hệ thống nên giao diện không
mang tính mỹ thuật cao mà chỉ đáp ứng yêu cầu dễ thao tác và đầy đủ tính năng. Giao
diện được thiết kế như sau:
35
Hệ thống SMS University
Hình 2.10: Giao diện điều khiển của hệ thống
Các nhãn ĐIỆN – ĐIỆN TỬ, KẾ TOÁN – TC, ĐÔNG PHƯƠNG: cho
phép chọn cơ sở dữ liệu để gửi tin nhắn. Sau khi chọn khoa, nhân viên kỹ thuật sẽ
chọn lớp trong khoa đó để gửi tin nhắn thông báo.
Nút lệnh KHỞI TẠO: dùng để kiểm tra các thiết bị (SIM điện thoại,
modem GSM,…) khi bắt đầu sử dụng hệ thống.
Nút lệnh GỬI TIN NHẮN: sau khi soạn tin nhắn và chọn cơ sở dữ liệu để
gửi, nhân viên kỹ thuật sẽ nhấp chuột vào nút lệnh này để gửi tin nhắn.
Nút lệnh THAY SỐ ĐIỆN THOẠI: sử dụng trong chức năng thay số
điện thoại cho người sử dụng. Nếu hệ thống nhận được tin nhắn đúng c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Bao_cao_NCKH.pdf
- Bai_bao_NCKH.pdf