Đề tài Hiện trạng bưu chính viễn thông tỉnh Sơn La

MỤC LỤC

 

Phần thứ nhất: lý luận chung 2

I. Khái niệm 2

II. Vai trò của qui hoạch phát triển ngành, lĩnh vực 4

III. Các nhân tố ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển ngành 4

IV. Sự cần thiết của quy hoạch phát triển ngành 8

V. Yêu cầu của quy hoạch phát triển ngành 10

VI. Các căn cứ để lập quy hoạch phát triển ngành 10

VII- Sản phẩm của quy hoạch ngành 11

Phần thứ hai: Nội dung chủ yếu 13

A. Đánh giá các điều kiện, yếu tố phát triển 13

I. Mục đích: 13

II. Yêu cầu cơ bản 13

III- Nội dung cụ thể : 13

1. Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân 13

2. Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành 14

3. Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành 15

4. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác 15

Thực tiễn: Đối với ngành BCVT của tỉnh Sơn La 15

B. Phân tích đánh giá hiện trạng phát triển 16

I. Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành 16

II. Yêu cầu cơ bản 16

III- Nội dung cụ thể 16

1. Đánh giá về quy mô và mức độ phát triển ngành thông qua các chỉ tiêu phát triển chung để xác định rõ sự phát triển của ngành trong 5-10 năm qua. 16

2. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: 17

3. Đánh giá trình độ và khă năng phát triển khoa học – công nghệ của ngành. 18

4. Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành: 18

Cần tính toán theo các chỉ tiêu sau: 18

5. Nguồn nhân lực cho ngành: 19

6. Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ: 19

Thực tiễn: Hiện trạng bưu chính, viễn thông tỉnh sơn la 20

I. Hiện trạng mạng bưu chính: 20

II. Hiện trạng mạng viễn thông: 21

C. Luận chứng phương hướng phát triển 23

I. Xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành: 23

II. Dự báo các yếu tố tác động phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: 24

III. Luận chứng các phương án phát triển: 25

IV. Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ nhất là đối với các công trình then chốt: 26

Thực tiễn:Luận chứng các phương án phát triển bưu chính viễn thông của tỉnh sơn la 26

I. Dự báo xu hướng phát triển BCVT: 26

II. Dự báo xu hướng phát triển viễn thông: 26

III. Quy hoạch phát triển Bưu chính 27

1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển. 27

2. Quy hoạch phát triển bưu chính đến năm 2010 28

IV. Quy hoạch phát triển viễn thông đến năm 2010 29

1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển. 29

2. Quy hoạch phát triển mạng viễn thông và internet đến năm 2010 30

D.Các giải pháp thực hiện quy hoạch 35

I. Mục đích: 35

II. Yêu cầu chủ yếu: 35

III. Nội dung cụ thể: 35

1. Các giải pháp: 35

2. Danh mục công trình, dự án đầu tư trọng điểm và tổ chức thực hiện qui hoạch. 36

Thực tiễn: Quy hoạch phát triển bưu chính viễn thông tỉnh Sơn La 36

Phụ lục: Bản đồ, biểu bảng phục vụ quy hoạch phát triển ngành 41

1. Bản đồ 41

2. Bảng biểu 41

 

 

doc47 trang | Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2431 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng bưu chính viễn thông tỉnh Sơn La, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Sơn La lần thứ XII. - Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Sơn La giai đoạn 2006-2020. VII- Sản phẩm của quy hoạch ngành Kết quả của quy hoạch ngành gồm: - Báo cáo tổng hợp quy hoạch phát triển ngành trong thời kỳ quy hoạch. - Báo cáo tóm tắt: Đây là tóm tắt nội dung chính của quy hoạch phát triển ngành. Trình bày các chỉ tiêu chủ yếu của quy hoạch phát triển ngành. Bản tóm tắt ngắn gọn, không giải trình dài dòng, cần đưa ra những quyết định và các giải pháp chính cho quy hoạch. - Các báo cáo chuyên đề: Bao gồm các báo cáo về hiện trạng và phương hướng phát triển các yếu tố, phân ngành phục vụ cho việc xây dựng quy hoạch tổng thể. Số lượng các chuyên đề phụ thuộc và từng ngành cụ thể. - Hệ thống biểu mẫu: Gồm các số liệu thống kê và kết quả tính toán trình bày theo các biểu, bảng rõ ràng, dễ hiểu, nội dung không trùng lặp và phải có nguồn số liệu đi kèm. - Hệ thống bản đồ: Bản đồ thể hiện hiện trạng và phân bố ngành. Tỷ lệ và số lượng bản đồ tùy vào mức độ yêu cầu của từng ngành cụ thể - Phụ lục: Phần phụ lục bao gồm các số liệu, bảng biểu, biểu đồ, được chia ra thành 2 phần: phần hiện trạng và phần phương hướng. Ngoài ra cần có phụ lục tính toán hiệu quả đầu tư, tính cạnh tranh của sản phẩm. * * * PHẦN THỨ HAI NỘI DUNG CHỦ YẾU A. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN, YẾU TỐ PHÁT TRIỂN I. Mục đích: -Chỉ ra những nhân tố cần thiết cho sự phát triển ngành -Đánh giá khả năng tác động của các yếu tố nguồn lực đối với sự phát triển ngành -Đánh giá vai trò của ngành trong hệ thống nền kinh tế quốc dân và tính cạnh tranh của ngành trong quá trình phát triển cũng như trong tiến trình hội nhập với khu vực và thế giới. II. Yêu cầu cơ bản Đánh giá các yếu tố, nguồn lực một cách đầy đủ,chi tiết, tránh việc mô tả chung chung. Cần phải tập trung làm rõ các vấn đề sau đây: -Phân tích sự tác động của các yếu tố, nguồn lực đến sự phát triển ngành hiện tại và trong tương lai (tác động gì và tác động như thế nào đến phát triển ngành ) -Mức độ cạnh tranh của ngành trong điều kiện hội nhập -Từ phân tích yếu tố nguồn lực phải thấy rõ được các điều kiện thuận lợi và khó khăn để có thể khai thác và phát huy chúng trong tương lai III- Nội dung cụ thể : 1. Xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế quốc dân Để xác định vị trí, vai trò của ngành đối với nền kinh tế qua các năm(GDP ngành/ tổng GDP) cần tính toán 1 số chỉ tiêu cơ bản sau: - Tính toán tỷ lệ sử dụng vốn đầu tư của ngành qua các năm (Vốn đầu tư cho ngành /Tổng vốn đầu tư xã hội ) - Tỷ lệ thu hút lao động vào ngành (Lao động của ngành /tổng lao động xã hội) - Tỷ lệ trang bị công nghệ hiện đại cho ngành Dựa vào kết quả tính toán ở trên cần đưa ra các kết luận: + Nhận định chung về tiềm năng, khả năng và mức độ phát triển của ngành có nhanh hay không? + Ngành giữ vị trí, vai trò gì trong nền kinh tế quốc dân + Ngành có dược ưu tiên đầu tư hay không? + Vai trò thu hút lao động của ngành (nhiều / trung bình/ít ) + Khả năng hiện đại hoá công nghệ của ngành( công nghệ được sử dụng trong ngành là công nghệ tiên tiến, hiện đại hay công nghệ trung bình, lạc hậu) 2. Đánh giá các nhân tố đầu vào cho phát triển ngành Những nhân tố đầu vào cho sự phát triển ngành bao gồm: điều kiện tự nhiên, nguyên liệu, cung cấp điện, nước, lao động. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đầu vào đối với sự phát triển của ngành cần quan tâm tới các chỉ tiêu sau: Đánh giá các điều kiện khí hậu, đất xây dựng, thủy văn…có ảnh hưởng tới sự phát triển ngành. Thống kê các nguồn nguyên liệu( điện, than, sắt…) cung cấp cho ngành. Xác định trữ lượng các loại nguyên, nhiên, vật liệu cần thiết cho ngành. Các nguồn cung cấp vốn Lực lượng lao động lành nghề cho ngành. Sau khi phân tích các chỉ tiêu cần rút ra được các kết luận sau: + Mức độ ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên là tích cực hay tiêu cực, thuận lợi hay bất lợi đến sự phát triển của ngành. + Khả năng cung cấp nguyên liệu từ khoáng sản cho sản xuất ngành là dồi dào, trung bình hay khan hiếm + Đánh giá mức độ cung cấp nguyên liệu nông, lâm, ngư nghiệp cho phát triển ngành( thuận lợi/khó khăn) + Đánh giá điều kiện đầu tư vốn cho ngành (thuận lợi/khó khăn) +Khả năng cung cấp lao động lành nghề cho ngành (nhiều/ trung bình/ ít) 3. Phân tích ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành Đánh giá mức độ ảnh hưởng của bối cảnh quốc tế đến sự phát triển của ngành phải quan tâm đến những vấn đề sau : + Ý kiến đánh giá của các chuyên gia chuyên ngành + Quan điểm của các chuyên gia kinh tế đánh giá chung về ngành ; + Khảo sát các số liệu cơ bản theo các chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động của ngành trên thế giới và khu vực + Xếp hạng mức độ cạnh tranh của sản phẩm Từ đó rút ra những nhận định cơ bản sau + Tình hình phát triển ngành trên thế giới (nhanh/chậm) + Xu thế phát triển ngành trên thế giới và khu vực( ngành có giữuvị trí then chốt hay không) + Tình hình cạnh tranh sản phẩm của ngành trên thế giới và trong nước tác động đến phát triển ngành trong tương lai (mạnh/trung bình/yếu ) 4. Đánh giá chung về thuận lợi, khó khăn và hướng khai thác Cần rút ra những kết luận chính sau: - Những thuận lợi, khó khăn về vị trí,vai trò của ngành trong nền kinh tế quốc dân cũng như là những thuận lợi, khó khăn về nguyên liệu, vốn, lao động cung cấp cho ngành. - Từ những nhận định trên cần phải đưa ra hướng khai thác ngành: có nên phát triển ngành hay không? Thực tiễn: Đối với ngành BCVT của tỉnh Sơn La Bản quy hoạch phát triển mạng lưới bưu chính viễn thông của tỉnh Sơn La chưa phân tích. đánh giá các yếu tố, điều kiện cho sự phát triển ngành. Do đó chưa thấy được mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào; ảnh hưởng của bối cảnh thế giới đến phát triển ngành; không thấy được những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển do đó không đưa ra được những hướng khai thác và phát huy các nguồn lực đầu vào trong tương lai. Đây là một hạn chế mà bản quy hoạch cần phải khắc phục. Bưu chính viễn thông là ngành sẽ trở thành động lực cho sư phát triển KT-XH mà cụ thể là sự phát triển KT-XH của tỉnh Sơn La. Vì vậy bản quy hoạch cần phải bổ sung việc phân tích, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào tới sự phát triển của ngành bưu chính viễn thông bao gồm các yếu tố: điều kiện tự nhiên, lao động, vốn, nguyên nhiên vật liệu… B. PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN I. Mục đích của việc phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển ngành - Đánh giá toàn bộ hiện trạng phát triển ngành theo các chỉ tiêu cơ bản như: khai thác tài nguyên, tăng trưởng kinh tế cơ cấu ngành, phân bố theo lãnh thổ, đầu tư, lao động, công nghệ,… - Đưa ra về kết luận các kết quả đạt được, khó khăn gặp phải, những nguyên nhân chính và hướng giải quyết. II. Yêu cầu cơ bản Đánh giá hiện trạng phát triển ngành không mô tả chung về thành tích và khó khăn.Khi đánh giá hiện trạng phát triển ngành phải đạt đựơc các yêu cầu sau: - Đánh giá trình độ phát triển ngành theo tương quan với các ngành cũng như đối với cùng ngành trên thế giới. - Đánh giá bối cảnh chung và mức độ cạnh tranh của ngành, sản phẩm trong nền kinh tế quốc dân. - Rút ra bài học (Những quy luật phát triển) của ngành trong thời gian qua.Xác định những điểm cần phát huy hoặc cần khắc phục trong thời gian tới. - Những kết quả rút ra từ phân tích, đánh giá hiện trạng phát triển phải là một trong những cơ sở để đề ra mục tiêu và phương hướng cần khắc phục hoặc phát huy trong giai đoạn tới. III- Nội dung cụ thể 1. Đánh giá về quy mô và mức độ phát triển ngành thông qua các chỉ tiêu phát triển chung để xác định rõ sự phát triển của ngành trong 5-10 năm qua. Các chỉ tiêu cần tính toán như sau: GTSX (theo giá cố định và giá hiện hành) qua các năm, theo các hoặc các phân ngành. Số lượng các loại nguyên liệu cung cấp cho ngành. Nhịp độ tăng trưởng GTSX theo các thời kỳ 5 năm phân theo sản phẩm hoặc theo các phân ngành GDP (tính theo giá cố định và giá hiện hành) qua các năm theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành. Nhịp độ tăng trưởng GDP theo các thời kỳ 5 năm, phân theo sản phẩm hoặc các phân ngành. Diện tích năng suất sản lượng các sản phẩm chủ yếu theo các năm (đối với ngành nông nghiệp). Nhịp độ tăng trưởng của sản lượng các sản phẩm chủ yếu theo các thời kỳ 5 năm. vv… Từ những số liệu tính toán ở trên sẽ đưa ra các kết luận cơ bản: Trong giai đoạn vừa qua ngành phát triển với quy mô lớn, vừa hay với quy mô nhỏ. Mức độ phát triển của ngành trong giai đoạn vừa qua là nhanh, trung bình hay chậm) Khả năng cạnh tranh của ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân là khá, trung bình hay kém). 2. Đánh giá về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành: Mục đích chính là tính toán đóng góp của ngành trong toàn bộ nên kinh tế, đồng thời xác định dịch chuyển sự đóng góp đó qua các năm của ngành. Để có những nhận định chính xác về hướng dịch chuyển của ngành trong giai đoạn qua cần phải tính toán các chỉ tiêu sau: - Tỷ trọng GTSX, GDP của ngành trong tổng GTSX, GDP của nền kinh tế (GTSX, GDP ngành/ Tổng GTSX, GDP) - Tính toán cơ cấu GTSX, GDP, vốn đầu tư, lao động theo các sản phẩm hoặc theo các phân ngành, theo các mốc thời gian. - Đánh giá và phân tích kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành. Từ đó rút ra những nhận định chính về chuyển dịch cơ cấu: Quy mô sản xuất của ngành trong nền kinh tế là lớn, trung bình hay nhỏ. Cơ cấu nội bộ ngành đã hợp lý hay chưa. So sánh cơ cấu nội bộ ngành qua các mốc thời gian để đưa ra kết luận về hướng chuyển dịch cơ cấu ngành là tích cực hay tiêu cực, là nhanh hay chậm). 3. Đánh giá trình độ và khă năng phát triển khoa học – công nghệ của ngành. Đối với các ngành sản xuất công nghiệp đóng vai trò quyết định trong quá trình phát triển.Trong điều kiện hội nhập toàn cầu đổi mới công nghệ mang lại khả năng cạnh tranh cao. Đánh giá mức độ hiện đại hoá công nghệ cho ngành sẽ được tính toán từ các chỉ tiêu sau: Thống kê các trang thiết bị theo các thế hệ công nghệ (cũ/ mới). Tỷ lệ trang, thiết bị hiện đại/ GTSC ngành. Tình hình nghiên cứu và triển khai (R&D) của ngành. Qua đó đưa ra những kết luận cơ bản: Đánh giá mức độ hiện đại hoá ngành (cao/ trung bình/ thấp) Trình độ trang thiết bị mới (tiên tiến/ trung bình/ lạc hậu) Khả năng đổi mới công nghệ cho ngành. 4. Đánh giá về hoạt động đầu tư cho phát triển ngành: Cần tính toán theo các chỉ tiêu sau: Tổng số vốn đầu tư và cơ cấu đầu tư cho ngành qua các năm theo phân ngành. Nhịp tăng vốn đầu tư cho ngành qua các thời kỳ 5 năm. Cơ cấu vốn đầu tư cho các sản phẩm hoặc theo các phân ngành (vốn đầu tư phân theo nguồn cung cấp, trong nước - nước ngoài, nhà nước và ngoài quốc doanh…) Suất đầu tư (Vốn đầu tư/ GTSX). Khả năng thu hút nguồn vốn đầu tư trong ngành. Hệ số ICOR theo các năm và theo các sản phẩm hoặc theo phân ngành. Các kết luận cần phải rút ra: Quy mô đầu tư (Số lượng lớn hay nhỏ và chất lượng cao hay thấp) Cơ cấu đầu tư theo phân ngành, theo nguồn có hợp lý, hiệu quả hay không. Hiệu quả đầu tư cao hay thấp. 5. Nguồn nhân lực cho ngành: Thống kê số lao động, phân loại trình độ lao động và khả năng cung ứng lao động. Cụ thể cần tính toán: Số lượng lao động tham gia trong ngành theo các năm, theo các sản phẩm hoặc các phân ngành (số lao động trong ngành theo mức độ đào tạo, lao động phô thong/ lao động qua đào tạo. công nhân/ kỹ sư/ thợ lành nghề…). Năng suất lao động qua các năm: GDPO/ lao động (Phân theo trình độ); tỷ lệ GTSX/ lao động(Phân theo trình độ đào tạo) Thu nhập của lao động trong ngành qua các năm, phân theo các sản phẩm hoặc các phân ngành. Đánh giá khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành. Rút ra các kết luận về: Tình hình đáp ứng lao động cho phát triển ngành giai đoạn qua (thiếu/ bình thường/ thừa). Cơ cấu lao động theo trình độ đào tạo (hợp lý/ chưa hợp lý) Năng suất lao động (cao/ trung bình/ thấp) 6. Đánh giá hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ: Khảo sát và đánh giá sự phát triển của ngành trên các vùng lãnh thổ thông qua các chỉ tiêu: Số lượng cơ sở sản phẩm của các ngành theo các vùng GTSX, GDP ngành theo các vùng Nhịp độ tăng trưởng của GDP, GTSX ngành theo các vùng Cơ cấu các phân ngành theo các vùng lãnh thổ, lao động của ngành theo các vùng THỰC TIỄN: HIỆN TRẠNG BƯU CHÍNH, VIỄN THÔNG TỈNH SƠN LA I. Hiện trạng mạng bưu chính: -94% số xã có điểm phục vụ, bán kính phục vụ bình quân của một điểm là 4,27km. Số dân phục vụ bình quân là 3967 người. Chỉ tiêu nằm ở mức trung bình của cả nước. -Mạng đường thư các cấp: bảo đảm 111/189 số xã trong tỉnh có thư báo trong ngày. Chỉ tiêu này vẫn còn rất thấp để có thể đưa các dịch vụ bưu chính hiện đại vào khai thác. -Tốc độ tăng doanh thu bưu chính trung bình từ năm 2002-2005 là 30%. Tính đến hết năm 2005, tổng doanh thu bưu chính của tỉnh đạt hơn 4 tỷ đồng. -Tuy nhiên, mức độ sử dụng dịch vụ rất thấp, đa số khách hàng sử dụng dịch vụ cơ bản; các dịch vụ mới, dịch vụ giá trị gia tăng còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do các dich vụ cung cấp chưa đa dạng, giá dịch vụ còn cao so với mức sống của người dân. Các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin, chính quyền điện tử, thương mại điện tử, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, đào tạo…chưa được triển khai phục vụ. II. Hiện trạng mạng viễn thông: - Tính đến hết tháng 8 năm 2006, trên địa bàn tỉnh Sơn La có 04 nhà cung cấp dịch vụ viễn thông. Hệ thống điện thoại cố định truyền thống có 01 tổng đài trung tâm, 16 tổng đài vệ tinh, 11 tổng đài độc lập phục vụ cho 33961 thuê bao; hệ thống điện thoại cố định không dây có 1344 thuê bao. Tính đến hết tháng 8/2007 toàn tỉnh có 35305 thuê bao điện thoại cố định đạt mật độ 3,56 máy/100 dân. So với bình quân chung của cả nước tỷ lệ này vẫn còn rất thấp. - Mạng truyền dẫn: phương thức truyền dẫn chủ yếu là viba. Toàn tỉnh có 13 tuyến cáp quang và 25 tuyến viba kết nối tổng đài trung tâm( host) với các vệ tinh và tổng đài độc lập với tổng dung lượng 64E1. - Mạng thông tin di động trên địa bàn toàn tỉnh là 73 trạm, bán kính phủ sóng bình quân là 8km/1 trạm BTS. Trong đó: 03 mạng sử dụng công nghệ GSM có 64 trạm BTS( 090xxxxxxx, 091xxxxxxx, 098xxxxxxx), 01 mạng sử dụng công nghệ CDMA có 09 trạm BTS. Tổng số thuê bao di động đến tháng 12/2005 là 23694 thuê bao; đến hết tháng 8/2006 là 46413 thuê bao, đạt mật độ 4,7 máy/100 dân. Tuy nhiên, mật độ phủ sóng còn thưa, phần lớn mới tập trung phủ sóng tại trung tâm thị xã và các huyện nên chưa đáp ứng được nhu cầu sử dụng của người dân. - Mạng điện thoại nông thôn: từ tháng 6/1996 tỉnh Sơn La dã đạt 100% các xã có điện thoại; tuy nhiên chất lượng còn nhiều hạn chế, đến tháng 8/2006 vẫn còn 69 xã sử dụng mạng PS phone. - Internet trên địa bàn tỉnh có 1390 thuê bao, đạt mật độ 0,14 máy/100 dân( bao gồm cả thuê bao băng rộng và băng hẹp). Trong đó, thuê bao internet tốc độ cao có 317 thuê bao, chiếm tỷ lệ 22,8%; có 13 điểm bưu điện văn hóa xã được trang bị máy tính để kết nối internet, chiếm tỷ lệ 8% trên tổng số điểm phục vụ. - Mạng ngoại vi trên địa bàn toàn tỉnh chủ yếu là cáp đồng, được ngầm hóa một số tuyến ở thị xã và trung tâm một số huyện; còn lại vẫn sử dụng cáp treo. Tổng số đôi cáp gốc của các tổng đài trên toàn tỉnh là 47210 đôi, trong đó đã sử dụng 38484 đôi( hiệu suất 81,52%). Tóm lại: thực trạng hệ thống mạng bưu chính, viễn thông của tỉnh Sơn La đang trong giai đoạn phát triển theo hướng hiện đại tiên tiến. Hầu hết các loại hình dịch vụ đã được triển khai và cung cấp trên địa bàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng nhanh( điện thoại di động tăng bình quân hàng năm là 179%, điện thoại cố định tăng bình quân hàng năm là 26,55%). Tuy nhiên việc phát triển viễn thông vẫn chưa đồng đều giữa các vùng đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa. Chúng ta có thể thấy rằng bản quy hoạch mới chỉ đánh giá rất chung chung, chưa toàn diện về hiện trạng phát triển ngành bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh, chưa đạt yêu cầu cơ bản khi đánh giá hiện trạng phát triển một ngành kết cấu hạ tầng kinh tế. - Bản quy hoạch đã đưa ra được số lượng các điểm cung cấp và sử dụng bưu chính, viễn thông nhưng chưa đưa ra được doanh thu theo các năm và nhịp độ tăng trưởng doanh thu theo các thời kỳ 5 năm của toàn ngành. Do đó chưa làm rõ được quy mô phát triển của ngành, mức độ phát triển của ngành trong giai đoạn vừa qua. - Bản quy hoạch chưa đưa ra được các chỉ tiêu để đánh giá mức độ hiện đại hóa, trình độ trang bị công nghệ mới và khả năng đổi mới về trang bị công nghệ và khoa học công nghệ của ngành. - Bản quy hoạch chưa chỉ ra được các chỉ tiêu về tổng số vốn đầu tư, nhịp độ tăng vốn đầu tư và cơ cấu vốn đầu tư cho ngành trong những năm qua. Vì vậy ta không thấy được quy mô vốn đầu tư(cả về số lượng và chất lượng), cơ cấu vốn đầu tư và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư của ngành. - Một hạn chế nữa của bản quy hoạch khi đánh giá thực trạng phát triển ngành là chưa thống kê được số lao động tham gia trong ngành, năng suất lao động, thu nhập của người lao động qua các năm và khả năng đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển ngành. - Bản quy hoạch mới chỉ đánh giá chung về hiện trạng phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ ở địa phương là chưa đồng đều mà chưa chỉ ra được sự phát triển của ngành trên từng vùng lãnh thổ. Do những hạn chế trên nên bản quy hoạch chưa thực sự làm rõ được những mặt mạnh, mặt hạn chế, chưa thấy được những nguyên nhân của sự thành công và thất bại trong quá trình phát triển ngành. Do đó sẽ gặp khó khăn trong việc rút ra những bài học và đề xuất các giải pháp để phát triển ngành trong thời gian tới. Để khắc phục những hạn chế trên đòi hỏi một sự điều tra, thống kê và phân tích một cách chi tiết, đầy đủ tất cả các chỉ tiêu có liên quan đến hiện trạng năng lực phát triển bưu chính, viễn thông; trang bị công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, vốn đầu tư, nguồn nhân lực, việc phân bố các điểm bưu chính, viễn thông trên các vùng lãnh thổ của tỉnh Sơn La. C. LUẬN CHỨNG PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN I. Xây dựng quan điểm, mục tiêu cho phát triển ngành: - Quan điểm để thực hiên được: + Nội dung quan điểm phát triển của ngành phù hợp với quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân. + Quan điểm thể hiên sự lựa chọn những mũi nhọn vầ vấn đề ưu tiên cho ngành. + Thể hiện quan điểm hội nhập trong cơ chế thị trường. - Mục tiêu: + Mục tiêu tùy vào từng ngành, song phải thực hiện được sự phát triển bền vững, trước tiên từ mục tiêu hiệu quả, mục tiêu đáp ứng những nhu cầu xã hội vầ đảm bảo ổn định môi trường. + Mục tiêu cụ thể bao gồm các chỉ tiêu về số lượng về nhịp độ tăng trưởng, doanh thu, xuất khẩu, lao động, đầu tư,… của ngành. - Các quan điểm mục đích cần: + Quan điểm phát triển phù hợp với quan điểm phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân; + Phải thể hiện tính hiện đại của ngành; + Mục tiêu chung phát triển ngành là nhằm nâng cao hiệu quả phục vụ nền kinh tế; + Mục tiêu cụ thể, bao gồm các chỉ tiêu cụ thể về năng lực hoạt động, doanh thu, thu hút lao động, đầu tư… II. Dự báo các yếu tố tác động phát triển ngành, trong đó có phân tích, dự báo đầy đủ yếu tố thị trường và yêu cầu về năng lực cạnh tranh của sản phẩm và dịch vụ: - Dự báo khả năng cung cấp yếu tố đầu vào cho sự phát triển ngành như nguyên, nhiên, vật liệu, điện, nước … - Dự báo về khả năng đổi mới công nghệ cuả ngành. + Thế hệ công nghệ; + Khả năng cung cấp công nghệ hiện đại cho ngành. - Dự báo nhu cầu đầu tư. - Dự báo về khả năng cung cấp vốn đầu tư. - Dự báo quy mô các nguồn vốn đầu tư từ Nhà Nước, tư nhân cũng như từ nước ngoài. - Phân bổ vốn theo phân ngành, theo vùng. - Dự báo nhu cầu lao động cho ngành theo các trình độ đào tạo. - Dự báo khả năng thu hút lao động: + Trình độ lao động theo phân ngành. + Khả năng cung cấp lao động theo ngành và trình độ đào tạo. III. Luận chứng các phương án phát triển: Các phương án phát triển cần phải thể hiện được: - Khả năng phát triển theo hướng hiện đại hoá trong điều kiện hội nhập. - Xác định rõ vai trò của nhà nước trong quản lý ngành. - Nêu bật khả năng cạnh tranh của ngành trong cơ chế thị trường. - Hiệu quả kinh tế ngành. Các vấn đề cần xem xét tính toán: + Cần đưa ra 2 – 3 phương án để lựa chọn, các phương án đi kèm với các điều kiện ở mức độ thấp, trung bình, cao. + Các phương án cần thể hiện được các chhỉ tiêu về nhịp độ tăng trưởng của giá trị sản xuất, GDP, doanh thu, xuất khẩu. + Các phương án phải xây dựng được cơ cấu hợp lý của các phân ngành và các sản phẩm. + Các phương án phải thể hiện được nhu cầu về vốn đầu tư theo các nguồn, nhu cầu về lao động theo trình độ đào tạo. + Lựa chọn phương án hợp lý cho quy hoạch. Trên cơ sở tính toán các chỉ tiêu trên cần rút ra những kết luận sau: Về tăng trưởng kinh tế ngành trong giai đoạn quy hoạch. Về cơ cấu ngành, phân ngành, cơ cấu vùng. Lựa chọn phương án quy hoạch. Phân bố theo vùng các cơ sở sản xuất của ngành. Chọn các sản phẩm mũi nhọn (cơ sở và quy mô) IV. Luận chứng phương án phân bố ngành trên các vùng lãnh thổ nhất là đối với các công trình then chốt: Cần đưa ra các kết luận về: - Các cơ sở sản xuất của ngành và quy mô của chúng theo các vùng (đặc biệt các công trình then chốt). - Phân bố vốn đầu tư theo vùng. - Phân bố nguồn lực theo trình độ, đào tạo theo các vùng. - Cơ cấu ngành, sản phẩm chủ lực và các điều kiện chủ yếu đảm bảo mục tiêu quy hoạch được thực hiện (đầu tư, công nghệ, lao đông). THỰC TIỄN: LUẬN CHỨNG CÁC PHƯƠNG ÁN PHÁT TRIỂN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG CỦA TỈNH SƠN LA I. Dự báo xu hướng phát triển BCVT: - Xu hướng phát triển bưu chính: Đến năm 2010 chủ yếu đi vào việc hoàn thiện chất lượng dịch vụ, cải thiện mạng lưới cung cấp dịch vụ cơ bản đến mọi đối tượng; triển khai các dịch vụ mới ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ. Đến năm 2015 hoàn thành triển khai ứng dụng công nghệ tự động hóa cấp tỉnh, khâu chia chọn được tự động hóa trong toàn tỉnh. Ứng dụng tin học hóa cấp bưu cục, điểm phục vụ trong giai đoạn 2010-2015. - Tăng dần tỷ trọng về doanh thu dịch vụ mới, dịch vụ truyền thông chiếm 20% doanh thu về bưu chính. - Nâng mức hiệu quả kinh doanh trên vốn đầu tư, tăng tỷ trọng doanh thu các dịch vụ mới. II. Dự báo xu hướng phát triển viễn thông: Trong giai đoạn tới mạng viễn thông tỉnh Sơn La sẽ có những đặc điểm sau đây: - Cáp quang hóa mạng nội hạt. - Hội tụ về mạng NGN. - Tốc độ truy nhập lớn để đáp ứng yêu cầu băng thông các dịch vụ giải trí và truyền hình. - Phương thức truy nhập: truy nhập quang và vô tuyến. - Cấu trúc mạng: phát triển theo mạng thế hệ tích hợp đa dịch vụ công nghệ IP. III. Quy hoạch phát triển Bưu chính 1. Quan điểm, mục tiêu, chỉ tiêu phát triển. a. Quan điểm Phát triển trên cơ sở quy hoạch phát triển bưu chính Việt nam đến 2010, phù hợp với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội địa phương, phục vụ tốt công tác lãnh đạo, an ninh quốc phòng, an toàn thông tin, nâng cao dân trí, bảo vệ người tiêu dùng. Duy trì và nâng cao chất lượng các dịch vụ bưu chính cơ bản, công ích tại tất cả các điểm phục vụ, giảm thời gian đưa phát. Phát triển các dịch vụ tài chính mới, phát triển các dịch vụ đại lý cho viễn thông. Phát triển điểm phục vụ tại các khu công nghiệp và khu du lịch, khu lân cận thủy điện Sơn La, khu tái định cư mới. b. Mục tiêu: Đến năm 2010, giảm chỉ tiêu số dân phục vụ bình quân xuống mức dưới 2000 người/điểm; bán kính phục vụ một điểm phục vụ trên toàn tỉnh dưới 3km. Bảng 1:Chỉ tiêu dịch vụ bưu chính tỉnh Sơn La Các dịch vụ bưu chính Đơn vị tính 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Dịch vụ bưu chính truyền thống Dịch vụ bưu phẩm kg 50.111 49.768 54.586 59.405 64.223 69.041 Dịch vụ bưu kiện Tr.đồng 198 221 248 275 301 328 Dịch vụ chuyển tiền Tr.đồng 1.157 1.323 1.483 1.644 1.805 1.966 Dịch vụ tiết kiệm bưu điện Tr.đồng 201 248.349 285.512 322.675 359 397 Dịch vụ phát hành báo chí Tr.đồng 2.054 2.190 2.448 2.707 2.965 3.223 Dịch vụ bưu chính khác Dịch vụ chuyển phát nhanh Tr.đồng 150 203 279 354 429 505 Dịch vụ chuyển tiền nhanh Tr.đồng 328 359 418.251 476 535 593 Dịch vụ điện hoa Tr.đồng 25 30 33 37 41 44 2. Quy hoạch phát triển bưu chính đến năm 2010 a. Mạng bưu chính: Bảng 2: Quy hoạch phát triển mạng điểm dịch vụ bưu chính STT Tên huyện thành phố thuộc tỉnh Số điểm phục vụ sau quy hoạch Số điểm phục vụ phát triển thêm Số dân phục vụ bình quân/1 điểm phục vụ Bán kính phục vụ bình quân(km) 1 Thi xã Sơn La 62 34 1.221 1,29 2 Huyện Quỳnh Nhai 32 24 2.048 3,24 3 Huyện Mường La 49 28 1.686 3,04 4 Huyện Thuận Châu 60 27 2.262 2,86 5 Huyện Bắc Yên 36 23 1.408 3,12 6 Huyện Phù Yên 53 23 1.951 2,72 7 Huyện Mai Sơn 61 32 2.050 2,73 8 Huyện Sông Mã 41 20 2.720 3,57 9 Huyện Yên Châu 42 23 1.513 2,55 10 Huyện Mộc Châu 66 30 2.154 3,15 11 Huyện Sốp Cộp 33 25 1.086 3,77 Tổng 539 250 1.854 2,90 Mở rộng phát triển các điểm Bưu điện văn hóa xã , các đại lý, hạn chế phát triển các bưu cục. Xây dựng hoàn thiện 35 điểm Bưu điện văn hóa xã trên toàn tỉnh, phát triển mới 250 điểm dịch vụ, chú trọng phát triển đại lý phục vụ. Đến năm 2010 toàn tỉnh có 539 điểm phục vụ. b. Dịch vụ bưu chính: Phổ cập đa dạng dịch vụ, cung cấp dịch vụ công ích và giảm thời gian hành tr

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docTiểu luận môn quy hoạch phát triển - trường DHKTQD.doc
Tài liệu liên quan