Đề tài Hiện trạng chất lượng - Quản lý chất lượng mặt hàng gạo và một số biện pháp nâng cao chất lượng mặt hàng gạo xuất khẩu

Mục lục. 2

Lời nói đầu. 6

Chương I: Tổng quan về chất lượng và quản lý chất lượng. 8

I . Khái niệm. 8

1.1 Chất lượng là gì? 8

1.2 Đặc điểm. 9

1.3 Chất lượng mặt hàng gạo. 10

2. Quản lý chất lượng là gì? 11

2.1 Khái niệm. 11

2.2 Đặc điểm. 11

2.3 Quản lý chất lượng gạo xuất khẩu. 11

a. Khái niệm. 11

b. Hệ thống quản lý chất lượng hiện hành. 12

II. Vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng trong nền kinh tế thì trường. 12

1 Vai trò của chất lượng trong nền kinh tế thị trường. 12

2 Vai trò của quản lý chất lượng trong nền kinh tế thị trường. 14

III. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng gạo. 14

1. Vùng sản xuất. 16

1.1. ảnh hưởng của điều kiện thổ nhưỡng tới chất lượng gạo. 16

1.2. ảnh hưởng của điều kiện thời tiết khí hậu tới chất lượng gạo. 16

2 .Chất lượng giống lúa. 17

3. Quy trình kỹ thuật, canh tác. 20

3.1. Ảnh hưởng của phân bón tới chất lượng hạt. 20

3.2. Ảnh hưởng của việc tưới nước tới chất lượng hạt. 21

4. Quy trình công nghệ trong khâu thu hoạch, bảo quản và chế biến. 22

4.1. Ảnh hưởng của quy trình công nghệ trong khâu thu hoạch. 22

4.2 Ảnh hưởng của quy trình công nghệ trong khâu sơ chế, chế biến. 23

4.3 Ảnh hưởng của quy trình công nghệ trong khâu bảo quản. 24

Chương II: Hiện trạng về chất lượng & QLCL gạo XK của Việt Nam. 26

I . Vài nét về tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam. 26

1. Xuất khẩu gạo một chặng đường vẻ vang. 26

2. Những khó khăn, vướng mắc. 29

II. Hiện trạng chất lượng và quản lý chất lượng gạo của Việt Nam. 32

1 Hiện trạng về chất lượng & quản lý chất lượng gạo xuất khẩu của VN. 32

1.1 Hiện trạng về chất lượng giống. 32

1.2 Hiện trạng về chất lượng gạo xuất khẩu. 35

a. Thu hoạch. 36

b. Làm khô - sấy. 36

c. Xay xát. 37

d. Bảo quản. 39

2. Hiện trạng về quản lý chất lượng . 44

2.1 Hiện trạng về quản lý chất lượng giống. 44

a. Hệ thống quản lý chất lượng giống. 44

b Hệ thống các văn bản quản lý. 46

 

doc84 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1748 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Hiện trạng chất lượng - Quản lý chất lượng mặt hàng gạo và một số biện pháp nâng cao chất lượng mặt hàng gạo xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nông lâm sản và viện công nghệ sau thu hoạch... sản xuất và được áp dụng có hiệu quả vào sản xuất. Nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, công ty kinh doanh và một số cơ sở cơ khí tư nhân đã thiết kế, chế tạo hàng chục thiết bị sấy khác nhau. Các máy sấy được trình diễn và cải tiến nhiều lần, đến nay nhiều loại máy sấy với công suất từ vài trăm kg/mẻ đến 40 tấn/mẻ, sử dụng nhiều loại nhiên liệu khác nhau như than, trấu, mùn cưa, dầu, khí đốt... đã bước đầu được áp dụng và đáp ứng nhu cầu sấy lúa gạo của nông dân. Các máy sấy nội địa tuy có ưu điểm là giá thành rẻ hơn máy nhập ngoại nhưng một nhược điểm là làm cho gạo bị nhiễm những mùi lạ như mùi khói than... Mà như vậy thì gạo khó có thể xuất khẩu hoặc là xuất khẩu với giá thấp. c. Xay xát: Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5645 - 1992) người ta xác định mức xát bằng cách xác định số hạt xát dối có trong mẫu gạo rồi đem so sánh với số liệu trên bảng 4 hoặc bảng 5: Bảng 4: Xác định mức xát bằng phương pháp trọng tài. Mức xát % số hạt gạo xát dối không lớn hơn Rất kỹ Kỹ Bình thường 0 15 30 Cách xác định phần trăm số hạt xát dối: Cân hai mẫu gạo mỗi mẫu 50g. Lấy mỗi mẫu 100 hạt gạo nguyên vẹn cho vào hộp petri đường kính 90mm. Đổ 15ml xanh metylen vào cho gạo ngập kín. Để ngâm trong 2 phút rồi gạn bỏ dung dịch xanh metylen thừa, sau đó cho 15ml Hcl, lắc nhẹ 3-4 lần, gạn bỏ dung dịch thừa. Rửa tiếp hai lần bằng dung dịch Hcl và hai lần tiếp theo băng nước cất, sau đó ngâm 5 phút trong 20ml nước, gạn bỏ nước ngâm. Phần mặt hạt gạo còn cám sẽ có màu xanh đậm, phần nội nhũ có màu xanh sáng. Chọn và đếm những hạt có màu xanh đậm đủ tiêu chuẩn là hạt gạo xát dối có trong mẫu phân tích. Lấy trung bình cộng số hạt gạo xát dối trong hai mẫu phân tích song song. Kết quả đó là phần trăm số hạt gạo xát dối có trong hai mẫu cần phân tích. Bảng 5: Xác định mức xát dối bằng phương pháp trực tiếp Mức xát % số hạt gạo xát dối không lớn hơn Rất kỹ Kỹ Bình thường 5 35 50 Phương pháp này cũng chuẩn bị hai mẫu như trên. Cho mẫu vào khay nhựa màu đen rồi quan sát bằng mắt thường hoặc qua kính phóng đại có thể nhận biết được và nhặt ra những hạt xát dối. Lấy trung bình cộng số hạt gạo xát dối của hai mẫu phân tích. Kết quả là phần trăm số hạt gạo xát dối có trong hai mẫu gạo. Ở Việt Nam gạo có đủ tiêu chuẩn xuất khẩu là gạo có mức xát không lớn hơn 15% theo phương pháp trọng tài hoặc không quá 35% theo phương pháp trực tiếp. Đối với Thái Lan gạo xuất khẩu có mức xát không quá 10% theo phương pháp trong tài hoặc không lớn hơn.30% theo phương pháp trực tiếp. Theo số liệu thống kê của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn thì hiện nay thiết bị xay xát có 626 cơ sở quốc doanh có công suất 15-200 tấn lúa/ca và hàng chục ngàn cơ sở xay xát tư nhân. Tổng năng lực xay xát khoảng 15 triệu tấn gạo/ năm, trong đó tư nhân chiếm khoảng 70%.Trừ một số máy xay xát có công nghệ hiện đại, thiết bị đồng bộ của Nhật và một số hệ máy 15-30 tấn/ ca có trang bị thêm thiết bị tách tấm, phân loại, đánh bóng phục vụ cho xuất khẩu. Còn lại thì ở đồng bằng, ven đô, ven đường giao thông khoảng 80% thóc gạo được xay xát bằng các máy xát nhỏ có công nghệ lạc hậu. Ở các vùng núi, vùng sâu, vùng xa thóc gạo được xay xát thủ công. Với việc xay xát như vậy thì mức xát theo TCVN 5645 - 1992 sẽ không cao, tỷ lệ phần trăm xát dối lớn. Ngoài ra việc sử dụng thiết bị xay xát với công nghệ lạc hậu sẽ làm chi phí cao mà chất lượng không cao: chất lượng gạo xay xát thấp, tỷ lệ tấm cao, độ bóng kém, chưa được thị trường ưa chuộng. Do vậy hầu hết các nhà máy này chỉ thích hợp với việc xay xát gạo phục vụ nội địa. Trên thực tế chỉ mới đáp ứng được 30-35% năng lực chế biến gạo có chất lượng xuất khẩu (Báo cáo tình hình sản xuất kinh doanh 12/1999 - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn). Những năm gần đây, công nghệ và thiết bị xay xát lúa có tiến bộ nhanh. Một số công ty lương thực đã xây dựng xí nghiệp có dây chuyền chế biến từ gạo lật đến đóng gói thành bao bì thành phẩm. Các thiết bị này đều do Việt Nam chế tạo. Công nghệ chế biến gạo để xuất khẩu của ta cũng được quan tâm cải tiến vì vậy chất lượng gạo xuất khẩu tuy chưa cao nhưng cũng từng bước được nâng cao, thể hiện ở tỷ trọng gạo chất lượng cao tăng dần. Nếu như vào năm 1989 gạo 5-10% tấm chỉ chiếm 1,8% tổng số gạo xuất khẩu thì đến năm 1997 con số này là 41% và đến năm 1998 đã tăng lên 53%. Ngược lại, gạo 35% tấm trở lên đã giảm từ 88% vào năm 1989 xuống còn 36% vào năm 1998 (Dự thảo về công tác sau thu hoạch đối với gạo, ngô, lạc - Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - 1/1999). d. Bảo quản: Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 5646 - 1992) thì: "Gạo bảo quản trong kho ở dạng đóng bao, không nên bảo quản ở dạng rời. Kho bảo quản phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Không bị hắt, dột khi mưa bão. - Sàn và tường kho đảm bảo chống thấm, chống ẩm tốt. - Bảo đảm thoáng mát. - Hạn chế sự lây nhiễm, xâm nhập của sâu, mọt, nấm mốc, chuột và các côn trùng khác. - Trước khi chứa gạo, kho phải được quét dọn, làm vệ sinh sạch sẽ, tường kho, nền kho, bục kê phải đợc diệt trùng bằng các loại thuốc cho phép sử dụng trong kho lương thực và thực phẩm và phải theo đúng quy định của các cơ quan chuyên ngành. - Trước khi chất gạo vào kho, nền kho phải được kê lót bằng bục gỗ hoặc dùng trấu khô đã sát trùng để trải thành lớp dầy 0,3-0,4m sau đó trải cót hoặc bạt. Lô gạo xếp cách tường 0,5-8,8m. Khoảng cách giữa hai lô ít nhất là 1m, có thể đi lại kiểm tra, lấy mẫu, xử lý. Gạo đưa vào bảo quản phải đạt tiêu chuẩn độ ẩm không lớn hơn 14%. Nếu độ ẩm vượt quá 14% phải xếp riêng để bảo quản tạm thời chờ xử lý hoặc tiêu thụ ngay". Như vậy TCVN 5646 -1992 đã quy định khá rõ về kho bảo quản. Nhưng trong thực tế ở Việt Nam tổng sản lượng bảo quản lương thực khoảng 1900 ngàn tấn, hiệu suất sử dụng 57% (Điều tra của Viện công nghệ sau thu hoạch - 9/2000)Hiệu suất sử dụng quá thấp, không thể đáp ứng được nhu cầu bảo quản gạo xuất khẩu. Hơn nữa, bảo quản gạo chủ yếu ở khu vực nông thôn, phân tán ở các hộ nông dân bằng các dụng cụ quá thô sơ như cót, bồ, bao đay, bao PP. Do đó chất lượng gạo bị ảnh hưởng là điều không thể tránh khỏi. Sâu, mọt, chuột gây hại lớn. Các kho tàng có khối lượng bảo quản còn quá ít, quá cũ và quá lạc hậu, không đúng quy cách. Trời mưa, bão thì kho ngập nước, không có phương tiện thông gió. Kho bảo quản là nơi trú ngụ lý tưởng của sâu bọ và nhất là chuột. Chính vì vậy mà thời gian bảo quản thường ngắn khoảng 3-6 tháng, tổn thất lại lớn. Bên cạnh đó, theo TCVN 5646 - 1992 còn quy định: " Định kỳ kiểm tra lô gạo từ 3-5 ngày một lần và phải ghi nhận xét vào sổ giám sát lô gạo với nội dung sau: - Tình trạng và sự biến đổi chất lượng gạo. - Mật độ sâu, mọt. - Các nhận xét khác. Phải thường xuyên làm vệ sinh nhà kho, vệ sinh các lô hàng, môi trường xung quanh kho: không để nước đọng xung quanh kho. Mở cửa thông gió tự nhiên khi ngoài trời đạt các điều kiện sau: - Trời nắng ráo, không mưa. - Độ ẩm tương đối của không khí ngoài trời không quá 80%. - Khi mật độ sâu bọ quá 3 con (còn sống) trong 1kg gạo (lấy mẫu ở nơi có mật độ sâu mọt cao nhất) thì phải xủ lý sát trùng ngay bằng các loại thuốc cho phép và tuân theo quy trình do cơ quan có chức năng đã quy định, hoặc phải giao cho các cơ quan chuyên ngành tiến hành sát trùng." Theo như quy định trên của TCVN thì gạo bảo quản trong kho kể cả các kho có đủ điều kiện của kho bảo quản được quy định trong TCVN cũng phải thường xuyên được quan tâm, chăm sóc để có thể phát hiện kịp thời những yếu tố làm suy giảm chất lượng gạo để có biện pháp xử lý. Vậy nhưng, do tình trạng thiếu cán bộ phụ trách kho bảo quản mà thực ra là thiếu những cán bộ có trình độ chuyên môn nên việc gạo để trong kho bảo quản không được kiểm tra định kỳ thường xuyên là điều không hiếm. Kho thì không đủ điều kiện, ẩm mốc, sâu bọ... lại không được kiểm tra định kỳ để xử lý, khắc phục nên chất lượng gạo bị suy giảm rất nhiều sau khi đưa vào kho bảo quản. Theo tiêu chuẩn thì mật độ sâu mọt quá 3 con/kg là phải xử lý sát trùng nhưng khi xuất khẩu thì có thể là không quá 5 con/kg. Tuy nhiên với tình trạng bảo quản như hiện nay thì số lượng sâu mọt/kg chắc hẳn là nhiều hơn con số 5. Chính vì lý do đó mà chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam không cao nhất là khi so sánh với Thái Lan nước vừa có những công nghệ hiện đại trong các khâu sấy, xay xát lại có những kho bảo quản đầy đủ các phương tiện hiện đại. Từ năm1990 trở lại đây đã có những thực nghiệm công nghệ bảo quản thóc tiên tiến như bảo quản thóc gạo trong CO2 với khả năng bảo quản được 50000 tấn. Một số đề tài nghiên cứu diệt mốc, xua đuổi côn trùng và diệt côn trùng theo kiểu kho mà thế giới đang áp dụng đã được ứng dụng thành công vào Việt Nam. Những mô hình kho kiểu này đã và đang phát huy tác dụng và góp phần vào việc nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu. Cùng với những công nghệ trên nhiều công nghệ bảo quản ngũ cốc đã được áp dụng vào thực tế sản xút như công nghệ bảo quản thóc gạo xuất khẩu chống mối mọt trong các kho. Các công nghệ này đã bảo quản an toàn hàng trăm nghìn tấn thóc cho các địa phương và giúp nông dân yên tâm sản xuất hơn, các doanh nghiệp xuất khẩu có điều kiện chủ động xuất khẩu, chớp lấy thời cơ thuận lợi để xuất gạo với giá cả cao và đặc biệt là yên tâm về gạo của mình sẽ không gặp tổn thất do chất lượng gạo bị giảm. Qua trên ta có thể thấy được phần nào chất lượng gạo của Việt Nam. Cùng với những vấn đề trên thì gạo xuất khẩu của Việt Nam có tỷ lệ gãy nhiều. Cách xác định gạo gãy theo TCVN 5644 - 1992 như sau: Gạo nguyên có chiều dài không nhỏ hơn 9/10 chiều dài trung bình của gạo. Chiều dài trung bình của gạo là chiều dài trung bình của 100 hạt gạo. Gạo gãy có chiều dài nhỏ hơn 9/10 chiều dài trung bình của gạo. Tỷ lệ gạo gãy = (số gạo gãy trong 100 hạt: số gạo nguyên trong 100 hạt)*100. Việc gạo gãy nhiều này đã làm tăng tỷ lệ tấm trong gạo ảnh hưởng tới chất lượng gạo. Mặt khác đối với gạo xuất khẩu một khâu quan trọng là vận chuyển gạo từ kho bảo quản ra cảng và xếp lên tàu. TCVN 5646 - 1992 quy định: - Gạo được vận chuyển bằng các phương tiện chuyên dùng hoặc các phương tiện vận chuyển khác nhưng phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Phương tiện vận chuyển phải khô, sạch, không có mùi lạ, không bị nhiễm phân bón, thuốc trừ sâu, các loại hoá chất, xăng dầu, côn trùng, sâu, mọt. + Phương tiện vận chuyển gạo phải có đủ mùi, bạt, các trang thiết bị an toàn đảm bảo chống thấm, chống ướt, chống cháy, chống sự xâm nhập của các vật liệu nêu trên trong suốt quá trình vận chuyển. - Không được xếp lẫn, xếp cùng khoang giữa gạo với các loại hàng hoá khác có thể ảnh hưởng xấu tới chất lượng của gạo như các mặt hàng tươi sống và các vật liệu khác đã chỉ ra ở trên. Không bốc xếp gạo ngoài trời khi có mưa." Theo tiêu chuẩn là như vậy nhưng trong thực tế tuy gạo đã được vận chuyển bằng phương tiện chuyên dùng nhưng do phương tiện vận chuyển không thường xuyên được làm vệ sinh nên phương tiện vận tải hay có những mùi lạ nhất là có nhiều sâu, mọt, côn trùng... Do điều kiện còn eo hẹp về tài chính nên không phải doanh nghiệp xuất khẩu nào cũng đủ tiền để thuê phương tiện vận tải như trên nên để tiết kiệm chi phí họ thường thuê tàu chở lẫn gạo với nhiều mặt hàng khác và đôi khi không chú ý hay do yếu kém nghiệp vụ xếp lẫn gạo với các mặt hàng tươi sống dễ làm lây nhiễm mùi... Bên cạnh đó, tỷ lệ tổn thất ở các khâu sau tho hoạch lúa quá lớn. Tỷ lệ tổn thất sau thu hoạch do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn công bố hàng năm là 13-16%. Theo kết quả điều tra của Viện công nghệ sau thu hoạch và Tổng cục thống kê năm 1995 cho thấy mưcs tổn thất ở các khâu như sau: - Thu hoạch: 1,3-1,7% - Vận chuyển: 1,2-1,5% - Đập, tuốt: 1,4-1,8% - Phơi: 1,9-2,1% - Bảo quản: 3,0- 3,4% - Xay xát và chế biến: 4,1-4,5% Riêng năm1997, Việt Nam đã mất 3,6 triệu tấn lúa tương đương 550-570 triệu USD (Thời báo kinh tế Việt Nam - Số 89 - 7/11/1998). Nguyên nhân là do công nghệ phơi sấy, xay xát chế biến, bảo quản còn quá lạc hậu, đầu tư nhỏ bé. Tổn thất trong các khâu sau thu hoạch rất lớn, kèm theo đó là khả năng chế biến bảo quản yếu kém bất cập đã làm giảm chất lượng và hiệu quả sản xuất lúa gạo và làm hạn chế sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. Trên đây là một số tình hình về hiện trạng chất lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây. Hơn mười năm qua chất lượng gạo của Việt Nam đã tăng lên rất nhiều nhưng chất lượng gạo xuất khâủ của Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với một số nước nhất là so với Thái Lan. Để đảm bảo và nâng cao chất lượng gạo xuất khẩu cần phải có sự quản lý chất lượng. Vậy hiện trạng quản lý chất lượng gạo hiện nay ra sao ? 2. Hiện trạng về quản lý chất lượng : 2.1. Hiện trạng quản lý chất lượng giống : Hệ thống quản lý chất lượng giống : Theo sự phân công của Nghị định 86/CP và Nghị định 07/CP, hệ thống quản lý Nhà nước về chất lượng giống lúa như sau : Ở Trung ương : + Vụ Khoa học công nghệ và chất lượng sản phẩm thuộc Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về kiểm định, kiểm nghiệm và cấp chứng chỉ chất lượng cho các giống lúa . Giúp Vụ thực hiện nhiệm vụ này có Trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng, Trung tâm này có 5 trạm vùng làm nhiệm vụ khảo nghiệm và kiểm nghiệm chất lượng giống trong đó có 3 đơn vị có phòng kiểm nghiệm chất lượng giống (hạt giống) đặt tại Hà nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Quảng Ngãi. + Mạng lưới cơ quan quản lý cấp trung ương còn quá mỏng không đảm bảo được việc quản lý một cách toàn diện chất lượng giống lúa sản xuất ra . Đặc biệt là trong tình trạng giống sản xuất ra có chất lượng không cao và lại còn do nông dân tự sản xuất như hiện nay. Hơn nữa 2 trong năm đơn vị có trạm kiểm nghiệm giống đạt tại Hà nội và thành phố Hồ Chí Minh , hai thành phố lớn nhất nước. Do đó việc quản lý chất lượng của Nhà nước đối với các địa phương chất là các vùng sản cuất lúa lớn và các vùng sản xuất lúa xuất khẩu để cung cấp các giống có đủ chất lượng phục vụ sản xuất là rất ít thậm chí có thể nói là chưa có. Đây quả thực là một thách thức lớn cho người sản xuất để làm sao có được giống lúa được cấp chứng nhận là giống có chất lượng cao và cho năng suất tốt. Ở địa phương : Trong khi ở cấp Trung ương các cơ quan quản lý chất lượng giống quá ít thì ở địa phương lại chưa có một địa phương nào có phòng kiểm định, kiểm nghiệm do Sở quản lý mà chủ yếu là các phòng kỹ thuật thuộc các công ty hoặc các trung tâm khuyến nông, các phòng này kiểm nghiệm chất lượng giống của các công ty hoặc trung tâm sản xuất hoặc cung ứng . Đây có thể nói là tình trạng “ mẹ hát con khen hay “ . Tự mình sản xuất giống rồi cũng tự các phòng kỹ thuật của mình kiểm tra chất lượng . Mặc dù là làm như thế có thể phát hiện ra nhanh nhất những khiếm khuyết về chất lượng giống do họ kiểm soát được quá trình chọn lọc, lai tạo giống. Nhưng cũng không thể tránh khỏi việc áp đặt ý chỉ chủ quan của mình vào công tác kiểm tra . Nhất là trong tình hình thiếu giống như hiện nay, các công ty, trung tâm đều muốn có được càng sớm càng tốt các giống mới để đưa vào sản xuất. Chính vì vậy mà không ít các địa phương ruộng sản xuất lại biến thành ruộng thí nghiệm của các coong ty, trung tâm khuyến nông. Và cũng không ít nông dân thà sử dụng các giống do mình sản suất còn hơn là mất tiền đi mua các giống của các công ty hay trung tâm khuyến nông mà chất lượng gạo sản xuất ra không cao . Việc quản lý chất lượng giống không nghiêm ngặt dẫn đến nông dân sử dụng giống có chất lượng kém vào sản xuất . Như vậy việc gạo sản xuất ra có chất lượng không cao, có hàm lượng protein thấp không đáp ứng được những yêu cầu của các thị trường đòi hỏi gạo có hàm lượng đạm cao là dễ hiểu . Do đó là có thể nói nguyên nhân sâu xa của chất lượng gạo Việt nam hiện nay là do khâu quản lý giống kém . Hệ thống các văn bản quản lý : Những năm gần đây, nhận thức được vai trò to lớn của công tác quản lý chất lượng, Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản để tăng cường công tác quản lý, nâng cao chất lượng hàng gáo của Việt nam. Quản lý chất lượng giống đã ban hành : - Nghị định 86/CP ban hành ngày 8 tháng 12 năm 1995 của Chính phủ : “ Phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá “. - Nghị định 07/CP ban hành ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ về “ Quản lý giống cây trồng “ . - Quyết định 7/1998/QĐ-BNN-KHCN ban hành ngày 15 tháng 5 năm 1998 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về “ Quy chế quản lý chất lượng sản phẩm và hàng hoá “. - Thông tư liên bộ 1537/KCM-BNN&PTNT ban hành ngày 15 tháng 7 năm 1996 của Bộ khoa học cộng nghệ môi trường và Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về “ Hướng dẫn thực hiện Nghị định 86/CP vào ngày 8 thnág 12 năm 1995 của Chính phủ . - Thông tư 02 NN-KNKL/TT ban hành ngày 01 tháng 3 năm 1997 của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn về hướng dẫn thi hành Nghị định 07/CP vào ngày 5 tháng 2 năm 1996 của Chính phủ . - Ngoài các văn bản trên, Nhà nước đã ban hành 3 tiêu chuẩn Việt nam về quản lý chất lượng giống và các tiêu chuẩn ngành có những 26 tiêu chuẩn . Tuy nhiên hiệu quả áp dụng các văn bản và tiêu chuẩn này vào quản lý chất lượng giống mà cụ thể là giống lúa chưa cao . Một trong những nguyên nhân là việc áp dụng một cách tuỳ tiện hoặc làm sai, lệch lạc các văn bản và tiêu chuẩn đó. Mặt khác việc xử phạt vi phạm lại mang tính chất hành chính nên các sai phạm trong công tác quản lý chất lượng vẫn tiếp tục xảy ra . Thanh tra : Trong tình trạng như hiện nay thì công tác thanh tra là cần thiết . Nó góp phần quan trọng giúp cho quản lý chất lượng giống đạt hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên điều đáng tiếc là hiện nay chúng ta lại chưa có hệ thống thanh tra về giống cây trồng . Công tác quản lý chất lượng giống của chúng ta giống như trong tình trạng không có tay lại không có cả mắt rất khó khăn trong việc xác định phương hướng . Kiểm định, kiểm nghiệm : Chúng ta biết rằng hệ thống quản lý chất lượng giống của Việt nam chưa được hoàn thiện . Hiện tại, Bộ chưa hình thành một mạng lưới các phòng kiểm định, kiểm nghiệm giống từ Trung ương đến địa phương. Hiện nay mới có 3 phòng kiểm nghiệm giống của Trung tâm khảo, kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương đóng tại Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh và Quảng ngãi. Ba phòng này được tài trợ của các dự án nên trang thiết bị tương đối hiện đại. Trong đó phòng kiểm nghiệm đóng tại Hà nội đã được công nhận phòng kiểm nghiệm quốc gia : VILAS. Hai phòng còn lại đang làm thủ tục để được công nhận phòng kiểm nghiệm cấp ngành . Ngoài ra Bộ đã công nhận 2 phòng kiểm nghiệm giống cây trồng của công ty giống cây trồng miền Nam và công ty giống cây trồng Trung ương đạt tiêu chuẩn phòng thử nghiệm cấp ngành. Bên cạnh đó, các công ty giống cây trồng hoặc trung tâm giống cây trồng của địa phương đều có bộ phận KCS có thể tự kiểm tra, đánh giá chất lượng giống của đơn vị trước khi đưa vào sản xuất . Tuy nhiên như đã nói ở mục a phần 2.1 kết quả kiểm tra của các bộ phận KCS của các công ty này khó có thể đảm bảo tính khách quan do muốn nhanh chóng đưa giống vào sản xuất. Thêm vào đó các trang thiết bị, máy móc kỹ thuật lại không thường xuyên được đầu tư đổi mới như các phòng kiểm định Trung ương . Đây chính là hạn chế kỹ thuật của các ban KCS của công ty giống cây trồng . Chính sách đối với giống : Hiện nay Nhà nước chưa có chính sách cụ thể cho công tác bảo đảm chất lượng giống. Nhưng trong chương trình Quốc gia và chương trình khuyến nông hàng năm có một phần kinh phí hỗ trợ năng lượng và cơ sở vật chất cho các công ty sản xuất giống gốc, giống lúa lai. Ở một số địa phương có trợ giá giống cho sản xuất. Trên cơ sở đó các địa phương quản lý được chất lượng giống đưa vào sản xuất. Đối với giống nhập khẩu bằng con đường chính ngạch Nhà nước cũng không thu thuế để trợ giá giống cho sản xuất . 2.2. Hiện trạng về quản lý chất lượng gạo xuất khẩu : Hệ thống quản lý chất lượng hiện hành : Tuy gạo là một trong ba mặt hàng xuất khẩu gạo trong tổng kim ngạch xuất khẩu trung bình khoảng 10% nhưng mặt hàng gạo vẫn chưa có hệ thống quản lý chất lượng chưa tốt thậm chí có thể nói là yếu kém . Việc quản lý chất lượng sản phẩm này trong những năm qua là do các cơ quan giám định của Việt nam thực hiện . Cụ thể là ViNacontrol chịu trách nhiệm giám định khoảng 0,7 triệu tấn gạo xuất khẩu . Ngoài ra còn một số các Trung tâm kiểm tra chất lượng và tiêu chuẩn hoá thuộc Viện công nghệ sau thu hoạch cũng đảm nhiệm giám định. Mà các cơ quan này thực chất là các đơn vị dịch vụ hình thành cùng với sự phát triển của ngoại thương thế giới, các hợp đồng ngoại thương đều sử dụng dịch vụ giám định trong quá trình thực hiện hợp đồng giữa các bên. Điều cần nói ở đây là cơ quan giám định gạo chủ yếu là Vinacontrol, mà cơ quan này cung cấp các dịch vụ giám định không chỉ giới hạn trong lĩnh vực gạo hay nông sản. Vinacontrol tiến hành giám định hầu như tất cả các lĩnh vực khi có sự yêu cầu của các bên đương sự của hợp đồng. Do vậy có thể nói Vinacontrol là cơ quan giám định chuyên nghiệp và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực giám định . Tuy nhiên ta có thể thấy Vinacontrol không phải giám định chuyên về gạo xuất khẩu. Do vậy Vinacontrol không thể nào thấu hiểu hết tất cả các yếu tố cấu thành chất lượng, các thông số , chỉ tiêu về chất lượng gạo nên trong quá trình giám định không thể tránh khỏi những sai sót. Mặt khác tiêu chuẩn sử dụng trong quá trình giám định là do phía khách hàng yêu cầu nên thường theo tiêu chuẩn gạo Thái lan hay Mĩ và nói chung là không sử dụng tiêu chuẩn Việt nam . Đành rằng tiêu chuẩn của Thái lan và mĩ có yêu cầu rất khắt khe với gạo xuất khẩu nên nếu giám định theo tiêu chuẩn này thì chất lượng gạo xuất khẩu sẽ cao. Nhưng là tiêu chuẩn nước ngoài sẽ có điểm không phù hợp với điều kiện sản xuất cũng như trình độ sản xuất Việt nam. Nên sử dụng tiêu chuẩn của nước ngoài chưa hẳn là tốt. Mặt khác các tiêu chuẩn nước ngoài để hiểu được không phải chỉ cần có trình độ ngoại ngữ mà còn phải có kiến thức chuyên môn về lĩnh vực gạo. Mà điều này thì các Trung tâm kiểm tra chất lượng nông sản có thể đáp ứng được. Mặc dù vậy các trung tâm này lại không chuyên về lĩnh vực giám định chất lượng gạo xuất khẩu, kinh nghiệm lại ít nên số lượng giám định không lớn . b.Hệ thống văn bản pháp quy ban hành đến 30/7/2000 liên quan đến quản lý chất lượng gạo xuất khẩu . b.1. Hệ thống các văn bản pháp quy của Nhà nước và Chính phủ ban hành đến 30/7/2000. Nghị định 23/HĐBT về Điều lệ vệ sinh ban hành ngày 24/1/1991. Pháp lệnh “ Chất lượng hàng hoá “ số 041/CTN ngày 4/1/2000 - Pháp lệnh “ Bảo vệ và kiểm dịch thực vật “ công bố ngày 5/3/1993 và Nghị định 92/CP về Điều lệ bảo vệ và kiểm dịch thực vật ban hành ngày 27/11/1993. - Nghị định số 86/CP – 8/12/1995 của Chính phủ về Quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá. - Chỉ thị số 08/1999/CT-Ttg ngày 15 tháng 4 năm 1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm . b.2. Các văn bản quản lý của các Bộ, ngành liên quan đã ban hành : - Quyết định số 4196/1999/BYT ngày 29/12/1999 về việc ban hành quy định về chất lượng nông sản . - Quyết định số 05/TCĐ - QĐ ngày 4 tháng 11 năm 1997 của Tổng cục trưởng tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng về việc ban hành hướng dẫn chung về những nội dung cơ bản của điều kiện thực hành sản xuất tốt (GMP) áp dụng cho các vùng sản xuất nông sản . - Quyết định số 1010/2000 BIT ngày 30/3/2000 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành danh mục hàng hoá, thực phẩm đăng lý chất lượng . - Thông tư số 560/TT-KCM ngày 21/3/1996 hướng dẫn thi hành nghị định số 86/CP ngày 8/12/1995 của Chính phủ quy định phân công trách nhiệm quản lý Nhà nước về chất lượng hàng hoá . - Quyết định số 2576/QĐ-TĐC ngày 28/10/1996 của Bộ trưởng Bộ khoa học công nghệ và môi trường ban hành quy định về việc đăng ký chất lượng . b.3. Văn bản quản lý chất lượng của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành : - Quyết định số 72/BNN-KHCN của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về quy chế quản lý chất lượng hành hoá . - Chỉ thị số 168/CT/BNN-KHCN ngày 21/12/1999 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng sản phẩm . Các tiêu chuẩn về gạo đã được ban hành đến 30/7/2000: Cùng với các quy chế, văn bản quản lý chất lượng nêu trên đối với gạo xuất khẩu còn có các tiêu chuẩn để gạo sản xuất ra có chất lượng cao và đủ khả năng xuất khẩu. Hiện nay có 12 tiêu chuẩn về thóc, gạo trong đó có 9 tiêu chuẩn Việt nam, 3 tiêu chuẩn ngành. Cụ thể : Bảng 6 : Bảng thống kê các tiêu chuẩn thóc, gạo hiện hành : STT Thóc gạo Mã số 1 Quy phạm bảo quản lương thực 10TCN 153-91 2 Gạo. Phương pháp thử TCVN 1643 - 1992 3 Gạo. Yêu cầu vệ sinh TCVN 4733 - 1989 4 Gạo. Thuật ngữ và định nghĩa TCVN 5643 - 1992 5 Gạo. Yêu cầu kỹ thuật TCVN 5644 - 1992 6 Gạo Phương pháp xác định mức xát TCVN 5645 - 1992 7 Gạo. bao gói, ghi nhăn, bảo quản và vận chuyển TCVN 5646 - 1992 8 Gạo Phương pháp xác định nhiệt độ hoá hồ qua độ phân huỷ kiềm. TCVN 5715 - 1993 9 Gạo. Phương pháp xác định hàm lượng amyloza TCVN 5716 - 1993 10 Thóc 10TCN 136 - 1990 11 Gạo. Phương pháp xác định độ bền gen 10TCN 424 - 2000 12 Gạo .

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docE0043.doc
Tài liệu liên quan